Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cao phong, tỉnh hòa bình( luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THẾ ANH

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HỒ
BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Thể

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, cá
nhân, cán bộ quản lý tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, các thầy, cơ giáo và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới TS. Trần Văn Thể đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tơi
có thể hồn thành đề tài này.
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Chi cục Thống kê, Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai huyện Cao Phong, chủ nhiệm các HTX đã hỗ trợ và giúp đỡ cung cấp
thông tin và điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn –Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, gia đình ln ở bên ủng hộ và
giúp đỡ tôi.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người, sự giúp đỡ đóng góp
đó tạo nên sự thành công của đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của để tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn ............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp ................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận đề tài .......................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan đến đề tài ......................................................... 5

2.1.2.

Nguyên lý về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ................................ 6

2.1.3.

Vai trị và đặc thù của hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới................................... 8

2.1.4.

Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ........................................... 15

2.1.5.

Nội dung phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.................................... 20

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới........... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 25

2.2.1.


Kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã nông nghiệp
kiểu mới ........................................................................................................ 25

2.2.2.

Thực tiễn về phát triển các hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam .................. 33

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở
huyện Cao Phong ........................................................................................... 39

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 41

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 41

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 44

3.1.3.


Về văn hoá - xã hội ........................................................................................ 46

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao
Phong ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã
nông nghiệp ................................................................................................... 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 49

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 49

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 50

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 51

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 52

3.2.5.


Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 52

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 54
4.1.

Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại huyện Cao
Phong ............................................................................................................ 54

4.1.1.

Thực trạng về quy mô của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Cao Phong ...... 54

4.1.2.

Thực trạng về phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các loại hình dịch
vụ khác tại các hợp tác xã huyện Cao Phong .................................................. 55

4.1.3.

Thực trạng tình hình tài chính và đất đai của hợp tác xã ................................. 57

4.1.4.

Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.................................................... 60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tại
huyện Cao Phong ........................................................................................... 64


4.2.1.

Cơ chế chính sách .......................................................................................... 65

4.2.2.

Các yếu tố thuộc về nguồn lực của hợp tác xã ................................................ 66

4.2.3.

Các yếu tố thuộc thành viên hợp tác xã và cán bộ hợp tác xã.......................... 69

4.3.

Một số giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện
Cao Phong ..................................................................................................... 72

iv


4.3.1.

Nâng cao chất lượng nhân lực cho hợp tác xã thông qua đào tạo tập huấn……74

4.3.2.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý hợp
tác xã và hộ nông dân……………………………………….…..……………..77


4.3.3.

Tăng cường các hoạt động huy động vốn cho phát triển các hợp tác xã nông
nghiệp…………………………………………………………………………80

4.3.4.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho phát triển các hợp tác
xã………………………………………………………………………….…..83

4.3.5.

Tăng cường công tác tổ chức thực hiện và hoàn thiện cơ chế chính sách cho
phát triển các hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới……………………………….85

4.3.6.

Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính quyền và hợp
tác xã trên từng địa bàn……………………………………………………….87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 90
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 91

5.2.1.


Đối với cấp Trung ương ................................................................................. 91

5.2.2.

Đối với tỉnh Hịa Bình.................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 92
Phụ lục ...................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐHTV

Đại hội thành viên


ĐHXV

Đại hội xã viên

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

HTX CUVT-CB-TTNS

HTX cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ nông sản

HTXNN

HTX nông nghiệp

ICED

Viện Phát triển kinh tế hợp tác

IPSARD


Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp
nông thôn.

KHCN

Khoa học công nghệ

LLSX

Lực lượng sản xuất

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất, kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh hợp tác xã nông nghiệp trước đổi mới và hợp tác xã kiểu mới ......14
Bảng 3.1. Biến động đất đai huyện Cao Phong qua các năm 2016 - 2018 ..................43
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Cao Phong các năm 2016-2018................................44

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp huyện Cao Phong giai đoạn 2016
- 2018........................................................................................................45
Bảng 3.4. Thống kê dân số và lao động của huyện Cao Phong giai đoạn 2016 - 2018 ......47
Bảng 3.5. Nguồn và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .....................................50
Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra ...............................................................................51
Bảng 4.1. Số lượng thành viên bình quân một hợp tác xã giai đoạn 2016-2018 tại
huyện Cao Phong, Hịa Bình .....................................................................54
Bảng 4.2. Tỷ lệ các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp của
các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong năm 2018 ........................56
Bảng 4.3. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của các hợp tác xã trên địa
bàn huyện Cao Phong năm 2018 ...............................................................57
Bảng 4.4. Tình hình đất đai của các nhóm hợp tác xã trên địa bàn huyện Cao
Phong Hịa Bình ........................................................................................59
Bảng 4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh
sản phẩm trên địa bàn huyện Cao Phong ...................................................60
Bảng 4.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
và thương mại trên địa bàn huyện Cao Phong ............................................61
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình ở 1 hợp
tác xã ........................................................................................................62
Bảng 4.8. Đánh giá của các thành viên hợp tác xã về cơ chế chính sách ảnh
hưởng tới phát triển hợp tác xã nơng nghiệp tại huyện Cao Phong .............65
Bảng 4.9. Tình hình sử dụng trang thiết bị, dây truyền công nghệ của các hợp tác
xã nông nghiệp ở huyện Cao Phong, năm 2018 .........................................67
Bảng 4.10. Trình độ của Giám đốc các hợp tác xã tại huyện Cao Phong năm 2018......69
Bảng 4.11. Trình độ của kế toán trưởng các hợp tác xã tại huyện Cao Phong năm 2018 .....70
Bảng 4.12. Trình độ của trưởng hội đồng kiểm soát các hợp tác xã tại huyện Cao
Phong năm 2018 .......................................................................................71

