Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO DỊCH VỤ
MƠI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Đăng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi bày tỏ lịng biết ơn đến quý lãnh đạo Chi Cục Kiểm Lâm Nghệ
An đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong qúa trình học tập và làm luận văn.
Tơi xin gửi tới quý Thầy giáo, Cô giáo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam; khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn và quý Thầy giáo, Cô giáo tổ bộ môn phát triển nơng thơn
đã tham gia q trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Mai Thanh Cúc người đã tận
tình hướng dẫn và giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo và chuyên viên Sở, Ban, Ngành và lãnh
đạo các huyện, phòng Ban của các huyện; cùng các hộ gia đình, cán bộ các xã, các
huyện trong tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những
thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Quản lý kinh tế khố
K26, đã đồng hành cùng tơi suốt trong quá trình học lớp Cao học vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Đăng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ...................................................................................... viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục đích chung .......................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn..................................................................... 4

1.4.1.

Đóng góp về mặt lý luận ............................................................................. 4

1.4.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng ............. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý tài chính dịch vụ mơi trường rừng .............................. 5


2.1.1.

Khái niệm ................................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò yêu cầu quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng ....... 9

2.1.3.

Nội dung quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng ........................... 10

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính dịch vụ mơi trường rừng .............. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm của các nước về quản lý tài chính dịch vụ mơi trường rừng ...... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng ..... 26

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính dịch vụ mơi trường rừng tại
tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 30

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An .......................................... 32

3.1.2.

Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ............................... 33

3.1.3.

Tổng quan về tài nguyên rừng tại tỉnh Nghệ An......................................... 34

3.1.4.

Khái quát tình hình thành lập bộ máy chỉ đạo/Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng Nghệ An ............................................................................................ 35

3.1.5.


Các loại dịch vụ môi trường rừng, các đối tượng phải nộp tiền dịch vụ
mơi trường rừng tại tỉnh Nghệ An.............................................................. 38

3.1.6.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trạng thái rừng và chủ
quản lý của tỉnh Nghệ An năm 2016 .......................................................... 40

3.1.7.

Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp............................................................ 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin .................................................. 45

3.2.4.


Phương pháp phân tích thông tin ............................................................... 45

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 52
4.1.

Thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại tỉnh Nghệ An ......... 52

4.1.1.

Quản lý thu tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An ................ 52

4.1.2.

Quản lý chi tài chính về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 66

4.1.3.

Đánh giá tác động của quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng .............. 74

4.2.

Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng
tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 86

4.2.1.


Chính sách Nhà nước................................................................................. 86

4.2.2.

Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong chi trả dịch vụ môi
trường rừng ............................................................................................... 89

4.2.3.

Năng lực quản lý của Nhà nước ................................................................. 92

4.2.4.

Ý thức chấp hành của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung ứng
dịch vụ môi trường rừng ............................................................................. 93

iv


4.2.5.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả ...................... 95

4.2.6.

Thiên tai, hạn hán ...................................................................................... 96

4.3.


Một số giải pháp hồn thiện quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường
rừng tại tỉnh Nghệ An ....................................................................................... 96

4.3.1.

Định hướng của tỉnh Nghệ An đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và
phát triển dịch vụ môi trường rừng đến năm 2025 ..................................... 96

4.3.2.

Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính dịch vụ mơi trường tại
tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 99

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

5.2.1.

Kiến nghị Chính phủ ............................................................................... 106

5.2.2.

Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ............................................................... 107


5.2.3.

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn .................................. 108

5.2.4.

Kiến nghị đối với UBND tỉnh Nghệ An ................................................... 108

5.2.5.

Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Sở, ban
ngành khác có liên quan ............................................................................ 109

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 110
Phụ lục ........................................................................................................................ 113

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BQL


Ban quản lý

BQLRPH

Ban quản lý rừng phịng hộ

BTC

Bộ tài chính

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CĐDC

Cộng đồng dân cư

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

EVN

Tập đồn điện lực Việt Nam


FONAG

Quỹ bảo vệ nước

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HGĐ

Hộ gia đình

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên



Nghị định

NĐ-Chính phủ

Nghị định Chính phủ

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PES


Chi trả dịch vụ mơi trường rừng

PTNT

Phát triển nơng thơn

QĐ-Ttg

Quyết định - Thủ tướng Chính phủ

RĐD

Rừng đặc dụng

RPH

Rừng phịng hộ

TC

Tài chính

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

TN&MT

Tài ngun và Mội trường


TNXP

Thanh niên xung phong

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê các dự án trong quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Nghệ An ..... 39
Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo trạng thái rừng và chủ
quản lý của tỉnh Nghệ An năm 2016 ............................................................ 41
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp .............................................................. 43
Bảng 4.1. Kế hoạch thu và thực hiện thu tiền DVMTR từ năm 2015 - 2018 của
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cơ sở sản xuất thủy điện........................ 55
Bảng 4.2. Kế hoạch thu và thực hiện thu tiền DVMTR của Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng các cơ sở nước sạch từ 2015 – 2018 ........................................... 60
Bảng 4.3. Kế hoạch thu và thực hiện thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các
đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ 2015 – 2018 ................. 65
Bảng 4.4. Đối tượng và diện tích được chi trả DVMTR ............................................... 67
Bảng 4.5. Kế hoạch chi và thực hiện chi của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các
đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ 2015 – 2018 ................. 69
Bảng 4.6. Tình hình về việc thực hiện các chức năng, nhệm vụ và các chủ trương

Chính sách Nhà nước .................................................................................... 70
Bảng 4.6. Tình hình về việc thực hiện các chức năng, nhệm vụ và các chủ trương
Chính sách Nhà nước .................................................................................... 71
Bảng 4.7. Thông tin cơ bản các hộ điều tra về chi trả DVMTR ................................... 74
Bảng 4.8. Tổng hợp thu nhập của người làm nghề rừng qua các năm triển khai
chính sách chi trả DVMTR ........................................................................... 78
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả truyền thông trước và sau khi thực hiện chính sách
chi trả DVMTR tại huyện Tương Dương ..................................................... 80
Bảng 4.10. Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo huyện Tương Dương trước và sau khi thực
hiện chính sách chi trả DVMTR ................................................................... 81
Bảng 4.11. Tổng hợp các thành phần, đối tượng tham gia thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tương Dương .................................. 81
Bảng 4.12. Kết quả quản lý và bảo vệ rừng .................................................................... 84
Bảng 4.13. Số vụ vi phạm Luật BV&PTR trước và sau khi thực hiện chính sách
chi trả dịch vụ mơi trường tại huyện Tương Dương ..................................... 85
Bảng 4.14. Tình hình kê khai và nộp tiền của các cơ sở sản xuất thuỷ điện từ năm
2016-2018 tại tỉnh Nghệ An ......................................................................... 94

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Nghệ An ................................................................................32
Sơ đồ 3.2. Cấu trúc tổ chức bộ máy quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An .............................37
Sơ đồ 3.3. Sự gắn kết giữa Quỹ với Chi trả dịch vụ mơi trường rừng.....................................38
Hình 4.1.

Biểu đồ kế hoạch thu và thực hiện thu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các
nhà máy thủy điện từ 2015 – 2018............................................................................58


Hình 4.2.

Mức độ đóng góp của các nhà máy thuỷ diện vào Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng từ 2015 – 2018 ...................................................................................................58

Hình 4.3.

Biểu đồ kế hoạch thu và thực hiện thu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các
cơ sở sản xuất nước sạch từ 2015 – 2018.................................................................62

Biểu đồ 4.1. Sự hài lòng về mức chi trả .........................................................................................76

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Thí điểm chi trả DVMTRR đối với cơ sở sản xuất cơng nghiệp khá
thuận lợi và có nhiều tiềm năng ................................................................... 63

Hộp 4.2.

