Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường lê văn lương kéo dài và khu đô thị phùng khoang, quận nam từ liêm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG DỰ ÁN
ĐƯỜNG LÊ VĂN LƯƠNG KÉO DÀI VÀ KHU ĐÔ THỊ
PHÙNG KHOANG, QUẬN NAM TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự
giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Quản
Lý Đất Đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập thể Phịng Tài Ngun và Mơi
trường, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam
Từ Liêm, cán bộ, nhân dân phường Trung Văn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục

.................................................................................................................. iii

Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học ........................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ......... 3

2.1.1.

Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ........................................... 3

2.1.2

Đặc điểm, nguyên tắc bồi thường hỗ trợ và tái định cư..................................... 3

2.1.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường hỗ trợ và TĐC .................... 5


2.2.

Chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC bằng trên thế giới.................................. 8

2.2.1.

Trung Quốc ..................................................................................................... 9

2.2.2.

Thái Lan ........................................................................................................ 10

2.2.3.

Nhật Bản ....................................................................................................... 10

2.2.4.

Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB .................... 12

2.3.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam và thành phố Hà Nội ..... 13

2.3.1.

Cơ sở Pháp lý trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư qua các
giai đoạn ........................................................................................................ 13

2.3.2.


Tổng quan về chính sách bồi thường hỗ trợ và TĐC ở Việt Nam ................... 31

2.4.

Chính sách bồi thường hỗ trợ và tđc tại Hà Nội .............................................. 34

2.5.

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn khi bồi thường hỗ trợ và tái định cư ..... 36

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 38
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 38

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 38

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 38

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 38


3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 39

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: ............................................... 39

3.5.2.

Phương pháp điểu tra thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 39

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .............................................................. 40

3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh ..................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 41
4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm .................................... 41

4.1.1.

Điều kiên tự nhiên. ........................................................................................ 41


4.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 43

4.2.

Tình hình quản lý đất đai quận Nam Từ Liêm. ............................................... 44

4.2.1.

Tình hình quản lý nhà nước về đất đai............................................................ 44

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ................................................................... 48

4.3.

Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư quận Nam Từ Liêm ......... 50

4.3.1.

Các văn bản pháp ly về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............................... 50

4.3.2.

Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất...................................................................................................... 52

4.3.3.


Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Nam Từ Liêm ........ 57

4.4.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu ........ 60

4.4.1.

Các văn bản pháp lý liên quan đến 2 dự án..................................................... 60

4.4.2.

Khái quát về 2 Dự án nghiên cứu ................................................................... 61

4.4.3.

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở 02
dự án nghiên cứu ........................................................................................... 64

4.5.

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm ........................................................................................ 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 89
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 89


5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục

.................................................................................................................. 93

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTHT

Bồi thường hỗ trợ

CN, TTCN – XD

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

NĐ – CP

Nghị định chính phủ

QHKHSDĐ

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

THĐ

Thu hồi đất

UBND

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu ngành kinh tế quận Nam Từ Liêm ................................................. 43
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 Quận Nam Từ Liêm .............................. 49
Bảng 4.3. Khối lượng và kinh phí bồi thường của 02 dự án nghiên cứu ..................... 61
Bảng 4.4. Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường................ 69
Bảng 4.5. Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và
không được bồi thường ............................................................................. 70
Bảng 4.6. Chênh lệch giữa giá đất bồi thường và giá trên thị trường ở 02 dự án
nghiên cứu ................................................................................................ 76
Bảng 4.7. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất của 2 Dự án ............................. 78
Bảng 4.8. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường
tài sản trên đất tại 2 dự án nghiên cứu........................................................ 79
Bảng 4.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của 2 dự án ..................................... 83
Bảng 4.10. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách
hỗ trợ của 02 Dự án ................................................................................... 84

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý quận Nam Từ Liêm

41

Hình 4.2. Trình tự thủ tục thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà
nước thu hồi đất

54

Hình 4.3. Một góc đường Lê Văn Lương kéo dài


62

Hình 4.4. Phối cảnh tổng thể KĐT Phùng Khoang

63

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Tên luận văn: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng
dự án đường Lê Văn Lương kéo dài và khu đô thị mới Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm
thành phố Hà Nội ”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tại 02 dự
án trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải
phóng mặt bằng ở các dự án tiếp theo trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích so sánh.

