Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non văn tiến huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.8 KB, 25 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng những
con người và thế hệ thiết tha gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo
đức trong sáng, có ý thức kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; CNH-HĐH
đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người
Việt Nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ
chi thức khoa học và cơng nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực
hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là
những người thừa kế và xây dựng CNXH vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời
dặn của Bác Hồ.
Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống
giáo dục quốc dân có vai trị quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu
của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền
đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Ở lứa tuổi mầm non trẻ còn non nớt
cho nên trẻ rất cần có sự yêu thương và chăm sóc. Trẻ được học tập, vui chơi và
học tập trong một môi trường tốt. Đội ngũ cán bộ giáo viên phải có phẩm chất
đạo đức tốt, có kiến thức, có kỹ năng sư phạm với tinh thần trách nhiệm cao.
Mơi trường hoc có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy và học để trẻ được khám
phá tìm tịi và trải nghiệm. Để trẻ phát triển tồn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ và
lao động. Muốn có những con người như vậy thì địi hỏi ngay từ lứa tuổi mầm
non trẻ cần được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục tốt có như vậy mỗi đứa trẻ
lớn lên sẽ là hạt nhân tương lai của đất nước.
Trách nhiệm này đặt nên vai ngành giáo dục, đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo
viên mầm non phải không ngừng học tập, trau rồi tri thức bởi đây là lực lượng
nòng cốt quyết định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong trường
mầm non. Nói đến chất lượng nhà trường là nói đến công tác quản lý và chỉ đạo
của người quản lý. Muốn có chất lượng giáo dục tốt thì u cầu trẻ phải có một
sức khỏe tốt để có thể tham gia được tất cả các hoạt động trong nhà trường.


Chúng ta muốn trẻ phát triển khỏe mạnh và sẵn sàng tham gia tất cả các
hoạt động trong nhà trường thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng chuyên đề
giáo dục phát triển vận động và một số giải pháp trong giáo dục phát triển vận
động. Nhằm giúp giáo viên nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục phát triển vận động đạt hiệu quả cao.
Các hoạt động chưa tích hợp được các nội dung vào hoạt động một cách
linh hoạt và sáng tạo. Với trách nhiệm của người quản lý của nhà trường tôi luôn
suy nghĩ và trăn trở mình nói gì, làm gì và làm như thế nào để nhà trường mình
có một chất lượng giáo dục phát triển vận động một cách tốt nhất. Để tổ chức tốt
các hoạt động giáo dục phát triển vận động cần có những giải pháp đạt được
hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy tơi tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng
chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong nhà trường.


2. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục
phát triển vận động ở trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh
Phúc”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kính
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0982599392
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị kính
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực giáo dục phát triển vận động trường
mầm non Văn Tiến - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 10 tháng 09 năm 2017.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến :
7.1.1.Cơ sở lý luận :
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế - xã hội - tri thức, địi

hỏi con người phải có trình độ học vấn, biết thích ứng với sự biến đổi khơng
ngừng của xã hội. Để có một thế hệ trẻ có kiến thức, có kỹ năng, sáng tạo và có
sức khỏe tốt. Thì người giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức tốt, có
trình độ chun mơn nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng khắc phục khó khăn
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tất cả những điều đó thể hiện ở sự học
hỏi, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên là lực lượng quyết
định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường. Về điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng,
trang thiết bị dạy học cũng quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Đó là các phương tiện, điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng,
chăm sóc giáo dục.
Giáo dục phát triển vận động rất quan trọng đối với sự phát triển tồn diện
của trẻ mầm non. Vì giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ
của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển tồn diện cho trẻ mầm
non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người
trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh.
Vận dộng dù ở mức đơn giản hay phức tạp là điều kiện cho sự phát triển cơ thể
con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động
nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lực chọn tổ chức một cách
khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ
sức khỏe:
Các bài tập phát triển vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích
hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hơ
hấp, hệ tiêu hóa …Đặc biệt khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như : ánh


nắng mặt trời, nước và khơng khí…khơng chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà
cịn giúp trẻ thích nghi với mơi trường sống bên ngồi, tăng cường sức đề kháng
của cơ thể trẻ.

Thực hiện các bài tập một cách khoa học giúp phát triển hệ cơ, hệ xương,
củng cố khớp, dây chằng tạo khả năng phát triển đúng tỷ lệ giữa các bộ phận cơ
thể. Từ đó phát triển tư thế thân người hợp lý hoặc uốn nắn những tư thế sai cho
trẻ mầm non.
Về các kỹ năng vận động tố chất vận động, giúp giáo dục trẻ phát triển vận
động, giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động, đồng thời phát triển
các tố chất vận động như : nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ được trú trọng rèn
luyện một cách đồng đều thông qua nhiều bài tập vận động khác nhau tạo nên sự
hài hòa, cân bằng tương đối về tố chất cho mỗi cá nhân. Ngoài việc luyện tập
theo nguyên tắc phát triển giáo dục tồn diện cho trẻ mầm non, giáo dục phát
triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mỹ và giáo dục lao
động cho trẻ mầm non.
Do đó tơi ln quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
trong nhà trường, trú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để đảm
bảo cho việc dạy và học. Tạo cho trẻ mơi trường giáo dục lành mạnh và an tồn.
Nhằm chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển tồn diện.
Trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một đội ngũ giáo viên tâm
huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, hệ thống trường lớp phù hợp. Một cơ sở
giáo dục mầm non chuẩn mực, một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn ni
dạy trẻ đến từng gia đình.
Cần hình thành ở trẻ một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất ban đầu của tính
cách giúp trẻ dễ hịa nhập vào cuộc sống vào nhóm/ lớp. bước đầu biết được
những quy tắc, nếp sống văn hóa trong sinh hoạt. Trẻ mạnh dạn, tự tin, độc lập,
sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, dễ cộng tác, bảo vệ mơi
trường sống, hình thành một số giá trị mang tính nhân văn quốc tế, hình thành
nếp sống văn minh, có hình vi ứng xử giao tiếp theo quy tắc chuẩn mực phù hợp
lứa tuổi. Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, có một cơ thể phát triển hài
hòa cân đối cần trú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận
động.
Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong nhà trường là

trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên cần có một ý thức, tinh
thần trách nhiệm và nêu cao vai trị của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tơi
nhận thấy rằng mình cần phải đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo để đạt được chất
lượng giáo dục phát triển vận động trong nhà trường hiện nay.
7.1.2. Thực trạng chất lượng giáo dục phát triển vận động:
* Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường mầm non Văn Tiến được thành lập từ năm 1963, mặc dù đã được
thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay là 55 năm nhà trường đã có sự phát
triển nhanh chóng. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên là 25 đồng chí đều có
trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn; tỷ lệ trên chuẩn đạt 96%. Cũng như số trẻ
ở các độ tuổi đến trường ngày càng tăng hơn. Năm học 2017 - 2018 có tổng số


học sinh là 467 trẻ; số lớp là 16 nhóm/lớp số trẻ được phân theo đúng độ tuổi.
Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 100%. Về cơ sở vật chất của nhà trường dần được khang
trang có đầy đủ các phòng học, các phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện
phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại như: Máy chiếu đa năng, ti vi, đầu video, đàn… Qua các đợt kiểm tra đánh
giá của Phòng giáo dục - đào tạo Huyện Yên Lạc, Sở giáo dục - đào tạo tỉnh
Vĩnh Phúc nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
mức độ II tháng 5 năm 2015, trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3.
 Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Văn Tiến, các ban
ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về
tinh thần, vật chất để cán bộ, giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ ni dưỡng,
chăm sóc giáo dục trẻ.
Chi bộ nhà trường ln có sự chỉ đạo sát sao, phát huy được vai trị tính tiên
phong của Đảng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, Đảng viên
trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường
Ban giám hiệu năng động, sáng tạo, vững vàng về chun mơn, có năng lực

tổ chức quản lý, chỉ đạo nhà trường.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đồn kết, ln phát huy
được tinh thần dân chủ. Có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, ln tích cực
học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị đảm bảo cho việc
dạy và học và tổ chức các hoạt động trong nhà trường.
Các bậc phụ huynh đã có nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm
non, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật
chất.
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cịn gặp một số khó khăn sau:
 Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, song kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ
cịn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp tổ
chức các hoạt động, kỹ năng sư phạm còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức các
hoạt động theo chương trình GDMN. Do đó chưa thu hút được sự chú ý của trẻ
vào giờ học. Việc sử dụng và ứng dụng CNTT vào các hoạt động chưa có nhiều
sáng tạo và linh hoạt. Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động chưa
được trú trọng chưa đạt hiệu quả.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Tình hình giáo viên trong nhà trường đã có trình độ đào tạo chuẩn và trên
chuẩn. Song do hậu quả của việc tuyển chọn giáo viên những năm trước đây
khơng chú trọng đến trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ. Trình độ đào tạo
của giáo viên chủ yếu là vừa làm, vừa học cho nên chất lượng của việc học
không cao. Việc áp dụng kiến thức vào thực tế giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Để nắm được tình hình giáo viên trong trường. Tôi tiến hành khảo sát ban
đầu và thu được kết quả như sau:


