Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe nói môn tiếng anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 22 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠNG LƠ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THẠCH
====***=====

Mã lĩnh vực: 17/ 2021

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học
nghe - nói mơn Tiếng Anh tiểu học
Tác giả sáng kiến: Đỗ Kim Ngân

Chức vụ: Giáo viên

Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Thạch - Sông Lô - Vĩnh Phúc

Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị
2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN
3. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường
4. Báo cáo SKKK

Yên Thạch, năm 2021


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
Thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt và tác động đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Ngành giáo


dục Việt Nam đang có sự thay đổi một cách tích cực nhằm đào tạo ra những con
người không ngừng đổi mới và sáng tạo nhằm bắt kịp xu thế phát triển toàn cầu.
Tiếng Anh là một trong những công cụ đắc lực cho xu thế ấy. Bên cạnh đó, sự
bùng nổ của cơng nghệ thơng tin hiện nay đang tác động đến hầu hết mọi mặt
của cuộc sống; đặc biệt là phần lớn các tài liệu học tập của các tổ chức giáo dục
uy tín, các phần mềm, các trang web trên thế giới đều được viết bằng Tiếng Anh
thì khi biết được ngoại ngữ, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với những
ng̀n thơng tin vơ tận của nhân loại. Do đó, trong các trường học ở Việt Nam
hiện nay, Tiếng Anh đã và đang chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong
chương trình giáo dục.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của q trình tồn cầu hóa nên trong
những năm gần đây Tiếng Anh đã được coi như là một môn học chính thức
trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Để tạo ra cơ hội tiếp cận và vận dụng
kiến thức học được của Tiếng Anh cho học sinh cũng được giáo viên thay đổi
thường xuyên theo hướng tập trung phát huy tính năng động, sáng tạo tích cực
của người học nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, coi người học
là chủ thể của hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động và
sáng tạo trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Học một ngôn ngữ mới đồng nghĩa với việc học thêm một nền văn hóa
mới. Tiếng Anh là một ngơn ngữ như thế. Nó cung cấp cho người học nhiều điều
mới mẻ về nền văn hóa của các nước khác nhau và khám phá thế giới xung
quanh theo cách vô cùng thú vị. Đây là một lợi thế mà người giáo viên có thể
thơng qua bộ môn Tiếng Anh giúp các em học sinh có thể tiếp cận với những
nền văn hóa đa sắc màu ấy, làm cho Tiếng Anh càng trở nên phong phú và tuyệt
vời hơn trong con trẻ.
Đối với bộ môn Tiếng Anh, học sinh được học thông qua bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc và viết. Trong đó, kỹ năng nghe - nói là những kỹ năng quan
trọng nhất trong quá trình giao tiếp. Vì thông qua việc lắng nghe và lời nói có
thể phản ánh được mục đích của người nói, sự hiểu biết, khả năng tư duy của
một ai đó. Nếu học sinh tiểu học sử dụng được Tiếng Anh thì sẽ giải quyết tốt

các nhiệm vụ học tập và phát triển khả năng giao tiếp trong cuộc sống.
1


Tôi cho rằng người giáo viên chính là người tạo ra những cơ hội cho học
sinh tham gia và trải nghiệm những hoạt động tích cực ấy nhằm cổ vũ, động
viên, kích thích sự ham học của học sinh với môn Tiếng Anh. Bản thân tôi cho
rằng mỗi giáo viên cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp cho phù hợp với
nội dung bài dạy, với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau nhằm góp phần
hướng học sinh vào nội dung bài học và thích tương tác bằng Tiếng Anh. Chính
vì những lý do trên mà tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Nâng cao chất
lượng dạy và học trong giờ học nghe - nói mơn Tiếng Anh tiểu học” với hy
vọng góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học
sinh bậc tiểu học.
II. Tên sáng kiến
Nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe - nói mơn Tiếng
Anh tiểu học
III. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Đỗ Kim Ngân
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch - Sông Lô - Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0976 388 538
E-mail:
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Kim Ngân
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng cho bộ môn Tiếng Anh
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Từ tháng 10/ 2020
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Yên Thạch
1.1. Thuận lợi

Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm, chỉ đạo chuyên môn kịp thời,
phụ huynh học sinh ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
Phía nhà trường luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác dạy và học
môn Tiếng Anh. Đặc biệt, nhà trường đã được trang bị 01 phòng học Tiếng Anh
và hệ thống máy chiếu đầy đủ trong các lớp học phục vụ cho công tác dạy.
Phần lớn các em học sinh có hứng thú với việc học tập môn ngoại ngữ,
thích khám phá những điều hay, mới lạ thông qua môn học. Nhiều em học sinh
2


