Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển khoai tây trên địa bàn huyện đông hưng, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TÂM

PHÁT TRIỂN KHOAI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐƠNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đoạn văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình, ngồi sự nỗ lực cố gắng nghiên
cứu, thu thập số liệu điều tra của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Mậu
Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ giáo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, các thầy cô trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tài
nguyên& mơi trường đã đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ cơng chức, viên
chức Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Phịng Cơng thương, Phịng Tài ngun & Mơi
trường, Chi cục Thống kê huyện Đông Hưng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu đề tài.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tâm

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục đồ thị, sơ đồ ..................................................................................................... x
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn về lí luận và thực tiễn ............................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Lý luận về phát triển sản xuất............................................................................. 5


2.1.2.

Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây khoai tây .......................................................... 8

2.1.3.

Lý luận về phát triển sản xuất khoai tây ........................................................... 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây ................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới ...................................... 20

2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất khoai tây tại Việt Nam ....................................... 25

2.3.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất khoai tây của một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 30

2.3.1.


Kinh nghiệm của huyện Quế Võ ...................................................................... 30

2.3.2.

Kinh nghiệm của dân xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình .......................................................................................................... 31

iv


2.3.3.

Kinh nghiệm sản xuất khoai tây của dân xã Tiên Cường, huyện
Tiên Lãng,
tỉnh Hải Phòng. ................................................................................................. 32

2.3.4.

Kinh nghiệm sản xuất khoai tây của dân xã Tư Mại, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 33

2.3.5.

Tổng hợp bài học kinh nghiệm ......................................................................... 34

Phần 3.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 36

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 38

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 47

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 49

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 49

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 50

Phần 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 53
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 53

4.1.1.

Khái qt tình hình sản xuất khoai tây và một số cây trồng vụ đơng tại
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình ................................................................... 53

4.1.2.

Quy hoạch vùng sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện ................................... 56

4.1.3.

Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất khoai tây tại huyện Đông Hưng ........ 57

4.1.4.

Vốn đầu tư cho phát triển khoai tây.................................................................. 60

4.1.5.

Tiêu thụ khoai tây ............................................................................................. 61


4.1.6.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại huyện Đơng Hưng ................ 62

4.2.

Đánh giá tình hình phát triển sản xuất khoai tây vụ đông qua các hộ
điều tra ............................................................................................................. 63

4.2.1.

Thông tin chung về các hộ điều tra................................................................... 63

4.2.2.

Quy mô sản xuất khoai tây của các hộ nơng dân.............................................. 66

4.2.3.

Hình thức tổ chức sản xuất cây khoai tây tại các hộ nông dân ......................... 69

v


4.2.4.

Tình hình đầu tư và chi phí cho phát triển sản xuất khoai tây của hộ
nông dân ........................................................................................................... 72

4.2.5.


Thực trạng cơ cấu giống và chất lượng khoai tây vụ Đông.............................. 79

4.2.6.

Thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm khoai tây ........................................ 82

4.2.7.

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ Đông ................................. 84

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây tại
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ................................................................... 88

4.3.1.

Quy hoạch vùng phát triển sản xuất khoai tây.................................................. 88

4.3.2.

Các chính sách phát triển sản xuất khoai tây của hộ nông dân ........................ 90

4.3.3.

Thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm khoai tây............................................. 92

4.3.4.


Nguồn lực cho sản xuất khoai tây .................................................................... 93

4.3.5.

Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ..................................................................... 95

4.4.

Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất khoai tây tại
huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới ..................................... 97

4.4.1.

Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất khoai tây hàng hóa ............................. 97

4.4.2.

Hồn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khoai tây tại
địa phương ........................................................................................................ 98

4.4.3.

Đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm ............................................................. 98

4.4.4.

Đảm bảo nguồn lực cho phát triển sản xuất khoai tây...................................... 99

4.4.5.


Tăng cường đầu tư liên kết trong sản xuất ..................................................... 101

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với cơ quan Nhà nước.............................................................................. 104

5.2.2.

Đối với địa phương ......................................................................................... 104

5.2.3.

Đối với người dân ........................................................................................... 105

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới của Liên hợp quốc

GO

Giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian


KT

Khoai tây



Lao động

LĐNN

Lao động nông nghiệp

MI

Thu nhập hỗn hợp

QM

Quy mô

SL

Sản lượng

Stt

Số thứ tự

SX


Sản xuất

TC

Tổng chi phí

TMDV

Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

VA

Giá trị gia tăng

GTSXBQ

Giá trị sản xuất bình quân

KHKT

Khoa học kĩ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ................................................. 21

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu ............................ 22

Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á .............................. 23

Bảng 2.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây khu vực Đơng Nam Á ............. 23

Bảng 2.5.

Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam .................................................. 26

Bảng 3.1.


Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Đơng Hưng......................... 37

Bảng 3.2.

Bảng tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2013-2015 ......... 41

Bảng 3.3.

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Đông Hưng năm 2015 ............................... 42

Bảng 3.4.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2013-2015 ....................... 46

Bảng 3.5.

Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................... 47

Bảng 3.6.

Thu thập thông tin sơ cấp........................................................................... 48

Bảng 4.1.

Thực trạng sản xuất cây vụ Đông ở huyện Đông Hưng giai đoạn
2013-2015 .................................................................................................. 54

Bảng 4.2.


Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tâycủa huyện Đơng Hưng
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 56

Bảng 4.3.

Biến động diện tích giống khoai tây và cơ cấu giống tại huyện Đông
Hưng giai đoạn 2010-2015 ........................................................................ 59

Bảng 4.4.

Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất khoai tây trên
toàn huyện giai đoạn 2013-2015................................................................ 61

Bảng 4.5.

Cơ cấu sản lượng khoai tây tiêu thụ theo các tác nhân .............................. 62

Bảng 4.6.

Một số thông tin chung các xã điều tra ...................................................... 64

Bảng 4.7.

Thông tin chung về các hộ điều tra ............................................................ 65

Bảng 4.8.

Quy mô hộ nông dân sản xuất khoai tây.................................................... 66

Bảng 4.9.


Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các xã điều tra giai
đoạn 2013 - 2015 ....................................................................................... 68

Bảng 4.10. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình ....................... 70
Bảng 4.11. Quy mơ phát triển sản xuất khoai tây của các hộ điều tra trên địa bàn
3 xã............................................................................................................. 71
Bảng 4.12. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo hộ thu gom. ...................... 71
Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất cho phát triển cây vụ đông của hộ nông dân
huyện Đông Hưng ...................................................................................... 73

viii


Bảng 4.14. Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tây vụ đông năm 2015 ......... 73
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng lao động của các hộ nơng dân ..................................... 74
Bảng 4.16. Chi phí cho sản xuất 1 ha khoai tây (tính bình qn cho 1 hộ
nơng dân) ................................................................................................... 78
Bảng 4.17. Cơ cấu và năng suất các giống khoai tây vụ đông ...................................... 79
Bảng 4.18. Một số thông tin cơ bản nguồn giống khoai tây vụ đông .......................... 81
Bảng 4.19. Kết quả sản xuất khoai tây của hộ nông dân năm 2015............................. 85
Bảng 4.20. Kết quả sản xuất khoai tây và đậu tương của hộ nông dân năm 2015 ....... 87
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế khoai tây của hộ nơng dân năm 2015 ............................ 87
Bảng 4.22. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn
huyện Đông Hưng, giai đoạn 2013- 2015.................................................. 96

ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 4.1. Xu hướng mở rộng diện tích khoai tây của các hộ nơng dân .................... 67
Đồ thị 4.2. Cơ cấu vốn vay của hộ nông dân sản xuất khoai tây năm 2014 ................ 76
Sơ đồ 4.1.

Hệ thống phân phối sản phẩm khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng,
năm 2016.................................................................................................... 83

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Quy hoạch thành công công tác dồn điền đổi thửa ..................................... 57

Hộp 4.2.

Diện tích khoai tây có xu hướng tăng ......................................................... 69

Hộp 4.3.

Diện tích khoai tây của các hộ sẽ tăng trong những năm tới ...................... 89

Hộp 4.4.

Ý kiến của cán bộ khuyến nông về tập huấn kỹ thuật canh tác
cho người dân .............................................................................................. 91

Hộp 4.5.

Diện tích sản xuất ít không cần tham gia tập huấn...................................... 92

Hộp 4.6.


Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của giống khoai tây tới phát triển
sản xuất khoai tây ........................................................................................ 93

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Tâm
2. Tên luận văn: “Phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đơng Hưng, tỉnh
Thái Bình”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Khoai tây là cây trồng quan trọng trong cơ cấu vụ đơng của nhiều tỉnh miền Bắc trong
đó có Thái Bình. Trong các năm gần đây, có rất nhiều nghị định, chính sách của tỉnh đề
ra nhằm phát triển cơ cấu cây vụ đông ở mỗi địa phương cho phù hợp với lợi thế của
từng vùng. Tại huyện Đông Hưng, phát triển sản xuất cây khoai tây đem lại lợi ích kinh
tế cao cho nơng dân, đồng thời tạo sự phát triển đa dạng cho hệ thống cây trồng, làm
nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Vì thời gian có hạn, trong nghiên cứu
này, chúng tơi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất
khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển sản xuất khoai tây và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển sản xuất
khoai tây trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể
bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cây vụ đơng nói chung