Biểu 1:

Khảo sát trình độ đào tạo và kết quả xếp loại của giáo viên:
Tổng số giáo Trình
viên
mơn

Năm
học

độ

chun

ĐH



TC

Xếp loại giáo viên

SC Tốt

Đạt
%

Khá

Đạt
%


ĐYC

Đạt
%

2014 2015

22

16

2

4

0

17

77

3

14

2

9

2015 2016


22

18

2

2

0

18

81

3

14

1

5

2016 2017

22

19

1


2

0

19

86

2

9

1

5

Qua khảo sát ban đầu trình độ đào tạo của giáo viên đều đạt chuẩn và trên
chuẩn là 100%. Kết quả trên bảng cho ta thấy rằng trình độ đào tạo cũng dần
được tăng lên. Song kết quả đánh giá xếp loại cuối năm loại tốt của 3 năm học
chưa cao; tỷ lệ giáo viên xếp loại khá vẫn đạt 9 %; đạt yêu cầu 5 %. So với yêu
cầu chất lượng của nhà trường thì chưa đạt. Do đó tơi xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho những giáo viên còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm trong
việc tổ chức các hoạt động vận động được nhận thức sau quá trình bồi dưỡng
giáo viên đó cần phải tiếp thu những kiến thức đã học.
Để đánh giá được kết quả giảng dạy của giáo viên tôi tiến hành tổng hợp
kết quả khảo sát các tiết dạy của giáo viên:
Biểu 2: Khảo sát đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua
giờ thể dục:
Kết quả đánh giá xếp loại tiết dạy

STT

Họ tên giáo viên

Lớp
Tốt

1

Nguyễn Thị Mơ

5TA

2

Đỗ Thị Hương

5TB

x

3

Nguyễn Thị An

5TC

x

4


Lê Thị Tuyến

5TD

5

Dương Thị Sang

5TA

6

Dương Thị Cẩm Vân

4TA

x

7

Nguyễn Thị Hằng

4TB

x

Khá

ĐYC



8

Vũ Thị Quy

4TC

x

9

Nguyễn Thị Hoa Phượng 4TD

x

10

Vũ Thị Tuyết

4TE

x

11

Trần Thị Ngân

3TA


x

12

Dương Thị Vui

3TB

13

Đỗ Thị Tồn

3TC

14

DươngThị Hịa

3TD

15

Nguyễn Thị Thanh

3TE

16

Trần Thị Ngọc Hoa


2TA

x
x
x
x
x

Tổng

8

6

2

%

50

38

12

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả dự giờ thì tôi thấy rằng năm 2017 - 2018
kết quả khảo sát đầu năm học tiết dạy giờ thể dục xếp loại tốt 8/16 đạt 50%; tỷ
lệ tiết dạy đạt khá 6/16 đạt 38% tiết đạt yêu cầu 2/16 đạt 12%. Qua đó có thể
đánh giá là tuy nhiên đã có sự cố gắng của giáo viên trong tổ chức hoạt động
cho trẻ nhưng kết quả đạt chưa cao.
Để đánh giá được kết quả học tập của học sinh tôi tiến hành khảo sát các

lớp như sau:
Biểu 3: Khảo sát kết quả trên trẻ:
STT Tên giáo viên

Lớp

TS
HS

Kết quả trên trẻ
T

% K

% Đ

% CĐ %

1

Dương Thị Cẩm Vân

4A

30

1
4

47 11


3
7

4

1
3

1

3

2

Nguyễn Thị Hằng

4B

30

1
5

50 10

3
3

4


1
3

1

3

3

Trần Thị Ngân

3A

27

11 41 10

3
7

4

1
5

2

7


4

Đỗ Thị Hương

5B

34

1
8

53 12

3
5

3

9

1

3

5

NguyễnThị Mơ

5A


35

1
7

48 13

3
7

3

9

2

6

156

7
5

4
8

3
6

1

8

1
2

7

4

Tổng

5
6


Qua kết quả khảo sát cho thấy, kết quả tiết dạy của giáo viên chưa sáng tạo, chưa
mang tính linh hoạt, nội dung truyền thụ chưa sâu, chưa phát huy được tính tích
cực của trẻ. Do vậy mà kết quả đạt được trên trẻ chưa cao, số trẻ đạt loại tốt còn
thấp: 75/156 đạt 48%; đạt loại khá: 56/156 đạt 36%. Số trẻ đạt yêu cầu còn cao:
18/156 đạt 12%; chưa đạt: 7/156 đạt 4%. Từ kết quả trên bản thân tơi tìm ra
phương pháp, biện pháp bồi dưỡng chun môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà
trường. Để đội ngũ giáo viên có kiến thức, có kỹ năng tổ chức tốt các hoạt động
giáo dục phát triển vận động cho trẻ có nhiều tiết dạy tốt, khơng cịn tiết dạy đạt
yêu cầu.
Từ những thuân lợi, khó khăn và thực trạng của nhà trường tơi đã tìm ra
những giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động
đạt hiệu quả cao hơn trong nhà trường.
7.1.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục vận
động trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho cán bộ, giáo viên:

Triển khai ngay từ đầu năm học các Chỉ thị, Nghị Quyết chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của ngành học. Các
cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; Thực hiện tốt các phong trào thi đua “Hai tốt”; phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy giáo, cơ giáo là tấm gương
tốt cho học sinh noi theo”.
Mỗi cán bộ, giáo viên đều phải nắm được Luật giáo dục, Điều lệ trường
mầm non và nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 và các nội dung trọng tâm để
CB,GV năm được nhiệm vụ của mình trong thực hiện chức trách và nhiệm vụ
một cách sâu sắc. Ý thức và tinh thần của các đồng chí cán bộ, giáo viên cần
phải được xác định rõ ràng, được đánh giá một cách nghiêm túc và khách quan.
Cử cán bộ, giáo viên đi học tập các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn,
nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ nhận thức. Thường xuyên quan tâm đến việc
phát triển Đảng viên trong chi bộ cơ quan.
Tổ chức hội nghị cán bộ công chức triển khai nhiệm vụ năm học của
ngành học, của huyện, của Tỉnh. Xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường.
Phát động các phong trào thi đua trong năm học. Ngoài ra tổ chức cơng đồn
phát động các phong trào thi đua của cơng đồn. Sau mỗi đợt tổ chức có đánh
giá xếp loại. Qua đó đánh giá được ý thức học tập, nhận thức của giáo viên. Đưa
phần nhận thức tư tưởng chính trị vào đánh giá thi đua. Từ đó mỗi cán bộ, giáo
viên có ý thức tinh thần trách nhiệm hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng tập thể nhà trường hoạt động theo “Kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm” trong đó mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề:
Thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2017 - 2018. Nhà trường xây dựng
mục tiêu, kế hoạch giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động giáo dục cho
trẻ .



