Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyên hồng trước cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.27 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I
II

III
IV
V

1.1
1.2
1.3
1.4

2.1
2.2
2.3
2.4

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Lịch sử vấn đề.
Nhiệm vụ nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu và phạm vi tư liệu.
Cấu trúc luận văn.
Chƣơng I
Con ngƣời khốn cùng, con ngƣời dƣới đáy
Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người.
Con người trong sáng tác của Nguyên Hồng trước CM tháng Tám.
Cảm hứng hướng về những kẻ dưới đáy trong tác phẩm của Nguyên Hồng.
Thế giới nhân vật khốn cùng dưới đáy.
Chƣơng II
Con ngƣời nhƣ những “mầm sống”
Con người với bản chất đẹp đẽ, cao quý.
Con người với khát vọng sống.
Con người thức tỉnh sau năm 1939.
Những nhân tố chi phối quan niệm về con người trong tác phẩm của
Nguyên Hồng trước Cách mạng tháng Tám.
Chƣơng III
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Miêu tả ngoại hình.
Ngơn ngữ nhân vật và ngôn ngữ miêu tả nhân vật.
Miêu tả hành động.
Miêu tả nội tâm.
Không gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật.
Thủ pháp tương phản.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh khắc nghiệt.
Kết luận
Chú thích
Tƣ liệu tham khảo
1


TRANG
2
3

4
5
6

7
8
10
10

22
25
28
32

36
38
41
42
46
50
53
54
56
57
58



MỞ ĐẦU
I.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam từ 1930- 1945 với sự xuất hiện của dòng văn học hiện thực
phê phán đã được đánh giá là một dịng văn học có nhiều thành tựu phong phú, đa dạng
về tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Từ khi ra đời cho đến nay, văn học hiện thực phê
phán đã trở thành một tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất có vị trí đặc biệt quan
trọng trong dịng văn học hiện thực 1930 - 1945 . Một đời văn liên tục sáng tác trên bốn
mươi năm, để lại một khối lượng tác phẩm lớn ở cả hai thời kỳ trước và sau cách mạng.
Tác phẩm của Nguyên Hồng khá phong phú, đa dạng cả về truyện ngắn, tiểu thuyết
cũng như hồi ký. Mỗi thể loại đều mang một phong cách riêng. Ông được nhà nước truy
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I - 1996), phần thưởng cao quý dành cho sự nghiệp
sáng tác của ông.
Nhắc đến Nguyên Hồng người ta nghĩ ngay đến thế giới nhân vật đa dạng của
ông, trong đó có khơng ít những nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc,
sống mãi với thời gian.
Trên nguyên tắc tiếp cận hệ thống đối với thế giới nhân vật trong sáng tác
Nguyên Hồng, luận văn mong muốn đi sâu vào quan niệm và cách thức miêu tả con
người của tác giả, một phương diện không thể thiếu khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của
nhà văn. Bởi lẽ, muốn đánh giá đúng một tác gia văn học ta không thể không quan tâm
đến vấn đề quan niệm con người được thể hiện trong sáng tác của họ như thế nào. Từ
tâm điểm đó ta có thể khám phá ra những cống hiến cũng như đóng góp mới của nhà
văn. Chính vì thế, việc nghiên cứu thành cơng đề tài sẽ phát hiện nhiều điều có ý nghĩa
thiết thực, soi sáng những thành công cũng như hạn chế của tác giả. Kết quả đề tài có
thể ứng dụng vào việc học tập, giảng dạy tác phẩm Nguyên Hồng trong nhà trường nói
chung, đặc biệt là khi đi sâu nghiên cứu, khảo sát thế giới nhân vật trong tác phẩm của
nhà văn.
2



II.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Với một nhiệt tình sơi nổi hiếm có, một sức viết bền bỉ, một trái tim trìu mến với
cuộc đời, Nguyên Hồng đã khiến nhiều thế hệ độc giả ngưỡng mộ. Ông sớm đến với
nghề văn và thành công ngay từ tác phẩm ban đầu. “Bỉ vỏ” (1938 ) được dư luận hoan
nghênh và chúng ta đã có một Nguyên Hồng nhà văn trẻ triển vọng và nhiều tài năng.
Một hai năm sau, những ngày thơ ấu lại góp phần khẳng định năng lực và sức sáng tạo
của Nguyên Hồng. Và từ đấy, Nguyên Hồng đã cho ra mắt bạn đọc rất nhiều tác phẩm
tiêu biểu: “Cuộc sống” ( 1942 ), “Hai dòng sữa” (1943), “Hơi thở tàn” (1944), “Vực
thẳm” (1944), “Ngọn lửa” (1945)...Nguyên Hồng và tác phẩm của ông là đối tượng
nghiên cứu hấp dẫn trong văn học. Các nhà văn nhà nghiên cứu đã có nhiều trang viết
hay về ơng, đều tìm hiểu, trân trọng nghiên cứu tác phẩm của ơng trên nhiều góc độ
khác nhau: Cuộc đời, tác phẩm, thế giới quan, phương pháp sáng tác, phong cách.
Về vấn đề trên cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu bàn đến:
+Nguyễn Đăng Mạnh. “Ngun Hồng - Con người và sự nghiệp”, Nxb Hải
Phòng, 1997.
+Nguyễn Đăng Mạnh. “ Mấy lần được gặp Nguyên Hồng ”, Nguyên Hồng - Thân
thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng, 1997.
+Nguyễn Đăng Mạnh. “ Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng”, báo Nhân Dân, số
16, 5 - 1982.
+Phan Cư Đệ. “ Nguyên Hồng”, Tuyển tập Nguyên Hồng, tập I, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1983.
+Vũ Ngọc Phan. “ Nguyên Hồng”, Nhà văn hiện đại, quyển tư, tập ba, Nxb Vĩnh
Thịnh, Hà Nội 1951.
+Vũ Ngọc Phan. “ Tác phẩm Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám”,
Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng, 1997.
3


+Linh Thi. “ Giọt lệ lớn và đoàn tàu chợ”, Nguyên Hồng - Ánh sáng và cát bụi,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1991.
Tìm hiểu các cơng trình trên chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu khi xem xét thế
giới nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng đã chú ý đến nhiều loại nhân vật và đã có
những nhận xét mang tính khái quát. Hà Minh Đức gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của
những xóm thợ, những người cùng khổ.”(1) Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Nhìn chung
những nhân vật lao động của Nguyên Hồng bao giờ cũng đầy sức sống vạm vỡ, khoẻ
khoắn, không phải chỉ ở thể chất mà từ trong tâm hồn toả ra và truyền tới người đọc” (2).
Ơng cịn nói về “chủ nghĩa nhân đạo thống thiết”, về chất thơ, cảm hứng trữ tình, màu
sắc Hải Phòng và khẳng định Nguyên Hồng là nhà văn hiện thực mang phong cách lãng
mạn. Nguyễn Minh Châu nói Nguyên Hồng là nhà văn của “thập loại chúng sinh” và
“Nhìn trong tồn bộ tác phẩm của nhà văn Ngun Hồng, chúng ta bỗng thấy ngổn
ngang gò đống kéo lên biết bao nhiêu là hạng người, là mẫu người của xã hội cũ và điều
khiến cho ngày nay dưới chế độ XHCN những người đọc cùng yêu mến và kính trọng
Nguyên Hồng là cái tinh thần nhân bản vững chắc của ông, là bao giờ ông cũng đặt
niềm tin vững chắc vào cái cốt lõi tốt đẹp của tính cách những người lao động nghèo
khổ”(3). Phan Cư Đệ cho rằng cảm hứng chủ đạo của Nguyên Hồng “ dường như bắt
nguồn từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với lớp người cùng khổ”. (4)
Điểm lại các bài viết và những nhận xét của các nhà nghiên cứu, chúng tơi thấy
các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm về thế giới nhân
vật trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng. Nhưng những nhận xét ấy mới
được phát biểu rải rác, chưa được trình bày trong những cơng trình chun sâu, lý giải
vấn đề một cách có hệ thống. Dựa trên ý kiến của những người đi trước, khố luận
muốn góp phần bé nhỏ của mình vào việc làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con
người trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng để thấy những đóng góp và vị
trí của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đaị .
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
4