và khoai tây nói riêng; (2) Phân tích thực trạng phát triển sản xuất khoai tây tại huyện
Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
khoai tây tại huyện Đông Hưng; (4) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất
khoai tây tại huyện Đơng Hưng trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp
để đưa ra các phân tích, nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo,
văn bản liên quan đến cây khoai tây. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ
phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc các đối tượng như hộ nông
dân sản xuất khoai tây tại 3 xã Trọng Quan, Phú Châu, Hồng Giang; các đối tượng thu
mua, cán bộ địa phương, hợp tác xã, hội nông dân và khuyến nông viên trên địa bàn
huyện. Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mơ tả, so sánh,
phương pháp hạch tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm để đánh giá thực trạng phát

xi


triển sản xuất khoai tây tại huyện Đông Hưng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện
Qua đánh giá thực trạng phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng,
việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất cây khoai tây làm cho diện tích gieo trồng khoai
tây của các hộ ngày càng tăng; từ 16,2 ha năm 2013 đến năm 2015 là 17,5 ha và dự kiến
đến năm 2017 là 21,4 ha; nhờ áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất, năng suất cây
khoai tây cũng từ 152,8 (tạ/ha) năm 2013 tăng lên 172,4 (tạ/ha) năm 2015. Các yếu tố
chính ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây bao gồm: (1) Quy hoạch vùng phát
triển sản xuất khoai tây; (2) Các chính sách phát triển sản xuất khoai tây; (3) Thị trường
tiêu thụ và giá cả sản phẩm khoai tây; (4) Nguồn lực cho phát triển sản xuất khoai tây;
(5) Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các yếu tố này, chúng tôi thấy thị trường
tiêu thụ và giá cả sản phẩm khoai tây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới ý định mở rộng
diện tích gieo trồng cây khoai tây tại các hộ nông dân, và cũng là yếu tố ảnh hưởng tới

sự phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất khoai tây
trên địa bàn huyện Đông Hưng như sau: (1). Quy hoạch vùng chun canh sản xuất
khoai tây; (2) Hồn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khoai tây tại địa
phương; (3) Đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm; (4) Đảm bảo nguồn lực cho phát
triển sản xuất khoai tây; (5) Tăng cường đầu tư liên kết trong sản xuất. Trong đó giải
pháp tăng cường đầu tư liên kết trong sản xuất là giải pháp then chốt, nâng cao được
hiệu quả phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Đông Hưng trong thời gian tới.

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Author: Nguyen Thi Tam
2. Thesis name: “Development of potato production in Dong Hung district, Thai Binh
province”
3. Major: Quản lý kinh tế
Code: 60.34.04.10
4. Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Potato is an important crop in the structure of winter crops in Thai Binh
province. The potential area of potato crop is 20,000 ha, but currently, there is only
3,000 - 6,000 ha per year in Thai Binh province. There were many policies supported to
develop in the structure of winter crops. Development of potato production brings
economic benefits to farmers, development of diverse crop system and sustainable
agriculture. This research objectives included (1) Review theorical and paticular of
development of potato crop; (2) to assess the situation of development of potato crop in
Dong Hung district; (3) to analyze the factor effecting on development of potato crop
and (4) to support the solutions to develop the potato crop in Dong Hung district in the
near future.
This study used primary and secondary data, interviews, semi-structured

interviews the officers and famers in 3 cummunes Trọng Quan, Phú Châu, Hồng Giang
in Dong Hung district. The research methodology such as described statistical analysis,
comparative as well as the analysis the groups of factors affecting the potato crop in
Dong Hung district.
The results show that potato cultivation area was increased from 16.2 ha in 2013
to 17.5 ha in 2015 and it is expected to be 21.4 ha in 2017.The factors affecting to
development of potato cultivate included: (1) planning and development of potato
cultivate; (2) The development policy of potato cultivate; (3) The market of potato
products; (4) Resources for potato cultivate development; (5) The linkage between
production and consumption. Following the research results the solutions (1) Regional
planning for potato cultivate; (2) Enhance the policies to develop of potato crop suitable
with the locality; (3) ensuring a stable output for the potato products; (4) Development
of resources for potato crop; (5) Enhance investments for potato production.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế trong những năm
qua của Việt Nam nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng đã có những bước
phát triển vượt bậc và đã đạt được những kết quả quan trọng. Sự phát triển của
nền kinh tế cũng như của ngành nông nghiệp một cách vững chắc là nền tảng cho
sự ổn định chính trị, xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân. Phát triển nông
nghiệp trong thời gian qua đã đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu hầu hết
các mặt hàng nông sản thiết yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước trở thành một
nước xuất khẩu trên thế giới. Tuy đã đạt được những thành tựu rất quan trọng
trong thời gian qua, song về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp đặc
trưng bởi nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp và khả năng cạnh tranh của
các mặt hàng nông sản không cao. Ngành nông nghiệp mặc dù tạo ra công ăn

