Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số dẫn liệu về chất lượng nước và thành phần loài vi tảo thuộc cyanobac teria và chlorophyta ở hồ goong thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946 KB, 55 trang )

Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Tên đề tài:
“Điều tra chất lượng nước và thành phần vi tảo
ở hồ Goong – TP Vinh – Nghệ An”

Lời cảm ơn
Trong quá trình tiến hành đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đình San.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ q báu
đó.
Đồng thời tơi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo
trong tổ bộ mơn Hố Sinh – Sinh lý thực vật, cùng bạn bè,
người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như góp nhiều ý
kiến q báu, giúp tơi hồn thành khoá luận.

Tác giả: Trần T hị Huyền
1


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

MỤC LỤC
Trang


3.1
3.1.1
a.
b.
3.1.2
a.
b.
c.
d.
e.
g.
3.1.3
3.2
3.2.1
3.2.2

Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Vài nét về chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới
Chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới
Chất lượng nước một số thuỷ vực ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu vi tảo ( vi khuẩn lam, tảo lục) trên thế giới và ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu vi tảo ( vi khuẩn lam, tảo lục ) trên thế giới
Tình hình nghiên cứu vi tảo ( vi khuẩn lam, tảo lục ) ở Việt Nam
Mối quan hệ giữa chất lượng nước và vi tảo
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Địa điểm - thời gian nghiên cứu
Một vài đặc điểm về hồ Goong – Thành phố Vinh
Sơ đồ các điểm thu mẫu

Thời gian tiến hành thu mẫu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu mẫu
Phương pháp thu mẫu tảo
Phương pháp thu mẫu nước
Phương pháp phân tích mẫu
Phương pháp phân tích mẫu nước
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng nước hồ Goong
Chỉ tiêu vật lý
Nhiệt độ
Độ trong
Các chỉ tiêu hoá học
Độ pH
Hàm lượng oxi hồ tan (DO)
Hàm lượng oxi hố hố học (COD)
Hàm lượng NH4+
Hàm lượng PO43Hàm lượng Fets
Đánh giá chung
Thành phần loài vi tảo
Sự phân bố thành phần loài theo các đợt thu mẫu
Sự biến động số lượng vi tảo

3.3

Mối quan hệ giữa thành phần loài và số lượng vi tảo với một số chỉ tiêu về

1.1
1.1.1
1.1.2

1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
a.
b.
2.3.2

2

1
3
3
5
6
6
9
11
15
15
15
16
17

17
17
17
17
17
18
19
19
19
19
20
20
20
21
22
22
24
25
26
27
34
36


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

chất lượng nước hồ Goong

Kết luận - Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục :
Phụ lục 1: Ảnh hiển vi một số loài vi tảo thuộc cyanobacteria và chlorophyta ở
hồ Goong
Phụ lục 2: Hình vẽ một số loài vi tảo thuộc cyanobacteria và chlorophyta ở hồ
Goong
Phụ lục 3: Một vài hình ảnh về hồ Goong và thu mẫu nghiên cứu tại hồ

mở đầu

3

37
38
40


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Vi tảo (Micro algae) là những cơ thể quang tự dưỡng, có kích thước
hiển vi, sống chủ yếu ở môi trường nước, là mắt xích đầu tiên trong mạng
lưới dinh dưỡng của các thuỷ vực. Vì vậy sự phát triển của chúng có vai trò
quyết định năng suất sinh học của quần xã sinh vật thuỷ sinh.
Việc nghiên cứu vai trò, ý nghĩa và khả năng ứng dụng vi tảo vào
thực tiễn sản xuất và đời sống đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Ngưịi ta đã chiết xuất đuợc các sản phẩm có hoạt tính sinh học cao để sử

dụng trong các ngành y học, chăn nuôi, trồng trọt như: Cung cấp nguồn dinh
dưỡng dồi dào vitamin, protit bổ sung vào thức ăn của nguời, gia súc, gia
cầm, cung cấp một số hợp chất hoá học dùng trong các lĩnh vực khác nhau:
nhuộm màu thực phẩm, mỹ phẩm, năng lượng sạch ... Vi tảo còn được sử
dụng để làm thuốc bổ dưỡng cho cơ thể, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em và
người già, tăng cường tiết sữa ở phụ nữ sinh con khơng có sữa và thăm dị
khả năng chống ung thư [26].
Trong thuỷ vực, vi tảo được sử dụng như một biện pháp sinh học
chống ô nhiễm môi trường nước. Sự sinh trưởng, phát triển của chúng có tác
dụng làm sạch môi trường bằng cách sử dụng các chất gây ô nhiễm để dinh
dưỡng hoặc tiết ra các chất hạn chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây
bệnh trong nước. Hơn nữa, nó có khả năng đồng hố các muối vô cơ, ion
kim loại nặng, đem lại sự trong sạch cho môi trường nước.
Vi tảo được xem là nguồn tài nguyên có giá trị. Để có thể nắm vững
nguồn tài nguyên này và sự đa dạng sinh học của chúng, trước tiên phải điều
tra chúng trong mối liên quan với chất lượng nước ở các thủy vực.
Hồ Goong - Thành phố Vinh - Nghệ An, nằm trong công viên
Nguyễn Tất Thành, nơi chứa đựng nước mưa chảy tràn của thành phố và
hằng ngày tiếp nhận lượng nước thải rất lớn từ các khu vực dân cư xung
quanh. Muốn sử dụng hồ vào mục đích vui chơi, giải trí và ni cá, sản xuất
thì cần phải tìm hiểu chất lượng nước và thành phần lồi vi tảo sống trong
đó.
4


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần


Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tơi tiến hành đề tài "Một số dẫn liệu
về chất lượng nước và thành phần vi tảo thuộc: Cyanobacteria và
Chlorophyta ở hồ Goong – Thành phố Vinh - Nghệ An".
Mục tiêu của đề tài đặt ra là:
- Điều tra chất lượng nước ở hồ Goong
- Điều tra thành phần loài tảo thuộc hai ngành:
Chlorophyta và Cyanobacteria.
- Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa số lượng, thành phần loài vi tảo
với chất lượng nước của thuỷ vực.
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2002 - 5/2003 tại phịng thí nghiệm
Sinh lý - Hố sinh, khoa Sinh học - Đại học Vinh.