Chính sách chi trả DVMTR tạo nguồn thu nhập khá và ổn cho người dân ....... 77

Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An về Chi
trả dịch vụ môi trường rừng ......................................................................... 79


Hộp 4.4.

Chủ rừng chú trọng hơn trong việc bảo vệ rừng .......................................... 86

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương về
Quản lý Chi trả dịch vụ môi trường rừng .................................................... 91

Hộp 4.6.

Ý kiến của cán bộ Kiểm Lâm huyện Kỳ Sơn về Quản lý Chi trả dịch
vụ môi trường rừng ...................................................................................... 91

Hộp 4.7.

Ý kiến cán bộ Kiểm Lâm huyện Tương Dương về quản lý chi trả dịch
vụ môi trường............................................................................................... 93

Hộp 4.8.

Ý kiến cán bộ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An về hiệu
quả chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................................ 96

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hải Đăng
Tên luận văn: “Quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại tỉnh Nghệ An”

Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp, điều tra chọn
mẫu, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. Đồng thời phân tích rõ thực trạng cơng tác
quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng ở tỉnh Nghệ An, luận văn sử dụng
phương pháp thông kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã khái quát hóa hệ thống lý luận về quản lý tài chính cho dịch vụ mơi
trường rưng được quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính
phủ về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng; Nghị định 147/2017/NĐ-CP ngày
2/112017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐCP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; ...
Đồng thời, luận văn cũng tổng kết các kinh nghiệm về quản lý tài chính cho dịch vụ mơi
trường rừng ở trên thế giới và một số địa phương trong nước.
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường
rừng ở tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Theo đó, chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng là một chính sách phù hợp với thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ kinh tế giữa người
sử dụng các dịch vụ môi trường rừng và người cung ứng dịch vụ mơi trường rừng. Chính
sách này đã tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển
rừng ở Nghệ An, nhằm giảm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với công tác
quản lý bảo vệ rừng, tăng đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng rừng...
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quan lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rùng tại tỉnh Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu, đề
tài đã đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng thêm nữa hiệu quả công tác quản lý

chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu
lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương nhằm hồn thiện cơ
chế tài chính dịch vụ mơi trường rừng để triển khai thực hiện hiệu quả hơn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hai Dang
Thesis title: Financial management for forest ecosystem service in Nghe An province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To assess the current situation, propose some solutions to enhance financial
management for forest ecosystem service in Nghe An in the future.
Materials and Methods
The thesis used methods of secondary data research, sampling survey and KIP.
Beside, for analyzing the situation of financial management for forest ecosystem service
in Nghe An province, thesis used the descriptive statistics method and comparative
statistical method.
Main findings and conclusions
The thesis has generalized the theoretical system of financial management for
forest ecosystem service, which is stipulated in Decree 99/2010/ND-CP dated on
September 24, 2010 of the Government on payment policy for forest ecosystem service;
Decree 147/2017/ND-CP of the Government dated on January 2, 2017, edited and added
some articles of the Government's Decree No. 99/2010/ND-CP dated on September 24,
2010, on payment policy for forest ecosystem service… Beside, the thesis also

summarized the experiences of financial management for forest ecosystem service in the
world and some localities in the country.
The thesis has analyzed and evaluated the current status of financial
management for forest ecosystem services in Nghe An province in the past time.
Accordingly, the policy on payment for forest ecosystem service is a suitable policy
with the reality, clearly show out the economic relationship between users of forest
ecosystem service and forest ecosystem service providers. These policies has created
new financial resources to invest for forest protection and forest development in Nghe
An to reduce investment capital from the state budget for forest protection and
management, increase development investment and improve forest quality.
The research focuses on analyzing and assessing the situation, determining
factors affecting financial management for the ecosystem service in Nghe An province.