Đề tài của chúng tơi mục đích chính là đi vào nghiên cứu quan niệm nghệ thuật

đã chi phối sáng tác của nhà văn và việc miêu tả con người của ông. Đây là một vấn lớn
nên đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
1.Từ thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng khái quát các phương diện trong quan
niệm nghệ thuật về con người của ơng.
2.Lý giải những hồn cảnh khác quan và chủ quan chi phối quan niệm về con
người và sự thể hiện nhân vật của nhà văn.
IV.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƢ LIỆU.
1. Phương pháp nghiên cứu:
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người
nằm ngay trong hành động sáng tạo nghệ thuật và gắn bó với hình tượng nghệ thuật.
Mọi nguyên tắc thẩm mỹ của nhà văn đều thể hiện trong việc miêu tả nhân vật từ ngơn
ngữ, hành động, ngoại hình đến nội tâm. Vì vậy muốn khám phá ra các nguyên tắc này
chúng tôi phải tiến hành phân tích, thống kê, quy nạp... từ tác phẩm, trên cơ sở đó mà
rút ra quan niệm nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
2.Phạm vi tư liệu:
Luận văn chủ yếu dựa vào sáng tác thời kỳ đầu của nhà văn. Cụ thể, ta khảo sát
các tác phẩm sau:
+Đây, bóng tối - 1937.
+Trong cảnh khốn cùng - 1937.
+Bỉ vỏ - 1938.
+Hàng cơm đêm - 1938.
+Nhà bố Nấu - 1939.
+Hai mẹ con - 1939.
+Tết của tù đàn bà - 1939.
+Người đàn bà Tàu - 1939.
+Những giọt sữa - 1939.
+Những ngày thơ ấu - 1941.
5



+Cuộc sống - 1942.
+Người mẹ khơng con - 1942.
+Hai dịng sữa - 1943.
+Quán Nải - 1943.
+Hơi thở tàn - 1943.
+Vực thẳm - 1944.
+Miếng bánh - 1945.

+Ngọn lửa - 1945.

V.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương.
Chương I: Con người khốn cùng, con người dưới đáy.
Chương II: Con người như những “ Mầm sống”.
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I
CON NGƢỜI KHỐN CÙNG, CON NGƢỜI DƢỚI ĐÁY
1.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người:
Con người là chủ thể, là đối tượng đồng thời là mục đích cứu cánh của văn học.
Nhà văn Goorky khẳng định: “ Văn học là nhân học”, là sự hiểu biết, khám phá, sáng
tạo về con người và cuộc sống của con người. Vì vậy, tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa của
một nền văn học chẳng những phụ thuộc vào lý tưởng, vào mục đích phục vụ của nó mà
cịn phụ thuộc vào cách hiểu biết, tiếp cận và sáng tạo con người của nó nữa.
Sáng tác văn học là một hoạt động nhận thức nên bao giờ cũng mang tính quan
niệm: Phản ánh và thể hiện con người, tất nhiên văn học khơng thể khơng có quan niệm

về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một khái niệm của thi pháp học, có sự gắn
bó với thế giới quan, nhưng không đồng nhất với thế giới quan nhà văn. Nó là cách cắt
nghĩa, là phương diện chủ quan trong cách cảm nhận của nhà văn đối với con người.
Suy cho cùng giá trị của văn học chính là ở chổ nó đã hiểu, đã cảm nhận và chiếm lĩnh
con người sâu sắc đến mức độ nào.
Với tầm quan trọng như vậy, vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người đã được
nhiều nhà nghiên cứu ở nước ta cũng như trên thế giới quan tâm, chú ý. Đi sâu vào
7


vấn đề này cũng là đi sâu khám phá một phương diện quan trọng trong thế giới nghệ
thuật của nhà văn, đóng vai trị chi phối các yếu tố khác của nội dung và hình thức nghệ
thuật. I.P.Erêmin một trong những nhà phê bình, nghiên cứu nổi tiếng về văn học Nga
cổ đã cho rằng: “Con người trong sự miêu tả của nhà văn là một trong những trung tâm
điểm mà qua đó phong cách nhà văn được thể hiện sáng rõ hơn hết...Và chính những
nguyên tắc miêu tả con người đã cung cấp chìa khố để giúp ta hiểu được phương pháp
sáng tạo của nhà nghệ sỹ”.
Nhân vật là nơi thể hiện tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm nghệ thuật về
con người của tác giả. Quan niệm nghệ thuật về con người và sự miêu tả nhân vật gắn
liền với nhau, trong đó quan niệm về con người có ý nghĩa chi phối, định hướng các
cách thức sáng tạo nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn là nhân tố
quy định trực tiếp tới nhân vật. Dựa vào đó, người nghiên cứu sẽ có cơ sở chắc chắn để
tìm hiểu một thành phần cơ bản trong nội dung hình tượng và để lý giải lơ gích tổ chức
bên trong của nhân vật. Như vậy, không thể bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người
nếu muốn cảm nhận nhân vật một cách chỉnh thể, trọn vẹn.
Ở mỗi thời kỳ văn học đều mang lại những phương thức chiếm lĩnh và thể hiện

con người khác nhau:
Con người trong thần thoại được quan niệm như một năng lực, một sức mạnh để

chế ngự tự nhiên hay để thể hiện một sức mạnh nào đó.
Trong văn học trung đại lại là con người vũ trụ, con người đạo lý, con người hô
ứng với thiên nhiên.
Con người trong văn học hiện thực phê phán có sự đổi mới rất quan trọng. Đó là
con người xã hội. Mỗi tác giả có một quan niệm riêng về con người làm nên tính nhiều
chiều, phức tạp của trào lưu này.
Việc nghiên cứu quan niệm về con người sẽ cho phép ta xác định được mức độ
chiếm lĩnh con người cả chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kỳ hiện tượng văn học nào.
Qua đó, ta cũng sẽ xác định được sự đóng góp đích thực của hiện tượng văn học đó cho
lịch sử phát triển của văn học dân tộc.
8


1.2.Con người trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám.
Cũng như nhiều cây bút hiện thực phê phán khác, con người trong sáng tác của
Nguyên Hồng là “ con người xã hội” với đầy đủ các mối quan hệ phức tạp và phong phú
của nó với cuộc đời.
Nêu lên mối quan hệ giữa số phận cá nhân, nhân cách của con người trong mối
quan hệ với hoàn cảnh là điều mà Banzăc, Plôbe, Pôla và những nhà văn hiện thực Nga
bàn đến rất nhiều “Cá nhân con người, số phận của nó, tất nhiên, bao giờ cũng thu hút
sự chú ý của các nhà văn hiện thực phê phán, song cái quan trọng nhất trong sự miêu tả
hiện thực của họ sẽ là sự phụ thuộc của số phận con người vào sự phát triển những quan
hệ xã hội, vào xã hội nói chung”.(5) (Khrapchen-co).
Quan niệm về con người của Nguyên Hồng bắt gặp quan niệm về con người của
các nhà văn hiện thực phê phán, đồng thời cũng có những nét riêng độc đáo. Lê Nin đã
từng nói: “ Nghệ sỹ khơng nên bắt chước ai cả. Nghệ sỹ cần độc đáo. Dù cho nghệ sỹ có
khốc cho tư tưởng của mình một bộ quần áo gì thì điều cần thiết là bộ quần áo đó phải
là của mình chứ khơng nên ở vai kẻ khác”.
Mỗi nhà văn có cái nhìn khác nhau về thực tại xã hội, do đó thế giới nhân vật của
họ cũng khác nhau.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan bao gồm đủ loại người
từ quan tư lại, me tây, gái điếm, phu phen, thuyền thợ, nông dân, tư sản đến người ăn
mày... Cả một xã hội nhố nhăng đi lại, nói cười trong tác phẩm của ơng. Thế giới nhân
vật đó thể hiện quan niệm của nhà văn về con người bị vật hố, con người làm trị để tồn
tại.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Hồng lại khác. Đó là những người
cùng khổ, dưới đáy. Đây là nhân vật trung tâm thể hiện tập trung, sâu sắc tư tưởng nghệ
thuật của Nguyên Hồng. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong cái nhân loại cần lao của
thành phố Hải Phòng trước cách mạng: Từ những kẻ lưu manh, gái điếm đến những phu
phen, thợ thuyền; những người buôn thúng, bán bưng; những đứa trẻ mồ côi, lang
thang; những người ăn mày, ăn xin; những tù đàn bà, tù trẻ con; những nghệ sỹ, trí thức
9


