Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục nếp sống văn hoá cơ sở ở hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.32 KB, 107 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

Lê Thị Loan

Một số giải pháp nâng cao chất lợng
công tác giáo dục nếp sống văn hóa cơ
sở ở hà tĩnh
Chuyên ngành: quản lý giáo dục
MÃ số: 60.14.05
Luận văn thạc sĩ khoa häc gi¸o dơc

Vinh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục nếp sống văn
hoá cơ sở ở Hà Tĩnh là đề tài mà tôi rất tâm huyết. Trên cơ sở lý luận, vốn
kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu, dưới sự
giảng dạy, hướng dẫn của các giảng viên, các nhà khoa học, sự cộng tác giúp
đỡ của các đồng nghiệp và các tư liệu, tài liệu được sử dụng... Luận văn tốt
nghiệp của tôi đã được hoàn thành.


2

Với tình cảm chân thành nhất, tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tơi trong q trình học tập. Xin cảm Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch, cảm ơn
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho tơi học tập,


nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin được trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Đinh Xuân Khoa - người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng luận văn là một cơng trình nghiên cứu
với khả năng của bản thân, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của q thầy, cơ, các nhà khoa
học và ý kiến đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010

Lê Thị Loan


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NẾP

Trang
1
3
4
9

SỐNG VĂN HÓA..........................................................................................................

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................................
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................
1.3. Về vấn đề xây dựng và giáo dục dục nếp sống văn hóa ở cơ sở.......
1.4. Di sản hương ước làng xã truyền thống ở Hà Tĩnh: giá trị tinh

9
13
14
17

hoa và những điểm hạn chế.......................................................................................
1.5. Công tác truyền thơng trong việc giáo dục nếp sống văn

40

hóa...........
Kết luận chương 1........................................................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HÓA

43
44

CƠ SỞ Ở HÀ TĨNH ...................................................................................................
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế XH của tỉnh Hà Tĩnh......................
2.2. Qui ước văn hóa mới trong đời sống văn hóa cơ sở ở Hà Tĩnh........
2.3. Quá trình thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng

44
48
56


đời sống văn hóa"ở Hà Tĩnh....................................................................................
2.4. Thực trạng ứng dụng của cơng tác truyền thông trong công tác

74

giáo dục NSVH ở cơ sở................................................................................................
Kết luận chương 2..........................................................................................................
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

78
80

LƯỢNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HỐ...................
3.1.Ngun tắc đề xuất giải pháp (hoặc quy trình, hoặc mơ hình).....
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..............................................................
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..............................................................
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..............................................................
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.................................................................
3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục nếp

80
80
81
81
82
82

sống văn hóa tại Hà Tĩnh..........................................................................................
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí cơng


82

tác quản lý và giáo dục nếp sống văn hoá cơ sở tại Hà Tĩnh.......................


4

3.2.2. Nhóm giải pháp về hồn thiện chính sách cơng tác quản lý và

86

giáo dục nếp sống văn hoá cơ sở tại Hà Tĩnh.....................................................
3.2.3. Nhóm giải pháp về tài chính phục vụ công tác quản lý và giáo

88

dục nếp sống văn hố cơ sở tại Hà Tĩnh...............................................................
3.2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho cơng tác quản

89





giáo

dục


nếp

sống

văn

hố



sở

tại



Tĩnh...............................................
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp....................................................................
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

89
90

đề xuất.................................................................................................................................
Kết luận chương 3..........................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................
PHỤ LỤC.........................................................................................................................

93

95
98
101


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QƯVH: Quy ước văn hóa
NSVH: Nếp sống văn hóa
UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
UBND: Ủy ban Nhân dân
Đoàn TNCSHCM: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
XDLVH: Xây dựng làng văn hóa
LVH: Làng văn hóa


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung bộ, với diện tích 6.019
km2, dân số gần 1,3 triệu người, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; Nam giáp tỉnh
Quảng Bình, Đơng giáp biển Đông với 137 km bờ biển, Tây giáp nước bạn
Lào với 145 km đường biên giới. Là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền
thống cách mạng và văn hóa, nơi đây đã sinh ra những danh nhân mà tên tuổi
gắn liền với hành trình lịch sử dân tộc, được lưu danh muôn đời: Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Nguyễn Huy Tự, Đặng Dung, Đặng Tất,
Bùi Cầm Hổ... rồi đến Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Xuân Diệu,
Huy Cận, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Phan Chánh.....

