Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Sự thể hiện những nghịch lý của đời sống trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.47 KB, 57 trang )

Nghệ thuật trào phúng...
Mục lục

trang

Lời nói đầu
A. Phần mở đầu
B. 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................... 3
2. Phạm vi giải quyết.............................................................................. 4
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
4. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 5
B. Phần nội dung
Chương 1. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật...............
10
1.1. Giới thuyết về nghệ thuật trào phúng.............................................. 10
1.1.1. Khái niệm về Cái hài.................................................................... 10
1.1.2. Đôi nét về trào phúng và đối tượng của trào phúng ......................
11
1.1.3. Mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình....................................... 13
1.2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nơm Đường luật ..........................
14
1.2.1. Tình hình chung về thơ Nơm Đường luật .....................................
14
1.2.2. Các tác giả tiêu biểu viết về đề tài trào phúng
trong thơ Nôm
Đường luật....................................................
16
1.2.3. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật.......................
17
Chương 2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm
Đường luật Hồ Xuân Hương .................................................


18
2.1. Những bài thơ trào phúng tiêu biểu của Hồ Xuân Hương................
18
2.2. Đặc điểm trào phúng trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương. 20
2.2.1. Đối với tầng lớp Nho sĩ................................................................. 21
2.2.2. Đối với tầng lớp sư, vãi (trí thức trong nhà chùa.)........................ 28
2.2.3. Đối với nhân vật phụ nữ................................................................ 33
2.2.4. Đối với tầng lớp trên (vua, quan, hiền nhân, quân tử)...................
38
2.3. Ngôn ngữ trào phúng trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương..43
1


Nghệ thuật trào phúng...
2.3.1. Ngơn ngữ văn hố dân gian........................................................... 43
2.3.2. Các biện pháp tu từ trong thơ Nôm trào phúng
của Hồ Xuân Hương........................................................... 48
C. Phần kết luận.......................................................................................
52
D. Thư mục tài liệu tham khảo ...............................................................55

Lời nói đầu
Hồ Xuân Hương sáng tác thơ Nơm khơng nhiều, thậm chí số lượng bài
thơ có thể xem là ít nhất trong các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Song từ trước
tới nay, những học giả nghiên cứu thơ Nôm của Nữ sĩ không thể không đánh
giá cao một phong cách nghệ thuật và một hiệu quả thẩm mỹ độc đáo như một
hiện tượng “độc nhất vô nhị” này.
Thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương đã được quan tâm nghiên
cứu kể cả những học giả trong và ngồi nước. Với nhiều cơng trình nghiên
cứu trên các phương diện nghệ thuật khác nhau. Ở mỗi khía cạnh đều có

những cách nhìn nhận đánh giá rất sắc sảo. Nhưng vẫn chưa có sự thống nhất,
thậm chí còn trái ngược nhau.
Gần một thế kỷ qua, việc nghiên cứu giới thiệu thơ Nôm Đường luật
Hồ Xuân Hương thường trực gắn với những vấn đề “bất khả giải” hay thái độ
“kính nhi viễn chi” đối với tiểu sử và thơ văn của bà. Mặc dù vậy, càng ngày
càng có nhiều người muốn cắt nghĩa, giải thích “hiện tượng lạ” này một cách
sâu sắc và thấu đáo hơn thông qua nhiều cách tiếp cận mới mẻ đầy thú vị.
Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương là
một trong những vấn đề được nghiên cứu nhiều, bởi đây là một phương diện
khá nổi bật trong thơ Nôm của bà. Người thì cho rằng thơ Nơm trào phúng
Hồ Xuân Hương là vũ khí để đả kích, châm biếm mọi đối tượng trong xã hội;
có người lại cho rằng thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương là để tạo ra tiếng
cười (u mua) hài hước; có người lại cho rằng thơ trào phúng của Hồ Xuân
Hương là trào phúng để trữ tình... Vậy vấn đề này sẽ được thống nhất như thế
nào? Luận văn của chúng tôi sẽ phần nào giải quyết vấn đề trên.
Với mục đích tìm hiểu “Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường
luật Hồ Xuân Hương” chúng tôi không chỉ thống nhất lại khái niệm cái hài,
2


Nghệ thuật trào phúng...
trào phúng và trữ tình, ngồi ra còn chỉ ra những giá trị nhân văn cao cả biểu
hiện cụ thể của nghệ thuật trào phúng trong thơ Nơm Đường luật Hồ Xn
Hương. Từ đó, thấy được bản chất, mục đích của hiện tượng trào phúng thơng
qua các đối tượng cụ thể.
Trong q trình tìm tịi và suy nghĩ, em đã được sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, của các thầy, cô trong tổ Văn học
Việt Nam Trung đại. Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn
cùng sự động viên, giúp đỡ của bạn bè.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cơ và tồn thể các

bạn.

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo vào bậc nhất
của văn học Việt Nam Trung đại. Dù đây là một thể loại Việt hố một thể thơ
ngoại nhập (có nguồn gốc từ Trung Quốc) nhưng trong q trình phát triển nó
đã trở thành một thể loại ngang hàng với bất cứ thể loại nào của văn học dân
tộc. Có được những thành tựu ấy, ta khơng thể khơng nhắc tới sự đóng góp to
lớn của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Nhưng người đưa thơ Nôm Đường luật thực sự trở thành thể thơ có đóng góp
quan trọng vào di sản thi ca truyền thống phải kể đến “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương.
Thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương được chú ý, sưu tầm từ đầu thế
kỷ XX đến nay đã hơn một thế kỷ. Nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận,
chuyên luận, phê bình... và trong hàng loạt các tài liệu nghiên cứu ấy Hồ
Xuân Hương được tôn vinh là “Nhà thơ cách mạng”, “Ngọn hải đăng”,
“Người lạ mặt”, “Nữ sĩ bình dân”, “Thiên tài huê nguyệt”, là “Nhà thơ trào
phúng” bậc nhất [35;13]. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều vấn đề lý thú đặt ra khi
nghiên cứu thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương.
Điều đang còn mập mờ hiện nay là mặc dù trải qua một thời gian dài
nghiên cứu về thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa
được giải đáp thoả đáng. Đó là: Hồ Xuân Hương là nhà thơ trữ tình hay nhà
3


Nghệ thuật trào phúng...
thơ trào phúng? Đối tương trào phúng ở đây là những ai? Mức độ trào phúng
như thế nào?... Vẫn đang cần lời giải đáp thoả đáng.
Hiện nay, từ các trường Phổ thông đến các trường Đại học (Nghành

Văn khoa, sư phạm) đều có dạy và học thơ Hồ Xuân Hương. Vì vậy, việc xác
định và tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật của Hồ
Xuân Hương là điều rất cần thiết.
Kể từ khi giới nghiên cứu và phê bình Việt Nam đề cao và vận dụng lý
thuyết thi pháp học của M.Bakhtin (do một học giả người Nga N.I.Niculin
vận dụng) để nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương thì người ta thấy trong thơ của
bà có “tiếng cười lưỡng trị”1- Đó là tiếng cười trào phúng và tiếng cười phát
hiện (tiếng cười hướng ngoại). Riêng tiếng cười trào phúng, ơng nói: Làm cho
đối tượng trở thành “Lộn trái, đảo ngược”- lộn trái giữa thực và giả, giữa xấu
và tốt, giữa cái tự nhiên và cái bất tự nhiên.
Tuy vậy, nghệ thuật trào phúng trong thơ Nơm Đường luật Hồ Xn
Hương vẫn cịn là một vấn đề khá trừu tượng, chưa thể giải đáp một cách triệt
để, chính xác và thống nhất. Điều này làm cho chúng tôi băn khoăn, trăn trở
và quyết định đi sâu vào tìm hiểu, lý giải vấn đề này.
2. Phạm vi giải quyết.
Cho đến nay, về mặt văn bản thơ ca của Hồ Xuân Hương gồm hai bộ
phận: Văn bản chữ Nôm và văn bản chữ Hán. Trong bộ phận văn bản chữ
Nơm có hai loại: Thơ Nơm truyền tụng và thơ Nôm trong tập thơ chữ Hán
(Lưu Hương ký - tập thơ này được Trần Thanh Mại phát hiện giới thiệu vào
tháng 10/1964. Theo từ điển thuật ngữ văn học tập 1, Nxb KHXH, HN.1983)
Theo Hoàng Xuân Hãn, cùng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng:
Loại thơ Nôm truyền tụng là thơ viết thời gian khi thi sĩ còn trẻ, do đó nội
dung phản ánh mang đậm yếu tố đùa nghịch, trào lộng, chế giễu rất rõ. Còn
đối với thơ Nôm trong tập “Lưu Hương ký” được tác giả viết lúc đã luống
tuổi, từng trải nên giọng thơ không cịn bơng đùa như trước, mà rất nghiêm

