Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.26 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ
XÂY HẦM BIOGAS XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH,
GIAI ĐOẠN 2013-2016

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Lời đầu tiên tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS
Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Tài Ngun
và mơi trường huyện Quế Võ, Phịng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế
Võ và UBND xã Chi Lăng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2


1.3.

Yêu cầu .........................................................................................................3

PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ......................................................................4
2.1.

Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm và phế thải của ngành chăn nuôi
áp lực cho mơi trường. ...................................................................................4

2.1.1.

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi .............................................................4

2.2.

Thực trạng công tác quản lý, các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia
súc, gia cầm gây nên trên thế giới và ở Việt Nam ..........................................7

2.2.1.

Thực trạng chất thải, nước thải chăn nuôi gây áp lực cho mơi trường.............7

2.2.2.

Tình hình dịch bệnh trong ngành chăn ni ...................................................8

2.2.3.


Cơng tác quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.................................9

2.3.

Cơ sở khoa học xử lý chất thải chăn nuôi chống ô nhiễm môi trường........... 10

2.3.1.

Chất thải rắn và lỏng....................................................................................10

2.3.2.

Khí thải .......................................................................................................13

2.4.

Các biện pháp xử lý chất thải ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm................... 15

2.4.1.

Biện pháp ủ sinh học tạo phân hữu cơ sinh học (composting) ......................15

2.4.2.

Lịch sử phát triển của công nghệ biogas ...................................................... 16

2.5.

Những vấn đề cơ bản về Biogas................................................................... 20


2.5.1.

Khái niệm ....................................................................................................20

iii


2.5.2.

Vai trò ......................................................................................................... 22

2.5.3.

Cấu tạo và phân loại .................................................................................... 25

2.5.4.

Nguyên lý hoạt động của hầm biogas...........................................................28

2.5.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống biogas .................................29

2.6.

Một số dự án đã xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng hầm
Biogas ......................................................................................................... 31

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................... 34

3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................34

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 34

3.3.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 34

3.3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quế Võ........................34

3.3.2.

Tình hình chăn ni và cơng tác quản lý chất thải chăn nuôi tại các
nông hộ. ...................................................................................................... 34

3.3.3.

Thực trạng về dự án đầu tư hỗ trợ xây dựng hầm biogas tại huyện Quế
Võ giai đoạn 2013- 2016 ............................................................................. 34

3.3.4.

Đánh giá hiệu quả (về kinh tế, xã hội và môi trường) của dự án hỗ trợ
xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2013- 2016

trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...................................................34

3.3.5.

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải
ngành chăn nuôi và phát triển hệ thống hầm biogas trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. ............................................................................... 35

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 35

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................... 38
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quế Võ........................38

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ........................................ 38

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.............................. 42

4.2.

Tình hình chăn ni, cơng tác quản lý chất thải chăn nuôi tại các
nông hộ. ...................................................................................................... 48


4.2.1.

Khái quát chung về 4 xã nghiên cứu ............................................................ 48

4.2.2.

Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi ở các xã nghiên cứu.......................... 50

4.2.3.

Thực trạng môi trường chăn nuôi ở các xã nghiên cứu .................................51

4.2.4.

Công tác quản lý ngành chăn nuôi ............................................................... 53

iv


4.2.5.

Các loại bệnh dịch ....................................................................................... 57

4.2.6.

Công nghệ phục vụ ngành chăn ni ........................................................... 57

4.3.

Thực trạng phát triển cơng trình biogas theo dự án đầu tư hỗ trợ tại

huyện Quế Võ giai đoạn 2013- 2016............................................................ 58

4.3.1.

Khái quát dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas ở huyện Quế Võ giai đoạn
2013 – 2016.................................................................................................58

4.3.2.

Tình hình xây dựng hầm biogas theo dự án hỗ trợ ở các xã nghiên cứu ........59

4.3.3.

Kết quả vận hành hầm biogas, những thuận lợi và thách thức ...................... 64

4.3.4.

So sánh, đánh giá nguyên nhân và những thuận lợi, khó khăn thực hiện
dự án xây hầm biogas trên địa bàn huyện Quế Võ........................................ 66

4.4.

Đánh giá hiệu quả (về kinh tế, xã hội và môi trường) của dự án hỗ trợ
xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2013- 2016
trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ...................................................68

4.4.1.

Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................ 68


4.4.2.

Đánh giá hiệu quả môi trường ..................................................................... 72

4.4.3.

Đánh giá hiệu quả về xã hội ......................................................................... 75

4.5.

Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống hầm biogas nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh. .................................................................................................... 76

4.5.1.