đã được làm quen Tiếng Anh từ bậc học mầm non hoặc từ lớp 1. Đây là một
điều kiện thuận lợi cho các em học lên các lớp lớn hơn.
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nên các em cũng được tiếp cận sớm
với máy tính, điện thoại thông minh hay ti vi thông minh kết nối mạng. Những
thiết bị ấy giúp giáo viên có thể khai thác ng̀n tài liệu vô tận, hướng dẫn học
sinh học trực tuyến trên mạng thông qua các phần mềm, trang web hoặc gửi bài,
nhận xét tình hình học tập của các em học sinh cho từng phụ huynh học sinh
biết.
Giáo viên có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,
luôn chủ động thay đổi phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh
đối với môn Tiếng Anh.
1.2. Khó khăn
Có rất nhiều học sinh có hứng thú học mơn Tiếng Anh, các em có khả
năng sử dụng các từ vựng đã học và mẫu câu vào giải quyết những nhiệm vụ
học tập trong sách giáo khoa khá tốt nhưng các em lại gặp trở ngại về phản xạ
ngơn ngữ. Bởi kỹ năng nghe - nói là những kỹ năng khó đối với học sinh tiểu
học; đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn, miền núi như ở huyện Sông Lô. Vì
một số nguyên nhân như sau:
Do tâm lý: Qua quá trình giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy học sinh của
trường tơi rất ngại nói Tiếng Anh, thường xuyên phát âm sai và nói chưa đúng

ngữ điệu của câu, trọng âm hay các phụ âm cuối của từ như âm /s/, /z/, /t/, ...
Học sinh tiểu học mới được tiếp cận với Tiếng Anh mà đã phát âm không đúng
hoặc thiếu các phụ âm cuối khi nói thì sẽ tạo thành thói quen, sau này khi học
lên các cấp học trên sẽ rất khó sửa.
Do phương pháp học của các em chưa thực sự phù hợp: Các em mới chỉ
chú trọng vào việc học từ vựng và ngữ pháp để lấy kiến thức làm các bài thi chứ
chưa chú trọng vào kỹ năng nghe - nói nên khả năng giao tiếp, tương tác bằng
Tiếng Anh chưa thực sự hiệu quả.
Do phương pháp của giáo viên chưa thực sự lôi cuốn: Giáo viên chỉ chú
trọng vào tổ chức những hoạt động trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc
tạo môi trường học Tiếng Anh cho học sinh nên các em chưa hứng thú với việc
học tập bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng nghe - nói.
Chất lượng của mơn Tiếng Anh được đánh giá theo bốn kỹ năng: Nghe Nói - Đọc - Viết. Khi đánh giá chất lượng cả bốn kỹ năng theo thang điểm 10 thì
tôi thường đánh giá kỹ năng nghe - nói là 5 điểm. Tơi đã thực hiện một bài khảo
sát đánh giá chất lượng kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh của học sinh khối 4 vào
3


thời điểm đầu năm học 2020-2021 trước khi thực hiện sáng kiến và có kết quả
như sau:
KỸ NĂNG NGHE - NÓI
Lớp

Sĩ sơ

Điểm 4,5-5

Điểm 2,5-4,5

Điểm dưới 2,5


SL

%

SL

%

SL

%

4A

32

5

15,6

15

46,9

12

37,5

4B


28

3

10,7

10

35,7

15

53,6

4C

32

5

15,6

17

53,1

10

31,3


4D

33

4

12,2

18

54,5

11

33,3

Chia điểm nghe - nói của học sinh theo 3 làn điểm như biểu đồ ở trên thì
tỉ lệ học sinh đạt điểm nghe - nói từ 4,5-5 là chưa cao, chưa lớp nào đạt đến
20%. Còn tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 2,5 kỹ năng nghe - nói lại khá cao như lớp
4B có tới 53,6%. Như vậy có thể thấy chất lượng kỹ năng nghe - nói của học
sinh là chưa cao.
Để khắc phục những vấn đề trên, tôi thấy việc thay đổi phương pháp dạy
học theo hướng tích cực trong dạy học kỹ năng nghe - nói tiếng Anh nhằm gây
hứng thú cho học sinh, giúp cho các em cảm thấy thoải mái và vận dụng ngôn
ngữ mới một cách tự nhiên là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì những
lý do trên mà tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Nâng cao chất lượng dạy
và học trong giờ học nghe - nói mơn Tiếng Anh Tiểu học” với hy vọng góp
phần nâng cao chất lượng kỹ năng nghe - nói cũng như chất lượng học tập bộ
mơn Tiếng Anh cho các em học sinh bậc tiểu học.

2. Về nội dung của sáng kiến
2.1 Những điều kiện hỗ trợ cho q trình tở chức các hoạt đợng nghe nói Tiếng Anh trong các giờ học
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động nghe - nói thì người giáo
viên cần làm tốt những việc sau:
Thứ nhất, giáo viên cần xây dựng niềm tin của người học vào bản
thân.
Bậc tiểu học được coi là thời điểm vàng để dạy ngoại ngữ cho học sinh.
Các em được coi như một tờ giấy trắng, có khả năng tiếp thu cái mới và ghi nhớ
lâu những điều được học một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, học sinh ở lứa tuổi này
cũng có xu hướng thích khám phá cái mới, tò mò về thế giới xung quanh và thể
hiện những gì mình thấy, mình học được thơng qua lời nói, cử chỉ, hành động
theo cách tự nhiên nhất. Đây là một đặc điểm nổi bật của học sinh tiểu học.
4