1

Lại Ngun Ân, Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương, tạp chí văn học số 3-1991 (Bút danh Tam
Vị)


4


Nghệ thuật trào phúng...
trang. Vì vậy, chúng tơi chỉ tìm hiểu thơ Nôm Đường luật được truyền tụng
(lưu truyền) hồi nhà thơ còn trẻ trong phạm vi đề tài này.
Nội dung phản ánh trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương đa
giọng điệu, nhưng chủ yếu là thơ trữ tình, cịn thơ trào phúng thì số lượng
khơng nhiều lắm. Tuy vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thông qua
những bài thơ trào phúng - đây là đối tượng tìm hiểu chính của đề tài, nhưng
vẫn có thể tham chiếu, đối sánh với những bài thơ trữ tình khi cần thiết.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp thống kê, phân loại, so
sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ nội dung chính của đề tài. Thơng qua đó,
chúng tơi dùng phương pháp miêu tả và phân tích để hiểu rõ thêm đặc trưng
cơ bản của những bài thơ Nôm trào phúng của Hồ Xuân Hương. Từ đó khái
quát lại những vấn đề đã nêu trên những cứ liệu của sự phân tích.
Ngồi ra, việc tìm hiểu dựa trên hai quan điểm khoa học:
- Quan điểm duy vật lịch sử: Tức là đặt thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân
Hương trong mối quan hệ với văn học Trung đại và các tác giả thơ Nôm cùng
thời gian lịch sử
- Quan điểm duy vật biện chứng: Đặt những bài thơ Nôm trào phúng
của Hồ Xuân Hương trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Đặc biệt
là đặt chúng trong chỉnh thể, cấu trúc nghệ thuật mà mỗi bài thơ là một yếu tố
tạo thành để thấy rõ đặc điểm nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường
luật Hồ Xuân Hương.
4. Lịch sử vấn đề.
Những sách viết hoặc in trong thế kỷ XIX rất ít nhắc đến tên tuổi Hồ

Xuân Hương. Những từng lớp Nho sĩ cùng thời lại tỏ ra không mến phục thơ
bà. Phải đến đầu thế kỷ XX thì thơ Nơm Đường luật Hồ Xuân Hương mới
được nhiều người chú ý.

5


Nghệ thuật trào phúng...
Khi tiếp xúc với thơ Nôm Hồ Xuân Hương, người ta dễ dàng phát hiện
ra tiếng cười và họ cứ cười sau đó mới hiểu xem đằng sau tiếng cười đó là
vấn đề gì mà tác giả gửi gắm.
Có thể nói, trong thơ Xuân Hương tràn ngập tiếng cười. Nhưng để tìm
hiểu xem tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương thuộc cấp độ nào của Cái hài?
Bài nào là hài hước (u mua), bài nào là trào phúng hoặc đả kích, châm biếm
thì khơng phải là cơng việc giản đơn.
Về trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, từ trước tới nay có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu. Bên cạnh đó cịn nhiều ý kiến nằm lẫn trong các
vấn đề khác, nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thật sự. Do thực tế
nghiên cứu cũng như do phạm vi giới hạn là một khoá luận nên chúng tôi chỉ
giới thiệu một số bài viết tiêu biêủ đề cập đến nghệ thuật trào phúng trong thơ
Nôm Đường luật được truyền tụng của Hồ Xuân Hương .
Trong giáo trình “ Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế
kỷ XIX” (Nxb GD, 1999) của tác giả Nguyễn Lộc; trong cuốn “Hồ Xuân
Hương tác gia và tác phẩm” (Nxb GD, HN, 2001) của Nguyễn Hữu Sơn, Vũ
Thanh, tuyển chọn và giới thiệu một số bài viết có liên quan đến nghệ thuật
trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương...
Trước hết là tác giả Phạm Thế Ngũ trong “Đặc sắc Hồ Xn Hương”
đã nói: “Một tính chất phổ biến và biểu hiện nữa của Hồ Xuân Hương là tính
chất trào phúng. Mỗi khi và cầm bút để giễu cợt, phúng thích. Đi vào phân
tích thi tập của bà, ta thấy bà đã bắn mũi tên trào phúng vào đủ mọi hạng

người trong xã hội” và từ đó tác giả đi đến kết luận thơ Nơm Hồ Xuân Hương
có “cái cười trào phúng”.
Hoa Bằng cho in “Hồ Xuân Hương nhà thơ cách mạng”. Ông đã nhiệt
liệt ca ngợi nữ sĩ “Bà chẳng những là nhà đại thi hào, mà là nhà đại tư tưởng,
đại cách mạng” và đề cao tinh thần phản kháng chống nam quyền (chương
VII), chống phong kiến (chương VIII), chống quan niệm kính trời của nhà
Nho (chương XI), chống thành kiến trọng nam khinh nữ của xã hội đương
thời (chương X), chống tăng lữ (chương XI), chống những cái bấy lâu nay
ngược đãi người chửa hoang (chương XII) - Điều này cho thấy tác giả thừa
nhận sự “cách mạng” trong thơ của Hồ Xuân Hương và đưa ra những đối
6


Nghệ thuật trào phúng...
tượng trào phúng của bà thông qua những thói hư tật xấu trong xã hội phong
kiến.
Cùng một ý kiến đó, Nguyễn Hồng Phong trong bài “Nữ sĩ bình dân Hồ
Xuân Hương” đã khẳng định: “Hồ Xuân Hương là một thi sĩ châm biếm, trào
lộng và trữ tình mà châm biếm trào lộng là chủ yếu. Ngay trong lúc trữ tình
tha thiết nhất vẫn cười cợt mỉa mai”.
Nguyễn Sĩ Tế trong “Khảo và luận thơ Hồ Xuân Hương” lại có ý kiến
khác khi bàn về nghệ thuật trào phúng thơ Hồ Xn Hương: “Chúng ta đã nói
khía cạnh tình cảm mới nhiều khía cạnh bao qt thơ bà. Chính vì đó mà cái
cười châm biếm của bà khơng mấy khi thuần chất. Mặc dù đả phá người đời
bà vẫn để lộ cái cảm quan nghệ sĩ, nghĩa là nhẹ nhàng, dễ dãi, giàu tưởng
tượng, dễ giận dỗi, nhưng lại dễ quên hay hờn mát, tinh nghịch”. Với bài viết
này tác giả đã thừa nhận mặt trữ tình và trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.
Trương Tửu trong “Văn nghệ bình dân” lại khái quát thơ Hồ Xuân
Hương như sau: “Thơ Hồ Xn Hương trữ tình đến ai hồi trào phúng đến

chua cay, huê nguyệt đến dâm đãng” và ông thừa nhận rằng “Thơ Hồ Xuân
Hương là một chuỗi ấm ức, ốn hận, nguyền rủa, yếu vẫn khơng chịu thua,
ngã vẫn không chịu đầu hàng kỷ luật phong kiến”. Điều này chứng tỏ những
bài thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương luôn xuất hiện hai yếu tố “dâm và
tục”.
Phát triển mạch này, Nguyễn Lộc trong giáo trình văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX (trang 268) khẳng định cái trữ tình
và trào phúng trong con người Hồ Xuân Hương, tác giả viết: “Con người cười
nhiều mà cười sâu chẳng bao giờ là người bộc tuệch, trống rỗng, ruột để ngoài
da mà là người có nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc. Trữ tình và trào phúng
không đối lập nhau cũng như cảm xúc và trí tuệ; trí tuệ càng sáng suốt thì cảm
xúc khoẻ khoắn, càng phong phú. Và những nhà văn nhà thơ lớn hai mặt đó
vẫn thường thống nhất để nói lên tính chất đa diện của cuộc sống cũng như
của tâm hồn tác giả” và ông đi đến khẳng định Hồ Xuân Hương cũng là một
trường hợp như thế.

