Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ứng dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 2015 huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.85 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN DUY

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
ĐỊA LÝ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2009 – 2015
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tiến sĩ Trần Quốc Vinh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đông
Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cám ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục các hình .....................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3

1.4.3.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về đất nông nghiệp và Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ........... 4

2.1.2.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ................................................................ 5


2.1.3.

Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 6

2.2.

Tổng quan về kỹ thuật viễn thám ..................................................................... 7

2.2.1.

Khái quát về viễn thám .................................................................................... 7

2.2.2.

Vệ tinh viễn thám và tư liệu sử dụng trong viễn thám ...................................... 9

2.2.3.

Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên trên ảnh viễn thám ........... 14

2.2.4.

Giải đoán ảnh viễn thám ................................................................................ 15

2.3.

Tổng quan về GIS .......................................................................................... 17

2.3.1.


Định nghĩa về GIS ......................................................................................... 17

iii


2.3.2.

Các thành phần chính của GIS ....................................................................... 18

2.3.3.

Ứng dụng của GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.......... 20

2.4.

Khái quát về tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để lập
bản đồ biến động sử dụng đất......................................................................... 20

2.4.1.

Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất và các phương pháp thành lập
bản đồ biến động sử dụng đất......................................................................... 20

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để thành lập bản đồ
biến động sử dụng đất trên thế giới ................................................................ 23

2.4.3.


Tích hợp viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất ở
Việt Nam ....................................................................................................... 26

2.5.

Tóm tắt tổng quan ......................................................................................... 29

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 31

3.3.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 31

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất của
huyện ............................................................................................................. 31


3.4.2.

Xây dựng bản đồ sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh năm 2009
và năm 2015 .................................................................................................. 31

3.4.3.

Xây dựng bản đồ biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2015, đánh
giá biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh, Hà Nội ............................... 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

3.5.1.

Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp.............................................................. 32

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .............................................................. 32

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 32

3.5.4.

Phương pháp minh họa trên bản đồ, biểu đồ................................................... 34


3.5.5.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 34

3.5.6.

Phương pháp thống kê ................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất của
huyện ............................................................................................................. 35

iv


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 35

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội................................................................ 39

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................... 43

4.1.4.


Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh ........................ 44

4.2.

Giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ sử dụng đất ....................................... 50

4.2.1.

Thu thập tư liệu ............................................................................................. 50

4.2.2.

Giải đoán ảnh viễn thám và thành lập bản đồ sử dụng đất huyện Đông
Anh ............................................................................................................... 51

4.2.3.

Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Đông Anh trong giai đoạn nghiên
cứu................................................................................................................. 68

4.3.

Nhận xét về phương pháp .............................................................................. 72

4.3.1.

Ưu điểm ........................................................................................................ 72

4.3.2.


Nhược điểm ................................................................................................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 74
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 75

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 76
Phụ lục ...................................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐCX

Độ chính xác

GCNQSD


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HDND

Hội đồng nhân dân

KHSDD

Kế hoạch sử dụng đất

QSD

Quyền sử dụng đất

STT

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Trình bày đặc điểm của một số bộ cảm chính hiện nay
chia theo độ phân giải từ thấp đến cao ..................................................... 10
Bảng 2.2. Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh LANDSAT ................................. 11
Bảng 2.3. Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh SPOT .......................................... 12

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh qua một số năm ............................... 39
Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình dân số từ năm 2009 đến năm 2014 ............................ 42
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Đơng Anh .................................. 45
Bảng 4.4. Mẫu giải đốn ảnh vệ tinh (4,3,2) ............................................................. 56
Bảng 4.5. Đánh giá kết quả phân loại bản đồ sử dụng đất năm 2015 ......................... 62
Bảng 4.6. Đánh giá kết quả phân loại bản đồ sử dụng đất năm 2009 ......................... 62
Bảng 4.7. Thống kê biến động các loại đất huyện Đông Anh giai đoạn 2009 –
2015 ....................................................................................................... 68
Bảng 4.8. Bảng so sánh diện tích đất giải đốn 2015 với diện tích đất kiểm kê
huyện Đông Anh năm 2014 .................................................................... 68
Bảng 4.9. Bảng so sánh diện tích đất giải đốn 2009 với diện tích đất kiểm kê
huyện Đông Anh năm 2010 ...................................................................... 69
Bảng 4.10. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2015 huyện Đơng Anh ............... 70
Bảng 4.11. Thay đổi diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2015 ........................ 71