tiểu tư sản nghèo...Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét: “ Nhìn trong tồn bộ tác
phẩm của Ngun Hồng, chúng ta bổng thấy ngổn ngang gò đống kéo lên biết bao nhiêu
là hạng người, là mẫu người của xã hội cũ”.(6) Nguyên Hồng đã viết về họ một cách
chân thành và cảm động. Ông xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của những người cùng
khổ” (Nguyễn Đăng Mạnh) - một cây bút dường như bị ám ảnh đến cùng đời mãn kiếp
bởi những số phận tối tăm trong xã hội. Dưới ngịi bút Ngun Hồng, dường như họ đều
có cuộc sống khổ đau và bất hạnh. Nhưng chịu nhiều nổi khổ đau và bất hạnh hơn cả là
những nhân vật trẻ em và phụ nữ. Nguyên Hồng có xu hướng khẳng định, ngợi ca vẻ
đẹp tinh thần của con người, nhất là tinh thần vị tha, giàu đức hy sinh của người phụ nữ
trong khổ đau và bất hạnh. Cái lớn của Nguyên Hồng là sự cảm nhận và thể hiện về con
người trên cái nền nhân văn chắc chắn có sự trải nghiệm sâu sắc của tác giả trước xã
hội, cuộc sống... Ơng viết về họ với tình thương vơ bờ bến và niềm tin sáng chói vào
thiện căn bền
vững của người lao động. Ở Ngun Hồng, khơng có hiện tượng “ sám hối”, “ phản
tỉnh” về những đứa con tinh thần của mình. Có lẽ vì thế nêncác nhân vật chính của
Nguyên Hồng bị xã hội đày đoạ, vùi dập xuống tận đáy vực thẳm của sự nghèo đói, lưu

manh vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, bao giờ cũng tự vượt lên mình, vươn lên như
những mầm sống.
1.3.Cảm hứng hướng về những kẻ dưới đáy trong tác phẩm Ngun Hồng.
Ngun Hồng viết văn vì lịng thương cảm những kiếp người cùng khổ. Ngay từ
tuổi thanh niên, Nguyên Hồng xác định trách nhiệm của mình “Tơi sẽ viết về những
cảnh đói khổ, về những áp bức, về những nỗi trái ngược, bất công. Tôi sẽ đứng về
những con người bị lầm lạc, bị đày đoạ, bị lăng nhục ”. Khi cầm bút, Nguyên Hồng chịu
áp lực của sự thơi thúc từ bên trong để nói lên nỗi thống khổ của con người, trước hết là
người lao động và để bênh vực họ. Ông viết về họ bằng cả trái tim thấu hiểu và cảm
thông chân thành với “ một niềm tin tưởng thắm thiết” một tình “thương yêu đắm đuối”
một niềm đồng cảm sâu sắc với những người: “cùng một hoàn cảnh, cùng một đời sống
10


thấp kém và tối tăm vì thiếu thốn mọi thứ, vì phải chịu đựng đủ mọi thứ” (Lớp học lẩn
lút). Đó là ý thức nghệ thuật đã trở thành cảm hứng cuốn hút sự say mê, sáng tạo của
ông suốt cuộc đời cầm bút. Bằng sáng tác của mình, Nguyên Hồng đã tiếp nối xứng
đáng dòng văn chương thương cảm của dân tộc và làm giàu có thêm truyền thống nhân
đạo của văn học Việt Nam. Nội dung cảm hứng thương cảm của Nguyên Hồng là tình
thương và niềm tin đối với người cùng khổ, trước hết là người lao động. Tình thương và
niềm tin đó có q trình bồi đắp, nâng cao từ triết lý sống của người bình dân đến tinh
thần nhân đạo cách mạng gắn liền với sự chuyển biến thế giới quan của nhà văn trong
quá thình tham gia cách mạng. Nhưng tính chất thống thiết, mãnh liệt thì ít thay đổi. Có
lẽ vì thế mà Nguyễn Đăng Mạnh gọi chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Nguyên
Hồng là: “Nhân đạo thống thiết”.
1.4.Thế giới nhân vật khốn cùng, dưới đáy.
Tác phẩm của Nguyên Hồng đã miêu tả chân thực , nhiều cảm thương số phận
những con người khốn cùng dưới đáy. Trong xã hội cũ họ là những người chịu nhiều
nỗi đau, áp bức, tủi cực nhất.
1.4.1. Kiểu nhân vật cùng quẫn.

Đây là những con người nghèo túng và khốn đốn hết sức. Tác phẩm của Nguyên
Hồng đã dựng lại môt bức tranh đen tối về cảnh đời của họ. Một cuộc sống lam lũ, cơ
cực, bần cùng. Ngô Tất Tố và Nam Cao viết về số phận người nông dân ở thôn quê. Họ
là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến bị bọn cường hào, địa chủ bóc lột đủ
đường. Chẳng hạn trong tác phẩm “ Tắt đèn”của Ngô Tất Tố, ông đã nêu lên một bản án
đanh thép về chính sách thuế má bất công, vô lý đối với người dân nghèo và tội ác của
bọn cường hào địa chủ ở nơng thơn ngày trước. Chỉ vì một suất sưu ( thuế thân ) mà cả
gia đình chị Dậu điêu đứng: chồng bị cùm trói, chị phải bán đứa con u q của mình,
bản thân cịn bị đánh đập tù tội, cưỡng hiếp...Nhà văn Nguyên Hồng lại quan tâm nhiều
đến tầng lớp dân nghèo thành thị ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm các thành phố lớn như:
Ngoại ô Bạch Mai, ô Yên Phụ, bãi Phúc Xá, bãi nhà Dầu ở Hà Nội, hay xóm Cấm, xóm
chùa Đơng Khê... “Họ là những nạn nhân của những miền quê luôn bị lụt lội, hạn hán
11


hay nạn đói rét và dịch bệnh tàn phá”(Người đàn bà Tàu). Những người này làm đủ mọi
nghề đẻ kiếm sống. Nghề phu phen, tạp dịch nặng nề như những nhân vật trong “ Lưỡi
dao”, “ Đây, bóng tối”, “Hai dòng sữa”, “ Hơi thở tàn”...
Nhân vật Nhân trong tác phẩm “ Đây, bóng tối ” là một phu khuân vác ở bến tàu
thuỷ. Cuộc đời Nhân phải vật lộn với cuộc sống để mà sống, chẳng được phẳng lặng
một chút nào. “Cứ xem chổ Nhân ở nay Bạch Mai, mai dốc Yên Phụ, ngày kia bãi nhà
Dầu, ít lâu nữa lại nhập với dân bãi cát”, vất vả, lăn lộn để kiếm sống. Nhưng trong
những ngày lầm than, lam lũ đó “ tay làm chẳng đủ hàm nhai, Nhân sống một sự sống
hết sức khổ sở vì cơ độc, vì thiếu thốn quá ”. Cuộc đời Nhân cũng như bao phu phen,
tạp dịch khác ln chịu sự dày vị vì đói rét, khổ sở “những kẻ đã khản cổ vì kêu gào,
những kẻ yên lặng chờ cái chết kéo đi”.
“Hai dòng sữa” lại đề cập đến cuộc sống nghèo túng và khốn đốn của các phu
làm đường. Họ sống chui rúc trong những ngôi nhà “chỉ là một lớp những tấm tôn,
những ván gỗ gốc cây gạo và một bụi cây dại. Họ góp tiền đong gạo, mua thức ăn”.
Hằng ngày những người phu này phải đổ hết vào ng Bí, Vàng Danh hay đi Hồng