7


Nghệ thuật trào phúng...
Xuân Diệu trong “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” cũng đưa ra ý kiến
của mình về hiện tượng trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương, ông viết:
“Trong xã hội cũ, thơ của họ cũng là máu và nước mắt mặc áo trào phúng đó
thơi”, Xn Diệu đi đến khẳng định: “Hồ Xuân Hương mượn cái cười để
đánh cho đau vào cái xã hội cũ những đời Nàng, trái tim Nàng, bị nghiến
trong cái guồng oan nghiệt của nó. Trào phúng của Hồ Xuân Hương gắn chặt
với trữ tình”.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đã được tiếp cận với một
số hướng khai thác mới mẻ về thơ Hồ Xuân Hương, cũng như nghệ thuật trào
phúng trong thơ Nôm của bà. Nhà Việt Nam học người Nga N.I.Niculin trong

lời giới thiệu cuốn “Thơ Hồ Xuân Hương” (Nxb, Matxcơva, 1968) đã vận
dụng phương pháp luận mà M.Bakhtin đã sử dụng trong cuốn “Sáng tác của
F.Rabơle và nền văn hoá phục hưng châu Âu” để đi đến lý giải hiện tượng thơ
Hồ Xuân Hương, ông khởi xướng: “Rõ ràng ở đây cần áp dụng một thuật ngữ
do M.Bakhtin đưa ra “tiếng cười lưỡng trị” - trong đó, có sự chửi mắng và
khen ngợi, sự phủ định và khẳng định, sự chết đi và sự sinh thành đều hoà
nhập vào nhau như hai mặt của một quá trình “tái sinh” thơng qua sự hạ thấp”
[32;168].
Ở hướng tiếp cận khác theo “Xã hội học”, “Phân tâm học”, “Từ nguyên
lý hoá trang” (Carnava les que). Đỗ Lai Thuý trong cuốn Hồ Xuân Hương
hoài niệm phồn thực” (Nxb, VHTT. 1999) đã tiếp cận theo hướng “Văn hóa
học” với lý luận “thơ Hồ Xuân Hương là thơ của triết lý phồn thực” đồng thời
khẳng định “Trào phúng của Hồ Xuân Hương là trào phúng hoà đồng tiếng
cười đưa con người trở lại cội nguồn soi sáng ý thức con người” [32;185]...
Nhìn lại các hướng tiếp cận này, đặc biệt là ý kiến của học giả Niculin,
nghệ thuật trào phúng của Hồ Xn Hương đã được nhìn nhận ở một khía
cạnh mới mẻ, phản ánh được những giá trị nhân văn to lớn. Tuy nhiên, bản
chất nghệ thuật trào phúng này là gì thì vẫn chưa khái qt lên được.
Tóm lại, trên đây là một số ý kiến về nghệ thuật trào phúng trong thơ
Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương mà trong điều kiện hạn chế của mình
chúng tơi được tiếp cận. Tựu trung lại, bàn về nghệ thuật trào phúng, các nhà

8


Nghệ thuật trào phúng...
nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện cụ thể của nó. Song về bản chất của hiện tượng
này thì chưa có được một ý kiến thống nhất.
Xác định được nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
là điều rất cần thiết. Từ việc xác định đúng bài nào thuộc thơ trào phúng, đâu

là đối tượng, mục đích chính của trào phúng. Ta có thể thấy; việc chưa xác
định thống nhất nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương bắt nguồn
từ lý do sau:
- Chưa xác định rõ khái niệm cái hài và các cấp độ của nó.
- Chưa làm rõ được hai khái niệm trào phúng và trữ tình. Vì vậy, mà
chưa hiểu được đối tượng chính của nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Xuân
Hương chỉ nhằm để gây cười, để trào phúng, để châm biếm đả kích hay để trữ
tình? Điều này có thể gây ra sự tranh cãi trong việc xác định bản chất của
nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xn Hương.
- Chưa có một điểm nhìn đúng đắn xuất phát từ một quan điểm nghệ
thuật khi nghiên cứu. Từ đó, dẫn đến ý kiến cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương
đả kích tầng lớp vua, quan, hiền nhân, quân tử và đi đến kết luận nghệ thuật
trào phúng Hồ Xn Hương là tiếng cười đả kích châm biếm.
Ngồi ra chưa xem xét tồn bộ mảng thơ Nơm truyền tụng của bà để
xác định rõ bài nào thuộc thơ trào phúng, bài nào chỉ là hài hước, trào lộng.
Vì vậy, dẫn đến cái nhìn phiến diện khi xem xét nghệ thuật trào phúng trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Từ những vấn đề trên, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục một
phần hạn chế này của những người đi trước để góp thêm tiếng nói của mình
vào những điều đã nhiều người nói, đang tiếp tục nói, tiếp tục được đề cập và
sẽ còn bàn tới rất nhiều trong tương lai.

9


Nghệ thuật trào phúng...

B. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật
1.1. Giới thuyết về nghệ thuật trào phúng.

1.1.1. Khái niệm về Cái hài.
Xã hội lồi người vương quốc của cái hài. Ở đâu có cuộc đấu tranh giữa
cái đẹp và cái xấu thì ở đó có cái hài xuất hiện. Mâu thuẫn xã hội, sự tan rã
của kỷ cương, sự thống trị của quyền lực kinh tế là những nguyên nhân sâu xa
làm xuất hiện cái hài trong cuộc sống.
Ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVIII đến hết thể kỷ XIX cái hài nảy nở
rất đa dạng. Nó vạch trần bọn quan lại tham lam, bọn Nho sĩ dốt nát thích
khoe chữ và hám danh, nó tố cáo mọi bất cơng của xã hội chiết toả cuộc sống
con người, nó chỉ ra sự suy vi rường cột của chế độ phong kiến phản dân hại
nước.
Ở mỗi hình thái xã hội “Cái hài thường nở rộ để giã từ quá khứ một
cách vui vẻ” [8;21]. Vào đầu mỗi thời kỳ đang lên, mọi sự vụng về bỡ ngỡ
cũng tạo nên cái hài. Tuy vậy, tính chất hài hước của hiện tượng cũ và mới,
tiến bộ và lạc hậu có các cấp độ khác nhau. Khơng một chế độ nào là hồn
hảo, khơng một người nào là khơng có chỗ yếu, mọi cái đều được nổi bạt lên
tiếng cười. Vì vậy, trong cuộc sống người ta xác định sáu cấp độ khác nhau
của cái hài.
- Hài hước: Bông đùa, bông lơn.
- Sự cười nhạo: Chỉ bảo, gợi mở.
- Trào lộng: Hình thức sắc sảo của cái hài.
- Trào phúng: Khoan trúng, đánh sâu vào điểm yếu.
- Châm biếm: Kết án cái xấu, phủ định trên mọi cương lĩnh lý tưởng.
- Đả kích: Đánh mạnh và trực diện.
Vậy cái hài là một phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng phổ biến
của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc sắc
thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự khơng tương xứng mà người ta có thể
cảm nhận được về phương diện xã hội - thẩm mỹ. Trong đó, hoặc là chính
10



