Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN BẢO YẾN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI
Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Trần Bảo Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn- Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Khoái Châu,
các xã điều tra cùng bà con các hộ trồng chuối tại các xã điều tra đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Trần Bảo Yến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hộp ....................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới.......................................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối ............................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chuối ......................................................... 3

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................... 3

2.1.2.

Vai trò của phát triển sản xuất chuối .................................................................. 5

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển sản xuất chuối .............................................................. 6

2.1.4.


Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chuối .................................................. 7

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối ........................................ 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chuối .................................................... 10

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất chuối trên thế giới.............................................. 10

2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất chuối ở Việt Nam .............................................. 14

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối cho huyện Khoái Châu – Hưng
Yên ................................................................................................................... 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19

iii


3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 19

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 19

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 20

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 25

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 26

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 27

3.2.4.

Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu.................................................................. 29


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 31
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất chuổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên ................................................................................................................... 31

4.1.1.

Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khối Châu .................... 31

4.1.2.

Cơng tác khuyến nông trong sản xuất chuối .................................................... 34

4.1.3.

Xây dựng thương hiệu ...................................................................................... 37

4.1.4.

Liên kết trong phát triển chuối tại huyện Khoái Châu ..................................... 42

4.1.5.

Tiêu thụ chuối ................................................................................................... 46

4.1.6.

Kết quả phát triển sản xuất chuối ..................................................................... 53


4.2.

Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển sản xuất chuối ........................................ 61

4.2.1.

Đặc điểm của hộ nơng dân ............................................................................... 61

4.2.2.

Nhóm nhân tố thị trường .................................................................................. 65

4.2.3.

Nhóm nhân tố chính sách ................................................................................. 69

4.2.4.

Bảng phân tích SWOT ..................................................................................... 71

4.3.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên ......................................................................................................... 73

4.3.1.

Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chuối trên địa bàn huyện
Khối Châu ....................................................................................................... 73


4.3.2.

Giải pháp hồn thiện quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung....................... 75

4.3.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác khuyến nông ..................................... 76

4.3.4.

Giải pháp về quản lý nhãn hiệu ........................................................................ 78

4.3.5.

Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại ........................ 79

4.3.6.

Giải pháp về chính sách hỗ trợ vốn sản xuất .................................................... 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 82

iv


5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 82


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 83

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .................................................................................... 83

5.2.2.

Kiến nghị với tỉnh ............................................................................................. 83

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐVT

Đơn vị tính

HTX


Hợp tác xã

ha

Hecta

KHKT

Khoa học kỹ thuật

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BQ

Bình qn


BVTV

Bảo vệ thực vật

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân

NSBQ

Năng suất bình qn

PTNT

Phát triển nơng thôn

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất chuối các vùng trên thế giới năm 2016………...…...….11
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất chuối ở 5 nước có diện tích lớn nhất thế giới năm 20152016............................................................................................................... 12

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất chuối ở các vùng năm 2016 .......................................... 14
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Khối Châu năm 2014-2016 .......................... 21
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Khoái Châu giai đoạn 2014-2016 ...... 23
Bảng 3.3. Đặc điểm của xã được chọn ......................................................................... 26
Bảng 3.4. Nguồn thông tin thứ cấp............................................................................... 26
Bảng 3.5. Số lượng mẫu được chọn ............................................................................. 27
Bảng 3.6. Bảng phân tích SWOT ................................................................................. 28
Bảng 4.1. Diện tích vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung ..................................... 32
Bảng 4.3. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học tiến bộ .......................................... 35
Bảng 4.4. Đánh giá của hộ đến công tác khuyến nông trên địa bàn huyện .................. 36
Bảng 4.6. Tỉ lệ liên kết với hộ trồng chuối khác .......................................................... 42
Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với tác nhân thu gom trong sản xuất – tiêu thụ
chuối ............................................................................................................. 45
Bảng 4.8. Tỉ lệ vay vốn của các hộ điều tra tại huyện Khoái Châu ............................. 46
Bảng 4.9. Chỉ số kỹ thuật của chất lượng của thị trường Trung Quốc ......................... 51
Bảng 4.10. Tiêu chuẩn về các chỉ số lý hoá của thi trường Trung Quốc ....................... 52
Bảng 4.11. Phân bố diện tích trồng chuối theo địa phương của tỉnh Hưng Yên ............ 53
Bảng 4.12. Năng suất và sản lượng chuối của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên....... 54
Bảng 4.13. Diện tích đất trồng chuối bình qn tại huyện Khối Châu ......................... 55
Bảng 4.14. Diện tích, năng suất chuối bình qn của các nhóm hộ điều tra .................. 57
Bảng 4.15. Chi phí đầu vào cho sản xuất cho một sào chuối của các nhóm hộ điều tra 58
Bảng 4.16. Kết quả và hiệu quả cho một sào chuối tại huyện Khối Châu .................... 59
Bảng 4.17. Tình hình chung của các hộ điều tra huyện Khoái Châu.............................. 61
Bảng 4.18. Nguồn tiếp cận thông tin về kỹ thuật và sản xuất chuối huyện Khoái Châu64
Bảng 4.20. Đánh giá của các hộ về chất lượng dịch vụ công cho phát triển sản xuất ... 70
Bảng 4.21. Bảng tóm tắt các yếu tố phát triển sản xuất chuối trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
theo ma trận SWOT ..................................................................................... 72
Bảng 4.22. Bố trí thời vụ trồng và thu hoạch vùng sản xuất tập trung ở Khoái Châu .... 77

