Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của r tagore và hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.88 KB, 77 trang )

Bộ giáo dục & đào tạo
Tr-ờng đại học Vinh

Nguyễn Thị Dung

Mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca
trong sáng tác của R. Tagore và Hàn Mặc Tử

Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học
MÃ số: 5.04.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn H¹nh

Vinh - 2002


mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống văn học ấn Độ và Việt Nam thế kỷ XX, R. Tagore và
Hàn Mặc Tử đ-ợc biết đến nh- những tài năng kỳ lạ, những hiện t-ợng phức tạp
chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Tên tuổi họ đà trở thành biểu t-ợng cho sức sáng tạo
kỳ diệu của con ng-ời trên trái đất.
Sau hơn 70 năm miệt mài sáng tạo, R. Tagore đà để lại cho đời một di sản
đồ sộ mà ngay cả thời kỳ phục h-ng ở châu Âu cũng ít ng-ời có đ-ợc1. Sáng tác
của R. Tagore đ-ợc xem là những thành tựu xuất sắc và mĩ lệ nhất của văn học
ấn Độ thế kỷ XX, và không ít trong số đó, đặc biệt là Thơ Dâng (Gitanjali) đà trở
thành kiệt tác của thơ ca nhân loại. Với Thơ Dâng, thế giới không chỉ biết đến R.
Tagore, mà hơn thế còn khám phá ra văn học ấn Độ, một nền văn học vĩ đại
chứa đựng bao điều huyền diệu.


Không có đ-ợc một sự nghiệp đồ sộ, một tầm vóc nh- R. Tagore, nh-ng
Hàn Mặc Tử cũng là một hiện t-ợng đặc biệt trong thi ca hiện đại Việt Nam.
Nhìn lại văn học Việt Nam gần một thế kỷ qua, quả là ít có tr-ờng hợp nào nhHàn Mặc Tử. Với 10 năm cầm bút trong một cuộc đời 28 tuổi mà phần lớn thời
gian phải đối mặt với sự giày vò của bệnh tật và nỗi ám ảnh của cái chết, ông đÃ
kịp để lại cho đời hàng trăm bài thơ, nhiều tác phẩm văn xuôi và hai vở kịch. Tác
phẩm của ông suốt nhiều năm qua luôn là nỗi niềm day dứt khôn nguôi trong tâm
hồn bao thế hệ.
Với những thành quả lao động nghệ thuật ấy, R. Tagore và Hàn Mặc Tử đÃ
để lại dấu ấn của mình trong văn học, và hơn thế, họ còn góp phần tạo ra cuộc
cách mạng trong thơ ca ấn Độ và Việt Nam trong năm m-ơi năm đầu của thế kỷ
XX. Nghiên cứu thơ ca R. Tagore và Hàn Mặc Tử, vì vậy không chỉ để hiểu tài
năng thơ ca của họ, mà còn góp phần để hiểu hơn thơ hiện đại của ấn Độ và Việt
Nam.
1

R. Tagore để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tiểu thuyết, hơn 100 truyện ngắn, hàng ngàn bức tranh, 2006 ca khúc,
trong đó có quốc ca ấn Độ và Băng la đét, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn häc, nghÖ thuËt.

2


1.2. Một trong những đặc điểm cơ bản của thơ R. Tagore và Hàn Mặc Tử
là mang đậm màu sắc tôn giáo. Đây là sự gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị của hai nhà
thơ sống cùng thời đại. Cùng víi Holderlin (1770- 1873), Paul Claudel ( 18681955), R.Tagore vµ Hàn Mặc Tử đ-ợc xem là điển hình cho một kiểu t- duy thơ t- duy tôn giáo. Họ đà để lại dấu ấn của mình trong thơ ca tr-ớc hết từ đặc tr-ng
t- duy đó. Trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, R. Tagore đà dâng trọn
tình yêu, dâng trọn lời ca của mình lên Chúa, Th-ợng Đế và mÃi miết với cuộc
hành trình đi tìm "Thiên đ-ờng", tìm "Ng-ời" trên trái đất. Và với ông, đó chính
là "Tôn giáo của nhà thơ" (The Religion of an artist), "Tôn giáo của con ng-ời"
(The Religion of Man). Có cùng một cái nhìn nh- vậy, Hàn Mặc Tử đà "coi tôn
giáo với tất cả tinh thần của chữ ấy là một cái gì đời đời vĩnh hằng và tuyệt đích

của nghệ thuật". Với ông, thơ là để ca ngợi Đức Chúa Trời và Đức Mẹ Maria, là
-ớc mơ đ-ợc cứu rỗi và giải thoát. Ông đà "đi vào v-ờn hoa tôn giáo để tìm
h-ơng phấn về -ớp cùng h-ơng thơ". Và hơn ai hết, ông cũng là ng-ời đà nhận
thức đ-ợc một cách sâu sặc nhất về ý nghĩa, giá trị đích thực của cuộc sống, của
hạnh phúc trần thế: "ở đời chỉ có một hạnh phúc, làm gì có đến hai cảnh tịnh độ
và Niết bàn" (Kêu gọi- Thơ văn xuôi).
Nh- vậy có thể nói, trong một ý nghĩa nào đó, R. Tagore và Hàn Mặc tử đÃ
có những t-ơng đồng trong quan niệm về tôn giáo và thi ca. Bởi thế, việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của họ là một h-ớng tiếp
cận có ý nghĩa, không chỉ để hiểu thế giới nghệ thuật đặc sắc của trong thơ ca
của họ, mà xa hơn còn mở ra triển vọng trong việc tìm hiểu một kiểu t- duy thơ
độc đáo - t- duy tôn giáo.
1.3. Cho đến nay, R. Tagore và Hàn Mặc Tử là hai tác giả trọng tâm trong
ch-ơng trình môn văn trong nhà tr-ờng, từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Tuy
nhiên, có một thực tế, việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh đang gặp
không ít khó khăn, mà nguyên nhân của nó là ở một t- duy nghệ thuật khác lạ
của họ. Vì lẽ đó, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài trên đây với hi vọng kết quả
nghiên cứu sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc giảng dạy và học tập
thơ R. Tagore và Hàn Mặc Tư hiƯn nay.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Nh- tên đề tài đà xác định, mục đích của đề tài là nghiuên cứu mối
quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của R. Tagore và Hàn Mặc Tử. Từ
đó, b-ớc đầu nhận diện phong cách và t- duy nghệ thuật của hai nhà thơ độc đáo
này.
2.2.Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra những biểu hiện của mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca

trong sáng tác của hai nhà thơ qua một cái nhìn so sánh.
Thứ hai, trong một chừng mực nhất định, b-ớc đầu lý giải sự t-ơng đồng,
khác biƯt cđa mèi quan hƯ Êy trong s¸ng t¸c cđa hai nhà thơ.
3. Phạm vi, đối t-ợng khảo sát
3.1. Khảo sát mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca là một vấn đề thú vị
nh-ng cũng hết sức phức tạp, đòi hỏi một sự am hiểu sâu sắc không chỉ thơ ca mà
còn cả tôn giáo, triết học. ý thức đ-ợc điều này, chúng tôi giới hạn phạm vị khảo
sát trên một số ph-ơng diện cơ bản nh-: cái tôi trữ tình của nhà thơ; không gian
nghệ thuật; thế giới biểu t-ợng trong thơ.
3.2. Thơ R. Tagore và Hàn Mặc Tử hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt là
R. Tagore. Tuy nhiên, do hạn chế về t- liệu và khả năng bao quát, chúng tôi chỉ
khảo sát một số tập tiêu biểu sau đây:
Về R. Tagore, chúng tôi khảo sát các tập: Thơ Dâng, Ng-ời làm v-ờn, Mùa
hái quả, Tặng phẩm, Thiên nga, Trăng non... qua bản dịch của các dịch giả nhXuân Diệu, cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đình Thi, Đào Xuân Quý, Đỗ Khánh Hoan,
Phạm Hồng Dung.
Về Hàn Mặc Tử, chúng tôi khảo sát các tập tiêu biểu nh-: Chơi giữa mùa
trăng, Lệ thanh thi tập, Gái quê, Đau th-ơng, Xuân nh- ý, Th-ợng thanh khí,
Cẩm châu duyên... đà đ-ợc một số nhà thơ, nhà nghiên cứu nh- Lữ Huy Nguyên,
Phan Cự Đệ, Xuân Tùng... s-u tập biên soạn.
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đà đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử
dụng ph-ơng pháp khảo sát thống kê và phân tích theo đặc tr-ng thể loại, mà ở

4


đây là thơ trữ tình. Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài, chúng tôi còn sử dụng thêm
ph-ơng pháp so sánh nhằm làm rõ hơn những t-ơng đồng, dị biệt về mối quan hệ
giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của hai nhà thơ.
5. Lịch sử vấn đề

