Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Ngoại thương đàng trong thời chúa nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HỒ CHÂU

NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG TRONG
THỜI CHÚA NGUYỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HUẾ, NĂM 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HỒ CHÂU

NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG TRONG
THỜI CHÚA NGUYỄN

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. BÙI THỊ TÂN

HUẾ, NĂM 2021




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 01
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 01
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 04
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 05
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu ......................................................................................... 06
6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 07
7. Bố cục của luận án .................................................................................................... 08
NỘI DUNG ................................................................................................................. 09
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 09
1.1. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 09
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 09
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 20
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu đã xuất bản và
những những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................. 25
1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu đã xuất bản.......... 25
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 27
* Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH MỞ CỬA NGOẠI
THƯƠNG CỦA CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG........................................... 29
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................................... 29
2.1.1. Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.......................................... 29
2.1.2. Chính sách hướng biển và thâm nhập vào châu Á của các nước Tây Âu .......... 32

2.1.3. Các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á với luồng hải thương thế giới thế kỷ
XVI – XVII ................................................................................................................... 39
2.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................................ 44


2.2.1. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn và sự ra đời chính quyền chúa
Nguyễn ở Đàng Trong .................................................................................................. 44
2.2.2. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn ............................................................................... 48
2.2.3. Đàng Trong thời chúa Nguyễn với luồng hải thương thế giới ........................... 50
2.3. Chính sách mở cửa phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn ...................... 51
2.3.1. Cơ sở để chúa Nguyễn tiến hành chính sách ...................................................... 51
2.3.2. Chính sách mở cửa phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn .......................... 59
* Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA ĐÀNG TRONG THỜI
CHÚA NGUYỄN VỚI NƯỚC NGOÀI THẾ KỶ XVI – XVIII ............................ 63
3.1. Các đối tác thương mại ....................................................................................... 63
3.1.1. Buôn bán với phương Đông ............................................................................... 63
3.1.2. Buôn bán với phương Tây .................................................................................. 70
3.2. Hàng hóa xuất nhập khẩu ................................................................................... 88
3.2.1. Hàng xuất khẩu ................................................................................................... 88
3.2.2. Hàng nhập khẩu .................................................................................................. 91
3.3. Tiền tệ, thuế khóa ................................................................................................ 95
3.3.1. Tiền tệ ................................................................................................................ 95
3.3.2. Thuế ngoại thương ............................................................................................ 101
* Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 105
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG
TRONGTHỜI CHÚA NGUYỄN ............................................................................107
4.1. Đặc điểm của ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn ......................... 107
4.1.1. Vũ khí - yếu tố quan trọng dẫn đến những thay đổi trong chính sách về ngoại
thương của chúa Nguyễn ............................................................................................ 107

4.1.2. Sự độc quyền của nhà nước đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại
thương ......................................................................................................................... 112
4.1.3. Hoạt động thương mại giữa Đàng Trong với nước ngoài diễn ra chủ yếu ở các
đô thị/phố cảng lớn, mà trung tâm là Hội An ............................................................. 114
4.1.4. Hoạt động thương mại giữa Đàng Trong với nước ngoài diễn ra chủ yếu theo
mùa vụ ........................................................................................................................116


4.1.5. Dù chủ động, song ngoại thương Đàng Trong vẫn chịu sự ảnh hưởng, tác động
từ bên ngoài ................................................................................................................119
4.2 Tác động của ngoại thương đối với Đàng Trong .............................................121
4.2.1. Tác động đối với chính trị - quân sự ................................................................ 121
4.2.2. Tác động đối với kinh tế ...................................................................................124
4.2.3. Tác động đối với văn hóa - xã hội ....................................................................126
4.2.4. Tác động đối với đô thị/thương cảng ............................................................... 132
* Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................133
KẾT LUẬN ...............................................................................................................134
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Huế, ngày 16 tháng 6 năm 2021
Tác giả

Hồ Châu


i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Chính trị Nguyễn
Chí Thanh và lãnh đạo Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi tham gia học tập và hồn thành luận án này.
Tơi xin bày tỏ niềm kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo PGS.TS. Bùi Thị
Tân – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như động viên tinh thần cho tơi trong
suốt q trình thực hiện luận án.
Trân trọng cảm ơn q thầy cơ giáo trong và ngồi Trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, góp ý, động viên tơi trong q trình nghiên
cứu, thực hiện, hồn thiện luận án.
Con xin cảm ơn và ghi nhớ công ơn người thầy – người cha – PGS.TS. Đỗ Bang.
Cảm ơn cha đã động viên con làm nghiên cứu sinh cũng như hỗ trợ, khích lệ tinh thần
cho con trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và quý anh chị đồng nghiệp đã ln
quan tâm, khuyến khích, ủng hộ tơi về nhiều mặt trong q trình học tập và thực hiện
luận án này.