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khối lập phương thể hiện mức độ quan trắc của viễn thám .......................... 7
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý thu nhận hình ảnh của viễn thám ....................................... 9
Hình 2.3. Thời gian các quốc gia phóng vệ tinh. Tên viết tắt theo chuẩn quốc tế
IOS 3166 ..................................................................................................... 9
Hình 2.4. Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên ..................................... 14
Hình 2.5. Một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của rất nhiều lớp thông tin khác nhau ....... 18
Hình 2.6. Các thành phần chính của GIS ................................................................... 19
Hình 2.7. Các bước xây dựng bản đồ sử dụng đất ..................................................... 33
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Đơng Anh .................................................................... 36
Hình 4.2. Ảnh vệ tinh Landsat thời điểm bay chụp 05/11/2009 ................................. 51

Hình 4.3. Cắt ảnh ranh giới hành chính huyện Đơng Anh ......................................... 53
Hình 4.4. Cắt ảnh Landsat 8 chụp 1/7/2015 huyện Đông Anh .................................. 54
Hình 4.5. Cắt ảnh Landsat 5 chụp 5/11/2009 huyện Đơng Anh ................................ 54
Hình 4.6. Kết quả gộp lớp ảnh Landsat 2009 và Landsat 2015 .................................. 57
Hình 4.7.

Đánh giá độ chính xác bằng phương pháp Separability ............................. 58

Hình 4.8. Ma trận sai số phân loại ảnh 2015.............................................................. 59
Hình 4.9. Kết quả phân loại ảnh Landsat – 2015 ....................................................... 60
Hình 4.10. Kết quả lọc nhiễu ảnh phân loại Landsat – 2009 ........................................ 60
Hình 4.11. Kết quả lọc nhiễu ảnh phân loại Landsat – 2015 ........................................ 61
Hình 4.12. Chuyển đổi ảnh phân loại sang dạng vector ............................................... 64
Hình 4.13. Bản đồ sử dụng đất huyện Đơng Anh năm 2009 ........................................ 65
Hình 4.14. Bản đồ sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2015 ........................................ 66
Hình 4.15. Bản đồ biến động đất nơng nghiệp huyện Đông Anh 2009 – 2015 ............. 67

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Duy
2. Tên luận văn:Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến
động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2015 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
3. Chuyên ngành: Quản lý đất đai

4. Mã số: 60.85.01.03

5. Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Hà Nội
6. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

6.1. Mục đích nghiên cứu:
- Xây dựng bản đồ biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2015 huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội bằng tư liệu viễn thám và GIS.
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các nhận xét đánh giá sự biến động sử dụng đất
giai đoạn 2009 – 2015 trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
6.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Ảnh viễn thám huyện Đông Anh năm 2009 và 2015.
- Các số liệu, dữ liệu về tình hình sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2009 và
năm 2015.
7. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, ảnh viễn thám huyện Đông Anh 2 thời điểm năm 2009 và năm 2015;
- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: khảo sát thực địa bằng máy GPS cầm tay;
- Phương pháp xử lý số liệu: giải đoán ảnh bẳng phần mềm Erdas, đánh giá độ
chính xác của bản đồ theo phương pháp tính chỉ số Kappa;
- Phương pháp minh họa trên bản đồ, biểu đồ;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê.
8. Các kết quả chính:
- Bản đồ sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2009 và năm 2015;
- Bản đồ biến động sử dụng đất huyện Đông Anh, số liệu biến động đất đai giai
đoạn 2009 – 2015.
9. Kết luận: Đưa ra 2 kết luận chính:
- Đã ứng dụng RS và GIS lập bản đồ sử dụng đất và bản đồ biến động đất nông
nghiệp huyện Đông Anh giai đoạn 2009 - 2015.
- Số liệu biến động đất đai của 4 loại hình sử dụng đất giai đoạn 2009 – 2015.

