Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại văn lâm hưng yên ( luận văn thạc sĩ bảo vệ thực vật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG

NGHIÊN CỨU BỆNH LÙN SỌC ĐEN (RICE BLACK
STREAKED DWARF VIRUS) TRÊN LÚA
TẠI VĂN LÂM – HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Hà Viết Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Đào Thị Lan Hương

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Viết Cường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại Trung tâm Bảo vệ
thực vật phía Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Đào Thị Lan Hương


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích đề tài ................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................. 3

2.1.

Giới thiệu về cây lúa ........................................................................................... 3

2.1.1.

Nguồn gốc, phân bố, phân loại, giá trị dinh dưỡng của cây lúa ......................... 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam ............................................. 5

2.1.3.

Tình hình bệnh hại trên cây lúa .......................................................................... 7

2.2.

Nghiên cứu về southern rice black-streaked dwarf virus (SRBSDV) ................ 9

2.2.1.

Lịch sử phát hiện, phân bố địa lý và thiệt hại gây ra trên lúa của SRBSDV........... 9

2.2.2.

Phân loại và hình thái của SRBSDV ................................................................ 13

2.2.3.


Triệu chứng và ký chủ ...................................................................................... 14

2.2.4.

Lan truyền ......................................................................................................... 15

2.2.5.

Phòng chống ..................................................................................................... 16

2.2.6.

Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen ở Việt Nam.......................................... 17

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 21

3.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 21

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 21

3.2.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ....................................................... 21


iii


3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 21

3.2.2.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 21

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21

3.3.1.

Nghiên cứu bệnh LSĐ tại Văn Lâm- Hưng Yên .............................................. 21

3.3.2.

Nghiên cứu phịng chống bệnh LSĐ bằng biện pháp hóa học trừ vector
truyền bệnh ....................................................................................................... 22

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22

3.4.1.


Điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng và tỷ lệ bệnh LSĐ tại Văn LâmHưng Yên.......................................................................................................... 22

3.4.2.

Xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đông, chuyển vụ ................. 22

3.4.3.

Phương pháp nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên
một số 1 số ký chủ phụ khác ( cỏ) .................................................................... 23

3.4.4.

Xác định hiệu quả của phương pháp xử lý hạt giống đối với rầy lưng
trắng và bệnh LSĐ ............................................................................................ 24

3.4.5.

Xác định hiệu quả phương pháp phun tiễn chân mạ ở Văn Lâm – Hưng Yên ..... 27

3.4.6.

Chẩn đốn virus ................................................................................................ 30

3.4.7.

Cơng thức tính .................................................................................................. 33

3.4.8.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 34
4.1.

Xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đông năm 2018 .................. 34

4.1.1.

Nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đông năm 2018 ................................. 34

4.1.2.

Tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen qua đông năm 2018. .................................... 35

4.2.

Xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ chuyển vụ năm 2019 ................ 37

4.2.1.

Nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ chuyển vụ năm 2019 ............................... 37

4.2.2.

Tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen chuyển vụ năm 2019. .................................. 38

4.3.


Điều tra diễn biến sự phát sinh, phát triển của rầy lưng trắng và tỷ lệ bệnh
tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 ............................................................ 39

4.3.1.

Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 ........ 39

4.3.2.

Diễn biến tỷ lệ bệnh LSD tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 .................. 41

4.3.3.

Giám định virus trên rầy tại Văn Lâm - Hưng Yên vụ xuân năm 2019 ........... 42

4.4.

Điều tra diễn biến sự phát sinh, phát triển của rầy lưng trắng và tỷ lệ bệnh
tại Văn Lâm- Hưng Yên Vụ mùa 2019 ............................................................ 43

iv


4.4.1.

Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 ......... 43

4.4.2.

Diễn biến tỷ lệ bệnh LSĐ tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 ................... 45


4.4.3.

Giám định rầy tại Văn Lâm - Hưng Yên vụ mùa năm 2019 ............................ 46

4.5.

Đánh giá mức độ nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên một số một số
ký chủ phụ cỏ dại bằng lây nhiễm nhân tạo ..................................................... 47

4.5.1.

Lây nhiễm nhân tạo virus LSĐPN trên một số giống lúa ................................. 47

4.5.2.

Lây nhiễm nhân tạo virus LSĐPN trên một số loài cỏ dại một lá mầm ........... 47

4.6.

Đánh giá hiệu quả của phương phap xử lý hạt giống va phun tiễn chân
mạ đối với rầy lưng trắng và bệnh LSĐ ........................................................... 48

4.6.1.

Thí nghiệm xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với rầy
lưng trắng khi xử lý hạt giống .......................................................................... 48

4.6.2.


Thí nghiệm đánh giá khả năng phòng chống bệnh LSĐ bằng phương
pháp xử lý hạt giống ......................................................................................... 50

4.6.3.

Thí nghiệm ngồi đồng đánh giá khả năng phòng chống bệnh LSĐ bằng
phương pháp xử lý hạt giống ............................................................................ 54

4.6.4.

Xác định hiệu quả của phương pháp phun tiễn chân mạ đối bệnh LSĐ........... 56

4.6.5.