Người giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm này để khuyến khích học sinh tự tin
thể hiện bản thân trong việc nói Tiếng Anh thơng qua việc hãy cho phép các em
bộc lộ cảm xúc thông qua các hoạt động nói, sử dụng những lời khen ngợi
thường xuyên hay sửa lỗi đúng thời điểm.
Thứ hai, giáo viên cần hình thành và duy trì những thói quen học tập
cho các em ngay từ những ngày đầu tiên học Tiếng Anh.
Giáo viên nên hướng dẫn đọc to thành tiếng. Điều này giúp cho người
hướng dẫn có thể phát hiện lỗi phát âm và sửa lỗi kịp thời cho người học, giúp
các em tự tin hơn khi nói, khơng ngại ngùng khi đứng trước đám đông.
Giáo viên nên sử dụng các câu ngắn gọn và đơn giản về mặt ngữ pháp.
Sử dụng ngữ điệu cường điệu để thu hút sự chú ý của trẻ, nhấn mạnh từ khóa,
giới hạn các chủ đề trong phạm vi những gì quen thuộc với trẻ hay nhắc lại
nội dung và diễn giải một cách thường xuyên.
Hướng dẫn học sinh học theo hình thức bắt chước (Shadowing).
Shadowing là một kỹ thuật dạy học không phải ai cũng biết nhưng lại rất hiệu

quả trong việc luyện tập ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Cụ thể,
người nghe bắt chước hoàn toàn ngữ điệu, cách họ ngắt câu, luyến láy các câu.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên có thể phối hợp cùng phụ huynh học sinh
hướng dẫn con em mình luyện tập ở nhà. Kỹ thuật này vừa luyện được kỹ năng
nghe tốt mà còn giúp người học phản xạ Tiếng Anh hiệu quả.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy kỹ năng nghe - nói
Tiếng Anh.
Sử dụng powerpoint: Học sinh của tơi rất hào hứng với hình thức học này.
Ngồi sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập làm tư liệu học tập thì tôi thường
xuyên lựa chọn hoặc thiết kế những chủ đề cho học sinh phát triển kỹ năng nghe
- nói theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Việc trình chiếu các
chủ đề và hướng dẫn trực quan qua hình hình ảnh hoặc sơ đồ sẽ giúp các em tiếp
thu và tổng hợp kiến thức nhanh hơn. Từ đó kích thích thích khả năng tư duy và
lựa chọn thông tin phù hợp với từng chủ đề để thuyết trình trước lớp.
Học trực tuyến bằng các phần mềm, trang web, zoom: Tôi thường hướng
dẫn học sinh đăng ký vào học các ứng dụng như: Doulingo, Tienganh123,
sachmem.vn, Monka, … Các em sẽ được luyện kỹ năng nghe, phát triển khả
năng phát âm và giao tiếp.
Thứ tư, sắp xếp vị trí chỗ ngồi của học sinh hợp lý.
Tôi nhận thấy việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh là cần thiết. Trong một
lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh và được giáo viên chủ nhiệm sắp xếp vị
5


trí chỗ ngồi cố định nên tôi thường chia những học sinh nhút nhát đờng đều vào
các nhóm khi thực hiện phần project. Từ đó, các em có thể tự do thể hiện ý kiến
của mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, phát
hiện lỗi sai khi nói và có thể tự sửa lỗi cho nhau. Đó cũng là cơ hội cho giáo
viên lắng nghe và tạo cơ hội động viên khích lệ các em mà không gây áp lực
nặng nề cho các em.

2.2. Nâng cao chất lượng kỹ năng nghe Tiếng Anh
2.2.1. Bản chất của việc lắng nghe
Lắng nghe là một hoạt động chủ động chứ không phải một hoạt động thụ
động. Chính vì lắng nghe là một sự tham gia chủ động, nên khi chúng ta lắng
nghe, tâm trí của chúng ta luôn tích cực để hiểu được ý nghĩa của ngôn từ.
Theo chuyên gia Krashen: "Chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ khi chúng ta
hiểu những gì mọi người nói và khi chúng ta hiểu những gì chúng ta đọc nghĩa
là chúng ta đang nắm bắt được các thông điệp". Quá trình tiếp thu ngoại ngữ của
mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều từ "nguồn đầu vào" chứa các khía cạnh của
ngôn ngữ đó, những điều mà có thể người đọc chưa thể nắm bắt được ngay
nhưng dần dần sẽ sẵn sàng để thâu tóm được. Điều này muốn nói về tầm quan
trọng của việc đảm bảo các nội dung giảng dạy phải phù hợp với trình độ của
người học, nghĩa là giáo viên phải hiểu khả năng của người học.
Lắng nghe là một quá trình chủ động và phải có ý nghĩa thực tiễn đối với
học sinh. Việc yêu cầu trẻ nhỏ "lắng nghe và ghi nhớ" có thể khiến chúng lo
lắng, gây căng thẳng cho trí nhớ và có xu hướng không phát triển kỹ năng Tiếng
Anh. Giáo viên sẽ hỗ trợ sự hiểu biết của các em hiệu quả hơn nếu học sử dụng
các hoạt động hướng sự chú ý của các em đến các nội dung cụ thể hơn trong khi
nói.
2.2.2. Các bước thực hiện mợt nợi dung nghe
Giáo viên có thể xây dựng và hướng dẫn một bài thực hành nghe với ba
giai đoạn chính như sau:
Trước khi nghe: Trong thời gian đó, người học nên chuẩn bị những điều
cần thiết cho bài nghe như mô tả tranh hay dự đốn thơng tin bài nghe thơng qua
những gợi ý có sẵn của bài.
Trong khi nghe: Người học cần tập trung sự chú ý vào bài nghe, nghe
những từ khóa hay chọn lọc những thơng tin chính của bài.
Sau khi nghe: Tổng hợp lại những gì học sinh đã nghe được và những kiến
thức học sinh có về chủ đề đã được nghe.
6