ix



THESIS ABSTRACT
1. Author: Nguyen Duy
2. Thesis title: Application of GIS and Remote Sensing to evaluate changes of
agricultural land in Dong Anh district, Ha Noi during 2009 to 2015
3. Major: Land Management

4.Code: 60.85.01.03

5. Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
6. Objectives and scope of the thesis:
6.1. Objectives:
- Create a map of agriculture land transformation in Dong Anh by using data of remote
sensing and GIS.
- From the result of the research give evaluation of land’s transformation during the
period of 2009 to 2015.
6.2. Scope:
- Satellite images of Dong Anh in year 2009 and year 2015.
- Data of Dong Anh land use situation from 2009 to 2015.
7. Research Methodology:
- Collection of secondary data;
- Collection of primary data;
- Data analysis;
- Representation of the result with maps and graphs;
- Comparison;
- Statistical analysis.
8. The main results:
- Map of land use in Dong Anh year 2009 and year 2015;
- Map of land use change during 2009 – 2015 period.
9. Conclusions:
- Use Remote Sensing and GIS to create map of land use and map of land use change of

Dong Anh district during 2009 to 2015;
- Data of four types of land use in the period of 2009 to 2015.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố cùng với gia tăng dân số đã và
đang gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất ở nước ta hiện nay, kéo theo hàng
loạt các biến động về quỹ đất và tình hình sử dụng đất theo cả chiều huớng tích
cực lẫn tiêu cực đến các vấn đề môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại địi hỏi thơng tin phải nhanh
chóng, chính xác, kịp thời. Đặc biệt, đất đai luôn biến động từng ngày, từng giờ
nên việc cập nhật , tra cứu, đánh giá biến động đất đai để hoạch định ra những
phương án sử dụng đất trong tương lai là vô cùng cần thiết.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai thì việc xác
định biến động đất đai có vai trị hết sức quan trọng. Từ việc xác định được biến
động đất đai trong một giai đoạn cụ thể người ta có thể nắm rõ cơ cấu các loại
đất, vị trí, diện tích các loại đất đồng thời xác định được sự chu chuyển giữa các
loại đất. Từ đó giúp các cấp lãnh đạo có căn cứ khoa học để đưa ra chính sách
phù hợp giúp cho việc quản lý đất đai đạt hiệu quả hơn, nâng cao mức sống cho
người dân, tìm ra biện pháp giải quyết những vấn đề bất hợp lý trong sử dụng
đất, nhằm mục đích sử dụng đất ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn cả về kinh
tế, xã hội và môi trường.
Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới
trong nhiều lĩnh vực. Dữ liệu viễn thám với đặc điểm đa thời gian, xử lý ngắn và
phủ trùm khu vực rộng là công cụ hữu hiệu cho việc theo dõi biến động sử dụng
đất. Cùng với đó, thiết bị tin học được đồng bộ hoá tăng khả năng xử lý nhanh
chóng trong việc xây dựng các loại bản đồ. Vì vậy, phương pháp viễn thám kết

hợp công nghệ GIS (Hệ thống thơng tin địa lý) sẽ góp phần khắc phục nhiều hạn
chế của phương pháp truyền thống và đặc biệt hiệu qủa trong xử lý số liệu nhằm
đánh giá biến động trong quá trình sử dụng đất đai.
Việc theo dõi biến động đất đai theo phương pháp truyền thống rất thụ
động, phụ thuộc vào mức độ quản lý đất đai của các đơn vị hành chính. Với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ thì cơng nghệ ảnh viễn thám và tư
liệu ảnh vệ tinh cũng phát triển với độ phân giải ngày càng cao, phản ánh trung
thực bề mặt trái đất tại thời điểm chụp. Chính vì vậy công nghệ viễn thám được
ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tượng –
1