Nghệ thuật trào phúng...
bản thân mâu thuẫn là một trong những mặt của nó đối lập với thế giới thẩm
mỹ cao đẹp [23;35].
Từ thời cổ đại, Arixtốt đã đề cập đến cái hài. Tiếp đến là hài kịch của
Sêchxpia, Môlie thời phục hưng và tiếng cười ra nước mắt vì đồng tiền táng
tận lương tâm của Gôgôn, của T.Sêkhốp... Do đó, ta thấy được cái hài có
nhiều cấp độ khác nhau và trào phúng chỉ là một trong những cấp độ của cái
hài. Từ đây ta có thể thấy một điều rằng: Nếu chỉ đơn thuần khẳng định nghệ
thuật trào phúng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng cười trào phúng hay
trào phúng để châm biếm, đả kích đối tượng thì chưa thật chính xác. Vì thơ
trào phúng của Hồ Xuân Hương mới ở cấp độ thứ tư của cái hài nghĩa là
khoan trúng đánh sâu vào điểm yếu của đối tượng. Vậy từ đây ta sẽ tìm hiểu
về khái niệm trào phúng.
1.1.2. Đôi nét về trào phúng và đối tượng của trào phúng.
Trào phúng là một vấn đề phức tạp, chưa có được ý kiến xác đáng đánh
giá thống nhất trong giới nghiên cứu văn học. Có người xem trào phúng như
một loại hình văn học, có người cho trào phúng thuộc thể loại hoặc như một
nguyên tắc đặc biệt phản ánh hiện thực.
Vậy, trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời
cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng
cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương chỉ trích, tố cáo, phản
kháng...những tiêu cực xâu xa, lỗi thời độc ác trong xã hội.
Trào phúng theo từ ngun là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười
nhạo, mỉa mai kẻ khác. Song trong lĩnh vực văn học trào phúng gắn liền với
phạm trù mỹ học và cái hài với các cung bậc hài hước, u mua, châm biếm.
Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với các cung bậc của cái
hài khác nhau, từ chuyện cười tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở hài kịch đến
những bài thơ trào phúng châm biếm [23;306].
Nói như vậy, theo nghĩa hẹp trào phúng thuộc cung bậc thứ tư của cái
hài, còn nghĩa rộng thì văn học trào phúng xuất hiện ở các cấp độ khác nhau

tuỳ theo đối tượng và mức độ trào phúng như thế nào để đạt được mục đích.

11


Nghệ thuật trào phúng...
Đối tượng mà văn học hướng tới là con người. Tuy nhiên, do tính chất
đặc thù của nó, việc nhận thức đối tượng trào phúng trong văn học có ý nghĩa
quan trọng đặc biệt. Nhà văn châm biếm Nga Xatưcốp-Sêdrin nói: “Muốn cho
văn học châm biếm thực sự trở thành văn học châm biếm và đạt được mục
đích của nó... thì nó phải nhận thức được một cách rõ ràng đối tượng mà
chính mình chĩa mũi nhọn vào” [22;199].
Khơng xác định được chính xác đối tượng trào phúng tiếng cười rất dễ
trở nên lạc điệu, thậm chí độc ác. Điều này thuộc về tư tưởng của nhà văn.
Bởi một nhà văn chân chính bao giờ cũng là một nhà nhân đạo chủ nghĩa sâu
sắc, bao giờ cũng có cái nhìn chính xác trước hiện tượng cuộc sống, phân biệt
rõ ràng chính và tà, biết nâng niu trân trọng cái chân - thiện - mỹ và căm giận
trước những cái giả dối rỗng tuếch những xấu xa độc ác huỷ hoại nhân tính.
Gơgơn từng nói: “Nghệ thuật chân chính khơng dạy người ta cười cái mũi bị
vẹo mà dạy người ta cười một tâm hồn lệch lạc” [6;144].
Nghệ thuật trào phúng thực hiện sự phê phán bằng một cảm xúc thẩm
mỹ đặc biệt, tấn công vào cái xấu, nhưng không phải bất cứ cái xấu nào cũng
là đối tượng của văn học trào phúng. Đó là những cái xấu tiêu cực về đạo đức,
về nhân cách, về lối sống, về những cái khơng phù hợp với hồn cảnh tự
nhiên bình thường xung quanh, lại được che đậy bởi một vỏ bọc tưởng là tốt
đẹp, có ý nghĩa. Cái hài bao giờ cũng là kết quả của sự mâu thuẫn, đối lập, sự
khơng tương xứng, hài hồ giữa thực chất bên trong và vẻ bề ngoài mà hiện
tượng ấy muốn có hoặc giả vờ. Tiếng cười bong ra khi bất ngờ chủ thể nhận
thức được mâu thuẫn chứa đựng trong đối tượng, nói cách khác là nhận thức
được bản chất của đối tượng.

Văn học trào phúng có thể hướng tiếng cười vào nhiều đối tượng khác
nhau. Mọi hiện tượng của đời sống đều trở thành đối tượng của văn học trào
phúng khi bản thân nó chứa đựng mâu thuẫn như đã nêu. Ta thấy trong văn
học trào phúng có hai đối tượng đó là: Đối tượng trào phúng khách thể - tức là
đối tượng trào phúng hiện thực khách quan ngoài bản thân tác giả và đối
tượng trào phúng chủ thể - tức là đối tượng trào phúng ngay trong bản thân
tác giả (tác giả là đối tượng chính của trào phúng - hiện tượng tự trào).

12


Nghệ thuật trào phúng...
Văn học trào phúng xuất hiện và phát triển khi có cái hài tương ứng
trong hiện thực xã hội. Có thể nói, hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam là
mảnh đất tốt cho văn học trào phúng nảy mầm và phát triển.
Một nền văn học muốn trở nên chân chính, tiến bộ, có đóng góp cho
đời sống xã hội giúp con người ngày càng hoàn thiện mình theo hướng chân thiện - mỹ thì khơng thể khơng có văn học trào phúng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình.
Như chúng tơi đã trình bày, khái niệm trào phúng và đối tượng của trào
phúng là gì. Vậy muốn biết mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình ra sao
trước hết xin đưa ra một ví dụ điển hình.
Trong thơ của Nguyễn Khuyến, ta bắt gặp nhiều lần hình ảnh của ngọn
núi An Lão. Nhưng khi thì xuất hiện với dáng vẻ đáng yêu mang nhiều tâm
sự của tác giả.
Ngẩng trơng núi An Lão lịng những lan man
Đỉnh chót vót lạnh lùng nghĩ thật đáng thương
Cỏ xanh đua nhau lấp đơi ba tấc
Hoa vàng cịn thấy nở một vài cành.
(Trông núi An Lão - dịch nghĩa)
Nhưng có khi lại xuất hiện qua tiếng cười nhưng khơng phải là tiếng

cười sảng khối mà mang tâm sự trước thế sự, trước cuộc đời.
Mặt nước mênh mông nổi một hòn
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non
Mảnh cây thưa thớt đầy như trọc
Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn.
(Vịnh núi An Lão)
Qua hai bài thơ này, ta dễ dàng nhận thấy nguồn cảm hứng trào phúng
chẳng qua cũng là nguồn cảm hứng trữ tình. Vì nếu như thơ trào phúng: “Dùng
tiếng cười để xác định tư tưởng, tình cảm cho con người chống lại cái xấu xa
lạc hậu, thoái hoá rởm đời hoặc để vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng,
hành động mang bản chất thù địch với con người” [23;269]. Thì trữ tình là một
trong ba phương thức thể hiện đời sống làm cơ sở cho việc phân chia loại hình
13


Nghệ thuật trào phúng...
tác phẩm văn học (...) Trữ tình phản ánh cuộc sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý
thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng
ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối thế giới và nhân sinh. Thơ trữ tình
thuộc loại hình trữ tình trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện trực tiếp
[23;369].
Vì thế có thể khẳng định trào phúng là một dạng trữ tình, một cách bộc
lộ tình cảm đặc biệt. Ở trào phúng tình cảm mà tác giả thể hiện là tình cảm phê
phán phủ nhận cái xấu để hướng tới khẳng định cái đẹp thống qua tiếng cười.
Tiếng cười đó bao giờ cũng được xuất phát từ một lý tưởng tiến bộ. Trào
phúng và trữ tình ln có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và tác động lẫn
nhau, cái này là nền tảng của cái kia. Như vậy, có thể khẳng định trào phúng
chỉ là cái vỏ che đậy bên ngồi cịn hạt nhân bên trong của nó lại là trữ tình.
1.2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nơm Đường luật.