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hợp tác xã chuyển đổi, hoạt động theo Luật hợp tác
xã 2012 ......................................................................................................15
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã chuyển
đổi, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 .................................................18
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã mới
thành lập ...................................................................................................19
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống hợp tác xã tại Nhật Bản .........................................26
Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức phong trào hợp tác xã ở Thái Lan ......................................30
Hình 4.1. Lợi nhuận của các nhóm hợp tác xã năm 2018...........................................64
Hình 4.2. Ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất tới phát triển các hợp tác xã nơng
nghiệp ở huyện Cao Phong ........................................................................68
Hình 4.3. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực tài chính tới phát triển các hợp tác xã
nông nghiệp ở huyện Cao Phong ...............................................................68
Hình 4.4. Hiểu biết của các thành viên hợp tác xã về hợp tác xã nông nghiệp ở
huyện Cao Phong ......................................................................................72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thế Anh
Tên luận văn: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp
trên địa bàn huyện Cao Phong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ quan có
liên quan về thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong. Số
liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ điều tra, phỏng vấn 90 hộ và 30 cán bộ
quản lý có liên quan đến phát triển HTX nơng nghiệp ở Cao Phong. Phương pháp phân
tích số liệu sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng phát triển các HTX
nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về phát triển HTX nông nghiệp gồm: một số
khái niệm về HTX, HTX nông nghiệp kiểu mới, nguyên lý xây dựng HTX Nông nghiệp
kiểu mới; Nội dung phát triển HTX nông nghiệp; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển HTX nông nghiệp. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của một số địa
phương trong phát triển HTX nông nghiệp, từ đó rút ra một số bài học cho huyện Cao
Phong trong phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX
nông nghiệp kiểu mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao năm 2018, lợi nhuận của các
HTX nông nghiệp kiểu mới đạt 12.356,2 triệu. Trong khi đó với nhóm HTX thuộc
nhóm 3 chỉ có lợi nhuận 257,0 triệu và các HTX này hiện vẫn chỉ chuyển đổi theo đúng
luật HTX nhưng bản chất thì vẫn khơng thay đổi. Đối với những HTX thuộc nhóm có
số lượng thành viên ít nhưng tập trung, chất lượng thì có hiệu quả kinh tế cao. Lĩnh vực
hoạt động của HTX mang lại hiệu quả là sản xuất sản phẩm, bảo quản chế biến và tiêu
thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, một số tồn tại của nhóm HTX chậm phát triển chưa thay
đổi như: Trình độ của cán bộ HTX vẫn còn hạn chế, cán bộ chưa qua đào tạo còn chiếm

ix



tỷ trọng lớn; Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu; vốn hoạt động của HTX ít, việc tiếp
cận vay vốn cịn gặp nhiều khó khăn; nhận thực của cán bộ và các thành viên cịn chưa
được thơng suốt… Vì vậy, một số HTX đã chuyển đổi theo luật về tên, cách gọi, các
chức danh, tuy nhiên cách thức hoạt động, các lĩnh vực dịch vụ và hiệu quả hoạt động
vẫn như trước khi chuyển đổi theo luận HTX năm 2012.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông
nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong gồm: Cơ chế, chính sách; Nguồn lực của HTX;
Các yếu tố thuộc về năng lực của thành viên và cán bộ quản lý HTX. Trong đó nhóm
yếu tố thuộc về nguồn lực của HTX là quan trọng nhất, sau đó đến chất lượng thành
viên và cán bộ HTX, những yếu tố này quyết định đến sự thành công của phát triển
HTX nông nghiệp ở huyện Cao Phong.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp một
cách bền vững và hiệu quả ở huyện Cao Phong thời gian tới như sau: Tăng cường cơng
tác tổ chức thực hiện và hồn thiện cơ chế chính sách cho phát triển các HTX nơng
nghiệp kiểu mới; Tăng cường các hoạt động huy động vốn cho phát triển các HTX nông
nghiệp; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho phát triển các HTX;
Nâng cao chất lượng nhân lực cho HTX thông qua đào tạo tập huấn; Tăng cường công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý HTX và hộ nơng dân; Xây
dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính quyền và hợp tác xã trên
từng địa bàn.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen The Anh
Thesis Title: Development of agricultural cooperatives in Cao Phong district, Hoa Binh
province, Vietnam