2.2.3. Một sô biện pháp nâng cao chất lượng kỹ năng nghe Tiếng Anh
Bên cạnh các bài luyện kỹ năng nghe cho học sinh như Look, listen and
repeat, Listen and tick, Listen and number, Listen and write, … thì trong chương
trình Tiếng Anh tiểu học có rất nhiều các bài hát và bài chant với nội dung ngắn
gọn, đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên vẫn có một số bài hát, bài chant có giai điệu
nhanh, học sinh khó bắt nhịp kịp nên tôi đã thay đổi lời của bài hát và sử dụng
giai điệu của những bài hát của Việt Nam, gần gũi và dễ thuộc hơn. Việc rèn kỹ năng
nghe thông qua những bài hát, bài chant giúp cho học sinh có hứng thú hơn khi
học.
a. Nâng cao chất lượng kỹ năng nghe qua bài hát
Tiếng Anh 4 - Unit 7: What do you like doing? - Lesson 1 (3,4,5)

Trước khi nghe: Giáo viên sẽ thay đổi lời của bài hát và thay giai điệu của
bài hát gốc bằng giai điệu của bài hát “Trái đất này là của chúng mình”.
I like reading comic books.
Reading comic books is fun.
I like making models, too.
Making models is very cool.
I like collecting stamps.
Collecting stamps is lots of fun.
I like playing football, too.
Trong khi nghe: Giáo viên bật audio cho học sinh nghe lần đầu khơng có
lời để các em đốn nội dung của bài nghe có những hoạt động gì. Sau đó giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc từng câu của bài hát. Học sinh nghe 2 lần nữa và
hát theo.

7



Sau khi nghe: Học sinh sẽ nhắc lại nội dung của bài hát là nói về sở thích
của ai đó. Các em có thể thay thế các hoạt động trong bài bằng những hoạt động
mà các em yêu thích.
Ví dụ:
I like watching cartoons.
Watching cartoons is so fun.
I like cooking dinner, too.
Cooking dinner is very cool.
I like playing badminton.
Playing badminton is lots of fun.
I like flying a kite, too.
b. Nâng cao chất lượng kỹ năng nghe qua bài chant
Tiếng Anh 4 - Unit 8: What subjects do you have today? - Lesson 3
(1,2,3)

Trước khi nghe: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và nói tên các
mơn học xuất hiện trong bài chant.
Trong khi nghe: Giáo viên bật audio cho học sinh nghe lời và giai điệu của
bài chant lần đầu. Sau đó giáo viên sẽ thay giai điệu của bài chant gốc bằng giai
điệu của bài hát “Bắc kim thang” và thay đổi một chút lời của bài chant.
What subjects do you have today?
I have Maths, Music and Art.
How often do you have Maths?
I have it every day.
8


What is your favourite subject?
English is my favourite subject.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng câu của bài chant. Học sinh nghe
và hát theo.
Sau khi nghe: Học sinh có thể thay thế tên các môn học trong bài chant
bằng những môn học khác mà các em yêu thích.
Ví dụ:
What subjects do you have today?
I have Science and PE.
How often do you have PE?
I have it twice a week.
What is your favourite subject?
Vietnamese is my favourite subject.
Trên đây là hai ví dụ cụ thể minh chứng cho một số biện pháp hướng dẫn
học sinh rèn kỹ năng nghe mà tôi đã áp dụng. Thông qua những hoạt động này
sẽ kích thích niềm yêu thích, khả năng tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng
nghe Tiếng Anh thực sự hiệu quả.
2.3. Nâng cao chất lượng kỹ năng nói Tiếng Anh
Có rất nhiều hoạt động và hình thức tổ chức nhằm phát triển kỹ năng nói
Tiếng Anh cho học sinh tiểu học như Point and say, Let’s talk, … Trong chương
trình Tiếng Anh 3, 4, 5 kết thúc mỗi một đơn vị bài học đều có hoạt động
Project. Tơi nhận thấy học sinh của tơi có sự tiến bộ rõ rệt thông qua các hoạt
động Project và các em tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp. Lụn nói thơng qua
hoạt động Project (Dự án) được coi là một chuỗi các hoạt động có liên quan đến
nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của dự án
có thể là một sản phẩm cụ thể hoặc một bài thuyết trình. Đây là hoạt động mà
các em học sinh đều rất hứng thú, và thể hiện được khả năng sáng tạo của mình.
Thay vì giao bài tập về nhà cho học sinh thì giáo viên sẽ hướng các em vào hoạt
động tự học ở nhà, việc này sẽ xây dựng được môi trường học tập Tiếng Anh kết
nối giữa gia đình và nhà trường. Qua đó, bố mẹ có thể biết được con em họ hiểu
được gì và làm được gì, giúp cho việc giáo dục học sinh tồn diện hơn.
2.3.1. Các bước thực hiện hoạt đợng Project

Tơi tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động Project theo 5
bước cụ thể như sau:

9


Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh sau khi kết thúc một bài học.
Ở bước đầu tiên này giáo viên cần giao những nhiệm vụ vừa sức và phù hợp với tất
cả các đối tượng học sinh.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ các em cần làm là gì và làm
như thế nào. Thiết lập thời gian thực hiện hoạt động. Đối với một số hoạt động phù
hợp thực hiện ở trên lớp học thì giáo viên cần giới hạn thời gian cho học sinh thực
hiện hoạt động, còn nếu hoạt động thực hiện ở nhà thì bước này giáo viên có thể
liên hệ với phụ huynh giám sát thời gian thực hiện hoạt động của con sao cho phù
hợp.
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả. Căn cứ vào thời gian của tiết học, giáo
viên có thể mời một vài học sinh lên trình bày về sản phẩm của mình cho cả lớp
nghe hoặc khuyến khích các em thuyết trình về sản phẩm của mình ở nhà cho người
thân nghe, nhờ một thành viên trong gia đình quay video và gửi lại cho giáo viên.
Bước 5: Các học sinh khác và giáo viên nhận xét trưng bày sản phẩm. Các
sản phẩm của các em được ghi nhận và những sản phẩm xuất sắc sẽ được trưng
bày ở phòng học Tiếng Anh hoặc ở lớp học của các em. Còn đối với những sản
phẩm chưa có đủ không gian để trưng bày ở lớp học thì các em sẽ đem về trưng
bày tại góc học tập của các em ở nhà.
2.3.2 Các kỹ thuật để tổ chức hoạt động Project
Để thực hiện được hoạt động Project hiệu quả thì sau khi kết thúc một đơn
vị bài học, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ấy, cần
xem xét có đảm bảo về thời gian thực hiện nội dung đó ở trên lớp khơng, hoạt
động nào có thể thực hiện được ở nhà nhằm đảm bảo học sinh vừa tiếp thu được

kiến thức của bài học mà vẫn phát triển được các kỹ năng giao tiếp; đặc biệt là
kỹ năng nói. Có rất nhiều kỹ thuật phù hợp cho việc thực hiện hoạt động theo dự
án; tuy nhiên, đối với bản thân tôi thường áp dụng bốn kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt
động Project. Cụ thể như sau:
a. Kỹ thuật 1: Survey (Phiếu khảo sát)
Tiếng Anh 4 - Unit 5: Can you swim? - Lesson 3 (4,5,6)

10


Mục đích: Thông qua kỹ thuật phiếu khảo sát, học sinh có thể phát triển
được khả năng sử dụng từ vựng về các động từ chỉ hoạt động vào mẫu câu hỏi ai
đó liệu có khả năng làm được khơng. Giúp cho học sinh xây dựng được năng lực
hợp tác theo cặp hoặc nhóm, phát triển được khả năng thu thập và xử lý thông
tin trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình thức áp dụng: Phiếu khảo sát có thể áp dụng ở trên lớp hoặc ở nhà.
Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị cho mỗi học sinh một phiếu thăm dò
nhỏ có kẻ sẵn ơ li. Điều này giúp cho học sinh thực hiện hoạt động dễ dàng và
tiết kiệm thời gian hơn.
* Thực hiện ở trên lớp:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh phỏng vấn 3 bạn bất kỳ ở trong lớp, lấy
thông tin về khả năng của những bạn đó và hồn thành vào phiếu khảo sát giáo viên
đã chuẩn bị cho các em.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cho các em hiểu được những hình ảnh trong
phiếu khảo sát là gì; sau đó, khuyến khích các em hỏi và trả lời với mẫu câu: Can
you …….? - Yes, I can./ No, I can’t. Giáo viên có thể làm mẫu cụ thể với một học
sinh để làm rõ hơn cho hoạt động. Thời gian thực hiện hoạt động phỏng vấn
trong vòng 3 phút.
Bước 3: Học sinh thực hiện hoạt động. Các em di chuyển đến 3 bạn khác trong

lớp để phỏng vấn xem các bạn ấy liệu có khả năng làm gì khơng, lấy thông tin và điền
vào tờ phiếu giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Đồng thời giáo viên cũng tham gia hoạt động
cùng các em học sinh nhằm mục đích giúp đỡ các em khi cần thiết và bao quát lớp.
Bước 4: Báo cáo kết quả. Kết thúc 3 phút thực hiện hoạt động, căn cứ vào
thời gian còn lại của tiết học, giáo viên sẽ mời một vài học sinh lên thuyết trình
xem mình đã phỏng vấn được những ai, trình bày lại nội dung mà mình đã
phỏng vấn được. Với những học sinh khơng có cơ hội lên thuyết trình thì giáo
viên sẽ khuyến khích các em về nhà tự ghi hình hoặc nhờ người thân quay video
lại cho mình. Sau đó sẽ gửi video đó cho giáo viên xem và nhận xét cho các em.
Việc làm này không hề gây áp lực cho các em khi thuyết trình trước các bạn mà
còn giúp các em nói tự nhiên và vui vẻ hơn.

11


Hình ảnh về phiếu khảo sát học sinh thực hiện tại lớp
Ví dụ: Hello. My name is Linh. Mai can ride a bike, play badminton and
sưim. She can’t play football.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá. Sau khi học sinh trình bày xong nội dung của
phiếu khảo sát thì giáo viên không quên dành những câu khen ngợi cho các em
thực hiện phần thuyết trình tốt. Mặt khác cũng cần động viên, khích lệ, trợ giúp
đối với những học sinh chưa thể làm tốt ngay bài thuyết trình của mình, hướng
dẫn các em sửa những lỗi cơ bản và hay mắc phải trong quá trình thuyết trình. Đồng
thời hướng dẫn các em lưu lại những phiếu ấy để làm tư liệu học tập cá nhân.
* Thực hiện ở nhà:
Giáo viên có thể mở rộng hoạt động này bằng cách hướng dẫn các em
làm tương tự như vậy ở nhà. Phỏng vấn các thành viên trong gia đình của mình
xem liệu họ có khả năng làm được gì khơng. Sau đó các em sẽ trình bày trước
lớp vào giờ học tiếp theo.