5


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Chƣơng 1

tổng quan tài liệu
1. 1 VÀI NÉT VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC TRONG CÁC THUỶ VỰC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:

1. 1. 1 Chất lƣợng nƣớc trong các thuỷ vực trên thế giới:
Thuỷ quyển là một trong những thành phần cơ bản của mơi trường,
bao gồm tồn bộ các đại dương, sơng, suối, ao hồ, nước ngầm, băng tuyết,
hơi ẩm trong đất và khơng khí. Khối lượng của các nguồn nước rất khác

nhau, được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Thể tích các nguồn nước tự nhiên
(TheoV.P. Kushelep, 1979)
Nguồn nƣớc
Thể tích x 100km3
Tỷ lệ %
Đại dương
1.370.223
93,96
Nước ngầm
60.000
4,12
Băng
24.000
1,65
Hồ
280
0,02
Hơi ẩm trong đất
85
0,006
Hơi ẩm trong khơng
14
0,001
khí
Sơng, suối
1,2
0,0001
Tổng cộng
1.454.603,2

100
Trong các thuỷ vực tự nhiên khơng có nước tinh khiết về mặt hoá học,
nước càng tinh khiết càng khơng có lợi cho sự sống vì chúng khơng có khả
năng trung hồ khí CO 2 do thuỷ sinh vật hô hấp thải ra. Nước tự nhiên luôn
là một dung dịch phức tạp chứa nhiều các chất hoà tan và khơng hồ tan
khác. Hàm lượng và thành phần của các chất đó được người ta gọi là thành
phần hố học của nước. Thành phần hố học của nước khơng ổn định mà
thường xuyên biến đổi do sự chi phối của q trình sinh học, hố học, vật lý
của mơi trường xung quanh [28].
Để dánh giá chất lượng nguồn nước, người ta dựa vào các thơng số vật
lý, hố học, sinh học như độ pH, nhiệt độ, độ trong, màu sắc, độ đục, độ dẫn
điện, hàm lượng ơxy hồ tan (DO), các muối vô cơ (NH4+, NO3-, PO43-...),
cặn lơ lửng (SS), độ kiềm, độ cứng, kim loại nặng, coliform, và các sinh vật
chỉ thị khác. Từ những thơng số nói trên, người ta phân loại các mức độ ô
nhiễm của thuỷ vực. Đối với nguồn nước mặt người ta dựa vào một số chỉ
6


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

tiêu thuỷ hoá như: Độ pH, NH4+, NO3-, PO43-, DO, COD, BOD5. Thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 2. Hệ thống đánh giá tổng hợp nguồn nước mặt
Trạng thái
TT

nguồn nƣớc


NH4 +

NO3 -

PO4 3-

DO

COD

BOD

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

7–8

<0, 5

< 0, 1


< 0, 1

100

<6

<2

6, 5-8, 5

0, 05-0, 4

0, 1-0, 3

0, 01-0, 05

100

6-20

2-4

PH

1

Nước rất sạch

2


Nước sạch

3

Nước hơi bẩn

6-9

0, 4-1, 5

0, 3-1

0, 05-0, 1

50-90

20-50

4-6

4

Nước bẩn

5-9

1, 5-3

1-4


0, 1-0, 15

20-50

50-70

6-8

5

Nước bẩn nặng

4-9, 5

3-5

4-8

0, 15-0, 3

5-20

70-100

8-10

6

Nước rất bẩn


3-10

>5

>8

>0, 3

<5

>100

>10

Chất lượng nước trong các thuỷ vực trên thế giới ngày càng biến đổi
sâu sắc, do các nguồn nước thải chưa qua xử lý, đổ trực tiếp xuống các thuỷ
vực gây ơ nhiễm, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.
Ví dụ: Hàm lượng PO43- ở trong nước cao ảnh hưởng đến thần kinh
làm giảm chỉ số trí tuệ, SO 42- cao gây bệnh đường tiêu hoá, NO 3- cao gây
bệnh Methomoglo ở trẻ em, NO 2- cao là nguyên nhân gây bệnh ung thư, Clcao làm giảm lượng tinh trùng ở trong tinh dịch dẫn tới vô sinh.[8]. Tổng
coliform vượt quá chỉ tiêu cho phép (50 - 240 MPN/100ml) thì gây các bệnh
đường ruột như lị, ỉa chảy ... Ở Mỹ, hàng năm có đến 10 tấn thuốc trừ sâu
các loại được đưa vào hệ thống sơng Missisipi, nồng độ các thuốc trừ sâu
trong tồn bộ hệ thống sông chưa cao so với giới hạn cho phép nhưng khơng
thể xem nhẹ tính lan truyền và tác động xấu dài lâu của chúng [9].
Khi các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá ở các thuỷ vực vượt q ngưỡng cho
phép, thì khơng những gây hậu quả cho con người mà hàng triệu loài sinh
vật khác cũng phải gánh chịu. Nhiều loài bị chết hoặc di cư sang các thuỷ
vực khác, ví dụ như ở Mỹ vào năm 1970 có 651 lồi cá bị chết với số lượng

2,7 triệu con [8].
Ở châu Âu, nơi tập trung hầu hết các nhà máy, xí nghiệp của cả thế
giới, hàng năm đổ vào đại dương 20 triệu tấn sắt, 2,3 triệu tấn chì, 1,6 triệu
tấn mangan, 320 triệu tấn can xi, 6,5 triệu tấn dầu mỡ và 100 triệu tấn thuỷ
ngân…[8]. Điển hình là sơng Rhien, nó đã biến thành nơi đổ nước thải
chung của cộng đồng tây Âu, mỗi năm nước sông đục thêm và đen dần [20].
7


Khố Ln tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Sơng Vonga (Nga) do phải chứa nước thải của nhà máy lọc dầu nên đã có
hiện tượng tự bốc cháy [37]. Balaton (Hungari) là hồ du lịch nổi tiếng bởi có
cảnh quan đẹp và khí hậu ơn hồ nhưng chất lượng nước ở đây cũng bị suy
giảm nghiêm trọng do phân hoá học đổ ra từ các vườn trồng nho ở một số
tỉnh ven hồ. Trong kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) chính phủ Hungari đã ấn
định ưu tiên cho việc kiểm soát những biến đổi lượng nước liên quan đến hồ
[3].
Tại các con sơng ngồi khu vực châu Âu nồng độ muối nitrat vượt tiêu
chuẩn cho phép 2,5 lần (100 mg/l ) [13].
Ở Trung Quốc, trong số 532 con sông được kiểm sốt thì có tới 436
con sơng bị nhiễm bẩn ở các mức độ khác nhau. Sơng Hồng Phố ở Thượng
Hải hàng năm trung bình có tới 299 ngày/năm nước sơng đều có màu đen và
mùi hơi thối [3]. Tình trạng này cũng xảy ra ở 10 con sông lớn của Malayxia
ô nhiễm đến mức cá không thể sống được [31].
1.1.2. Chất lƣợng nƣớc một số thuỷ vực ở Việt Nam.
Việt Nam là lãnh thổ có rất nhiều các loại hình thuỷ vực, với hàng