Giải pháp về chính sách ............................................................................... 76

4.5.2.

Giải pháp về giáo dục cồng đồng ................................................................. 77

4.5.3.

Giải pháp về hỗ trợ vốn đầu tư..................................................................... 77

4.5.4.

Giải pháp về công nghệ kỹ thuật .................................................................. 78


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 79
5.1.

Kết luận.......................................................................................................79

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 81
Phụ lục

.................................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KSH

: Khí sinh học

HTX

: Hợp tác xã




: Quyết định

TNMT

: Tài nguyên và Môi trường

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO


: Tổ chức Y tế thế giới

Ký hiệu:
DO

: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

BOD5

: Nhu cầu oxi sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

NO3

-

: Nitrat

NH4+

: Amoni

PO43-

: Photphat

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Số lượng một số gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2013 –
2015..........................................................................................................6

Bảng 1.2.

Số lượng các trang trại chăn nuôi trên cả nước ..........................................6

Bảng 1.3.

Số lượng trang trại chăn ni đạt tiêu chí kinh tế trang trại ........................7

Bảng 1.4.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn ni ......................................10

Bảng 2.1.

Lượng phân trung bình của gia súc trong một ngày đêm..........................11

Bảng 2.2.

Thành phần hóa học cơ bản của các loại phân gia súc, gia cầm ...............11

Bảng 2.3.


Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân gia súc và điều kiện
tiêu diệt ................................................................................................... 12

Bảng 2.4.

Trình bày thành phần và một số tính chất cơ bản của biogas ...................22

Bảng 2.5.

Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới việc ứng dụng mơ hình biogas
trong chăn ni ....................................................................................... 30

Bảng 2.6 . Cách tính kích thước hầm biogas cho mơ hình trang trại nhỏ, theo
mơ hình gia đình ..................................................................................... 30
Bảng 4.1.

Nhóm đất chính ở huyện Quế Võ ............................................................40

Bảng 4.2.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2012-2016 ............................ 43

Bảng 4.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngành nơng nghiệp .................................44

Bảng 4.4.

Một số đặc điểm của nhóm hộ chăn nuôi gia súc gia cầm ........................ 49


Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng đất của các xã được hỗ trợ dự án Biogas ................... 50

Bảng 4.6.

Tình hình chăn ni của các xã nghiên cứu năm 2016 .............................51

Bảng 4.7.

Kết quả phân tích tại hai cống thải chung chăn nuôi ................................52

Bảng 4.8.

Chất lượng môi trường nước mặt huyện Quế Võ ..................................... 53

Bảng 4.9.

Lượng phế thải rắn chăn nuôi hàng năm ở các xã nghiên cứu .................. 54

Bảng 4.10. Tổng lượng nước thải bài tiết chăn nuôi gia súc ở các xã nghiên cứu......55
Bảng 4.11. Hình thức xử lý chất thải (tươi) chăn ni của các hộ điều tra ................. 56
Bảng 4.12. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn các xã từ năm 2012 – 2016 ..................57
Bảng 4.13. Số lượng hầm biogas được hỗ trợ xây dựng ở huyện Quế Võ giai
đoạn 2013 – 2016.................................................................................... 59

vii


Bảng 4.15. Số lượng hầm biogas sử dụng được dự án hỗ trợ tại các xã nghiên

cứu từ năm 2013 đến năm 2016 ..............................................................62
Bảng 4.16. Chi phí xây dựng hầm biogas vòm cầu nắp cố định bằng gạch 12 13 m3 ...................................................................................................... 69
Bảng 4.17. Chi phí – lợi ích của hộ đầu tư xây dựng hầm biogas .............................. 70
Bảng 4.18. Tổng hợp lợi ích – chi phí của hộ xây dựng hầm biogas (trong vòng
15 năm với lãi suất ngân hàng 12%/năm) ................................................71

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Số lượng đàn gia súc và gia cầm trên tồn thế giới năm 2010 ...................4

Hình 1.2.

Xu hướng tăng trưởng đàn gia súc và gia cầm trên thế giới giai đoạn
2000 – 2010..............................................................................................5

Hình 2.1.

Cấu tạo thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT1 và KT2 ....................26

Hình 2.2.

Các bước của q trình tạo khí metan .....................................................29

Hình 4.1.

Sơ đồ hành chính huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..................................... 38


Hình 4.2.