Major: Economics management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
General Objective
This study aims to assess the current situation of agricultural cooperatives
development in Cao Phong district, Hoa Binh province, and to propose policy measures
for developing agricultural cooperatives in Cao Phong district in future.
Research Methods:
The study used secondary information gathered from relevant agencies on the
status of agricultural cooperatives development in Cao Phong district. Primary data for
the study were collected from the survey, interviewing with 90 households and 30
managers/government officials related to the development of agricultural cooperatives
in Cao Phong. Methods of data analysis used in the thesis include as: descriptive
statistical methods and comparison methods to clarify the status of developing
agricultural cooperatives in Cao Phong district.
Main findings and Conclusions:
The study has clarified the theoretical framework for the development of
agricultural cooperatives including: concepts of cooperatives, agricultural cooperatives,
principles of building agricultural cooperatives; Contents of agricultural cooperative
development; identifying factors affecting the development of agricultural cooperatives.
The study has reviewed the experiences of some localities in the development of
agricultural cooperatives, thereby drawing some lessons for Cao Phong district in the
development of agricultural cooperatives.
The research results show that the production and business situation of
agricultural cooperatives has brought high economic efficiency in 2018, the profitability
of the new agricultural cooperatives model reached 12,356.2 million VND. Meanwhile,
the type of agricultural cooperatives in group 3 only got profit of 257.0 million VND
and these agricultural cooperatives are still only converted in accordance with the law of

cooperatives but their nature remains unchanged. For cooperatives in the group with
few members but concentrated which had highly economic efficiency. The field of

xi


cooperatives operation having effectiveness were preserving, processing and marketing
products. Besides, a number of shortcomings of the developed cooperatives have not
changed such as: The qualifications of the cooperative officials are still limited, the
untrained officials still account for a large proportion; Facilities are poor and backward;
The working capital of the cooperative is small, the access to loans is still difficult; The
awareness of officials and members of agricultural cooperatives has not been clear ...
Therefore, some agricultural cooperatives have changed according to the law in term of
names, calling methods and titles, however the way of operation, service areas and
trademarks Performance remains the same as before the transition under the
Cooperative law in 2012.
Research results showed that factors affecting the development of agricultural
cooperatives in Cao Phong district including as: Mechanisms and policies; Resources of
cooperatives; Factors belonging to the capacity of members and managers of
cooperatives. In which, the group of factors belonging to the resources of the
cooperatives is the most important, then the quality of members and cooperatives
members, these factors determine the success of the development of agricultural
cooperatives in Cao Phong district.
Some solutions were proposed to promote the development of agricultural
cooperatives in a sustainable and effective manner in Cao Phong district in the coming
time as follows: Strengthening the implementation and completion of policies and
mechanisms for development of new agricultural cooperatives; Strengthening capital
mobilization activities for the development of agricultural cooperatives; Increasing
investment in building infrastructure for developing cooperatives; Improving the quality
of human resources for cooperatives through training; Strengthening the propaganda to

raise awareness for cooperative managers and farmer households; Developing effective
coordination mechanisms between Party organizations, authorities and cooperatives in
each area.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
HTX nơng nghiệp là một tổ chức kinh tế có vai trị to lớn trong việc liên kết
nơng dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng
nông thôn mới tại các địa phương. Đến nay, cả nước có 18.837 HTX với hơn 7,3
triệu thành viên; vốn điều lệ bình quân là 1.354 triệu đồng/HTX; doanh thu bình
quân ước đạt 2.986 triệu đồng/HTX/năm. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, cả nước
có 10.446 HTX nơng nghiệp (HTXNN) với hơn 6,7 triệu thành viên (bình quân
641 thành viên/HTX) hoạt động trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, thủy lợi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sau
đây gọi tắt là HTX nông nghiệp) chiếm 55,5% tổng số HTX trong cả nước. Đa số
các HTX nông nghiệp là các HTX kinh doanh tổng hợp khoảng 7.753 HTX,
chiếm 74,2% (Nguyễn Đình Chính, 2013).
Để tổ chức lại và tăng cường hoạt động của HTX, năm 2012, Luật HTX
kiểu mới ra đời với những điểm mới như sau: Về tên gọi một số vị trí của HTX:
Giám đốc HTX thay vì chủ nhiệm HTX; Hội đồng quản trị HTX thay vì Ban chủ
nhiệm HTX; Thành viên HTX thay vì xã viên.Theo luật năm 2012 HTX hoạt
động đúng theo luật HTX chứ khơng phải là loại hình doanh nghiệp; Mục tiêu
của HTX kiểu mới là quan tâm đến lợi ích của các thành viên, khác với kiểu cũ là
vì lợi nhuận (Quốc hội, 2012).
Tỉnh Hịa Bình, ngay từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành,
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để chỉ đạo
phát triển kinh tế hợp tác, HTX kiểu mới. Đến đầu năm 2017, toàn tỉnh đã thành