xi


Base on the research results, the thesis has proposed orientations and solutions to further
enhance the effectiveness of finacial management for forest ecosystem service in Nghe
An province. In addition, the thesis also raised some recommendations to the
Government, ministries and localities to improve the financial mechanism of forest
ecosystem service to implement more effectively.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghệ An là tỉnh bắc Miền Trung có có diện tích tự nhiên 1.648.820,9 ha,
diện tích đất lâm nghiệp 1.180.132,2 ha chiếm 72%, trong đó diện tích có rừng
888.695,7 ha. Tỷ lệ độ che phủ của rừng chiếm 57,2%; là tỉnh có hệ thống địa

hình chia cắt sâu, phía tây giáp nước bạn Lào, phía đơng giáp biển đơng, nên các
sơng, suối ở Nghệ An có độ dốc lớn. Nghệ An có lưu vực chính của sơng Cả,
sơng Hiếu và có một phần lưu vực của sông Chu. Rừng Nghệ An khơng những
có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn đóng
góp lớn cho kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường cả nước. Lợi ích của rừng
đem lại rất lớn cho tồn xã hội. Tài ngun rừng hiện cịn khá phong phú và tính
đa dạng sinh học rất cao: Nghệ An có khu dữ trữ sinh quyển miền tây Nghệ An,
có 1 vườn quốc gia và 02 khu bảo tồn thiên thiên, 12 ban quản lý rừng phòng hộ
và 1 ban quản lý rừng đặc dụng; rừng bảo vệ môi trường sinh thái, đem lại cảnh
quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lich sinh thái (Lê Anh Tuấn, 2016).
Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các dịch vụ mơi
trường chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các
nỗ lực của họ. Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho
những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch
vụ mơi trường đó khơng bền vững. Vì vậy, Chi trả dịch vụ môi trường
(Payments for Environmental Servicer - PES) ra đời được xem là cơ chế nhằm
thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối
người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. PES là công cụ kinh tế yêu
cầu những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những
người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó
(Nguyễn Khánh Vân, 2015).
Tuy nhiên những kết quả đạt được về mặt diện tích thì trữ lượng rừng mới
đạt ở mức thấp hoặc trung bình trong khoảng theo tiêu chí. Khả năng phịng hộ
hữu hiệu của rừng chưa cao nên mức độ điều tiết nguồn nước của rừng còn bị
hạn chế. Hiệu quả hạn chế lũ quét, lũ ống, bào mịn xói lở đất trong mùa mưa
chưa cao và nhanh chóng bị hạn hán trong mùa khơ. Rừng chưa nuôi sống được
người dân sống trong rừng và gần rừng. Tình hình phá rừng, khai thác rừng cịn
diễn ra phổ biến. Chất lượng rừng tự nhiên ngày càng giảm sút.

1



Để không ngừng nâng cao giá trị sử dụng đất, giải quyết việc làm và từng
bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nông thôn miền núi, đồng thời để tạo
điều kiện thực hiện luật “Bảo vệ và phát triển rừng” Đảng, Nhà nước, Chính phủ
cũng như UBND tỉnh đã có nhiều chính sách về đất đai cũng như đầu tư, hỗ trợ
cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các Nghị định về giao đất khoán rừng,
cho thuê đất rừng; Các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ để người dân sống trong
rừng và gần rừng sản xuất kinh doanh rừng bền vững, bảo vệ rừng Đặc dụng và
rừng Phịng hộ có hiệu quả đã và đang đi vào thực tế và phát huy hiệu quả. Để
thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng, năm 2010 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách
chi trả dịch vụ mơi trường rừng và năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định
147/2017/NĐ-Chính phủ ngày 2/112017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về
chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng có vai trị, ý nghĩa quan trọng.
UBND tỉnh và ngành Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An xác định đây là cơ hội, là
nguồn lực tài chính mới, góp phần phát triển ngành Lâm nghiệp của tỉnh, thơng
qua thực hiện quản lý tài chính mới “những người được hưởng lợi từ rừng có
trách nhiệm đóng góp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”.
Đây là chính sách phù hợp với thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ kinh
tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả cho người cung ứng dịch
vụ môi trường rừng. Chính sách này đã tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tư cho
sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Nghệ An, nhằm giảm nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước đối với công tác quản lý bảo vệ rừng để tăng đầu tư
phát triển, nâng cao chất lượng rừng.
Tuy nhiên, đây là nguồn thu tài chính mới, khơng đưa vào nguồn thu – chi
ngân sách hàng năm của tỉnh để thông qua Hội đồng nhân dân. Do đó việc triển
khai cơng tác thu, khai thác tất cả các khoản thu và thực hiện quản lý, sử dụng
nguồn thu này một cách hiệu quả đúng theo quy định của chính sách, trong q