Nhận thức của người dân về các hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường
chính ở địa phương ................................................................................. 59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất
thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013- 2016
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2013- 2016.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống hầm biogas trên địa bàn
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu:
Việc đánh giá hiệu quả dự án hỗ trợ xây hầm biogas trên địa bàn huyện Quế Võ
dựa trên việc thu thập các thông tin từ báo cáo cấp huyện, cấp tỉnh kết hợp với nguồn số
liệu thứ cấp từ phiếu điều tra và dựa trên phương pháp đánh giá hiệu quả, xử lý số liệu
để phân tích.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả điều tra tại 4 xã cho thấy, các chỉ tiêu về môi trường tại khu vực chăn

nuôi được chọn nghiên cứu như: thông số BOD5 vượt từ 5 – 29,7 lần, COD vượt từ 2,8
– 19,1 lần, TSS vượt từ 1,6 – 26,2 lần và coliform vượt từ 4,2 – 15 lần giới hạn quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn ni.
Sau khi có hầm biogas, theo kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ đánh giá tốt
về giảm ô nhiễm môi trường khơng khí, có 96% số hộ đánh giá khả năng xử lý chất thải
của hầm biogas là tốt, chỉ có 4% số hộ đánh giá hiệu quả xử lý trung bình.
Việc hỗ trợ phát triển xây dựng hầm biogas trên địa bàn huyện cịn giúp người
dân giảm trung bình 1,17 giờ/ngày, giảm việc tiếp xúc với khói than, rơm rạ, về mùa hè
khơng phải chịu nóng nực của khí hậu với sức đốt của than củi.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thanh Hai
Thesis title: Evaluation of the effectiveness of the project to support the
construction of biogas digesters for livestock waste disposal in Que Vo district, Bac
Ninh province for the period 2013-2016.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Evaluate the effectiveness of the project to support the construction of biogas
digesters for livestock waste disposal in Que Vo district, Bac Ninh province, for the
period of 2013-2016.
- Proposed some solutions to develop biogas tunnel system in Que Vo district,
Bac Ninh province.
Materials and Methods:

Evaluation of the effectiveness of the project to support the construction of
biogas plants in Que Vo is based on the collection of information from the district and
provincial level reports combined with the secondary data from the survey questionnaire
and based on the Performance evaluation method, data processing for analysis.
Main findings and conclusions:
Results of the survey in 4 communes showed that the environmental criteria in
the breeding area were selected as BOD5 parameters exceed 5 - 29.7 times, COD
exceeds 2.8 to 19.1 times , TSS exceeds 1.6 to 26.2 times and coliform exceeds 4.2 to
15 times the limit of national technical standards on animal wastewater.
After having the biogas reactor, 100% of households rated good reduction of
air pollution, 96% of households assessed the treatment capacity of biogas reactor well,
4% of households rated average treatment efficiency.
Supporting the development of biogas plants in the district also helped people
reduce the average of 1.17 hours per day by reducing their exposure to coal smoke,
straw, and non-hot summer weather. Burning of charcoal.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có truyền thống lâu đời, với khoảng
90 triệu dân, trong đó có khoảng 70 % dân số sống ở nông thôn và 80 % lao động
trong nông nghiệp. Trong những năm qua, nền nông nghiệp nói chung và ngành
chăn ni nói riêng đã có những bước phát triển liên tục, hằng năm tăng với tỷ lệ
từ 5 - 12 % tùy theo loại hình chăn ni. Sự phát triển chăn ni cũng góp phần
phát triển kinh tế và đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người chăn
nuôi.Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoản
26,76 triệu con, đàn trâu bị khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69
triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 6570% về số lượng và sản lượng.

Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển chăn nuôi là hàng năm các khu vực
chăn nuôi sản sinh ra trên 100 triệu tấn phân và số lượng lớn nước thải chăn nuôi
gây mất vệ sinh môi trường, gây mùi hôi thối ô nhiễm nước, đất và khơng khí tại
các vùng lân cận của khu vực chăn nuôi. Chất thải chăn nuôi tác động đến mơi
trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm, môi trường khí, mơi trường đất và các sản phẩm nơng nghiệp.
Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hơ hấp, tiêu hóa, do trong
chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh
báo, nếu khơng có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa
đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở mồm
long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi
sinh mạng của rất nhiều người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn ni (Bộ
NN&PTNT), nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức
cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức
cho phép rất nhiều lần. Ngồi ra, nước thải chăn ni cịn chứa Coliform, E.coli,
COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài ra, với một dân số đông như vậy, mỗi năm lượng nhiên liệu sử dụng
để đốt như củi, gas, dầu, điện, xăng và lượng phân bón hóa học dùng cho nơng
nghiệp là rất lớn. Với việc giá các loại nhiên liệu kể trên và phân bón ngày càng
tăng, việc sử dụng nhiều như vậy không những gây vấn đề nghiêm trọng đối với môi
1