Kết quả chính và kết luận
Quận Nam Từ Liêm là quận nội thành Hà Nội được tách ra từ huyện Từ Liêm cũ
tổng diện tích tự nhiên 3219,26 ha. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 16,2%. Cơ
cấu kinh tế ngành thương mại – dịch vụ 55,6%; Cơng nghiệp- xây dựng 44,2%; Nơng
lâm thủy sản 0,2%. Tính đến 31/12/2016, tồn quận có 232.894 người. Thu nhập bình
qn đầu người đạt 46 triệu đồng/người/năm.
Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã triển
khai 130 dự án có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, diện tích thu hồi
1001,02ha, trong đó diện tích đã GPMB là 446,32 ha; diện tích đang GPMB là
554,41 ha .
Q trình bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc 02 dự án nghiên cứu tại quận
Nam Từ Liêm cho thấy:
- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường được Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác và đạt 90% (Dự án
đường Lê Văn Lương) và 80% (dự án khu đô thị Phùng Khoang) số phiếu đồng ý về đối
tượng được bồi thường và không được bồi thường, hỗ trợ.

viii


- Đối với đất nông nghiệp: Giá đất nông nghiệp do UBND Thành phố Hà Nội
ban hành để tính bồi thường tại 2 dự án bằng mức tối đa cho phép theo khung giá các
loại dất do Chính phủ quy định vẫn còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên
thị trường từ 7,1 đến 7,4 lần tùy theo từng vị trí.
- Đối với đất ở: Dự án đường Lê Văn Lương kéo dài thì giá bồi thường chênh
lệch so với giá đất thực tế trên thị trường là 3,6 đến 5,4 lần, vì vậy cịn nhiều hộ dân
khơng đồng tình với mức giá bồi thường.
- Đối với giá bồi thường về tài sản: nhìn chung mức giá bồi thường về tài sản áp
dụng đối với 2 dự án là tương đối phù hợp với mức giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất
và được người dân đồng thuận cao.

Để góp phần hồn thiện hơn cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Hồn thiện chính sách pháp
luật về đất đai; Kiện tồn nội dung chính sách về cơng tác bồi thường, hỗ trợ; Tăng
cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB; Nâng cao năng lực cán bộ
và hiệu quả làm việc của ban bồi thường, hỗ trợ.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nguyet Anh
Thesis title: Evaluating the implementation of the compensation and ground clearance
policy for the extended Le Van Luong project and the new urban area of Phung
Khoang, Nam Tu Liem district, Hanoi
Major: Land Management

Code: 60 85 01.03

Education oganization: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
- Evaluating the implementation of compensation and land clearance policies at
02 projects in Nam Tu Liem district, Hanoi city.
- Proposing some solutions to accelerate the progress of compensation for
ground clearance in the next project in the Nam Tu Liem district.
Research Methods
Method of investigation to collect secondary data
Methodology of primary data collection survey
Methods of data synthesis and processing
Comparative analysis methods
Main results and conclusions

Nam Tu Liem District is the inner city of Hanoi separated from the old Tu Liem
district with a total natural area of 3219.26 hectares. The economic growth rate in 2016
is 16.2%. The economic structure of the trade and services sector is 55.6%; Industryconstruction 44.2%; Agriculture, forestry and fisheries 0.2%. Up to 31/12/2016, the
county has 232,894 people. Per capita income reached 46 million VND / person / year.
In the period from 2012 - 2016, in the area of Nam Tu Liem district, 130
projects related to site clearance compensation have been implemented, with the area of
1001.02 ha, of which the land clearance area is 446. , 32 hectares; The area under site
clearance is 554.41 ha.
The process of compensation for ground clearance under 02 research projects in
Nam Tu Liem district shows that:
- The determination of eligible subjects and conditions for compensation is
determined by the Board of Compensation, Assistance and Resettlement, 90% (Le Van