nghìn sơng suối, hàng chục ao hồ tự nhiên, hàng trăm ao hồ nhân tạo lớn
nhỏ. Qua thống kê kết quả các cơng trình nghiên cứu, người ta thấy rằng
phần lớn các sơng ở phía Bắc nước ta, trung bình có hàm lượng DO = 0 mg/l
BOD5 = 30 mg/l, NH4+ > 10 mg/l. Khu vực Bãi Bằng mỗi ngày thải ra sơng
Hồng 100.000 m3nước, có hàm lượng sắt, chất hữu cơ, NH4+, NO2- cao [29].
Đa số các hồ ở Hà Nội như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu ... có
nguồn cung cấp là nước mưa và nước thải thành phố gồm: nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện. Tất cả các nguồn
nước thải này hầu như không qua xử lý đã theo công rãnh vào các hồ làm
nước hồ bị ô nhiễm.
Nước và chất thải khu công nghiệp Thái Nguyên đã làm cho nước
sông Cầu thành màu đen, mặt nước nổi bọt kéo dài hàng chục km, có lúc
ngấm vào ao hồ, giếng nước. Ở Huế, Hải Phòng cũng có hiện tượng tương tự
[3].

8


Khố Ln tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Ở Sài Gịn, nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hàng ngày nước thải
từ các nhà máy, xí nghiệp chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm gấp đôi so
với Hà Nội, đã đổ trực tiếp vào các kênh rạch, gây sự nhiễm bẩn nặng cho
các thuỷ vực, thấy rõ khi vào mùa khô nước cạn dần thì các con sơng này đã
bốc mùi hôi thối của CH4 , H2S, NH3 ...[29]. Nước kênh Tham Lng có
màu đen, bẩn chứa nhiều chất hữu cơ có khi COD lên đến 598 mg/l, BOD5
lên đến 184,4 mg/l, DO = 0 mg/l.[29]

Theo Nguyễn Văn Lãnh, vùng ven bờ nước ta nhiều nơi COD, BOD5,
NO3-, As, cao hơn hẳn tiêu chuẩn cho phép [17].
Ngoài các nguồn nước thải từ sản xuất cơng nghiệp thì việc sử dụng
phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường nước và thuỷ sinh vật. Hiện nay mỗi năm Việt Nam sử
dụng khoảng 15.000 - 25.000 tấn thuốc trừ sâu, khoảng 200 loại thuốc diệt
cỏ, diệt chuột, những chất này tồn dư trong đất, xâm nhập nguồn nước gây
nguy cơ ô nhiễm nước tiềm tàng mà hậu quả chưa thể nào đánh giá hết [4].
So với các quốc gia trên thế giới, vấn đề ô nhiễm nước ở Việt Nam
chưa đến mức đáng báo động. Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm, công
tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá chất lượng các loại hình thuỷ vực cần
được thực hiện nhiều hơn theo cả chiều sâu và bề rộng, nhằm tìm ra được
những giải pháp khả thi để có thể giảm thiểu, ngăn chặn được mức độ ơ
nhiễm đang có nguy cơ gia tăng.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VI TẢO (VI KHUẨN LAM, TẢO LỤC) TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu vi tảo (vi khuẩn lam, tảo lục) trên thế giới.
Vi khuẩn lam, tảo lục là những cơ thể có kích thước hiển vi, sống chủ
yếu trong mơi trường nước, nơi chứa nhiều tiềm năng về thực phẩm và
nguồn nguyên liệu khác phục vụ đời sống của nhân loại.
Việc nghiên cứu vi tảo nói chung, vi khuẩn lam, tảo lục nói riêng đã
có từ lâu, nó gắn liền với sự ra đời của kính hiển vi quang học và việc tìm
9


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần


thấy tế bào lần đầu tiên do nhà tự nhiên học R.Hooke vào năm 1665. Nghiên
cứu vi tảo được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trước tiên là điều tra
phân loại, sau đó đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các quá trình trao đổi
chất trong cơ thể tảo và cuối cùng là nghiên cứu ứng dụng nhằm mục đích
phục vụ lợi ích của con người [7].
Theo hướng điều tra phân loại, vi tảo đã được tiến hành từ những năm
đầu thế kỷ XIX có các cơng trình của các tác giả: Agardh C.(1785, 1859) với
tác phẩm Species algarum (1820 - 1828); Agardh J. (1813, 1901) với tác
phẩm Species genera et ordines algarum (1848 - 1876). Detoni (1889 1897), Rabenhorst G.L (1868), Kuetzing F.T (1845, 1971). Cơ sở phân loại
của các tác giả chủ yếu dựa vào sự quan sát, mô tả những đặc điểm hình thái
bên ngồi. Tuy nhiên, các cơng trình này khơng những có giá trị căn bản đối
với phân loại tảo lúc bấy giờ mà đến ngày nay nhiều số liệu vẫn còn giá trị
[21].
Năm 1914 Giáo sư Lindau G. (1866 - 1923), người Đức cho ra đời
cuốn "Tảo học". Mười sáu năm sau cuốn sách được Mechor II (1930) sữa
chữa, bổ sung và xuất bản, trong đó mơ tả chi tiết và vẽ hình 467 lồi tảo lục
[21].
Vào những năm 40, 50 của thế kỷ XX do sự phát triển chung của khoa
học nên những nghiên cứu về tảo lục, vi khuẩn lam ngày càng phong phú,
không chỉ dừng lại ở mức hình thái bên ngồi, chúng còn được nghiên cứu
theo nhiều hướng khác nhau: tảo nước ngọt, tảo biển, tảo đất, tảo bì sinh, tảo
sống trên băng tuyết ... Hàng loạt cơng trình nghiên cứu theo các hướng trên
cũng như các cơng trình chun khảo phục vụ cho việc điều tra phân loại tảo
ra đời. Ở các nước Tây Âu có các cơng trình của Smith G.M (1950, 1955)
[21], Chaudefaud M. (1960), Bourrelly P. (1966, 1970), Starmach K. (1966).
Khu vực châu Á có các cơng trình của Borgesen E.C.F (1930, 1940) viết về
tảo lam và tảo biển ở Đông Dương [10].