Thí nghiệm trên đồng ruộng đánh giá khả năng phòng chống bệnh lùn
sọc đen của biện pháp phun tiễn chân mạ ........................................................ 63

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 68
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 68

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 68

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70
Phụ lục .......................................................................................................................... 72

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTS7

Bắc thơm số 7

BVTV

Bảo vệ thực vật

KD18

Khang dân 18

LSĐ

Lùn sọc đen

LSĐPN

Lùn sọc đen phương nam

LXL

Lùn xoắn lá


RLT

Rầy lưng trắng

TL

Tỷ lệ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Mật độ RLT và tỷ lệ bệnh LSĐ qua đông trên lúa chét, cỏ dại tại Văn
Lâm - Hưng Yên ........................................................................................... 34
Bảng 4.2. Tỷ lệ rầy mang virus trên lúa chét, cỏ dại qua đông tại Văn Lâm Hưng Yên ..................................................................................................... 36
Bảng 4.3. Mật độ RLT và tỷ lệ bệnh LSĐ chuyển vụ trên lúa chét, cỏ dại tại
Văn Lâm - Hưng Yên................................................................................... 37
Bảng 4.4. Tỷ lệ rầy mang virus trên lúa chét, cỏ dại chuyển vụ tại Văn LâmHưng Yên ..................................................................................................... 39
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 ......... 40
Bảng 4.6. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSD tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 .............. 41
Bảng 4.7. Kết quả giám định virus LSĐPN trên RLT thu tại Văn Lâm - Hưng
Yên vụ xuân năm 2019 ................................................................................ 42
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 ....... 44
Bảng 4.9. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSD tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 ............... 45
Bảng 4.10. Kết quả giám định rầy tại Văn Lâm - Hưng Yên vụ mùa năm 2019 .......... 46
Bảng 4.11. Lây nhiễm nhân tạo virus LSĐPN trên một số giống lúa ............................ 47
Bảng 4.12. Mức độ nhiễm lùn sọc đen trên các giống cỏ .............................................. 48
Bảng 4.13. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm qua các kỳ điều tra ......... 48
Bảng 4.14. Hiệu lực của các loại thuốc xử lý hạt giống ................................................. 49

Bảng 4.15. Số lượng rầy lưng trắng tại các thời điểm điều tra....................................... 51
Bảng 4.16. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus
312,5FS ở các thời điểm thả rầy .................................................................. 52
Bảng 4.17. Tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên công thức thí nghiệm tại thời điểm điều tra............ 53
Bảng 4.18. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra ..... 54
Bảng 4.19. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSĐ trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì
điều tra ......................................................................................................... 55
Bảng 4.20. Số rầy lưng trắng còn sống tại các kỳ điều tra ............................................. 57
Bảng 4.21. Hiệu lực của thuốc đối với rầy trong thời gian thí nghiệm .......................... 58
Bảng 4.22. Số lượng rầy lưng trắng trên các công thức tại các thời điểm điều tra ....... 60
Bảng 4.23. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc Pexena 106 SC................................. 61

vii


Bảng 4.24. Tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên các cơng thức thí nghiệm ................................. 62
Bảng 4.25. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra .... 63
Bảng 4.26. Diễn biến tỷ lệ bệnh trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra ....... 64
Bảng 4.27. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kỳ điều tra ......... 65
Bảng 4.28. Tỷ lệ bệnh LSĐ trên các cơng thức thí nghiệm tại các kỳ điều tra .............. 66

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phân bố vùng trồng lúa trên Thế giới năm 2017............................................ 4
Hình 2.2. Tổng diện tích và sản lượng lúa trên Thế giới từ 1994-2017 ........................ 6
Hình 2.3. Tổng sản lượng lúa tại các khu vực trên Thế giới từ 1994-2017 ................... 6
Hình 2.4. 10 nước có sản lượng lúa cao nhất trên Thế giới ........................................... 7
Hình 4.1. Hình diễn biến mật độ rầy lưng trắng qua đơng trên lúa chét, cỏ dại tại

Hưng n ..................................................................................................... 35
Hình 4.2. Hình diễn biến bệnh LSĐ qua đơng trên lúa chét, cỏ dại tại Hưng Yên...... 35
Hình 4.3. Biểu đồ phát hiện virus trên rầy qua đông thu thập trên lúa chét, cỏ dại
tại Hưng Yên ................................................................................................ 36
Hình 4.4. Mật độ RLT chuyển vụ trên lúa chét, cỏ dại tại Hưng Yên ......................... 37
Hình 4.5. Tỷ lệ bệnh LSĐ chuyển vụ trên lúa chét, cỏ dại tại Hưng Yên ................... 38
Hình 4.6. Tỷ lệ rầy mang virus trên lúa chét, cỏ dại chuyển vụ tại Văn Lâm Hưng Yên ..................................................................................................... 39
Hình 4.7. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 ........ 40
Hình 4.8. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSD tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ xuân 2019 .............. 42
Hình 4.9. Kết quả giám định virus LSĐPN trên RLT thu tại Văn Lâm - Hưng
Yên vụ xuân năm 2019 ................................................................................ 43
Hình 4.10. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 .... 44
Hình 4.11. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSD tại Văn Lâm- Hưng Yên vụ mùa 2019 ............... 45
Hình 4.12. Kết quả giám định rầy tại Văn Lâm - Hưng Yên vụ mùa năm 2019 ................ 46
Hình 4.13. Mật độ rầy lưng trắng trên các công thức thí nghiệm qua các kỳ điều tra .......... 49
Hình 4.14. Hiệu lực của các loại thuốc xử lý hạt giống ................................................. 50
Hình 4.15. Số lượng rầy lưng trắng tại các thời điểm điều tra....................................... 51
Hình 4.16. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc xử lý hạt giống ruiser Plus
312,5FS ở các thời điểm thả rầy .................................................................. 52
Hình 4.17. Tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên cơng thức thí nghiệm tại thời điểm điều tra..... 53
Hình 4.18. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra ..... 55
Hình 4.19. Diễn biến tỷ lệ bệnh LSĐ trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra....... 56
Hình 4.20. Số rầy lưng trắng cịn sống tại các kỳ điều tra ............................................. 58
Hình 4.21. Hiệu lực của thuốc đối với rầy trong thời gian thí nghiệm .......................... 59

ix


Hình 4.22. Số lượng rầy lưng trắng trên các cơng thức tại các thời điểm điều tra ........ 60
Hình 4.23. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của thuốc Pexena 106SC.................................. 61