Gai, Hải Phịng làm việc quần quật, trần lưng giữa bụi đường lầm than để kiếm miếng
cơm, manh áo
hằng ngày cho vợ con, gia đình. Bươn chải trong cuộc sống đó, họ đã “mệt mỏi và đói
lã mà vẫn cịn bị những sự lo lắng, phiền muộn băn khoăn dày vị tâm trí” (Những mầm
sống). Những con người này lăn lộn ở bất cứ cổng sở, cửa hiệu hay một nhà máy nào đó
để kiếm việc làm. Đói và rét ln vây bọc lấy họ. “Mỗi người trong những lớp người
lam lũ đều mang những mảng nắng chói lồ trên vầng trán bóng nhẫy, trên những nón lá
vàng ánh, trên những xẻng cuốc sáng loé. Quần áo họ toát ra những mảng hơi mờ mờ,
đó là sự mệt nhọc thái quá của những con người mà khí lực bị việc làm đầu tắt, mặt tối
hút dần, hút dần cho đến khi cạn hẳn” ( Lớp học lẫn lút).
Bên cạnh những phu phen, thợ thuyền là những kẻ buôn thúng, bán bưng. Mũn
trong “ Đây, bóng tối ” khi người chồng bị mù, một mình nàng phải lăn lộn buôn bán để
12


kiếm tiền trang trải cho gia đình, để Nhân - chồng nàng - và các con sống vui vẻ, êm
ấm. Cơng việc này đâu phải dễ dàng gì. Nàng phải chịu bao nhiêu sự ức hiếp, đè nén.
Chúng ta hãy nghe một đoạn đối thoại giữa Mũn và người vú già để hiểu thêm những
cực khổ của nàng:
“-Hơm nay, nó lại dám nặng vé hay sao mà nỡ ăn qua quýt vài hột cơm thế?
-Mợ nhĩ, nó ức mợ thật, nấu thêm vài cân bánh chực trốn vé, nó bắt được, nó
tha phạt mợ, nhưng lại lấy chỗ bánh thừa ấy đi và “ đẽo” thêm dăm xu nữa thì cũng q
tội!
...
-Hay mợ để tơi đội đi bán, chứ nó đuổi, xô xe, đạp dập cả chân mợ, sướt cả mặt
mày mợ, thì mợ đi chợ sao được?”
Và rồi chính trong sự lần hồi buôn thúng, bán bưng với bao nhiêu ức hiếp, vất vả
đó, Mũn đẫ chết. Nàng chết trong lúc tranh nhau bán bánh ở bến tàu . Thật tội nghiệp!
Số phận của Mũn cũng là số phận của bao người phụ nữ khác làm cái nghề nhỏ
mọn đó . Đó là bà mẹ Thưởng trong “ Hai mẹ con”, mợ Du( mợ Du), người mẹ của

chính nhà văn (những ngày thơ ấu).
Cuộc đời của bà mẹ Thưởng cũng chật vật, trãi nhiều cùng quẫn. Trên đôi vai gầy
bao giờ cũng nặng một gánh hàng. “Gió rét lúc sáng sớm và sương đặc của đêm khuya
lắm phen làm bà rùng mình và chép miệng thở dài. Cả nắng tháng năm thổi bóng đường
đi” nhưng bà khơng nghỉ một buổi chợ. Và rồi sự chăm chỉ, tần tảo, lặn lội đó cũng
chẳng làm cho cuộc sống của bà sáng sủa hơn. Vẫn đói rét, vẫn khổ sở, vẫn thiếu thốn
“càng đầu tắt mặt tối thì lại càng cơng nợ càng thiếu thốn...Thấm thía bà nhận thấy rằng
càng cố cơng, cố sức bao nhiêu bà chỉ làm giàu cho những người giàu sẵn ăn mặc thừa
mứa, tiêu pha phung phí”.
Mợ Du trong tác phẩm cùng tên lại là một số phận hết sức bi đát. Mợ cũng phải
làm cái nghề buôn thúng, bán bưng để kiếm sống sau khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
Cuộc sống tha phương cầu thực, nay đây mai đó với bao khốn khó, chạy vạy đã làm mợ
13


kiệt sức. Mợ đã chết. Chết trong cảnh cô đơn khơng người thân thích nơi xứ lạ “ khơng
tiếng kèn tỉ tê, khơng tiếng khóc kể lễ, rền rĩ, khơng nồng mùi bồ kết đốt với mùn cưa,
cái tử khí kia thăm thẳm, chứa đầy những độc ác, như của một nơi mà các người chung
quanh khơng cịn ai sống ”. Người đàn bà đó “ chắc chỉ tồn những sự đày đoạ, cái kiếp
làm thân đàn bà không chồng con, khơng thân thích, đâu có kẻ thân mến và quê hương,
gia đình mình, và tất cả sự no ấm chỉ trơng cậy vào sức mình, sự chịu khó của mình ”.
Biết bao nhiêu số phận cùng quẫn. Xung quanh cái chết của họ là những câu hỏi
không thể giải đáp. Có điều chắc chắn rằng kiếp sống của họ là những ngã đường bế tắc,
nhức nhối. Câu chuyện về họ cũng là những thông điệp đầy nước mắt gửi lại cuộc đời.
Nói đến những số phận tối tăm, cùng quẫn trong xã hội ở tác phẩm Nguyên Hồng
ta không thể không kể đến những đứa trẻ mồ côi lang thang, những người ăn mày ăn
xin, những tù đàn bà, tù trẻ con. Hình ảnh cảm động về những trẻ em nhà nghèo mãi
mãi ám ảnh tâm trí chúng ta mỗi khi đọc truyện ngắn của Nguyên Hồng. Đó là những
sinh mệnh đáng thương, những số phận tội nghiệp mà chính ơng đã trãi qua thời thơ ấu.
Ngun Hồng đã từng thốt lên: “ Tôi thương các cháu sống không gia đình, cịn bé nhỏ

như thế đã phải kiếm sống, phải đương đầu với mọi chuyện đau khổ ” (7). Nguyên Hồng
đã giành hẳn một cuốn tiểu thuyết để nói về tình cảnh mấy đứa trẻ mồ cơi phải sớm
bước vào đời để kiếm sống (Đàn chim non). Trong “ Hơi thở tàn” cũng có những hình
ảnh em bé hết sức đáng thương, chúng bồng bế nhau lê la trong cát bụi bắt chước giọng
van xin thê thảm của một người đàn ông mù dắt con đi ăn xin nghe “rợn cả tâm trí”. Rồi
cuộc sống khổ sở của những người tù trong tác phẩm “Tết của tù đàn bà”. Những người
này “trừ một ít kẻ giàu có bị tù vì bị bỏ thuốc phiện hay mua nhầm đồ trộm cắp, cịn
tồn là những người cùng khổ can án rượu, muối lậu. Rất ít kẻ ăn cắp và lừa đảo; mà có
bị khép những án đó, chỉ là bị khép oan. Chủ ruộng, chủ đồn điền khơng bóc lột được
chồng, con họ nữa thì thưa họ về những tội ấy, những tội mà họ nhận thấy chính là của
các kẻ ăn sung mặc sướng bằng mồ hôi nước mắt của họ suốt cuộc đời ”. Đúng là những
cảnh đời oái ăm, oan trái, đầy bóng tối. Nhà văn dồn lên vai nhân vật của mình mọi nổi
14


bất hạnh, khổ đau và khi con người rơi xuống đáy thấp nhất của xã hội họ vẫn còn lo sợ
. “Nhân lo sợ một ngày kia khơng cịn đủ sức cất tiếng kêu lên, van lơn thiên hạ trên con
đường lầm cát bụi, con đường đã chứng kiến biết bao thây chết dưới những nanh vuốt
của thiếu thốn, của khổ sở, của đoạ đày ” (Đây, bóng tối).
Như vậy, nếu các nhà văn tự lực văn đoàn hồi bấygiờ nghiêng xuống những
người nghèo khổ mà thương hại, hoặc tô vẻ cho cuộc sống lao động cực nhọc một vẻ
dịu dàng nên thơ thì Nguyên Hồng lại miêu tả thật trần trụi, nói cho hết những nổi cực
khổ vơ cùng, vô tận của tầng lớp dưới đáy. “Nguyên Hồng viết văn như một ông lão thợ
đấu cứ lễ mễ vác từng mảng thực tế sự đời mà huỳnh huỵch đắp lên mặt giấy ” (8)
(Nguyễn Minh Châu).
Từ những cuộc đời trên ta thấy tác phẩm của Nguyên Hồng có ý nghĩa khái quát
cho mọi cuộc đời, mọi số phận của những con người lớp dưới xã hội trước cách mạng.
Nguyễn Đăng Mạnh đã từng có nhận xét sâu sắc “Ơng muốn nói cho đủ, cho thoả thê
những nổi cực khổ vô cùng của ngươi dân nghèo trong xã hội cũ. Đồng thời một tinh
thần khắc kỷ mang màu sắc cơ đốc giáo khiến ông cớ muốn miêu tả nhân vật mình theo