10



Khố Ln tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Ngồi các hướng nghiên cứu vi tảo trong các thuỷ vực thì tảo ở trong
đất cũng được chú ý nhiều bởi các tác giả: Bristol B.M (1920), Meyer K.L.
(1922) Richter A.A. (1943); Gollesbakh M.M. (1936) ... Subrahmanyan và
cộng sự (1964) đã nhận xét rằng vi khuẩn lam có mặt ở nhiều nơi nhưng
chúng phát triển phong phú trong đất trồng lúa. Watanbe và Yamamoto
(1971) cũng cho biết vi khuẩn lam phân bố rộng trong đất nhưng đạt đến
mức độ phong phú ở khu vực nhiệt đới. Việc nghiên cứu tảo đất đã mở ra
khả năng sử dụng chúng để cải tạo đất trồng, đặc biệt là tảo lam (vi khuẩn
lam), có khả năng cố định nitơ khí quyển đã được chú ý ở Nhật Bản, Ấn Độ,
Trung Quốc, Italia, Ai Cập ... [7].
Cùng với việc điều tra phân loại và những nghiên cứu về sinh thái,
sinh lý thì nghiên cứu ứng dụng vi tảo đã được đề cập từ khá sớm. Năm
1871, A.C. Phaminxin - nhà sinh lý thực vật người Nga, lần đầu tiên đã nuôi
tảo trong môi trường nhân tạo và đã chứng minh rằng có thể tiến hành quang
hợp trong điều kiện chiếu sáng nhân tạo. Năm 1980, M. Beijering (người
Nga) đã phân lập được vi tảo không bị nhiễm khuẩn. Tuy vậy, mãi đến năm
1940, người ta mới chú ý đến giá trị thực tiễn của vi tảo và đối tượng được
chú ý hàng đầu là Chlorella do tảo này có hàm lượng protein cao (47% trọng
lượng khơ) [16]. Người Kenembeu (châu Phi), người Aztec (Mehico) đã
dùng tảo Spirulina như nguồn thực phẩm giàu protein. Ở Nhật Bản Spirulina
trở thành sản phẩm thương mại hoá dưới các tên gọi khác nhau: Lina green,
Spirulina kayaky ... [1], Chlorella và bán sinh khối của loài tảo này làm thức
ăn bổ sung protein cho người, gia súc gia cầm, và cũng từ Chlorella họ chiết

xuất ra một hoạt chất gọi là "nhân tố sinh trưởng Chlorella" cùng với 15 loại
vitamin khác nhau được ứng dụng rộng rãi trong y học [7].
Gần đây, một số nước có kỹ thuật tiên tiến đã ni trồng tảo trên quy
mô công nghiệp để thu sinh khối, chỉ tính riêng năm 1977 ở châu Á (Đài
Loan, Singapore, Nhật, Thái Lan) có 46 nhà máy đã sản xuất hơn 1000 tấn
tảo khô từ Chlorella. Năm 1978, công ty "Danippong Ink" cuả Nhật Bản

11


Khố Ln tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

cộng tác với cơng ty tảo Xiêm (Thái Lan) chuyên sản xuất bột tảo Spirulina
dùng làm thực phẩm và thức ăn cho cá, tôm [7].
Ngồi các mục đích như đã nêu trên, vi tảo (tảo lục, vi khuẩn lam) còn
được sử dụng để chống ô nhiễm môi trường nước, nhằm lập lại cân bằng
sinh thái trong các thuỷ vực. Hướng ứng dụng này lần đầu tiên được Oswald
và cộng sự ở trường Đại học Califocnia đề cập vào năm 1975 và hiện nay
được triển khai rộng rãi, có hiệu quả kinh tế cao [1].
Ví dụ: Ergaschev (1982) đã nuôi Chlorella, Scenedesmus, Ankistrodesmus
trong môi trường nhân tạo, sau khi đạt sinh khối lớn đem thả vào môi trường
nước thải kết quả cho thấy, chất lượng nước được phục hồi, hàm lượng các
chất hữu cơ, cặn lơ lửng, độ ơxi hố hố học (COD) giảm ... đồng thời xuất
hiện thêm nhiều sinh vật có lợi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu vi tảo (tảo lục, vi khuẩn lam) ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vi tảo nói chung, vi khuẩn lam, tảo lục
nói riêng được tiến hành muộn hơn, mãi đến cuối thế kỷ XVIII mới có cơng

trình đầu tiên nghiên cứu về tảo lục Ulra pirum do nhà thực vật người Pháp
Laureiro J. (1793) thực hiện. Tiếp theo là những cơng trình nghiên cứu của
Rose M. (1926), Frémy P.(1927),Ferro G.(1933) ... A.Shirota (1963, 1966)
đã công bố 982 lồi sinh vật nổi, trong đó có 385 loài vi tảo khi nghiên cứu
21 vực nước từ Huế vào tận Rạch Giá.
Từ những năm đầu của thập kỷ 60, Việt Nam mới có những cơng trình
nghiên cứu về tảo do chính người Việt Nam thực hiện. Người đầu tiên tiến
hành nghiên cứu về tảo là Vũ Văn Cương (1960), trong khi nghiên cứu về
thực vật thuỷ sinh ở Sài Gịn ơng đã cơng bố 4 taxon về tảo lục. Phạm
Hoàng Hộ (1963, 1964) đã khảo sát ở vùng Cần Thơ phát hiện 39 lồi, trong
đó có một lồi mới cho khoa học Scytonema duplex var carthoens. Sau
những nghiên cứu của Phạm Hồng Hộ, có các cơng trình nghiên cứu của
Cao Ngọc Phương (1964), Nguyễn Thanh Tùng (1967, 1970), Nguyễn Thị
Ngon (1985)...