thủy văn, địa chất, môi trường cho đến nông – lâm – ngư nghiệp trong đó có theo
dõi biến động đất đai với độ chính xác khá cao, từ đó giúp các nhà quản lý có
thêm nguồn tư liệu để giám sát biến động sử dụng đất. Đây là phương pháp mới,
hiện đại và được rất nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng như Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan, Ai Cập, Canada…
Đơng Anh là huyện ngoại thành phía Bắc thành phố Hà Nội. Cũng như
các huyện khác nằm trong tình hình chung của cả nước, đất đai của huyện thường
xuyên có biến động, do đó việc cập nhật, chỉnh lý những thông tin biến động về
đất đai một cách kịp thời, chính xác là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế cho thấy
công tác đánh giá biến động đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ
sơ, sổ sách và bản đồ giấy tại huyện đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu
cập nhật, tra cứu, so sánh, đánh giá làm cho công tác quản lý đất đai của huyện
gặp nhiều vướng mắc và kém hiệu quả.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá biến động đất
đai phục vụ công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, được sự phân công và hướng
dẫn của TS. Trần Quốc Vinh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ''Ứng dụng viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động đất nông nghiệp giai
đoạn 2009 – 2015 huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội''

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2015
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội bằng tư liệu viễn thám và GIS.
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các nhận xét đánh giá sự biến động sử dụng
đất nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2015 trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: khu vực nghiên cứu là huyện Đông Anh, Hà Nội.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp của huyện
giai đoạn 2009 -2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài chỉ ra phương pháp thành lập bản đồ biến động sử
dụng đất bằng tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian là một phương pháp nhanh
chóng và hiệu quả hơn phương pháp truyền thống.

2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Có thể đề xuất để thành lập hệ thống bản đồ biến động sử dụng đất bằng
tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian ở phạm vi cấp tỉnh, cấp vùng đến cả nước,
nhằm phục vụ trực tiếp cho việc lập quy hoạch khai thác, sử dụng đất phù hợp.
Ứng dụng ảnh viễn thám chính là tham gia vào chương trình phát triển
cơng nghệ cao trong việc phát huy nguồn lực của đất nước về tài ngun thiên
nhiên và khoa học cơng nghệ.
1.4.3. Những đóng góp mới của luận văn
Ứng dụng RS và GIS kết hợp phương pháp điều tra thực địa để đánh giá
biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh, là phương pháp viễn thám khách
quan hơn phương pháp truyền thống đã từng được sử dụng trước đây.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp và Nguyên tắc sử dụng đất
nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
- Khái niệm về đất và đất đai:
+ Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm,
định nghĩa về đất. Định nghĩa đầu tiên của học giả người Nga Đocutraiep năm
1987 cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết
quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật,
đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” (Đỗ Nguyên Hải, 2001). Định nghĩa
này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn
tại trong mơi trường xung quanh. Do đó, sau này một số học giả khác đã bổ
sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người
để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
+ Đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp đất bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tốthổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội lồi người.
- Khái niệm về đất nơng nghiệp:
Đất nơng nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc
nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp (Quốc Hội, 2003).
2.1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ

người – đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và Môi trường.
Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường
cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế,
xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân
4


loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhât định, việc sử dụng đất theo yêu cầu
của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai.
- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần
thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
- Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”.
2.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Các hoạt động của con người nhiều khi đã làm cho hệ sinh thái biến đổi
vượt qua khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người đã khơng chỉ tác động vào
đất đai mà cịn tác động vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một nguồn lương
thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được
quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố khác bị thay đổi
theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị
thối hóa nghiêm trọng, kéo theo sự xói mịn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm
với hạn hán, lũ lụt... Vì vậy để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện
tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì
những khả năng hiện có của đất mà cịn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật
ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở mong muốn trên.

Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một
trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được
các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm khắc
phục nạn ô nhiễm đất, nước khơng khí bởi hệ thống nơng nghiệp và cơng nghiệp
cùng với sự mất mát của của các loài động thực vật, suy giảm giảm các tài
nguyên thiên nhiên không tái sinh. Một trong những cơ sở quan trọng nhất của
nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý.Thuật
ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (thể hiện bằng năng suất).
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất (mức độ an toàn).

5


- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thối hố đất và nước
(bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu bền.
- Được xã hội chấp nhận.
Theo FAO, phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự
thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người cả cho hiện tại và mai sau.
2.1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi
dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nơng sản hàng hố
với giá rẻ.
2.1.3.2. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong q
trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp

(Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.1.3.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái
nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết
cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nơng nghiệp hàng hố.
- Hình thức tổ chức sản xuất:Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì
vậy, cần phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác
lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá.
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản
xuất. Vì sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng
cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Nguyễn Ích Tân, 2000).

6


2.1.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố cũng giống như
ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung
cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như:
đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản (Smyth .A.J and Dumanski J., 1993).
Trong q trình nơng nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hố hội
nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính
đáng của nơng dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp
tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới. (Trần Quốc Vinh, 2016)

2.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT VIỄN THÁM
2.2.1. Khái quát về viễn thám
2.2.1.1. Định nghĩa về viễn thám
Viễn thám được định nghĩa như một khoa học cơng nghệ mà nhờ nó các
tính chất của vật thể quan sát được xác định hoặc phân tích mà khơng cần tiếp
xúc trực tiếp với chúng.
Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là
nguồn tài nguyên chủ yếu trong viễn thám.Tuy nhiên những năng lượng như từ
trường, trọng trường cũng có thể được sử dụng.

Hình 2.1. Khối lập phương thể hiện mức độ quan trắc của viễn thám
Nguồn: Toth and Jozkow (2016)

7


Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể gọi
là bộ cảm. Phương tiện dùng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang. Vật
mang có thể là khí cầu, máy bay, vệ tinh, tàu vũ trụ (Nguyễn Khắc Thời, 2011).
Theo Toth and Jozkow (2016) thì do những tiến bộ vượt bậc về cấu trúc hạ tầng
cơ sở công nghệ thông tin và những phát triển công nghệ bộ cảm, viễn thám đã
có những biến đổi vượt qua các khái niệm thơng thường. Hình 2.1 cho ta thấy
khoảng cách quan trắc dưới dạng một khối lập phương, có 3 thơng số chính của
bộ cảm: (a) độ phân giải khơng gian, thể hiện bằng GSD (khoảng cách tại mặt
đất), (b) chu kỳ hay tần suất thu nhận hình ảnh, và (c) khoảng cách quan sát, là
khoảng cách trung bình từ mặt đất đến vệ tinh/vật mang.
Khái niệm vật mang như hình 2.1 bao gồm không những vệ tinh và máy
bay truyền thống, mà được bổ sung thêm UAS (Unmanned Aerial System) và
Mobile/Static. UAS hay còn được gọi là drone đang rất được quan tâm cả về
nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Các hệ thống lập bản đồ

Mobile đã được hình thành ngay khi giới dân dụng được phép sử dụng công nghệ
GPS; hệ thống cơ sở bao gồm bộ cảm lắp đặt trên phương tiện giao thông như ô
tô, tàu hỏa, v.v. nhằm thu thập dữ liệu không gian dọc theo các tuyến giao thông.
2.2.1.2. Nguyên lý chung của viễn thám
Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là
nguồn tư liệu chủ yếu trong viễn thám.Tuy nhiên, những dạng năng lượng khác
như từ trường, trọng trường cũng có thể được sử dụng để khai thác thông tin.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là
bộ viễn cảm (Remote Sensor) thường gọi tắt là bộ cảm.Các máy chụp ảnh hoặc
máy quét là những ví dụ về bộ cảm.
Phương tiện được sử dụng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang.Máy
bay hoặc vệ tinh là những ví dụ về vật mang.
Các tính chất của vật thể có thể xác định được thông qua các năng lượng
bức xạ hoặc phản xạ từ vật thể.Viễn thám là một công nghệ nhằm xác định và
nhận biết đối tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua những đặc trưng
riêng về phản xạ và bức xạ.
Tín hiệu điện từ thu nhận từ đối tượng nghiên cứu mang theo các thông tin
về đối tượng. Viễn thám thu nhận, xử lý các thông tin này, từ các thông tin phổ
nhận biết, xác định được các đối tượng.