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HỘP
Bản đồ 4.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung ở Khoái Châu .......................... 31
Biểu đồ 4.1. Biến động giá cả của chuối tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên .............. 68
Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ chuối ................................................................................... 47

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Bảo Yến
Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chuối
trên địa bàn huyện Khoái Châu từ đó đưa ra giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên
cứu đề tài tập trung vào 3 xã Tứ Dân, Tân Dân và Đại Tập vì đây là 3 xã có diện tích
trồng chuối lớn nhất huyện. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng phát triển sản xuất chuối trên địa bàn huyện qua các sách báo, các báo cáo
về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện...; Kết hợp phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối tượng liên quan như 100 hộ trồng chuối
trên địa bàn huyện; 05 cán bộ huyện và 12 cán bộ xã phụ trách nông nghiệp nhằm thu

thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp
phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, thống
kê so sánh và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu các giải
pháp phát triển sản xuất chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Việc sản xuất chuối tại địa bàn tuy đã có vùng sản xuất tập trung, tuy nhiên tỉ lệ
nhóm hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ còn lớn, chưa sản xuất tập trung. Hệ thống hạ tầng
cơ sở phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: giao thông, thủy lợi, điện… mặc dù đã đáp
ứng được nhu cầu sản xuất nhưng chưa được tận dụng triệt để. Do ảnh hưởng của việc
giá cả bấp bênh, sản xuất chuối phải đối mặt với nhiều điểm bất lợi như sâu bệnh, nên
các hộ sản xuất phải đối diện nhiều khó khăn, sản xuất khơng hiệu quả.
Mức độ đầu tư cho chuối ở các nhóm hộ cịn thấp, đặc biệt là nhóm hộ sản xuất
nhỏ lẻ có mức đầu tư hạn chế dẫn tới hiệu quả kinh tế khơng cao trong khi đó nhóm hộ
sản xuất tập trung đầu tư khá cao tuy nhiên thu nhập nhận được vẫn cịn thấp so với chi
phí phải bỏ ra. Chuối tiêu hồng của huyện Khoái Châu chủ yếu bán qua một kênh chủ
yếu là cho các thương lái và bán lẻ cho người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề người dân bị ép
giá là thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng xấu tới người sản xuất. Việc áp dụng kỹ
thuật của huyện cịn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các hộ đều sản xuất theo kinh nghiệm
lâu năm, chỉ có một số hộ theo quy trình kỹ thuật cịn đơn giản. Tình hình tập huấn về

ix


kỹ thuật của huyện Khối Châu vẫn cịn hạn chế, nông hộ tiếp cận thông tin về kỹ thuật
chủ yếu thông qua cán bộ khuyến nông và thông tin đại chúng.
Sản xuất chuối tại huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: đặc
điểm của hộ nông dân như trình độ, độ tuổi của hộ, quy mơ sản xuất của huyện, nhận
thức của người sản xuất; nhóm nhân tố về thị trường; nhóm nhân tố về chính sách như
chính sách đất đai, chính sách tín dụng, đầu tư công và dịch vụ công.
Một số giải pháp đã được đề ra nhằm khắc phục, đẩy mạnh phát triển sản xuất

chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu thời gian tới được đề xuất gồm: phát triển vùng
sản xuất chuối tập trung để tiến hành đầu tư, chăm sóc một cách có hệ thống. Tăng
cường cơng tác tun truyền, tập huấn ở địa phương về kỹ thuật sản xuất; Có chính sách
hỗ trợ về vốn; Thị trường tiêu thụ; Quản lý thương hiệu và xúc tiến các hoạt động
thương mại; Cần có sự quan tâm nhiều hơn của chính quyền địa phương đến phát triển
sản xuất, đào tạo cán bộ nguồn khuyến nông để việc mang kỹ thuật mới đến gần với
người dân hơn.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Bao Yen
Thesis Title: Solution for development of banana production in Khoai Chau district,
Hung Yen province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Findings:
Objective: Based on the assessment of the current status and solutions of
banana production in Khoai Chau district, the research proposes some solutions to
develop banana production in Khoai Chau district, Hung Yen province.
Methodology: The research conducts the data on 3 pilot communes of Tu Dan,
Tan Dan and Dai Tap, which are the three largest communes of banana production in
the district. We use the method to collect the secondary data including the information
on the current status of banana production in the district through books, reports on the
development of agricultural production of the district ...; the method to collect the
primary data through surveys of related subjects such as 100 banana growers in the

district; 05 officers from the district and 12 commune officers in charge of agriculture to
collect information for research. The research uses a number of data analysis methods
such as descriptive statistical methods, statistical disaggregation, comparative statistics,
and research indicators to clarify the content of research on the solution for banana
production in Khoai Chau district.
Results and Conclusion:
The production of banana in the area has a concentrated production area,
however, the proportion of small scale production households is still large.
Infrastructure for agricultural production such as transportation, irrigation, electricity ...
is not fully utilized. Due to the unstable price, banana production faces many
disadvantages such as pests and diseases, so the producers face many difficulties and
inefficient production.
The investment for banana production in the household groups is still low,
especially the small group of producers whose investment is limited, resulting in low
economic efficiency. The income received is still lower than the cost.The banana of
Khoai Chau district is mainly sold through a channel mainly for traders and retailers.
Therefore, farmers being forced to price is often occur, causing negative impact on
producers. The application of technology in the district is difficult. Most of the

xi


households practice through their experience not based on the advance technique. The
technical training of Khoai Chau district is still limited. Households access to technical
information mainly through extension officers and mass media.
Banana production in Khoai Chau district is influenced by the following factors:
characteristics of farmer households such as the education level, age of the household,
production scale, perception of producers; market factors; Policy elements such as land
policy, credit policy, public investment and public services.
A number of solutions have been proposed to overcome, promote the

development of banana production in Khoai Chau district, including: Development of
concentrated banana production area; Strengthening local propaganda and training on
production techniques; Introducing the policies on capital support, consumption market,
brand management and promotion of commercial activities; More attention should be
paid by local authorities to production development, training of extension staff to bring
new technologies to the farmers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tái cơ cấu nơng nghiệp là một trong những chính sách lớn của Đảng và
nhà nước, trong đó nhiều địa phương đã và đang tiến hành chuyển đổi mạnh cơ
cấu cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nơng dân. Huyện Khối
Châu, tỉnh Hưng n là một trong những địa phương có phong trào chuyển đổi cây
trồng hiệu quả, với nhiều cây trồng chuyển đổi có giá trị cao trong đó phát triển
chuối được Khối Châu xem là một định hướng ưu tiên trong chuyển đổi cơ cấu cây
trồng với hơn 700ha, hàng năm sản lượng đạt khoảng hơn 30.000 tấn, trị giá hơn
200 tỷ đồng giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây dần được đổi mới. Huyện
đang quy hoạch và phát triển cây chuối thành vùng sản xuất hàng hóa tại các xã Đại
Tập, Tứ Dân và Tân Châu... Những năm gần đây, cây chuối trở thành cây kinh tế
chủ lực, nguồn thu nhập chính của người dân ở huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên
bởi cây chuối phù hợp với điều kiện đất đai, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, thu hoạch
quanh năm, vốn đầu tư thấp 1ha chuối chi phí bỏ ra đầu tư chưa đến 20 triệu đồng
cho thu nhập từ 250-350 triệu đồng/ha/năm đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3-5 lần
so với trồng ngô, rau màu và dong riềng trước đó (Thế Dương, 2017).
Tuy huyện Khối Châu có nhiều tiềm năng phát triển cây chuối, song thực tế
những năm qua việc phát triển cây chuối trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu là tự phát,
phân tán, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đầu tư thâm canh