hình ảnh chúa chịu nạn, hứng lấy mọi nỗi đoạ đày cho tất cả thế gian” (9) .
1.4.2. Kiểu nhân vật “ chịu nạn”.
Đây làkiểu nhân vật tự nguyện gánh chịu những nổi bất hạnh vì một lý tưởng nào
đó giống như sự hy sinh của chúa Giê su. Trong những sáng tác trước cách mạng nhân
vật của Nguyên Hồng “chịu nạn” vì lý tưởng đạo đức (theo nghĩa rộng). Cội nguồn tinh
thần “chịu nạn” của nhân vật trong sáng tác Nguyên Hồng là ở trái tim, nhất là trái tim
giàu đức hy sinh của người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội cũ là người chịu nhiều
nổi khổ đau, bất hạnh hơn cả. Hình tượng nhân vật phụ nữ chiếm 2/3 trong thế giới
nhân vật của Nguyên Hồng trước cách mạng. Nhân vật người phụ nữ đã trở thành nhân
vật tâm huyết của nhà văn. Trả lời giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về nhân vật người phụ
nữ trong tác phẩm của ơng, Ngun Hồng đã nói: “Có lẽ vì tơi chú ý đến những con
15


người cực khổ đáng thương nhất trong xã hội cũ nên tự nhiên viết nhiều về người phụ
nữ đấy thôi ”(10). Nghĩa là xuất phát điểm không phải là ý định viết về người phụ nữ mà
là khát vọng muốn nói lên những nổi đau khổ của con người ngày trước.
Qua những trang viết của Nguyên Hồng ta có cảm giác dường như tạo hoá sinh ra
họ là để gánh chịu mọi đau thương, bất hạnh, mọi tai hoạ cơ cực nhất người phụ nữ
trong xã hội cũ là người chịu nhiều sự hy sinh nhất; cả đời làm việc quần quật vì chồng
con, gia đình, làng mạc. Đó là người phụ nữ - những người mà sự “ vất vả, lam lũ chồng
chất lên đầu, lên cổ họ gần như là một dĩ nhiên, cả sự làm tơi địi cho họ hàng, cha mẹ,
chồng con ”(Cô gái quê ).
Những người đàn bà dân nghèo suốt đời tần tảo nuôi chồng, nuôi con, nuôi em
bằng sức lao động cần cù, nhẫn nại của mình. Bất kể nắng mưa họ vẫn làm việc với một
sức chịu đựng bền bỉ: “Trưa nay, y đi chợ này. Tinh sương gà gáy ngày mai y đã đi chợ
khác (...) Đâu phải trên vai y chỉ có một sức đè nén của thời tiết, mà cịn bao nhiêu nặng
nề của gánh ngơ đỗ, thóc gạo, dây khoai, beo lợn, chân rạ, góc tre và bao nhiêu lo toan
về sự nuôi nấng chồng con, về sự đóng góp cho họ hàng, làng mạc” (Một trưa nắng). Từ
những người con gái (Cô gái quê, Láng) cho đến những bà mẹ (Những ngày thơ ấu,

Vực thẳm) không ai thốt khỏi nổi khổ vì miếng cơm manh áo cho chồng, cho con;
không ai không phải thực hiện cái bổn phận “ khơng cần ai kiểm sốt và khơng có tên
tuổi của đời đời kiếp kiếp những người đàn bà ”( Láng ). Nguyên Hồng tỏ ra rất hiểu và
thương cảm cho những con người ln cảm thấy mình yếu ớt, hèn kém. Con người đó
đơi khi cứ triền miên trong sự chịu đựng, họ cam chịu như một định mệnh: “Họ mênh
mơng thấy mình yếu ớt hèn mọn q dưới một định mệnh ghê gớm, cái định mệnh như
được hầu hết những người đàn bà An Nam cần lao tin tưởng và khuất phục ” (Linh
hồn). Cả một đời người mẹ hy sinh cho con cái đến cả nụ cười cũng hiếm hoi có được
trên mơi bà. “ Suốt một đời mẹ tôi, tôi chưa được lần nào nghe mẹ tôi cười to, cười luôn
mấy tiếng như cả những nhịp cười kia mẹ tôi cũng để phần cho chúng tôi, cho xum
quanh thôi ”( Vực thẳm).
Và chắc hẳn chúng ta khi đọc lời một cơ gái nói về mẹ mình: “ Cha tơi khuất đi,
16


khơng để lại cho mẹ tơi một cái gì đáng tiền của và những cơng nợ mắc vì cha chết, lại
chất một gánh nặng thêm trên đôi vai mẹ tôi, tiền ma chay, tiền cúng giỗ và bao nhiêu
thứ tiền khác...lo ăn, lo mặc cho cha tơi khơng đủ cịn phải lo những thớ cần thiết cho
những ai giàu có” vừa là một sự thương xót, hàm ý phê phán cái kiếp nhẫn nhục, chịu
đựng của những người đàn bà mệt mỏi “làm việc như cái máy”( Cô gái quê ).
Chồng lên cái khổ vì nghèo túng, thiếu thốn, những người đàn bà này lại còn phải
chịu đựng một nổi khổ khác nữa: tập tục phong kiến đè nén, trói buộc, bủa vây, siết chặt
cuộc đời của họ lại. “Người đàn bà Việt Nam cằn cỗi vì cùng khổ, vì con cái nheo nhóc,
vì bị cầm xích bởi những thành kiến, phong tục lễ nghi đè nén nặng nề”. Lòng nhẫn
nhục chịu đựng đó nếu có sự chống đối thì chỉ bộc lộ qua tiếng khóc. Tiếng khóc như
một sự giải toả, một sự phản ứng lại xã hội. Họ “đã để tất cả lòng phẫn uất kêu lên trong
tiếng khóc những lúc họ khơng thể chịu đựng được chứ khơng biết tìm cách tự giải
phóng thốt khỏi những sự áp chế bằng năng lực dồi dào của mình”(Hai mẹ con). Điều
đáng nói là những thế lực đó đã ăn sâu vào tâm lý con người và đã ám ảnh đời sống của
con người “phong tục và lễ nghi cổ hủ đã bắt người mẹ coi sự sinh nở khi chưa đoạn

tang chồng cũ ghê tởm hơn là tội ác xấu xa nhất ”(Những ngày thơ ấu). Đó là số phận
bà mẹ Nguyên Hồng. Một cuộc đời sống vật vờ, thầm lặng, chua xót bên cạnh người
chồng khơng u, thêm vào đó là sự khinh rẻ, ruồng bỏ của nhà chồng,là miệng lưỡi thế
gian cay độc như những làn roi quất túi bụi vào thể xác, tinh thần chỉ vì tội “ sinh nở khi
chưa đoạn tang chồng”. Đó cịn là cuộc đời mợ Du (Mợ Du). Mợ Du có một cuộc đời
đầy đau khổ: lễ giáo, sự khinh bỉ, nguyền rũa của gia đình vì mợ mắc tội “tình tự với
một anh thợ may trẻ có dun”. Mợ khơng đủ sức chịu đựng phải đi tha phương cầu
thực kiếm ăn, trốn tránh không người cảm thông, chia sẽ.
Nguyên Hồng còn hay viết về trường hợp người đàn bà lấy phải người đàn ông
vũ phu và trở thành vật hy sinh cho những cơn giận cá, chém thớt của hắn mỗi khi số
phận đẫy hắn vào tình trạng bế tắc cùng quẫn. “Người mẹ không con” kể về cuộc đời
ngoi