- Thông qua các hoạt động giáo dục trong trường mầm non nhằm tăng cường
thời lượng vận động cho trẻ.
- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
Triển khai cụ thể hóa kế hoạch theo từng ngày, tuần, tháng tới từng giáo viên,
tích cực tuyên truyền về giáo dục phát triển vận động cho các bậc phụ huynh
song song với việc tham mưu, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương đầu tư thiết bị phục vụ cho chuyên đề. Tiếp tục bồi dưỡng
giáo viên kiến thức, kỹ năng phù hợp từng đối tượng, sưu tầm, sáng tác các trò
chơi vận động để lồng ghép vào các hoạt động trong ngày nhằm phát huy tối đa
tính tích cực hoạt động của trẻ. Thường xuyên kiểm tra giáo viên tổ chức các
hoạt động vận động cho trẻ, theo dõi giám sát làm tiêu chí bình xét thi đua hàng
tháng đồng thời có biện pháp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo
viên chun mơn cịn hạn chế.
3.Biện pháp 3: Tạo mơi trường kích thích trẻ tích cực vận động:
Nhà trường phân cơng giáo viên tạo mơi trường ngồi trời và bổ sung thêm
đồ dung, đồ chơi ngoài trời với các đồ chơi cho trẻ hoạt động mang tính chất
phát triển vận động nhằm ln đặt ra cho trẻ những thử thách tìm tịi, khám phá
trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tích cực
hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác.
Môi trường trong lớp: chỉ đạo 100% các nhóm/lớp sắp xếp một khoảng
khơng gian đủ rộng để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, những
vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh
mẽ thông qua các thiết kế vận động: Đi thăng bằng trên trên ghế thể dục, ném
còn, ném vòng vào chai. Ngồi ra các lớp cịn treo các quả bóng ở độ cao thấp
khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng các tơng để trẻ chui
qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp, leo trèo, bật nhảy…
4.Biện pháp 4 : Lồng ghép các trò chơi vận động vào các hoạt động giáo
dục:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục như: Tạo hình , âm nhạc, văn

học, mơi trường xung quanh, làm quen với toán..., 100% giáo viên đã tiến hành
lồng ghép các trò chơi vận động trong tất cả các lĩnh vực nhằm làm tăng thêm sự
hứng thú tích cực vận động. Qua đó giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên thoải mái khơng khn phép, gị bó hay áp đặt:
Ví dụ: Tiết cho trẻ “Làm quen với văn học”, chủ đề “Thế giới thực vật”
Truyện “Chú đỗ con” đối với trẻ 4 - 5 tuổi, giáo viên đã tích hợp trị chơi vận
động như sau:
Phần gây hứng thú, giới thiệu bài: Cho trẻ tham gia chương trình “Vườn cổ
tích”. Cơ dẫn dắt vào trò chơi vận động như: “Trước khi bước vào chương trình
vườn cổ tích cơ Tiên Xanh muốn nhờ các bạn nhỏ trồng thêm những cây xanh
vào trong khu vườn của mình, nhưng đến khu vườn của cơ Tiên Xanh thì rất khó
đi. Để trồng được cây vào trong khu vườn, các bạn phải bật qua những chiếc


vòng màu sắc này” (trẻ bật qua chướng ngại vật và trồng cây vào trong vườn
trên nền nhạc bài “Trồng cây”).
- Phần đàm thoại, trích dẫn, giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm, giáo viên tích
hợp trị chơi vận động là cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
- Kết thúc câu chuyện, giáo viên cho trẻ vận động bài “Em yêu cây xanh”.
Kết quả: 100% trẻ tham gia các hoạt động một cách hào hứng, sôi nổi, tự
nguyện. Trẻ rất thích tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
5.Biện pháp 5: Một số phương pháp giáo dục phát triển thể chất:
a. Phương pháp trực quan:
Như chúng ta đã biết; nét nổi bật của phương pháp trực quan: Nó tác động
chủ yếu thơng qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, tạo nên hình ảnh cụ thể của hiện
thực. Đó là cách dạy bằng hình ảnh cụ thể, tác động trực tiếp đến các giác quan,
đảm bảo tính rõ ràng. Phương pháp trực quan đảm bảo sự rõ ràng của sự nhận
thức những cảm giác về động tác, cần thiết đối với sự xuất hiện những biểu
tượng toàn vẹn và cụ thể hơn về vận động của trẻ. Phương pháp này giúp trẻ cụ
thể hóa các biểu tượng của bài tập vận động, đồng thời phát triển khả năng cảm

thụ của trẻ.
- Trong quá trình sử dụng phương pháp trực quan giáo viên cần phải phân
biệt và xác định rõ các phương pháp có tính trực quan trực tiếp và các phương
pháp trực quan gián tiếp. Phương pháp trực quan trực tiếp gồm có các hình thức
khác nhau về biểu diễn bằng người thực hiện, làm động tác mẫu các động tác.
Phương pháp trực quan gián tiếp là sử dụng tài liệu trực quan, tranh ảnh, sơ đồ,
phim, đèn chiếu về các bài tập vận động.
* Làm mẫu: Là thông qua thị giác để hình thành biểu tượng trực quan về bài
tập vận động. Phương pháp này sử dụng khi dạy bài mới cho trẻ:
- Lần đầu, giáo viên cung cấp cho trẻ biểu tượng khái quát về bài tập. Sau đó
làm mẫu chậm từng phần lần lượt để trẻ nắm được cách tập từng bước.
VD: Bài tập vận động “Ném trúng đích”, lần đầu giáo viên làm mẫu tồn bộ,
sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế của chân, tay cầm túi cát, cuối cùng là
cách lấy đà và ném. Khi trẻ nắm được các phần cơ bản của bài tập, thì giáo viên
cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình, tự nhận xét, nhận ra cái sai của bạn mình.
- Khi làm mẫu giáo viên chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy
và nhận đúng mẫu. Khi làm mẫu giáo viên phải tập đúng, chính xác, nhẹ nhàng
để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt.
* Sử dụng âm nhạc:
Chúng ta đều biết âm nhạc có tác dụng nâng cao cảm xúc của trẻ, xác định
tính chất vận động và điều chỉnh nhịp điệu, âm điệu của nó, giúp trẻ tham gia
vận động một cách hứng thú và tích cực hơn khi vận động.
- Khi giáo viên điều khiển các vận động bằng âm thanh như đàn, sắc xô,
tiếng vỗ tay, lời bài hát, bản nhạc khơng lời, chng, cịi… thì giáo viên cần
chọn âm thanh làm sao cho phù hợp với bài dạy, và phù hợp với chủ đề, và sử


dụng âm thanh đúng lúc, đúng chỗ để thu hút trẻ đồng thời không làm phân tán
sự tập trung chú ý của trẻ:
VD: Tiết học thể dục cho trẻ tập bài tập “Khởi động”, ở chủ đề “Bản thân”

đối với trẻ mẫu giáo, giáo viên có thể cho trẻ tập kết hợp với nhạc khơng lời
hoặc có lời, ở bài tập khởi động giáo viên có thể chọn những bản nhạc hoặc bài
hát có giai điệu vui nhộn như bài hát “Bé khoẻ, bé ngoan”. Hoặc với bài tập
“Phát triển chung” ở chủ đề này cơ có thể lựa chọn bài hát như “Con cào cào”
để cho trẻ tập.
- Với sự lựa chọn và sưu tầm những bản nhạc có tính chất vui nhộn, phù hợp
với nội dung bài dạy và phù hợp với chủ đề thì sẽ giúp trẻ hứng thú khi tham gia
hoạt động, đồng thời trẻ sẽ u thích mơn học hơn.
- Trong q trình dạy cơ giáo có thể sử dụng tiếng cịi khi trẻ tập:
VD: Đối với “Bài tập vận động cơ bản” “Chạy theo đường dích dắc”, đối
với trẻ 4, 5 tuổi, giáo viên có thể dùng âm thanh để làm hiệu lệnh đó là sử dụng
tiếng còi để trẻ thực hiện bài tập một cách dứt khoát, và tập trung vào bài tập, và
thực hiện bài tập một cách nhanh chóng và hứng thú hơn khi tham gia hoạt
động.
b. Nhóm phương pháp dùng lời nói:
Trong q trình giáo dục phát triển thể chất, lời nói có các chức năng đa
dạng. Nhờ lời nói mà giáo viên có thể truyền thụ những kiến thức trở nên tích
cực và sâu lắng hơn.
Lời nói giúp trẻ quan sát bài tập vận động có mục đích, hiểu sâu sắc hơn các
bước thực hiện, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu bài vận động chính xác và đầy đủ
hơn.
Khi sử dụng phương pháp này yêu cầu lời nói của giáo viên phải có sức cuốn
hút, giáo viên phải nói rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn và dễ hiểu.
* Sử dụng tên gọi bài tập:
Tên gọi bài tập vận động nhằm gợi lên cho trẻ, những hình ảnh biểu tượng về
bài tập đó, phát huy ở trẻ khả năng tưởng tượng và gợi nhớ những bài tập mà trẻ
đã biết.
Các bài tập đều có tên gọi, thơng qua tên gọi đó phản ánh đặc điểm của bài
tập. Tên gọi của bài tập được diễn đạt dưới hai hình thức: tên gọi đích thực và
tên gọi theo nghĩa bóng được thể hiện dạng yếu tố chơi, thi đua, với hình thức