R.Tagore và Hàn Mặc Tử là hai hiện t-ợng đặc biệt trong thơ ca ấn Độ và
Việt Nam. Họ thuộc vào số không nhiều thi nhân đ-ợc xem hiện t-ợng của thơ
ca thế kỷ XX. Và điều này đà góp phần lý giải sự phong phú, đa dạng cũng nhtính phức tạp của các công trình nghiên cứu về hai t-ợng đặc biệt này. Quả là rất
khó điểm hết phạm vi cũng nh- các công trình nghiên cứu về R. Tagore và Hàn
Mặc Tử trong gần một thế kỷ qua. Cho đến nay, những câu hỏi quen thuộc nh"R. Tagore có phải là nhà thơ thần bí?" hay "Hàn Mặc Tử anh là ai?" vẫn còn bỏ
ngỏ, hay chính xác hơn là vẫn ch-a có đ-ợc câu trả lời thoả đáng. Tuy nhiên, có
một điều dễ thấy là hầu hết các công trình nghiên cứu về sáng tác của R. Tagore
và Hàn Mặc Tử, d-ới dạng này hay dạng khác đều nói tới màu sắc tôn giáo, và
xem đó là biĨu hiƯn cđa mét kiĨu t- duy nghƯ tht - t- duy tôn giáo. Trong
phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề có liên quan,
làm cơ sở cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác
của R. Tagore và Hàn Mặc Tử.
5.1. Giải th-ởng Nobel văn học năm 1913 trao cho tập Thơ Dâng
(Gitanjali) đà đ-a R.Tagore lên vị trí ng-ời châu á đầu tiên đoạt đ-ợc giải
th-ởng cao quý này. Và cũng từ đây, R. Tagore đ-ợc xem là một hiện t-ợng của
thơ ca thế kỷ XX. Tác phẩm của ông, tr-ớc hết là thơ, đ-ợc dịch, giới thiệu rộng
rÃi ở nhiều n-ớc trên thế giới, đặc biệt là ph-ơng Tây. Trong lời giới thiệu Thơ
Dâng xuất bản ở Anh (1912), nhà thơ W. Yeats đà nói tới sự kết hợp hài hoà,
nhuần nhuyễn giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của R. Tagore, đặc biệt là
Thơ Dâng. Và theo ông, đó cũng chính là đặc tr-ng của văn hoá ấn Độ, một nền
văn hoá suốt hàng năm thơ ca và tôn giáo đà thống nhất hài hoà làm một". Tình
yêu Th-ợng Đế mà R.Tagore đà thể hiện trong các bài thơ của mình, theo W.
Yeats chỉ là sự thần thánh hoá những tình cảm bình dị trong cuộc đời thực tại, là
một cách triết lý về tình yêu cuộc đời của nhà thơ. Chúa hiện hữu ở khắp nơi, sẻ

5


chia víi con ng-êi bao niỊm vui trong cc ®êi trần thế. Tình yêu Chúa trong thơ
R. Tagore, vì vậy, về bản chất là tình yêu cuộc đơì trần thế, là niềm khát khao

giao cảm với cuộc đời.
Có cùng quan ®iĨm víi W. Yeats lµ S. Moore, ng-êi ®· giíi thiệu Thơ
Dâng lên hội đồng giải th-ởng Nobel. Ông cho rằng, đề tài duy nhất của tập thơ
là tình yêu Chúa. André Gide trong lời giới thiệu Thơ Dâng xuất bản ở Pháp đÃ
không dấu đ-ợc sự ngỡ ngàng kinh ngạc tr-ớc những t- t-ởng lớn lao huyền bí
của R. Tagore. Theo ông, "không một t- t-ởng nào ở thời đại chúng ta lại xứng
đáng đ-ợc kính trọng - tôi đinh nói xứng đáng đ-ợc tôn sùng, cho bằng t- t-ởng
R.Tagore. Tôi tự cảm thấy tầm th-ờng tr-ớc R.Tagore nh- chính R.Tagore cảm
thấy tầm th-ờng, nhỏ bé tr-ớc Th-ợng Đế"[1, 9]. E. Komarov trong bài R.Tagore
nhà thơ nhân đạo vĩ đại của ấn Độ, đà chú ý đến tính trữ tình, triết lý, mang đậm
màu sắc tôn giáo trong thơ R.Tagore. Ông viết: "R.Tagore đà sáng tạo nên một
bức tranh thiên nhiên và gửi gắm vào đó những tình cảm sâu kín của con ng-ơì,
mặc dù đôi lúc nó bị bao phủ trong s-ơng khói của tôn giáo thần bí. Đó không
chỉ là thế giới của sự tồn tại bên ngoài mà còn lạ sự thể hiện một cách đa dạng
thế giới nội tâm của nhà thơ[Chuyển dẫn từ 20, 10]. Bàn về hình tượng Thượng
Đế trong thơ R.Tagore, E. Komarov cho rằng, Thượng Đế về bản chất chính là
cuộc đời được bổ sung bằng những ý nghĩa thầm kín, thiêng liêng nhất[20,10].
ỏ ấn Độ, ng-ời ta quan tâm nhiều đến vấn đề có hay không một sự thần bí
trong thơ R.Tagore. Nira chanhdhuri trong bài R.Tagore: thật và giả đà không
ngần ngại cho rằng, R.Tagore đà không phải nhập thân cái kiểu thần bí của
công giáo, không có huyền thoại nào lớn hơn huyền thoại về câu chuyện thần bí
của R.Tagore. Một ng-ời yêu cõi đời nh- ông không thể là một ng-ời thần bí mà
hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy trong việc phủ nhận mình và phủ nhận cõi đời này.
R.Tagore chắc chắc không bao giờ nói nh- Thánh Teras: Tôi chết bởi vì tôi
không chết[55, 250]. Với cách nhìn ấy, ông khẳng định: Thơ tôn giáo của
R.Tagore là thơ sùng kính, không phải là thơ thần bí. Nó tìm cách đ-a Chúa lên
mặt đất này nh- một con ng-ời và đồng thời nh- một hiện thân thần thánh, chứ

6



không phải đưa tâm trí con người ra ngoài cõi đời để đặt dưới chân chúa[55,
251].
ở Việt Nam, lần đầu tiên tên tuổi R.Tagore đ-ợc biết đến là vào năm 1924
trên báo Nam phong (số 89) với những bài viết mang tính chất giơí thiệu. Năm
1942, khi bàn về thơ, Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh đà nói
tới R.Tagore nh- một tài năng trác việt, ng-ời đà sáng tạo ra những bài thơ, câu
thơ đẹp một cách mÉu mùc nh- Ngun Du ë ViƯt Nam, P.Valery ë Pháp. Đến
năm 1943, cuốn Thi hào R.Tagore của Nguyễn Văn Hai (1914 -1947) đ-ợc nhà
xuất bản Tân Việt ấn hành, ng-ời đọc Việt Nam b-ớc đầu có đ-ợc một cách nhìn
đầy đủ hơn về R.Tagore. Song nhìn chung, tr-ớc Cách mạng Tháng tám việc
nghiên cứu, giới thiệu R.Tagore ch-a có một thành tựu nào đáng kể, mới chỉ
dừng lại một vài ý kiến rải rác mang tính điểm xuyết. Ch-a có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến t- t-ởng hay đặc tr-ng nghệ thuật thơ R. Tagore.
Sau Cách mạng tháng tám, do hoàn cảnh chiến tranh nghiệt ngà điều kiện
nghiên cứu, giới thiệu tinh hoa văn học thế giới ở n-ớc ta, trong đó có văn học ấn
Độ gặp không ít khó khăn. Phải đến thập niên 60, sau chuyến thăm ấn Độ của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, mới xuất hiện một số công trình nghiên cứu giới về
R.Tagore. Trong lời giới thiệu thơ R.Tagore, Xuân Diệu cho rằng đặc tr-ng cốt
lõi của thơ R.Tagore là tình yêu cuộc đời, niềm khát khao đ-ợc gắn bó, giao cảm
với cuộc đời. Theo ông, đó là chìa khóa để đi vào khám phá thế giới nghệ thuật
phong phú đa dạng của R.Tagore. ông viết: Đời R.Tagore đầy niềm yêu và vui
s-ớng. R.Tagore th-ờng tỏ lòng biết ơn đối với sự tốt ®Đp sung s-íng ë ®êi.
R.Tagore lµ mét thi sÜ vµ một ng-ời sống trên đời này. Có nắm điểm đó, ng-ời ta
có thể đi sâu vào các khía cạnh khác [42, 8]. Từ một hướng nhìn khác, Xuân
Diệu đà nói đến những ảnh h-ởng to lớn nhiều mặt của văn học truyền thống ấn
Độ và thơ ca lÃng mạn Anh đối với con đ-ờng sáng tạo nghệ thuật của R.Tagore,
góp phần làm nên cái độc đáo của thơ R. Tagore, vừa hiện đại, mới mẻ vừa mang
đậm đà bản sắc dân tộc. Theo ông, R.Tagore đà kế thừa một truyền thống dân
gian từ thế kỷ XV ở Xứ Bengal Đồng thời R.Tagore cũng tiếp nhận tinh hoa