thấp, kiến thức, tay nghề của nông dân về kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, bảo quản, thu
hoạch chưa được quan tâm áp dụng, giá trị thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển của loại cây này, thị trường tiêu thụ chuối của tỉnh Hưng Yên chủ yếu tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở dạng quả tươi, giá chuối thì không
ổn định do sản xuất ồ ạt thiếu thông tin về thị trường dẫn đến cung vượt cầu. Trong khi
đó thị trường tiêu thụ chuối ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối thì
thiếu hàng để xuất khẩu do chuối của các hộ nông dân sản xuất ra chưa đảm bảo
tiêu chuẩn cả về chất lượng và mẫu mã của các nước nhập khẩu.
Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp phát triển
sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. Trên cơ sở thực trạng
phát triển sản xuất chuối của huyện Khối Châu, tìm ra những điểm mạnh điểm
yếu để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chuối, từ đó đưa ra những giải pháp
hợp lý để phát triển sản xuất chuối tại Khoái Châu trong thời gian tới.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chuối trên địa bàn
huyện Khối Châu từ đó đưa ra giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp phát triển sản
xuất chuối ở huyện Khoái Châu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lí luận và thực tiễn về giải pháp phát triển
sản xuất chuối.
- Đối tượng khảo sát: các hộ trồng chuối, cán bộ chính quyền địa phương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về giải pháp phát triển sản xuất chuối ở
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng n
Về khơng gian: Tại huyện Khối Châu tỉnh Hưng n.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thu thập từ năm 2013 đến năm 2016.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Về lý luận: Đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung và các
yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến giải pháp phát triển sản xuất chuối.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay tại huyện Khoái Châu đã
có nhiều giải pháp để phát triển sản xuất chuối như xây dựng thương hiệu, các
giải pháo về quy hoạch, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chuôi. Tuy nhiên,
vẫn còn những hạn chế trong phát triển sản xuất chuối. Vì vậy từ những ưu điểm
và hạn chế nghiên cứu đề ra được nhóm giải pháp nhằm tăng phát triển sản xuất
chuối tại huyện Khoái Châu.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PhÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Phát triển nơng nghiệp thể hiện q trình thay đổi của nền nông nghiệp ở

giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về
lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không
những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại
và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của xã hội về nơng nghiệp (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình, 2009).
Phát triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân
tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách
thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã
hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự
nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối
công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015).
Với ngân hàng thế giới thì khái niệm phát triển với ý nghĩa là: Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do cơng dân để củng cố
niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước và
cộng đồng (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008).
Phát triển kinh tế là một q trình thay đổi theo hướng hồn thiện về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến
bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá
trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn
thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Trần Quốc Tuấn, 2013).

3


Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển được nêu trong cuốn
“Tương lai của chúng ta” thì Phát triển bền vững là quá trình phát triển trong đó có
sự lồng ghép các q trình sản xuất - kinh doanh với bảo tồn tài nguyên và làm tốt
hơn về môi trường: đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phương

hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của tương lai (Trung Toàn, 2009).
Như vậy phát triển là mơ tả sự vật hiện tượng ngồi việc gia tăng về quy
mô, số lượng đồng thời thay đổi cả về mặt chất lượng. Phát triển kinh tế, ngồi là
việc tăng lên về quy mơ thì nó cịn hoàn thiện hơn về cấu trúc và chất lượng của
nền kinh tế.
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm (C.Mac và Ph.Angghen, 1995).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải
hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì
người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản
xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người (Trần Đăng Khoa, 2010).
Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các
vùng, các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá,
tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn.