Hình 4.24. Tỷ lệ bệnh lùn sọc đen trên các cơng thức thí nghiệm ................................. 62
Hình 4.25. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra ..... 63
Hình 4.26. Diễn biến tỷ lệ bệnh trên các cơng thức thí nghiệm tại các kì điều tra............... 64
Hình 4.27. Mật độ rầy lưng trắng trên các cơng thức thí nghiệm tại các kỳ điều tra .... 66
Hình 4.28. Tỷ lệ bệnh LSĐ trên các cơng thức thí nghiệm tại các kỳ điều tra .............. 67

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Lan Hương
Tên luận văn: Nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (Rice black streaked dwarf virus) trên lúa
tại Văn Lâm – Hưng Yên
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 8620112
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Xác định được một số yếu tố dịch tễ ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của bệnh
lùn sọc đen tại khu vực Văn Lâm – Hưng Yên và đánh giá được khả năng phòng chống
bệnh bằng biện pháp hóa học trừ rầy lưng trắng.
Các phương pháp nghiên cứu chính đã sử dụng
- Đánh giá mức độ mẫn cảm của quần thể rầy nâu Hưng Yên đối với một số hoạt
chất dựa theo phương pháp nhỏ giọt (Viện nghiên cứu lúa quốc tế, IRRI) và phương
pháp nhúng thân (Yanhua et al., 2009).
- Theo dõi sinh học sau tiếp xúc với thuốc dựa theo phương pháp của Haibo et
al., 2008.
- Đánh giá hiệu lực của thuốc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm
trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ rầy hại lúa (QCVN 01-29:2010/BNNPTNT)
Xác định giá trị LD50/LC50 theo chương trình POLO plus, số liệu được xử lý
theo phương pháp thống kê chương trình StatView, Excel.

Kết quả và thảo luận
- Thuốc Cruiser Plus 312,5FS sử dụng ở liều lượng 0,5 ml, thuốc Kola Gold
660WP sử dụng ở liều lượng 1g và thuốc Enaldo 440FS sử dụng ở liều lượng 0,8 ml
trên 1 kg hạt giống đều có hiệu lực trừ rầy lưng trắng. Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của 3
loại thuốc trên đạt cao nhất ở thời điểm sau 3, 5 và 7 ngày sau gieo, sau 10 ngày hiệu
lực trừ rầy giảm dần.
- Biện pháp xử lý hạt giống có khả năng hạn chế bệnh lùn sọc đen khi rầy lưng
trắng mang virus xâm nhập từ khi gieo, sạ đến 10 ngày. Từ giai đoạn 10 ngày sau sạ trở
đi thì biện pháp này ít có ý nghĩa trong hạn chế bệnh lùn sọc đen.
- Biện pháp phun thuốc tiễn chân mạ có hiệu lực trong phịng trừ rầy lưng trắng
ở thời điểm sau 3, 5 và 7 ngày sau khi cấy. Trong 3 loại thuốc thí nghiệm thuốc Pexena
106SC khi sử dụng ở liều lượng 0,3 lít/ha có hiệu lực trừ rầy lưng trắng cao nhất.
- Biện pháp phun thuốc tiễn chân mạ có khả năng hạn chế bệnh lùn sọc đen trên
đồng ruộng, nhất là khi rầy lưng trắng mang virus gây bệnh lùn sọc đen xâm nhập các
ruộng lúa từ sau khi cấy đến 10 ngày. Ở giai đoạn sau 10 ngày cấy thì khả năng hạn chế
bệnh của biện pháp này giảm đi.

xi


*Rầy qua đông
- Rầy lưng trắng qua đông trên cả lúa chét và bờ cỏ và tỷ lệ bệnh lùn sọc đen
xuất hiện trên lúa chét tại Văn Lâm - Hưng Yên. Trên bờ cỏ không thấy xuất hiện triệu
chứng bệnh virus lùn sọc đen.
- Trong 9 kỳ lấy mẫu rầy qua đơng để giám định thì tỷ lệ cá thể rầy mang virus
lùn sọc đen đạt cao nhất tại Văn Lâm đạt 29,2 %.
* Nguồn rầy chuyển vụ
- Cũng như nguồn rầy qua đơng thì rầy lưng trắng xuất hiện trên lúa chét và bờ
cỏ từ ngày 10/6 – ngày 1/7 là thời gian chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa.
- Tỷ lệ bệnh virus lùn sọc đen cũng xuất hiện trên lúa chét tại Văn Lâm đạt

0,2- 0,6%.
- Trong 4 kỳ lấy mẫu rầy chuyển vụ để giám định thì tỷ lệ cá thể rầy mang
virus lùn sọc đen cao nhất tại Văn Lâm đạt 15,2%. Số rầy cá thể mang virs lùn sọc đen
tập trung từ ngày 10/6-1/7.
- Vụ xuân 2019 điều tra diễn biến tại Văn Lâm – Hưng Yên mật độ rầy lưng
trắng xuất hiện ngay từ đầu vụ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh có mật độ rầy cao nhất tương
ứng với giai đoạn đứng cái – làm đòng trên giống bắc thơm số 7 đạt 172,4 con/m2 ,
giống nếp đạt 252,2 con /m2 và thấp nhất là giống khang dân 18 đạt 90,9 con/m2.
- Bệnh virus lùn sọc đen cũng xuất hiện tại Văn Lâm- Hưng Yên. Bệnh lùn sọc
đen xuất hiện ngày đầu vụ với tỷ lệ thấp nhất vào cuối vụ giống bắc thơm số 7 đạt 0,76
%, giống nếp đạt 0,63% riêng giống khang dân 18 chưa xuất hiện bệnh.
- Trong tổng số 258 mẫu của 9 kỳ điều tra lấy mẫu tại Văn Lâm – Hưng Yên
được giám định thì có 6 mẫu rầy dương tính đạt 17,24%
- Vụ mùa: Tại huyện Văn Lâm – Hưng Yên mật độ rầy cao nhất ở giai đoạn đứng
cái trên giống bắc thơm số 7 đạt 216,4 con/m2 , giống nếp đạt 276,7 con/m2 , thấp nhất
là giống khang dân 18 đạt 108,6 con/m2. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện khi cây lúa cấy
khoảng 15-20 ngày.
- Trong tổng số 337 mẫu của 9 kỳ thu mẫu Hưng Yên được giám định thì Văn Lâm
có 13 mẫu dương tính với virus lùn sọc đen. Số mẫu rầy dương tính được xuất hiện ở 9
kỳ thu mẫu tại huyện Văn Lâm đạt 29,26%.
- Trên các giống thả rầy giống BC15 và giống TBR 225 chưa nhiễm bệnh lùn sọc
đen, giống bắc thơn số 7 sau 21 ngày sau thả và 28 ngày sau thả giống bị nhiễm bệnh
lùn sọc đen ở cấp số 1 Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây
chưa thấp lùn.
- Trên các loại cỏ thả rầy lưng trắng mang virus lùn sọc đen trong 3 loại cỏ lồng
vực, mần trầu, cỏ chỉ chưa thấy xuất hiện bệnh lùn sọc đen.