của văn học cổ lâu đời của ấn Độ, tổng hợp với thơ ca lÃng mạn tiến bộ trong văn

7


học Anh"[42, 8]. Có thể thấy, dù còn sơ l-ợc, nh-ng những ý kiến trên đây của
Xuân Diệu đà chỉ ra đ-ợc những vấn đề có ý nghĩa ph-ơng pháp luận cho quá
trình khám phá thế giới nghệ thuật thơ R.Tagore, trong đó có mối quan hệ giữa
tôn giáo và thơ ca. Cũng vào thời gian này, tiểu luận Rơ- vin- đơ-ra- nat Ta-go-rơ
của Cao Huy Đỉnh đà ra đời. Đây có thể xem là công trình dịch thuật, giới thiệu
về R. Tagore một cách hệ thống đầu tiên ở n-ớc ta. Cuốn sách đà phác thảo một
cách khá toàn diện về cuộc đời, t- t-ởng và những thành tựu nghệ thuật đặc sắc,
nhiều mặt của R.Tagore. Ông cho rằng, giá trị cơ bản của thơ R.Tagore đ-ợc kết
tinh ở t- t-ởng nhân đạo sâu sắc mà cốt lỏi của nó là tình yêu cuộc đời mÃnh liệt
của nhà thơ. Trong lời giới thiệu về thơ R.Tagore, Cao Huy Đỉnh đà quan tâm
đến mối quan hệ giữa tôn giáo và sáng tác thơ ca của R.Tagore, xem đó là một
đặc tr-ng nổi bật của thơ R. Tagore, đặc biệt là Thơ Dâng, tập thơ kết tinh tài
năng, tư tưỏng R. Tagore. Ông viết: Phiếm thần luận của R.Tagore đà bọc cho
tập Thơ Dâng một màu sắc lÃng mạn duy tâm. Những rung động siêu hình về tự
nhiên, về Th-ợng Đế không át nối tiếng nói về tình yêu và cuộc đời thực. Lòng
nhân đạo và yêu n-ớc của R.Tagore vẫn đ-a ta trở về trái đất và cuộc sống, trở về
với con ng-ời và lao động. ở đây, R.Tagore là một, H. Heine của ấn Độ. Thơ
ông xuất phát từ những khái niệm trừu t-ợng: Th-ợng Đế, con ng-ời, ánh sáng,
niềm vui và sức t-ởng t-ởng mÃnh liệt của ông đ-a tâm hồn ta bay bổng chan
hoà vào vũ trụ nh-ng cuối cùng lại để đậu lại trên thực tế, tình yêu, khiến ta phải
suy nghĩ nhiều đến con ng-ời và đất n-ớc ấn Độ [12, 35].
Có cùng cách nhìn ấy với Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý trong lời giới
thiệu thơ R. Tagore với tựa đề Rabindranath Tagore nhà thơ cuộc đời cũng đÃ
chú ý tới đặc tr-ng nổi bật của thơ R. Tagore là sự hoà quyện giữa tôn giáo và thơ
ca. Và theo ông, chính điều này đà mang đến cho thơ R. Tagore một giá trị nhân

đậo sâu sắc, một hình thức thể hiện độc đáo. Ông viết: Đọc kỹ thơ R.Tagore,
ngay cả tập Thơ Dâng là tập thơ mang nhiều màu sắc tôn giáo nhất cịng vËy,
chóng ta thÊy râ R.Tagore nh- tÊt c¶ mäi ng-ời và cũng nh- tất cả chúng ta ông
quan tâm đến những vấn đề then chốt của cõi đời này. Lao động, tình yêu, đấu
tranh, dân tộc[12, 10]. Từ nhận thức đó, ông cho rằng, tìm hiểu giá trị tư t­ëng

8


trong tác phẩm của R.Tagore, chúng ta tìm vào cái cốt lỗi của nó chứ không chỉ
nhìn cái bề ngoài thần bí kia[12, 31].
Có cùng quan điểm đó, L-u Đức Trung trong giáo trình văn học ấn Độ,
khi nói về những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thơ R.Tagore, đà đ-a ra những
nhận xét có ý nghĩa gợi mở, định h-ớng cho việc phân tích cảm thụ thơ
R.Tagore. Theo ông, lối biểu đạt phổ biến trong thơ R. Tagore là "vận dụng lối
biểu hiện t-ợng tr-ng nh- trong Kinh Thánh, Kinh Phật m-ợn một câu chuyện để
bày tỏ ý kiến và quan niệm của mình[54, 142]. Trong những bài viết về thơ
R.Tagore trên các tạp chí, báo, trực tiếp hay gián tiếp cá tác giả đều xem sự hoà
quyện giữa tôn giáo và thơ ca là một đặc điểm nổi bật, làm nên bản sắc riêng biệt
của thơ R. Tagore. Chẳng hạn, Nguyễn Tuấn Khanh đà nói tới sự hoà quyện giữa
tôn giáo, triết học, thơ ca trong thơ R. Tagore (R.Tagore nhà triết học và nhà thơ
nhân đạo chủ nghĩa - Tạp chí văn học số 2/ 1986); Nguyễn Văn Hạnh đà chỉ ra
đặc tr-ng cơ bản của cái tôi trữ tình trong thơ R. Tagore là sự thống nhất giữa
một thi nhân, thánh nhân và một nhà hiền triết ph-ơng Đông (Cái tôi trữ tình
trong Thơ Dâng của R. Tagore, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 4/2000)...
Ngoài ra, rải rác trong một số công trình nghiên cứu thơ ca Việt Nam cũng
xuất hiện một số ý kiến về thơ R.Tagore. Trong chuyên luận Thơ và mấy vấn đề
trong thơ Việt Nam hiện đại, Hà Minh Đức đà xem R.Tagore là một đại diện
tiêu biểu của dòng thơ trữ tình - triết lý. Và theo ông, triết lý trong thơ R. Tagore
là kiểu triết lý ph-ơng Đông, đậm màu sắc tôn giáo. Phan Cự Đệ trong chuyên

luận Phong trào Thơ mới 1932 - 1945, khi bàn về tập thơ Vũ trụ ca của Huy Cận
cũng đà nói đến sự gặp gỡ ít nhiều màu sắc tôn giáo trong thơ Huy Cận và thơ
R.Tagore. Tuy nhiên, theo ông, Huy Cận đà tiếp thu những nét siêu hình trìu
t-ợng duy tâm trong phiếm thần luận của R.Tagore, nh-ng lại không tiếp thu
được cái bản chất tiến bộ tích cực trong thơ R.Tagore, đó là một chủ nghĩa nhân
văn Phục h-ng, chống Balamôn, một chủ nghĩa yêu n-ớc tích cực của một con
ng-ời hoạt động xà hội, một thái độ phê phán hiện thực đen tối, một niềm tin
h-ớng về t-ơng lai" [9 ,108]. Khi bàn về t- duy thơ Hàn Mặc Tử, Đỗ Lai Thuý đÃ
cho rằng, có một sự t-ơng đồng trong t- duy nghệ thuật giữa R. Tagore vµ Hµn

9


Mặc Tử. Đó là kiểu t- duy đ-ợc tạo nên bởi sự thống nhất hài hoà giữa ba yếu tố:
Tính trữ tình + T- duy tôn giao + cá nhân hiện đại. Và đi xa hơn, theo ông, trên
thế giới nhiều thiên tài thơ đà đ-ợc sinh ra từ mô h×nh nay nh- Holderlin (17701843) R.Tagore (1861- 1941), P.Claudel (1868 - 1955)"[51, 241].
5.2 So với R.Tagore, Hàn Mặc Tử kém may mắn hơn nhiều. Con ng-ời tài
hoa ấy đà có một số mệnh éo le, cả về đời từ lẫn đời thơ. Sinh thời khi còn sống,
ngay cả trong những thời điểm tài năng sáng tạo của ông đang phát sáng rực rõ
thì sự thông cảm sẽ chia của ng-ời đời cũng không mấy mặn nồng. Sáng tác của
Hàn Mặc Tử phong phú, kỳ lạ đầy bí ẩn, đà biết thành nỗi ám ảnh day dứt trong
tâm trí bao thế hệ, từ những ng-ời đọc bình th-ờng đến những nhà nghiên cứu
phê bình khả kính. Cho đến nay, hành trình kiếm tìm những chân giá trị thơ Hàn
Mặc Tử đà đi qua một chặng đ-ờng hơn 60. Đó là một quÃng thời gian ch-a dài,
nh-ng cũng đủ để ta hình dung đ-ợc phần nào sự đa dạng, bộn bề trong cách cảm
nhận và lý giải về hiện t-ợng thi ca đặc biệt này. Lý giải thơ ca và tài năng Hàn
Mặc Tử, d-ờng nh- không đơn thuần là câu chuyện câu chữ. ở đó còn bao điều
bí ẩn thiêng liêng, huyền bí mà trí tuệ con ng-ời còn ch-a hiểu hết. Bởi thế, đó là
cái đích cứ ngỡ nh- gần mà lại hoá xa vời vợi. Vào những năm 30, bên cạnh
những tài năng nh- Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận Hàn Mặc Tử đà toả sáng trên

thi đàn thơ mới như một hiện tượng kỳ dị. Đương thời người ta gọi ông là con
rồng trong nhóm tứ linh", Vị Chúa của trường thơ loạn, gương mặt tiêu biểu
của thơ ca lÃng mÃn tượng trưng ở Bình Định. Những cách x-ng tụng ấy đÃ
phần nào cho thấy tầm vóc và sự bí ẩn của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Ông đà tích hợp
trong tài năng của mình chất men cổ kính của Đ-ờng thi, những tinh hoa văn
mạch truyền thống của dân tộc cùng vẻ đẹp lỗng lậy kiêu sa của thơ lÃng mạn,
t-ợng tr-ng Pháp thế kỷ XIX. Giống nh- một ánh sao băng, Hàn Mặc Tử đÃ
nhanh chóng đi từ thơ Đ-ờng cổ điển qua lÃng mạn t-ợng tr-ng và chớm tới bờ
siêu thực. Dồn dập, gấp gáp trong khoảng bốn năm (1936-1940) và để lại trên
bầu trời thơ ca dân tộc một vết sáng lạ. Ngay từ năm 1939 khi Hàn Mặc Tử còn
sống, bạn thơ Hoàng Trọng Miên đà xem ông là một thiên tài xuẩt hiện trong
làng thơ. Tiếng chuông ấy gióng lên trong trẻo và nhanh chóng rơi vào chốn hư