4


2.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một q trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng (Trần Quốc Tuấn, 2013).
Phát triển sản xuất bao gồm hai khía cạnh: Phát triển theo chiều rộng như
việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta
phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập
huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển theo chiều sâu như việc
tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá
thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị
trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm
cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thối các
nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững (Nguyễn Đăng Thực, 2009).
Vậy phát triển sản xuất được xem là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trị
quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng
được nâng cao, đặc biệt hiện nay xu thế tăng về nhu cầu chất lượng sản phẩm. Ở
Việt Nam và một số nước chậm phát triển để mau chóng khắc phục sự lạc hậu,
đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các
nước trong khu vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng và kết
hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện
có cho phép.
2.1.2. Vai trị của phát triển sản xuất chuối
- Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây ăn quả
nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong đó, cây chuối là cây ăn quả nhiệt đới được trồng
phổ biến từ rất lâu vốn đầu tư ít, mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh

năm. Theo đề án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010,
tầm nhìn 2020 của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn, chuối được nhiều
địa phương chọn làm cây trồng chủ lực .
- Theo ông Vũ Mạnh Hải, Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả Trung
ương, chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hàng năm kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Trung quốc chiếm tỷ lệ lớn. Không chỉ là xuất khẩu quả

5


chuối, mà những năm gần đây một lượng lá chuối được xuất khẩu sang thị trường
thế giới như Thái Lan, Mỹ thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (An
Minh, 2010).
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng có năng suất, chất lượng
thấp sang trồng cây chuối hiện được xem là định hướng ưu tiên trong chuyển đổi
cơ cấu cây trồng tại nhiều địa phương. Phát triển trồng chuối tạo ra bước đột phá
trong sản xuất nông nghiệp giúp cho người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời
sống, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
- Việc chuyển đổi cây trồng phù hợp như sang mơ hình trồng chuối sẽ tạo
ra vùng sản xuất tập trung, góp phần tạo cơng ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu
lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh tế, khu vực sản
xuất hàng hóa được hình thành. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở khu
vực nơng thơn.
- Việc phát triển sản xuất chuối góp phần cho ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, đồ uống phát triển. Đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng,
quanh năm cho nhân dân.
- Phát triển cây ăn quả nói chung, cây chuối nói riêng khơng những góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà cịn góp phần bảo vệ
mơi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền vững.
2.1.3. Đặc điểm của phát triển sản xuất chuối

- Chuối chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng quả tươi. Vì vậy yêu cầu chuối
đưa vào thị trường tiêu thụ phải tươi, ngon, mẫu mã đẹp và đảm bảo an toàn thực
phẩm. Cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chuối để sản phẩm chuối đạt
tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thị trường đề ra.
- Chuối được thu hoạch khi còn xanh, quả cứng, chịu được vận chuyển,
nhưng phải có mức độ chín nào đó, để khơng ảnh hưởng đến chất lượng sau thời
gian dấm (dú) đạt độ chín tiêu dùng. Đặc biệt, trồng chuối xuất khẩu nếu cắt sớm
thì mất chất lượng vì đặc điểm của quả chuối là tăng trọng nhanh khi sắp chín.
Cắt muộn dễ bị hỏng khi vận chuyển. Vì vậy việc phát triển chuối cũng cần phải
có những biện pháp thu hoạch, bảo quản làm sao cho chuối đến tay người tiêu
dùng đảm bảo cả về chất lượng lẫn mẫu mã tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng,
đồng thời sản phẩm cũng đạt được lợi nhuận cao nhất.

6


- Chuối là loại quả không chỉ dùng sản phẩm tươi ăn ngay mà cịn có thể
chế biến thành đồ uống, chuối sấy khơ, mứt chuối... Vì vậy cần liên kết, hình
thành các cơ sở chế biến để tránh sự hao hụt trong khâu tiêu thụ để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
- Chuối sau khi thu hoạch, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, xuất khẩu
chủ yếu theo đường tiểu ngạch do chưa đáp ứng được các tiêu chí về kỹ thuật,
chất lượng cũng như mẫu mã của các nước.. Việc xuất khẩu chuối thường thông
qua các thương lái vì vậy việc tiêu thụ chuối bấp bênh, cũng như làm giá cả
chênh lệch lên cao. Sự thay đổi cải tiến về sản xuất áp dụng khoa học tiên tiến
vào sản xuất, đồng thời chủ động hơn trong khâu tiêu thụ ở các hộ trồng chuối sẽ
giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định khâu tiêu thụ.
- Giống là nhân tố vơ cùng quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng và
khả năng cho năng suất cũng như quy mô sản xuất. Theo kinh nghiệm cổ truyền,
cây giống được tách ra khỏi cây mẹ khi có từ 3 đến 6 lá với độ cao vút ngọn