Hình ảnh về phiếu khảo sát học sinh thực hiện tại nha
Ví dụ: Hello. My name is Kien. I interviewed my parents and my brother.
My father Cong can swim, play badminton and play chess. He can’t play the piano.
b. Kỹ thuật 2: Colouring and Drawing (Tô màu và vẽ tranh)
Tiếng anh 4 - Unit 9: What are they doing? - Lesson 3 (4,5,6)
12


Đối với hoạt động Project trong bài học này là học sinh sẽ dán một bức
ảnh của gia đình em vào khung hình cho sẵn. Sau đó, các em sẽ nói cho cả lớp
nghe về các thành viên trong gia đình đang làm gì trong ảnh. Tuy nhiên, hoạt
động này khó có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh của một lớp
vì nhiều gia đình khơng có một bức ảnh chung về các thành viên trong gia đình
đang làm gì, nên tôi đã làm giảm độ khó của nội dung bài này nhằm phù hợp với
tất cả các em học sinh, kể cả những em học sinh hạn chế về nhận thức. Tôi đã áp
dụng hai hoạt động gần gũi với các em hơn; đó là tô màu và vẽ tranh. Đây là kỹ
thuật mà tôi quan tâm nhất và thường xuyên hướng dẫn các em thực hiện vì tính
khả thi và phù hợp với các đối tượng học sinh.
Cụ thể, tôi đã chuẩn bị một bức tranh về gia đình và yêu cầu các em tô
màu bức tranh ấy.
* Colouring (Tô màu)
Mục đích: Thông qua hình thức tô màu bức tranh về gia đình, học sinh có
thể phát triển được kỹ năng thẩm mỹ, khả năng tưởng tượng và tư duy. Từ đó,
các em có thể tự do kết hợp màu sắc và giới thiệu được các thành viên trong gia
đình đang làm gì trong bức tranh.
Hình thức áp dụng: Tô màu phù hợp cho học sinh thực hiện ở trên lớp.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy A4 có in sẵn hình ảnh của một gia
đình đủ cho các nhóm trong lớp. Học sinh chuẩn bị màu.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động theo 6 nhóm
trong vòng 5 phút.
Bước 3: Học sinh tự tơ màu bức tranh về hoạt động của các thành viên
trong gia đình theo ý thích.
13


Bước 4: Kết thúc thời gian 5 phút. Đại diện của các nhóm lên trình bày về
sản phẩm các em vừa hoàn thành.
Bước 5: Các học sinh nhận xét sản phẩm của các nhóm, giáo viên nhận
xét, động viên, khích lệ và có thể sửa lỗi sai về phát âm sau khi các nhóm trình
bày. Các sản phẩm của các em được trưng bày ở phòng học Tiếng Anh hoặc ở
lớp học của các em. Còn đối với những sản phẩm chưa có đủ khơng gian để
trưng bày ở lớp học thì các em sẽ đem về trưng bày tại góc học tập của các em ở
nhà.

Hình ảnh về gia đình học sinh tô mau theo nhóm tại lớp
* Drawing (Vẽ tranh)
Mục đích: Thông qua hoạt động tô màu trên lớp thì giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh tự vẽ tranh một bức tranh về gia đình của các em, sau đó sẽ
trình bày về hoạt động của các thành viên trong gia đình vào buổi học ngày hôm
sau. Thơng qua hoạt động vẽ tranh học sinh có thể phát triển được khả năng
sáng tạo, óc quan sát và tưởng tượng, thể hiện bằng một bản vẽ sinh động và
hoàn chỉnh.
Hình thức áp dụng: Vẽ tranh phù hợp cho học sinh thực hiện ở nhà.
Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị giấy trắng và màu.
14


Các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ ở nhà cho học sinh. Hãy vẽ về các
thành viên trong gia đình đang làm gì.
Bước 2: Học sinh vẽ tranh ở nhà. Bước này thường có sự tham gia hỗ trợ
của phụ huynh học sinh. Bố mẹ cùng con thể hiện lại những hoạt động mà các
thành viên trong gia điình đang thực hiện, từ đó các con có cơ hội trải nghiệm
thực tế và thể hiện bản thân trước mọi người.
Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp vào tiết học tiếp theo.
Bước 4: Trưng bày sản phẩm tại lớp hoặc góc học tập ở nhà.