10


không tĩnh lặng. Ng-ời đọc d-ờng nh- ch-a kịp cảm nhận hết cái huyền diệu,
day dứt của một hồn thơ kỳ lạ. Chỉ tới khi Hàn Mặc Tử già từ cuộc sống, ng-ời ta
mới chợt nhận ra rằng, trên bầu trời thơ Việt, một vì sao tinh tú đà vụt tắt mà ánh
sáng của nó vẫn còn đọng lại lung linh, ám ảnh mỗi tâm hồn. Và cũng từ đây,
hàng loại bài viết, những khúc t-ợng niệm về một con ng-ời, một đời thơ lần l-ợt
ra đời. Trong niềm đau th-ơng, nỗi xót xa cho số phận cay đắng của ng-ời thầy,
người bạn thơ gần gũi, Chế Lan Viên đà không ngần ngại cho ràng, Tử là một
thiên tài, Tử mới chính thật là thiên tài trên cái đất nghèo kém của đất nước này.
Và trong suốt cuộc đời, cho mÃi tới những ngày sắp tìm về với Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên vẫn canh cánh trong lòng nỗi niềm khắc khoải: Hàn Mặc Tử, anh là
ai. Và có lẽ, đó cũng là nổi ám ảnh của biết bao tấm lòng muốn sẻ chia, muốn đi
đến tận cùng sự bí ẩn lạ kỳ của thơ ca Hàn Mặc Tử. Điều này đà góp phần lý giải
sự phong phú, đa dạng và không ít mâu thuẫn của những công trình nghiên cứu
về cuộc đời, thơ ca Hàn Mặc Tử. Trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi

xin điểm lại một số vấn đề đà đ-ợc những ng-ời đi tr-ớc quan tâm.
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đà dành cho Hàn Mặc
Tử một tình cảm khá đặc biệt, với một niềm tiếc nuối xót xa. Ông viết: Một
ng-ời đau khổ nh-ờng ấy, lúc sống ta hững hỡ bỏ quên bây giờ mất rồi, ta xúm
lại kẻ khen người chê. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn. Và với ông, thơ
Hàn Mặc Tử là một minh chứng cho ảnh h-ởng của tôn giáo đối với thơ ca. Theo
ông, "đạo Thiên Chúa ở xứ này đà tạo ra một thứ không khí có thể kết tinh lại
thành thơ. Cùng thời gian đó, năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn
hiện đại chú ý đến Hàn Mặc Tử, "một nhà thơ có cuộc đời đau th-ơng, lời thơ
thành thực khi nghẹn ngào, khi hoạt bát nh-ng bao giê cịng chøa chan t×nh tø
hay t- t­ëng cao xa. Theo ông, Hàn Mặc Tử chính là người Việt Nam đầu tiên
đà ca tung đạo Gia Tô bằng một giọng điệu chân thành tha thiết thiết. Và cũng
nh- Hoài Thành, ông cho rằng, với Hàn Mặc Tử, lần đầu tiên trong thi ca Việt
Nam, tôn giáo đà trở thành một "không khí kết tinh thành thơ". Ông viết: Có lẽ
ông là ng-ời Việt Nam đầu tiên ca ngợi Thánh nữ đồng trinh Maria và Chúa

11


Jesus băng thơ tr-ớc nhất. Ông ca tụng đạo GiaTô bằng một giọng rất chân
thành. Lần này cũng là lần đầu thi ca Việt Nam thấy đ-ợc nguồn thi hứng mới.
Sau 1945 - 1975, trong khoảng thời gian này vì nhiều lý do trên diễn đàn
văn học phía Bắc, Hàn Mặc Tử rất ít đ-ợc nhắc đến. Trong khi đó việc tìm hiểu
sáng tác của ông ở niềm Nam lại diễn ra khá bề bộn và quy mô. Ngoài một số bài
viết riêng lẻ, trong vòng bốn năm từ 1967 đến 1971 Bán nguyệt san văn đà cho ra
hai số báo đặc biệt riêng về Hàn Mặc Tử. Trừ một số bài theo h-ớng cũ nhắc lại
những kỷ niệm về thơ và đời Hàn Mặc Tử, đa số các bài viết đều đi vào tìm hiểu
thế giới nghệ thuật thơ của ông.
Cùng một cách nhìn ấy, Đặng Tiến, Võ Long Tê, Phạm Xuân Sanh, Phạm
Đán Bình, Bùi Xuân Bào trong các bài viết của mình đà lưu ý nhiều đến ảnh

h-ởng của Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, từ cảm thức vũ trụ đến hình
ảnh trong thơ, và cấu trúc tác phẩm. Bùi Xuân Bào trong Thi ảnh khẩu cảm trong
thơ Hàn Mặc Tử đà phát hiện trong thơ Hàn Mặc Tử có một nguồn động lực hai
chiều: "nhận tinh hoa của ngoại giới vào thể xác tâm hồn mình rồi sau đó biến
luồng cảm hứng thành thơ, tận h-ởng những công trình châu báu của Đức Chúa
Trời rồi trút vào linh hồn ng-ời ta những nguồn khoái lạc đê mê nh-ng rất thơm
tho và trong sạch. Từ cách nhìn ấy, Bùi Xuân Bào cho rằng, quan niƯm nµy rÊt
gièng víi quan niƯm thi høng cđa nhµ thơ công giáo Paul Claudel. Ông cho rằng,
trong khi thi sÜ ngÊt ng- tËn h-ëng khÝ vÞ thanh tao cđa trời đất nh- nhạc thơm,
h-ờng gấm, mộng ngọc, hoa trinh bạch, đàn ly tao, gió ly biệt, trăng đoàn viên,
chim tứ chiếng, mây giang hồ, trời thanh sắc, bông nhũ hương, niềm mộc dược
thi sĩ vẫn cảm thấy chưa vừa chưa đÃ, chưa nguôi. Và chỉ có dâng lên một mùa
thơ sáng láng mới mong đáp lại đ-ợc ơn Chúa Trời, Th-ợng Đế. Đối với Hàn
Mặc Tử, tình yêu Thượng Đế là nguồn thơ thuần tuý và cao thượng nhất: những
gì t-ơi đẹp nhất trong vũ trụ, quý hoá nhất trong tâm linh, huyền bí nhất trong tôn
giáo, Hàn Mặc Tử đều đồng hóa với thơ: trăng sao vằng vặc, mùa xuân mát dịu
và t-ơi sáng, lòng th-ơng yêu của Chúa Trời và mẹ Đồng Trinh đều là biến thể
của chất thơ man mác". Có thể thấy, kiến giải về sự bí ẩn huyền diệu của thơ ca
Hàn Mặc Tử, Bùi Xuân Bào đà tìm đến sự t-ơng tác giữa hồn thơ và đứcc tin tôn

12


giáo trong tâm hồn thi nhân. Sự tinh tế, sâu sắc, tính phức tạp bí ẩn của hồn thơ
Hàn Mặc Tử đều bắt nguồn ở đó.
Tuy nhiên, có lẽ Đặng Tiến là ng-ời khẳng định mạnh mẽ nhất đức tin
trong hồn thơ Hàn Mặc Tử. Điều đáng nói, ông đà đi xa hơn những ngươi đi
tr-ớc, chỉ ra đ-ợc bản sắc Việt Nam trong đức tin của Hàn Mặc Tử - một đức tin
thuần Việt và lắng đọng trong thi ca. Ông viết: trong người GiaTô giáo Việt
Nam niềm tin Thiên Chúa đà trở thành niềm tin thuần tuý Việt Nam. Và thơ Hàn

Mặc Tử đà chứng thực điều đó: một đức tin Việt Nam ở Thiên Chúa, diễn đạt
bằng ngôn ngữ Việt Nam, ngôn ngữ của thi ca". Trong cái nhìn của ông, kiến
trúc toàn bộ của thơ Hàn Mặc Tử đều vang dội lời truyền giảng của Phúc âm".
Toàn tập thi phẩm của Hàn Mặc Tử, theo ông, là môt tiếng vọng của Thành tự
trong đó ng-ời đọc gặp lại những chủ đề, c-ơng lĩnh của Kinh Thánh: một vũ trụ
ngây thơ đổ vỡ vì nguyền tội, những khổ hạnh của thân xác nh- một kinh nghiệm
của mơ -ớc và huyền diệu để v-ơn tới một thế giới khác sáng láng, ngoài h- linh,
thế giới của Phục Sinh, của Khải Huyền. Ba giai đoạn đó là cơ cấu của đời thơ
Hàn Mặc Tử. Vũ trụ Gái quê đà sụp đỗ trong Đau th-ơng mà nhà thơ đà chịu
đựng để đợi sống lại một Mùa xuân nh- ý".
Dè dặt hơn Đặng Tiến, và có phần đa chiều hơn trong cách nhìn, cách
nghĩ, Võ Long Tê trong kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc
Tử cho rằng người tín hữu công giáo ấy về sau, khi đà đi trọn đoạn đường đau
th-ơng và có một nhận thức do ân sủng thúc đẩy mới trở thành một nhà thơ công
giáo. Điều khiến cho Võ Long Tê suy nghĩ nhiều, là làm sao tìm thấy một sự
tổng hợp hài hoà giữa những yêu cầu của đức tin tôn giáo với những đòi hỏi
phóng túng của sự sáng tạo nghệ thuật. Theo ông, có lẽ chính Hàn Mặc Tử đÃ
không thích lối thơ cảm hoá khuyến diện cho nên trong nhiều tr-ờng hợp không
tự giác. Hàn Mặc Tử đà để cho sự sáng tạo của nghệ thuật v-ợt quá đức tin của
một tín đồ. Chính sự cám dỗ của thiên chức nghệ sĩ đà khiến cho Hàn Mặc Tử
ứng xử nh- một ng-ời ảo thị, huyễn t-ởng trong Th-ợng thanh khí, Duyên kỳ
ngộ, Quần tiên hội. Các nhân vật và tác giả vận động trong một vũ trụ xem là bản
chuyển tả Thiên Đ-ờng Ki Tô giáo theo cấu trúc ngoại giáo. Sự phức tạp khi tìm