việc làm cho trên 70% số lao động của cả nước song lại cho thu nhập thấp và có
độ rủi ro cao nên nguy cơ tái nghèo ở vùng nông thôn là khá cao. Cũng chính vì các
lý do trên, phát triển nơng nghiệp và nông thôn vẫn được coi là lĩnh vực ưu tiên của
Đảng và Nhà nước (Đồng Văn Tuấn, 2011).
Cây khoai tây có vai trị kinh tế quan trọng, đó là cây trồng tận dụng đất
trong vụ đông, không ảnh hưởng đến cây trồng chính trong vụ xuân và mùa, tận
dụng lao động nhàn rỗi của các hộ nông dân, tận dụng phân bón từ chăn ni,
mặt khác sản xuất khoai tây trong vụ đơng có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sâu
bệnh, giảm lượng phân bón, cơng lao động cho cây trồng vụ sau. Quan trọng hơn
sản xuất khoai tây trong thời gian ngắn (70-90 ngày) tạo ra thu nhập cho nơng
dân, cung cấp thực phẩm có chất lượng thơm ngon, tạo sự phát trển đa dạng của
hệ thống cây trồng, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Cây khoai
tây đã được trồng vào Việt Nam trên 100 năm nay và đã trải qua nhiều bước
thăng trầm. Diện tích khoai tây đã đạt tới 100.000 ha vào những năm 80 khi Việt
Nam sản xuất không đủ lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có
thị trường xuất khẩu là các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, rồi giảm nhanh
xuống cịn khoảng 20.000 ha trong những năm đầu 90 và ổn định trên 30.000 ha
trong những năm gần đây.
Khoai tây là cây trồng quan trọng trong cơ cấu vụ đông của nhiều tỉnh miền
Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn.

1


Bên cạnh những mặt tích cực, sản xuất khoai tây ở nước ta cịn gặp khơng ít khó
khăn: Sản xuất manh mún, phân tán, khó cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, cơ giới hố, thu gom, tiêu thụ sản phẩm; thiếu giống có
năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất đại trà; chi phí sản xuất khoai tây cao
gấp 2-3 lần so với các cây trồng khác trong vụ đông; nông dân gieo trồng theo kinh
nghiệm là chính, chưa theo đúng quy trình sản xuất vì vậy năng suất, chất lượng

khoại tây ở nước ta còn thấp so với thế giới; sản phẩm không đều, lẫn tạp nhiều
thứ giống; khâu bảo quản, chế biến còn yếu kém, chủ yếu dùng cho ăn tươi.
Ở Thái Bình tiềm năng trồng cây khoai tây rất lớn nhưng hiện tại diện tích
gieo trồng mới dừng ở con số 3000 ha. Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây khoai tây (thời vụ trồng từ
tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) thuận lợi trong cơ cấu tăng vụ của
vùng chuyên canh lúa, quỹ đất thích hợp để phát triển cây màu vụ đơng, trong đó
có cây khoai tây rất cao có thể có thể mở rộng diện tích vụ đơng đến 30000 ha.
Tuy nhiên, chưa có nguồn cung cấp giống chất lượng cao, chủ yếu vẫn là giống
khoai tây do nông dân tự chọn, tự để lại giống hoặc nhập của Trung Quốc nên
chất lượng và giá trị của cây khoai tây chưa cao.
Tại huyện Đông Hưng, cây khoai tây là loại cây trồng có lợi thế trong vụ
đơng, thuộc nhóm cây trồng ưa lạnh, trồng từ 80 – 90 ngày đã cho thu hoạch;
đem lại lợi ích kinh tế cao cho nơng dân, đồng thời tạo sự phát triển đa dạng hệ
thống cây trồng, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Mỗi năm ở
Thái Bình cần khoảng 4- 5 ngàn tấn giống khoai tây nguyên chủng nhập từ
Châu Âu. Tuy nhiên, nguồn giống nhập từ nước ngồi về giá thành cao, trồng
khơng có lãi. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Đơng Hưng nói
riêng đã và đang tồn tại khá nhiều chủng loại giống khoai tây được chọn từ
khoai tây thương phẩm, đóng bao gửi bảo quản trong kho lạnh để làm giống
cho vụ đông năm sau. Giống được sử dụng phần lớn đều thuộc đời thứ 5, thứ 6
chất lượng kém, không loại được củ từ những cây nhiễm sâu bệnh, do vậy, khi
trồng tỷ lệ khoai mắc bệnh héo xanh, xoắn lá cao, năng suất thấp, chất lượng
không đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để cây khoai tây có thể là một trong
những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”.