1.2.1. Tình hình chung về thơ Nơm Đường luật.
Lịch sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc Việt Nam, thơ
Nơm Đường luật có vị trí quan trọng. Vì nó có đóng góp hết sức to lớn, làm
phong phú thêm cho thể loại văn học ở cả hai phương diện đó là: Thực tiễn
sáng tác và ý nghĩa lý luận. Vì thế, thơ Nơm Đường luật được xem như là một
hiện tượng tiêu biểu lại vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh được những
điều kiện, bản chất quy luật của quá trình giao lưu và tiếp nhận văn học. Độc
đáo là vì thơ Nơm Đường luật lại là thơ mơ phỏng theo thể thơ Đường luật
(Trung Quốc) nhưng nó lại có vị trí đáng kể bên cạnh những thể thơ dân tộc.
Theo tác giả Lã Nhâm Thìn (trong cuốn thơ Nơm Đường luật, Nxb GD. 1997)
cho rằng: Để có những thành tựu này thơ Nôm Đường luật phải dựa vào hai
điều kiện.
- Điều kiện văn học.
- Điều kiện ngoài văn học.
Tác giả chứng minh các điều kiện văn học có sự gần gũi của ngơn ngữ
tiếng Việt và tiếng Hán, đó là sự tương đồng ở phương diện: Khơng biến hình,
đơn âm và tuyến tính. Ngồi ra cịn có sự gần gũi về thanh điệu. Và thể thơ
14


Nghệ thuật trào phúng...
Đường với kết cấu niêm luật chặt chẽ cũng có lợi khi tiếp xúc văn hố. Với
những điều kiện ngồi văn học đó là điều kiện lịch sử đặc biệt của dân tộc ta từ
thế kỷ X và mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng của các tư tưởng văn hố cũng có
tác động mạnh mẽ đến sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật.
Thơ Nôm Đường luật được xác định là xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ
XIII (theo Đại Việt sử ký ghi lại: Năm nhâm Ngọ (Thiên Bảo) thứ tư, năm
1282). Tuy nhiên văn bản chữ viết đầu tiên còn giữ lại được là: “Quốc âm thi
tập” của Nguyễn Trãi thế kỷ XV. Tiếp sau đó là: “Hồng Đức quốc âm thi tập”
của Lê Thánh Tông, “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm...

Đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa thể kỷ XIX có “Bà chúa thơ
Nơm”- Hồ Xn Hương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, sau này
xuất hiện hai tác giả khá nổi tiếng là Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Đề tài và chủ đề của thơ Nôm giai đoạn mười thế kỷ này có nhiều điểm
khác biệt. Nếu như từ thế kỷ XVIII trở về trước thơ Nôm Đường luật thường
“Nặng mùi đạo, nhẹ mùi đời”, thơ là để nói chí khí của nhà Nho “Thi dĩ ngơn
chí” hoặc “Văn dĩ tải đạo”. Dù đó là ý thức hệ Phật, Lão, hay Nho thì con
người cũng chỉ tự khẳng định mình một cách rất hạn chế. Đến nửa cuối thế kỷ
XVIII trở về sau ta thấy nhu cầu của con người được khẳng định. Chữ “thân”,
chữ “tài” đặc biệt là chữ “tình” đã trở thành một khái niệm để con người tự ý
thức về mình. Đặc biệt với Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật phát triển với
đỉnh cao và vượt qua vịng cương toả có ý thức hệ phong kiến. Thơ Hồ Xuân
Hương xuất hiện như một hiện tượng lạ, độc đáo và hết sức mới mẻ. Thơ của
bà đã giải toả hoàn toàn giáo điều phong kiến, là sự đoạn tuyệt khá triệt để với
tinh thần đẳng cấp Nho giáo. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nơm Đường luật khơng
cịn ở địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học Trung đại. Tác giả
Đặng Thanh Lê trong cuốn “Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường luật”
(Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên, theo sách giáo khoa văn 10 mới. ĐHSP Hà Nội.
1996) nhận xét: “Với nhà thơ, thể thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình
trang nghiêm “cao quý” để đi thẳng vào cuộc sống đích thực khơng chỉ là dân
tộc mà cịn hết sức dân dã”.
Thật vậy, với thơ Nơm Đường luật của Hồ Xuân Hương ta thấy thơ bà
đã chuyển sang con đường “dân chủ hoá” đánh dấu một bước phát triển vượt
15


Nghệ thuật trào phúng...
bậc, độc đáo và riêng có của Hồ Xuân Hương. Trong thơ Nữ sĩ đã có một sự
cách tân, sáng tạo đó là sự rút ngắn khoảng cách giữa ngôn ngữ nghệ thuật và
ngôn ngữ đời sống.

1.2.2. Các tác giả tiêu biểu viết về đề tài trào phúng trong thơ Nôm
Đường luật.
Như chúng ta đã biết, “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tơng
chính là sự tìm tịi mở hướng cho nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường
luật. Và được khẳng định rõ nét hơn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nhà Nho,
một nhà đạo đức mực thước, nhưng đứng trước thế thái nhân tình đào lộn, đạo
đức suy vi ơng đã có những vần thơ phản ánh sự xuống cấp của xã hội.
- Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm
Nghe bui thinh thỉnh lại đồng tiền
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập)
Nhưng đến Hồ Xuân Hương, Đường luật Nôm đã thực hiện một cuộc
cách tân đầy ý nghĩa. Thơ bà cuộc sống đời thường, nguyên sơ, chất phát, dân
dã, đã trở thành đối tượng thẩm mỹ, là trung tâm của quá trình miêu tả cái bản
năng tự nhiên của con người, cái trần tục vốn xa lạ với phong cách trang trọng
cao quý của Đường luật trở nên phù hợp với phong cách trào phúng của Nữ sĩ.
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
(Mắng học trò dốt)
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay
(Trách Chiêu Hổ)
Thật là thiếu sót khi chưa nhắc đến các tác giả viết về đề tài trào phúng
trong thơ Nôm Đường luật như Nguyễn Công Trứ và sau này xuất hiện hai
tác giả cổ điển cuối cùng của văn học Trung đại là Nguyễn Khuyến và Tú