khoảng 1 - 1,5 m, nên khi sản xuất với số lượng lớn, sẽ rất khó có thể chủ động
được nguồn giống cũng như độ đồng đều của giống. Ðể giải quyết vấn đề giống
khi sản xuất trên qui mô lớn cần sử dụng cây giống nuôi cấy mô tế bào, đặc biệt
sản xuất theo đơn đặt hàng với những yêu cầu chặt chẽ về chất lượng cũng như
thời điểm cung cấp sản phẩm.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chuối
2.1.4.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối
Quy hoạch vùng sản xuất chuối là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp tận dụng
tối đa quỹ đất để sản xuất, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng
khoa học kĩ thuật, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường, điện, các hệ thống
thủy lợi đến tận nới sản xuất giúp các hộ nông dân sản xuất có hiệu quả cao nhất.
Dựa vào đặc điểm khu dân cư, quy hoạch vùng sản xuất, các cơng trình,
hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng có liên quan từ đó tiến hành quy hoạch vùng sản
xuất chuối sao cho hợp lý.
Chính quyền địa phương cần phải có quy hoạch sử dụng đất cho các vùng
sản xuất chuối, trong đó chú trọng đến bảo tồn quỹ đất nơng nghiệp nhằm đảm
bảo tính ổn định lâu dài về đất đai trong các vùng được quy hoạch. Qua đó, giúp
nơng dân ổn định tâm lý, yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có giải pháp về quy
hoạch một số vùng sản xuất chuối tập trung trên địa bàn huyện

7


2.1.4.2. Cơng tác khuyến nơng trong sản xuất chuối
Có thể nói cơng tác khuyến nơng là người bạn của người dân, là một mắt
xích quan trọng giữa nơng dân với nhà khoa học, Nhà nước và nhà doanh nghiệp
giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức về sản xuất nông nghiệp làm tăng
hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác.
Đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được của công tác khuyến
nông trên địa bàn huyện từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác khuyến nông cho bà con nông dân.
2.1.4.3. Xây dựng thương hiệu
Trong bối cảnh đất nước hội nhập thì việc xây dựng thương hiệu cho các
mặt hàng nông sản Việt là vấn đề cấp bách hiện nay. Xây dựng thương hiệu giúp
nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông sản
của nước ta đã được biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và ngoài nước, đã
được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, nhưng vẫn chưa
xây dựng được thương hiệu, chưa có lơ-gơ, nhãn mác. Đây là một bất lợi lớn trong
cạnh tranh của các loại nông sản Việt, nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi việc tăng cường khả năng cạnh tranh
của sản phẩm đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, với chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
2.1.4.4. Liên kết trong sản xuất chuối
Liên kết trong sản xuất là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện
đại.Trước sự biến động của thị trường, giá đầu vào sản xuất tăng, giá sản phẩm
bán ra và thị trường tiêu thụ khơng ổn định thì việc liên kết sản xuất kinh doanh
là hết sức quan trọng. Nó góp phần xóa bỏ tình trạng sản xuất đơn lẻ, đầu ra
khơng ổn định, …từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Liên kết trong sản xuất chuối chính là các hộ sản xuất, các doanh
nghiệp,…liên kết đầu tư với nhau như thế nào, các hộ, các trang trại liên kết như
thế nào trong việc mua giống, phân bón,…cũng như liên kết trong việc chia sẻ kỹ
thuật, giúp nhau trong quá trình xây dựng mơ hình sản xuất.
Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá
trị có vai trị rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay đã