trình thực hiện cũng cịn có những khó khăn, hạn chế nhất định trong quản lý tài
chính. Vì vậy, nghiên cứu này hướng tới việc hồn thiện “Quản lý tài chính cho
dịch vụ mơi trường rừng tại tỉnh Nghệ An”. Với những câu hỏi nghiên cứu cơ
sở và thực tiễn về quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng như thế nào?
Thực trạng về quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An những
năm qua như thế nào? Cần thiết phải có giải pháp chủ yếu gì để quản lý tài chính

2


cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An? là yếu tố quyết định đến sự thành
cơng của chính sách.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích chung
Đánh giá thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng giai
đoạn 2016 - 2018 tại Nghệ An và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính
cho dịch vụ mơi trường rừng;
(2) Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng quản lý tài chính cho
dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An;
(3) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện quản lý tài chính cho
dịch vụ mơi trường rừng tại Nghệ An trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách và các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính cho dịch vụ
mơi trường rừng.
- Các đối tượng sử dụng DVMTR (Nhà máy thủy điện, công ty cấp nước...) và

các đối tượng được chi trả DVMTR (Chủ rừng, chủ đất, cộng đồng...).
- Công tác quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng của quỹ Bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và những giải pháp quản lý
tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng với phạm vi trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
bao gồm: Thu và chi từ dịch vụ môi trường rừng.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu và thực hiện với phạm vi trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2015 – 2018.

3


1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận văn đã góp phần hệ thống lại một số các cơng trình nghiên cứu về
quản lý tài chính giúp trong thời gian gần đây ở trong nước và ngồi nước, qua
đó giúp nghiên cứu có tiếp cận hồn chỉnh về quản lý tài chính nói chung và cho
dịch vụ mơi trường rừng nói riêng.
- Hệ thống hóa các vấn đề chung về quản lý tài chính cho dịch vụ mơi
trường rừng, kinh nghiệm các mơ hình áp dụng tại một số quốc gia.
1.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ mơi
trường rừng tại Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của
Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng; Nghị định
147/2017/NĐ-CP ngày 2/112017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thực hiện Thông tư 80/2011-TT-BNNPTNT

ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phương pháp xác
định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (nay là TT số 22/2018/TT-BNNPTNT
ngày 15/11/2018).
- Từ kết quả đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm
hồn thiện quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An trong thời
gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH DỊCH VỤ MƠI TRƯỜNG RỪNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỊCH VỤ MƠI
TRƯỜNG RỪNG
2.1.1. Khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm tài chính
Khái niệm tài chính trong giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường đại
học Kinh tế Quốc dân: “là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với kinh tế
hàng hóa và kinh tế thị trường. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu
hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử
dụng các qũy tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân”.Tác giả Phạm Chí Thanh đã đưa ra khái niệm “Tài chính là
một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong việc
hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất, thỏa mãn
các nhu cầu chung của xã hội, cũng như các nhu cầu của tổ chức, cá nhân”.
Theo các quan điểm trên, tài chính được hiểu là quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu
chung của toàn xã hội. Từ đó, có thể thấy khái niệm sau đây là phù hợp trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý tài chính