Tác giả

Hồ Châu

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BAVH

Bulletin des Amis du Vieux Hué

BEFEO

Bulletin de l‘École francaise d’Extrême- Orient

Cb

Chủ biên

CIO

Compagnie francaise pour le commerce des Indes orientales
(Công ty Đông Ấn Pháp)

ĐHQG

Đại học Quốc gia

EIC

English East India Company
(Công ty Đông Ấn Anh)

NCLS

Nghiên cứu Lịch sử


Nxb

Nhà xuất bản

P

Page

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang

VOC

Vereenigde Oots-Indische Compagnige
(Cơng ty Đông Ấn Hà Lan)

iii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc Việt Nam có quan hệ bn bán với nước ngồi, đặc biệt là các nước láng
giềng, khu vực từ lâu đời. Quá trình giao lưu, bn bán với nước ngồi đã có những
ảnh hưởng, tác động nhất định đến sự biến chuyển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, trong đó biểu hiện của sự thay đổi về kinh tế được

phản ánh khá rõ nét.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đến các thế kỷ XVI - XVIII, Đàng Trong thời
chúa Nguyễn với vị trí địa lý thuận lợi, nền sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường
bn bán trong nước sơi động đã thu hút sự chú ý của thương nhân ngoại quốc; và vấn
đề mở cửa để giao thương với bên ngoài trở thành nhu cầu bức thiết cả về phía chính
quyền nhà nước lẫn nhân dân. Với những điều kiện thuận lợi trong nước, nắm bắt
được tình hình, xu thế hải thương thế giới cũng như trong khu vực, chúa Nguyễn đã
thực hiện chính sách mở cửa, chủ động mời gọi thương nhân các nước phương Đông
và phương Tây cập bến cảng Đàng Trong để trao đổi, mua bán. Với chính sách hướng
biển, làm giàu từ biển, tăng cường sức mạnh và tiềm lực cho chính quyền thơng qua
thương mại, các chúa Nguyễn đã đưa nền kinh tế Đàng Trong bước sang một giai đoạn
mới - phát triển vượt bậc về ngoại thương.
Chính ngoại thương là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến
sự thịnh suy của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Có thể nói rằng, tiềm lực
kinh tế vững mạnh của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong có được là kết quả của
sự tổng hòa nhiều yếu tố, nhưng ngoại thương mới là điểm khác biệt, tạo điểm nhấn
căn bản nhất. Với chúa Nguyễn thì khơng cịn chuyện “ngăn sơng, cấm chợ” mà là
khuyến khích hoạt động trao đổi, bn bán giữa các vùng miền trong cõi và buôn bán
với thương nhân ngoại quốc. Theo chúng tơi, đó là một sự lựa chọn đúng đắn, sáng
suốt, mang yếu tố quyết định tạo nên sức sống/sinh khí mới cho vùng đất Đàng Trong
thời chúa Nguyễn.
Nghiên cứu về ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn, luận án sẽ có ý
nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sau:
Về mặt khoa học: Luận án được thực hiện trong bối cảnh thời gian qua nền sử
học nước nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng; nhiều nhà sử học hàng đầu
trong và ngoài nước dày dặn về kinh nghiệm, hàn lâm về tri thức đã khám phá, làm rõ
1


rất nhiều vấn đề, uẩn khúc của lịch sử Việt Nam nói chung và thời kỳ chúa Nguyễn ở