lập mới được 80 HTX, chuyển đổi đăng ký lại 89 HTX, giải thể 74 HTX, chuyển
đổi 53 HTX sang hoạt động tổ hợp tác và doanh nghiệp theo luật HTX kiểu mới.
Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 277 HTX, giảm 16,5% so với năm 2013, trong
đó có 155 HTX hoạt động hiệu quả, tổng doanh thu đạt trên 389 tỷ đồng, lợi
nhuận bình quân trên 435 triệu đồng /HTX/năm; nộp ngân sách Nhà nước gần 9
tỷ đồng, thu hút khoảng 10.030 thành viên và người lao động, thu nhập bình quân
đạt khoảng 4 triệu đồng /người/tháng (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình, 2017). Các
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác, HTX đã được quan tâm thực hiện,
nhiều chính sách đi vào cuộc sống và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các
HTX. Trong tỉnh đã hình thành một số HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm,

1


bước đầu hình thành các HTX liên kết giữa HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong tỉnh đã có mối liên kết 4 nhà gồm Nhà nước - Nhà khoa học Nhà doanh nghiệp và HTX. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn
nhiều HTX chưa phát huy được hiệu quả, thậm chí đã ngừng hoạt động nhiều
năm cần phải tiến hành giải thể. Năng lực quản trị của các HTX, tổ hợp tác còn
yếu, một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa phát huy lại hiệu quả, tổ chức
chưa phù hợp, thiếu vốn và nguồn lực sản xuất (Liên minh HTX tỉnh Hịa Bình,
2017). Do vậy cần có các nghiên cứu đánh giá để tìm kiếm các giải pháp phù hợp
nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động của HTX theo luật HTX kiểu mới trong bối
cảnh cả nước và tình thực hiện tái cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế, nâng cao
giá trị gia tăng.
Đối với huyện Cao Phong từ khi chuyển đổi hoạt động HTX theo luật
2012, tổ chức hoạt động HTX kiểu mới đã có nhiều chuyển biến tích cực như đã
xây dựng được nhiều HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả như: Liên minh HTX
Cam Cao Phong; HTX Phúc Linh sản xuất, chế biến các sản phẩm liên quan đến
cam. Các HTX này đã góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới
của huyện, cải thiện năng lực sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao

thu nhập cho nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả thì vẫn
cịn một số HTX đã chuyển đổi nhưng do năng lực yếu kém, trình độ cịn thấp,
cơ sở vật chất nghèo nàn, nhận thức của lãnh đạo và các thành viên HTX về nội
dung, phương thức hoạt động theo Luật HTX kiểu mới còn hạn chế dẫn đến hiệu
quả hoạt động chưa cao. Hiện tượng “Bình mới, rượu cũ” cịn xảy ra, chưa
mang lại những chuyển biến tích cực, phục vụ phát triển kinh tế nơng thơn, địi
hỏi phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực hoạt động và đóng
góp của các loại hình HTX này.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển HTX
nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình” nhằm phát huy
hiệu quả, năng lực hoạt động, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần vào
cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới của huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của HTX nông nghiệp và đề xuất

2


các giải thúc đẩy pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao
Phong, tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển
HTX nông nghiệp theo luật HTX năm 2012;
- Đánh giá được thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn
huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp trên
địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn

huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Hiện trạng phát triển của các HTX nông nghiệp ở huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp tại huyện
Cao Phong, tỉnh Hịa Bình?
- Giải pháp nào cần được đề xuất để phát triển HTX nơng nghiệp tại
huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát phát triển
HTX nông nghiệp theo luật HTX 2012.
Đối tượng khảo sát gồm: Cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý HTX
và các xã viên của hộ tác xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại tất cả các HTX
nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng phát triển và
hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và các HTX thương mại dịch vụ
liên quan đến nông nghiệp từ đó đề xuất giải pháp phát triển HTX nông nghiệp,