Hà Tĩnh là một vùng đất có sứ mạng đặc biệt trong bước đường đi về
phương Nam của người Việt, là ranh giới cực Nam của quốc gia Đại Việt suốt
một thời kỳ lịch sử dài lâu, trong tương quan với vương quốc Champa và sau
này là trong cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn. Văn hóa làng xã, trong bối cảnh
đó, chính là mơi trường ni dưỡng bản lĩnh, bản sắc văn hóa Việt một cách
bền bỉ, mạnh mẽ ở vùng đất địa đầu, tiếp tục trở thành bàn đạp cho quá trình
đi về phương Nam của người Việt. Nổi bật trong di sản văn hóa làng Hà Tĩnh
là nghĩa gia tộc, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tinh thần đồn kết
tương thân tương ái, tính chịu thương chịu khó, biết khắc phục và chế ngự
hồn cảnh để vươn lên không ngừng, sự chi phối của định chế dư luận xã hội
“một người làm quan cả họ được nhờ, một người làm nhơ cả họ chịu tiếng”,
“mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” v.v...
Hà Tĩnh là một trong những địa phương nghèo của miền Trung và thực
trạng đó ở làng quê càng diễn ra khốc liệt hơn bởi vấn đề đơ thị hóa khơng nổi
bật, rời làng lên phố tìm kiếm việc làm diễn ra phổ biến, thường xuyên...
Dưới tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đức, gia phong
truyền thống đã có sự vận động và biến đổi phức tạp. Bên cạnh những giá trị


7

đạo đức mới, nếp sống văn hoá gắn liền với q trình phát triển kinh tế thị
trường, đã có những giá trị đạo đức, gia phong truyền thống bị xâm hại và có
nguy cơ mai một. Thực tế tại nhiều nơi, nhất là ở các đơ thị lớn, gia đình đã
có những dấu hiệu của sự khủng hoảng. Các mối quan hệ gia đình, nếp sống
gia phong truyền thống đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường,
lợi nhuận, bởi những lối sống lai căng, xa lạ của một số bộ phận. Trong bối
cảnh đó, vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống
đang trở nên bức bách và hết sức cần thiết.
Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống cho mọi

người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay phải biết gìn giữ và phát huy các giá trị tinh hoa trong di sản văn hóa
truyền thống ở cơ sở, đặc biệt là từ di sản hương ước lệ làng, kết hợp với công
tác tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà
nước, các điều khoản của qui ước văn hóa mới, thực hiện qui chế dân chủ ở
cơ sở... là phương thức hữu hiệu cho việc thực hiện cuộc vận động "Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa"trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Giáo dục nếp sống văn hóa cơ sở không phải là một vấn đề mới
nhưng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đề cập đến giá trị của hương
ước - một nét văn hóa truyền thống trong đời sống nông thôn Việt trong việc
giáo dục nếp sống văn hóa cơ sở thơng qua cơng tác truyền thơng. Đây là một
vấn đề hồn tồn mới chưa có cơng trình nào đề cập đến.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nội dung nghiên cứu Một số
giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục nếp sống văn hóa cơ sở ở
Hà Tĩnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Phát huy giá trị di sản văn hóa làng xã truyền thống trong bối cảnh
thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa
bàn Hà Tĩnh hiện nay.


8

- Nâng cao chất lượng của công tác giáo dục nếp sống văn hóa cơ sở ở
Hà Tĩnh, đáp ứng được với điều kiện và xu thế phát triển của quê hương Hà
Tĩnh trong bối cảnh hội nhập, tiến tới xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở trên chính quê hương Hà Tĩnh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu là công tác quản lý và giáo dục nếp sống văn
hóa tại Hà Tĩnh.

- Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác
giáo dục nếp sống văn hóa tại Hà Tĩnh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Về nội dung nghiên cứu: Xác định giá trị bản sắc văn hóa làng truyền
thống làm nền tảng căn bản để tập trung khảo sát sự tác động của công tác giáo
dục nếp sống văn hóa cơ sở ở Hà Tĩnh đến cuộc vận động xây dựng đời sống văn
hóa mới dưới các khía cạnh: phương thức, vai trò và tác động ảnh hưởng.
4.2. Về không gian khảo sát: khảo sát trên diện rộng tổng số 247 làng
xã truyền thống, để từ đó chọn điểm khảo sát phù hợp cho từng địa bàn, đặc
biệt là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa hương ước xưa và qui ước văn
hóa mới hiện nay, với 20 làng có hương ước xưa: Xuân Viên và Đan Tràng
(Nghi Xuân); Phù Lưu, Trường Lưu, Vân Chàng, Ngọc Sơn (Can Lộc); Gia
Mỹ (Thạch Hà); Vĩnh Lại, Kim Nặc, Dương Ngoại, Lai Trung, Giang Phái và
Vĩnh Lộc (Cẩm Xuyên); Nhân Canh, Hiệu Thuận (Kỳ Anh); Xuân Trì
(Hương Sơn); Gia Bác, Phú Phong, Trung Hà, Thượng Trạch (Hương Khê).
5. Giả thuyết khoa học:
Công tác quản lý và giáo dục nếp sống văn hóa tại Hà Tĩnh hiện nay đã
được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Nếu được áp dụng những giải pháp
quản lý của chúng tơi thì cơng tác trên sẽ từng bước được cải thiện, đáp ứng
những yêu cầu đã đặt ra.


9

6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực
tiễn và đề xuất giải pháp bao gồm làm rõ các khái niệm: Chất lượng, chất lượng
giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, nếp
sống văn hóa, lối sống văn hóa, di sản văn hóa, hương ước, hương lệ.
6.2. Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý và giáo dục nếp sống

văn hóa tại Hà Tĩnh.
6.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục nếp
sống văn hóa tại Hà Tĩnh.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Với mục đích tìm ra những lời giải mang tính thuyết phục cho phần giả
thuyết khoa học, chúng tôi chọn lựa phương pháp thực tiễn làm phương pháp
nghiên cứu của luận văn gồm:
7.1. Phương pháp điều tra và thống kê xã hội học: Thực hiện việc thu
thập tư liệu, xử lý thông tin tư liệu thông qua điều tra xã hội học (phiếu điều
tra, trao đổi nhóm, xác suất thống kê...).
7.2. Phương pháp điền dã dân tộc học: quan sát tham dự, phỏng vấn
(phỏng vấn nhanh, phỏng vấn hồi cố) thực tế tại địa bàn..
7.3. Phương pháp thu thập dữ liệu cơ sở: Thu thập các nguồn tài liệu có
liên quan, xem xét vấn đề trong mối quan hệ lịch đại, đồng đại (nhất là so
sánh, xem xét trong mối quan hệ với các tỉnh khác ở miền Trung).
8. Đóng góp của luận văn:
8.1. Hệ thống lại những giá trị bản sắc đặc trưng của văn hóa làng Hà
Tĩnh thơng qua hệ thống hương ước, hương lệ.
8.2. Đánh giá được thực trạng của công tác quản lý và giáo dục nếp
sống văn hóa tại Hà Tĩnh.


10

8.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục nếp
sống văn hóa tại Hà Tĩnh.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị luận văn được kết cấu thành
ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục nếp sống văn hoá.

Chương II: Thực trạng giáo dục nếp sống văn hoá ở Hà Tĩnh.
Chương III: Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục
nếp sống văn hoá cơ sở ở Hà Tĩnh.


11

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN HĨA
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói giáo dục nếp sống văn hóa là một khái niệm mới về mặt hình
thức ngơn ngữ, gắn liền với sự ra đời và phát triển của phong trào Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH). Tuy nhiên, nội hàm
khái niệm của nó lại rất gần gũi và phù hợp, thậm chí là ở mức độ tương
đồng với khái niệm phong hóa, thuần phong mĩ tục từ trong truyền thống,
mà ở đó, hương ước là một nội dung đặc biệt quan trọng.
Trước hết, cần khẳng định rằng hương ước chưa hẳn đã là “luật làng”
mà chính là “luật nước ở làng”, có nghĩa nó biểu hiện một cách rõ nét nhất,
cụ thể và sinh động nhất, trở thành sự hiện diện mang đầy ý nghĩa biểu
tượng của nhà nước ở cấp độ cơ sở, chính là làng. Tuy nhiên, điểm khác biệt
cơ bản và cũng chính nhờ đó, tạo nên được giá trị mang tính bản sắc đặc
trưng của hương ước là từ luật nước, đã cụ thể hóa thành những điều khoản
cụ thể, phát xuất từ và phù hợp với phong tục tập quán mỗi một làng xã. Cho
nên, nội dung hương ước của từng làng là hồn tồn khơng giống nhau và
chính từ đó, nêu bật lên được những giá trị tinh hoa, đầy bản sắc của văn hóa
làng xã, thơng qua hương ước.
Hơn nữa, nếu như luật pháp chú trọng yếu tố “lý” và “luật” thì hương
ước lại thiên về trọng tình. Mọi biểu hiện cụ thể của đời sống làng quê Việt
đều được cụ thể hóa với nhiều điều khoản, thành văn lẫn bất thành văn, cho
nên mới có khái niệm hương ước và hương lệ. Trong giới hạn của lệ làng,