Đàng Trong nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề ngoại thương Đàng Trong thời các chúa
Nguyễn vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và đầy đủ. Do vậy, kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, hệ thống hóa nguồn tư liệu về ngoại
thương Đàng Trong. Qua đó, chúng tơi có những căn cứ khoa học để chứng minh rằng,
chính sách mở cửa, phát triển ngoại thương của chúa Nguyễn lúc bấy giờ là quyết sách
đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với xu thế và thời cuộc.
Luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu lịch sử về quan hệ thương mại giữa Đàng
Trong với nước ngoài ở các thế kỷ XVI - XVIII, đặc biệt là tư liệu tiếng Pháp và tư
liệu hiện vật; qua đó góp phần quan trọng vào việc nhận thức ngày càng đầy đủ hơn,
sấu sắc hơn về sự phục hồi, phát triển và đi đến suy yếu của ngoại thương Đàng Trong
thời chúa Nguyễn.
Với những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, luận án khẳng định vai trò, tác động mạnh
mẽ của ngoại thương đối với sự thịnh suy của chính quyền Đàng Trong đương thời.
Trong luận án, chúng tôi hạn chế việc đưa ra những phán đốn, nhận định mang tính
suy diễn, định kiến chủ quan cá nhân. Thông qua những cứ liệu lịch sử có chọn lọc,
chúng tơi sử dụng phương pháp luận sử học và tinh thần đổi mới sử học hiện nay để
nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề, hướng đến việc đưa ra những nhận định xác đáng,
khách quan và trung thực.
Về mặt thực tiễn: Hiện nay, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của nhà nước Việt Nam là tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước trên
thế giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó vấn đề hợp tác kinh tế ln giữ
vị trí quan trọng, đặc biệt ưu tiên hàng đầu. Vậy nên, việc lần giở những trang sử cũ để
tìm hiểu, khảo cứu về ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm áp dụng cho đường hướng phát triển thực tại ở Việt Nam là việc
làm thực sự cần thiết, mang tính thời sự.
Luận án góp phần cung cấp thêm những cứ liệu lịch sử quan trọng trong quan hệ
thương mại giữa Đàng Trong với nước ngoài từ giữa thế kỷ XVI đến những năm 70
của thế kỷ XVIII; làm nền tảng, cầu nối cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại truyền
thống từ lâu đời. Vì vậy, nghiên cứu ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn là


2


góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam một cách thiết thực
và có ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến lịch sử Đàng Trong thời chúa Nguyễn nói chung và ngoại thương nói riêng;
và cũng có thể sử dụng để phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập phần lịch sử Việt
Nam thời trung đại ở các trường đại học hoặc cao đẳng. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu, bổ khuyết thêm các vấn đề liên quan đến nội dung luận án, cốt để vấn
đề ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn ngày càng tường minh hơn.
Từ tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi chọn vấn đề
“Ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhằm mục tiêu tái hiện lại bức tranh ngoại thương
Đàng Trong thời chúa Nguyễn một cách cụ thể, trung thực, đa chiều và toàn diện. Cụ
thể, luận án phản ánh được bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước; làm rõ chính sách
mở cửa ngoại thương của các chúa Nguyễn; trình bày có hệ thống và cung cấp thêm
nguồn tư liệu mới về quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với nước ngoài, về các mặt
hàng xuất nhập khẩu quan trọng, vấn đề tiền tệ và thuế khóa. Trên cơ sở đó, luận án rút
ra được những đặc điểm, tác động của ngoại thương đối với chính trị - qn sự, kinh
tế, văn hóa - xã hội, đơ thị ở Đàng Trong thế kỷ XVI - XVIII.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:
Khảo cứu, sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu nhằm tái hiện toàn cảnh về ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn;

bảo đảm việc cung cấp thêm nguồn tư liệu mới, tin cậy, khoa học.
Xem xét ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn luôn gắn liền với bối cảnh
trong nước, khu vực và thế giới ở các thế kỷ XVI - XVIII; qua đó cho thấy được
những cơ sở, nền tảng quan trọng để chúa Nguyễn có thể thực hiện chính sách mở cửa,
đẩy mạnh phát triển ngoại thương, bang giao với thế giới bên ngoài.
Từ những cứ liệu được sắp xếp, biên mục một cách có hệ thống, logic, trong khi
thực hiện, chúng tơi trình bày nội dung chính yếu của đề tài là hoạt động thương mại
3