2



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất khoai tây tại huyện
Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với sản xuất phát
triển khoai tây tại huyện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu
nhập cho hộ nơng dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
nơng nghiệp nói chung và khoai tây nói riêng;
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Đơng Hưng,
tỉnh Thái Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất khoai tây tại
huyện Đông Hưng;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Đơng
Hưng trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong phát triển sản xuất khoai tây
ở huyện Đơng Hưng, tỉnh Thái Bình. Chủ thể nghiên cứu là các hộ nông dân sản
xuất khoai tây; các đối tượng thu mua; cán bộ địa phương, hợp tác xã, hội nông
dân và khuyến nông viên trên địa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về
thực trạng sản xuất khoai tây ở huyện Đông Hưng và các yếu tố ảnh hưởng đến
sản xuất khoai tây, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Đơng
Hưng, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi thời gian:

Nghiên cứu việc sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện những
năm 2013-2015 và định hướng giải pháp cho giai đoạn 2015- 2020.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 – tháng 09/2016.

3


1.4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất cây vụ
đơng trên địa bàn huyện Đơng Hưng nói chung và cây klhoai tây nói riêng,. Qua
đó nghiên cứu phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình.
Luận văn đã đánh giá thực trạng quy hoạch vùng phát triển sản xuất khoai
tây trên địa bàn huyện Đông Hưng, các hình thức tổ chức sản xuất và thị trường
tiêu thụ sản phẩm; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu cũng như
hạn chế trong sự phát triển sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện.
Luận văn đã phân tích một cách cụ thể tác động của những yếu tố ảnh
hưởng (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực của hộ và thị
trường) đến phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Đông Hưng.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả của phát triển sản xuất khoai tây tại huyện.
Những kết quả nghiên cứu trên của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cơng trình nghiên cứu cùng lĩnh vực sau này và làm căn cứ để
UBND huyện Đơng Hưng có thể tham khảo nhằm đưa ra những hướng đi đúng
đắn cho quá trình phát triển sản xuất khoai tây ở địa phương mình, hướng tới
mục tiêu cuối cùng nhằm tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế sản xuất cây
khoai tây và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
2.1.1.1. Lý luận về phát triển
* Các quan điểm phát triển
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard
Crelletđưa ra định nghĩa: “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa mãn
các nhu cầu mà xã hội coi đó là cơ bản”. Ở đây, phát triển được xem là một quá
trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản. Định nghĩa này không chỉ là bao hàm nội dung kinh tế mà còn có nội dung
xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội
thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn
của cải đó như thế nào để thỏa mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản
(Lê Cao Đoàn, 1993).
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc người
dân , bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục,
sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội (dẫn theo Nguyễn Thị Phương, 2010).
Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu
rộng hơn của phát triển Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu
tố chưa đầy đủ của sự phát triển.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết
hợp một cách kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia.
2.1.1.2. Lý luận về sản xuất
Sản xuất là q trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Sản xuất là quá trình các đầu vào được kết
hợp, sử dụng công nghệ nhất định tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
q trình này thể hiện trình độ cịn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu chính của họ,
khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.

5


Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất quy mơ
lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Hình thức sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng
hay trao đổi trên thị trường. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính
sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất
và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết
làm ra sản phẩm?
Theo Ngơ Đình Giao (2006), các quy luật trong sản xuất bao gồm:
- Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy
định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của
sản xuất hàng hóa. Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất vào trao đổi
hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội
cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm
sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao
động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Cơ chế tác động của
quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường
hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả.
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần: Đó là quy luật nói đến mối quan

hệ của các biến đầu vào với biến đầu ra nó được biểu diễn dạng hàm toán học
là sự tăng thêm một biến đầu vào sẽ làm sản lượng đầu ra lúc đầu tăng nhanh
sau đó tăng chậm dần đến một ngưỡng nào đó sản lượng đầu ra sẽ giảm dần
nếu như vẫn tiếp tục tăng yếu tố đầu vào đó, đây là quy luật phổ biến trong sản
xuất nông nghiệp.
Quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật nói đến khi bổ sung các
đơn vị đầu vào biến đổi vào một hoặc nhiều đầu vào cố định thì sau một điểm
nào đó các đơn vị bổ sung này sẽ tạo ngày càng ít đầu ra.
Quy luật năng suất cận biên giảm dần yêu cầu phương pháp sản xuất không
thay đổi, chỉ thay đổi tỷ lệ giữa các đầu vào biến đổi và đầu vào cố định.