3


HTX thương mại dịch vụ nông nghiệp kiểu mới hiệu quả hơn, theo luật HTX
năm 2012.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu được thu thập
trong giai đoạn 2016-2018.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Về lý luận: Nghiên cứu làm rõ khung lý thuyết về phát triển HTX nông
nghiệp gồm: một số khái niệm về HTX, HTX nông nghiệp kiểu mới, nguyên lý
xây dựng HTX Nông nghiệp kiểu mới; Nội dung phát triển HTX nông nghiệp;
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp. Nghiên cứu đã
tổng quan kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển HTX nơng
nghiệp, từ đó rút ra một số bài học cho huyện Cao Phong trong phát triển HTX
nông nghiệp trên địa bàn.
- Về thực tiễn: Đây là đề tài mang tính ứng dụng cao, khi được thực hiện
góp phần giúp các HTX nơng nghiệp hiện nay, khơng chỉ các HTX trên địa bàn
huyện Cao Phong nói riêng mà các HTX của tỉnh Hịa Bình và mở rộng hơn nữa
là trên phạm vi tồn quốc nói có thể ứng dụng và nhân rộng phát triển, giúp các
HTX hoạt động có hiệu quả cao.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Ngày 23/9/1945, Đại hội liên minh HTX quốc tế (ICA) lần thứ 31 tổ chức
tại Manchester (Vương quốc Anh) đã định nghĩa về HTX như sau: "HTX là hiệp
hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm
đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thơng
qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra dân chủ".
Trong bản khuyến nghị phát triển HTX của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) được thông qua tại kỳ hợp thứ 90, diễn ra vào tháng 6/2002 tại Geneve
(Thụy Sỹ) định nghĩa về HTX như sau: "HTX là một tổ chức tự chủ của những
người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong

muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp
sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự
tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ".
Liên hiệp HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 04 HTX tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của HTX thành viên, trên cơ sở tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp HTX.
Ở nước ta, khái niệm HTX theo Luật HTX 2003: "HTX là tổ chức kinh tế
tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là thành viên
HTX) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định
của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên HTX tham gia
HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước” (Quốc hội, 2003).
Với khái niệm này HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm
vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của
pháp luật.

5


Khi Luật HTX 2012 được ban hành thì khái niệm HTX đã được thay đổi như
sau: HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
So với Luật HTX năm 2003 thì Luật HTX năm 2012 đã làm rõ được bản
chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể thành lập
trên tinh thần tự nguyện, nhằm lợi ích chung của các thành viên. Luật HTX năm

2012 đã bỏ quy định “HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”, quy định
này đã gây ra hai luồng ý kiến. Đa số ý kiến cho rằng, HTX là tổ chức kinh tế tự
chủ do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
mình mà từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu
quả hơn. Một số ít ý kiến khác cho rằng: Cần khẳng định “HTX hoạt động như
một loại hình doanh nghiệp” như được quy định tại Luật HTX năm 2012 vì thực
chất HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp đặc thù, cần được bảo đảm
hoạt động bình đẳng với mọi loại hình doanh nghiệp khác và có quyền kinh
doanh một số ngành nghề mà pháp luật không cấm.
2.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
Như đã phân tích ở trên, Luât HTX năm 2012 đã đưa ra khái niệm “HTX
nông nghiệp kiểu mới là hình mẫu HTX hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực
nông nghiệp” (Quốc hội, 2012). Theo khái niệm này, HTX NN là hình mẫu hoạt
động có hiệu quả của một hình thức tổ chức sản xuất, nó mang tính đặc trưng của
từng vùng, miền và từng ngành hàng nông sản.
Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là một hình thức tổ chức sản xuất, là
một thể chế kinh tế nên không giống với một vật thể. Do vậy, HTX nơng nghiệp
kiểu mới là hình mẫu của một thể chế kinh tế, trong đó luật chơi gồm khung
pháp lý và các quy định khơng mang tính pháp lý và các HTX nông nghiệp kiểu
mới chịu sự chi phối và điều chỉnh theo các khung pháp lý và các quy định này.
2.1.2. Nguyên lý về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
Theo quy đinh trong Luật HTX năm 2012, HTX nông nghiệp kiểu mới
phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc chủ yếu sau:
a. Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới phải đảm bảo tuân thủ các quy định của hệ
thống luật pháp hiện hành