giữa Đàng Trong thời chúa Nguyễn với nước ngoài theo tiến trình từ mở cửa, phát
triển rồi đi đến suy yếu.
Luận án rút ra được những đặc điểm cơ bản trong chính sách đối với ngoại
thương của chúa Nguyễn và đặc điểm nổi bật của hoạt động giao thương giữa Đàng
Trong với nước ngoài; đồng thời làm rõ những tác động của ngoại thương đến chính
trị - quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, đơ thị Đàng Trong hồi thế kỷ XVI - XVIII.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn
từ năm 1558 đến năm 1775, bao gồm các khía cạnh chính như: Bối cảnh lịch sử và
chính sách mở cửa ngoại thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong; các đối tác thương
mại (phương Đơng, phương Tây); hàng hóa xuất nhập khẩu; về tiền tệ, thuế khóa;
những đặc điểm, tác động của ngoại thương...
3.2. Phạm vị nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn
trong khoảng thời gian từ năm 1558 đến năm 1775.
Luận án lấy mốc nghiên cứu như trên dựa vào các lý do sau:
Mốc mở đầu nghiên cứu của luận án, chúng tơi lấy năm 1558, vì đây là năm mà
Đoan Quốc Cơng Nguyễn Hồng được vua Lê cắt cử vào trấn nhậm xứ Thuận Hóa và
sau đó là tiếp quản vùng Thuận - Quảng. Vào nửa sau thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ

XVII, Nguyễn Hồng đã có những chính sách, biện pháp nhằm ổn định xã hội, khơi
phục và phát triển kinh tế Thuận - Quảng, đặc biệt là mở cửa bn bán với các nước
bên ngồi. Thời kỳ này, nhiều thương thuyền ngoại quốc đã đến giao thương tại cảng
biển thuộc vùng Thuận - Quảng do Nguyễn Hoàng trực tiếp cai trị.
Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án là năm 1775 - thời điểm chúa Trịnh đem
quân từ Đàng Ngoài vào đánh, chiếm được thủ phủ của chính quyền Đàng Trong Dinh Phú Xuân, chúa Nguyễn bỏ chạy vào Nam. Mặc dù đến năm 1777, quân Tây Sơn
mới tiến vào đánh Gia Định, bắt giết Nguyễn Phúc Thuần cùng một số quan lại, chính
quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong chính thức bị lật đổ. Tuy nhiên, năm 1775, khi bỏ
Phú Xuân chạy vào Nam, hoạt động bang giao nói chung, ngoại thương nói riêng giữa
chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong với nước ngoài dường như đã khép lại.

4


Có thể nói, Đàng Trong chính thức ra đời vào đầu thế kỷ XVII, khi Nguyễn
Hồng tìm cách trốn chạy khỏi đất Bắc để trở về Thuận - Quảng. Tuy nhiên, trong luận
án, khái niệm “Đàng Trong” được chúng tôi dùng để chỉ vùng đất phía Nam của Đại
Việt do các chúa Nguyễn cai trị, phân biệt với vùng đất Đàng Ngồi (từ Bắc sơng
Gianh, Quảng Bình trở ra) do vua Lê – chúa Trịnh cai trị. Từ đó, chúng tôi dùng khái
niệm Đàng Trong với nghĩa tương đối nhằm để chỉ cả thời gian Nguyễn Hoàng vào
trấn nhậm vùng Thuận Hóa và sau đó là Thuận - Quảng vào nửa sau thế kỷ XVI.
Về mặt không gian: Phạm vi khơng gian nghiên cứu của đề tài là tồn bộ lãnh thổ
Đàng Trong thời chúa Nguyễn, từ Nam sông Gianh, châu Nam Bố Chính, phủ Quảng
Bình trở vào Nam cho đến hết địa phận trấn Hà Tiên. Ngày nay, không gian đó tương
ứng với vùng đất từ Nam sơng Gianh (Quảng Bình) trở vào Nam cho đến tận Mũi Cà
Mau (tỉnh Cà Mau), bao gồm cả trên đất liền và vùng biển đảo, nhưng tập trung chủ
yếu là ở địa bàn các tỉnh ven biển - đương thời là nơi có cửa biển thuận lợi cho tàu
thuyền ra vào, lập phố chợ và thương điếm.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp lịch sử, phương