12


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Ở miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Văn Tuyên (1980) khi nghiên cứu khu
hệ tảo nước ngọt miền Bắc đã giới thiệu 979 loài và dưới lồi, trong đó có
18 lồi vi khuẩn lam, 388 loài tảo lục. Dương Đức Tiến (1982) trong luận án
Tiến sĩ ơng đã cơng bố 1389 lồi tảo ở các loại hình thuỷ vực nội địa Việt
Nam. Có thể nói, đây là cơng trình phản ánh khá đầy đủ khu hệ tảo nước
ngọt ở nước ta, trong đó có 530 loài tảo lục, 344 loài vi khuẩn lam. Gần đây
(1994), ơng đã phát hiện 54 lồi tảo có khả năng cố định đạm trong các

ruộng lúa ở Việt Nam [25]. Cùng với Võ Hành, năm 1997 ông đã biên soạn
cuốn "Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại bộ tảo lục", mơ tả chi tiết đặc
điểm phân loại hơn 800 lồi và dưới loài tảo lục ở Việt Nam. Đây là cuốn
sách chuyên khảo có giá trị.
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên đều được tiến hành
ở các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Nam Bộ, ở các tỉnh miền Trung nghiên cứu về vi
tảo còn chưa đáng kể.
Năm 1983, Võ Hành đã cơng bố 191 taxon bậc lồi và dưới loài vi tảo
ở hồ chứa Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Nghiên cứu riêng về bộ Protococcales (thuộc
ngành tảo lục) ông đã giới thiệu 65 loài trong 21 vực nước ngọt ở 5 tỉnh Bắc
Trường Sơn (1994), cùng với Phạm Hồng Phong, cơng bố 42 lồi và dưới
lồi khi nghiên cứu một số thuỷ vực nước ngọt khu vực đèo Hải Vân.
Tại khu vực sông cả tỉnh Nghệ An, năm 1997 Nguyễn Thị Thanh
Nhàn điều tra thành phần vi tảo ở vùng hạ lưu phát hiện 130 loài vi tảo trong
đó có 40 lồi tảo lục, 6 lồi vi khuẩn lam, khi nghiên cứu vùng thượng
nguồn Lê Thị Thuý Hà, Võ Hành (1999), đã thống kê được 42 loài tảo lục và
18 lồi vi khuẩn lam. Nguyễn Đình San (2001), nghiên cứu một số thuỷ vực
bị ô nhiễm ở 3 tỉnh Bắc miền Trung đã giới thiệu danh lục gồm 196 lồi
thuộc 5 ngành tảo trong đó có 29 lồi thuộc ngành vi khuẩn lam (7 loài mới
bổ sung cho miền Trung, 1 loài mới bổ sung cho Việt Nam), 81 loài thuộc
ngành tảo lục (13 loài mới bổ sung cho miền Trung, 3 loài mới bổ sung cho
Việt Nam) [21].
13


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần


Nguyễn Đức Diện, Nguyễn Đình San, Nguyễn Đình Quế trong báo
cáo: "Một số dẫn liệu về chất lượng nước và thực vật phù du ở một số đầm
nuôi trồng thuỷ sản Quỳnh Lưu - Nghệ An và Thạch Hà - Hà Tĩnh" đã thống
kê được một danh sách gồm 73 loài và dưới loài thuộc 5 ngành tảo, trong đó
vi khuẩn lam 5 lồi, tảo lục 7 lồi.
Bên cạnh những cơng trình cịn mang tính điều tra cơ bản đó, trong
những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng vi tảo vào thực tiễn sản xuất
và đời sống đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Năm 1991 cố
GS - TS. Nguyễn Hữu Thước cùng tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu
quang hợp và cố định đạm đã nghiên cứu và sử dụng tảo Spirulina platensis,
phục vụ dinh dưỡng đồng thời thăm dị tác dụng của tảo đối với tia phóng xạ
[24].
Năm 1992, Nguyễn Văn Tun tiến hành cơng trình : "Khả năng nuôi
tảo để xử lý nước thải và lấy sản phẩm phụ" ở TP Hồ Chí Minh kết quả cho
thấy , sự có mặt của các lồi thuộc chi: Chlorella, Microcystis đã làm sạch
nguồn nước thải bằng cách tiết kháng sinh kìm hãm sinh trưởng, tiêu diệt
các mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, động vật nguyên sinh ...
Theo Nguyễn Đình San (2000), đã tiến hành thí nghiệm sử dụng tảo
Chlorella pyrenoidosa Chick và tảo Scenedesmus quadricauda Breb, để làm
giảm sự ô nhiễm của nước thải ở một số cơ sở sản xuất tại TP Vinh - Nghệ
An. Kết quả cho thấy cả hai loài tảo được dùng làm thí nghiệm đều có khả
năng làm sạch nước thải tốt. Điều đó được thể hiện ở chỗ chúng đều làm
tăng hàm lượng ơxi hồ tan, giảm BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43- rất nhanh.
Ngồi ra chúng cịn làm thay đổi độ pH của nước, hiệu quả xử lý đạt từ
54,88% - 76,73% [21].
Những cơng trình nghiên cứu với những kết quả có giá trị đó là nguồn
động lực để mở rộng các hướng nghiên cứu mới nhằm khai thác lợi ích của
tảo, đồng thời góp phần đề ra hướng phát triển cho công tác nghiên cứu tảo

14



Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

ở nước ta, đưa sinh học thực nghiệm ngày càng đi sâu vào thực tiễn sản xuất
và đời sống.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ VI TẢO.

Vi tảo sống chủ yếu trong nước nên thường xuyên chịu sự tác động
sinh thái tương hỗ với các yếu tố môi trường. Chúng sử dụng ngun liệu từ
mơi trường (muối vơ cơ hịa tan, khí cacbonic, năng lượng ánh sáng mặt
trời... ) để tổng hợp nên chất hữu cơ cho mình, ngược lại chúng cũng tác
động trở lại làm thay đổi các yếu tố môi trường: làm giàu ôxi cho thuỷ vực
nhờ quang hợp, cũng có thể làm nghèo lượng ơxi do hoạt động hơ hấp khi
chúng phát triển với số lượng quá lớn. Một số lồi cịn có khả năng làm sạch
nguồn nước bị ô nhiễm bởi nó có thể hấp thu các kim loại nặng và các chất
hữu cơ. Vì vậy, một số loài được xem là sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm
của nguồn nước.
Trong các yếu tố vô cơ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của
tảo thì ánh sáng và nhiệt độ gây nên những biến đổi về số lượng và tính chu
kỳ của sự biến động. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân bố của tảo theo độ
sâu, ví dụ như ở nước ngọt tầng ưu thế thuộc về tảo lam (Oscillatoria,
Anabaena), tầng giữa là tảo lục, tảo giáp, sâu hơn là tảo silic [7].
Nhiệt độ là nhân tố chi phối sự phân bố địa lý và sự biến động có tính
chu kỳ về số lượng cũng như thành phần loài vi tảo theo mùa trong năm.
Mùa xuân nhiệt độ 10 - 150c đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của tảo tạo
nên một đỉnh cao sinh vật lượng. Trong thời kỳ này, tảo có nhu cầu cao về

hàm lượng muối dinh dưỡng, do gặp những điều kiện thuận lợi mà một số
loài vi tảo sinh sản vượt bậc tạo nên hiện tượng nở hoa nước. Mùa hè khi
nhiệt độ trên 150c, thời gian và cường độ chiếu sáng cao đã làm cho tảo silic
và các loài ưa lạnh khác chậm phát triển trong khi đó tảo lục và tảo lam phát
triển ưu thế. Mùa thu nhiệt độ nước 10 - 120 tảo silic lại chiếm ưu thế. Sang
mùa đông nhiệt độ xuống thấp, cường độ ánh sáng yếu, vi tảo phát triển kém
hoặc ở trạng thái nghỉ [7].