17


ngóp của mụ Mão. Bà chịu sự rẻ rúng, bội bạc của hai đời chồng. Suốt câu chuyện ta
chỉ bắt gặp ở mụ cái tư thế “thẫn thờ”, “chua xót”, “hoang mang”, “lẳng lặng”, “đau
đớn”, “tái tê”, “bứt rứt” lúc nào cũng chỉ muốn nhắm mắt chạy trốn những ám ảnh. Đó
cũng là nỗi lịng của biết bao số phận lúc bấy giờ. Hay cuộc đời của Lão Đen (Bố con
lão Đen). Bà vợ này phải chịu bao nỗi đoạ đày, đánh đập, sĩ vả của người chồng luôn
rượu chè, cờ bạc.
Những nhân cật của Nguyên Hồng thường chịu nhiều tai ương, nghịch cảnh của
đời sống nhưng họ không hề kêu ca. Nhân vật của Nguyên Hồng có một sức chịu đựng
hy sinh cao cả gần như bậc thánh. Họ sống vì người thân, lấy hạnh phúc, niềm vui của
người khác làm lẽ sống cho mình.
Có thể nói, từ đặc điểm nhân vật “chịu nạn” của Nguyên Hồng ta có thể gọi kiểu
nhân vật của Nguyên Hồng là nhân vật trái tim khác với kiểu nhân vật tư tưởng, nhân
vật hành động, nhân vật cảm giác trong tác phẩm của các nhà văn khác. Đây là một nét
đặc trưng thi pháp nhân vật của Nguyên Hồng.

1.4.3-Kiểu nhân vật lưu manh.
Đây là những con người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ là hạng người sống lẫn lút:
trộm cắp, đâm chém, gái điếm, hút sách, nghiện ngập. Tác phẩm tiêu biểu: “Bĩ vỏ”(Tiểu
thuyết), “Bảy Hựu”(Tập truyện ngắn). Những cảnh đời của kẻ lưu manh, gái điếm vốn
là một đề tài ưa thích đối với nhiều cây bút phóng sự, tiểu thuyết tả chân trước cách
mạng tháng tám. Nhưng Nguyên Hồng “lạ” hơn các cây bút khác là ông không chú ý
đến những “chuyên lạ” giật gân hay những cảnh nhơ bẩn khêu gợi trí tị mị, tục tửu
(tiêu biểu là Trọng Lang) mà ơng muốn nói đến những thống khổ ghê gớm đã đè nén
biết bao số phận xuống bùn đen. Tiêu biểu nhất là số phận Tám Bính (Bỉ vỏ). Đây là
một con người hiện thân cho tất cả những gì đau đớn, tủi cực nhất ở đời. Bính vốn là
một cô gái quê xinh đẹp, bước vào đời với một tấm lòng trong sáng hồn nhiên, một
niềm tin yêu con người, cuộc đời chân thành đến mức nghờ nghệch. Nhưng một điều
oái oăm những nét đẹp ấy, lại trở thành đầu mối cho mỗi tai hoạ liên kết trong cuộc đời
cơ. Vì q u và q tin mà nàng bị Tham Chung lừa gạt “trót đa mang nên phải
18


trèo bịng”. Từ khi Bính sinh đứa em đầu lịng ngồi giá thú cuộc đời cơ rẽ vào bóng
tối bao nỗi chua
xót, não nề như tiếng thở dài. Tự nàng đã nếm đủ cái xót xa, tủi nhục cho riêng mình.
Nhưng cay đắng hơn nàng phải chịu sự lên án, trừng phạt của cả gia đình “hệ động thấy
mặt Bính bố mẹ Bính khơng mắng mỏ thì chìa bửu, day dứt , đay nghiến Bính chỉ vì sự
lầm lỡ đó”, của dân làng và đằng sau đó là dư luận của xã hội. Đến không đủ sức chịu
đựng những lời bêu rếu nhục nhã kia, Bính đành phải từ bỏ gia đình, quê hương ra đi,
lưu lạc trên thành phố. Thế là từ một cô gái quê xinh đẹp, thật thà, hơi nghờ nghệch,
Bính bị ném vào mơi trường thành thị với nhiều cạm bẫy và chắc chắn cơ khó mà thốt
khỏi những cạm bẩy đó. Ta thấy cuộc đời Tám Bính từ đó chỉ gặp những bọn hùm beo,
rắn rết mang bộ mặt sạch sẽ của con người. Nàng hết bị đẩy vào “sở cẩm”, vào “lục xì”,
rồi vào nhà chứa phải sống cuộc đời làm đĩ - một thứ nghề mạt hạng mà người đời ghê
tởm. Ít lâu sau, Bính gặp Năm Sài Gịn, một người có vẻ mặt rất dữ tợn, độc ác nhưng

lại dành cho Bính một tình u thật lịng, chân thành. Chính tình u của Năm Sài Gịn
đã cứu Bình khỏi cuộc đời nhơ nhớp, ghê tởm song lại đẩy nàng vào một thế giới khác,
thế giới của bọn bất lương, bọn người du thũ, du mục phải sống lũi thủi, lén lút nơi bóng
tối với cái nghề xấu xa, bị người đời lên án, khinh bỉ: ăn cắp, giết người. Bính mang tên
Tám Bính cũng từ đó. Và rồi nàng phải trả giá cho hành vi tội lỗi của mình bằng nỗi cay
đắng đến tột cùng khi đứa con trai của nàng bị chết dưới bàn tay vẩy máu của Năm Sài
Gòn.
Biết bao nỗi đau chồng chất lên cuộc đời Bính khiến ta có một cảm giác nặng nề,
ngột ngạt trước số phận một con người. Trải qua những cảnh nghộ đau đớn, tủi nhục ấy
tâm hồn Bính như bị xé rách đi, tái tê, bầm tím, tan nát. Những nọc độc tàn nhẫn đã lấy
đi tất cả những gì là cao quý nhất, lành mạnh nhất của thể chất và tâm hồn Bính. “Bính
đau đớn, Bính tủi thẹn, Bính tái tê”. Biết bao giờ Bính mới có được một cuộc đời trong
sạch, êm đềm như cuộc đời của mọi người trong buổi đầu xuân. “Biết bao giờ”...Cuộc
đời nàng rơi vào ngõ cụt tối tăm, mù mịt.
Bên cạnh Tám Bính cịn biết bao số phận, cảnh đời thiếu thốn, tủi cực vì sức ép
19


phủ phàng của cái đói, cái rét nghiệt ngã mà phải chọn nghề “ chạy vỏ” để ni sống
mình trong xã hội như: Chín Huyền (Chín Huyền), Minh (Bĩ vỏ). Cuộc đời họ cuối
cùng kết thúc bằng cái chết hoặc sa lưới pháp luật.
Xây dựng lên hình tượng người phụ nữ giang hồ, lưu manh, Nguyên Hồng đã góp
thêm một gương mặt mới vào thế giới phụ nữ trong dòng văn học hiện thực phê phán.
Tác phẩm của Nguyên Hồng đã tái hiện những cuộc đời, số phận nhân vật sâu
sắc, chân thực. Và là một người đã trải qua cuộc đời ấy, tiếp xúc với đầy đủ hạng người
dưới đáy trong đó có các “Bỉ vỏ”, “so chạy”, nhà văn dường như đi sâu vào căn nguyên
của nỗi khổ đau, tủi nhục mà con người phải chịu đựng để tìm ra nguyên nhân dẫn tới
bước đường lưu manh của nhân vật. Hiện tại Năm Sài Gòn là một tên cướp sừng sỏ,
một tay anh chị đứng đầu hàng du cơn của thành phố Hải Phịng, nhưng hắn có một quá
khứ, một thân phận hết sức thương tâm “bố hắn chết ngay từ khi hắn mới lọt lịng. Hắn

khơng có anh em thân thích nào hết. Bé đi làm con mày, con nuôi hết cửa nhà này đến
cửa nhà khác. Lớn lên thì tới đi ăn, đi ở. Rồi lang thang nơi đầu đường xó chợ rửa bát,
bổ củi, gánh nước, đốt than”. Một tuổi thơ vất vưởng, thiếu tình yêu thương trải qua biết
bào cay đắng, sớm lăn lộn trong nắng gió cuộc đời để mà sống, để mà tồn tại. Và rồi
chính cuộc sống cơ độc bươn chải, bê tha ấy đã thui chột mầm sống tốt đẹp trong con
người Năm chỉ cịn lại là những gai góc, độc ác. Năm trở nên hung dữ, tàn nhẫn “hắn
không u thương ai bao giờ vì hắn có được ai yêu thương đâu”.
Trong “Bảy Hựu” với cảnh uống máu ăn thề, nhà văn đã tái hiện lại không biết
bao nhiêu thân phận như thế. Những con người mà ở cái tuổi trứng nước đã khơng cịn
một nơi nương tựa, mồ cơi, vất vưởng giữa cuộc đời. Đó là Sửu Nháy “21 tuổi, không
cha, không mẹ, không anh em, vợ con, không quê quán”, là Tư Chơi: “24 tuổi, không
quê quán, anh em....”.
Nguyên Hồng bằng những lời miêu tả trực tiếp đã giúp người đọc hình dung đàu
đủ những nổi cay đắng trong cuộc đời nhân vật lưu manh mà ngay từ khi sinh ra đã chịu
bao hao khuyết, bao vết thương lòng.
20