trường như ơ nhiễm khơng khí, gây hiệu ứng nhà kính, cạn kiệt tài ngun, khơng
những ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống
kinh tế của các nông hộ, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng nông thôn.
Quế Võ là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, hoạt động sản xuất nơng
nghiệp là chủ yếu, có diện tích 15.484,82ha, địa hình cơ bản là đồng bằng, có
một số đồi xót và dân số năm 2014 là 154.469 người. Chăn nuôi đặc biệt đóng

vai trị quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ
yếu của nơng hộ. Hiện nay, tồn huyện có 79.000 con lợn, 560.000 con gia cầm
các loại, 19.000 con trâu bò, trong đó bị lai sind chiếm hơn 90% tổng đàn.Ngành
chăn ni phát triển ổn định và đang trở thành một ngành mũi nhọn trong phát
triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, cùng với nhịp độ phát triển chăn ni, tình
trạng ơ nhiễm mơi trường cũng có những diễn biến phức tạp.
Xuất phát từ nhận thức đó, nhiều dự án, chương trình được triển khai tại
huyện nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi được tiến
hành như là giải pháp hỗ trợ việc giảm tải lượng và nồng độ ô nhiễm trước khi
xả thải ra môi trường. Trong đó có dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas xử lý chất
thải chăn nuôi triển khai trong giai 2013- 2016. Dự án đã hỗ trợ được nhiều hộ
gia đình triển khai xây dựng hầm bigas để xử lý chất thải chăn nuôi.
Tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ hầm biogas tại các hộ nơng
dân vẫn cịn hạn chế do nhiều nguyên nhân như: người dân thiếu thông tin, hiểu
biết về các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, khó khăn trong việc tiếp cận vốn
để đầu tư hầm...Nhiều trường hợp đầu tư xây dựng, do thiếu hiểu biết về kĩ thuật
dẫn tới một thời gian không sử dụng được do hỏng hóc hay khơng đủ đầu vào, từ
đó làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng cơng nghệ này.
Từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của
dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2016” nhằm đánh giá những hiệu quả mà dự
án mang lại, làm cơ sỏ cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ mơi
trường cho ngành chăn ni gia súc nói riêng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi
tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2013- 2016;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống hầm biogas trên địa
bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
2



1.3. YÊU CẦU
- Đánh giá hiệu quả của hầm biogas về: kinh tế, xã hội, và môi trường;
- Chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn trong q trình triển khai xây
dựng, vận hành hầm biogas trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ PHẾ THẢI CỦA
NGÀNH CHĂN NI ÁP LỰC CHO MƠI TRƯỜNG
2.1.1. Tình hình phát triển ngành chăn ni
2.1.1.1. Tình hình phát triển chăn ni gia súc, gia cầm trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống cịn
của nhân loại. Ngày nay, nơng nghiệp có vai trị quan trọng cung cấp lương thực
và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất.
Trên thế giới, ngành chăn ni đã và đang đóng một vai trị quan trọng
trong hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị. Chăn nuôi chiếm 70% đất nông
nghiệp và 30% diện tích khơng có băng giá của hành tinh, đồng thời chiếm 40%
GDP của nơng nghiệp tồn cầu (Bùi Thị Kim Dung, 2012). Ngành chăn ni
khơng chỉ có vai trị cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số
của cả hành tinh mà cịn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên
Trái đất.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm 2010
(FAO, 2014), số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng
đàn gia súc khoảng 3.608,5 triệu con, phân bố chủ yếu ở các nước châu Á
(khoảng 1.647,9 triệu con, chiếm 45,7%); tổng đàn gia cầm khoảng 21.744,4
triệu con, số lượng gia cầm này cũng phân bố tập trung phần lớn ở châu Á
(khoảng 12.061,8 triệu con, chiếm 55,5%). Số lượng và sự phân bố của đàn gia

súc, gia cầm trên thế giới thể hiện qua hình 1.1.

Hình 2.1. Số lượng đàn gia súc và gia cầm trên toàn thế giới năm 2010
Nguồn: FAO (2014)

4


Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng đàn vật nuôi hàng năm của thế
giới trong giai đoạn 2000 – 2010 khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
6,7%/năm. Số lượng đàn gia súc năm 2000 trên thế giới khoảng 3.288,5 triệu
con, đến năm 2010 khoảng 3.608,5 triệu con, tăng bình quân 4,9%/năm. Đàn gia
cầm trên thế giới năm 2000 khoảng 16.054,1 triệu con và khoảng 21.744,4 triệu
con, tăng 6,7%/năm. Xu hướng tăng trưởng đàn vật nuôi thể hiện ở hình 1.2.