Hình ảnh về gia đình học sinh tô mau tại nha
c. Kỹ thuật 3: Imindmap (Sơ đồ tư duy)
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập logic và sáng tạo. Người học tư
duy ngôn ngữ bằng cách ghi nhớ hình ảnh và các từ khóa, khơng phải ghi nhiều
hay học thuộc một đoạn thông tin dài. Từ đó người học thỏa sức sáng tạo theo
các chủ đề của bài học, tự do biến những thông tin đơn điệu thành những bản vẽ
đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ và được tổ chức hợp lý.
Tiếng Anh 4 - Unit 3: What day is it today? - Lesson 3 (4,5,6)

15


Sau khi học sinh được học về chủ đề các ngày trong tuần và các hoạt động
trong tuần, thay vì các em phỏng vấn trực tiếp các bạn khác về những việc các
bạn ấy làm trong hai ngày cuối tuần thì giáo viên có thể thay đổi thành hoạt
động nhóm cho các em nói về các hoạt động hàng tuần. Từ đó học sinh được tự
do sáng tạo nói về các hoạt động mình thường làm trong tuần theo thời gian biểu
cụ thể.
Mục đích: Sơ đồ tư duy giúp các em có thể tổng hợp được từ vựng về các
hoạt động hàng ngày và sử dụng mẫu câu On …., I …… in the morning/
afternoon/ evening.

Hình thức áp dụng: Học sinh thực hiện cá nhân ở nhà.
Chuẩn bị: Học sinh cần chuẩn bị giấy trắng, bút chì và màu để trang trí.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Sau đó làm mẫu về các
hoạt động trong một ngày cụ thể một theo hình thức sơ đồ tư duy cho học sinh
hiểu cách làm. Hướng dẫn các em tư duy về chủ đề thông qua những từ khóa và
hình ảnh. Sau đó sẽ tổng hợp bằng một sơ đồ tư duy cụ thể.
Bước 2: Khuyến khích các em đưa ra ý tưởng của mình về các hoạt động
hàng ngày.
Bước 3: Học sinh thực hiện hoạt động ở nhà. Nếu có sự hỗ trợ của phụ
huynh học sinh thì việc tự học của các em ở nhà sẽ thực sự hiệu quả. Bố mẹ có
thể tham gia thiết kế hoạt động cùng con, giúp đỡ con nếu con cần; từ đó sợi dây
tình cảm trong gia đình ngày càng gắn bó hơn.
Bước 4: Học sinh thuyết trình về sơ đồ tư duy của mình vào buổi học tiếp
theo. Nếu khơng có đủ thời gian cho tất cả học sinh trình bày thì giáo viên
khuyến khích các em về nhà thuyết trình cho gia đình mình nghe và nhờ bố mẹ
quay lại video để làm tư liệu cho các con nghe lại và sửa lỗi phát âm.

16


Hình ảnh về một sản phẩm của học sinh lam theo hình thức sơ đồ tư duy
Ví dụ: On Mondays, I go to school in the morning. I play badminton in
the afternoon and do my homework in the evening.
Bước 5: Các sản phẩm của các em được trưng bày ở phòng học Tiếng
Anh, ở lớp học của các em hoặc tại góc học tập của các em ở nhà.
d. Kỹ thuật 4: Craft time (Thời gian dành cho hoạt động thủ công)
Ví dụ: Tiếng anh 4 - Unit 9: What are they doing? - Lesson 3 (4,5,6)

Mục đích: Kết thúc hoạt động Project trong bài học là dán một bức ảnh

của gia đình em vào khung hình cho sẵn; sau đó, các em sẽ nói cho cả lớp nghe
về các thành viên trong gia đình đang làm gì trong thì giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh thực hiện một dự án ở nhà như làm diều, thuyền giấy, làm búp bê
hoặc tự thiết kế một chiếc mặt nạ. Tôi đã vận dụng kỹ thuật thủ công vào hướng
dẫn học sinh tự làm một sản phẩm cụ thể nhằm khích lệ khả năng sáng tạo và tự
học ở nhà.
Hình thức áp dụng: Học sinh thực hiện cá nhân ở nhà.
Chuẩn bị: Học sinh sẽ chuẩn bị giấy màu hoặc giấy trắng, bút và màu để
trang trí.
17


Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu cách làm một con búp bê bằng giấy tại
lớp. Các em sẽ tự làm một sản phẩm cụ thể như làm một đồ chơi mà em yêu
thích bằng giấy hay tự vẽ, gập, cắt, dán những sản phẩm cụ thể mà các em thích.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: Các em sẽ trưng bày và thuyết trình về sản phẩm đó cho cả lớp
nghe vào buổi học tiếp theo. Có thể có phần thưởng cho những em làm tốt nhất
để khích lệ các học sinh khác làm tốt hơn.
Bước 4: Cuối cùng, các sản phẩm của các em được ghi nhận và những sản
phẩm xuất sắc sẽ được trưng bày ở phòng học Tiếng Anh hoặc ở lớp học của các
em. Còn đối với những sản phẩm chưa có đủ khơng gian để trưng bày ở lớp học
thì các em sẽ đem về trưng bày tại góc học tập của các em ở nhà.

Hình ảnh về sản phẩm thủ công của học sinh được trưng bay tại lớp học
Ví dụ: Hello. My name’s Duong. This is my paper boat. It’s blue, purple
and orange. I love my boat very much.
Việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động Project nhằm phát triển kỹ năng nói
Tiếng Anh cho học sinh, tôi đã khuyến khích được các em; đặc biệt là những em

nhút nhát có thể vượt qua được sự tự ti, nỗi sợ hãi mỗi khi học nói. Các em đã tự
tin thể hiện bản thân theo những cách sáng tạo và tự nhiên nhất. Từ đó, giáo viên
có thể phát hiện được những em có năng khiếu nói Tiếng Anh để bời dưỡng,
giúp cho các em có một nền tảng tốt nhất, tự tin học tốt ở các cấp học tiếp theo.
3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với sáng kiến nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe - nói
mơn Tiếng Anh tiểu học, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh
18