x


Luong Street Project) and 80% Phung Khoang urban area project) the number of votes
agree on the subject of compensation and not compensation, support.
- For agricultural land: The price of agricultural land promulgated by the Hanoi
People's Committee to calculate the compensation in 2 projects is equal to the maximum
allowed under the land price bracket prescribed by the Government. The actual transfer
price in the market ranges from 7.1 to 7.4 times depending on the location.
- For residential land: Prolonged Le Van Luong road, the compensation price
difference of actual market price is 3.6 to 5.4 times, so many households do not agree
with the level Compensation price.
- For asset compensation price: In general, the compensation price for assets
applied to two projects is relatively appropriate with the actual price at the time of land
acquisition and the people are highly consensus.
4. In order to improve the compensation, support and resettlement when land is
recovered by the State, the following measures should be implemented in a

comprehensive manner: To consolidate the contents of policies on compensation and
support; Strengthening the community's role in participating in site clearance; Improve
staff capacity and work efficiency of compensation and support boards.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai ngồi chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng
thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có thêm những chức năng có ý nghĩa
quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển. Do đó việc sử
dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tại điều 54 Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc
gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư là hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến,
không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi
mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát
triển ngày càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng trở nên cấp thiết và trở thành
một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội trên phạm vi vùng,
quốc gia. Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng trở thành điều kiện tiên quyết để thực
hiện dự án phát triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển
kinh tế - xã hội, bởi vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để.
Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, cơng nghiệp hố - hiện đại
hố đất nước. Chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải thiện cơ

sở hạ tầng, các dự án đều cần quỹ đất. Sự phát triển đơ thị, khu dân cư, an ninh quốc
phịng, cơ sở sản xuất đều cần có quỹ đất. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đang
diễn ra ở mọi nơi song gặp nhiều khó khăn trong cơng tác bồi thường làm ảnh hưởng đến
tiến độ và thời gian thi cơng cơng trình, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước. Việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay được thực hiện theo các quy định của Chính phủ
như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của
Chính Phủ quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của
Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Trong những năm gần đây trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm tốc độ đơ thị hóa
diễn ra nhanh chóng, q trình đó đi liền với việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất để

1


xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các cơng trình
cộng cộng .... Tuy nhiên trong q trình bồi thường giải phóng mặt bằng việc thực hiện
chính sách của nhà nước cịn nhiều vấn đề bất cập như giá đền bù đất, tài sản trên đất và
các chính sách hỗ trợ cịn chưa sát với thực tiễn.
Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về cơng tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư ở quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội, được sự phân công của khoa
Quản lý đất đai, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời, Tôi
tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng dự án đường Lê Văn Lương kéo dài và khu đô thị mới Phùng
Khoang, quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội ”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai; chính sách, pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và các văn bản có liên quan.
- Cơng tác điều tra, thu thập tài liệu, số liệu phải chính xác, đầy đủ và phản ánh

trung thực khách quan.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp phải thực tiễn với điều kiện ở phường Trung Văn, quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 02 dự
án trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư ở các dự án tiếp theo trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự
án xây dựng Đường Lê Văn Lương kéo dài và Dự án xây dựng Khu đô thị Phùng
Khoang trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Đánh giá đầy đủ quá trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo các chính sách
của Nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư ở các dự án tiếp theo trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ xung cơ sở lý luận về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc các dự án phát triển kinh tế
và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 4, Luật đất đai năm 2003; Khoản 12, Điều