6


2.1.1.3. Lý luận về phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình liên kết tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra sản
phẩm. Như vậy, phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về quy mơ
và hồn thiện về cơ cấu (Đinh Văn Đãn, 2002).
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một q trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mơ sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị
trường chấp nhận (Đinh Văn Đãn, 2002).
Như vậy các trong sản xuất các doanh nghiệp hay các hộ nơng dân phải đảm
bảo tính bền vững tức là sản xuất phải tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền
vững nhất và không làm ảnh hưởng đến mọi nguồn tài nguyên.
Trong quá trình phát triển sản xuất cây vụ đông yêu cầu thỏa mãn một số

yêu cầu sau:
+ Phát triển vốn sản xuất: Tức là phát triển những tư liệu sản xuất như máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật. Vốn đối
với q trình sản xuất là vơ cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hóa. Tuynhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cịn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa như chất lượng lao động, trình độ kĩ thuật (Đinh Văn
Đãn, 2002).
+ Phát triển lực lượng lao động: Phát triển trình độ, kỹ năng cho lao động
như mở các lớp tập huấn hướng dẫn người nông dân sản xuất, mở các lớp trao
đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các thôn, xã với nhau. Chất lượng lao động sẽ
quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất (Đinh Văn Đãn, 2002).
+ Đất đai: Để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất cây vụ đơng thì yêu cầu
là phải mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đơng. Các cơ quan nghiên cứu nên có
kế hoạch điều tra, thử nghiệm sản xuất trên các vùng đất mới, nếu đạt hiệu quả
cao thì tiến hành sản xuất đại trà, mở rộng diện tích sản xuất. Hay khai hoang các

7


vùng đất mới, tránh để đất hoang hóa, lãng phí nguồn tài nguyên đất nước (Đinh
Văn Đãn, 2002).
+ Phát triển khoa học - công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng
trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao
động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển của kinh
tế - xã hội (Đinh Văn Đãn, 2002).
+ Phát triển sản xuất còn liên quan đến một số yếu tố khác như quy mơ sản
xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn
nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên

liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm…(Đinh Văn Đãn, 2002).
+ Phát triển các công thức canh tác có cây vụ đơng tiến bộ nhằm tăng hiệu quả
sử dụng đất, thu hút thêm lao động, tăng dinh dưỡng cho đất (Đinh Văn Đãn, 2002).
2.1.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây khoai tây
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học
Cây khoai tây thuộc họ cà Solanaceae, thân thảo, cây hàng năm, có 2 lá
mầm. Thời gian đầu, khoai tây được gọi với các tên khác nhau, để phân biệt với
khoai lang. Những nước nói tiếng Tây Ban Nha thì gọi là “Batata” hoặc “Patata”,
những người da đỏ Inca và các nước Mỹ La tinh thì gọi là “Papas”. Năm 1596
Baukin tìm ra nguồn gốc thực vật của cây khoai tây và xác định tên khoa học là
Solanum tuberosum, đến năm 1753 Linnaeus đã khẳng định là đúng. Sau này,
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn và thấy rằng cả khoai tây dại và khoai
tây trồng đều thuộc loài Solanum. Vùng nguyên thuỷ của cây khoai tây ở dãy núi
Andes kéo dài từ bắc nước Colombia đến nam Chile. Ở vùng này hiện còn rất
phong phú, rất đa dạng về lồi khoai tây, có lồi hoang dại, có lồi bán hoang
dại, loài khởi thuỷ của khoai tây trồng hiện nay.
Ở nhiều viện nghiên cứu và trường đại học của một số nước trên thế giới
trước đây đã nghiên cứu về nguồn gen khoai tây và đã lai tạo ra giống khoai tây
có năng suất cao đạt 80-100 tấn củ/ha, có chất lượng tốt dùng làm lương thực và
chế biến. Mới đây, trung tâm khoa học quốc tế đã phối hợp với một số nước tiến
hành điều tra thu thập phân loại và nghiên cứu nguồn tài nguyên di truyền khoai
tây rộng lớn. Trong ngân hàng gen khoai tây do CIP quản lý có khoảng 13.000
mẫu giống, trong đó có 1.269 mẫu giống khoai tây dại.

8


Ở dãy Andes, người ta tìm thấy khoai tây phân bố khá rộng, chúng cư trú
từ vùng ngang mức nước biển đến độ cao 4.800 m. đa phần chúng cư trú ở độ
cao 3.000-4.000 m. Nơi độ cao có tuyết phủ thường có các lồi hoang dại, ở