6


Trước hết, đề xuất về HTX nông nghiệp kiểu mới phải đảm bảo tuân thủ

đầy đủ các các quy định của hệ thống luật pháp hiện hành tại Việt Nam đối với tổ
chức HTX, cụ thể là phải tuân thủ Luật HTX 2012 (Quốc hội, 2012) và các Luật
có liên quan như: Luật phá sản ban hành 19/6/2014; Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp sửa đổi năm 2013 banh hành 19/6/2013; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2008 ban hành 03/6/2008; luật sửa đổi các luật về thuế 2014 ban hành
26/11/2014; Luật việc làm 2013 ban hành 16/11/2013; Luật đầu tư 2005 ban hành
29/11/2005 (còn hiệu lực đến 30/6/2015); Luật đầu tư 2014 ban hành 26/11/2014;
Luật thi đua khen thưởng sửa đổi 2013 ban hành ngày 16/11/2013; Luật thuế giá
trị gia tăng sửa đổi năm 2013 ban hành 19/6/2013; các văn bản pháp quy hướng
dẫn thi hành Luật như Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính
phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật HTX (Chính phủ, 2013).
b. Hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới đảm bảo tính khả thi
Hợp tác xã NN kiểu mới phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn, với tôn
chỉ hoạt động của tổ chức HTX là dịch vụ cho thành viên là chính, khơng đặt
mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Trong thiết kế, HTX nông nghiệp kiểu mới cần
sắp xếp ưu tiên các mục đích hoạt động theo thứ tự như sau: (i) Đáp ứng các dịch
vụ phục vụ thành viên với vai trò HTX là “bà đỡ” cho kinh tế hộ nông dân; (ii)
Phát triển cộng đồng; (iii) Lợi nhuận hoạt động.
Để đảm bảo tính khả thi, khi xây dựng HTX NN kiếu mới cần phải: (i)
Xác định mục tiêu không xa vời thực tiễn nhưng không quá thực dụng và phải
xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng; (ii) Các nội dung hoạt động của HTX phải
cụ thể, thiết thực; và (iii) Đảm bảo những đối tượng tham gia có được lợi ích cao
hơn và bền vững trước khi tham gia (Nguyễn Thiện Nhân, 2015).
c. Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới phải đảm bảo tính tiên tiến
Hợp tác xã NN kiểu mới phải đảm bảo tính tiên tiến hơn so với các HTX
hiện tại. Tính tiên tiến của được thể hiện trên các khía cạnh: (i) Đảm bảo quan hệ
sản xuất phù hợp với với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong nơng nghiệp; (ii) Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hố, hình thành các chuỗi giá trị nơng sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu
thụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản, nâng cao thu nhập cho thành

viên và lợi ích của HTX.
d. Hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới phải có khả năng nhân rộng
Các tiêu chí đánh giá khả năng nhân rộng của là:

7


- Phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế đất nước.
- Hiệu quả hoạt động của cao, được đông đảo thành viên thừa nhận.
- Có thể áp dụng rộng rãi tại các địa phương có điều kiện tương tự.
e. Khung pháp lý
Luật HTX 2012 là khung pháp lý cao nhất đối với tổ chức HTX. Dưới
Luật này hiện nay đã có Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của
Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật HTX.
Bên cạnh Luật HTX 2012, các HTX với tư cách là một hình thức tổ chức
sản xuất cịn phải tn thủ các quy định hiện hành khác trong hệ thống Luật pháp
Việt Nam, trong đó có các bộ Luật liên quan nhiều nhất là: Luật Dân sự, Luật
Đất đai, Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Khoa học
công nghệ, Luật chuyển giao khoa học công nghệ….
g. Tổ chức, hoạt động của hợp tác xã
Tổ chức, hoạt động của HTX nông nghiệp kiểu mới đề cập đến các nội
dung sau:
- Các nguyên tắc thành lập.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nguồn lực hoạt động (đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ, thị trường).
- Phương án SXKD và cơ chế vận hành.
- Cơ chế phân phối.
- Vai trò của Nhà nước và quan hệ của HTX với các thể chế kinh tế khác.
2.1.3. Vai trò và đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
2.1.3.1. Vai trị của hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới

Kinh tế hợp tác trong lịch sử được phát triển dưới nhiều hình thức từ thấp
đến cao: từ tổ vân cơng, đổi cơng đến tổ đồn kết sản xuất, chuyển sang các hình
thức HTX dịch vụ, các HTX sản xuất hoặc các HTX vừa sản xuất vừa làm dịch
vụ. Kinh tế hợp tác, HTX nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng có vai trị
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (Chu Tiến Quang, 2012).
Hợp tác xã nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, làm được
những việc mà từng người, từng hộ đơn lẻ khơng làm được hoặc làm khơng có
hiệu quả. HTX nơng nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ phát triển, tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ trang trại liên kết, hợp tác, thành lập HTX. HTX nông

8


nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được nhiều khoản chi
phí trong đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; huy động được nhiều vốn, nhiều nhân
lực, chế ngự được thiên tai địch hoạ, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, kinh
doanh; cung cấp sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần
vào ngân sách nhà nước. HTX nông nghiệp khai thác được tiềm năng trong dân
cư để mở mang ngành nghề, phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu,
đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội (Chính phủ, 2013).
Hợp tác xã nơng nghiệp hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ họ cùng phát triển.
Bởi lẽ HTX nông nghiệp khơng chỉ gắn bó các thành viên về kinh tế mà cịn
được hình thành và phát triển trên cơ sở tình làng nghiã xóm, góp phần thực hiện
các chính sách xã hội trên địa bàn như cung ứng các mặt hàng chính sách cho
vùng miền núi, dân tộc, vùng thiên tai bão lụt, tham gia xố đói, giảm nghèo,
khắc phục bần cùng hố; phịng chống các tệ nạn xã hội. Kinh tế hợp tác và HTX
nơng nghiệp cịn tạo điều kiện cho những người lao động, những người sản xuất
nhỏ phát triển marketing, nhờ đó những khả năng mở rộng được thị trường trong
và ngoài nước đảm bảo sự cân bằng và chẳng những có thể trụ vững trong thị
trường cạnh tranh, mà cịn khơng ngừng phát triển, khơng bị phá sản trở thành