pháp logic và kết hợp hài hòa hai phương pháp này trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp lịch sử được chúng tơi sử dụng để trình bày các vấn đề theo tiến
trình lịch sử, khơi phục lại bức tranh q khứ theo đúng trình tự khơng gian và thời
gian của nó; đặt mình vào bối cảnh đương thời khi nhìn nhận, mơ tả các sự kiện, hiện
tượng lịch sử đã diễn ra. Trên cơ sở phương pháp lịch sử, chúng tơi trình bày, phản
ánh lại bức tranh ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn một cách chân thật và
toàn diện.
Phương pháp logic được chúng tôi sử dụng trong việc xâu chuỗi, liên kết các sự
kiện, hiện tượng lại với nhau rồi đi đến nghiên cứu vấn đề trong hình thức tổng quát;
đồng thời có sự liên hệ, đối chiếu để đi đến việc rút ra những đặc điểm, bản chất, quy
luật trong sự vận động khách quan của chúng.
Vì đề tài đề cập đến vấn đề ở vào khoảng thời gian cách khá xa so với hiện nay,
do vậy, để đảm bảo độ tin cậy, chính xác của tư liệu chữ viết và tư liệu hiện vật, chúng
tôi sử dụng các phương pháp giám định, đối chiếu, so sánh đồng đại trong việc xử lý,
khai thác các tư liệu hiện vật, ví như: đồng tiền, đồ gốm sứ…
5


Q trình thực hiện đề tài, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tư
liệu thành văn, điền dã, nghiên cứu thực địa, điều tra, phỏng vấn, thống kê, phân tích,
tổng hợp, phương pháp liên ngành…
5. NGUỒN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưng tập trung
khai thác các nguồn tư liệu chính yếu sau đây:
Nguồn tư liệu thư tịch và tài liệu của các tác giả đương thời: Để thực hiện luận
án, tác giả đặc biệt chú trọng việc sử dụng nguồn tư liệu gốc liên quan trực tiếp đến
nội dung đề tài. Tiêu biểu là các tác phẩm: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn; Đại Nam
thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn; Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristoforo
Borri; Văn thư thông thương giữa chính quyền Đàng Trong với chính quyền Nhật

Bản…
Nguồn tư liệu tiếng Pháp: Từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, thực dân
Pháp xâm lược, đặt ách cai trị lên đất nước Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó,
nhiều học giả người Pháp đã nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Việt Nam, trong đó có
những cơng bố có liên quan đến tình hình ngoại thương Đàng Trong thời chúa
Nguyễn. Là nguồn tư liệu thứ cấp, nhưng tư liệu người Pháp sử dụng rất đáng tin cậy,
bởi phương pháp nghiên cứu khoa học, khách quan, nghiêng về phản ánh lịch sử hơn
là bàn luận vấn đề. Vì vậy, chúng tơi có sự kế thừa, sử dụng nguồn tư liệu này trong
q trình thực hiện đề tài.
Nhiều cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Pháp liên quan đến ngoại thương Đàng
Trong thời chúa Nguyễn đã được dịch sang tiếng Việt, hiệu đính và xuất bản cũng đã
tạo thuận lợi rất nhiều cho chúng tôi trong việc khảo cứu nguồn tư liệu. Một số cơng
trình tiêu biểu được kể đến như: Những người châu Âu ở nước An Nam của C. B.
Maybon; Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII của Nguyễn Thanh Nhã;
Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX của Lê Thành Khôi; nhiều bài viết
được đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH) và Bulletin de l‘École
francaise d’Extrême - Orient (BEFEO); …
Nhiều cơng trình nghiên cứu của người Pháp liên quan đến nội dung đề tài hiện
đang lưu giữ ở các thư viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Hà Nội cũng
được chúng tôi sưu tầm, dịch thuật, khai thác, sử dụng phục vụ cho quá trình thực hiện
đề tài. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước có sử dụng
nguồn tư liệu q cũng được chúng tơi kế thừa, sử dụng có chọn lọc và trích dẫn
nguồn rõ ràng.
6