Điều đáng ghi nhận ở Nguyên Hồng là ông không chỉ dừng lại ở việc phản ánh
hiện thực cuộc đời bao con người đau khổ mà còn đi sâu vào tìm hiểu những nguyên
nhân xã hội đã đẩy tới những cảnh đời kia. Đây cũng là điều khác hắn với các nhà tiểu
thuyết lãng mạn, nhân vật thường tách rời với hồn cảnh. Khơng ít nhân vật của tiểu
thuyết tự lực văn đoàn như Lộc trong “Nửa chừng xuân”, Duy trong “Con đường sáng”
bổng xấu đi, hoặc tốt lên một cách bất ngờ ngồi lơgic của cuộc sống.
Các nhà văn hiện thực trong đó có Ngun Hồng với cái nhìn duy vật về mối
quan hệ giữa con người và hoàn cảnh đã sớm nhìn thấy vấn đề “biến chất”, “tha hoá”
như một hệ quả tất yếu của sự biến đổi tính cách con người dưới sự tác động của những
quan hệ xã hội thiếu tính người. Đây là một đóng góp lớn của các nhà văn hiện thực
trong việc nhìn nhận một cách đầy đủ, chân thực hơn về con người.
Qua cuộc đời đau khổ của Tám Bính, Nguyên Hồng đã tìm ra một chuổi những

nguyên nhân xã hội đã đẩy Bính vào con đường hư hỏng. Đó là làng quê Bính với
những định kiến cổ hủ lâu đời xem tội chữa hoang là tội tày đình, là việc xấu xa phải
chịu sự phỉ báng của người đời và hình phạt nặng nề nhất. Cái cảnh chị Minh chữa
hoang bị làng phạt vạ “quỳ giữa sân đình, nón khơng có bế đứa con nhỏ mới được mười
ngày cũng đỏ hỏn như con Bính bây giờ” là nổi ám ảnh khủng khiếp trong tâm trí Bính
từ năm lên chín, lên mười. Để rồi khi ở vào cảnh tương tự, Bính “đau đớn cho mình và e
ngại cho mình khơng biết có đủ sức chịu đựng những nổi bêu rếu, nhục nhã kia khơng”.
Bính đã khơng đủ sức chịu đựng phải bỏ làng, bỏ gia đình đi tha hương cầu thực ở
thành phố. Đằng sau làng quê với những định kiến lâu đời kia là bản chất lang sói, đểu
giã của bọn cường hào nông thôn và bọn nhà giàu thành thị. Rồi thói vơ lương tâm của
bọn cảnh sát chỉ căn cứ vào lời vu hoạ cuả một mụ đàn bà mà cho Bính là hạng “theo
trai”, “làm đĩ” và tống nàng vào “lục xì” và sự tham lam độc ác của bọn bn thịt, bán
người. Tất cả chúng nó giơ nanh vuốt ra để hành hạ, dày vò đến cùng cực, ê chề người
con gái. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp đẩy Tám Bính vào bước đường tối tăm, sống
cuộc đời nhơ nhớp, tủi nhục nơi nhà chứa, nhân phẩm bị chà đạp, dày vò.
Tất nhiên cuộc đời Tám Bính lênh đênh, phiêu dạt chịu nhiều oan trái một phần là
21


do tính cách của cơ gây nên: bản chất thuỷ chung và tính cả tin của Bính đã khiến cơ tự
chuốc tai hoạ vào cho mình. Song đó khơng phải là vấn đề cơ bản mà nhà văn đặt ra.
Đi vào số phận của những kẻ lưu manh, Nguyên Hồng chú ý đến những cảnh đời,
số phận tối tăm, bi đát của họ. Đồng thời, nhà văn có ý thức trong việc nêu bật các
nguyên nhân xã hội, qua đó hướng tới mục đích: tố cáo xã hội.

Chƣơng II

CON NGƢỜI NHƢ NHỮNG “MẦM SỐNG”.
Mong muốn khám phá bản chất đích thực và ý nghĩa sự tồn tại của con người
không chỉ là ước vọng của các nhà triết học mà cịn là của các nhà văn từ cổ chí kim.

Trong đó cách nhìn lạc quan và cách nhìn bi quan luôn tồn tại trong sự đan xen tranh
chấp lẫn nhau. Nếu như Nam Cao, Nguyễn Cơng Hoan có lúc cịn có cái nhìn bi quan
về người lao động. Đọc tác phẩm của Nam Cao viết về người nông dân trước cách
mạng, ta thấy điều ghi nhận ở Nam Cao ông đã đặt ra vấn đề nông dân và viết về họ với
một tấm lòng yêu thương, nhân đạo. Nhưng cũng như nhiều nhà văn hiện thực phê phán
khác, Nam Cao mới dừng lại ở đó. Ơng chưa thấy được hướng phát triển, đổi thay của
xã hội và con đường đi của các nhân vật. Cái nhìn nói chung của Nam Cao là cái nhìn
bi quan. Vũ Trọng Phụng cũng vậy. Xuất phát từ tâm trạng bất lực trước cuộc đời, mặt
khác lại ít được tiếp xúc với những người lao động chân chính, cái nhìn bi quan của ơng
rất rõ nét. Ơng nhìn thấy đời là sự quay cuồng, đảo điên của đạo lý, là “con người vô
nghĩa lý”, là “những điều ngang tai chướng mắt” của cuộc sống con người. Vũ Trọng
Phụng rất ít khi tìm thấy niềm tin đối với cuộc đời. Do đó, trong sáng tác của ông bên
cạnh tâm trạng phẩn uất là triết lý bi quan định mệnh. Nguyên Hồng gớp một tiếng nói
riêng, mới mẻ khi viết về người lao động so với Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng.
Với bút pháp hiện thực tỉnh táo, Nguyên Hồng đã miêu tả một cách trung thực
22


một số phận tối tăm trong xã hội. Nhưng điều nhà văn muốn nói khi viết về sự khốn
cùng, tha hoá của họ là thiện căn bền vững ở người lao động. Theo ông, họ vẫn khao
khát vươn lên ánh sáng những mong có một sự thay đổi, một sự chuyển biến mạnh mẽ
nhằm tạo ra một cuộc sống công bằng hơn, tốt đẹp hơn. Những con người quằn quại
trong sự khổ đau nhưng vẫn lạc quan yêu đời vẫn muốn “ngoi lên ánh sáng như những
mầm cây xanh” (Ngọn lửa).
Sở dĩ Ngun Hồng có cái nhìn mới mẻ về người lao động là vì trước hết ơng
nặng lịng thương cảm đối với lớp người cùng khổ. Chính vì thế, cho nên Nguyên Hồng
chưa bào giờ đánh mất niềm tin vào bản tính lương thiện của những con người đó. Và
cũng vì vậy, tác phẩm của ơng chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc. Nội dung ấy bao
gồm hai khía cạnh: Tình thương vơ bờ bến và niềm tin sáng chói của thiện căn bền vững