xii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Thi Lan Huong
Title: Research on rice black streaked dwarf virus on rice in Van Lam - Hung Yen.
Major: Plant Protection

Code: 8620112

Institute: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objecttives
To identify the epidemiological factors that affect on appearance, survival and
pappaertuation of black-streaked dwarf disease of rice in Van Lam - Hung Yen.
To evaluate the efficacy of chemical method to control the virus vector, white
backed planthopper,.
Methods
- Assessing the susceptibility of Hung Yen brown plant hopper population to
some active ingredients based on the dripping method (International Rice Research
Institute, IRRI) and stem dip method (Yanhua et al., 2009).
- Biological monitoring after drug exposure based on the method of Haibo et
al., 2008.
- Assess the effectiveness of the drug according to the National Technical
Regulation on field testing of the effectiveness of rice insecticides (QCVN 01-29: 2010
/ BNNPTNT)
Determining LD50 / LC50 value by POLO plus program, the data was processed
by statistical method of StatView, Excel.
Result and Discussion:
- Cruiser Plus 312.5FS used at 0.5 ml, Kola Gold 660WP used at 1 g and Enaldo
440FS used at 0.8 ml per 1 kg of seed were effective. White backed planthopper. Effect
of eliminating white backed planthopper of the above 3 drugs reached the highest time
after 3, 5 and 7 days after sowing, after 10 days of effect reduced gradually.
- Measures to treat seeds are capable of limiting black-streak dwarf disease when

white backed planthoppers carry virus from sowing, sowing to 10 days. From the 10-day
period after sowing, this measure has little significance in limiting dwarf streak disease.
- The method of spraying seedlings off the seedlings is effective in preventing white
backed aphids at 3, 5 and 7 days after transplanting. Among 3 experimental drugs, Pexena
106SC when used at a dose of 0.3 liters / ha has the highest effect against white aphids.

xiii


- The method of spraying seedlings off the seedlings is capable of limiting blackstriped dwarf disease in the field, especially when the white-backed psyllid carrying the
black-dwarf virus penetrates rice fields from 10 days after transplanting. In the period
after 10 days of transplanting, the ability to limit disease of this method is reduced.
* Hoppers through the east
- White-backed backed planthopper on both leaflets and grass edges and
incidence of black-striped dwarf disease appear on leaflets in Van Lam - Hung Yen.
There were no symptoms of black streak virus.
- In 9 periods of sampling aphids passed through winter for inspection, the
highest rate of aphids carrying black streak virus was 29.2% in Van Lam.
* Source of switching hoppers
- As well as the source of aphids in winter, white-backed planthoppers appear on
leaflets and grass banks from June 10 to July 1, which is the time to switch from spring
to crop.
- The prevalence of black streak virus disease on flea rice in Van Lam reaches
0.2-0.6%.
- In 4 periods of sampling aphids transferred for inspection, the highest proportion
of individuals with a black striped dwarf virus in Van Lam was 15.2%. Number of
individual planthopper carrying black dwarf virus concentrated from 10 / 6-1 / 7.
- Spring crop in 2019 investigated the situation in Van Lam - Hung Yen, the
density of white backed planthoppers appeared at the beginning of the crop when the
rice started to tillering had the highest leafhopper density corresponding to the stage of

standing - standing on the northern varieties. the number 7 pineapple reached 172.4
heads / m2, the glutinous varieties gained 252.2 heads / m2 and the lowest was the
khang dan 18 breeds 90.9 heads / m2.
- Dwarf virus virus also appears in Van Lam - Hung Yen. Black-striped dwarf
disease appeared on the first day of the crop with the lowest rate at the end of the North
aromatic seed No. 7, reaching 0.76%, glutinous rice variety, accounting for 0.63%.
- Among 258 samples of 9 sampling surveys in Van Lam - Hung Yen assessed,
there were 6 positive psyllid samples reaching 17.24%
- Crop: In Van Lam district - Hung Yen, the highest density of hoppers in the
stage of standing on the North aromatic No. 7 reaches 216.4 heads / m2, the sticky
variety reaches 276.7 heads / m2, the lowest is khang variety. the population of 18 is
108.6 heads / m2. Black-striped dwarf disease appears when rice is transplanted for 1520 days.

xiv


- In total of 337 samples of 9 periods of Hung Yen sampled, Van Lam had 13
samples positive for black streak virus. The number of positive psyllid samples
appearing in 9 sampling periods in Van Lam district was 29,26%.
- On the stocking of the pestilent cultivars of BC15 and TBR 225 that were not
infected with black-striped dwarf disease, the northern variety 7 after 21 days after
stocking and 28 days after stocking were infected with black-striped dwarf disease at
level 1 Leaves showed wrinkled expression light, dark green leaves than usual, not short
dwarf plants.
- On the white-backed grasshoppers with black-striped dwarf virus in 3 types of
cage-grass grass, betel nut, grass, the black-striped dwarf disease has not been seen yet.