này giúp trẻ nắm bắt bài tập một cách tích cực và hứng thú hơn khi tham gia bài
vận động:
Ví dụ 1: Bài tập vận động cơ bản là “Chạy nhanh 20m”, giáo viên có thể giới
thiệu với trẻ tên vận động là “Vận động viên nào chạy nhanh”.
Ví dụ 2: Bài tập vận động cơ bản là “Bật xa 35cm”, ở trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi,
thì giáo viên có thể giới thiệu với trẻ là trị chơi “Qua suối”.
* Miêu tả:
Miêu tả bài tập vận động là lời nói của giáo viên kết hợp với làm mẫu từng
phần liên tục của bài tập, là sự diễn đạt từng phần liên tục theo một trình tự nhất


định, hay miêu tả là tường thuật lại một cách toàn vẹn và lần lượt những đặc
điểm kỹ thuật của bài đã học. Khi miêu tả cô chú ý sử dụng lời miêu tả sao cho
trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, và ngơn ngữ miêu tả cần phải chính xác.
VD: Với bài tập vận động cơ bản là “Đập bóng xuống sàn và bắt bóng” thì
cơ có thể vừa làm mẫu vừa miêu tả như sau “Cô đứng thẳng, chân rộng bằng
vai, hai tay cầm bóng, cơ dùng hai tay đập bóng xuống sàn phía trước mũi chân,
mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy lên, khơng làm rơi
bóng”
* Giải thích:
Giải thích được sử dụng khi trẻ đã có biểu tượng chung về bài tập vận động,
tiến hành sau khi làm mẫu ở bài tập vận động đó, mục đích nhằm nhấn mạnh,
đào sâu vào phần cơ bản của kỹ thuật bài tập, như vận động tay, thân, chân…
tiến tới thực hiện toàn bộ bài tập.
VD: Khi dạy trẻ “Ném trúng đích”, muốn trẻ nắm vững vận động đó thì giáo
viên phải giải thích vào phần cơ bản của bài tập: “Khi các cháu đứng ở tư thế
chuẩn bị thì chân, tay phải như thế nào, khi ném tay vung và tư thế chuyển ra
sao”. Dần dần ở trẻ hình thành biểu tượng cơ bản về vận động này.
Khi giải thích cho trẻ thì lời giải thích của cơ địi hỏi phải ngắn gọn, chính
xác, dễ hiểu. Nội dung của việc giải thích thay đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ

thể của từng tiết học, vào đặc điểm cá biệt của trẻ. Giải thích làm tích cực hóa
q trình tư duy của trẻ, giúp trẻ hiểu thấu đáo về kỹ thuật bài tập vận động.
Giải thích còn hướng sự chú ý của trẻ lên một động tác, thao tác nào đó của
bài tập hoặc nhấn mạnh, làm sâu hơn tri giác của trẻ về mặt này hay mặt khác
của bài tập đã học:
VD: Bài vận động cơ bản “Bật xa”. Sau khi trẻ bật xa, lúc hạ hai chân xuống
đất – tiếp đất, thường trẻ không biết để tay ở tư thế nào, thì giáo viên giải thích
thêm cho trẻ.
* Chỉ dẫn:
Khi chỉ dẫn cho trẻ về bài tập vận động, giáo viên cần nói ngắn gọn, nhằm
củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh trước hoặc sửa sai. Vì vậy khi chỉ dẫn
cho trẻ có thể đưa ra trước hoặc trong thời gian trẻ thực hiện bài tập.
Trong trường hợp đầu giáo viên sử dụng chỉ dẫn như là một phương pháp
ngăn chặn trước những sai sót có thể xảy ra:
Ví dụ: “động tác bụng” khi cúi tay chạm ngón chân, thân phải thẳng, thì việc
chỉ dẫn của giáo viên tiến hành trước khi thực hiện bài tập là nhắc nhở trẻ khi
cúi không khuỵu gối.
Sau khi trẻ thực hiện bài tập giáo viên nhận xét kịp thời về chất lượng thực
hiện bài tập, tạo điều kiện làm củng cố thêm biểu tượng của trẻ về những thao
tác, giúp trẻ nhận ra những chỗ sai của mình của mình và của bạn để kịp thời
sửa đổi.
Lời chỉ dẫn được tiến hành dưới hai hình thức: khẩu lệnh và mệnh lệnh:


Khẩu lệnh là lời chỉ dẫn truyền ra dưới dạng xác định với nội dung chính
xác.
Khi truyền khẩu lệnh:
Ví dụ: “Nghiêm, bên phải quay, hoặc đi đều, bước” giáo viên phải đứng ở tư
thế “đứng nghiêm”, giọng nói của giáo viên phải tự tin, dõng dạc, rõ ràng để tổ
chức trẻ, yêu cầu trẻ tập bài tập nhanh nhẹn chính xác.

Khẩu lệnh bao gồm: dự lệnh và động lệnh. Dự lệnh là phần trước khi truyền
lệnh, chỉ ra cần vận động như thế nào, lời truyền cần kéo dài.
Ví dụ: “Bên phải…”, chữ “phải” cần phải kéo dài.
Động lệnh là phần thực hiện, là lời truyền kéo dài “quay” dứt khốt.
Khi truyền khẩu lệnh và mệnh lệnh thì cường độ giọng nói của giáo viên cần
phải phù hợp với khu vực tập luyện, nơi diễn ra việc tập luyện và điều chủ yếu
là làm sao cho tất cả trẻ đều nghe rõ và hiểu được việc truyền lệnh của giáo viên.
Có như vậy trẻ mới nhận được lệnh và thực hiện đúng, cùng nhau.
Mệnh lệnh là những lời nói do giáo viên tự nghĩ ra:
VD: Giáo viên nói: “Đi đến cửa sổ, quay lại cầm bóng”, “quay sang bên trái
của gậy”
Ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé, giáo viên cần sử dụng mệnh lệnh khi trẻ
thực hiện bài tập, sau đó dần dần cho trẻ làm quen với khẩu lệnh.
Khi truyền khẩu lệnh và mệnh lệnh giáo viên cần chú ý đến cường độ giọng
nói phải phù hợp với khu vực tập luyện, nơi diễn ra việc luyện tập. Chú ý khi
truyền khẩu lệnh và mệnh lệnh làm sao cho tất cả các trẻ đều nghe rõ và hiểu
được việc truyền lệnh của giáo viên. Có như vậy, trẻ mới nhận được lệnh và
thực hiện đúng, cùng nhau.
Nếu giáo viên cho trẻ tập bài tập vận động theo nhạc, thì phần dự lệnh của
khẩu lệnh phải bằng lời nói, cịn động lệnh, tín hiệu để thực hiện sẽ sử dụng hợp
âm đầu tiên.
c. Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại là sự hỏi và trả lời giữa giáo viên và trẻ trước hoặc sau khi tập bài
tập vận động.
Khi dạy trẻ giáo viên sử dụng những câu hỏi để hỏi trẻ sẽ kích thích chúng
đến q trình quan sát, tích cực hố tư duy và lời nói, giúp cho việc củng cố, trẻ
sẽ khắc sâu thêm biểu tượng về vận động, trẻ sẽ hứng thú với bài tập hơn, và
đánh giá chính xác việc thực hiện bài tập của mình và của bạn.
Khi bắt đầu vào buổi tập giáo viên có thể hỏi trẻ là ai biết thực hiện vận
động, nhớ cách chơi của trị chơi vận động.