của người lao động nghèo. Nguyên Hồng có xu hướng khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tinh
thần của con người, nhất là tinh thần vị tha, giàu đức hy sinh của người phụ nữ và cao
hơn cả là niềm tin vào cuộc sống, tin ở tương lai, tin ở chính mình.
2.1.Con người với bản chất đẹp đẽ, cao quý.
Nguyên Hồng rất ít khi ca ngợi vẻ đẹp của những người bình thường trong những
hồn cảnh bình thường. Ơng ln đặt nhân vật vào hồn cảnh éo le, bi đát, chất lên vai
nhân vật của mình thật nhiều đau thương để thử thách sức bền của đức tin, để vĩnh cửu
hoá vẻ đẹp thánh thiện của tâm hồn họ.
Trước hết, đó là vẻ đẹp của tình u thuỷ chung, lịng thương người, sự vị tha độ
lượng (nổi bật ở nhân vật nữ). Đọc “Bỉ vỏ” người đọc khơng thể khơng xúc động trước
tình u thuỷ chung, thiết tha của Tám Bính dành cho Năm Sài Gòn “hạng người mà hết
thảy mọi người đều xa lánh, ghê sợ”. Vì yêu thương, vì tình cảm “tri kỉ” mà dẫu biết
nghề “chạy vỏ” là một nghề đê hèn, gian ác, Tám Bính vẫn lăn lộn với chồng để rồi trở
thành một “Bỉ vỏ” xuất sắc. Nàng gắn bó với Năm Sài Gịn khơng phải vì bắt buộc mà
chủ yếu vì tình cảm thuỷ chung, ân nghĩa. Chính nét đẹp phẩm chất này giải thích cho
hành động: khi đang sống yên ổn, thuỷ chung với một anh chàng cảnh sát, nàng khơng
do dự từ bỏ cuộc sống đó để giải thốt cho Năm Sài Gịn và theo hắn tiếp tục sống cuộc
23


sống giang hồ.
Nguyên Hồng còn khám phá ra một nét đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng
nữa là: lòng vị tha, độ lượng - một tấm lòng vị tha, độ lượng cao cả đến mức khó tin. Dù
Bính bị cha mẹ lăng nhục, xúc phạm đến “cạn tàu, ráo máng” bán đứa con nhỏ của mình
để kiếm 13 đồng bạc, nhưng Tám Bính trong những ngày lang thang nơi đất khách vẫn
âm thầm thương nhớ cha mẹ. Còn với Tham Chung - kẻ đã lừa gạt cô, mở đầu chưa biết
bao tai hoạ trong đời cô - nhưng rồi trong những ngày bơ vơ nơi đất khách, giữa một xã
hội thành thị hỗn loạn, nhiều cám dỗ, cách trở, nàng đã âm thầm tha thứ cho Tham
Chung. Ngay cả Năm Sài Gịn, kẻ đã từng xỉ vả Bính: “mặt sứa gan lim” gọi nàng là
“đồ chó đểu” rồi duổi nàng ra khỏi nhà, thế mà khi Năm mắc nạn nàng đã quên đi hạnh

phúc riêng của mình để giải thoát cho Năm. Sự vị tha, độ lượng quả thật khó tin nhưng
đấy là sự thật. Tám Bính đã từng khóc hết nước mắt vì chúa, bởi chúa vẫn thờ ơ trước
nỗi oan khuất đời nàng thì thử hỏi làm sao nàng có thể tàn nhẫn, độc ác với cha mẹ
nàng, đặc biệt là Năm Sài Gòn - người duy nhất trong cuộc đời thực sự yêu nàng.
Thế đấy, ngay cả những con người bị xã hội gọi là hạng “tán tận lương tâm”, làm
nghề “chạy vỏ” và giết người, ta vẫn thấy nhà văn Nguyên Hồng không bao giờ đánh
mất niềm tin ở bản chất tốt đẹp, lương thiện trong họ.
Gần gũi và hoà nhập với người nghèo khổ, Nguyên Hồng đã cảm nhận máu thịt
tình cảm giai cấp ở những người đang sống xung quanh mình. Họ ln chia sẽ cùng
nhau vui buồn, khó khăn trong cuộc sống. Trong cái nghèo nàn về vật chất, họ nâng đỡ
nhau bởi hơi ấm của những người cùng cảnh. Tình cảm của người nghèo dưới ngòi bút
của Nguyên Hồng thật đậm đà, sâu sắc. “Họ yêu thương nhau không phải bởi lịng tự
phụ, thấy mình dồi dào thì san sẽ cho họ, thấy mình hiểu biết nhiều thì cúi xuống họ,
nâng đỡ họ. Mà bởi cùng một hoàn cảnh, cùng một đời sống thấp kém và tối tăm vì
thiếu thốn đủ mọi thứ, vì phải chịu đựng đủ mọi thứ” (Lớp học lẫn lút). Và rồi trong lớp
học lẫn lút, nghèo nàn “gian nhà thì chật hẹp, năm chiếc bàn cũ kỹ sơn đen co ro sát với
nhau với ba mảnh ván dài kê trên hai bệ gạch trong một gian nhà lá lụp xụp”, nhưng ở
đó tình thương u đã làm lòng người ấm lại: “dịu dàng quá, cái thế giới dưới mái
24


lá đen cặn này! Cái thế giới bé nhỏ hèn mọn quá nhưng ngày càng chồi lên những tình
cảm đẹp đẽ”. Ta hãy lắng nghe tâm trạng của nhân vật Hưng trong truyện “Nhà bố nấu”
khi Hưng sống gần gũi với người nghèo: “lòng tha thiết thương yêu và tin tưởng ở
những con người lầm than đã làm đậm đà thêm lời nói của Hưng, đưa nó một đi sâu vào
sự rung động”. Tình hữu ái giữa những người nghèo khổ sau này được Nguyên Hồng
nâng lên thành ý thức giai cấp.
Nguyên Hồng còn ngợi ca vẻ đẹp của đức hy sinh cao cả của người phụ nữ trong
khổ đau bất hạnh. Đó là nhân vậy Láng (Láng) coi sự chia sẻ, sự đùm bọc cho đàn em
còn cốt yếu hơn cả hạnh phúc của mình. Mũn trong “Đây, bóng tối” từ bé đã mồ côi liều

giúp nhân trong tiếng cười nhạo báng của những người xung quanh. Họ yêu nhau và
mong ước bằng chính lao động của mình, có thể xây dựng được cuộc sống tốt đẹp.
Nhưng tai hoạ liên tiếp ập xuống cái gia đình bé nhỏ ấy, phá tan những ngày êm ấm.
Trong hoàn cảnh ấy, Mũn vẫn vui vẻ động viên chồng con “Mũn còn chịu đựng nhiều
sự ức hiếp, bất công của xã hội để kiếm miếng ăn mà Mũn vẫn vui vẻ, vẫn không hề cất
một tiếng than vãn. Những kẻ yếu đuối sẵn có một tấm lịng thương và u rất giản dị,
rất chân thật nhưng thấm thía và bền vững vơ cùng” (Đây, bóng tối). Đó cịn là hình
ảnh bà cụ mẹ bác Nấu (Nhà bố nấu) là một người đàn bà chịu thương, chịu khó “tất cả
người bà cụ đã cằn như một que củi. Nhưng ở cái nụ cười luôn rộng mở ấy vẫn thắm
thiết ở cái vẻ hiền từ, chịu đựng ở một lịng mẹ già chỉ biết có con và cháu trong cảnh
đầu tắt, mặt tối đổ mồ hôi để lấy bát cơm ăn”. Rồi mẹ Thưởng - bà mồ cơi, làm con ni
một gia đình nghèo. Bố mẹ ni chết, một mình lo toan gia đình. Có chồng, chồng chết
khi con còn trong bụng mẹ. Đến khi con lớn, gia đình lâm vào cảnh khó khăn Thưởng
muốn ký giấy đi phu để có tiền giúp mẹ nhưng bà nhất quyết ngăn cản. Cả một đời chịu
đựng hy sinh cho người khác chứ không để người khác hy sinh cho mình(Hai mẹ con)
.“Trong cảnh khốn cùng” Quyến quyết định ở lại với người chồng tê liệt không do một
hoàn cảnh nào cả mà trước hết là do sự thức tỉnh của tâm hồn nàng trước tình nghĩa của
gia đình người phu đi đường. Hành động đó đã làm cho tâm hồn nàng trở nên trong
sáng và khơng cịn vẫn đục một suy nghĩ nào khác. Dưới ngòi bút của Nguyên Hồng
25


×