Cịn khái niệm Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học
Trường đại học Kinh tế Quốc dân được xem xét theo hai nghĩa: “Nghĩa hẹp là
quản lý thu chi ngân sách theo nghĩa này thì nội dung chủ yếu của quản lý tài
chính là làm như thế nào để đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách được tiến
hành thông suốt và có hiệu quả; (ii) theo nghĩa rộng là sử dụng tài chính làm
cơng cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài
chính để điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu đã định. Xét
theo nghĩa này, nội dung của quản lý tài chính chủ yếu là việc lựa chọn và xác
định chính xác các chính sách tài chính hữu hiệu và lấy đó làm căn cứ để quy
định nội dung cụ thể của thu chi ngân sách”.
Như vậy, nếu xét theo cả hai nghĩa được nêu trên thì quản lý tài chính là
dùng cơng cụ tài chính của Nhà nước thơng qua các chính sách, phương thức, hệ

5


thống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Tài chính phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ. Thể
hiện dưới hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này như: chất xám nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vốn bằng tiền khác…
2.1.1.3. Khái niệm dịch vụ môi trường rừng
Môi trường rừng: Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng thì mơi trường
rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật,
nước, đất, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trường rừng có các giá trị sử
dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi
trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng
hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ cacbon,
du lịch, nơi cu trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (Chính
phủ, 2010).

Dịch vụ mơi trường rừng: là cơng việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi
trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của con người. các
loại DVMTR gồm:i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng,
lịng suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;iii)
Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính bằng các biên pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát
triển rừng bền vững; iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; v) Dịch vụ cung ứng bãi
đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho ni
trồng thủy sản (Chính phủ, 2010).
2.1.1.4. Khái niệm quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng
Quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng là hệ thống các biện pháp
nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế trong quá trình chi trả DVMTR giữa bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng DVMTR.
Các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ môi trường rừng sử dụng
nguồn thu này để chi phí cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng nhằm phát triển rừng,
bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ,
đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt động kinh
doanh du lịch.

6


a. Các loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả tiền dịch vụ môi
trường rừng
Thứ nhất, rừng được chi trả tiền DVMTR là các khu rừng (kể cả rừng trồng
và rừng tự nhiên), thuộc đối tượng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
nằm trong quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh, có cung cấp một hay nhiều DVMTR.
Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được đầu tư chi trả để khuyến khích bảo
vệ và phát triển để đảm bảo chức năng phòng hộ, phòng chống thiên tai, bảo vệ

môi trường, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học (mức đầu tư theo quy định
của Nhà nước về định giá các loại rừng).
Đối với rừng sản xuất (cả rừng trồng và rừng tự nhiên), nếu diện tích rừng
khép tán, bảo đảm chức năng phịng hộ môi trường theo các cấp độ khác nhau
khi phân loại rừng, thì trong giai đoạn chưa khai thác, được chi trả đầu tư, hỗ trợ
như rừng phòng hộ.
Khi khai thác rừng sản xuất (là tác động làm suy giảm chức năng phòng
hộ của rừng) chủ rừng phải chi trả tiền để tái phục hồi phát triển diện tích rừng
theo quy định để bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng.
Thứ hai, loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng
bao gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thu và lưu giữ
cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp
ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; bảo vệ
cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ
cho dịch vụ du lịch; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên,
sử dụng nguồn nước từ rừng cho ni trồng thuỷ sản (Chính phủ, 2010)
Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có khái niệm
chi trả dịch vụ môi trường rừng được sử dụng và được thể chế hóa. Đến nay,
chưa có khung pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường đối với các dịch vụ môi
trường khác ngồi dịch vụ mơi trường rừng. Tuy nhiên với nhiều quốc gia khác
trên thế giới, khái niệm Chi trả dịch vụ mơi trường đang được sử dụng vì nó có
tính bao qt hơn.
Trên thế giới, khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường (PES) được hiểu như
sau: "Là một giao dịch tự nguyện đối với loại dịch vụ môi trường cụ thể... giữa ít
nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ môi