3, Luật đất đai năm 2013: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi
đất” (Luật đất đai 2003).
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thơng qua
đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”
(Luật đất đai 2003). Quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật đất đai năm 2013: “Hỗ
trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”(luật đất đai 2013).
Tái định cư là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thơng
qua các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất ở nằm trong diện
phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định
sản xuất để phát triển kinh tế-xã hội (Phạm Phương Nam, 2013).
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở
- Bồi thường bằng giao đất ở mới
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở
TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách GPMB.
2.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc bồi thường hỗ trợ và tái định cư
2.1.2.1. Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế- xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân
cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nơng dân thấp, khả năng

3



chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất
để sản xuất, thậm chí họ cho th đất cịn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất
nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến cơng tác tun
truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển
nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác cây
trồng, vật ni trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất
định nên gây khó khăn cho cơng tác định giá bồi thường do các nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt
của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý
khác nhau, cơ chế chính sách chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên
chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ.
+ Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái
định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu.
+ Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám
vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở
khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Đối với khu vực đô thị, mật
độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến q
trình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những đặc trưng nhất
định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân
cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp,
thương mại, bn bán nhỏ... q trình giải phóng mặt bằng và giá đất tính bồi
thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Cịn đối với khu vực ngoại thành,
hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nơng nghiệp. Do đó giải phóng
mặt bằng và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc
điểm riêng biệt.
2.1.2.2. Nguyên tắc bồi thường
Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện do pháp luật quy định thì

được bồi thường; trường hợp khơng đủ điều kiện được bồi thường thì UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, hỗ trợ;
Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường

4


bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi
thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết
định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu
có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch được thực hiện thanh toán bằng tiền.
Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định
của pháp luật thì phải khấu trừ số tiền đó vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để
hoàn trả ngân sách Nhà nước (Luật đất đai, 2013).
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường hỗ trợ và TĐC
2.1.3.1. Việc ban hành văn bản và thực hiện các văn bản
Ở nước ta, sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến nay, Chính phủ đã ba
lần trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai năm
1998, 2001 và 2003 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC cũng ln được Chính phủ khơng
ngừng hồn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những
đổi mới về pháp Luật đất đai, đã cơ bản đáp ứng được tính ổn định, thống nhất
của pháp Luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã
gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành
các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến cơng
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc tổ
chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng. Kết quả kiểm tra
thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy:

Nhận thức của người dân và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý đất đai
ở địa phương về chính sách pháp luật nhìn chung cịn hạn chế; trong khi đó việc
tun truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhận thức pháp
luật chưa đến nơi đến chốn, thậm chí lệch lạc của một số cán bộ quản lý đất đai
cùng với việc áp dụng pháp luật còn thiếu dân chủ, khơng cơng khai, cơng bằng
ở các địa phương chính là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây
mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp đến
tiến độ GPMB.
2.1.3.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đất đai là tài nguyên hữu hạn nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được

5


trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy, việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên đất
không chỉ sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế đất nước mà cịn là sự đảm bảo
cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Quy hoạch sử dụng đất được
xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định
tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước can thiệp
vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại hay giải
quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Thông qua việc lập, xét
duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò
tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nào đều dựa trên
một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là
phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất khơng
chỉ là cơng cụ cho thị trường mà cịn là phương tiện quan trọng nhất thực hiện
các mục tiêu chính trị - xã hội hố về cơng bằng, dân chủ, văn minh trong bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư và cũng là công việc mà hoạt động quản lý Nhà
nước có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng nhất (Nguyễn

Đình Bồng, 2009).
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư trên hai phương diện:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà
theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được
thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh
hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất
tính bồi thường.
2.1.3.3. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của các nước, đất đai là một trong các tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng. Ở nước ta, theo quy định của Luật đất đai, người
sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng đất của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đối với những mảnh đất (lô đất) cụ thể, làm căn cứ cho việc

6


thực hiện các quyền của người sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp liên quan
tới quyền sử dụng đất. Trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định loại đất, diện tích đất, đối
tượng tính bồi thường. Hiện nay, cơng tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn hạn
chế, đặc biệt là đăng ký biến động về sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà cơng tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn (Nguyễn Đình Bồng,2005).