13


hiểu mối quan hệ giữa một tín đồ và một nhà thơ ở Hàn Mặc Tử đà không dừng ở
đó. ĐÃ có một sự tranh chấp Hàn Mặc Tử là tín đố Thiên Chúa giáo hay là tín đồ
Phật giáo ngay trong quan niệm của những nhà nghiên cứu, nhữg ng-ời gần gũi

ông, mà Quách Tấn là một ví dụ. Trong bài viết ảnh h-ởng đạo Phật trong thơ
Hàn Mặc Tử, Quách Tấn cho rằng, thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài ảnh h-ởng cả
hình thức lẫn tinh thần Phật giáo. Song cuối bài viết này ông lại kết luận: Tử tìm
đạo - vào đạo - đạo Thiên Chúa cũng nh- Đạo Phật, chỉ để tìm nguồn cảm hứng,
tìm nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫy hoặc thể xác dày vò. Lý t-ởng chính của
Tử là thơ. Tôn giáo chỉ là yếu tố phụ vào để làm cho thơ thêm giàu sang và trọng
vọng. Điều này cho thấy một sự lúng túng, chứa đựng sự hoài nghi của các nhà
nghiên cứu khi cố gắng lý giải sự phức tạp, huyền bí trong cuộc đời cũng nhtrong hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Sự đổi mới t- duy lý luận đà giúp các nhà nghiên cứu, phê bình vào nửa
sau thập niªn 80 më ra nhiỊu h-íng tiÕp cËn míi hiƯn t-ợng Hàn Mặc Tử. Vũ
Quần Ph-ơng trong lúc nhìn lại cuộc cách mạng thơ ca đầu thế kỷ đà xem Hàn
Mặc Tử nh- là "một hiện t-ợng kỳ lạ trong thơ Việt". Còn Ngô Văn Phú gọi Hàn
Mặc Tử là "một hồn thơ dị biệt". Từ những đối sánh thú vị, V-ơng Trí Nhàn b-ớc
đầu chỉ ra những nét t-ơng đồng và dị biệt giữa Hàn Mặc Tử với những hồn thơ
đ-ơng thời. Vơi t- cách là em ruột của nhà thơ, Nguyễn Bá Tín đà cho ra đời hai
công trình đầy trách nhiệm, góp phần làm sáng tỏ một vài nghi vấn xung quanh
cuộc đời, đức tin của Hàn Mặc Tử, giúp giới nghiên cứu và ng-ời th-ởng thức có
thêm cơ sở cho việc thẩm định, phê bình thơ Hàn Mặc Tử. Xuất phát từ bản chất
sáng tạo nghệ thuật, Đỗ Lai Thuý đà cố gắng giải mà tác phẩm của Hàn Mặc Tử
trong sự đa dạng, bộn bề của Thơ mới. Với một t- duy sắc sảo, ông đà chi ra
đ-ợc mối quan hệ giữa thơ Hàn Mặc Tử với thơ mới, đồng thời phát hiện ra mô
hình sáng tạo và kiểu t- duy độc đáo làm nên chất thơ riêng của Hàn MặcTử.
Theo ông, t- duy tôn giáo là công cụ chắp cánh cho thơ Hàn Mặc Tử bay cao. ở
đó thể hiện bản chất sáng tạo chứ không đơn thuần là thủ pháp kỹ thuật của nhà
thơ. Và theo ông, thơ Hàn Mặc Tử có mang yếu tố siêu thực chứ không phải là
đại diện cho chủ nghĩa siêu thực, gợi cảm, chứ không truyền cảm. Từ đó, ông đÃ

14



đ-a ra một mô hình sáng tạo thơ của Hàn Mặc Tử đó là: T- duy tôn giáo kết hợp
nhuần nhuyễn với chất trữ tình trên cơ sở cái tôi cá nhân hiện đại. Đi xa hơn,
ông còn khẳng định, đây là mô hình sáng tạo của các thiên tài thơ nh- Holderlin,
R.Tagore, Paul Clau del Có cùng cách nhìn ấy, nh-ng phần nào khái quát hơn,
Đoàn Thị Đặng H-ơng trong bài viết Con mắt tâm linh văn hoá ph-ơng Đông
trong thơ của Hàn Mặc Tử đà cho rằng, chính ph-ơng cách t- duy của nghệ thuật
và văn hoá ph-ơng Đông đà tạo nên một thế giới kỳ diệu, ảo hoá trong thơ Hàn
Mặc Tử. Còn Chu Văn Sơn với sự khảo sát phân tích khá tỉ mỉ tập Thơ điên đÃ
không ngần ngại nói tới "một mạch liên kết siêu lôgic" trong thơ Hàn MặcTử. Về
thực chất, đó cũng chính là tính chất siêu thực, một biểu hiện của t- duy tôn giáo.
Nh- vậy, có thể thấy, dù xuất phát điểm có khác nhau, nh-ng gián tiếp hay trực
tiếp, khái quát hay phân tích chi tiết, các công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc
Tử đều quan tâm nhiều đến ảnh h-ởng của tôn giáo đối với sáng tác của Hàn
Mặc Tử, và xem đó là nguyên nhân làm nên bản sắc lạ kỳ của Hàn Mặc Tử trong
thơ ca hiện đại Việt Nam.
5.3. Điểm qua lịch sử nghiên cứu thơ R.Tagore và Hàn Mặc Tử phần nào
cho thấy một sự gặp gỡ t-ơng đồng giữa hai nhà thơ. Đó là sự thẩm nhập, hoà
quyện giữa tôn giáo và thơ ca trong sáng tác của họ.Tuy nhiên, cho đến nay, ch-a
có một công trình nào nghiên cứu một cách hƯ thèng mèi quan hƯ Êy. Vµ cµng
ch-a cã ai xem xét vấn đề trong một thao tác so sánh giữa hai nhà thơ. Có thể
xem đây là sự gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba ch-ơng
Ch-ơng 1. Sự thống nhất giữa thi nhân và một tín đồ sùng tín trong cái tôi
trữ tình của nhà thơ
Ch-ơng 2. Không gian tâm linh với cảm xúc h-ớng nội
Ch-ơng 3. Một thế giới biểu t-ợng mang đậm màu sắc tôn giáo
Và cuối cùng là một danh mục tài liệu tham khảo chính

15



Ch-ơng 1
Sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ sùng tín
trong cái tôi trữ tình của nhà thơ

1.1. Cái tôi trữ tình trong thơ
Xin đ-ợc nói ngay rằng, chúng tôi không có ý định đi tìm kiếm một định
nghĩa về cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là công việc của những nhà lý luận. Tuy
nhiên, có một thực tế cho đến nay khái niệm cái tôi trữ tình vẫn còn tồn tại nhiều
cách hiểu, cách lý giải với những biên độ khác nhau. Điều này đà dẫn đến sự
thiếu thống nhất trong việc khảo sát những hiện t-ợng cụ thể. Vì lẽ đó, chúng tôi
phải giới thuyết khái niệm, làm cơ sở cho việc khảo sát đặc tr-ng cái tôi trữ tình
R. Tagore và Hàn Mặc Tử trong thơ.
1.1.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ
Kể từ khi con ng-ời bắt đầu ý thức đ-ợc sự tồn tại của mình thì ý thức về
cái tôi cũng xuất hiện và nó đ-ợc lý giải theo nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm duy tâm thì cái tôi chính là ph-ơng diện trung tâm của tinh thần
con ng-ời, là cốt lõi của ý thức, có khả năng chi phối hoạt động và sự khẳng định
nhân cách của con ng-ời trong thế giới. "Cái tôi là sự hiện diện của động cơ bên
trong của ý thức con ng-ời" (S.Freud). Trong khi đó, triết học Mác-Lê nin lại
xem cái tôi là "trung tâm tinh thần của con ng-ời, có quan hệ tích cực đối với thế
giới và với chính bản thân mình. Chỉ có con ng-ời độc lập kiểm soát hành vi của
mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình".
Có thĨ thÊy, víi mét quan ®iĨm nh- vËy, tÝnh tÝch cực chủ động của cái tôi đÃ
đ-ợc khẳng định. Mặt khác, cái tôi đà đ-ợc nhìn nhận trong con ng-ời - xà hội
sinh động, điều mà các nhà duy tâm đà bỏ qua. Nói khác đi, cái tôi là một cấu
trúc nhân cách mang tính phổ quát. Nó vừa mang tính xà hội - lịch sử, vừa phân
biệt cái độc đáo và khẳng định tính tích cực của con ng-ời cá nhân, cá thể.
Cái tôi trữ tình là hình t-ợng trung tâm làm nên bản chất chủ quan của thơ.