7



trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ mơi trường có khả năng cung cấp
dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể)" (Wunder, 2005).
Ở Việt Nam, khái niệm Chi trả DVMTR được diễn giải khác với Quốc tế
dưới một số góc độ như sau: Thứ nhất, Nhà nước đóng vai trị điều tiết chủ yếu:
Chi trả DVMTR được xem là một công cụ dựa vào thị trường, bắt buộc áp dụng
trong một số điều kiện nhất định và được đưa vào các quy định của Chính phủ.
Thứ hai, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu chính của Chính sách
chi trả DVMTR. Do vậy, hầu như không thể tách những nỗ lực bảo vệ rừng và
bảo tồn đa dạng sinh học ra khỏi cơng tác xóa đói giảm nghèo. Một số nhà phê
bình thì cho rằng, trọng tâm của Chi trả DVMTR không thể là các vấn đề "vì
người nghèo", vì điều này có thể hạn chế hiệu quả của chương trình Chi trả
DVMTR. Do đó, "trọng tâm hàng đầu" vẫn là vấn đề môi trường chứ khơng phải
vấn đề đói nghèo (Wunder, 2008). Tuy nhiên, rất nhiều cộng đồng dân cư ở Việt
Nam có truyền thống sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Vì vậy, chính sách chi
trả DVMTR nếu như khơng xét đến việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo thì
khó có thể thực hiện lâu dài.
Theo NĐ 99/2010/NĐ-CP, Chi trả DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả
giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR (Chính phủ, 2010).
b. Nguyên tắc và hình thức quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
(1) Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng:
+ Tổ chức, cá nhân được hưởng từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả
tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng
(Chính phủ, 2017).
+ Thực hiện chi trả dịch vụ mơi trường rừng bằng tiền thơng qua hình thức
chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
+ Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng là tiền của bên sử dụng địch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹ để trả cho
các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
+ Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là yếu tố trong giá thành sản phẩm
có sử dụng dịch vụ môi trường trường rừng và không thể thay thế thuế tài nguyên

hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ
thống luật pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia

8


nhập (Chính phủ, 2010).
(2) Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
+ Chi trả trực tiếp: Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường
rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ mơi
trường rừng có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung
ứng dịch vụ môi trường rừng không cần thông qua tổ chức trung gian. Chi trả
trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử
dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định tại Nghị định
này, trong đó mức chi trả khơng thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với
cùng một loại dịch vụ môi trường rừng.
+ Chi trả gián tiếp: Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường
rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ
quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ mơi
trường rừng khơng có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng
dịch vụ môi trường rừng mà thông qua tổ chức trung gian theo quy địnhbên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chi trả gián

tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ mơi trường rừng do Nhà
nước quy định (Chính phủ, 2010).
Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mẫu số 01 ban hành
kèm theo Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò yêu cầu quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng
- Đây là nguồn thu tài chính mới, khơng đưa vào nguồn thu – chi ngân sách
hàng năm. Do đó, cơng tác quản lý tài chính cho DVMTR khơng giống quản lý tài
chính nguồn ngân sách Nhà nước mà quản lý tài chính cho DVMTR theo Nghị
định NĐ 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường rừng; Nghị định 147/2017/NĐ-Chính phủ ngày 2/112017 của Chính