16



Nghệ thuật trào phúng...
Xương. Kể từ khi Hồ Xuân Hương cho đến các tác giả sau này đã khẳng định
chức năng trào phúng to lớn của thơ Nôm Đường luật.
1.2.3 Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm Đường luật.
Như trên đã giới thiệu qua về quá trình hình thành và phát triển của thơ
Nơm Đường luật cùng với sự đóng góp to lớn của các tác giả tiêu biểu. Phần
nào thấy được qua mười thế kỷ thơ Nôm Đường luật xuất hiện và kết thúc có
thể nói là: “Khơng có tuổi trẻ nhưng cũng không biết đến tuổi già”.
Những sáng tác của tác giả kể trên chủ yếu dựa trên ba quan điểm sau:
- Họ đứng trên lập trường đạo đức phong kiến để trào phúng đả kích.
- Họ vạch ra cái xấu cần phê phán (đây được xem là một kiểu trào
phúng).
- Thể hiện sự khủng hoảng, bất lực, bế tắc của ý thức hệ phong kiến
trước sự đổi thay của lịch sử (đôi khi ta thấy các nhà thơ này xuất hiện hiện
tượng tự trào trong văn chương. Điều này nói lên bi kịch uất ức, bế tắc của
các nhà Nho lúc bấy giờ trước xã hội như Tú Xương, Nguyễn Khuyến).
Nghệ thuật trào phúng không chỉ là đặc điểm của thơ Nôm Đường luật
mà ở thời nào cũng có, cũng bộc lộ khi muốn vạch mâu thuẫn của sự vật, mâu
thuẫn giữa cái bên ngoài và cái bên trong để đưa người đọc nhận thấy ý nghĩa
mỉa mai, trào lộng [23;269]. Nếu như nghệ thuật trào phúng của văn học dân
gian thường hay dựa vào các quy luật của tự nhiên để vạch ra cái trái tự nhiên
của đối tượng trào phúng. Ngược lại trong văn học viết, hiện tượng trào
phúng trong các nhà Nho thường dựa vào cương thường đạo lý của xã hội
phong kiến để vạch trần ra cái phi đạo lý - tiếng cười này thường hết sức thâm
th, hóm hỉnh. Cịn tiếng cười trong văn học dân gian là tiếng cười tự do
thoải mái mang đậm tính chất bình dân, trần tục đời thường. Hồ Xuân Hương
cũng nằm trong mạch nguồn tạo nên bởi sự hợp lưu hai dòng chảy lớn: dòng
chảy của văn học dân gian và dòng chảy của văn chương bác học.

17



Nghệ thuật trào phúng...

Chương 2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm
Đường luật Hồ Xuân Hương.
2.1. Những bài thơ trào phúng tiêu biểu của Hồ Xuân Hương.
Như chúng ta đã biết, thơ thơ Nôm trào phúng là “dùng tiếng cười để
xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu,
thoái hoá, rởm đời, hoặc đả kích vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng,
hành động mang bản chất thù địch đối với con người”.
Hơn nữa hiện tượng dùng thơ Đường luật Nôm vào mục đích trào
phúng khơg phải là điều mới lạ. Nhưng cái mới lạ ở đây là một giọng thơ trào
phúng bậc nhất lại “kết phát nhằm đúng một người mà ít ai ngờ tới; một
người đàn bà chỉ được xã hội dành cho một “chỗ ngồi” nhỏ bé riêng trong gia
đình: Hồ Xn Hương” [35;101].
Có thể xem, Hồ Xn Hương là nhà thơ nữ đầu tiên làm thơ diễu đời ở
nước ta. Nhưng chúng ta đi sâu vào tìm hiểu thơ trào phúng của bà thì đối với
việc bà làm thơ loại đó khơng cịn là một chuyện lạ nữa đối với bao sự lạ
khác.
Trong khi khảo sát những bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân
Hương, chúng tôi đã tham khảo một số sách nghiên cứu, chuyên luận, phê
bình... về vấn đề này.
Tác giả Trần Thanh Mại “Thử bàn về vấn đề tục dâm trong thơ Hồ
Xuân Hương” (nghiên cứu văn học số 4. 1961) đã chia thơ Nữ sĩ ra làm ba
loại:
Loại thứ nhất: Gồm những bài thơ có tính tư tưởng cao và phương nghệ
thuật thanh nhã.
Loại thứ hai: Đó là những bài có yếu tố tục nhưng những yếu tố tục
nhằm mục đích yêu cầu tiến bộ. Theo ơng thì đó là những bài thơ dùng để đả

kích một từng lớp nào đó, hoặc một thói hư tật xấu của con người, đồng thời
lại nói lên được ý chí vươn lên của họ.

18


Nghệ thuật trào phúng...
Loại thứ ba: Gồm những bài có tính chất khiêu gợi, khơng lành mạnh,
những bài có yếu tố dâm [35;323].
Chia như vậy, vơ hình trung loại thứ hai được xem là thơ trào phúng.
Tuy nhiên xét ở một phương diện nào đó cách chia này cũng quá rạch rịi. Bởi
trong hơ Nơm của Hồ Xn Hương, những bài thơ trữ tình cũng có đan cài
giọng thơ trào phúng và những bài tưởng chừng chỉ dùng để trào phúng, đả
kích châm biếm hay u mua trào lộng lại cũng rất trữ tình và cả hai loại thơ
này vẫn xuất hiện những yếu tố mà người ta quen gọi là “tục, dâm”. Bởi thơ
Hồ Xuân Hương là sự kết hợp nhuần nhuỵ cả ba yếu tố ấy để tạo nên một thứ
thơ - Thơ Hồ Xuân Hương.
Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn “Thơ Hồ Xuân Hương” (Nxb Vh,
H.1982) lại lấy tiêu chí phong cách để phân chia, lựa chọn thơ bà. Tuy nhiên
tác giả mới chỉ đưa ra những ý kiến xác đáng về phong cách chứ chưa thật sự
áp dụng phương pháp này vào thơ Hồ Xuân Hương môt cach hợp lý được.
Đỗ Lai Thuý, “Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực” (Nxb,vhtt.
1999) đã đưa ra một số cách tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương như “tiếp cận xã
hội học”, “tâm lý học” hay từ “nguyên lý hội hoá trang” (Carnavalesque), tiếp
cận “phân tâm học” và bằng cả con đường “đường đến nhân học văn hố” để
tìm hiểu thơ Hồ Xn Hương và ơng đã có rất nhiều khám phá mới mẻ độc
đáo. Ơng đã tơn vinh Hồ Xuân Hương là nhà thơ “Hoài niệm phồn thực”.
Biết bao thế hệ u thích và tìm hiểu thơ bà. Con đường của những kẻ
hậu sinh chúng tơi “hành trình” thì bắt gặp hai câu thơ của Tam Nguyên Yên
Đổ viết về bà “Thơ thánh thơ tiên đời vẫn có/Tung hoành thơ quỷ hiếm hoi

thay” - Một lời khen tặng và nể phục! Còn Tản Đà cho rằng “Thi trung hữu
quỷ” nghĩa là trong thơ có ma, quỷ! Nếu “chiết lọc” bỏ qua mất cái đáng sợ
ấy, cái ma quỷ ấy thì sẽ mất ln cả cái đẹp, cái riêng có trong thơ Hồ Xuân
Hương.
Từ những ý kiến đó chúng tơi đi đến tìm hiểu khảo sát gàn 50 bài thơ
Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương xem bài thơ nào là đối tượng chính cần
quan tâm của chúng tơi. Ngoài việc dựa vào kinh nghiệm của những người đi
trước; cùng các cấp độ của cái hài, xác định khái niệm trào phúng; thơng qua
sự tìm hiểu và phân tích cụ thể để đưa ra một số bài thơ được xem là trào
19


Nghệ thuật trào phúng...
phúng, bài nào chỉ mức độ trào lộng, bông đùa. Dưới đây là một số bài thơ
trào phúng tiêu biểu của Hồ Xuân Hương:
- “Mắng học trò dốt” bài (1), (2).
- “Trách Chiêu Hổ” (Xướng hoạ với Chiêu Hổ) bài (1), (2), (3).
- “Vịnh sư”(Cái kiếp tu hành, Sư bị ong châm, Sư hổ mang)
- “Chùa Quán sứ”.
- “Bỡn bà lang khóc chồng”.
- “Dỗ người đàn bà chồng chết”
- “Khóc tổng Cóc”
- “Khơng chồng mà chửa”
Ngồi ra, cịn một số bài thơ như: “Vịnh nữ vơ âm”, “Vịnh cái quạt”,
“Đánh đu”, “Quả mít”, “Ơng cử võ”... có người cho rằng đây là những bài thơ
trào phúng. Nhưng theo ý kiến của chúng tôi, những bài thơ này chưa đến
mức “khoan trúng, đánh sâu vào điểm yếu của đối tượng”, mà nó chỉ thuộc
phạm vi hài hước, trào lộng. Trong khi tìm hiểu, phân tích, đối sánh chúng tôi
sẽ lý giải sau.
2.2. Đặc điểm trào phúng trong thơ Nơm Đường luật của Hồ Xn