Đó chính là thế giới tinh thần của con ng-ời đ-ợc thể hiện trong tác phẩm trữ
tình bằng các ph-ơng tiện của thơ trữ tình. Về thực chất, cái tôi trữ tình là "cái tôi

16


đ-ợc nghệ thuật hoá" (Hà Minh Đức). Cái tôi tâm lý xà hội chỉ trở thành cái tôi
nghệ thuật khi nó có nhu cầu tự thể hiện, giao tiếp, tìm sự đồng cảm và đ-ợc bộc
lộ bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Nội dung của nó là toàn bộ cái chủ quan, thế giới
nội tâm, tâm hồn đang t- duy và đang cảm thấy cuộc sống bên trong. Cái chủ
quan không biểu hiện ra thành hành động mà vẫn cứ ở trong trạng thái nội cảm.
Do đó, mục đích của trữ tình, theo G. Hegel là "bộc lộ chủ thể". Bản chất chủ
quan của thơ trữ tình thể hiện ở nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông
qua toàn bộ nhân cách chủ thể trữ tình: cá tính sáng tạo độc đáo, cách lĩnh hội
thế giới và khám phá cuộc sống, sự bày tỏ những khát vọng -ớc mơ, xúc cảm của
nhân vật trữ tình, ý thức của chủ thể. Cái tôi, thể hiện sức mạnh nhân cách, tính
tích cực của tinh thần của ng-ời trữ tình. Với cách hiểu đó, có thể nói làm thơ
không thể không có cái tôi. Theo G. Hegel, "nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình
là ở chủ thể, và chủ thể là ng-ời duy nhất mang nội dung".
Trong cái tôi một con ng-ời bao giờ cũng có phần xà hội, phần cá nhân mà
hành động con ng-ời là kết quả của sự chi phối, t-ơng tác cái tôi trọn vẹn đó. Lý
giải điều này, M. Bakhtin viết: "Lời trong thơ không thuần tuý là lời cá nhân. ở
đây, uy tín của tác giả nhà thơ là uy tín của dàn đồng ca. Sự đắm say trữ tình về
căn bản là sự đắm say của dàn đồng ca. Bởi vì tôi nghe thấy bản thân mình trong
ng-ời khác, với ng-ời khác và cho ng-ời khác. Một dàn đồng ca có thể có nào đó
là chỗ dựa có uy tín vững chắc của tôi. Tôi tìm thấy mình trong tiếng nói của
ng-ời khác. Cái tiếng nói của ng-ời khác mà tôi nghe thấy đ-ợc ở ngoài tôi ấy
chính là yếu tố tổ chức sức sống nội tại trong thơ trữ tình của tôi". Với chức năng
nội cảm hoá toàn bộ thế giới, tạo thành thế giới chủ quan hết sức độc đáo của chủ
thể, cái tôi trữ tình có sức dung chứa vô hạn. Cuộc đời cá nhân càng phong phú,

sức nội cảm của cái tôi càng bao la, siêu phàm, năng lực nội cảm này lấy cái tôi
làm trung tâm, quy thế giới về mình làm cho mỗi ng-ời có riêng một thế giới,
một trật tự thế giới. Đó là thế giới của giá trị cái nhìn.
ở một ph-ơng diện khác, trong sáng tạo nghệ thuật, cái tôi có chức năng
xây dựng hình ảnh, quan niệm về chủ thể. Cái tôi luôn tự xác định, tự hình dung
về bản thân mình, nhận ra mình trong các thể nghiệm, cảm xúc của mình, xác

17


nhận giá trị, ý nghĩa, sức mạnh của mình. Nó có nhu cầu tự đánh giá, tự ý thức,
tự biểu hiện. Hơn thế, cái tôi còn có chức năng duy trì sự thống nhất bản chất tinh
thần của mình qua bao biến đổi thăng trầm, li hợp, tạo cho mình sự thống nhất
bền vững. Con ng-ời trong thơ, vì vậy luôn thành thực về nhu cầu, về khát vọng.
Bởi lẽ, thơ, tr-ớc hết là sự giải bày, thổ lộ, "cũng giống nh- nụ c-ời và n-ớc mắt
thơ phản ánh một cái gì đà hoàn thiện từ bên trong" (R. Tagore). Sự rung động
đầu tiên của sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng bắt nguồn từ những xúc cảm thành
thực. Những xúc cảm thành thực giúp con ng-ời v-ợt qua giới hạn của thói
th-ờng để v-ơn tới cái sâu sắc và độc đáo. Cái tôi trữ tình đích thực luôn dũng
cảm trình bày trạng thái thực của tâm hồn mình. Tự đau đớn thừa nhận chính
mình, tự hiểu lấy những thói xấu của mình. Nhu cầu tự biểu hiện dẫn con ng-ời
tới nhu cầu tìm sự đồng cảm, tìm tiếng nói tri âm. Để thực hiện đ-ợc điều này,
ng-ời nghệ sỹ phải xây dựng một thế giới nghệ thuật phản ánh tồn tại tinh thần
nhất định của cái tôi trữ tình. Bởi vậy cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật,
thế giới nội cảm này là một chỉnh thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng
chịu sự quy định của những quan niệm nghệ thuật riêng, phụ thuộc vào hoàn
cảnh xà hội và đời sống của cá nhân. Quy luật nhận thức và biểu cảm của thế giới
này không trùng khớp với quy luật tự nhiên. Nó mang tính biểu t-ợng hoá. Trong
thế giới ấy có không gian là giới hạn chân trời và các chiều tồn tại của nó, có thời
gian là ph-ơng thức vận động và cảm giác về sự tồn tại của cái tôi, có màu sắc

gắn với cách cảm thụ và những cảm giác chủ quan.Thậm chí còn có cả h-ơng
thơm, ánh sáng, âm nhạc... Nó là một chỉnh thể mang nhiều sự đối lập nội tại với
những mâu thuẫn, giằng xé, đấu tranh, đối lập giữa quá khứ - hiện tại, hiện tại t-ơng tai, mơ - thực... làm nên một sự vận động không ngừng và có quá trình.
Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình còn mang giá trị thẩm mỹ. Từ giới
hạn của sự việc hữu hạn trong đời sống mà tìm ra cái vô tận về ý nghĩa của nó.
Những giá trị thẩm mỹ này còn là kết tinh của giá trị văn hoá lịch sử, kết tinh của
các giá trị truyền thống "nhà thơ trữ tình viết lịch sử tâm hồn mình và gián tiếp
viết lịch sử của thời đại mình" (A.Potepnhia). Những vận động lớn của quá trình
văn hoá chung bộc lộ qua cái tôi trữ tình với t- cách là ng-ời tham dự và chøng

18


kiÕn trùc tiÕp. Nhê tù ý thøc béc lé phÇn tinh hoa nhất của tinh thần nên cái tôi
trữ tình bao giờ cũng tự khái quát nâng mình cao hơn cái tôi có thực ở ngoài đời
để nhập vào tiếng nói văn hoá của thời đại. Cái tôi trữ tình do đó có khả năng
khái quát đ-ợc những giá trị tinh thần của thời đại. Thế giới tinh thần trong thơ
luôn khao khát h-ờng về cái chân, thiện, mỹ, h-ớng về cái không giới hạn mà
triết lý để kéo dài sự tồn tại đơn lẻ của kiếp ng-ời mà nói tiếng nói chung phổ
quát của mọi cuộc đời, khi cái tôi trữ tình biết đứng lên trên những cảm xúc của
mình để nhìn rõ số phận bao ng-ời. Cái tôi trữ tình bao giờ cũng có khát vọng đặt
ra và đi đến tận cùng các câu hỏi và cắt nghĩa nó theo mô hình triết lý của chính
mình và thời đại mình.
Khẳng định thế giới cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật giúp chúng
ta hình dung đ-ợc tính độc đáo về t- duy nghệ thuật trên cơ sở thế giới quan,
truyền thốngvăn hoá và cá tính sáng tạo của chính cái tôi trữ tình. Thế giới "nội
cảm", "thực tại bên trong", "v-ơng quốc vô hạn của tinh thần" là không lặp lại và
duy nhất ở mỗi ng-ời, nên có nhu cầu giao cảm, phá vỡ thế khép kín để thống
nhất, đồng cảm với những tâm hồn khác. Sự giao cảm này chỉ xảy ra khi thế giới
ấy đ-ợc trình bày trên văn bản giao tiếp. ở đó cái tinh thần đà đ-ợc chuyển sang

những yếu tố mang tính vật chất cảm tính.
1.1.2. Các dạng thức của cái tôi trữ tình trong thơ
Cái tôi trữ tình là một tËp hỵp cđa rÊt nhiỊu quan hƯ, víi chÝnh nã, với cấu
trúc tác phẩm. Mỗi cái tôi là một giới hạn tiếp xúc với đời sống. Bởi thế, có thể
dựa trên nhiều tiêu chí để phân loại các cái tôi trữ tình trong thơ. Chẳng hạn, dựa
trên ph-ơng pháp sáng tác, có thể nói tới cái tôi - cổ điển, cái tôi - lÃng mạn, cái
tôi - hiện thực; dựa trên cấu trúc nhân cách, có thể nói tới cái tôi - cá nhân, cái tôi
- xà hội, cái tôi - tâm lý, cái tôi - bản năng; theo các quan hệ của cái tôi với các
phạm trù tinh thần, có thể nói tới cái tôi - đạo đức, cái tôi - chính trị, cái tôi nghệ sĩ, cái tôi - văn hoá; theo ph-ơng thức bộc lộ: Cái tôi - suy t-ởng, cái tôi cảm xúc, cái tôi - triết lý... và có thể nói tới nhiều dạng thức tồn tại khác của cái
tôi trữ tình trong thơ. Tuy nhiên, dù đứng ở góc độ nào thì bản chất cái tôi trữ
tình cũng không thay đổi. Bởi đó chính là cái tôi tác giả đ-ợc nghệ thuật hoá