xv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới
với gần 70% dân số thế giới dùng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Đã từ lâu cây lúa
trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã
hội ở Việt Nam. Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa,
ngoài các yếu tố như: giống, kỹ thuật canh tác, chân đất, chủng loại phân bón…
thì sâu bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất và phẩm chất lúa. Nhất là trong tình trạng hiện nay, dịch rầy nâu, rầy nâu
nhỏ, rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen lúa do môi giới truyền bệnh là rầy lưng
trắng đang gây thiệt hại nghiêm trọng trên hầu hết các vùng sản xuất lúa trọng
điểm của các tỉnh phía Bắc. Một trong những bệnh hại nguy hiểm trên lúa, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa là bệnh lùn sọc đen phương Nam (gọi
tắt là bệnh lùn sọc đen - LSĐ) do virus LSĐ phương Nam (Southern rice black
streaked dwarf virus - SRBSDV) gây ra và rầy lưng trắng (Sogatellafurcifera) là
môi giới lây truyền virus.
Bệnh LSĐ hại lúa là bệnh nguy hiểm, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, khi
cây lúa có biểu hiện rõ triệu chứng điển hình sẽ sinh trưởng phát triển kém,
khơng trỗ được hoặc giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh LSĐ lần đầu tiên xuất
hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch trong vụ hè thu, vụ mùa năm 2009 ở 22
tỉnh, thành phố phía Bắc. Bệnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất, sản lượng lúa
ở các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, ... Vụ đơng xn năm 2010 bệnh tiếp
tục phát sinh trên diện rộng, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, sự vào cuộc có trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành bảo
vệ thực vật (BVTV), chính quyền địa phương các cấp và của cả hệ thống chính
trị nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, các vụ của các năm tiếp
theo bệnh có xuất hiện ở một số tỉnh nhưng thiệt không đáng kể.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT giao các đơn vị nghiên cứu về bệnh LSĐ từ
năm 2009-2011, đã có một số kết quả nghiên cứu được công bố và áp dụng vào thực
tiễn chỉ đạo nhưng đến vụ hè thu, vụ mùa năm 2017 bệnh bùng phát trở lại, gây thiệt

hại nghiêm trọng, tổng diện tích nhiễm bệnh LSĐ vụ hè thu, vụ mùa năm 2017 là
62.098 ha (tăng 62.098 ha so với năm 2016; tăng 226% so 2009), nhiễm nặng
22.600 ha, mất trắng 22.726 ha (bằng 93% so 2009). Các tỉnh Bắc Bộ: Diện tích

1


nhiễm 54.603 ha (tăng gấp 4 lần so 2009 – năm 2009 khơng thống kê được diện tích
nhiễm chính xác, chỉ xác định được diện tích mất trắng), nhiễm nặng 20.837 ha, mất
trắng 18.644 ha (tăng 37% so 2009) phân bố ở Nam Định, Thái Bình, Hải Dương,
Hải Phịng, Ninh Bình, Bắc Kạn, Hịa Bình, Lào Cai, Hà Nam; phịng trừ 3.305,18
ha, nhổ vùi 4.019 ha (Nam Định, Thái Bình, Thái Ngun). Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
Diện tích nhiễm tồn vùng 7.495 ha (bằng 55% so 2009), nặng 1.763 ha, mất trắng
4.082 ha (bằng 38% so 2009) phân bố ở Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa nhưng
Nghệ An và Quảng Trị là 2 tỉnh có diện tích bị hại chiếm đa số.
Bệnh LSĐ có nguy cơ cao bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trong
vụ lúa đông xuân 2017-2018, vụ hè thu - mùa 2018 và các vụ lúa tiếp theo nếu
khơng có các biện pháp phịng trừ kịp thời.
Trước tình hình trên, tơi được sự phân cơng của Bộ môn bệnh cây, Khoa
Nông học, Học viện nông nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn trực tiếp của
PGS.TS. Hà Viết Cường, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh lùn sọc đen
(Rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại Văn Lâm – Hưng Yên”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích đề tài
Xác định được một số yếu tố dịch tễ ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại
của bệnh lùn sọc đen tại khu vực Văn Lâm – Hưng Yên và đánh giá được khả
năng phịng chống bệnh bằng biện pháp hóa học trừ rầy lưng trắng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra tình hình bệnh virus lùn sọc đen tại Văn Lâm – Hưng Yên.
- Điều tra, xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đơng, chuyển vụ

- Xác định tính gây bệnh của virus LSĐPN trên một số giống lúa trồng phổ
biến bằng lây nhiêm nhân tạo
- Xác định được tính gây bệnh của virus LSĐPN trên một số lồi cỏ dại
bằng lây nhiễm nhân tạo.
- Đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng và lan truyền virus LSĐPN của rầy
lưng trắng bằng một số loại thuốc hóa học bằng 2 phương pháp phun thuốc
tiễn chân mạ và xử lý hạt giống.
- Đánh giá khả năng phát hiện virus LSĐPN trên lúa và rầy bằng kỹ thuật
que thử nhanh và Dot-blot ELISA.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÚA
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại, giá trị dinh dưỡng của cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây một lá mầm thuộc chi Oryza, họ Hòa thảo
(Poaceae). Chúng được xếp vào cây hàng năm, sống bán thủy sinh. Ở vùng nhiệt
đới, lúa có thể tồn tại lâu năm bằng cách sinh ra các nhánh mới từ các đốt thân
của cây ở giai đoạn sau khi thu hoạch (mọc chồi – ratooning). Ở giai đoạn trưởng
thành, cây lúa có một thân chính và một số các nhánh phụ. Chiều cao của cây
phụ thuốc vào giống và điều kiện môi trường, thường giao động trong khoảng 0,4
đến hơn 5 m (đối với một số giống lúa nổi). Quá trình sinh trưởng của cây lúa
bao gồm sinh trưởng sinh dưỡng (nảy mầm, mạ và giai đoạn đẻ nhánh) và sinh
trưởng sinh thực (giai đoạn làm đòng, trỗ bông) (CABI, 2019).
Giai đoạn nảy mầm và mạ bắt đầu kể từ lúa giai đoạn ngủ nghỉ của hạt bị
phá vỡ, hạt hấp thụ đủ nước và tiếp xúc với nhiệt độ trong khoảng 10 - 40°C.
Trong điều kiện yếm khí, chồi mầm sẽ xuất hiện trước, sau đó, khi chồi mầm
vươn đến nơi thống khí, rễ mầm mới phát triển. Cây lúa có 2 hệ thống rễ là rễ