9


phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thực hiện
Thông tư 80/2011-TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (nay là
TT số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 và TT số 04/2018/TT-BTC).
- Bên sử dụng DVMTR (các đối tượng sử dụng điện, nước sạch, kinh doanh
dịch vụ du lịch sinh thái, cơ sở sản xuất cơng nghiệp có sử dụng nước,...) phải trả
cho bên cung ứng, tạo ra DVMTR (là chủ rừng, đối tượng BVR).
- Quỹ BV& PTR là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ nhận tiền uỷ
thác từ các cơ sở sử dụng DVMTR để chi trả cho các đối tượng cung ứng
DVMTR (sau khi trích các khoản theo quy định của pháp luật).
- Đơn gia BVR chi trả DVMTR không cố định như nguồn Ngân sách Nhà
nước mà thay đổi hàng năm hoặc khác nhau giữa các lưu vực hoặc do sản lượng
điẹn của từng nhà máy khác nhau, từng năm khác nhau và diện tích rừng trong
từng lưu vực khác nhau.
- Việc chi trả DVMTR phải tuân thủ theo chế độ và chính sách của Nhà

nước ban hành.
2.1.3. Nội dung quản lý tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng
2.1.3.1. Quản lý thu tài chính cho dịch vụ mơi trường rừng
Thu dịch vụ môi trường rừng là nguồn thu được phát sinh từ bên cung ứng
dịch vụ môi trường rừng (bên bán) cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
(bên mua) thông qua hợp đồng thỏa thuận tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý
giữa bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng.
a) Tình hình quản lý các đối tượng phải trả tiền DVMTR
- Quản lý các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế
xói mịn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho
sản xuất thủy điện.
Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều
tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước
phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất.

10


Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ
mơi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn
đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thụ và
lưu giữ các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống
tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản được quy định tại
khoản 3 Điều 4 Nghị định 99/2010/NĐ-CP.
- Xác định mức chi trả
Theo nghiên cứu, đánh giá của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học
vùng Châu Á do Thạc sĩ kinh tế Trần Kim Thanh thực hiện vào tháng 4/2008 Về

Giá trị của rừng trong việc bảo tồn nước và kiểm sốt xói mịn lưu vực Đa Nhim,
tỉnh Lâm Đồng ở vùng thượng lưu của sông Đồng Nai để làm cơ sở cho việc xây
dựng chính sách thí điểm cấp quốc gia về Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho
tỉnh Nghệ An.
Trường hợp nghiên cứu cụ thể cho việc sản xuất điện ở nhà máy thủy điện
Đa Nhim đã sử dụng nguồn nước từ lưu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng ở vùng
thượng lưu của sông Đồng Nai đã cho thấy:
Vai trò của rừng trong việc điều tiết nước trong lưu vực là rất rõ. Nó tạo
dịng chảy trong mùa khơ cao hơn và giảm dịng chảy trong mùa mưa. Nó dẫn
đến việc tổng sản lượng điện của nhà máy thủy điện Đa Nhim giảm đi 6 triệu
Kwh/năm trong trường hợp một năm ẩm ướt và 27 triệu Kw/h/năm trong những
năm khô hạn nếu 45.000 ha rừng thông chuyển sang canh tác nông nghiệp.
Giá trị của rừng trong việc điều tiết nước: Sản lượng của nhà máy thủy
điện Đa Nhim đã được tính tốn trên cơ sở dữ liệu chảy tràn hàng tháng đến hồ
do mơ hình SWAT tính tốn cho những năm ẩm ướt và những năm khô hạn. Sản
lượng điện của Đa Nhim sẽ được tối đa hóa như là (i) sử dụng tối đa thể tích hoạt
động bằng việc hạ thấp mực nước hồ chưa đến mức nước tối thiểu WL = 1,018m
mỗi năm; (ii) Quy luật vận hành sẽ không bị hạn chế bởi sản lượng điện đầu ra từ
nhà máy Đa Nhim; (iii) Sự duy trì hàng năm của turbines được xem xét như là
tổng thời gian hoạt động sẽ là 347,75 ngày/năm.
Căn cứ theo kết quả nghiên cứu trên, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mức
thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy điện nằm trong
các lưu vực được cung cung ứng dịch vụ môi trường rừng; Tuy nhiên, số tiền chi

11


×