cái tình được ưu tiên chú trọng trước tiên và trong những trường hợp căng
thẳng vượt khỏi khả năng hòa giải, giải quyết, mới “giải lên quan”.
Hương ước trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền là
vấn đề được các học giả Pháp quan tâm trong bối cảnh xã hội Việt Nam hồi


12

cuối thế kỷ XIX - đầu XX. Điều đó được thể hiện rõ nét qua các cơng trình
Essair sur les moeurs et l’institution du peuple annamite (G.Bouchet, 1896),
Les paysans du delta tonkinois (P.Gourou, 1936), La commune annamite
(H.Landes, 1880), La commune annamite au Tonkin (P.Ory, 1899)...
Về sau, nhiều cơng trình ở Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đề cập đến vấn
đề này trong đối sánh cũng như nghiên cứu độc lập, như Luật và xã hội Việt
Nam thế kỷ XVII - XVIII (Insun Yo, 1994) v.v... Trên cơ sở các cơng trình
nghiên cứu lệ làng Nhật Bản cũng như các cơng trình ở Nhật Bản nghiên cứu
về hương ước Việt Nam, Hương ước làng xã Việt Nam với luật làng Kanto
Nhật Bản thế kỷ XVII - XIX (Vũ Duy Mền, 2001) đã đi sâu phân tích đặc
trưng và nét tương đồng giữa luật làng Kanto Nhật Bản và hương ước Việt
Nam trên nhiều phương diện.
Giá trị phong hoá của hương ước được nhiều tác giả quan tâm từ đầu thế
kỷ XX. Ðáng chú ý là có thể coi đây như là một công cụ hữu hiệu của nền
giáo dục dân gian và mặt khác, vẫn được xem xét dưới góc độ pháp luật.
Kể từ sau năm 1975, vấn đề này càng có điều kiện được quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn, trong bối cảnh quá trình nghiên cứu về làng xã được đẩy
mạnh. Trong bối cảnh chung như vậy, hương ước là một vấn đề lớn, rất được
quan tâm, như các cơng trình Thư mục hương ước Việt Nam, Hương ước cổ
Hà Tây. Ðặc biệt là các cơng trình cấp nhà nước, các nghiên cứu chuyên sâu,
như Một số định hướng quản lý nông thôn được phản ánh trong hương ước
cải lương của các làng thuộc huyện Chương Mỹ đầu thế kỷ XX (Nguyễn

Quang Ngọc, KX 08-09: Thiết chế chính trị xã hội nơng thơn), Hương ước khốn ước trong làng xã (Vũ Duy Mền, Bùi Xuân Ðính), Nguồn gốc và điều
kiện xuất hiện hương ước trong làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ
(Vũ Duy Mền), Lệ làng và ảnh hưởng của nó đến pháp luật hiện đại (Diệp
Ðình Hoa), Hương ước, sản phẩm của văn hoá làng (xét từ một số bản hương
ước, khoán ước ở Trị - Thiên Huế) (Bùi Thị Tân). Minh hoạ rõ nét là sự đóng