mầm (rễ mộng/rễ nguyên thủy) và rễ phụ (rễ bất định, mọc ra từ các đốt trên thân
lúa). Mỗi thân lúa được cấu tạo từ các đốt và các lóng. Độ dài của lóng phụ thuộc
vào giống lúa và điều kiện của mơi trường. Mỗi đốt phía trên mang một lá và một
mầm chồi (sau phát triển thành một nhánh mới). Số đốt thân giao động từ 13 – 16
nhánh với chỉ 4 hoặc 5 đốt phía trên được ngăn cách nhau bằng các lóng dài
(CABI, 2019).
Bơng lúa (panicle) là một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa
(spikelet). Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại
phát hoa chùm gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié sơ cấp, thứ cấp (nhánh
gié thứ cấp sinh ra từ nhánh gié sơ cấp). Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa
ngắn mọc ra từng nhánh gié này. Hạt lúa có cấu tạo gồm vỏ trấu và gạo lứt (gạo
nâu – caryopsis). Phần gạo lứt bao gồm phôi hạt và nội nhũ, bề mặt được bao bọc
bởi lớp vỏ cám. Phần vỏ trấu gồm 2 vỏ ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ), chiếm
20% tổng trọng lượng của hạt gạo. Một hạt gạo thường có trọng lượng trung bình
khoảng 10 – 45 mg ở độ ẩm 0%. Kích thước và độ dày của hạt có sự khác nhau
giữa các giống lúa (CABI, 2019).

3


Cây lúa phát triển dọc theo chân núi Himalayas và là giống lúa đầu tiên
được trồng tại Ấn Độ cổ đại. Từ đó đến nay, cây lúa đã được con người gieo
trồng khoảng 9000 năm. Indonesia, Malaysia và Philippines đã bắt đầu trồng lúa
từ năm 1500 trước Công nguyên. Các giống lúa được trồng trên khắp vùng nhiệt
đới ẩm, nhiều vùng cận nhiệt đới và ơn đới với khơng có sương giá có thời gian
sinh trưởng hơn 130 ngày (CABI, 2019).
Tại Việt Nam, các nhà khảo cổ học lần đầu tiên tìm thấy những hạt gạo
cháy tại di chỉ Đồng Dậu (Vĩnh Phúc) vào năm 1962, có niên đại phóng xạ 3050
± 100 năm; nhiều hạt lúa tại di chỉ Gị Mun có độ tuổi carbon được xác định là
1120 ± 100 năm trước Công nguyên và dấu vết phấn hoa của một dòng lúa nước

tại di chỉ Tràng Kênh (Hải Phịng) với niên đại phóng xạ là 3405 ± 50 năm. Tuy
những di vật khảo cổ được tìm thấy đến nay còn hạn chế, tuy nhiên, các di vật
này cho thấy: cây lúa đã được trồng từ rất lâu đời tại Việt Nam, trở thành một
phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam
(Trần Văn Đạt, 2010).
Ngày nay, cây lúa được trồng ở nhiều nơi trên Thế giới, từ châu Á, châu
Phi, châu Mỹ, châu Âu cho đến châu Đại dương. Châu Á và châu Mỹ là hai châu
lục có diện tích trồng lúa lớn nhất, cho năng suất lúa lớn nhất. Trong đó, khu vực
Đơng Nam Á, Tây Á, một phần ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ là những vựa lúa lớn nhất
trên Thế giới. Những vùng có khí hậu quá lạnh (Canada, Bắc Âu) hoặc quá khô
hạn (châu Phi) có diện tích trồng lúa rất nhỏ hoặc khơng trồng lúa (FAO, 2017)
(hình 2.1).

Sản lượng
(tấn)

Hình 2.1. Phân bố vùng trồng lúa trên Thế giới năm 2017
Nguồn: FAO (2017)

4


Gạo là nguồn carbohydrate quan trọng, chứa 80% tinh bột, 7,5% protein,
12% nước, 0,5% vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình, 100 g
gạo cung cấp hơn 300 kcal cho cơ thể. Trong gạo trắng chứa 0,8 g chất béo; 0,6 g
chất sợi; 82 g carbohydrate; 6 g protein; 0,07 mg vitamin B1; 0,02 mg vitamin
B2; 1,8 mg Niacin; 8 mg Canxi; 87 mg Phốt-pho, 111 mg Kali và 31 mg muối.
Hàm lượng các chất này cao hơn đáng kể trong gạo lứt (gạo còn nguyên vỏ cám).
Gạo nếp có hàm lượng nước, protein, vitamin B1 và vitamin B2 cao hơn nhưng
hàm lượng chất béo, carbohydrate, Niacin, Canxi, Phốt-pho lại thấp hơn hoặc