2.1.3.4. Yếu tố giá đất và định giá đất
Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư hiện nay đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi.
Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy
định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Theo quy định
của pháp luật đất đai hiện hành thì giá đất được hình thành trong các trường
hợp sau đây:
- Do UBND các tỉnh, thành phố Trung ương (gọi chung là UBND cấp
tỉnh) quy định (căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung
gia đất do Chính phủ quy định) và được cơng bố công khai vào ngày 01 tháng 01
hàng năm.
- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên
quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Để xác định được giá đất chính xác và đúng đắn chúng ta cần phải có
những hiểu biết về định giá đất. Định giá đất đó là những phương pháp kinh tế
nhằm tính tốn lượng giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm khi
chúng tham gia trong một thị trường nhất định. Hay nói cách khác, định giá đất
được hiểu là sự ước tính về giá trị quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho
một mục đích cụ thể đã được xác định tại một thời điểm xác định.
Khi định giá đất người định giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của
từng loại đất tại thời điểm định giá để áp dụng phương pháp định giá đất cho phù
hợp với thực tế. Hiện nay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp

7


truyền thống như các nước trên thế giới thực hiện, đó là phương pháp so sánh
trực tiếp và phương pháp thu nhập.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải
sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tình hình phổ biến
hiện nay là giá đất cho các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng
nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát
sinh khiếu kiện. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho thấy trong 17.480 đơn tranh chấp khiếu nại, tố cáo về
đất đai thì có tới 12.348 trường hợp là khiếu nại về bồi thường GPMB chiếm
70,64%. Trong các trường hợp khiếu nại về bồi thường, GPMB thì có tới 70% là
khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đất chuyển
nhượng thực tế trên thị trường hoặc giá đất ở được giao tại nơi TĐC lại quá cao
so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2005).
Như vậy, nếu công tác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
không được làm tốt sẽ làm cho công tác GPMB ách tắc, dẫn tới khơng có mặt
bằng đầu tư, làm chậm tiến độ triển khai dự án hoặc làm lỡ cơ hội đầu tư.
2.1.3.5. Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là nơi giải quyết quan hệ về cung - cầu bất động
sản trong một thời gian và khơng gian nhất định. Việc hình thành và phát triển thị
trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án
đầu tư do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch
trên thị trường; đồng thời, người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất đai,
nhà cửa mà không nhất thiết phải thơng qua Nhà nước thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
Giá cả của bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động
tới giá đất tính bồi thường.
2.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TĐC BẰNG TRÊN THẾ
GIỚI
Trên thế giới bất cứ quốc gia nào, đất đai là nguồn lực quan trọng, cơ bản

của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp và đơ thị là

một tiến trình tất yếu. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của
Quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu người dân,

8


người bị ảnh hưởng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng. Đặc biệt ở những
nước đang phát triển người dân chủ yếu sống bằng nơng nghiệp thì đó là vấn đề
sống cịn của họ. Để có thể hài hịa được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân,
mỗi quốc gia có một phương pháp và cách làm riêng. Chúng ta có thể thấy thực
tiễn một số kinh nghiệm trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một
số nước trong khu vực và một số tổ chức Ngân hàng.
2.2.1. Trung Quốc
Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước nên khơng có chính sách bồi
thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuy nhiên
trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi
đất. Nhà nước chỉ bồi thường cho các cơng trình gắn liền với đất khi bị thu hồi
của các chủ sử dụng.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất năm 2009 tại một
số thành phố lớn của Trung Quốc: Thâm Quyến, Bắc Kinh...
Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất nông nghiệp, nếu khơng có
đất nơng nghiệp thì được bồi thường bằng tiền. Giá đất được tính để bồi thường
bằng tiền được xác định theo phương pháp thu nhập (lấy thu nhập rịng bình qn 3
năm liền đối với khu đất bị thu hồi chia cho lợi tức tín dụng, sau đó nhân với 30 lần tương ứng 30 năm được giao đất). Tiền bồi thường được huy động từ 3 nguồn:
- Nguồn thu từ đất đai khoảng gần 70%, nguồn thu này chiếm khoảng
15% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.
- Doanh nghiệp bồi thường bằng việc trích từ 10% - 15% diện tích đất thu
hồi để nơng dân có thể sử dụng đất đó làm khách sạn, nhà hàng, nhà ở, v.v. hoặc
góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để kinh doanh, dịch vụ.
- Cộng đồng thơn trích một khoản trong quỹ chung của thơn quỹ này được