Hình 2.2. Xu hướng tăng trưởng đàn gia súc và gia cầm trên thế giới
giai đoạn 2000 – 2010
Nguồn: FAO (2014)

2.1.1.2. Tình hình phát triển chăn ni gia súc, gia cầm tại Việt Nam
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và
Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua
các hoạt động phát triển chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn
ni cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức
khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự
nhiên mà nguyên nhân chính là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn ni,
cộng với trình độ quản lý các loại chất thải chăn nuôi của người dân thấp.Theo
đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trở thành khu vực
sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn nuôi Việt Nam,

giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã có
những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi
tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại, ứng dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật,
tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn ni trong năm có xu hướng giảm nhưng
chưa nhiều. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn ni vẫn cịn phải đối
5


mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và thực trạng sử dụng
chất cấm, chất kháng sinh trong chăn ni đến những cạnh tranh khó khăn trên
thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt
gia cầm, gia súc trong nước.
Bảng 2.1. Số lượng một số gia súc, gia cầm tại Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2015
Tăng,
giảm
20142013

Đơn
vị
tính

1/10/2013

1/10/2014

1/4/2015


Trâu

Con

2,559,539.0

2,521,609.0

2,548,976.3

2,523,660 -37,930

98.52

2,051

100.08

Bị

Con

5,156,727.0

5,234,298.0

5,314,894.6

5,367,078


77,571

101.50

132,780

102.54

Lợn

Con 26,264,408.5 26,761,576.8 27,237,763.8 27,751,010 497,168

101.89

989,434

103.70

Gia
cầm

1000
con

103.15

14,210

104.34


317,696.1

327,696.5

1/10/2015

327,149.8

341,906

So sánh
Tăng,
(%) 2014/
giảm
2013 2015-2014

So sánh
(%)
2015/
2014

Cả
nước

10,000

Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)

Giá trị sản xuất ngành chăn ni có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng 2 kỳ
năm ngối. Mức tăng này là do đàn bị sữa tăng mạnh (tăng 20,9%) sản

lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh khơng xảy ra và
giá bán lợn hơi ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Đàn lợn của cả nước tại
thời điểm điền tra 1/10 có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9
triệu con, tăng 4,3%.
Bảng 2.2. Số lượng các trang trại chăn nuôi trên cả nước
Stt
Cả nước
1
2
3
4
5
6

Tỉnh, thành phố
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía bắc
Bắc trung bộ và dun hải miền
trung
Tây ngun
Đơng Nam Bộ
Đồng bằng sông cửu long

6

Số lượng trang trại
23.558

Tỉ lệ(%)

100

10.277
1.926
3.173

43,6
8,2
13,5

812
4.089
3.281

3,4
17,4
13,9


Nguồn: Cục chăn nuôi (2010)

Bảng 2.3. Số lượng trang trại chăn ni đạt tiêu chí kinh tế trang trại
(thời điểm năm 2012)
Vùng

Số trang trại

Đồng bằng sông Hồng

Tỷ lệ (%)


3.174

39,0

Trung du và miền núi phía Bắc

828

10,2

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

767

9,4

Tây Nguyên

453

5,6

Đông Nam Bộ

1.093

23,4

Đồng bằng sông Cửu Long


1.008

12,4

Cả nước

8.133

100,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

Qua bảng số liệu ta thấy, trong những năm gần đây việc phát triển chăn
nuôi theo quy mô trang trại tập trung phát triển mạnh: xu hướng chuyển từ chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình dần chuyển theo chăn ni trang trại tập
trung theo hướng sản xuất hàng hóa diễn ra mạnh ở nước ta. Trong giai đoạn
2006 đến 2010 thì số lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh mẽ
về số lượng cũng như quy mô. Năm 2006 cả nước có khoảng 17.721 đến năm
2010 đã tăng lên 23.558 trang trại. Và số trang trại đạt chỉ tiêu cao nhất là vùng
đồng bằng sông Hồng với 3.174 trang trại (chiếm 39% trang trại trên cả nước).
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM GÂY NÊN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng chất thải, nước thải chăn nuôi gây áp lực cho môi trường
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy
ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề mơi trường nghiêm trọng như
thối hóa đất, biến đổi khí hậu ơ nhiễm khơng khí, gây thiếu nước, ơ nhiễm
nguồn nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích dành cho ngành chăn ni
chiếm 26% diện tích bề mặt khơng phủ băng tuyết của trái đất, thêm vào đó là