8


Vệ

Khí

Mặt

q


t

Hấp
t
h

R

N

C

Mặt

Cơng trình xây dựng, nhà

Hình 2.2. Sơ đồ ngun lý thu nhận hình ảnh của viễn thám
2.2.2. Vệ tinh viễn thám và tư liệu sử dụng trong viễn thám
Vệ tinh có mang bộ cảm viễn thám gọi là vệ tinh viễn thám hay vệ tinh
quan sát mặt đất. Sau khi Liên Xơ (cũ) phóng Sputnik, mở đâu kỷ ngun vũ trụ
thì năm 1972 Hoa Kỳ bắt đầu dùng vệ tinh quan sát mặt đất. Hình 2.1 cho thấy số
lượng quốc gia sở hữu vệ tinh đã đạt đến con số 23 năm 2013, trong đó bao gồm
cả Việt Nam (VNM).

Hình 2.3. Thời gian các quốc gia phóng vệ tinh
Tên viết tắt theo chuẩn quốc tế IOS 3166
Nguồn: Belward and Skøien (2015)

9



Bảng 2.1. trình bày đặc điểm của một số bộ cảm chính hiện nay
chia theo độ phân giải từ thấp đến cao
Loại bộ cảm

Kênh phổ

Bước sóng (µm)

Kênh 36

0,620 - 2,155

Kênh 1
Kênh 2

0,50-0,59 (green)
0,61-0,68 (red)

Kênh 3
Kênh 4

0,79-0,89 (near IR)
1,58-1,75 (sh.w. IR)

Landsat

Kênh 1
Kênh 2


0,5-0,6 (green)
0,6-0,7 (red)

MSS

Kênh 3
Kênh 4

0,7-0,8 (near IR)
0,8 – 1,1 (near IR)

Kênh 1

0,45 – 0,52 (blue)

Kênh 2

0,52 – 0,60 (green)

Kênh 3
Kênh 4

0,63 – 0,69 (red)
0,76 – 0,9 (near IR)

Kênh 5
Kênh 6

1,55 – 1,75 (sh.w.IR)

10,4 – 12,5 (ther. IR)

ETM

Kênh 7
Pancro

2,08 – 2,35 (sh.w.IR)
0,52-0,9

SPOT-XS

Kênh 1
Kênh 2

0,50 – 0,59 (green)
0,61 – 0,68 (red)

SPOT

Kênh 3
Pancro

0,79 -0,89 (near IR)
0,51 – 0,73

Pancro
Kênh 1

0,45 – 0,90

0,45 -0,52 (blue)

Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4

0,50 – 0,60 (green)
0,63 – 0,69 (red)
0,76 – 0,90 (near IR)

MODIS

SPOT VGT

TM/ETM

IKONOS

Chu
(ngày)
1

kỳ Độ phân giải
(m)
250-1000

18

80x60


16

30

16

120

16

30

16

15

26

20
10

3

0,8 – 3,2

Nguồn: FAO (2014)

Chi tiết một số hệ thống dược trình bày chi tiết trong phần sau.

10



2.2.2.1. Các loại vệ tinh viễn thám
(a) Vệ tinh Landsat
Vệ tinh Landsat là vệ tinh viễn thám tài nguyên đầu tiên được phóng lên quỹ đạo
năm 1972, cho đến nay đã có bảy thế hệ vệ tinh Landsat đã được phóng lên quỹ
đạo và dữ liệu đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Vệ tinh Landsat được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185km và có thời điểm
bay qua xích đạo là 9h 39’ sáng. Dữ liệu do 2 bộ cảm biến TM và MSS thu nhận
được chia thành các cảnh phủ một vùng trên mặt đất 185×170km được đánh số
theo hệ quy chiếu tồn cầu gồm số liệu của tuyến và hàng. Các giá trị của pixel
được mã hoá 8 bit tức là cấp độ xám ở quỹ đạo trong khoảng 0÷255 (Nguyễn
Khắc Thời, 2011; Phạm Vọng Thành, 2013).
Bảng 2.2. Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh LANDSAT
Độ cao bay
Quỹ đạo
Chu kỳ lặp