hình thành từ nhiều nguồn trong đó một phần từ tiền Nhà nước đền bù cho người
bị thu hồi đất) để hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.
Ngoài việc bồi thường bằng đất, bằng một phần đất và tiền hoặc bằng tiền,
người bị thu hồi đất nơng nghiệp cịn được đào tạo nghề đối với người trong độ
tuổi cho phép, được mua bảo hiểm xã hội.
Việc thu hồi đất Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước
trong phạm vi một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường
thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại Bắc Kinh và Thượng Hải,

9


người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới
phù hợp với nơi làm việc của mình.
Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng
được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được
điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác
động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nơng nghiệp, bồi thường
thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất.
Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp
thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng
khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều
kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có
chính sách riêng.
2.2.2. Thái Lan
Hiến pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây
dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát
triển đơ thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường
cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại
do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người

chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các
ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình.
Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc
trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích cơng cộng, quốc
phịng, phát triển nguồn tài ngun hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển
đơ thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích cơng cộng.
Luật quy định những ngun tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi
thường các tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ
thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi
thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ
quan, uỷ ban tính tốn bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường,
quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tồ án (Nguyễn Đình Bồng, 2006).
2.2.3. Nhật Bản
* Về thu hồi đất:
Luật Trưng thu đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định việc

10


trưng dụng đất có bồi thường để xây dựng cơng trình hạ tầng trọng yếu được
pháp luật cho phép, chẳng hạn đường xá, công viên theo luật quy hoạch đô thị, đê
điều, hồ chứa nước theo luật sơng ngịi, cảng biển theo luật cảng biển…
Trình tự trưng dụng như sau: 1, Xin phép trưng dụng; 2, Đăng ký đất đai
và cơng trình trong diện trưng dụng; 3, Bên trưng dụng và bên bị trưng dụng
thương lượng thoả thuận; 4, Trình Hội đồng trưng dụng thẩm định; 5, Ra quyết
định trưng dụng; 6, Hoàn tất trưng dụng.
Nhật chỉ trưng dụng đất khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và
được Bộ trưởng xây dựng hoặc tri huyện cho phép khi thấy phù hợp lợi ích cơng
cộng và hội đủ điều kiện cần thiết.
Việc bồi thường thực hiện bằng tiền. Mức bồi thường tính tốn tại thời

điểm cơng bố trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước lúc
ra quyết định trưng dụng. Lệnh số 23/2003/L-CTN công bố Luật Đất đai 2003.
* Giải quyết lao động, việc làm trong q trình thu hồi đất:
Q trình cơng nghiệp hoá ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài
tăng trưởng trong nông nghiệp. Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút
nhiều lao động trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hố đã cơ bản giải
quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh
tác ngày càng giảm. Sau khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển,
các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng. Ngồi ra Nhật Bản cịn phân
bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nơng
nghiệp cho lao động nơng thơn.
Chính phủ Nhật bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất
nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức,
doanh nghiệp qua Internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những
sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi
thường những cơng nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội
phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục đào tạo trên cơ sở
nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin
trong những khu vực mới hoặc đang phát triển (Tổng Cục Địa chính, 2001).
Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá
bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người
lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và