33% diện tích đất trồng được dành để sản xuất thức ăn chăn ni. Vì vậy việc mở
rộng chăn ni dẫn đến mất rừng làm cho đất bị xói mịn vào mùa mưa và khô
hạn vào mùa khô.
7


Trong q trình chăn ni lượng khí CO 2 thải ra chiếm 9% tồn cầu và
lượng khí CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 23 lần
CO2) chiếm 37%. Lượng khí CH4 chủ yếu được tạo ra ở thú nhai lại, những vi
khuẩn phân hủy Cellulose trong cỏ để tạo ra năng lượng là một q trình yếm
khí, tiến trình đó gây ra sự thốt khí CH4 qua ợ hơi. Q trình chăn ni cịn tạo
ra 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2)
và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí NH3 nguyên nhân chính gây mưa axit phá
hủy các hệ sinh thái (Đào Lệ Hằng, 2009).
Thế giới hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng,
theo dự đoán đến năm 2025 thì 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều
kiện căng thẳng về nguồn nước. Trong khi đó sự phát triển ngành chăn nuôi làm
tăng nhu cầu sử dụng nước chúng chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài
người sử dụng, đồng thời lượng nước thải từ chăn nuôi đã làm ô nhiễm môi
trường bởi các chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất sát trùng,…làm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
Ngồi ra ngành chăn ni cịn làm giảm lượng nước bổ sung cho các
mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thối hóa, chai cứng giảm khả năng thẩm
thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường dẫn đến
kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học (Đào Lệ hằng, 2009).
2.2.2. Tình hình dịch bệnh trong ngành chăn ni
Trong chăn ni gia súc và gia cầm thì yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
cơ cấu đàn, số lượng và chất lượng đàn vật nuôi là dịch bệnh. Đây là một yếu tố
khách quan, nó ảnh hưởng khơng ít tới sự phát triển của ngành chăn ni, bên
cạnh đó yếu tố chủ quan có sự tham gia của con người cũng rất quan trọng, tạo

điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho nhiều căn bệnh phát triển, có khi thành ổ dịch
gây thiệt hại lớn đến số lượng của đàn vật nuôi.
Từ năm 2003, chăn nuôi luôn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, điển
hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn. Dịch cúm trên ra cầm đã
xẩy ra trên 57/64 tỉnh thành gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất cũng như ảnh
hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng, giai đoạn 2003-2008 Việt nam phải chi 236
triệu USD trong việc phòng chống cúm gia cầm. Đến nay chúng ta vẫn chưa
ngăn chặn và khống chế được dịch bệnh (Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn,
Nguyễn Mạnh Cường, 2014).
8


Đối với dịch tai xanh, từ năm 2007 đến nay dịch bệnh xẩy ra trên 38 tỉnh
thành, năm nào cũng có dịch bệnh xẩy ra, hiện nay chưa có một con số nào thống
kê được tổng số ngân sách mà nhà nước phải bỏ ra để hỗ trợ dịch bệnh, nhưng
hậu quả của nó thì được thể hiện rất rõ. Năm 2007, dịch bệnh đã xẩy ra trên
13.355 hộ gia đình (trên 14 tỉnh, thành) với gần 30.000 đầu lợn bị tiêu hủy, đến
năm 2008, dịch bệnh đã xẩy ra trên 28 tỉnh, thành, số lợn bị tiêu hủy cao gấp 10
lần năm 2007 (Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, Nguyễn Mạnh Cường , 2014).
Cùng với sự phát triển về quy mơ, tình hình dịch bệnh trong chăn ni xẩy
ra càng nhiều, lây lan nhanh, khó kiểm sốt, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây
ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Đó là những thách thức rất lớn mà chúng
ta phải đối mặt trong giai đoạn tới.
2.2.3. Công tác quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nơng hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp
chủ yếu sau đây:
- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống ao, hồ;
- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng;

- Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó cịn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân
rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình..),
xử lý bằng hồ sinh học.
Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014,
cả nước hiện có 8,5 triệu hộ chăn ni quy mơ gia đình, 18.000 trang trại chăn
ni tập trung quy mơ lớn. Ngồi sản phẩm trứng, thịt, sữa mang lại giá trị kinh
tế cao cho bà con thì các hoạt động sản xuất chăn ni của bà con cịn gây phát
thải lượng chất thải lớn. Theo tính tốn của Viện Môi trường Nông nghiệp, hoạt
động chăn nuôi của bà con mỗi năm gây phát sinh trên 85 triệu tấn chất thải rắn
(phân, lông, da) và hàng trăm triệu tấn nước thải (nước tiểu, nước rửa chuồng).
Mặc dù có lượng phát sinh chất thải lớn nhưng mới chỉ có 8,7% hộ chăn ni có
sử dụng hầm khí sinh học, tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi được xử lý chiếm
chưa đầy 10%. Kết quả khảo sát của Viện Môi trường Nông nghiệp cũng cho
thấy chỉ có 10% chuồng trại chăn ni của bà con đạt yêu cầu về vệ sinh và chỉ
0,6% số hộ chăn ni có cam kết bảo vệ mơi trường và cịn nhiều hộ, ước tính
trên 40% khơng áp dụng bất kỳ hình thức hoặc phương pháp xử lý chất thải nào
trong chăn nuôi.
9


Bảng 2.4. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quy mô,
phương
thức chăn
nuôi

Trang trại
Số
lượng


Nông hộ

Tỷ lệ
Số lượng
%

CN đa con

Thâm canh

Bán thâm canh

Thời vụ

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%


Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Có đánh giá
tác động
mơi trường

1.047

2,8

Có cam kết
BVMT

5.098

13,8

36.599

0,6


23.528

3,2

11.979

2,4

21.179

2,3

0

0

Có xử lý
chất thải
kiên cố/bán
kiên cố

24.729

66,9

506.988

8,7


15.113

2,1

38.169

7,5

21.663

2,4

60.872

4,5

Có xử lý
chất thải
truyền thống 11.626
(ủ, bán, ni
cá, tưới cây)

31,5

4.009.883

68,3

623.883


85,4

279.602

55,3

797.915

87,5

811.468

59,3

Khơng xử lý

1,6

1.357.292

23,1

91.705

12,6

191.888

37,2


92.034

10,1

495.109

36,2

602

Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi (2012

Do nhiều nguyên nhân khiến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn ni vẫn cịn nhiều mặt tiêu cực, tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường của một
số cơ sở chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục
triệt để và có chiều hướng gia tăng.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI CHỐNG Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.3.1. Chất thải rắn và lỏng
* Phân
Là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc không hấp
thụ được và thải ra ngoài cơ thể. Trong phân chứa một lượng lớn các chất như
Nitơ, Phốt pho, Kali, Kẽm, Đồng. Các khống chất dư thừa cơ thể khơng sử dụng
như P2O5, K2O, CaO, MgO phần lớn đều xuất hiện trong phân. Tùy theo loại gia
súc, thức ăn, độ tuổi, khẩu phần ăn khác nhau mà lượng phân thải ra cũng sẽ
khác nhau cả về khối lượng lẫn thành phần. Gia súc ở những độ tuổi khác nhau
có khả năng tiêu hoá và nhu cầu cơ thể khác nhau. Do vậy, lượng phân thải ra
trong một ngày đêm sẽ không giống nhau.

10



Bảng 2.5. Lượng phân trung bình của gia súc trong một ngày đêm
Loại gia súc

Phân kg/con.ngđ

Nước tiểu
kg/con.ngđ

Trâu


18 – 25
15 – 20

8,0 – 12,0
6,0 – 10,0

Ngựa
Lợn < 10kg

12 – 18
0,5 – 1,0

4,0 – 6,0
0,3 – 0,7

Lợn 15-45kg
Lợn 45-100kg


1,0 – 3,0
3,0 – 5,0

0,7 – 2,0
2,0 – 4,0



1,5 – 2,5

0,6 – 1,0
Nguồn: Lăng Ngọc Huỳnh (2001)

Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình trạng
sức khỏe, cách ni dưỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm…
Bảng 2.6. Thành phần hóa học cơ bản của các loại phân gia súc, gia cầm
Phân loại gia
súc, gia cầm
Trâu



Lợn



Mức

Nitơ (%)


P2O5 (%)

K2O (%)

C/N

Tối đa

0,358

0,205

1,600

20

Tối thiểu

0,246

0,115

1,129

18

Trung
bình


0,306

0,171

1,360

19

Tối đa

0,380

0,294

0,992

19

Tối thiểu

0,302

0,164

0,424

17

Trung
bình


0,341

0,227

0,958

18

Tối đa

1,200

0,900

0,600

22

Tối thiểu

0,450

0,450

0,350

20

Trung

bình

0,840

0,850

0,580

21

Tối đa

2,000

0,950

1,720

17

Tối thiểu

1,800

0,450

1,210

15


Trung
bình

1,900

0,850

1,421

16

Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003)