bằng gạo trắng. Đặc biệt, gạo nếp hồn tồn khơng có chất sợi, Kali và muối.
Ngồi ra, trong gạo cịn chứa vitamin E (có tác dụng chống oxy-hóa của tế bào,
giúp bảo vệ sự hủy hoại bì mơ của cơ thể) và một số chất khoáng khác như
Phytin, Sắt và Kẽm (Trần Văn Đạt, 2010).
Thành phần chính của gạo là tinh bột. Tinh bột trong gạo tồn tại dưới dạng
carbohydrate. Carbohydrate tồn tại ở cả dạng đơn giản (các loại đường đơn
glucose, fructose, lactose và sucrose) và dạng phức tạp (chuỗi các phân tử
glucose liên kết với nhau chứa nhiều chất sợi). Tinh bột có 2 thành phần là
amylose và amylopectin, tỷ lệ giữa hai thành phần này ảnh hưởng đến độ dẻo của
hạt cơm sau khi nấu. Nếu trong gạo có chứa nhiều amylose sẽ cứng hơn so với
hạt gạo có chứa nhiều amylopectin (Trần Văn Đạt, 2010).
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và Việt Nam
Gạo là nông sản đứng thứ 9 trên tổng số 10 loại nông sản được sản xuất
trên Thế giới. Từ năm 1994 đến năm 2017, diện tích và năng suất lúa trên Thế
giới nhìn chung có xu hướng gia tăng (hình 2.2).
Về diện tích trồng, từ năm 1994 đến năm 1999, diện tích trồng lúa tăng từ
147 triệu ha đến 157 triệu ha. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau (2000 – 2002), diện tích
trồng và sản lượng lúa giảm mạnh, chỉ cịn bằng diện tích của năm 1994 (đạt 147
triệu ha vào năm 2002). Sau đó, từ năm 2003 đến năm 2017, diện tích trồng lúa
tăng đều qua các năm và đạt 165 triệu ha vào năm 2017 (FAO, 2017).
Về sản lượng, tương tự như với diện tích trồng, từ năm 1994 đến năm 1999,
tổng sản lượng lúa trên Thế giới tăng từ 538 triệu tấn đến 611 triệu tấn. Đến giai
đoạn 2000 – 2002, sản lượng lúa giảm mạnh và chỉ còn bằng sản lượng thu được
ở năm 1994 (đạt 571 triệu tấn vào năm 2002). Các năm sau đó (2003 – 2017),
sản lượng lúa trên Thế giới có xu hướng tăng đều, đạt 756 triệu tấn vào năm
2017 (FAO, 2017)

5



Hình 2.2. Tổng diện tích và sản lượng lúa trên Thế giới từ 1994-2017
Nguồn: FAO (2017)

Các khu vực khác nhau có sự khác biệt đáng kể với nhau về năng suất lúa thu
được. Châu Á có sản lượng lúa thu được cao nhất, chiếm 90,7% tổng sản lượng
trên Thế giới. Sản lượng ở các khu vực khác chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng
sản lượng lúa gạo của Thế giới. Châu Đại Dương có sản lượng lúa thu được thấp
nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng sản lượng của Thế giới (FAO, 2017) (hình 2.3).

Hình 2.3. Tổng sản lượng lúa tại các khu vực trên Thế giới từ 1994-2017
Nguồn: FAO (2017)

6


Hình 2.4. 10 nước có sản lượng lúa cao nhất trên Thế giới
Nguồn: FAO (2017)

Theo tổng kết của FAO (2017), mười nước đứng đầu về sản lượng lúa trên
Thế giới bao gồm: Trung Quốc (192 triệu tấn), Ấn Độ (139 triệu tấn), Indonesia
(59 triệu tấn), Bangladesh (40 triệu tấn), Việt Nam (36 triệu tấn), Thái Lan (29
triệu tấn), Myanmar (24 triệu tấn), Philippines (14 triệu tấn), Brazil (11 triệu tấn)
và Nhật Bản (11 triệu tấn). Các nước này chủ yếu là các nước Châu Á – nơi có
điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây lúa (hình 2.4).
Việt Nam là một trong những nước đứng đầu Thế giới về sản xuất lúa gạo.
Diện tích trồng lúa tại Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2017 tăng từ 6,5 triệu ha
lên đến 7,7 triệu ha. Sản lượng lúa thu được tăng từ 23,5 triệu tấn (1994) lên 42,7
triệu tấn (2017), đứng thứ năm trên tổng số 10 nước có sản lượng lúa gạo cao
nhất thế giới (FAO, 2017).
2.1.3. Tình hình bệnh hại trên cây lúa

Lúa là một trong những loại cây trồng bị nhiều tác nhân gây bệnh tấn
công ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng. Các tác nhân gây bệnh trên lúa rất đa
dạng, bao gồm: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng và phytoplasma (Cartwright
et al., 2017).
Theo Cartwright et al. (2017), có 10 lồi vi khuẩn gây hại trên lúa gây
hại ở hầu hết các bộ phận của cây lúa. Đó là: Xanthomonas oryzae (ex
Ishiyama) Swings et al. pv. oryzae (ex Ishiyama) Swings et al. (bạc lá lúa);