13

góp đặc biệt của cơng trình Lệ làng phép nước, Hương ước và quản lý làng
xã (Bùi Xuân Ðính).
Trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tỉnh Hà Bắc tiên phong tổ
chức hội thảo Xây dựng quy ước làng văn hoá ở Hà Bắc (1993). Nhiều bài viết
cũng đi sâu phân tích trên nhiều phương diện: Một vài suy nghĩ về các bản hương
ước trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (Luật học, 3/1983), Người nông dân và
pháp luật (Bùi Xuân Ðính, Luật học, 4/1984), Một vài suy nghĩ về hiện tượng tái
lập hương ước ở nông thôn hiện nay (Bùi Xuân Ðính, NN & PL, 2/1993)…
Trên địa bàn các tỉnh miền Trung, vấn đề hương ước được chú trọng khơi
dậy, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, biên khảo địa phương, với
sự ra đời đồng loạt của nhiều cơng trình như Hương ước Thanh Hố (2000),
Hương ước Nghệ An (1998), Hương ước Quảng Ngãi (1996)…
Những vấn đề trọng tâm nêu trên còn được bổ sung, xem xét một cách kỹ
lưỡng trên cơ sở đối sánh diện rộng với các tỉnh khác thuộc khu vực Bắc
Trung bộ, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thơng qua hội thảo về Văn hóa
truyền thống các tỉnh Bắc Trung bộ, tháng 12/1994 (Nxb. KHXH, 1997).
Trong bối cảnh thực hiện phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa, từ năm 1992, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định thành lập
Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. Vấn đề phát huy di sản văn hóa truyền
thống làng xã trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ở Hà Tĩnh
được đặt ra một cách cấp thiết. Nhờ đó, nhiều hội nghị, hội thảo và cơng trình

khoa học được đặt ra. Từ tháng 6 năm 1995, Sở VHTT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ
chức hội thảo Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa Hà Tĩnh, với mục tiêu
nghiên cứu văn hóa làng như là một hướng tìm về cội nguồn, mang đậm ý
nghĩa khoa học lẫn thực tiễn trong việc xây dựng con người mới, đặc biệt là
xây dựng nông thôn mới hiện nay. Các tham luận đều tập trung vào các nội
dung nghiên cứu chính yếu, xây dựng xây dựng làng văn hóa là mục tiêu phấn


14

đấu của nhân dân, của xã hội, trong đó phải có sự kế thừa biện chứng những
giá trị tinh hoa từ trong di sản truyền thống và tiếp thu những giá trị mới một
cách sáng tạo.
Cũng với tinh thần đó, chỉ một năm sau, cơng trình Hương ước Hà Tĩnh
(Võ Quang Trọng…, 1996) ra đời trên cơ sở sưu tầm, khảo sát di sản hương
ước Hà Tĩnh để bước đầu công bố tập sách biên khảo về 20 bản hương ước
truyền thống còn lại của các làng quê Hà Tĩnh. Mặc dù phần nghiên cứu giới
thiệu chỉ rất ngắn gọn, thuần túy mang tính chất “tổng thuật” và chủ yếu là
dịch thuật, nhưng có thể nói cơng trình này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quí
báu, thiết thực trong việc kế thừa di sản hương ước truyền thống trong q
trình soạn thảo, thực hiện qui ước văn hóa mới của cuộc vận động xây dựng
làng văn hóa, gia đình văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đặc trưng lịch sử - văn hóa xứ Nghệ được Viện Nghiên cứu Văn hóa
Dân gian quan tâm từ lâu, tiêu biểu là cơng trình Địa chí văn hóa dân gian
Nghệ Tĩnh của tập thể các nhà nghiên cứu đầu ngành (Nguyễn Đổng Chi Chb,
1995). Trong đó, vấn đề phong tục tập quán, nếp sống thuần mĩ được đi sâu
nghiên cứu kỹ, đặc biệt là ở phần bảy Phong tục tập quán dân gian, với nhiều
phong tục tập quán, lễ nghi liên quan đến chu kỳ đời người, cộng đồng cư dân
làng xã, tấp quán tín ngưỡng nghề nghiệpv.v…
Cũng liên quan đến vấn đề này, cần phải kể đến các cơng trình khảo cứu

chun sâu công phu của nhiều tác giả khác, đặc biệt như Ninh Viết Giao,
Thái Kim Đỉnhv.v…, trên những vấn đề rất cụ thể, thiết thực liên quan đến
vấn đề hương ước trong bối cảnh xã hội hiện đại, như “Hương ước với vấn đề
xây dựng giữ gìn nếp sống trật tự, an ninh, văn hóa lành mạnh trong làng xã
xứ Nghệ” hay “Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay”.
Cơng trình Di tích danh thắng Hà Tĩnh của Trần Tấn Thành (1997) đã giới
thiệu tổng quan hệ thống di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh


15

lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Tĩnh. Tương tự là kết quả của cả một quá trình
khảo sát, nghiên cứu dài lâu, tác giả Thái Kim Đỉnh đã biên soạn nhiều cơng
trình rất có giá trị như Làng cổ Hà Tĩnh (2000); Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh
(2004); Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh (2005) v.v...
Những cơng trình đó là cơ sở thiết thực cho việc kế thừa và phát huy giá
trị di sản hương ước trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá hiện nay
trên địa bàn Hà Tĩnh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Chất lượng: Chúng tơi xem xét vấn đề dưới góc độ phát triển bền
vững, chú trọng nội dung, chất lượng của cơng tác hơn là tính chất hình thức
nổi trội của phong trào. Khái niệm chất lượng, nói cụ thể, chính là hiệu quả.
1.2.2. Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục chính là sự giáo dục, q
trình giáo dục, phương thức giáo dục có chất lượng, lấy chất lượng làm đầu.
1.2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục là
q trình khơng ngừng cải tiến phương thức giáo dục nhằm mang lại hiệu quả
của quá trình giáo dục một cách cao nhất, thiết thực nhất, cho cả cộng đồng.
1.2.4. Văn hóa: Văn hóa, hiểu một cách cơ đọng nhất, chính là thế ứng xử,
phương thức ứng xử của con người trước môi trường sống (tự nhiên, xã hội).
1.2.5. Bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa là những nét đặc trưng

riêng có trong thế ứng xử trước môi trường sống của mỗi một cộng đồng, từ
làng xã cho đến quốc gia, dân tộc. Tất cả, trở thành dấu hiệu nhận biết, biểu
tượng khi xem xét vấn đề trong tương quan với các cộng đồng người khác.
1.2.6. Nếp sống văn hóa, lối sống văn hóa: Trong một khơng gian văn
hóa, một vùng văn hóa hay một nền văn hóa, chủ thể con người thống nhất
qui định nên một hệ thống chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ giữa người
và người, giữa con người với mơi trường tự nhiên. Mọi sự tn thủ đó sẽ


16

được cộng đồng tôn trọng, vinh danh, và ngược lại, nếu vi phạm sẽ bị lên án.
Sự thực hành qui chuẩn đó trong đời sống nhân sinh, định hình nên nếp sống
văn hóa, lối sống văn hóa. Suy cho cùng, đó chính là nếp sống, lối sống phù
hợp với chuẩn mực đạo đức, luân lý và pháp lý của cả cộng đồng, gọi là nếp
sống, lối sống “có văn hóa” (cũng có thể gọi là nếp sống, lối sống văn minh).
1.2.7. Di sản văn hóa: Di sản văn hóa là thành tựu văn hóa con người
tạo dựng nên suốt chiều dài lịch sử và để lại cho hậu thế, bao gồm di sản văn
hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
1.2.8. Hương ước, hương lệ: Sự hình thành nên hệ chuẩn mực ứng xử
của cộng đồng làng xã và q trình thực hiện nó địi hỏi phải được cụ thể hóa
thành những điều khoản thành văn và bất thành văn, chúng tôi thống nhất gọi
lần lượt thành “hương ước” (thành văn) và “hương lệ” (bất thành văn).
1.3. Về vấn đề xây dựng và giáo dục dục nếp sống văn hóa ở cơ sở
Là một nước nơng nghiệp, đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền tảng xã hội
phong kiến - thuộc địa nên xây dựng và giáo dục nếp sống văn hóa ở cơ sở là một
vấn đề trọng tâm của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, nhằm góp phần từng
bước xây dựng xã hội mới trên nền tảng con người mới. Nếp sống mới, do vậy,
được đặt ra một cách cấp thiết, ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Dưới bút danh Tân Sinh, từ đầu năm 1947, Hồ Chủ tịch đã có tác phẩm

Đời sống mới với mục đích xây dựng nếp sống mới, khi xác định rằng “người là
gốc của làng, nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì nhất định
dân tộc sẽ phú cường”, bởi kháng chiến phải đồng thời với kiến quốc, “thực
hành đời sống mới là một điều cần kíp cho cơng cuộc kiến quốc và cứu quốc”
[13, tr. 3, 8].
Thực hành đời sống mới, theo tinh thần đó là phải gắn liền với Cần,
Kiệm, Liêm, Chính. Điều đó hồn tồn khơng mới và tư tưởng chủ đạo ở đây
cũng được xác định rất biện chứng bởi đời sống mới khơng hẳn cái gì cũ cũng


