Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.49 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT BÌNH YÊN. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2– NĂM 2013 Môn: SINH HỌC 12 THPT Thời gian làm bài : 60 phút. Họ tên thí sinh:…........................................................ SBD:...................... I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba. Câu 2: Cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Số loại thể một nhiểm kép có thể có là: A. 10 B. 14 C. 66 D.48 Câu 3: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza. Câu 4: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã. * * Câu 5: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G ) là X-G , sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp. A. T-A B. A-T C. G-X D. X-G Câu 6: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 3 1 4 vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là: A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. Câu 7: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là: A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Câu 8: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. Câu 9: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai: A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ. Câu 10: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F 3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ: A. 1/4. B. 1/3. C. 3/4. D. 2/3. Câu 11: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau: A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 12: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16 Câu 13: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường. Câu 14. Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài. D. giao tử của loài. Câu 15: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây. thấp, quả vàng ở thế hệ sau. A. 8% B. 16% C. 1% D. 24% Câu 16: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền A. liên kết với giới tính. B. theo dòng mẹ. C. độc lập với giới tính. D. thẳng theo bố. Câu 17: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. quần thể giao phối có lựa chọn. B. quần thể tự phối và ngẫu phối. C. quần thể tự phối. D. quần thể ngẫu phối. Câu 18: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8 Câu 19: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 20: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền. D. chọn lọc cá thể. Câu 21: Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 22. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Câu 23. Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là A.phân li tính trạng B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị Câu 24.Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. cá thể. B.quần thể. C.lòai. D.phân tử. Câu 25. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của A.Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B.Biến dị, di truyền và phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị, di truyền và giao phối. Câu 26. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li A. sinh thái B. tập tính C. địa lí D. sinh sản. Câu 27. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H2 B. O2 C. N2 , D. NH3 Câu 28. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc. C. kích thước cơ t hể nhỏ. D. ra mồ hôi. Câu 29: Cây ưa sáng có đặc điểm gì về hình thái, giải phẩu? A. Phiến lá và tần cutin dày B. Mô giậu kém phát triển C. Lá lớn,có màu đậm D. Lục lạp có kích thước lớn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 30. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là: A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái Câu 31. Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật? A.Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ B.Quan hệ cộng sinh C.Quan hệ hội sinh D.Quan hệ hợp tác Câu 32: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: A.hiệu ứng “nhà kính” B.trồng rừng và bảo vệ môi trường C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,… II/ PHẦN RIÊNG - BAN CƠ BẢN( từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. 0 Câu 34: Câu 42. Một phân tử mARN, có L=5100 A , trong quá trình dịch mã có 2 Ribôxom trượt qua 1 lần không lặp lại, số axit amin mà môi trường cần cung cấp cho quá trình dịch mã là: A. 1000 B. 998 C. 999 D. 996 Câu 35: Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận có thể dùng chất nào sau đây? A. Muối CaCl2. B. Xung điện. C. Muối CaCl2 hoặc xung điện. D. Cônxixin. Câu 36.Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. Câu 37. Hiện tượng cá voi ( thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của: A. Tiến hóa đồng quy. B. Tiến hóa phân li. C. tiến hóa phân nhánh. D.tiêu giảm để thích nghi. Câu 38. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn Câu 39. Tính đa dạng về loài của quần xã là: A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Câu 40: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ C. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> III/ PHẦN NÂNG CAO ( từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: A. sự phát triển ưu thế của một loài nào đó trong quần xã B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã C. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã D. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã Câu 42: Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả màu vàng.Tỉ lệ quả vàng thu được khi cho lai 2 cây cà chua tứ bội Aaaa và AAaa là: A. 1/4 B. 1/8 C. 1/12 D. 1/36 Câu 43: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết ĐacUyn là: A. đưa ra học thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi,hình thành loài và nguồn gốc các loài B. đề xuất các biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hóa C. giải thích tính đa dạng của sinh giới D. giải thích tính hợp lí của sinh giới Câu44 : Hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình,đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình gọi là: A. chọn lọc phân hóa B. chọn lọc ổn định C. chọn lọc vận động D. chọn lọc định hướng Câu 45: Mức sống sót của quần thể được biểu thị Ss = 1-D D biểu thị yếu tố nào? A. Mức sinh sản B. Mức tử vong C. Mức nhập cư D. Mức di cư Câu 46: Quá trình nhân đôi của ADN được thực hiện theo nguyên tắc: A. bán bảo tồn và nửa gián đoạn B. bổ sung và gián đoạn C. bán bảo tồn và gián đoạn D. bổ sung và bán bảo tồn Câu 47: Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. plasmits và nấm men. C. thực khuẩn thể và nấm men. D. plasmits và thực khuẩn thể. Câu 48: Sinh vật dị dưỡng gồm: A. các loài động vật B. động vật và vi sinh vật phân giải C. vi sinh vật phân giải D. động vật ,vi sinh vật phân giải và tổng hợp. ĐÁP ÁN. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án. 1 C 17 C 33 A. 2 C 18 D 34 B. 3 D 19 B 35 C. 4 A 20 A 36 A. 5 A 21 B 37 A. 6 B 22 D 38 B. 7 B 23 B 39 A. 8 B 24 B 40 D. 9 A 25 A 41 D. 10 B 26 D 42 C. 11 A 27 B 43 A. 12 C 28 B 44 B. 13 C 29 A 45 B. 14 C 30 C 46 D. 15 C 31 B 47 D. 16 A 32 C 48 B.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>