Ví dụ: Trước khi vào phần chơi “kéo co”, giáo viên có thể hỏi trẻ như: “Bạn
nào nhắc lại cho cô cách chơi của trị chơi kéo co?”
Trong q trình tập luyện, giáo viên có thể hỏi trẻ là bạn tập như vậy có đúng
khơng? Những câu hỏi này giúp trẻ nhận ra những sai sót.


Trước khi tập giáo viên nên dùng những câu hỏi hướng đến mục đích sắp
thực hiện.
Đàm thoại dùng để kiểm tra lại những biểu tượng đã có ở trẻ, sau khi cho trẻ
tập một bài mới giáo viên có thể đặt câu hỏi như: bạn thực hiện như vậy có đúng
khơng? Có những dụng cụ gì?...
đ. Phương pháp kể chuyện:
Những câu chuyện do giáo viên tự nghĩ ra hoặc các mẩu chuyện trong sách,
báo, tranh, truyện…được sử dụng để kích thích trẻ sự hứng thú đến việc luyện
tập vận động, thích làm quen với kỹ thuật và thực hiện chúng.
Nội dung câu chuyện có thể sử dụng trực tiếp trong buổi luyện tập, hoặc có
thể xuyên suốt bài tập hoặc giáo viên có thể sử dụng câu chuyện để dẫn dắt vào
bài tập để thu hút trẻ vào bài tập một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Bài tập cơ bản là “Bật liên tục qua 5 vòng”, ở trẻ 4 – 5 tuổi. Cơ giáo
có thể dẫn dắt trẻ như: Hôm nay, cô và các con cùng chơi làm “Gia đình Thỏ”,
cơ là Thỏ mẹ các con là Thỏ con nhé!
- Các chú Thỏ con yêu quý! Hôm nay Thỏ mẹ kể chuyện về một chú Thỏ tài
ba cho các con nghe nhé! (Cơ kể tóm tắt câu chuyện “Chú Thỏ tinh khơn” kết
hợp cho trẻ xem trình chiếu.
- Các con thấy chú Thỏ trong câu chuyện như thế nào?
- Muốn thông minh và khỏe mạnh như các chú Thỏ, các con phải làm gì?
Bây giờ các chú Thỏ con cùng Thỏ mẹ đi chơi nhé!
- Cho các chú Thỏ đi xung quanh vòng qua các cây, hoa, kết hợp một vài
kiểu đi kiễng gót, đi nhanh, đi chậm, đi bằng mũi chân.....(bài tập “khởi động”).
Hay giáo viên kể về một chuyến đi đến nơi nghỉ mát, về cuộc dạo chơi trong

rừng…còn trẻ thực hiện những bài tập phù hợp với câu chuyện trong buổi tập
luyện, giáo viên cũng có thể sử dụng thơ, ca, câu đố…kể cho trẻ nghe và đồng
thời kết hợp với động tác hay trò chơi vận động…
Giáo viên có thể kể cho trẻ mẩu chuyện “Chú gà trống”, giáo viên nói “có
một chú gà trống bừng tỉnh dậy cất tiếng gáy ị ó o” trẻ cho tay lên miệng và bắt
chước tiếng gà gáy, giáo viên nói tiếp “sau đó chú ra vườn bới đất tìm mồi” trẻ
làm động tác đi, tay vẫy vẫy bới đất.
Kể chuyện có tác dụng làm cho hình thức và nội dung luyện tập trở nên
phong phú, gây hứng thú ở trẻ đến bài tập.
e. Phương pháp thực hành:
* Luyện tập:
Khi trẻ thực hiện bài tập cô cần đứng quan sát trẻ tập luyện, giáo viên nên
bao quát chung cả lớp, và cần sửa sai ngay cho những cháu chưa tập đúng. Giáo
viên nên đến tận nơi nhắc trẻ nhẹ nhàng, tránh gây sự chú ý đền trẻ khác, mất
tập trung vào việc luyện tập.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thường khó phân tích động tác ra từng đoạn mà chỉ
có khả năng tiếp thu các động tác đơn giản liên tục thành một khối. Trẻ mẫu
giáo bé chỉ thực hiện tốt những động tác mà trẻ thực hiện tốt trong cuộc sống


hàng ngày, phù hợp với sức khỏe của mình. Những động tác tự nhiên đơn giản
đó của trẻ cịn rất xa mới đạt được mức độ hoàn chỉnh. Cho nên, trẻ thực hiện
động tác thường khơng chính xác.
Sự kết hợp chi tiết của động tác còn chưa hợp lý, tốc độ động tác thường
chậm. Vì vậy giáo viên nên dạy trẻ thực hiện động tác chung nhất, dạy trẻ chú ý
đến giai đoạn chủ yếu nhất của động tác, phù hợp với yêu cầu đối với lứa tuổi
trẻ.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ vận động đi, chỉ có thể yêu cầu đối với mẫu giáo bé là đi
thẳng người, không được cúi đầu, tay vung tự nhiên. Không thể yêu cầu với mẫu
giáo bé là phải chú ý đến từng chi tiết của động tác như yêu cầu trẻ phải kết hợp

nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ thể, không nên cho rằng trẻ nhỏ làm như
vậy là sai. Song yêu cầu đối với trẻ mẫu giáo lớn lại phải dạy trẻ và yêu cầu làm
chính xác các chi tiết của các động tác đó, như khi đi phải chính xác, nhịp nhàng
giữ vững tư thế, kết hợp các động tác chân và tay hợp lý.
Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần lưu ý: Dạy động tác hoàn chỉnh ngay
cho trẻ, thì trẻ dễ dàng nắm được tồn bộ hệ thống của động tác, không làm ảnh
hưởng đến tồn bộ kết cấu của động tác.
g. Phương pháp trị chơi:
Biện pháp trị chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ với bài học, trẻ
thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan
kết quả vận động của trẻ. Biện pháp này tiến hành dưới hai dạng: Đưa yếu tố
chơi vào buổi tập:
Ví dụ: “đi đều”: hành quân như các chú bộ đội, bài tập “vươn thở”: Cơ có
thể cho trẻ bắt chước tiếng gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, bài tập “bị”: bò như
chuột, động tác “nhảy” nhảy qua rãnh nước, nhảy như thỏ.
Giáo viên sử dụng các trò chơi vận động để tiến hành 1 bài tập. Khi tham gia
các trò chơi trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố
và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động phát triển các tố chất vận động khi
thực hiện các vận động, thao tác trong trò chơi.
Khi giáo viên sử dụng các bài thơ, ca về nội dung phải ngắn gọn, dễ thuộc,
vui nhộn, giáo viên cần cho trẻ đọc trước đó một, hai ngày hoặc một tuần trước
khi cho trẻ chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi cần xác định điểm chơi, những quy
tắc, cách chơi, sự phân thắng thua trong khi chơi vẫn phải đảm bảo.
Hoạt động trị chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những
kỹ năng vận động khác nhau như: chạy, nhảy, bò...Trong khi chơi trẻ có khả
năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập,
nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất
ngờ trong q trình chơi, sẽ kích thích thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Chính
vì vậy trong q trình trẻ chơi cơ giáo cần quan sát, bao qt trẻ để có thể
khuyến khích, giúp đỡ trẻ và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ

chơi một cách kịp thời.
h. Phương pháp thi đua:


Nét nổi bật của biện pháp thi đua là sự đua tài, đọ sức, giành vị trí vơ địch
hoặc để đạt thành tích cao. Biện pháp thi đua địi hỏi yêu cầu cao, đặc biệt đối
với sức mạnh thể chất và tinh thần của người tập, tạo nên sự căng thẳng về tâm
lý rất lớn do yếu tố ganh đua trong quá trình thi đấu.
Đối với trẻ mầm non, biện pháp thi đua sử dụng sau khi trẻ nắm tương đối
vững các bước thực hiện bài tập vận động. Thường áp dụng biện pháp này ở
mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn khi trẻ đã có kinh nghiệm vận động.
Mục đích của thi đua nhằm hồn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức
độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho
trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất
vận động, kích thích, lơi cuốn trẻ vào việc tập luyện.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Chạy theo đường dích dắc” và trị chơi
vận động là “Kéo co” trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, ở chủ đề “Ngành nghề”, cơ có thể
tổ chức bài dạy dưới hình thức hội thi và lấy tiêu đề như: “Ngày hội thể dục thể
thao”, và chia lớp ra làm 2 đội đại diện cho 2 ngành như sau:
- Đội vàng với trang phục màu vàng đại diện cho ngành Công An.
- Đội xanh với trang phục áo xanh đại diện cho ngành Bộ đội.
Ở phần khởi động là phần thi “ bé khỏe” và phần trọng động là phần hai của
cuộc thi có mang tên “ đồng diễn”, phần ba là bài tập vận động cơ bản với phần
thi “Bé khéo”.
- Trong quá trình tổ chức cuộc thi giáo viên cần chú ý bao quát, quan sát trẻ ở
các đội, sau đó tổng hợp các phần thi và đưa ra những lời nhận xét chính xác,
tuyên dương đội thắng cuộc đồng thời động viên khuyến khích đội thua cuộc
Biện pháp thi đua tiến hành dưới 2 dạng:
Thi đua cá nhân: Giáo viên nên chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện
động tác gần ngang nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu

Thi đua đồng đội khi tổ chức các trò chơi vận động: Giáo viên phải phân chia
đội sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, VD: Trò chơi “Kéo co” cô
phân chia đội 1 là 7 trẻ, đội 2 cũng là 7 trẻ và 2 đội có sức lực ngang nhau. Khi
tổ chức trị chơi cơ chú ý tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc.
Trước khi bắt đầu cuộc thi, giáo viên nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi.
Sau khi chơi xong, giáo viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan,
khơng thiên vị thì sẽ có tác động giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ
nhỏ.
Chú ý khi sử dụng biện pháp thi đua, giáo viên cần tránh để trẻ hưng phấn
quá mức, tránh gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không
tốt đến hành vi và trạng thái của trẻ. Giáo viên cần lưu ý đến thời gian mà trẻ mà
trẻ vận động và tham gia thi đấu, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù
hợp.
* Một số yêu cầu khi vận dụng các phương pháp:


Khi tiến hành lựa chọn các phương pháp giáo dục thể chất cần bảo đảm tính
vừa sức, phù hợp với trình độ vận động của trẻ, các điều kiện cơ sở vật chất,
dụng cụ tập luyện…
Cần phối hợp giữa các phương pháp giảng dạy: lời nói, trực quan, làm mẫu,
tập luyện…để buổi tập phong phú, kích thích tính tích cực học tập, vận động của
trẻ. Song cần chú ý tránh gây tình trạng căng thẳng, gây cho trẻ ức chế, xuất
hiện mệt mỏi và kém tự tin…
Khi áp dụng các phương pháp, cần có sự phối hợp và sử dụng hiệu quả các
phương pháp sư phạm để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục chung.
6.Biện pháp 6 : Tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tham gia
vào vận động một cách tích cực:
Để thu hút sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ trong khi dạy trẻ giáo viên
cần tăng dần độ khó của các trò chơi (về yêu cầu, luật chơi, hành động chơi...)
đồng thời có thể khuyến khích để cho trẻ tự nghĩ ra các trị chơi mới.

Trong q trình tổ chức cho trẻ các hoạt động giáo dục thể chất giáo viên cần
sử dụng các loại trò chơi một cách phong phú, đa dạng (trò chơi dùng lời, trò
chơi sử dụng đồ vật, trị chơi mang tính thể thao thi đấu...)
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các phần của hoạt động như: phần khởi
động, trọng động, vận động cơ bản, cơ có thể tạo tính huống để thu hút trẻ tham
gia vào hoạt động như:
Ví dụ 1: Phần“ khởi động” đối với trẻ 3 - 4 tuổi, giáo viên có thể tạo tình
huống như: Hơm nay chúng mình sẽ đóng vai các chú Thỏ đi kiếm ăn. Đoạn
đường đi kiếm ăn hơi gập ghềnh khó đi nên các chú Thỏ phải khởi động để cho
cơ thể dẻo dai trước khi đi nhé!
- Cô mở nhạc bài “Trời nắng, trời mưa ” và cho trẻ tập bài “khởi động”.
Ví dụ 2: Phần “Vận động cơ bản” đối với trẻ 3 - 4 tuổi, giáo viên có thể tạo
tình huống dẫn dắt trẻ vào bài tập “Vận động cơ bản” như: Để chuẩn bị đi kiếm
thức ăn, các bạn Thỏ sẽ tập bài tập “Bật về phía trước”, giúp đơi chân khỏe
mạnh, như vậy sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn.
Trong khi tổ chức các bài tập vận động cơ bản cô giáo có thể tạo tình huống
chơi hấp dẫn như:
Ví dụ 3: Phần “Vận động cơ bản” đối với trẻ 3 – 4 tuổi: Cơ giáo nói: Trong
khu rừng nhỏ có rất nhiều cà rốt, nhiệm vụ của các chú Thỏ là phải bật liên tiếp
qua các vòng tròn để tròn để lấy được cà rốt mang về giỏ của đội mình. Sau đó
chạy về cuối hàng để bạn Thỏ khác tiếp tiếp tục nhiệm vụ. Khi bài hát “Chú thỏ
màu xanh” kết thúc, đội nào tìm được nhiều củ cà rốt nhất thì đội đó giành chiến
thắng.
Trong khi cho trẻ thực hiện bài tập giáo viên cần lưu ý tránh để trẻ chờ đợi
q lâu, khơng để trẻ hị hét cổ vũ quá sức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ thi đua, giáo viên cần quan tâm, động viên, khích lệ đối với
những trẻ nhút nhát kém vận động, giáo viên cần linh hoạt thay đổi điều chỉnh 2
đội sao cho cả 2 đội đều có cơ hội chiến thắng, tránh để 1 đội luôn giành chiến
thắng sẽ làm ảnh hưởng tinh thần, đội thua sẽ mất tự tin vào bản thân.



7. Biện pháp 7: Sử dụng âm nhạc:
Như chúng ta đều biết âm nhạc có tác dụng nâng cao cảm xúc của trẻ, xác
định tính chất vận động và điều chỉnh nhịp điệu, âm điệu của nó, giúp trẻ tham
gia vận động một cách hứng thú và tích cực hơn khi vận động.
- Khi giáo viên điều khiển các vận động bằng âm thanh như đàn, sắc xô,
tiếng vỗ tay, lời bài hát, bản nhạc khơng lời, chng, cịi, trống…vào các hoạt
động phát triển vận động thì giáo viên cần chọn âm thanh làm sao cho phù hợp
với bài dạy, và phù hợp với chủ đề, và sử dụng âm thanh đúng lúc, đúng chỗ để
thu hút trẻ đồng thời không làm phan tán sự tập chung chú ý của trẻ:
VD: Tiết học thể dục cho trẻ tập bài tập “Khởi động”, ở chủ đề “Bản thân”
đối với trẻ mẫu giáo, giáo viên có thể cho trẻ tập kết hợp với nhạc khơng lời
hoặc có lời, ở bài tập khởi động giáo viên có thể chọn những bản nhạc hoặc bài
hát có giai điệu vui nhộn như bài hát “Bé khoẻ, bé ngoan”. Hoặc với bài tập
“Phát triển chung” ở chủ đề này cơ có thể lựa chọn bài hát như “Con cào cào”
để cho trẻ tập.
- Với sự lựa chọn và sưu tầm những bản nhạc có tính chất vui nhộn, phù hợp
với nội dung bài dạy và phù hợp với chủ đề thì sẽ giúp trẻ hứng thú khi tham gia
hoạt động, đồng thời trẻ sẽ yêu thích môn học hơn.
8. Biện pháp 8: Tổ chức ngày hội, ngày lễ:
Nhà trường đã chú ý lồng ghép phát triển vận động vào các hoạt động lễ hội
như: Ngày hội đến trường của bé, Tết trung thu, Tết Noel, Hội chợ tết yêu
thương...Trẻ được thực hiện được các vận động theo một trình tự đã được sắp
xếp theo ban tổ chức lễ hội. Trong các ngày hội, tất cả các bé được tham gia
chơi các trò chơi vận động như: Kéo co, Gieo hạt, Bơm xe, Hái quả, Trời nắng
trời mưa... trẻ tham gia một cách tích cực, hào hứng sơi nổi, tạo khơng khí náo
nức cho trẻ khi trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” của tập thể lớp mình cho
các lớp khác xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy phát triển ở trẻ tính
linh hoạt, mạnh dạn, tự tin hơn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm
xúc vui vẻ, phấn khởi, cảm nhận về vẻ đẹp của các “vận động viên tí hon”. Qua