17

bỏ hết và khơng phải cái gì cũng làm mới... mà phải tiến hành mọi sự ứng xử, lễ
nghi sao cho có chừng mực, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đương thời:
bỏ những cái cũ mà xấu, sửa đổi lại những cái cũ phiền phức cho hợp lý, cũ mà
tốt thì phải phát huy, cái hay mà mới thì phải thực hành và nhân rộng. Tất cả đều
nhằm mục đích làm cho đời sống nhân dân được tốt đẹp hơn, đầy đủ về vật chất,
vui mạnh về tinh thần. Khái niệm đời sống mới được áp dụng cho mỗi một cá
nhân, trong mơi trường gia đình, cộng đồng làng xã, mỗi một cơ quan, trường
học, và cả trong môi trường sản xuất...
Khái niệm giáo dục nếp sống mới được chỉ ra rất rõ ràng:
"Trước hết phải tun truyền, giải thích và làm gương. Phải chịu khó nói
rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì
nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thơi. Nói
thì nói một cách đơn giản, thiết thực với hồn cảnh mỗi người; nói sao cho người
ta nghe rồi làm làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc
to, việc khó... " [13, tr. 14 - 26, 23].
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ:
"Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện
nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, thực

hiện kế hoạch hóa gia đình, dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo
đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với
mọi tầng lớp người, kết hợp và phát huy vai trị của xã hội, đồn thể, nhà trường,
tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí,
đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp, nếp sống có văn hóa" [51, tr. 5].
Kỳ họp thứ tư BCH TW Đảng (tháng 01/1993) tập trung bàn nhiều vấn
đề về chiến lược con người, cụ thể với việc ban hành 05 nghị quyết quan
trọng, trở thành định hướng cụ thể cho các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế,
dân số kế hoạch hóa gia đình và cơng tác thanh niên. Đặc biệt, nghị quyết


18

“Một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm trước mắt” đã khẳng định:
“Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng
con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân
cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” [51, tr. 6]. Sau đó, đến hội nghị lần thứ 5
của BCH TW Đảng, nghị quyết về xây dựng và phát triển đời sống nơng thơn
được ra đời, nhấn mạnh:
"Xóa nạn mù chữ, phấn đấu phổ cập cấp một, nâng cao dân trí. Phát triển
hệ thống truyền thanh truyền hình, thư viện, nhà văn hóa ở nơng thơn. Đẩy
mạnh phong trào vệ sinh phịng bệnh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phát
động rộng rãi phong trào TDTT, phát huy những truyền thống văn hóa tốt
đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, phát huy
tình làng nghĩa xóm, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các
qui chế và nếp sống văn minh ở các thơn xã" [51, tr. 6].
Từ đó, Bộ VHTT xây dựng ba chương trình mục tiêu quốc gia, được
Chính phủ phê duyệt, thực sự đáp ứng yêu cầu cấp bách của xã hội, mang lại
hiệu quả xã hội thiết thực, đặc biệt là chương trình xây dựng và phát triển đời

sống VHTTcơ sở. Nhờ đó, nhiều giá trị di sản văn hóa vật chất, tinh thần của
nhân dân được khơi gợi, đánh thức, coi trọng giữ gìn và phát huy mạnh mẽ,
nhất là phổ biến ở hầu khắp chốn làng quê.
Phát huy truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn xuyên suốt trong
lịch sử văn hóa dân tộc, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý - tâm thức
của người dân và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước…, tất cả đã
dần phát triển mạnh mẽ xu hướng tìm về cội nguồn của cả dân tộc. Phong trào
xây dựng làng văn hóa được định hình và phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu
hút sự quan tâm rộng khắp của toàn xã hội, trên cơ sở khẳng định, trân trọng
di sản văn hóa làng truyền thống, phát huy biện chứng giá trị di sản to lớn đó
với nếp sống văn minh trong bối cảnh xã hội ngày nay.