Hương.
Tìm hiểu đặc điểm trào phúng trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân
Hương càng cảm phục cái biệt tài độc đáo của “Bà chúa thơ Nơm”. Bên cạnh
những bài thơ trữ tình, u đời đến tha thiết thể hiện tình cảm, tâm hồn giàu
cảm xúc với con người, với thiên nhiên thì một tính chất phổ biến và thể hiện
nữa là tính chất trào phúng. “Mỗi khi bà cất bút để giễu cợt phúng thích. Đi
vào phân tích thi tập của bà ta thấy bà đã bắn mũi tên trào phúng vào đủ mọi
hạng người trong xã hội” [35; 114]. Vậy Hồ Xuân Hương đã “bắn mũi tên
trào phúng” vào những đối tượng nào? Tại sao lại nhằm vào những đối tượng
ấy?
Nếu như đả kích, châm biếm là mức độ cao nhất của Cái hài. Thì trào
phúng mới là khoan trúng đánh sâu vào đối tượng. Nhưng do yêu cầu và
nhiệm vụ của văn học trong từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử mà văn học lại
mang chức năng riêng - nhằm vạch mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng. Mâu
20


Nghệ thuật trào phúng...
thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong để cho người đọc thấy ý
nghĩa mỉa mai, trào lộng, do vậy người ta chia thơ trào phúng ra làm hai loại:
Thơ châm biếm và thơ đả kích.
- Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người
bằng nụ cười nhẹ nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Nụ cười đó bao hàm
cả việc phê phán lẫn tinh thần xây dựng.
- Thơ đả kích nhằm lột mặt nạ của kẻ thù bằng một nụ cười có sức cơng
phá quyết liệt. [23; 269].
Nếu chỉ đem các cấp độ của cái hài trong mỹ học hoặc khái niệm về thơ
trào phúng để tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương
thì chưa thật thoả đáng khi chưa chọn một trong hai cách trên. Do vậy, khi tìm
hiểu thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương chúng tôi sẽ cố gắng kết hợp hài hoà

giữa hai khái niệm cái hài và thơ trào phúng để phân loại các đối tượng trong
thơ trào phúng của nữ sĩ.
2.2.1. Đối với tầng lớp Nho sĩ (trí thức Nho học).
Xã hội Nho giáo thường đề cao cương thường đạo lý cùng tôn giáo như
thờ vua chúa, tôn trọng kẻ sĩ. Bởi Kẻ sĩ là trụ cột của xã hội phong kiến, họ
phải là những người có tư tưởng “Trung quân ái quốc”, họ phải là những
người thấm nhuần đạo thánh hiền, là những người thanh cao chỉ nghĩ đến sự
nghiệp duy nhất là được học hành thành tài để giúp đời. Nếu không được
phụng sự cái lý tưởng ấy thì lui về “hái rau”, “uống nước suối” để ngâm thơ
vịnh nguyệt qua ngày. Đấy chính là kẻ sĩ mẫu mực và xã hội phong kiến cũng
yêu cầu như vậy đối với từng lớp Nho sĩ.
Bản thân Hồ Xuân Hương là một trí thức (được ăn học) chứ khơng phải
là một Nho sĩ (vì xã hội phong kiến không cho con gái theo học chữ Nho) Nhưng Hồ Xuân Hương lại là một người trí thức của nhân dân, sống trong
thời đại của ý thức hệ phong kiến bị rạn nứt và đổ vỡ, vua, quan, hiền nhân,
qn tử, Nho sĩ... khơng cịn là đối tưng tôn thờ.
Trong xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII nửa sau thế kỷ
XIX có nhiều cuộc biến thiên lớn. Xã hội phong kiến trên đường suy thối,
vua quan tranh chấp quyền bính, Trịnh - Nguyễn phân tranh dẫn đến cát cứ
21


Nghệ thuật trào phúng...
đằng trong đằng ngoài “nhân dân phiêu tán dắt díu nhau đi ăn xin đầy
đường”1. Vì vậy thời kỳ này có nhiều cuộc khởi nghĩa nơng dân nổ ra. Việc
học hành cũng khơng cịn được chú trọng, trường học mở ra nhiều, học trị
khơng cần giỏi cũng có thể đi thi. Bọn thống trị cần tiền sẵn sàng biến thi cử
thành chuyện mua bán. Chẳng hạn năm 1750 chúa Trịnh quy định trong kỳ thi
Hương, ai nộp ba quan được miễn khảo hạch, coi như đỗ Sinh đồ, vì vậy mà
gọi là “Sinh đồ ba quan”.
Hồ Xuân Hương là một trí thức bình dân nên thấy được quy luật vận

động tất yếu của lịch sử. Do đó, đối tượng trào phúng của Hồ Xuân Hương rất
phong phú nhưng trước hết là tầng lớp trí thức phong kiến - Họ sẽ là rường
cột trong tương lai của xã hội, chứ chưa phải là người quản lý xã hội. Vậy tri
thức phong kiến ở đây là những ai? Tại sao Hồ Xuân Hương lại chĩa mũi
nhọn trào phúng vào đối tượng này?
Trí thức phong kiến trong thơ Hồ Xuân Hương cũng thuộc tầng lớp
dưới. Họ là học trò Nho học, là những thầy đồ (trí thức nhà trường), là những
nhà sư (trí thức nhà chùa). Vì họ là những người học chữ thánh hiền, tiếp thu
hoặc ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến Nho học. Đối với học trò cụ
Khổng, đây là những người học chữ thánh hiền, thơng hiểu ln lý đạo đức.
Mục đích học của họ không chỉ để hiểu biết, để mở mang kiến thức mà học
đối với họ để thi cử và làm quan, để có địa vị trong xã hội.
Từ cuối đời Trần trở đi, Nho học trở thành độc tơn. Lý trí với giáo điều
nghiêm khắc ngự trị xã hội. Nhưng cũng từ giai đoạn này, bản năng “thô lỗ”
của đa số bình dân nước Việt đã được rèn dũa rất nhiều. Sau buổi thịnh Lê, kỉ
luật mất dần, xã hội loạn lạc, không những dân chúng trở lại nếp xưa mà ngay
cả Nho sĩ cũng bị xáo trộn. Hồ Xuân Hương nhận thấy học trị lúc này thì dốt
nát, thầy đồ thì tha hố biến chất, đạo đức giả. Tình hình học hành thi cử như
vậy, chất lượng không đảm bảo như trước. Một số kẻ sĩ giàu có nhờ tiền mà
đậu đạt. Với kiểu học hành, thi cử như vậy, Hồ Xuân Hương đã vạch ra điểm
yếu của học trò qua hai bài thơ “Mắng học trò dốt”
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
1

Sử quán triều Nguyễn. Việt sử thông giám cương mục (bản dịch) Nxb VSĐ, HN.1960, tập XVIII, quyển 39,
trang 1756.