8


khẳng định doanh nghiệp có vai trị chủ đạo trong việc định hướng thị trường,

quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết.
Liên kết bốn nhà đang được phổ biến hiện nay, trong bất kỳ ngành sản
xuất nào thì vai trị của bốn nhà là vơ cùng quan trọng, bốn nhà có thể kết hợp
với nhau, hỗ trợ nhau, trong đó Nhà nước tạo hành lang pháp lý thơng qua các cơ
chế chính sách của mình thì các tổ chức đồn thể, cá nhân mới có thể quy hoạch
và xác định mục tiêu, phương án kinh doanh của mình, ba nhà cịn lại hỗ trợ tích
cực cho nhau, nhà doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn cho người sản xuất, người sản
xuất bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học nghiên cứu các
giống, kỹ thuật cho nhà doanh nghiệp và người trồng trọt.
2.1.4.5. Tiêu thụ chuối
Sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ nó là điều kiện quyết định sự tồn
tại của người sản xuất. Khi thị trường tiêu thụ được mở rộng kéo theo quy mô
sản xuất được mở rộng.
Công tác tiêu thụ chuối cần sự liên kết giữa người sản xuất, các thương
lái, HTX hay các Doanh nghiệp và chính quyền địa phương, tiến hành nghiên
cứu, đánh giá về hiệu quả liên kết trong mối liên hệ giữa các tác nhân để tìm ra
hướng đi hợp lý cho đầu ra sản phẩm. Cùng với đó việc nghiên cứu, đánh giá
tiềm năng các thị trường trong nước, xuất khẩu để từ đó đưa ra những phương án
để đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ chuối.
2.1.4.6. Kết quả phát triển sản xuất chuối
Phát triển sản xuất chuối được xem là một định hướng ưu tiên của chuyển
dịch cơ cấu cây trồng tại Khoái Châu. Những năm gần đây, cây chuối trở thành
cây kinh tế chủ lực, diện tích chuối ngày càng được mở rộng, là nguồn thu nhập
chính của người nơng dân ở huyện Khoái Châu bởi cây chuối phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây đem lại hiệu quả cao gấp 3-5 lần so với trồng
cây rau màu, dong riềng, ngơ trước đó.
Phát triển sản xuất chuối đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa
phương. Đây có thể coi là một bước đột phá trong sự phát triển kinh tế của người
dân nơi đây.


9


2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối
2.1.5.1. Đặc điểm của hộ nơng dân
+ Trình độ chủ hộ: Trình độ của chủ hộ cho thấy sự nhận biết, khả năng
tiếp thu các vấn đề trong sản xuất như trình độ chăm bón, năng lực sản xuất hay
sự tiếp thu các tiến bộ và ứng dụng KHKT vào sản xuất có hiệu quả hay khơng,
trình độ thấp sẽ làm cho sự tiếp thu kém hiệu quả từ đó dẫn đến năng lực trong
sản xuất yếu hơn những hộ có trình độ cao hơn, năng suất kém hơn và dẫn đến ít
hơn về doanh thu và thu nhập.
+ Quy mơ sản xuất: nếu người nơng dân cịn trồng kiểu tự phát, khơng
tập trung thì rất khó ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chuối dẫn đến sản
phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu về thị trường cả về số lượng và
chất lượng.
+ Vốn đầu tư: Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong vấn đề
phát triển sản xuất chuối ở Khối Châu, là điều kiện để nâng cao trình độ khoa
học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật từ đó giúp tăng năng suất
cũng như chất lượng chuối, mở rộng quy mơ sản xuất chuối.
2.1.5.2. Nhóm nhân tố thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì yếu tố cung – cầu là yếu tố quyết
định sự ra đời và phát triển của một ngành sản xuất, hàng hóa hay dịch vụ nào
đó. Người sản xuất chỉ phát triển được khi sản xuất hàng hóa, dịch vụ tạo ra đáp
ứng được nhu cầu thị trường và có lợi nhuận cao. Đối với nhân tố thị trường sức
mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng đến q trình phát triển sản xuất của chuối.
2.1.5.3. Nhóm nhân tố chính sách
Các chính sách về đất đai, tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách
khuyến nơng, chính sách tiêu thụ sản phẩm, đều là những yếu tố ảnh hưởng đến
q trình phát triển sản xuất chuối. Ví dụ chính sách tín dụng vay vốn ưu đãi tạo

điều kiện cho người trồng chuối có vốn đầu tư mở rộng sản xuất cũng như áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có hiệu quả cao.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỐI
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chuối trên thế giới
Chuối không những được ưa chuộng trên thế giới mà còn là mặt hàng
đóng góp lớn vào thương mại quốc tế. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ

10


yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển. Khoảng 98% sản lượng
chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu
tới các nước phát triển. Nguồn cung chuối tồn cầu có thể chia làm 3 khu vực
chính là Mỹ Latinh (Ecuador, Brazil, Colombia…), châu Phi (Cameroon, Bờ
Biển Ngà…) và châu Á (Philippines). Mặc dù các thị trường nhập khẩu chuối
ngày một đa dạng, các nhà xuất khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào các thị trường
tiêu thụ chính là Bắc Mỹ, châu Âu và một vài nước châu Á.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy diện tích chuối ở Châu Á là lớn nhất chiếm
2.132.781ha tương đương 40,35% tổng diện tích chuối tồn thế giới, sau đó là
Châu Phi với 37,29% tổng diện tích chuối trên thế giới và Châu âu là nơi có diện
tích chuối thấp nhất chỉ chiếm 0,01% tổng diện tích chuối tồn thế giới tuy nhiên
đây lại là nơi có năng suất chuối cao nhất 37,97 tấn/ha trong khi đó Châu Á là
25,50 tấn/ha, Châu Mỹ là 23,82 tấn/ha, Châu Phi là 10,37 tấn/ha. Điều đó cho
thấy năng suất chuối ở vùng lãnh thổ Châu Âu đạt năng suất cao nhất trên thế
giới, có thể thấy với điều kiện kinh tế phát triển Châu Âu đã áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chuối giúp năng suất chuối đạt kết quả cao.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất chuối các vùng trên thế giới năm 2016
Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)


Năng suất (tạ/ha)

Tổng

5.285.156

112.647.784

255,076

Châu Á

2.132.781

63.665.102

298,507

Châu Âu

10.352

393.148

379,783

Châu Phi

1.971.070


20.453.449

103,768

Châu Mĩ

1.180.953

28.136.085

238,249
Nguồn: FAOSTAT (2017)

Vùng Châu Á là vùng sản xuất chuối lớn nhất thế giới. Trong đó, Ấn Độ
là nước sản xuất lớn nhất với sản lượng chiếm hơn 20% tổng sản lượng chuối
toàn cầu. Philippines và Trung Quốc cũng nằm trong tốp các nước sản xuất chuối
lớn nhất thế giới. Tuy vậy Ecuador lại là nước xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới
với thị phần tới 30% dù chỉ đứng thứ 5 thế giới về sản lượng (khoảng 5% tổng
sản lượng thế giới).

11


Theo bảng 2.2 ta có thể thấy Ấn Độ là nước có diện tích chuối lớn nhất
năm 2015 là 802.570ha và đạt năng suất là 370,367 tạ/ha, đến năm 2016 diện
tích tăng lên 835.127ha, năng suất đạt 373,450 tạ/ha; đứng thứ 2 là Philippines
năm 2015 có 442.751ha đạt năng suất 200,674 tạ/ha, năm 2016 có 469.265ha đạt
năng suất 205,363 tạ/ha. Nước có năng suất chuối cao nhất là Indonesia nhờ đó
mà Indonesia đứng thứ 4 về sản lượng trên thế giới mặc dù là nước có diện tích

chuối đứng thứ 5 trên thế giới sau Ecuador.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất chuối ở 5 nước có diện tích
lớn nhất thế giới năm 2015-2016

Quốc gia

Diện
(ha)

Năm 2015

Năm 2016

tích Năng suất Diện
(tạ/ha)
(ha)

tích Năng suất
(tạ/ha)

1. Ấn Độ

802.570

370,367

835.127

373,200


2. Philippines

442.751

200,674

469.265

210,532

3. Trung Quốc

405.291

370,367

437.234

378,105

4. Indonesia

134.070

511,836

139.285

513,065


5. Ecuador

182.158

370,901

190.355

375,369

Nguồn: FAOSTAT (2017)

Kinh nghiệm phát triển sản xuất chuối của một số nước
Philippines: Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với
Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ
hơn so với xồi và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.
Chính phủ Philpipines đã khuyến khích nơng dân Philippines trồng trong
nhiều vùng sản xuất trên cả nước với khoảng 80 giống chuối khác nhau cho nhu
cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Ngành trồng chuối cho xuất khẩu của
Philippines, vì họ tổ chức được vùng trồng tập trung và hợp tác hóa nên đã áp
dụng được cơng nghệ tự động hóa theo kiểu dây chuyền rất hiện đại. Chuối xuất
khẩu sang các nước châu Âu yêu cầu sản phẩm an tồn nên Philippines đã áp
dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay và có nhiều kinh nghiệm tốt
cho nước ta đối với việc phát triển sản xuất chuối cho xuất khẩu theo VietGAP.
Trong quá trình xây dựng vùng chuối xuất khẩu theo GAP, để tăng năng suất và

12



×