gánh nặng lao động thất nghiệp cho xã hội (Chu Tiến Quang, 2012).
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức sản xuất có tính xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, đó là các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ tinh của các doanh
nghiệp nhà nước; là đơn vị liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác
và có thể là đơn vị xuất nhập khẩu. Tính xã hội của HTX nơng nghiệp được thể
hiện ở chỗ là một tổ chức kinh tế của những người lao động, tập hợp được đông
đảo mọi người tham gia nhằm giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong sản
xuất kinh doanh, dịch vụ góp phần tạo cơng ăn việc làm và thu nhập chính đáng
và ở việc HTX hỗ trợ người nghèo. Trong mọi hoạt động của mình, HTX cịn có
nghĩa vụ giáo dục tinh thần hợp tác cho xã viên, khuyến khích sự hợp tác không
chỉ trong nội bộ xã viên của HTX mà cịn giữa các HTX. Ngồi chăm lo về mặt
kinh tế, HTX còn chăm lo cả về mặt tinh thần cho xã viên thông qua các hoạt
động chung của HTX. Tuy nhiên tất cả những hoạt động xã hội phải được tiến
hành trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả. Những hoạt động này sẽ góp phần
nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, góp phần dân chủ hố đời sống xã hội,
ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phịng (Chính phủ, 2013).
Ngồi ra, HTX nơng nghiệp cịn có vai trị tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghệ mới vào sản xuất. Tiến hành chuyên

9


mơn hố, tập trung hố, phát triển hợp lý các ngành sản xuất, dịch vụ và thâm
canh khoa học. Khai thác tiềm năng về vốn, lao động và công nghệ, đảm bảo mơi
trường sinh thái, có khả năng đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản trị kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
2.1.3.2. Đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp
Qua nội dung Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Luật HTX năm 2012 (Quốc hội,
2012), đã thể hiện những đặc điểm cơ bản của HTX nông nghiệp kiểu mới và ưu

thế của nó, đó là:
a) Hợp tác xã nơng nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân góp sức, góp vốn lập ra, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp,
có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và
được bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Bản chất của HTX nông
nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể mang tính xã hội cao bao gồm cả thể nhân, pháp
nhân (các tổ chức kinh tế - xã hội), cán bộ công chức, cả người ít vốn lẫn người
nhiều vốn, nhưng phải tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ về gia nhập và ra
khỏi, về tổ chức quản lý HTX theo luật định. Mặt khác, HTX nông nghiệp là tổ
chức kinh tế tự nguyện, có quyền tự chủ, bình đẳng với các loại hình kinh doanh
khác trong quá trình hoạt động. Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của
mình đối với các tổ chức kinh tế khác theo thỏa thuận, hợp đồng đã kí kết. Điều
này đã khắc phục được tư tưởng HTX nặng về tổ chức xã hội và là cơng cụ của
chính quyền cơ sở như HTX trước đổi mới (Quốc hội, 2012).
b) Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện
theo quy định của luật HTX, tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX.
Thành viên có quyền ra khỏi HTX nơng nghiệp theo quy định của điều lệ HTX.
Nguyện vọng của họ được tơn trọng, khơng bị cưỡng bức, gị ép. Đây là nguyên tắc
quan trọng, đảm bảo động viên được sự nhiệt tình của các đối tượng tham gia.
- Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và cơng khai: Xã viên có quyền tham gia
quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của HTX nông nghiệp; những vấn để lớn
trong sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp đều phải được đại hội xã viên
thảo luận dân chủ và thông qua; các xã viên đều có quyền ngang nhau trong biểu
quyết theo hình thức mỗi người một phiếu bầu, giá trị mỗi phiếu như nhau,
khơng phụ thuộc vào mức vốn góp; đồng thời, HTX phải thực hiện tốt việc công