22



Nghệ thuật trào phúng...
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.
Trong cuốn “Hồ Xuân Hương thơ và đời” (Nxb Vh H. 1996) đặt tiêu đề
cho bài thơ là “Lũ ngẩn ngơ”. Ý muốn nói, Hồ Xuân Hương chê bọn học trị
ngốc nghếch, học thì dốt lại rủ nhau đi ghẹo gái cịn tập tọng đua địi vần vè,
ví von nên Hồ Xuân Hương thấy khó chịu và viết bài này. Một số sách khác
như của tác giả Đỗ Lai Thuý, của Xuân Diệu thì lấy tiêu đề là “Mắng học trị
dốt”. Theo chúng tơi, các tiêu đề trên đều có thể chấp nhận được mà khơng
ảnh hưởng gì đến nội dung trào phúng trong thơ Xuân Hương.
Trong xã hội phong kiến, ln ln có thành kiến. Quan niệm trọng
nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” hay cho rằng đàn bà là
loại khó dạy bảo. Xã hội phân chia giai cấp, sự xuất hiện của đẳng cấp trên và
đẳng cấp dưới, kẻ thống trị và người bị trị. Cho nên xã hội phongkiến ở
phương đơng nói chung xã hội Việt Nam nói riêng Nho giáo buộc người phụ
nữ phải sống dưới quyền của đàn ông, luôn bị coi là chưa trưởng thành. Họ
chỉ biết đến “Tam tịng tứ đức” nhằm tơ điểm cho đấng phu qn, Xuân
Hương bảo: “Không phải thế. Phải lật ngược lại vấn đề... bắt đầu từ sự sống...
ở đó nam nữ bình đẳng” [5;20].
Xã hội phong kiến Việt Nam với “Nam tôn nữ ti”, con trai thì được học
hành cịn con gái thì khơng cần phải học, vì sớm muộn cũng phải lấy chồng.
Có học nhiều thì cũng chẳng nhờ được gì. Mà Nếu được “nâng khăn sửa túi”
cho đấng phu quân thì cần gì đến chữ nghĩa! Từ quan niệm này, đã làm thui
chột, o bế biết bao tài năng nhi nữ trong xã hội. Có phải vì thế mà Hồ Xuân
Hương mới mắng bọn học trò dốt lại còn ba hoa, hnh hoang khốc lốc và
hợm đời, cứ tưởng mình biết vài chữ mà đã mang ra loè bịp thiên hạ - đừng
tưởng chị này kém cỏi, khơng biết gì! Và biết đâu nàng đã có cái cười mỉm
khinh bỉ! Đã vậy chị sẽ cho một bài học nhớ đời. Khơng biết làm thơ thì đừng
có “tí tửng” để chị này dạy cho.

Nàng gọi bọn học trò, bọn Nho sĩ rởm đời là “Lũ ngẩn ngơ”, đã học
chữ thánh hiền sao khơng hiểu lễ nghĩa gì hết. Nàng chưa trách cái văn mà
trước hết là trách cái lễ kém. Bởi đối với những kẻ nay cịn là anh khố, cậu
23


Nghệ thuật trào phúng...
Nho nhưng mai kia “Cửa vũ hoá rồng” học sẽ là quan Cử, quan Nghè là cha
mẹ dân, lại phải để cho phận nữ nhi thường tình dạy cho. Khơng dừng lại ở
đó, nàng lại bồi thêm cho mấy định ngữ mà mức độ khinh thị không biết để
đâu cho hết. Nàng gọi bọn Nho sĩ là “ong non”, là “dê cỏn”. Theo Xuân Diệu,
Hồ Xuân Hương “khinh người như tát nước đổ đi, mà chữ dùng thì sắc sảo
đến chừng nào! Khơng phải là dê nhỡ, dê bé, dê con, mà đích thực là dê cỏn!
Những chữ chết tức người ta!” [3; 488]. Còn với Trần Khải Thanh Thuỷ thì
cho rằng: “Dê cỏn khơng phải là dê con, cũng giống như lợn tháu, gà choai,
không phải là lợn con hoặc gà con” [36; 24]. Dù có giải thích như thế nào thì
cũng chỉ lý giải được phần nào về tài sử dụng ngôn ngữ của bà. Bà khơng
những nói lên sự ngu dốt của học trị mà còn chỉ ra cái lối sống bừa bãi, chỉ vì
“buồn sừng” mà “húc” bừa, “châm” bậy. Nhưng cái sừng non mới nhú ấy chỉ
húc vào “dậu thưa”, châm vào “hoa rữa” mà thơi.
Ở bài hai, khơng cịn là sự dạy bảo mà là sự chê trách. Bà không chịu
được những chàng Nho sĩ không chịu lượng tài sức non nớt của mình, hễ đi
đâu là vẽ vời thơ phú đến đó. Phải chăng họ thích học địi các thi nhân xưa để
lại dấu ấn mỗi nơi mình tới? Xuân Hương viết:
Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền,
Cũng địi học nói, nói khơng nên!
Ai về nhắn bảo phường lịi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
Trước hết, xin được giải thích về hai chữ “Lịi tói” mà Xn Hương
dùng (Nghĩa đen là dây sắt gồm nhiều vòng mắc vào nhau). Trong cách chấm

thơ văn xưa thường có khuyên và sổ. Song trong lúc đùa nghịch khun nhiều
vịng móc xích vào nhau. Vì thế mà gọi là khun lịi tói khi gặp những đoạn
văn viết bạt mạng, lăng nhăng. Sau này, nghĩa bóng để chỉ những kẻ viết chữ
xấu.
Bài thơ này, Xuân Hương muốn chê bọn học trò học chữ thánh hiền mà
viết chữ xấu. Người xưa có câu “nét chữ là nét người”. Vì vậy mới có nghệ
thuật thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp). Cho nên khi nhìn những chữ loằng
ngoằng như chi dây xích, chữ nọ ngoắt ngoéo, quàng xiên vào chữ kia Xuân
Hương có ý chê sự kém cỏi, dốt nát của học trò.
24


Nghệ thuật trào phúng...
Ngồi ra, Xn Hương cịn trách đây là những kẻ vơ văn hố, nơi chùa
chiền thâm nghiêm lại đề thơ lung tung lên tường của nhà chùa. Ca dao có
câu “Xấu hay nói tốt, dốt hay khoe chữ” là thế! Hồ Xuân Hương phê phán và
gọi đích danh là “phường lịi tói” và buộc họ khắc phục sửa chữa khuyết điểm
của mình bằng cách “đem vơi qt trả đền”.
Có thể nói, Hồ Xuân Hương sống vào thời đại các nhà Nho chân chính.
Họ đều ý thức được tài năng hơn đời, hơn người của mình. Phan Ngọc nhận
xét: “Đây là thời đại mà mọi người đều khoe tài”, Nguyễn Du khoe tài, Hồ
Xuân Hương khoe tài, Nguyễn Cơng Trứ khoe tài và tìm chỗ dựa cho mình
bằng tài năng cá nhân. Vì vậy, mà Hồ Xuân Hương mới cho rằng cái xã hội
phong kiến lúc bấy giờ có khác nào “Một đàn thằng ngọng đứng xem
chng”.
Cả hai bài thơ, Hồ Xuân Hương không phải là hạ bệ, tẩy chay tầng lớp
Nho sĩ mà thi sĩ hạ bệ để nhắc nhở, để giáo dục, để phục thiện cho học trị. Do
đó cả hai bài thơ khơng mang tính chất thắng bại, phân biệt giai cấp.
Nếu như trước đây, nhiều người xem nội dung thơ trào phúng của Hồ
Xuân Hương là đả kích, là châm biếm sâu cay vào đối tượng, nào là “đanh

đá”, “xách mé”... Theo chúng tôi thì khơng hẳn như thế! Xn Hương cũng
xuất phát từ một tri thức bình dân góp tiếng nói phê phán vào những người
cùng mang danh trí thức. Ta có thể thấy nghệ thuật trào phúng của Hồ Xuân
Hương rất riêng, bà đứng cao hơn hẳn đấng mày râu một bậc, xưng “chị” mà
còn đòi “dạy” bảo, thật là điều hiếm thấy trong thơ văn Trung đại. Nếu như
văn học trong giai đoạn này người ta tránh nói đến cái tơi cá nhân, cá thể, mà
chỉ nói đến cái ta chung, đề cao cộng đồng (phi ngã). Thì Hồ Xuân Hương đã
làm ngược lại, thơ bà phần nào khẳng định bản ngã, khẳng định cái tôi cá
nhân và đưa văn học sang hướng “dân chủ hoá”.
Bên cạnh tầng lớp Nho sĩ thì với những ơng đồ trong thơ bà suy cho
cùng cũng là hai đối tượng có cùng tên gọi - Đó là những trí thức trong nhà
trường phong kiến Nho học. Vì thế chúng tơi khơng tách ba bài “Trách Chiêu
Hổ” mà có sách chép là “Xướng hoạ cùng Chiêu Hổ” thành phần riêng để tiện
cho việc đối sánh và hiểu hơn về đối tượng trào phúng này.

25


×