cho học sinh thì còn giúp rèn luyện và phát triển các kỹ năng đọc, viết và khả
năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp như đã trình bày ở trên. Qua thực tế và
các minh chứng đã nêu, tơi khẳng định sáng kiến có khả nặng áp dụng trong
phạm vi rộng cho các khối lớp khác trong trường hoặc các trường bạn trong
huyện, trong tỉnh nhằm góp phần nâng cao kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh cho
học sinh. Để thực hiện tốt sáng kiến đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết, có phương
pháp và kỹ năng tốt, linh hoạt trong tổ chức hoạt động, tạo lập và xây dựng được
môi trường học tập tích cực trong học tiếng Anh. Kết nối từ nhà trường đến tự
học ở nhà nhằm định hướng học sinh phát triển toàn diện trong tương lai.
VIII. Những thông tin cần được bảo mật:
Sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học trong
tồn hụn, tồn tỉnh khơng có thơng tin bảo mật.
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên: Cần có năng lực, chun mơn nghiệp vụ vững vàng. Tích cực
trau dồi kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Thường
xuyên tham gia những buổi tập huấn của ngành nhằm nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ.
Học sinh: Cần chăm học, tích cực tham gia các hoạt động của môn học và
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
Cơ sở vật chất: Cần có các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình

dạy và học như máy tính, máy chiếu, phòng học Tiếng Anh, tranh ảnh, thẻ từ,
giấy, bút, màu …
Nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các buổi
chuyên đề về chuyên môn, khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ có uy tín liên
kết với người nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường. Tạo điều kiện tốt nhất
cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng giao tiếp.
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nợi dung sau:
1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Kết quả khảo sát chất lượng kỹ năng nghe - nói của học sinh khối 4 tại
thời điểm đầu học kỳ 1 năm học 2020-2021 trước khi áp dụng sáng kiến:
KỸ NĂNG NGHE - NÓI
Lớp

Sĩ sô

Điểm 4,5-5

Điểm 2,5-4,5

SL

SL

%
19

%


Điểm dưới 2,5
SL

%


4A

32

5

15,6

15

46,9

12

37,5

4B

28

3

10,7


10

35,7

15

53,6

4C

32

5

15,6

17

53,1

10

31,3

4D

33

4


12,2

18

54,5

11

33,3

Kết quả khảo sát chất lượng kỹ năng nghe - nói của học sinh khối 4 tại
thời điểm cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021 sau khi áp dụng sáng kiến:
KỸ NĂNG NGHE - NÓI
Lớp

Sĩ sô

Điểm 4,5-5

Điểm 2,5-4,5

Điểm dưới 2,5

SL

%

SL


%

SL

%

4A

32

7

21,9

18

56,2

7

21,9

4B

28

6

21,4


13

46,4

9

32,2

4C

32

8

25,0

17

53,1

7

21,9

4D

33

7


21,2

18

54,5

8

24,3

So sánh giữa hai kết quả khảo sát chất lượng kỹ năng nghe - nói trước và
sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy kết quả cụ thể mà học sinh khối 4 đạt được
như sau:
Kết quả
Thời gian

KỸ NĂNG NGHE - NÓI
Điểm 4,5-5

Điểm 2,5-4,5

Điểm dưới 2,5

Đầu HK 1

17 (13,6%)

60 (48%)

48 (38,4%)


Cuối HK 1

28 (22,4%)

66 (52,8%)

31 (24,8%)

2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Nhận thấy sáng kiến tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt nên hai đồng
nghiệp của tôi cũng đã áp dụng cho học sinh của hai khối là khối 3 và khối 5
trong năm học 2020-2021 có sự tiến bộ nhất định trong kỹ năng nghe - nói. Cụ
thể:
KỸ NĂNG NGHE - NÓI

Kết quả
Điểm 4,5-5

Điểm 2,5-4,5

Điểm dưới 2,5

Khối 3 (2020-2021)

35 (19,1%)

93 (50,8%)


55 (30,1%)

Khối 5 (2020-2021)

25 (20,7%)

64 (52,9%)

32 (26,4%)

Thời gian

20


Trên đây là sáng kiến tôi đã và đang áp dụng nhằm cải thiện kỹ năng nghe
- nói Tiếng Anh cho học sinh tại trường tơi. Học sinh đã có những chuyển biến
tích cực trong giao tiếp, dám nói lên suy nghĩ của mình trước đám đông, vượt
qua nỗi sợ hãi để thuyết trình về một chủ đề nào đó. Từ đó góp phần giúp các
em dần hồn hiện bản thân để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu:
Sô Tên tổ chức/cá
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
T
nhân
áp dụng sáng kiến
T
Môn Tiếng Anh

1
Đỗ Kim Ngân
Trường TH Yên Thạch
Khối 4 (2020-2021)
Môn Tiếng Anh
2 Trần Kim Thắng Trường TH Yên Thạch
Khối 5 (2020-2021)
Môn Tiếng Anh
3
Vũ Thị Đào
Trường TH Yên Thạch
Khối 3 (2020-2021)

Yên Thạch, ngay…....tháng.......năm….....

Yên Thạch, ngay.....tháng......năm…......

HIỆU TRƯỞNG

TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trương Viết Bào

Đỗ Kim Ngân

............, ngay.....tháng......năm......
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

21




×