915 km ( Landsat -1-3)
705km ( Landsat -4,5,7)
Đồng bộ mặt trời
18 ngày ( Landsat -1-3)
16 ngày ( Landsat -4,5,7)

Thời gian hoàn tất

Khoảng 103 phút ( Landsat -1-3)

Chu kỳ quỹ đạo


Khoảng 99 phút ( Landsat -4,5,7)
1972 (Landsat -1) 1975 ( Landsat -2)

Năm phóng vào quỹ đạo

1978 ( Landsat -3) 1982 ( Landsat -4)
1984 ( Landsat -5) 1999 ( Landasat -7)
2013 (Landsat-8)

(b) Vệ tinh SPOT
Vệ tinh SPOT-1 được cơ quan hàng không Pháp (Système Pour
L`Observation de la Terre) phóng lên quỹ đạo vào năm 1986, các năm 1990, 1993,
1998, và 2002 lần lượt các vệ tinh SPOT-2,3,4 và 5 được đưa vào hoạt động. Đây
là loại vệ tinh đầu tiên sử dụng kỹ thuật quét dọc tuyến chụp với hệ thống quét
điện tử có khả năng cho ảnh lập thể dựa trên nguyên lý quan sát nghiêng.

11


Bảng 2.3. Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh SPOT
Độ cao bay

822 km

Quỹ đạo

Đồng bộ mặt trời

Chu kỳ lặp


26 ngày

Thời gian hoàn tất quỹ đạo

Khoảng 101 phút
1986 ( SPOT -1)
1990 ( SPOT-2)

Năm phóng vào quỹ đạo

1993 ( SPOT-3)
1998 ( SPOT-4)
2002 (SPOT-5)

(c) Vệ tinh IKONOS
IKONOS là loại vệ tinh thương mại đầu tiên có độ phân giải cao (1m)
được đưa vào không gian tháng 9/1999 do Công ty Space Imaging (Hoa Kỳ) và
bắt đầu phổ biến ảnh độ phân giải cao từ tháng 3/2000. Bộ cảm biến OSA
(Optical sensor assembly) của vệ tinh IKONOS sử dụng nguyên lý quét điện tử
và có khả năng thu đồng thời ảnh tồn sắc và đa phổ. Ngồi khả năng tạo ảnh có
độ phân giải cao nhất vào thời điểm năm 2000, ảnh IKONOS cịn có độ phân giải
bức xạ rất cao vì sử dụng đến 11bít để ghi nhận năng lượng phản xạ (Phạm Vọng
Thành, 2013).

(d) Vệ tinh World View-2
Vệ tinh World View-2 được phóng lên quỹ đạo ngày 8 tháng 10 năm 2009
tại Vandenberg, California, Hoa Kỳ.
1. Thu nhận ảnh có độ phân giải: 0,46 m (toàn sắc); 1,8 m (đa phổ); 0,52m
(tồn sắc) ; 2,4 m (đa phổ) (tại góc chụp 20°);
2. Diện tích thu nhận/1 ảnh: 16,4 km x 16,4 km;

3. Chu kỳ: 1,1 ngày (ở 1m GSD) hoặc ít hơn và 3,7 ngày ở 200 (0,52m GSD).

(e) Vệ tinh Sentinel -2
Vệ tinh Sentinel-2 được phóng lên quỹ đạo ngày 23/6/2015 bởi ESA. Để
ành thu được đạt độ chính xác cao, người ta sử dụng đồng thời 2 vệ tinh
(Sentinel-2 A và Sentinel-2 B). Quỹ đạo của vệ tính ở độ cao 786 km (488 mi),
gần với quỹ đạo Landsat và trùng khớp với quỹ đạo vệ tinh SPOT.