vùng thấp thường có các lồi khởi thuỷ khoai tây trồng hiện nay.
Dựa vào chỉ tiêu phân loại thì lồi khoai tây có 8 nhóm thuộc loại trồng
và 91 nhóm thuộc loại dại. Căn cứ vào số cặp nhiễm sắc thể thì khoai tây khá đa
dạng, có từ nhị bội thể đến lục bội thể, tức từ 24 đến 72 nhiễm sắc thể.
Trong loại bội thể thì lục bội là rất hiếm, nhiều nhất là tứ bội, sau đó đến
nhị bội. CIP đã phân tích 5.165 mẫu giống thì nhị bội chiếm 14,8%, tam bội
6,0%, tứ bội 78,5%, ngũ bội 0,7%.
So với những cây lương thực chính trên thế giới thì cây khoai tây có
nguồn gen phong phú và đa dạng hơn nhiều. Cây lấy hạt như ngô, lúa và lúa mỳ,
chúng chỉ có dưới 8 nhóm giống. So với cây lấy củ như sắn, khoai lang và từ vạc
thì khơng có cây nào có nguồn gen đa dạng như cây khoai tây. Chính đây là ưu
thế của cây khoai tây mà các nhà khoa học đang khai thác để tạo ra những giống
khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với
những mơi trường sinh thái khác nhau.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của cây khoai tây
Do khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ ràng chế biến khi sử dụng
nên đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Khoai tây là cây xố đói cho những
vùng khó khăn, là cây sinh lợi hơn cả so với các cây trồng khác. Khoai tây được
lưu thông trên thị trường thế giới với khối lượng rất lớn hàng năm và là một
trong những mặt hàng nông sản bán chạy nhất (giá 1 tấn khoai tây lên tới 265270 USD, 1986 tại Anh). Ở Việt Nam kết quả điều tra tại các điểm: Thái Bình,
Thái Bình, Hải Dương cho thấy thu nhập rịng/ ha khoai tây thương phẩm chính
vụ dao động từ 3,83 đến 10,09 triệu đồng. Sản xuất giống cho giá trị cao hơn sản
xuất khoai tây thương phẩm từ 2-4 lần. Cây khoai tây vẫn là cây cho thu nhập
cao hơn 1,7 đến 3,8 lần so với khoai lang và ngô (Nguyễn Công Chức, 2011).
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, khoai tây còn sử dụng làm thức ăn
gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO (1991), lượng khoai tây làm thức ăn gia
súc ở Pháp là 3,06 triệu tấn, Hà Lan 1,93 triệu tấn. Nếu năng suất khoai tây củ là
150 tạ/ha và 80 tạ/ha thân lá thì có thể đảm bảo 5.500 đơn vị thức ăn gia súc
(Ngô Đức Thiệu, 1978). Ở Việt Nam sản xuất khoai tây cũng đóng góp to lớn


9


cho chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn (90% hộ trồng khoai tây sử dụng củ nhỏ làm
thức ăn cho chăn nuôi) (Nguyễn Công Chức, 2011).
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc, khoai tây
cịn là ngun liệu cho nhiều ngành cơng nghiệp chế biến. Tinh bột khoai tây có
thể sử dụng trong ngành công nghiệp dệt, gỗ ép, giấy và đặc biệt là công nghiệp
chế biến axit hữu cơ (lactic, xitric), dung môi hữu cơ (Etanol, Butanonl), axit
cacbonnic và nhiều sản phẩm phụ khác. Ước tính một tấn khoai tây củ có hàm
lượng tinh bột là 17,6% chất tươi thì cho 112 lít rượu, 55 kg axit hữu cơ và một
số sản phẩm phụ khác, hoặc 170kg tinh bột hoặc là 80 kg glucoza cùng nhiều sản
phẩm khác. Do vậy khoai tây được lưu thông trên thị trường thế giới với khối
lượng rất lớn hàng năm và là một trong những mặt hàng nông sản bán chạy nhất.
Giá một tấn khoai tây lên đến 265-270 USD năm 1986 tại Anh (Nguyễn Tiến
Hưng, 2002).
Khoai tây có vai trị kinh tế xã hội to lớn, hiện nay sản xuất khoai tây
đóng góp từ 42- 87% thu nhập từ cây vụ đông, 4,5-34,5% thu nhập từ trồng trọt,
4,5-22,5% trong tổng thu nhập của hộ trồng khoai tây. Với diện tích khoai tây
như hiện nay khoảng trên dưới 30.000 ha, ngành sản xuất này đã tạo ra việc làm
cho 120.000-180.000 lao động nông nghiệp trong vụ đông Xuân. Vì vậy, hiện
nay khoai tây được xác định là một trong những cây chủ yếu nằm trong chương
trình tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực và
cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân vùng đồng bằng và miền núi phía
Bắc (Nguyễn Tiến Hưng, 2002). Ngoài ra sản xuất khoai tây cịn đem lại nguồn
lợi ích lâu dài và đáng kể như: Làm tăng năng suất cây trồng sau đó, tăng độ phì
nhiêu và mầu mỡ của đất, giảm chi phí làm đất và làm cỏ.
Khoai tây là cây trồng ưa lạnh, nhiệt độ thích hợp cho khoai tây phát triển
từ 15-250C vì vậy chủ yếu được bố trí trồng vào vụ đông. Vụ sớm trồng vào đầu
tháng 10 thu hoạch vào tháng tháng 12, vụ chính trồng vào cuối tháng 10 thu

hoạch vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Vụ xuân chủ yếu trồng để làm giống trồng
vào tháng 12 thu hoạch vào đầu tháng 3.
Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (80-90 ngày) cho năng suất
cao (có thể đạt trên 1 tấn/sào Bắc bộ) vì vậy nó địi hỏi lượng phân bón lớn, tính
trên 1 sào Bắc bộ cần 4-6 tạ phân chuồng,15-20kg lân, 8-10 kg urê, 8-10 kg kali.
Ở nước ta khoai tây thường bị một số bệnh: bệnh mốc sương, bệnh virus, bệnh
heo xanh, heo vàng vì vậy cần phịng trừ bệnh thường xun.