10



khai cho xã viên biết theo định kỳ về phương thức, kế hoạch sản xuất - kinh
doanh, công khai tài chính, phân phối, thu nhập của HTX. Đây là nguyên tắc then
chốt, liên quan đến sự tồn tại và phương hướng phát triển lành mạnh của HTX
(Quốc hội, 2012).
- Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX nông
nghiệp là tổ chức kinh tế, hoạt động với mục đích lấy lợi ích kinh tế là chính, bao
gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời, coi trọng lợi ích xã hội
của các thành viên. Trong thành lập và hoạt động, HTX có quyền được lựa chọn
ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp mà pháp luật khơng cấm, theo ý chí,
nguyện vọng của xã viên; hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh
và tự chịu trách nhiệm trong cơ chế thị trường; liên doanh liên kết với các đơn vị
thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong phân phối lợi ích và giải quyết những vấn
đề có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi, phải tuân thủ ngun tắc cùng có lợi,
hài hịa giữa xã viên và xã viên, giữa xã viên và HTX, HTX với lợi ích cộng
đồng. Nguyên tắc này đã xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển của HTX
chính là ở vai trò, trách nhiệm làm chủ của các xã viên đối với HTX; chủ động
phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực sẵn có của xã viên; HTX năng động
tìm kiếm cơ hội kinh doanh và cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
- Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng: Là nguyên tắc và tiêu chí
mang tính đặc trưng của HTX nơng nghiệp kiểu mới, gắn kết lợi ích kinh tế
của các thành viên HTX với lợi ích xã hội và phát triển cộng đồng. HTX nông
nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, mọi hoạt động kinh tế của các thành viên
tham gia với phương châm hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn;
tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên tham
gia. Trên cơ sở đó, khơng ngừng nâng cao vai trị, tính chất xã hội của HTX
để giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần tích cực thực hiện chủ trương giải
quyết cơng ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội,
tăng cường tình làng, nghĩa xóm, đồn kết cộng đồng, đó là nhân tố quan
trọng để HTX nông nghiệp phát triển bền vững.
c) Quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối trong hợp tác xã

- Về quan hệ sở hữu: Trong HTX kiểu cũ, một đặc điểm quan trọng nhất
quyết định các quan hệ khác là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Người
nơng dân khi vào HTX phải góp ruộng đất, trâu bị, cơng cụ sản xuất chủ yếu;
xóa bỏ sở hữu của hộ gia đình, sở hữu cá nhân khơng được thừa nhận. Chính

11


điều này đã làm nảy sinh tình trạng vơ chủ và sự thiếu trách nhiệm của nhiều xã
viên đối với tài sản của HTX. Trong HTX kiểu mới, sở hữu của HTX là sở hữu
đan xen, đa dạng và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường, "dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu
tập thể" (Chu Tiến Quang, 2012).
Sở hữu của tập thể xã viên (sở hữu của HTX) là nguồn vốn tích lũy tái đầu
tư, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX và các quỹ
không chia. Những vốn, quỹ, tài sản thuộc sở hữu tập thể được khuyến khích
tăng thêm cùng với sự phát triển của HTX nhằm tạo điều kiện củng cố, phát triển
HTX. Sở hữu thuộc cá nhân xã viên được tôn trọng, xã viên có tồn quyền sử
dụng vốn, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản xuất - kinh doanh.
Nếu HTX có nhu cầu sử dụng các tư liệu sản xuất đó, thì phải th của xã viên.
Vốn góp của xã viên khi vào HTX được sử dụng cho hoạt động chung của HTX
và sẽ trả lại cho xã viên khi ra khỏi HTX. Như vậy, HTX không tập thể hóa mọi
tư liệu sản xuất của các thành viên, tôn trọng sở hữu của các thành viên. HTX
kiểu mới làm cho xã viên thực sự là chủ nhân của HTX thơng qua quy định về
góp vốn, góp sức xây dựng HTX; quyền lợi, trách nhiệm của xã viên gắn liền với
kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của HTX.
- Về quan hệ quản lý: Trong cơ chế quản lý của HTX kiểu cũ, quan hệ
giữa xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất,
trở thành người lao động làm công theo sự điều hành tập trung của HTX; tính
chất hợp tác đích thực trong HTX khơng cịn, người lao động phụ thuộc, bị động,

thiếu chủ động sáng tạo. Đặc trưng của HTX kiểu mới là hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX khơng bao trùm tồn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh
của xã viên, mà chỉ diễn ra ở từng công đoạn, khâu công việc nhằm bổ trợ, phát
huy thế mạnh của từng xã viên. Do đó, HTX kiểu mới phát huy được quyền làm
chủ của họ. Xã viên trực tiếp tham gia quản lý, giám sát hoạt động của HTX theo
nguyên tắc quản lý dân chủ, xã viên quyết định các công việc quan trọng của
HTX một cách bình đẳng, khơng phân biệt vốn góp ít hay nhiều. Bộ máy quản lý
HTX được tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, tách rõ chức năng quản lý với chức năng
điều hành. Tuy nhiên, tùy theo u cầu trình độ phát triển của HTX mà có thể
thành lập bộ máy vừa quản lý, vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản
lý với bộ máy điều hành. Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do đại hội xã
viên bầu trực tiếp. Trường hợp HTX không tổ chức riêng bộ máy quản lý và bộ
máy điều hành thì người đứng đầu bộ máy quản lý và bộ máy điều hành là chủ

12


×