15


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Bên cạnh các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ thì hàm lượng các chất dinh
dưỡng cũng là những yếu tố vô cơ không thể thiếu đối với đời sống vi tảo.
Bởi khác với các sinh vật trên cạn, các thuỷ sinh vật phải hấp thụ ơxi ở dạng
hồ tan và các chất dinh dưỡng trong nước, đặc biệt là muối nitơ (NO 3,
NH4+), photpho (PO43- ). Sự sinh trưởng, phát triển hay tử vong của vi tảo có
mối quan hệ mật thiết với hàm lượng các muối dinh dưỡng. Theo kết quả
nghiên cứu của Guxeva (1952) cho thấy ở các ngành tảo khác nhau thì nhu
cầu về đạm khơng giống nhau, tảo lục có nhu cầu về đạm cao nhất, tiếp đó là
tảo lam và sau cùng là tảo silic [14].
Bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng có vai trị tích cực trong đời sống vi
tảo, cịn có những yếu tố tác động xấu theo hướng kìm hãm, gây chết vi tảo.
Ví dụ: Như những chất thải công nghiệp trong môi trường nước đặc biệt là
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có khả năng làm tắc nghẽn quá trình trao đổi
điện tử trong phản ứng quang hợp, do đó làmgiảm khả năng quang hợp của

tảo [38]. Một số kim loại nặng trong chất thải cơng nghiệp như đồng,
cadimi, thuỷ ngân, chì, kẽm có thể phá huỷ cấu trúc diệp lục, các halogen
làm giảm lượng chlorophyl a, kết quả làm giảm sức quang hợp của tảo [38].
Chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, việc tưới tiêu q mức trong nơng
nghiệp đều có khuynh hướng làm tăng độ đục của thuỷ vực, tạo mơi trường
axít hoặc kiềm. Bởi vậy, mặc dù các muối khoáng được tăng cường nhưng
do quá trình quang hợp bị cản trở nên sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của
tảo giảm hẳn [35].
Vi tảo là nguồn thức ăn cho các động vật không xương sống nên cũng
chịu sự điều khiển của nhân tố này, số lượng tảo phù du có thể tăng lên khi
số lượng động vật không xương sống giảm [39].
Thành phần lồi, sinh khối, đặc tính phân bố theo thời gian, không
gian của vi tảo không chỉ phản ánh chất lượng nước của thuỷ vực mà cịn có
khi chỉ thị cho độ sạch, nhiễm bẩn của nước. Fjerdingstad (1964) nghiên cứu
vi tảo đáy làm chỉ thị cho mức độ nhiễm bẩn các con sông, ông đã phát hiện
16


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

17 chi chỉ thị cho 4 mức độ ô nhiễm nước: Polysaprobic, a - mesosaprobic, b
- mesosaprobic, oligosaprobic [32].
A.E. Ergashev nghiên cứu thành phần lồi vi tảo trong các ao hồ bị ơ
nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trong vùng Taskent
(Uzơbekistan). Kết quả cho thấy chi tảo chủ đạo là Ankistrodesmus,
Scenedesmus, Microcystis, Oscillatoria và Pediastrum. Sau khi phân lập,
nhân giống với mức độ cao và cho trở lại môi trường cũ hiệu quả làm sạch

tăng cao.
Palmer thống kê được 21 chi thuộc 4 ngành tảo khác nhau chỉ thị cho
thuỷ vực bị ô nhiễm nặng chất hữu cơ (bảng 3), tuy nhiên cơng trình của ơng
cũng cịn nhiều hạn chế bởi ngay trong thuỷ vực bị ơ nhiễm có loài tồn tại
trong nước sạch.

Bảng 3: Các chi tảo chỉ thị cho thuỷ vực bị ô nhiễm. (Theo Palmer)
Tên ngành Cyanobacteria Chlorophyta

Bacillariophyta

Euglenophyta

TT
1

Phormidium

Carteria

Nitzschia

Pyrobotrys

2

Anabaena

Spirogyra


Gomphonema

Lupocinama

3

Oscillatoria

Tetraedron

Phacus

4

Microcystis

Chlorococcum

Euglena

5

Lyngbya

Chlorella

6

Spirulina


Stigeolonium

7

Chlamydomonas

8

Chlorogonium

9

Agmenllum

17


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Hiện nay các taxon tảo được dùng làm sinh vật chỉ thị chất lượng
nước ở các thuỷ vực bị ô nhiễm hữu cơ là Anabaena, Scenedesmus,
Microcystis và phần lớn các loài trong ngành tảo mắt (Euglenophyta).

Chƣơng 2

phương pháp nghiên cứu
2. 1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá: Nhiệt độ, độ
trong, pH, DO, COD, NH4+, PO43-; Fe tổng số.
Thành phần loài của: Cyanobateria và Chlorophyta.
2. 2 ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

2. 2. 1 Một vài đặc điểm về hồ Goong - TP Vinh:
- Vài nét về lịch sử hồ Goong TP Vinh:
Hồ Goong trước đây có tên là hồ Gon (xung quanh hồ có cây Gon
mọc với diện tích khoảng 300 m2).
Những năm đầu thế kỷ 20 khi thực dân Pháp chiếm đóng thị xã Vinh,
để phục vụ cho chính quyền cai trị và ngụy quân chúng đã dựng một số cơ
18


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

sở như nhà máy Diêm - Bến Thuỷ, nhà máy xe lửa Trường Thi. Trong quá
trình xây dựng chúng đã sử dụng hồ Gon để lấy đất, vì vậy diện tích hồ được
mở rộng. Để việc vận chuyển được thuận tiện, chúng đã đặt 2 đường goong
(một đường lên, một đường xuống). Từ đó hồ Gon cịn có tên là hồ Goong.
Năm 1965-1973, bộ đội pháo binh đã sử dụng đất ở đây để đắp trận
địa pháo, vì vậy diện tích hồ được mở rộng thêm. Đến năm 1973 hiệp định
Pari được ký kết, thành phố Vinh được Cộng hoà Dân chủ Đức đầu tư và
xây dựng, trong đó hồ Goong được ban chỉ đạo thành phố đưa vào quy
hoạch trong tổng thể Công viên Nguyễn Tất Thành với ý tưởng biến nó
thành lá phổi của thành phố để điều hồ tiểu khí hậu vùng này.