đó khích lệ lịng u thích thể thao, góp phần củng cố và hồn thiện kỹ năng, kỹ
xảo vận động ở trẻ.
9. Biện pháp 9: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng trong các hoạt
động phát triển vận động
- Ngoài những đồng dùng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho hoạt động, nhà
trường chỉ đạo 100% các nhóm lớp làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
chuyên đề giáo dục phát triển vận động, trong đó có nhiều đồ dùng đồ chơi
mang tính thẩm mỹ cao và đảm bảo an tồn cho trẻ.
Kết quả: có 70% đồ dùng được sử dụng trong quá trình tổ chức GDPTVĐ
cho trẻ.
10. Biện pháp 10: Phối hợp với phụ huynh
- 100% giáo viên ở các nhóm lớp thường xuyên phối hợp với phụ huynh tạo
cơ hội phát triển kỹ năng vận động của trẻ mọi lúc, mọi nơi. Quan tâm đến hứng
thú và sở thích riêng của trẻ để lựa chon biện pháp tác động hiệu quả.


11. Biện pháp 11: Đầu tư cơ sở vật chất
Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp quản lý giáo dục, lãnh đạo địa
phương tăng cường xây dựng, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện
chuyên đề phát triển vận động ứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ. Vận động các bậc phụ huynh, đoàn thể quan tâm hỗ trợ đầu tư thiết bị
phục vụ cho chuyên đề.
- Tổng kinh phí đầu tư cho chuyên đề là: 50.000.000đ
Xây dựng kế hoạch tham mưu với chính quyền địa phương tranh thủ sự ủng
hộ của các nhà đầu tư, nhà hảo tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn mức độ 2. Tham mưu với địa phương xây dựng khu vườn cổ tích
tạo cho trẻ một khu vui chơi đẹp và hấp dẫn.
Xã hội hóa giáo dục vận động phụ huynh đóng góp xây dựng cảnh quan
mơi trường ngồi trời xanh- sạch đẹp hấp dẫn trẻ: trồng cây ở các bồn hoa trong
sân trường, cải tạo lại vườn trường huy động được trên 200 ngày công phụ

huynh tham gia lao động trong dịp đầu năm học trồng cây, trồng rau…cải thiện,
cung cấp nguồn rau xanh cho trẻ trong nhà trường. Tạo sân cỏ cho trẻ vui chơi
tham gia các hoạt động ngồi trời trẻ rất thích thú và trẻ chơi trên sân cỏ đảm
bảo an toàn và sạch sẽ.
Vận động phụ huynh học sinh mua sắm đồ dùng cho trẻ học tập đầy đủ,
cho con em ăn bán trú tại nhà trường để trẻ có cơ hội được chăm sóc sức khỏe
tại trường tỷ lệ ăn bán trú 467/467 trẻ đạt 100%.
12.Biện pháp 12: Công tác kiểm tra đánh giá
Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động của giáo
viên theo từng tháng, thực hiện kiểm tra đánh giá nghiêm túc đúng qui chế
chuyên môn, đồng thời kết hợp với các tổ chuyên môn thăm lớp dự giờ bằng
nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, theo lịch, đột xuất và kiểm tra hồ sơ
sổ sách, khảo sát đánh giá trẻ để làm căn cứ xếp loại giáo viên.
Phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt, khuyến khích giáo viên đăng ký
viết sáng kiến kinh nghiệm; xây dựng tiết mẫu và 100% giáo viên xây dựng tiết
dạy để cho đồng nghiệp dự và trao đổi kinh nghiệm, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
phục vụ cho chuyên đề.
13. Biện pháp 13: Đổi mới công tác quản lý :
Trong công tác quản lý tôi luôn sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin.
Quản lý tài chính, quản lý thơng tin giáo viên, quản lý trẻ. Thực hiện tốt 3 công
khai: Công khai về chất lượng giáo dục, công khai CSVC, đội ngũ giáo viên.
Xây dựng quy chế dân chủ trường học, quy chế kiểm tra nội bộ. Xây dựng kế
hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Trước khi giao nhiệm vụ cho từng cá nhân phụ trách, xem xét tùy thuộc
vào khả năng của từng người để giao nhiệm vụ. Tăng cường công tác tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong quản lý và điều hành cơng việc.
Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên kiểm tra
đôn đốc thực hiện chương trình kế hoạch soạn giảng, kiểm tra việc tổ chức các



hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời. Thường xuyên nhắc nhở và
có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên cịn yếu về chun mơn
Bản thân tơi là phó hiệutrưởng phụ trách bán trú tính ăn cho trẻ trên phần
mềm Nutrikids. Qua đó sẽ theo dõi được chế độ dinh dưỡng, Kalo của trong bữa
ăn hàng ngày của trẻ. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ
phù hợp với từng độ tuổi. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nâng chất lượng bữa ăn
cho trẻ.
Kịp thời cập nhật những tri thức mới. Từ đó nâng cao được cơng tác quản
lý, chỉ đạo của mình.
14. Biện pháp 14: Kiểm tra, đánh giá giáo viên:
Kiểm tra việc thực hiện quy chế, nội quy của nhà trường của cán bộ, giáo
viên để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, dần thực hiện tốt quy chế. Có kiểm
tra, đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng, hàng tuần sau khi thực hiện.
Kiểm tra về thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách( sổ soạn bài, sổ
chuyên đề, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên
môn…), phương pháp dạy của bộ mơn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình
hình triển khai và thực hiện chun mơn. Của giáo viên có đúng như kế hoạch
mà trường đã chỉ đạo hay khơng. Kiểm tra, thanh tra dự giờ có báo trước, đột
xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động, thơng qua phiếu dự giờ. Khi kiểm tra
đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ. Sau kiểm tra phải
có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo
viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế.
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ của người giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra
những ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong cơng tác. Từ đó góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
15. Biện pháp 15: Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên:
Tôi nhận thấy rằng đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên có
tính chất quyết định trong mọi hoạt động. Khi cán bộ, giáo viên ốn định về đời

sống, tinh thần thoải mái họ sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng khi đời
sống khơng đảm bảo được thì họ chưa chu tâm đến nhiệm vụ của mình. Chính vì
vậy cần phải quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của nhà nước đối với
cán bộ, giáo viên. Tôi tham mưu với địa phương và phụ huynh nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất hướng tới sự đãi ngộ tương xứng với sức lao
động của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là sự đãi ngộ vật chất đơn thuần mà đó
là sự quan tâm đầy đủ mọi mặt của đời sống, sự quan tâm thiết thực trên cơ sở
chăm lo đầy đủ đời sống vật chất sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao tới hiệu
quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác cũng không nên đặt yêu cầu đời sống vật
chất hàng đầu, sự tham mưu cứng nhắc – cách đặt vấn đề nóng vội sẽ hạ thấp vị
trí nhà trường, làm mất đi cái tốt đẹp nhất mà xã hội đã tôn vinh nghề dạy học.
Bên cạnh đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên tôi cần quan tâm đến
việc nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên. Quan tâm đến đời sống