19


trong thơ, đ-ợc nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi giới hạn tiếp xúc biểu
hiện một mối quan hệ xà hội, thẩm mỹ, đạo đức, tôn giáo... của cái tôi trữ tình.
Và ở mỗi cái tôi có một mô hình cấu trúc riêng, thể hiện một kiểu t- duy nghệ
thuật của nhà thơ.
1.1.3. Sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ, một dạng thức đặc biệt của
cái tôi trữ tình trong thơ
Sự thống nhất, hoà quyện giữa thi nhân và tín đồ sùng tín là một dạng thức
đặc biệt của cái tôi trữ tình trong thơ. Đó là cái tôi trữ tình đ-ợc xét theo quan hệ
đặc biệt, quan hệ giữa cái tôi nhà thơ với các phạm trù tinh thần của con ng-ời niềm tin tôn giáo. Nó thuộc về một kiểu nhà thơ, phản ánh một kiểu t- duy thơt- duy tôn giáo, sản phẩm của "một quan niệm thơ tôn giáo đánh dấu sự hoà giải
giữa nghệ thuật với đức tin". Cái tôi nhà thơ vừa là chủ thể vừa là đối t-ợng của
mọi sự tìm tòi sáng tạo. Nhà thơ vừa là một thi nhân, vừa là một tín đồ sùng đạo
"coi tôn giáo với tất cả tinh thần của chữ ấy là một cái gì đó đời đời vĩnh hằng và
tuyệt đỉnh của nghệ thuật" , coi "thơ là đạo và đạo là thơ. Thơ đà đạt tới đạo và
đạo để đi tới thơ" [chuyển dẫn 30, 169]. Sáng tạo thơ ca là giây phút thăng hoa,
khải thị. Họ nhận ra thế giới của riêng mình bằng cái nhìn trực giác, chỉ có thể

cảm đ-ợc mà khó giả thích, cắt nghĩa một cách rạch ròi. Trong thế giới đó, thực
và mộng, t- duy và t-ởng t-ợng, tất cả đà nhập hoà làm một. Một cái tôi trữ tình
nh- vậy luôn "có sự giao hoà giữa một đức tin sung mÃn và một tâm hồn niềm nở
tạo ra một nguồn thơ hết sức sâu xa" [Chuyển dẫn 30,173]. Họ tự xem mình
thuộc một tôn giáo riêng, "Tôn giáo của nhà thơ", "Tôn giáo con ng-ời"
(R.Tagore) hay là một "loài" riêng do Đức Chúa Trời tạo ra, ngoài loài ng-ời và
thiên thần ra đó là "loài thi sĩ". Đức Chúa Trời tạo ra loài này "với một sứ mạng
cao cả thiêng liêng là biết tận h-ởng những công trình châu báu của Đức Chúa
Trời đà gây nên, ca ngợi quyền phép của ng-ời và trút vào linh hồn ng-ời ta
những nguồn khoái lạc đê mê nh-ng rất thơm tho tinh sạch" (Hàn Mặc Tử - Quan
niệm thơ). Thực tế cho thấy, một cái tôi trữ tình nh- vậy không có nhiều trong
thơ. Bởi lẽ, về thực chất đó là biểu hiện sự thẩm nhập, hoà quyện giữa tôn giáo và
thơ ca trong con ng-ời nhà thơ. Niềm tin tôn giáo đà trở thành đối t-ỵng, xóc

20


cảm cho thơ. Sáng tác của nh-ng tên tuổi lớn nh- Paul Claudel (1868-1955),
Holderlin (1770-1843), R.Tagore (1861-1941) đ-ợc xem là những điển hình cho
dạng thức đặc biệt đó của thơ ca nhân loại. Với những nhà thơ nh- R. Tagore, tôn
giáo không chỉ là niềm tin mà còn t- t-ởng, nhà hiền triết, bậc thánh nhân là một.
Thơ ông là sự thể hiện dòng cảm xúc chiêm nghiệm, suy t- tr-ớc cuộc đời. Trong
thơ ca hiện đại Việt Nam, Hàn Mặc Tử là một điển hình, và phải chăng, vì thế mà
thơ ông đ-ợc xem là lấp lánh một thứ ánh sáng lung linh, có sức mê hoặc lạ kỳ,
là sự lấn át của cái ảo đối với cái thực.
1.2. Sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ sùng tín, trong cái tôi trữ
tình R.Tagore
1.2.1. Cơ sở hình thành sự thống nhất giữa thi nhân và tín đồ trong cái tôi trữ
tình R. Tagore
R. Tagore b-ớc vào con đ-ờng sáng tạo nghệ thuật trong một một hoàn

cảnh hết sức đặc biệt của xà hội ấn Độ. Sau nhiều thế kỷ chìm trong đêm tr-ờng
trung cổ với sự khép kín, trì trệ đến mức bất động của đời sống xà hội bởi sự
thống trị của các tôn giáo thần bí siêu hình, chế độ đẳng cấp lỗi thời và áp bức
nặng nề của thực dân Anh, ấn Độ đà trỗi dậy mạnh mẽ, đánh dấu sự thức tỉnh
của đát n-ớc vĩ đại này.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, cùng với việc Nghị viên Anh thông qua đạo luật
cải tiến chính sách cai trị đối với ấn Độ, xà hội ấn Độ đà rơi vào một cuộc khủng
hoảng nặng nề. Công xà nông thôn- cơ sở của nền kinh tế và là thành trì của nền
văn hoá ấn Độ truyền thống đà hoàn toàn bị phá vỡ. Trong khi đó, cơ sở kinh tế,
văn hoá mới ch-a đ-ợc hình thành. Bàn về giai đoạn lịch sử đặc biệt này của ấn
Độ, K. Marx đà có một sự kiến giải sâu sắc. Ông viết: "Mất thế giới cũ mà ch-a
đ-ợc thế giới mới, điều đó làm cho nỗi đau khổ của ng-ời ấn Độ còn chan chứa
thêm một nỗi buồn đặc biệt"[Chuyển dẫn 20, 24]. Trong lịch sử ấn Độ, ch-a có
thời kỳ nào lại tồi tệ nh- bấy giờ. XÃ hội rơi vào tình trạng trì trệ, đông cứng gần
nh- bất động. Văn hoá ấn Độ bị cắt rời khỏi truyền thống, và có nguy cơ bị đồng
hoá bởi nền văn hoá t- sản ph-ơng Tây, tr-ớc hết là văn hoá Anh. "Cuộc sống ấn
Độ trở thành một dòng n-ớc lờ đờ, sống trong quá khứ, di chuyển chậm chạp qua

21


những thế kỷ chết chồng chất. Gánh nặng quá khứ đè bẹp nó và một thứ hôn mê
xâm nhập nó" (J. Nehru). Thực tế đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng đ-a ấn
Độ oát khỏi bế tắc, hoà vào dòng chảy chung của thời đại. Nhiều khuynh h-ớng
t- t-ởng, nhiều phong trào xà hội, văn học, tôn giáo có tính cách mạng đà xuất
hiện ở nhiều nơi mà Bengal, quê h-ơng R. Tagore là tâm điểm. Dù có khác nhau
trong quan điểm, ph-ơng thức, nh-ng nhìn chung các phong trào cải cách đều
nhằm mục đích phục h-ng ấn Độ, mà tr-ớc hết là trong đời sống tinh thần. Nói
về thời đại mình, trong hồi ký Đời tôi, R. Tagore viết: "Tôi sinh năm 1861, đó
không phải là một ngày trọng đại, nh-ng nó thuộc về một giai đoạn lớn lao trong

lịch sử Bengal". ý nghĩa lớn nhất mà các phong trào nay mang lại cho ấn Độ là ý
thức dân tộc, và mỗi con ng-ời cá nhân đ-ợc thức tỉnh. Ch-a bao giờ ý thức về
con ng-ời cá nhân, nhu cầu khẳng định cá nhân, cá tính lại đ-ợc nói đến mạnh
mẽ nh- bấy giờ. Điều này đà ảnh h-ởng rất lớn đến t- t-ởng tình cảm của những
ng-ời nghệ sĩ, trong đó có R. Tagore.
Cuộc tiếp xúc văn hoá với ph-ơng Tây hơn hai thế kỷ cũng đà mang lại
cho ấn Độ những điều mới mẻ. Cùng với nhu cầu khẳng định con ng-ời cá nhân,
cá tính, ý thức bình đẳng, dân chủ ngày càng đ-ợc khẳng định trong đời sống xÃ
hội. Đó là tiền đề có ý nghĩa cho sự xuất hiện một cái tôi cá nhân, cá tính trong
thơ R. Tagore. Không khí dân chủ của thời đại đà góp phần tạo nên một hồn thơ
trữ tình mÃnh liệt. Nó hình thành ở R. Tagore một tinh thần đoàn kết thống nhất,
chống lại chủ nghĩa đa thần, thứ tôn giáo làm mê muội con ng-ời, đ-a ông trở
thành đại biểu xuất sắc của của văn học ấn Độ Phục h-ng. Cao Huy Đỉnh đà rất
tinh tế khi cho rằng, tâm hồn R.Tagore là sự hoà hợp giữa cái trầm ngâm, sâu
sắc, trừu t-ợng và bình lặng của ấn Độ với cái sôi nổi phóng khoáng của văn hoá
t- sản tiến bộ ph-ơng Tây. Nh-ng tâm hồn đó phải trải qua sóng gió của hiện
thực cách mạng giải phóng dân tộc ấn Độ mới hình thành biến động và thể hiện
đ-ợc vào tác phẩm của nhà thơ.
Sinh tr-ởng trong một gia đình đại quý tộc có truyền thèng häc vÊn bËc
nhÊt bÊy giê ë Bengal, R.Tagore sím đ-ợc tắm mình trong một môi tr-ờng văn
hoá. Bố R.Tagore là một nhà triết học, một nhà hoạt động xà héi nỉi tiÕng, vµ lµ