11


thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty
hiện đại hoặc từ các cơng ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các
chính sách về đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại
hình tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hoá, coi trọng các cơng việc làm

thêm khơng chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ
tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như
trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương.
Trong những năm 1960, 1970, các lĩnh vực như phúc lợi y tế, công nghệ
tin học và môi trường đang giữ một vai trò quan trọng then chốt trong việc mở ra
những thị trường mới ở Nhật Bản. Đồng thời, các ngành công nghiệp mới và các
dịch vụ liên quan được khuyến khích phát triển. Việc phát triển khoa học và công
nghệ địa phương được đẩy mạnh thông qua việc tận dụng đặc thù mỗi vùng.
Chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi thích hợp nhằm ổn định chính thị
trường lao động ở tầm vĩ mơ, nhưng để có thể tham gia được vào thị trường lao
động thì bản thân mỗi người lao động cũng phải tự phát triển năng lực nghề
nghiệp của mình thơng qua việc tự đào tạo lại; các công ty, tổ chức cũng phải
ủng hộ điều này một cách tích cực.
2.2.4. Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
Theo kinh nghiệm của các tổ chức Ngân hàng quốc tế thì chìa khố dẫn tới việc
bồi thường TĐC hợp lý là chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển mà con
người là trung tâm chứ khơng phải là chính sách đền bù vật chất. Vì vậy, mục tiêu
chính sách bồi thường TĐC của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB) là việc bồi thường TĐC sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng
tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện
hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như
trước khi có dự án. Các biện pháp phục hồi được cung cấp là bồi thường theo giá
trị thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất đai
có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có
cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp nhận, giao đất TĐC với thời hạn
ngắn nhất. Đối với đất đai và tài sản được đền bù chính sách của WB và ADB là
phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các cơng trình xây dựng và
quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển
khai thực hiện (Ngân Hàng thế giới, 2007). Về quyền được tư vấn và tham gia
của các hộ bị thu hồi đất, WB ADB quy định các thông tin về dự án cũng như


12


chính sách bồi thường TĐC của dự án phải đầy đủ, công khai để tham khảo ý
kiến, hợp tác và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá
trình lập kế hoạch bồi thường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch.
Kế hoạch giải toả đất được thực hiện sau khi đã hội ý với người bị thu hồi đất.
Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC được WB và ADB coi là điều
bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc
vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ cộng tác của dự án. Kế hoạch bồi
thường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung
cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngồi ra cịn phải áp
dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng
mới. Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân
luôn đuợc chuẩn bị sẵn (Ngân hàng phát triển châu Á, 2002).
2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở VIỆT
NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.3.1. Cơ sở Pháp lý trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư qua các
giai đoạn
2.3.1.1. Trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Từ các triều đại phong kiến, trong mỗi kiểu Nhà nước, tuỳ theo hình
thức kinh tế, chính trị xã hội và những đặc điểm truyền thống, huyết thống,
tập tục... mà các hình thức sở hữu đất đai luôn được giai cấp thống trị chú
trọng. Ngay từ thời kỳ phát triển Nhà nước Trung ương tập quyền đến thời
Nguyễn, chính sách bồi thường cho người thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường cho ruộng đất canh tác,
đất ở không được quan tâm nhiều so với các loại đất khác. Hình thức bồi
thường chủ yếu bằng tiền, mức bồi thường được quy định chặt chẽ, tương xứng
với những thiệt hại của người bị thu hồi đất.

Năm 1858 khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thực hiện chính
sách lập đồn điền, ban hành một số Hiệp ước, Nghị định bất bình đẳng để chiếm
hữu đất đai và khai thác tài nguyên của đất nước ta.
Sau cách mạng tháng 8/1945, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ Cộng hoà (1946) chỉ rõ: "Nhiệm vụ của dân tộc trong giai đoạn này là nhằm
bảo toàn lãnh thổ giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng
dân chủ...". Với mục tiêu người cày có ruộng, ngày 04/12/1953, Luật cải cách
ruộng đất ra đời nhằm thủ tiêu chính quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân

13


×