Từ năm 1976 - 1982, hàng năm, tuổi trẻ thành phố lại huy động hàng
chục ngày công để nạo vét, san đắp hồ. Hồ có độ sâu 1,5 m. Khi nhà máy
nước Vinh chưa có bể chứa thì hồ Goong chính là bể chứa nước. Trong suốt
q trình đó nước hồ Goong rất sạch. Nhưng sau đó, do vệ sinh nước không
đạt tiêu chuẩn nên hồ Goong không phải là bể chứa nữa.
- Đặc điểm địa hình:
Phía tây giáp với Đại lộ trung tâm, phía Bắc giáp với khu Tỉnh uỷ,
phía nam giáp với đường Đinh Cơng Tráng, phía đơng giáp với khu du lịch
cơng đồn. Chiều rộng nhỏ nhất là 150 m, nơi lớn nhất là 180 m. Chiều dài
nơi ngắn nhất là 320 m, nơi dài nhất là 370 m.
Độ sâu lòng hồ từ 0. 85 - 1, 4 m; trung bình là 1, 25 m. Hằng ngày
nước lưu thơng vào hồ Goong theo 4 nguồn chính:
- Cống thải của khách sạn hồ Goong (nhà nghỉ công đồn )
- Cơ quan trung tâm
- Mương thốt nước đường phố (chủ yếu là hệ thống thoát nước khi
mưa)
- Nước thải của khu dân cư khối 4 phường Trường Thi. Người dân ở
đây chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường nên đã biến hồ Goong thành
nơi xả rác và nước thải. Một số cơ sở dịch vụ ăn uống ở trên hồ Goong và
19


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

xung quanh hồ cũng góp phần khơng nhỏ vào việc gây nhiễm bẩn hồ Goong.
Mức nhiễm bẩn của hồ đang tăng theo thời gian.
2. 2. 2 Sơ đồ các điểm thu mẫu:

Để đảm bảo tính tổng qt cho tồn hồ chúng tơi chia hồ làm 3 mặt
cắt với 9 điểm thu mẫu:
Mặt cắt 1: gồm:
Điểm I: góc giữa hai bờ Tây - Nam
Điểm II: giữa bờ phía Tây
Điểm III: góc giữa hai bờ Tây - Bắc
Mặt cắt 2: gồm:
Điểm IV: giữa bờ phía Nam
Điểm V: giữa hồ
Điểm VI:

giữa bờ phía Bắc

Mặt cắt 3: gồm:
Điểm VII: góc giữa hai bờ Đơng - Nam
Điểm VIII: giữa bờ phía Đơng
Điểm IX: góc giữa hai bờ Đơng - Bắc
2. 2. 3 Thời gian tiến hành thu mẫu
Mẫu nghiên cứu được thu trong 2 đợt:
Đợt 1: 08 / 09 / 2002
Đợt 2: 09 / 11 / 2002
2. 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2. 3. 1. Phƣơng pháp thu mẫu.
a) Thu mẫu tảo:
Mẫu tảo được thu bằng lưới vớt thực vật nổi No75: vợt qua lại100 lần
theo hình số 8 để thu mẫu định tính. Đong 10 lít nước, lọc qua lưới trên để
thu lấy 50 ml mẫu định lượng. Các mẫu được bảo quản bằng foocmol 4% và
được dán nhãn, đánh số đầy đủ, cẩn thận.
b) Thu mẫu nước:

20


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

- Đo pH: Dùng máy đo pH - test.
- Đo nhiệt độ: Dùng máy Water - test.
- Xác định độ trong, độ sâu bằng đĩa Secchi.
- Cố định mẫu xác định lượng oxy hòa tan (DO)
- Các chỉ tiêu khác: Thu mẫu nước vào chai PE 2 lít, bảo quản và phân
tích trong 24 h đồng hồ.
2. 3. 2 Phƣơng pháp phân tích mẫu:
a) Đối với mẫu tảo:
- Phân tích mẫu định tính: mẫu tảo đuợc quan sát dưới kính hiển vi 2
mắt, có độ phóng đại từ 400-1000 lần, được mơ tả, đo kích thước, vẽ hình và
chụp ảnh hiển vi.
Để định danh các lồi tảo chúng tơi sử dụng các tài liệu:
- Vi khuẩn lam: Theo Gollesbakh M.M. và cộng sự (1953); Theo
Dương Đức Tiến (1996).
- Tảo lục: Theo Korschizov A.A(1953): Ergashev A.E (1979) và
Palamar- Mordphinsev (1982); Dương Đức Tiến và Võ Hành (1998).
- Phân tích định lượng: Số lượng tế bào tảo (TB) xác định trên buồng
đếm hồng cầu Goriarev. Buồng đếm gồm 25 ơ lớn, thể tích là 10-4cm3 (ml),
gọi số TB có trong 25 ơ lớn là m, ta có số lượng TB trong 1 ml là: (m  104).
Thì trong 1 lít nước có (m  104  103) TB. Khi thu mẫu, ta lọc 10 lít nước
thành 50 ml, có nghĩa là đã cơ đặc 200 lần (2. 102). Bởi vậy, số lượng TB tảo
có trong 1 lít nước mẫu ban đầu là:

n =

Trong đó:

m.10 7
m
(TB/l) =
.105 (TB/l)
2
2
2.10

n là số lượng TB trong 1 lít nước mẫu.
m là số lượng TB đếm được trên buồng đếm Goriarev.

b) Đối với các chỉ tiêu thuỷ hoá:
Sử dụng các phương pháp theo hướng dẫn của tài liệu "Standard
methods for examination of water and waste water".
21


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

- Xác định hàm lượng oxy hoà tan (DO): Theo phương pháp Winkler.
- Xác định nhu cầu oxy hoá hoá học (COD) bằng phương pháp
Pemanganatkali.
- Xác định hàm lượng amonium (NH4+) bằng phương pháp so màu với

thuốc thử Nesler ở bước sóng  = 410 nm
- Xác định hàm lượng phôtphat (PO 43- ) bằng phương pháp so màu
với amonmolipdat, ở bước sóng  = 630 nm
- Xác định hàm lượng sắt tổng số (Fets ) bằng phương pháp so màu
với Kalisunfocyanua, ở bước sóng  =480nm.
- Số liệu thu được xử lý bằng thống kê toán học.