22


một lÃnh của phong trào cải cách tôn giáo ở Bengal. Các anh, chị của R.Tagore
đều là những nghệ sĩ có tài năng. Đó là một môi tr-ơng thuận lợi cho sự hình
thành nhân cách cá tính của R. Tagore. Theo cách nói của W. Durant, ngay từ
nhỏ, nhạc thơ và những vấn đề cao th-ợng đà bao bọc lấy R. Tagore nh- không
khí để hít thở vậy. Tuy nhiên là một con ng-ời có các tính mạnh mẽ, R. Tagore

luôn có ý thức xây dựng cho mình một cuộc sống, một quan điểm riêng. Ông
thích cuộc sống cô đơn tĩnh lặng, đắm chìm trong suy t-ởng, xa lánh mọi sự ồn
ào phồn tạp xung quanh. Những ng-ời có dịp tiếp xúc với thi nhân đà không khỏi
dật mình khi thấy ông trong dáng dấp một đạo sĩ, một nhà hiền triết đang ẩn
mình trong rừng xanh núi thẳm. "Mỗi sớm mai, lúc ba giờ sáng, Ng-ời ngồi yên
lặng trầm ngâm và suốt trong hai giờ liền không ra khỏi giấc mơ suy nghĩ về tính
cách của Chúa" - một bác sĩ ng-ời Bengal đà viết về ông nh- vậy [55, 237]. Càng
tr-ởng thành, nét cá tính ấy càng trở nên sâu sắc hơn, ông nh- ng-ời ở ẩn giữa
cuộc đời. Đó vừa là nét tính cách tâm lý tự nhiên vừa là biểu hiện một sự tự ý
thức sâu sắc về cá nhân, về đất n-ớc tr-ớc làn sóng xâm lăng ngày càng mạnh mẽ
của văn hoá ph-ơng Tây. Sống cô đơn lặng lẽ giữa sự xô bồ, hời hợt, sặc mùi vụ
lợi là cách để nhà thơ tìm ®Õn tù do, mét thø tù do tuyÖt ®èi trong tinh thần và tt-ởng. Luôn cảm thấy cô đơn khi phải sống với những kẻ "ít xúc động, ít suy
nghĩ, ít hành động" và "thiếu vắng một cuộc sống nội tâm", nh-ng R.Tagore lại
thích gần gũi với thiên nhiên, với những lớp ng-ời d-ới đáy xà hội. Đó là môi
tr-ờng đặc biệt, góp phần nuôi d-ỡng hồn thơ kỳ diệu của R.Tagore. Có lẽ, từ rất
sớm tâm hồn ông đà chan chứa tinh thần từ bi bác ái của tôn giáo. Và cùng với sự
trải nghiệm cuộc đời tình cảm ấy lớn dần lên, sâu sắc hơn để trở thành một triết
lý nhân sinh mà suốt đời ông tâm niệm: "Trong sân chầu vũ trụ, chiếc lá cỏ bình
th-ờng cũng ngồi chung một thảm với ánh mặt trời và sao sáng trong đêm". Gần
gũi với thiên nhiên với R.Tagore không phải chỉ để th-ởng thức giao cảm mà còn
để khám phá những điều bí ẩn trong vũ trụ bao la, trong lòng ng-ời sâu thẳm.
Ông nh- nghe đ-ợc tiếng lòng mình trong những tiếng thì thầm bí ẩn của thiên
nhiên, của trời đất bốn mùa. Nó giúp ông nghe đ-ợc những điều ta không nghe,
thấy đ-ợc những điều ta không thấy. Bởi thế, trong cái nhìn của ng-ời dân ấn

23


Độ, ông đà trở thành một vị thánh, "vị thánh đầu tiên trong các vị thánh đà không
chịu từ bỏ cuộc đời mà còn nói đến chính bản thân cuộc đời". [chuyển dẫn 20 ,8].

Có đặt R. Tagore vào hoàn cảnh xà hội ấn Độ ta mới hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của
cách nhìn nhận ấy.
Đối với ấn Độ, tôn giáo đ-ợc xem nh- một thuộc tính tự nhiên của con
ng-ời. Họ cần tôn giáo nh- cần không khí trời để thở vậy. Đó là một đặc tr-ng
của tinh thần ấn Độ. "ĐÃ là tâm hồn ấn Độ thì hình nh- mặc nhiên phải là tâm
hồn tôn giáo. Ng-ời ấn Độ coi tôn giáo nh- một thuộc tính của con ng-êi, sinh ra
cïng lóc víi con ng-êi, ng-êi kh«ng tôn giáo nh- ng-ời không giới tính, nhmột thể xác không linh hồn... R.Tagore là ng-ời ấn Độ, tôn giáo có trong huyết
quản của ông, trong linh hồn ông, tôn giáo tràn khắp thơ ông" (Hồ Anh Thái). Sự
thẩm nhập của tôn giáo trong thơ R. Tagore, vì vậy, là một điều tự nhiên, dễ hiểu.
Chỉ có điều tôn giáo của ông là "Tôn giáo của nhà thơ" (The Religion of an
Artist), "Tôn giáo của con ng-ời" (The Religion of Man). Không phủ nhận vai
trò của tôn giáo, nh-ng R. Tagore cũng không chấp nhận một thứ giáo lý có sẵn
nào "chỉ vì mọi ng-ời xung quanh cho là đúng". Với một trí tuệ sáng suốt, một
tâm hồn hết sức nhạy cảm, ông không phủ nhận những đóng góp tích cực của tôn
giáo đối với đời sống con ng-ời, đặc biệt là mục đích h-ớng thiện, giải phóng
tâm hồn con ng-ời. Tuy nhiên, ông không bao giờ chấp nhận thứ tôn giáo siêu
hình, thần bí, làm mê muội con ng-ời. Nhận xét về tôn giáo, ông cho rằng, "động
cơ của tôn giáo là giải phóng con ng-ời, nh-ng kết thúc lại là một nhà tù ảm
đạm" (Sadhana). Từ nhận thức đó, ông đề ra "Tôn giáo con ng-ời", "Tôn giáo
nhà thơ". Trong tôn giáo của ông không có Chúa, Th-ợng đế, mà chỉ có con
ng-ời. Với ông tôn thờ con ng-ời, đề cao con ng-ời cũng là tôn thờ, đề cao
Th-ợng đế. Chúa của ông là Chúa đời. Thiên đ-ơng của ông là cuộc sống, là
những gì hạnh phúc hiển hữu trên trái đất này. Nhận xét về thơ tôn giáo của
R.Tagore, Nira Chaudhuri đà rất chính xác khi cho rằng, "thơ tôn giáo của
R.Tagore là thứ thơ sùng kính say s-a chứ không phải là thơ thần bí. Nó cố đ-a
Chúa lên trái đất nh- một con ng-ời, chứ không hề đem cuộc đời đặt d-ới chân
Chúa". R.Tagore đà nhận ra rằng, đời sống trần thế của con ng-ời, nh÷ng biĨu

24



hiện của cái tốt, cái đẹp trong con ng-ời, đặc biệt là trong lớp ng-ời nghèo khổ
thấp hèn, cần cù và chân thực chính là Th-ợng Đế. Chúa ở trong tình yêu, tính
thiện của con ng-ời, và Thiên đ-ơng của Chúa luôn mở ngõ cho mọi ng-ời.
Trong t- t-ởng, tình cảm của mình, R.Tagore không h-ớng tới một vị thần tối
th-ợng, duy nhất, tuyệt đối nào nh- trong các tôn giáo truyền thống. Ng-ời,
Th-ợng Đế, Cha... với nhà thơ chỉ là một ý niệm trừu t-ợng, những tên gọi khác
nhau của cái Đại Toàn duy nhất. Thực tế đó là cuộc đời trần thế đ-ợc khoác lên
mình vỏ bọc thần linh. Ông chuyển vấn đề Th-ợng Đế thành vấn đề con ng-ời,
cuộc sống và tình yêu. R.Tagore đà cho cuộc đời và tình yêu chiến thắng đ-ợc
mọi lý thuyết viễn vông, giả dối về h- vô, về Th-ợng Đế. "Con ng-ời đối với
R.Tagore là vĩ đại, là ánh sáng thiêng liêng, là lòng khoan hồng rộng mở, là tâm
hồn thanh thản, là tình yêu, là kẻ thù của kiêu ngạo và hằn thù"[12, 108]. Vì vậy,
với nhà thơ, đến với Chúa, với Th-ợng Đế là đến với cuộc đời, với con ng-ời.
Ông đà yêu cuộc đời bằng tình yêu nồng nàn, thành kính của một tín đồ sùng tín.
Đó chính là cốt lõi trong "Tôn giáo con ng-ời", "Tôn giáo nhà thơ" của R.
Tagore. Đề từ vở kịch Sự trả thù của tự nhiên (1883), ông viết: "xin dẫn dắt
chúng tôi từ h- vô về thực tại". Đây chính là t- t-ởng nghệ thuật chi phối toàn bộ
sáng tạo nghệ thuật của ông, trong đó có thơ ca.
Nh- vậy, có thể thấy, cái tôi R.Tagore là kết quả t-ơng tác của nhiều yếu
tố nh-: truyền thống, thời đại, đời sống cá nhân, đặc biệt là quan niệm về "Tôn
giáo con ng-ời", "Tôn giáo nhà thơ". Và chính nó, cái tôi đời t- - lịch sử - xà hội
ấy là cơ sở cho sự ra đời cái tôi trữ tình trong thơ ông. ở đó, nhà thơ, nhà tt-ởng; tôn giáo và thơ ca, triết học đà thống nhất hài hoà làm một. Đào Xuân
Quý đà rất tinh tế và chính x¸c khi cho r»ng, "trong t¸c phÈm cđa R.Tagore cã
hai yếu tố: một mặt lÃng mạn nói về tình yêu rất mạnh mẽ, về thiên nhiên t-ơi
đẹp; mặt khác, nói về lòng tin ở Th-ợng Đế. R.Tagore đà làm thơ có tính chất tôn
giáo; làm những bài hát trong những buổi lễ tôn giáo, cái yếu tố tôn giáo ấy cũng
là do từ không khí tôn giáo trong gia đình, trong xà hội. Hai yếu tố đó không tách
rời, mà đúc kết với nhau, lên đến tột độ là Chúa §êi... Chóa cđa sù sèng, lµ mét


25


×