12


1. Thu nhận ảnh có độ phân giải: 0.4-2.4 µm (VNIR + SWIR);
2. Số kênh phổ: 13. 4 kênh có độ phân giải 10m, 6 kênh có độ phân giải
20m, 3 kênh có độ phân giải 60m;
3. Trọng tải: MSI (Multi Spectral Instrument);
4. Kích thước pixel: < 1 ha MMU (Minimum Mapping Unit);
5. Chu kỳ: Ở xích đạo là 5 ngày, ở vĩ độ là 3 ngày.

2.2.2.2. Tư liệu sử dụng trong viễn thám
Kết quả của việc thu nhận ảnh từ vệ tinh hay máy bay ta sẽ có những tấm
ảnh ở dạng tương tự hay dạng số, lưu trữ trên phim ảnh hoặc trên băng từ.

(a) Ảnh tương tự
Ảnh tương tự là ảnh chụp trên cơ sở của lớp cảm quang halogen bạc, ảnh
tương tự thu được từ các bộ cảm tương tự dùng phim chứ không sử dụng các hệ
thống quang điện tử. Những tư liệu này có độ phân giải không gian cao nhưng
kém về độ phân giải phổ. Nói chung loại ảnh này thường có độ méo hình lớn do
ảnh hưởng của độ cong bề mặt trái đất. Vệ tinh Cosmos của Nga thường sử dụng
loại bộ cảm này.


(b) Ảnh số
Ảnh số là dạng tư liệu ảnh khơng lưu trên giấy ảnh hoặc phim. Nó được
chia thành nhiều phân tử nhỏ thường được gọi là pixel. Mỗi pixel tương ứng với
một đơn vị không gian. Quá trình chia mỗi ảnh tương tự thành các pixel được gọi
là chia mẫu (Sampling) và quá trình chia các độ xám liên tục thành một số
nguyên hữu hạn gọi là lượng tử hóa. Các pixel thường có dạng hình vng. Mỗi
pixel được xác định bằng tọa độ hàng và cột. Hệ tọa độ ảnh thường có điểm 0 ở
góc trên bên trái và tăng dần từ trái sang phải đối với chỉ số cột và từ trên xuống
đối với chỉ số hàng. Trong trường hợp chia mẫu một ảnh tương tự thành một ảnh
số thì độ lớn của pixel hay tần số chia mẫu phải được chọn tối ưu. Độ lớn của
pixel quá lớn thì chất lượng ảnh sẽ tồi, cịn trong trường hợp ngược lại thì dung
lượng thơng tin lại quá lớn.

(c) Bản đồ và số liệu địa hình
Để phục vụ cho các công tác nghiên cứu của viễn thám cần phải có những
tài liệu địa hình và chun đề sau:

13


- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000;
- Bản đồ chuyên đề;
- Bản đồ kinh tế xã hội;
- Mơ hình số địa hình.
2.2.3. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên trên ảnh viễn thám
Các đối tượng tự nhiên của bề mặt trái đất, có thể chia các đối tượng này thành 3
nhóm chính:
- Nhóm lớp phủ thực vật
- Nhóm phi thực vật
- Nhóm đối tượng nước

Khi nghiên cứu phổ phản xạ của các đối tượng cần làm rõ hai vấn đề:
- Cơ chế phản xạ phổ của các nhóm đối tượng
- Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng thu nhận được trên một loại tư
liệu ảnh viễn thám cụ thể.

rλ(%)
Đất
6



4


Thực
2

N


0 0•


0


1


1



1


1


1


2


2


2


2

λ(

Hình 2.4. Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên

2.2.3.1. Đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật
Bức xạ mặt trời khi tới bề mặt lá cây, vùng sóng đỏ và chàm bị chất diệp
lục hấp thụ phục vụ cho q trình quang hợp, vùng sóng lục và vùng sóng hồng
ngoại sẽ phản xạ khi gặp chất diệp lục của lá.


14


×