22


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3. 1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ
GOONG

3. 1. 1. Chỉ tiêu vật lý
a) Nhiệt độ: Nhiệt độ nước phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ khơng khí
. Nhiệt độ khơng khí càng cao thì nhiệt độ nước tăng và ngược lại. Điều này
tương quan tỷ lệ thuận với cường độ và thời gian chiếu sáng.
Nhiệt độ nước hồ Goong biến đổi theo nhiệt độ khơng khí. Bình qn
tại các điểm thu mẫu, nhiệt độ dao động 24,0 - 30,20C. Sự sai khác về nhiệt
độ tại các điểm thu mẫu trong cùng mặt cắt và giữa các mặt cắt của cùng
một đợt thu mẫu không đáng kể.
Sự sai khác nhiệt độ nước so với nhiệt độ khơng khí là 0,4 - 2,20C.

Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ khơng khí trong cả hai đợt thu mẫu .
Bảng 4. Nhiệt độ khơng khí tại các điểm thu mẫu ở hồ Goong
Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

TB

Đợt 1

30, 9

29, 9


30, 7

30, 7

30, 6

30, 4

30, 7

31, 2

30, 6

30, 6

Đợt 2

25, 3

26, 6

25, 2

26, 4

26, 8

26, 7


26, 4

27, 1

25, 8

26, 2

Thời gian

Bảng 5. Nhiệt độ nước tại các điểm thu mẫu ở hồ Goong
Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


TB

Đợt 1

29, 3

29, 0

29, 0

28, 8

28, 4

28, 7

28, 8

30, 0

30, 2

29, 1

Đợt 2

24, 6

24, 5


24, 0

24, 8

25, 2

25, 4

25, 1

25, 3

24, 8

24, 8

Thời gian

23


Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

b) Độ trong.
Qua 2 đợt nghiên cứu cho thấy độ trong của nước hồ thấp, dao dộng từ 26 –
45 (cm), đặc biệt là ở đợt 1 trung bình 33, 2cm, dao động từ 26 - 43 (cm).

Độ trong ở đợt 2 tương đối cao (42, 2cm), dao động từ 40 – 45 (cm). Như
vậy sự dao động về độ trong của nước hồ đợt 1 lớn hơn đợt 2.
Bảng 6. Độ trong tại các điểm thu mẫu ở hồ Goong (đơn vị: cm)
Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

TB

Thời gian

Đợt 1

38


34

37

40

43

32

29, 5

26

30

33, 2

Đợt 2

45

44

43

37

44


41

44

42

40

42, 2

Độ trong ở thời điểm cuối thu, đầu đông cao hơn cuối mùa hè, ở giữa
hồ (điểm V) cao hơn ở xung quanh hồ. Sở dĩ có điều đó, bởi lẽ ở xung quanh
hồ có các cống nước thải, thường xuyên thải nước bẩn, nước sinh hoạt chưa
được xử lý vào hồ. Rác thải, nước bẩn ứ đọng ở các cống nhiều, có mùi hôi
tanh, đặc biệt ở điểm III, VII, VIII, IX. Tuy có sự hoạt động của các thuỷ
sinh vật phân giải các chất cặn bã hữu cơ nhưng do hàm lượng lớn nên vẫn
gây nên sự nhiễm bẩn nước hồ. Độ trong của hồ vào tháng 11 được nâng lên
bởi có trận mưa lớn, kéo dài vào đầu tháng 10 nên đã pha loãng nước, làm
hồ sạch và trong hơn.
3. 1. 2. Các chỉ tiêu hoá học
a) Độ pH:
Độ pH là một chỉ tiêu cho biết quá trình sinh học và hố học xảy ra
trong thuỷ vực. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phân bố của thuỷ sinh
vật, đặc biệt ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng.
Độ pH trong các thủy vực được khảo sát có tính chất kiềm yếu đến
trung tính. Đợt 1, pH dao động từ 8,0 - 8, 2 trung bình tồn hồ là 8,06 (có
tính kiềm) và đợt 2 pH dao động từ 6,0 – 7,2 trung bình tồn hồ là 6,5.
24



Khoá Luân tốt nghiệp đại học
Thị Huyền

Trần

Sự dao động pH giữa 2 lần nghiên cứu là 1,56. pH đợt 1 cao hơn đợt 2.
Bảng 7. Trị số pH tại các điểm nghiên cứu
Thời điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX TB

Thời gian

TCVN
5942 -1995


Đợt 1

8.0 8.0 8.2 8.2

8.0 8.0

8.0

8.1

8.2 8.06 A

B

Đợt 2

6.0 7.0 7.2 6.0

7.1 6.0

6.5

6.0

6.9 6.50 6-8,5

5,5-9

Nhìn chung chỉ tiêu về độ pH nêu trên trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép

của nước mặt (TCVN 5942- 1995).
b) Hàm lượng ơxi hồ tan (Dissolved oxygen: DO).
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ,
độ chiếu sáng, hàm lượng các chất hồ tan, áp suất bề mặt, gió, mặt thống
và các thuỷ sinh vật sống trong đó. Bình thường trong một thuỷ vực, ban
ngày do thực vật quang hợp nên DO tăng lên, cịn ban đêm lại giảm xuống
bởi hơ hấp của thuỷ sinh vật.
Hàm lượng ơxi hồ tan ở hồ Goong qua 2 đợt nghiên cứu dao động từ
6,08 - 8,70 mg/l.
Bảng 8: Trị số DO tại các điểm nghiên cứu (mg/l).
Thời điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX

TB


TCVN
5942- 1995

Thời gian

Đợt 1

6,24

6,40

7,36

6,61

6,40

6,84

7,46

6,80

6,08

6,70

A

B


Đợt 2

6,50

8,70

8,06

7,36

7,04

7,52

8,40

8,00

6,72

7,58

6

2

Chỉ số DO tại các điểm nghiên cứu trong hai lần thu mẫu có sự khác
nhau. Ở đợt 1, DO trung bình là 6, 70 mg/l. Còn đợt 2 là 7,58 mg/l, sự chênh
lệch giữa 2 đợt nghiên cứu là 1,88. Điều này liên quan đến nhiệt độ nước,

đợt 2 nhiệt độ thấp hơn nên khả năng hồ tan của ơxy vào nước cao hơn,
25


×