tinh thần của giáo viên là quan tâm đến đời sống chính trị nhà trường, tạo nên
một khơng khí chính trị lành mạnh, cởi mở, thân ái. Sự cư sử giữa cán bộ, giáo
viên với nhau trong hội đồng sư phạm có tác động lớn lao đến việc dạy
người dạy người. Đó cũng là động lực tốt nhất thúc đẩy nhà trường tồn tại và
phát triển.
7.2. Khả năng áp dụng sáng kiến :
Các giải pháp trên được áp dụng trong nhà trường nhằm nâng cao chất
lượng chuyên đề giáo dục phát triển vân động nơi tôi công tác. Dựa vào những
kết quả đạt được từ việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo. Tôi nghĩ kết quả
nghiên cứu này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong huyện Yên
Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Những thông tin cần bảo mật: Khơng có thơng tin gì
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
Để áp dụng sáng kiến được tốt tôi cần các điều kiện như sau :
Cơ sở vật chất: Trường, lớp, các đồ dùng thiết bị dạy học, sân chơi, bãi

tập ( máy tính, máy chiếu, loa đài….. )
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các độ tuổi.
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của tỉnh và của huyện Yên
Lạc. Chỉ thị năm học 2017 - 2018. Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non.
Chương trình ni dưỡng, CSGD trẻ các độ tuổi, bồi dưỡng hè năm học
2017 - 2018.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến :
Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên
đề giáo dục phát triển vận động ở trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc”. Tôi thu được kết quả đáng phấn khởi. Nhà trường mầm non
Văn tiến thực sự đi vào hoạt động có nề nếp, kỷ cương. Số trẻ em đến trường
lớp tăng lên năm học 2016 - 2017 là 440 trẻ; năm học 2017 - 2018 là 467 trẻ
tăng 27 trẻ. Trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Chấtt lượng chuyên đề đạt hiệu
quả cao. Có nhiều tiết dạy đạt loại giỏi, khá khơng còn tiết dạy đạt yêu cầu.
Giáo viên biết xây dựng kế hoạch chuyên đề phù với đặc điểm của nhóm/
lớp mình phụ trách. Có kiến thức, kỹ năng sư phạm, tổ chức tốt các hoạt động
giáo dục phát triển vận động. Phát huy được năng lực của mỗi giáo viên, tổ chức
các hoạt động linh hoạt, sáng tạo hơn.
Phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động, trẻ
mạnh dạn, tự tin, khỏe mạnh phát triển tốt các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Tổ chức tốt cơng tác ni dưỡng chăm sóc, từ đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ
còn <3%; Tỷ lệ chuyên cần đạt 90%; Ngoan, sạch đạt 100%. Đáp ứng được với
yêu cầu giáo dục mầm non trong thời kỳ CNH-HĐH đát nước và hội nhập Quốc
tế.
10.1. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến :


Sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát
triển vận động ở trường mầm non Văn Tiến. Tôi tiến hành khảo sát và thu được
kết quả như sau :
Biểu 4: Khảo sát trình độ đào tạo và kết quả xếp loại của giáo viên:

Tổng số giáo Trình
viên
mơn

Năm
học

độ

chun

ĐH



TC

Xếp loại giáo viên

SC Tốt

Đạt
%

Khá

Đạt
%

ĐYC


Đạt
%

2014 2015

22

19

1

2

0

17

77

4

18

1

4

2015 2016


22

19

1

2

0

18

82

3

14

1

4

2016 2017

22

20

0


2

0

19

86

2

9

1

5

2017 2018

21

21

0

0

0

19


90

1

10

0

0

Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy trình độ chuyên môn của giáo viên nâng
lên rõ rệt: Năm học 2014 - 2015 trình độ đại học mới chỉ có 19/22 đạt 86%.
Giáo viên đến năm học 2015 - 2016: Giáo viên có trình độ đại học 19/22 đạt
86%; Năm học 2016-2017: Giáo viên có trình độ đại học 20/22 đạt 91%. Giáo
viên có trình độ trung cấp là 2 đồng chí năm học 2017-2018 giáo viên có trình
độ đại học 21/21 đạt 100%. Số giáo viên xếp loại tốt tăng lên năm học 2014 2015 xếp loại tốt có 17/22 đồng chí đạt 77%; Năm học 2015 - 2016 xếp loại tốt
có 18/22 đồng chí đạt 82%; Năm học 2016 - 2017 xếp loại tốt có 19/22 đồng chí
đạt 86%. Năm học 2017 - 2018 xếp loại tốt có 19/21 đồng chí đạt 90%. Như vậy
sau khi thực hiện chuyên đề tỷ lệ tiết dạy tốt đạt 90%, loại khá cịn 10% khơng
cịn tiết dạy đạt u cầu.
Biểu 5: Khảo sát đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua
giờ thể dục:
Kết quả đánh giá xếp loại tiết dạy
STT

Họ tên giáo viên

Lớp
Tốt


1

Nguyễn Thị Mơ

5TA

x

2

Đỗ Thị Hương

5TB

x

3

Nguyễn Thị An

5TC

x

4

Lê Thị Tuyến

5TD


x

Khá

ĐYC


5

Dương Thị Sang

5TE

x

6

Dương Thị Cẩm Vân

4TA

x

7

Nguyễn Thị Hằng

4TB

x


8

Vũ Thị Quy

4TC

x

9

Nguyễn Thị Hoa Phượng

4TD

x

10

Vũ Thị Tuyết

4TE

11

Trần Thị Ngân

3TA

x


12

Dương Thị Vui

3TB

x

13

Vũ Thị Lĩnh

3TC

x

14

Dương Thị Hịa

3TD

x

15

Nguyễn Thị Thanh

3TE


x

16

Trần Thị Ngọc Hoa

2TA

x

x

Tổng

13

3

%

81

19

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả dự giờ cho ta thấy được chất lương giảng
dạy của giáo viên có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 2017-2018 khảo sát
đầu năm tiết dạy đạt loại tốt đạt 50%; loại đạt yêu cầu 2/16 đạt 12%, nhưng đến
cuối năm khảo sát loại tốt 13/16 đạt 81%, loại khá 3/16 đạt 19% khơng cịn tiết
đạt yêu cầu.

Biểu 6: Khảo sát kết quả trên trẻ:
STT Tên giáo viên

Lớp

TS
HS

Kết quả trên trẻ
T

% K

% Đ

% CĐ %

1

Dương Thị Cẩm Vân

4A

30

1
5

50 12


4
0

3

1
0

0

0

2

Nguyễn Thị Hằng

4B

30

1
7

57 11

3
6

2


6

0

0

3

Trần Thị Ngân

3A

27

1
3

48 11

4
1

3

11

0

0


4

Đỗ Thị Hương

5B

34

1
8

53 13

3
8

3

9

0

0

5

NguyễnThị Mơ

5A


35

1
9

54 14

4
0

2

6

0

0

156

8
2

5
3

3
9

13


8

0

0

Tổng

61

Qua kết quả khảo sát cho thấy đầu năm học (Biểu mẫu 3) Cho ta thấy kết
quả tiết dạy của giáo viên có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giáo viên linh hoạt sáng


tạo, nắm chắc phương pháp đặc trưng, nội dung truyền thụ đến trẻ sâu. Phát huy
được tính tích cức của trẻ, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. do vậy kết
quả đạt trên trẻ cao số trẻ đạt loại tốt, khá tăng lên rõ rệt, số trẻ xếp loại đạt u
cầu giảm xuống đáng kể, khơng cịn trẻ chưa đạt.
Sau khi thực hiện đề tài sáng kiến đã thu được những kết quả đáng kể
trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề.
10.2. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân :
Nâng cao chất lượng các tiêu chí của chuẩn mức độ 2, tiếp tục hoàn thiện
các điều kiện đánh giá ngoài cấp độ 3.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến.
Số
TT
1
2


Tên tổ
chức/cá
nhân

Địa chỉ

Giáo viên

Trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên
Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý

Học sinh

Trường mầm non Văn Tiến - Huyện Yên
Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý

Văn Tiến, ngày tháng 5 năm
2018
Thủ trưởng đơn vị

Lĩnh vực
áp dụng sáng
kiến

Văn Tiến, ngày 14 tháng 5 năm

2018
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Kính

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
......................................................................



×