11


Ngồi ra, trong thành phần phân gia súc nói chung và phân lợn nói riêng
cịn chứa các loại vi rút, vi khuẩn, trứng giun sán… và nó có thể tồn tại vài ngày
đến vài tháng bên ngồi mơi trường gây ô nhiễm đất, nước đồng thời còn gây hại
cho sức khỏe của con người và vật nuôi. Theo quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường nước của Lê Trình đã thống kê các loại vi khuẩn gây bệnh trong phân
gia súc, gia cầm như sau:
Bảng 2.7. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân gia súc
và điều kiện tiêu diệt
Tên vi trùng, ký sinh
trùng

Điều kiện tiêu diệt

Khả năng gây

bệnh

Nhiệt độ ( oC)

Thời gian (phút)

Thương hàn

55

30

Phó thương hàn

55

30

Shigella spp

Lị

55

60

Vibrio Cholera

Tả


55

60

Escherichia coli

Viêm dạ dày, ruột

55

60

Viêm gan

55

3-5

Sán

50

3-5

Micrococcus var

Ung nhọt

54


10

Streptococcus

Sinh mủ

50

10

Ascarie cumbricoides

Giun đũa

50

60

Lao

60

20

Bạch hầu

55

45


Bại liệt

65

30

Sởi

45

10

Giun tóc

55

10

Coiardia lomblia

Sán bị

60

30

Trichuris trichiura

Sán lợn


60

30

Salmonella typhi
Salmonella paratyphi

Hepatite A
Tenia Soginata

Mycobacterium
Tubecudsis
Corynerbarterium
Diptheriac
Polio virus Hominis

Nguồn: Lê Trình (1997)

12


* Xác súc vật chết
Xác súc vật chết do bệnh ln là nguồn gây ơ nhiễm chính cần phải được
xử lý để nhằm tránh lây lan cho con người và vật ni.
* Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các vật chất khác Loại chất này có
thành phần đa dạng gồm: Cám, bột ngũ cốc, bột tôm, bột cá, các khoáng chất bổ
sung, rau xanh, các loại kháng sinh, rơm rạ,…
* Nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước thải của gia súc, nước vệ
sinh gia súc, chuồng trại. Đây là một nguồn chất thải ô nhiễm nặng. Mức độ ô

nhiễm chất thải chăn nuôi khác nhau tùy theo cách thức làm vệ sinh chuồng trại
khác nhau (Có hốt phân hay khơng hốt phân trước khi tắm rửa, số lần tắm rửa
cho gia súc và vệ sinh chuồng trại trong một ngày…). Nước thải chăn nuôi không
chứa các chất độc hại như nước thải từ các ngành cơng nghiệp khác (Axít, kiềm,
kim loại nặng, chất ơxy hóa, hóa chất cơng nghiệp,…) nhưng chứa nhiều vi
khuẩn, ấu trùng, giun sán có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
con người. Trong nước thải, chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose, protit,
axít amin, chất béo, hydrat cacbon. Các chất vơ cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất,
muối, urê, amonium (Phạm Thị Ngọc Lan, 2001).
2.3.2. Khí thải
* Mùi hơi chuồng ni là do hỗn hợp khí được tạo ra từ quá trình lên men
phân hủy phân, nước tiểu gia súc, thức ăn dư thừa…Cường độ của mùi phụ thuộc
mức độ thông thống của chuồng ni, tình trạng vệ sinh, mật độ ni, điều kiện
bên ngồi như nhiệt độ, độ ẩm. Thành phần các chất khí trong chuồng ni cũng
biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ, thành phần thức ăn, hệ
thống vi sinh vật và sức khỏe của vật ni.
* Sự hình thành khí chuồng ni NH3 và H2S được hình thành chủ yếu từ
quá trình phân hủy của phân do các vi sinh vật gây mùi hơi, ngồi ra NH 3 cịn
được sinh ra từ sự phân giải urê từ nước tiểu. Thành phần các khí trong chuồng
nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất thải hữu cơ, tùy theo thành phần
của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của vật ni. Khí sinh ra
chủ yếu là NH3, H2S, CH4 và CO2. Theo Phạm Thị Ngọc Lan, trong từ 3 – 5 ngày
đầu, mùi hơi sinh ra rất ít do vi sinh vật chưa phát triển mạnh. Nhóm –NH2 của
amin được tách ra để hình thành NH3.
13


×