10


Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây nào đó phải đặt chúng trong điều
kiện kỹ thuật và ngưỡng sinh học của nó, đồng thời cũng phải dựa vào những quy
luật kinh tế như quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô hay năng suất cận biên
giảm dần. Cây khoai tây có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng biệt của nó.
Nghiên cứu những đặc điểm kỹ thuật của khoai tây để có sự hiểu biết và tác động
vào cây sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.3. Lý luận về phát triển sản xuất khoai tây
2.1.3.1. Khái niệm phát triển sản xuất khoai tây
Dựa trên cơ sở phân tích lý luận về sự tăng trưởng và phát triển thì Phát
triển sản xuất khoai tây là sự tăng trưởng về quy mơ và hồn thiện về cơ cấu
trong sản xuất khoai tây tại địa phương, từ đó tăng thêm kết quả sản xuất kinh
doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tăng trưởng về quy mô (PTSX khoai tây về mặt số lượng) là nhằm tăng
sản lượng khoai, mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn, kết quả PTSX khoai tây đạt được
chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều
kiện tự nhiên.
PTSX khoai tây theo tăng trưởng về quy mô bao gồm tăng sản lượng, mở
rộng diện tích khoai tây trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân trồng

khoai tây hoặc tăng quy mơ diện tích trồng khoai tây của mỗi hộ nông dân, hoặc
cả hai.
PTSX khoai tây theo hướng hoàn thiện về cơ cấu là trong cơ cấu sản xuất
khoai tây (xét theo từng khía cạnh) thì bộ phận có ưu thế về năng suất, về hiệu
quả ngày càng tăng lên so với bộ phận có năng suất và hiệu quả thấp.
Như vậy PTSX khoai tây theo hướng hoàn thiện về cơ cấu là dần dần
người dân sản xuất khoai tây theo hướng làm đúng kỹ thuật để khai thác triệt để
tối đa năng suất của giống khoai tây, từ quy mô các hộ nhỏ và vừa chiếm ưu thế
chuyển sang sản xuất theo quy mô lớn hoặc theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn,
tạo thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, sản xuất
đồng bộ theo quy mô sản xuất hàng hóa; thực hiện liên doanh liên kết từ khâu
đầu vào đến khâu đầu ra giữa các bên liên quan trong sản xuất và tiêu thụ. Để
chuyển dịch cơ cấu theo hướng hoàn thiện hơn phải tăng thêm và điểu chỉnh cơ
cấu đầu tư các nguồn vốn theo hướng tập trung vào các bộ phận có năng suất và

11


hiệu quả hơn; ứng dụng khoa học kỹ thuật; áp dụng hình thức tổ chức sản xuất
tiến bộ hơn và thực hiện tốt liên doanh liên kết trong sản xuất và gắn với thị
trường. Qua việc hoàn thiện về cơ cấu làm tăng sản lượng và nhất là tăng hiệu
quả kinh tế sản xuất khoai tây trên một đơn vị diện tích.
Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển về quy mô đang cạn
dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh
với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ sinh học là yêu cầu tất
yếu thúc đẩy sản xuất khoai tây chuyển sang PTSX theo cơ cấu. Nhằm đạt được
các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản
phẩm, giảm dần hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Vì vậy, việc PTSX khoai tây phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung

khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình
thức tổ chức sản xuất, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ
chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho PTSX khoai tây. Do đó khi đánh
giá sự phát triển sản xuất khoai tây chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của
quá trình sản xuất như quy mơ diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu.
Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời
gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Phát triển sản xuất khoai tây có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất khoai tây theo chiều rộng là việc tăng quy mơ diện
tích, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tăng số lượng lao động… nhưng không
thay đổi về kỹ thuật và có khi cịn giảm về các chỉ tiêu đánh giá trên đơn vị
diện tích.
Phát triển sản xuất khoai tây theo chiều sâu là đầu tư thâm canh, cải tiến
quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, chế biến, nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ
nơng dân… Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ
tiêu: Tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập, tăng
lợi nhuận trên một đơn vị diện tích và đời sống kinh tế, xã hội của nông hộ ngày
càng nâng cao.

12


×