19

Hà Tĩnh nói riêng và xứ Nghệ nói chung, từ xa xưa trong lịch sử văn hóa
dân tộc, dù chỉ là một vùng đất nghèo, khắc nghiệt nhưng đảm đương nhiều
trọng trách, sứ mạng đặc biệt quan trọng, định hình nên hệ giá trị mang đậm
bản sắc và bản lĩnh của cộng đồng, trên một nền tảng căn bản là văn hóa làng
và đến lượt nó, lại dựa trên một nền tảng hạt nhân là văn hóa gia tộc.
Làng quê có hương ước, theo phương châm nước có luật pháp, làng có lệ
làng và thậm chí trong phạm vi gia tộc, vấn đề tộc ước hay gia phong, gia
giáo… là tinh thần chủ đạo trong quá trình tạo lập và vận hành bản sắc văn
hóa làng xã, dịng họ. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có tính lịch sử tương ứng
qua từng thời kỳ và đó chính là nền tảng căn bản cho việc kế thừa di sản
hương ước, tộc ước truyền thống có sự tham khảo hệ chuẩn mực giá trị mới
phù hợp với thời đại để định hình nên hương ước mới, qui ước văn hóa, tộc
ước… là vấn đề then chốt trong cuộc vận động xây dựng đời sống mới.
1.4. Di sản hương ước làng xã truyền thống ở Hà Tĩnh: giá trị tinh hoa
và những điểm hạn chế

Trong q trình nghiên cứu văn hóa làng xã truyền thống Việt trên dải
đất miền Trung, vấn đề tư liệu thành văn là một trong những khó khăn và
cũng là trở lực lớn nhất, cần phải được đặc biệt quan tâm giải quyết.
Có thể sơ bộ nhận ra được một số nguyên nhân từ thiên tai, địch họa…
Trên một vùng đất có sứ mạng biên viễn về mặt chính trị, quân sự, suốt một
thời kỳ dài, trong bối cảnh tương quan giữa hai quốc gia Đại Việt và Champa,
trên hành trình đi về phương nam của người Việt cùng bao diễn biến can qua,
địch họa triền miên... đã hủy hoại, làm tiêu tán nhiều di sản văn hóa vật thể,
trong đó có các dạng tài liệu văn bản. Thêm vào đó là sự tàn phá nặng nề của
thiên nhiên khắc nghiệt: mưa gió bão bùng, khí hậu ẩm thấp…, càng tạo điều
kiện thuận lợi cho nạn mối mọt hoành hành. Tuy nhiên, từ thực tế khảo sát
trên địa bàn, từ những giá trị đặc trưng văn hóa làng xã truyền thống của vùng


20

đất, thiết nghĩ vẫn cịn có thể có một ngun nhân đặc biệt quan trọng phát
xuất từ đây. Trong đời sống hương thôn, lệ làng bất thành văn và dư luận xã
hội chính là hành lang pháp lý, đạo đức tinh thần, thành khung qui chiếu
chuẩn mực như một dạng luật bất thành văn. Chỉ trong những thời điểm có
sự chỉ đạo từ triều đình, hoặc nội tình làng xã nảy sinh vấn đề căng thẳng,
nhờ các bậc văn nho, tất cả mới được cụ thể hóa thành văn bản - q trình
văn bản hóa. Cho nên, khơng phải ngẫu nhiên mà cho đến hiện nay, số lượng
hương ước thành văn ở Hà Tĩnh sưu tầm được cũng chỉ dừng lại ở con số 20,
là kết quả của một chương trình nghiên cứu, sưu tầm cơng phu của Viện
VHDG và Sở VHTT Hà Tĩnh từ năm 1990, chủ yếu được sưu tầm từ các
viện nghiên cứu, trung tâm lưu trữ tại Hà Nội (Thư viện Viện TTKHXH,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm…), bằng cả chữ Hán Nôm lẫn Quốc ngữ [64].
Xét về địa bàn phân bố, có thể thấy một số thơng tin cơ bản như sau:
- Huyện Nghi Xn có hai bản: Xuân Viên và Đan Tràng.

- Ở Can Lộc có bốn bản: Phù Lưu, Trường Lưu, Vân Chàng, Ngọc Sơn.
- Huyện Thạch Hà có một bản: Gia Mỹ.
- Huyện Cẩm Xuyên có sáu bản: Vĩnh Lại, Kim Nặc, Dương Ngoại, Lai
Trung, Giang Phái và Vĩnh Lộc.
- Huyện Kỳ Anh có hai bản: Nhân Canh, Hiệu Thuận.
- Huyện Hương Sơn có một bản: Xn Trì.
- Ở Hương Khê có bốn bản: Gia Bác, Phú Phong, Trung Hà, Thượng Trạch.
Về thời điểm ra đời, phần lớn hương ước ở Hà Tĩnh thuộc về hương ước
cải lương, có nghĩa là ra đời từ đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh cải lương
hương chính ở Việt Nam nói chung và Trung kỳ nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế là ngay trong lời nói đầu của các bản hương ước,
đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, cho thấy sự xuất hiện sớm của hương



×