7


Acidovorax avenae (Manns) Willems et al. subsp. avenae (Manns) Willems et
al. comb. nov. và Pseudomonas syringae van Hall pv. panici (Elliott) Young et
al. (đốm sọc vằn nâu vi khuẩn lúa); Xanthomonas oryzae (ex Ishiyama) Swings
et al. pv. oryzicola (Fang et al.) Swings et al. (đốm sọc vi khuẩn lúa); Pantoea
agglomerans (Ewing & Fife) Gavini et al. (gây bệnh trên mày hoa của hạt),
Burkholderia gladioli (Severini) Yabuuchi et al. và Burkholderia glumae
(Kurita & Tabei) Urakami et al. (gây hại bông và thối hạt); Dickeya
chrysanthemi (Burkholder, McFadden & Dimock) Samson et al. comb. nov.
(thối cổ rễ lúa); Pseudomonas syringae van Hall pv. oryzae (ex Kuwata) Young
et al. (quầng lá lúa); Burkholderia plantarii (Azegami et al.) Urakami et al.
comb. nov. (cháy lá mạ); Pseudomonas fuscovaginae (ex Tanii, Miyajima &
Akita) Miyajima, Tanii & Akita (thối nâu bẹ lá lúa); Pseudomonas syringae van
Hall pv. syringae van Hall (thối bẹ lá lúa). Trong đó, bệnh vi khuẩn gây hại
chính và có ý nghĩa kinh tế nhất trên lúa là bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra (Gnanamanickam, 2009).
Trên lúa đã ghi nhận 122 loài nấm gây bệnh hại như Pyricularia oryzae
Cavara, Bipolaris oryzae (Breda de Haan) Shoemaker, Puccinia graminis f. sp.
oryzae Gonz. Frag. … Các loài nấm này gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau
(rễ, cổ rễ, lá, bẹ lá, hạt) ở nhiều giai giai đoạn sinh trưởng khác nhau (giai đoạn

mạ, đẻ nhánh, làm đòng …) của cây (Cartwright et al., 2017). Trong đó, 3 nấm
gây hại chủ yếu và có ý nghĩa nhất trên lúa là: Pyricularia oryzae Cavara (đạo
ôn), Rhizoctonia solani J. G. Kühn (khô vằn) và Sarocladium oryzae (Sawada)
W. Gams & D. Hawksw. (thối bẹ lá lúa) (Gnanamanickam, 2009).
Trên lúa có 19 lồi virus gây hại như: Rice black-streaked dwarf virus
(RBSDV) (lùn sọc đen), Southern rice black-streaked dwarf virus (SRBSDV)
(lùn sọc đen), Rice grassy stunt virus (RGSV) (vàng lùn lúa – lúa cỏ), …
(Cartwright et al., 2017). Trong đó, bệnh Tungro virus trên lúa do Rice tungro
bacilliform virus (RTBV) và Rice tungro spherical virus (RTSV) là bệnh virus
chính gây hại trên lúa (Gnanamanickam, 2009).
Về tuyến trùng, trên lúa có 27 lồi tuyến trùng gây hại. Các tuyến trùng
này gây hại trên rễ, bẹ và trên lá lúa. Triệu chứng điển hình do tuyến trùng gây ra
là u sưng rễ (Heterodera elachista Ohshima, Heterodera oryzae Luc & Berdon,
…), gây sát thương rễ (Pratylenchus spp.), nốt sưng rễ (Meloidogyne arenaria
(Neal) Chitwood, Meloidogyne graminicola Golden & Birchfield, …), khô đầu lá

8


(Aphelenchoides besseyi Christie), lùn cây (Tylenchorhynchus brassicae Siddiqi,
Tylenchorhynchus martini Fielding, …) … (Cartwright et al., 2017). Các bệnh do
tuyến trùng gây ra trên lúa ít có vai trị quan trọng hơn so với các bệnh gây ra bởi
nấm, vi khuẩn và virus.
Trong tất cả các tác nhân gây bệnh trên lúa, bệnh virus là tác nhân gây
bệnh khó phịng trừ nhất, do bản chất tác nhân gây bệnh sống bên trong tế bào ký
chủ và bệnh có khả năng lây lan nhờ vào các vector là côn trùng gây hại trên lúa.
Trong đó, bệnh lùn sọc đen do Southern rice black-streaked dwarf virus
(SRBSDV) gây ra là một trong những bệnh virus nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất
lớn tới năng suất lúa tại Trung Quốc và Việt Nam (Zhou et al., 2013).
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ SOUTHERN RICE BLACK-STREAKED DWARF

VIRUS (SRBSDV)
2.2.1. Lịch sử phát hiện, phân bố địa lý và thiệt hại gây ra trên lúa của
SRBSDV
SRBSDV được công bố lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2008 bởi
một nhóm các nhà khoa học người Trung Quốc. Theo đó, trong năm này, một
bệnh lùn mới đã được quan sát thấy trên cây lúa (Oryza sativa) ở một số vùng
của tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Cây bị nhiễm
bệnh có triệu chứng cịi cọc, lá sẫm màu và những vết nhỏ trên thân và mặt sau
lá. Quan sát tế bào nhu mô của các cây bị nhiễm bệnh có triệu chứng điển hình
dưới kính hiển vi điện tử phát hiện thấy những Fijivirus có dạng tinh thể viron
hình cầu có đường kính khoảng 70-75 nm và cấu trúc hình ống. Các virus này đã
được truyền sang cây lúa bằng rầy trắng (Sogatella furcifera) (Hemiptera:
Delphacidae), được thu thập trên các cánh đồng bị bệnh. Phân tích dsRNA chiết
từ các cây bị nhiễm bệnh cho thấy kết quả điện di tương tự như của virus lùn sọc
đen lúa (RBSDV). Sử dụng kỹ thuật RT-PCR để khuếch đại vùng gen S9 và S10
của virus nhằm giải trình tự và phân tích trình tự gen của chúng thu được kết quả:
các virus này đã có mức độ tương đồng lần lượt là 68,8% - 74,9% và 67,1% 77,4% trình tự nucleotide của các Fijivirus trong nhóm 2. Phân tích cây phả hệ
dựa trên trình tự nucleotide S9 và S10 và trình tự axit amin giả định của chúng
cho thấy loại virus này đại diện cho một nhánh riêng biệt với các Fijivirus khác.
Virus này cũng được phát hiện bằng kỹ thuật RT-PCR trên ngô (Zea mays), cỏ
lồng vực (Echinochloa crusgalli), cỏ lác trể (Juncellus serotinus) và flaccidgrass

9


×