Nguồn tư liệu hiện vật: Các hiện vật liên quan đến ngoại thương thời chúa
Nguyễn đến nay khơng cịn nhiều, tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguồn tư
liệu mà chúng tơi rất trân q, sử dụng, ví như: súng thần cơng, đồ gốm, tiền đồng,…
Q trình trực tiếp đi điền dã, khảo sát thực địa ở một số địa điểm liên quan đến

nội dung đề tài luận án, ví như: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế),
Biên Hòa (Đồng Nai), Hà Tiên (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Mũi Cà Mau (Cà Mau)… đã giúp cho tác giả ở mức độ nào đó có thể định
hình rõ ràng hơn về vị trí địa lý, đặc điểm, điều kiện tự nhiên của vùng đất Đàng Trong
thời chúa Nguyễn. Chúng tôi đã đi khảo sát một số ngôi mộ của thương nhân Nhật Bản
được chôn cất tại Hội An hồi thế kỷ XVII; qua đó hiểu rõ hơn về quan hệ thương mại
giữa Đàng Trong với Nhật Bản, góp phần củng cố, xác minh độ tin cậy nguồn tư liệu
chữ viết đã tiếp cận được.
6. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Đóng góp về mặt tư liệu
Chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian đi đến các thư viện lớn ở Thủ đô Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) để tra cứu, tìm kiếm, sưu tầm nguồn tư liệu, trong
đó có nhiều tư liệu gốc, tư liệu nghiên cứu của các học giả người pháp hồi nửa sau thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Luận án tập trung khai thác nguồn tư liệu từ những cơng
trình tiếng Pháp của các học giả như: P. Cultru (1883), Histoire de la Cochinchine
Francaise des origines à 1883, Augustin Challamel, Éditeur, Paris; Pierre Mirand (1906),
Les Relations de la Hollande avec le Cambodge et la Cochinchine au XVIIe siècle,
Libr. G.P. Maisonneuve, Paris; C. B. Maybon (1916), Les marchands européens en
Cochinchine et au Tonkin (1600 – 1775), Revue Indochinoise, Ha Noi; Noel Péri
(1923), “Essai sur les relations du Japon et de l'Indochine aux XVIe et XVIIe siècles”,
BEFEO, Tome 23; W. J. M. Buch (1936), “La Compagnie des Indes Néerlandaises et
l’Indochine”, BEFEO, Tome 36;… Từ đó, thơng qua luận án, chúng tôi sẽ cung cấp
thêm một số tư liệu tin cậy, góp phần bổ khuyết thêm nhiều vấn đề liên quan đến ngoại
thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn. Đặc biệt, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu
về hiện vật như: quả cân (dùng để cân hàng hóa), tiền đồng, tiền kẽm, đồ gốm sứ,…
6.2. Đóng góp về mặt nội dung
Luận án vạch ra được những cơ sở, nền tảng để chúa Nguyễn ở Đàng Trong chủ
động thực hiện chính sách mở cửa phát triển ngoại thương; qua đó có thể biết được căn
ngun vì sao chúa Nguyễn lại thực hiện chính sách như vậy và rồi hiểu được những
điều chỉnh, thay đổi của chính sách đó ở trong những thời điểm lịch sử nhất định. Qua

7


nội dung chính sách có thể thấy được tầm nhìn, tư duy hướng biển của các chúa
Nguyễn ở Đàng Trong trong bối cảnh lịch sử cùng thời là chủ trương đúng đắn, phù
hợp với thời cuộc.
Luận án tái hiện lại quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với nước ngoài (cả
phương Đơng và phương Tây) theo tiến trình thời gian của sự thịnh suy. Nửa sau thế
kỷ XVI và thế kỷ XVII ngoại thương Đàng Trong phục hồi, phát triển mạnh mẽ;
nhưng bước sang thế kỷ XVIII thì lại dần suy yếu và từ giữa thế kỷ XVIII trở đi thì
suy yếu trầm trọng; qua đó cho thấy được tính lôgic của vấn đề.
Luận án rút ra được những đặc điểm cũng như đưa những nhận xét, đánh giá về
tác động của ngoại thương đối với Đàng Trong ở các mặt chính trị - qn sự, kinh tế,
văn hóa – xã hội, đơ thị. Qua đó cho thấy được vai trò cũng như những tác động của
ngoại thương đối với sự thịnh suy của chính quyền Đàng Trong thời các chúa Nguyễn.
6.3. Đóng góp về tư vấn chính sách
Kết quả nghiên cứu luận án sẽ cung cấp tư liệu lịch sử về quan hệ Việt Nam với
nước ngoài, cụ thể là với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,
Pháp vào nửa sau thế kỷ XVI – XVIII; làm cơ sở, nền tảng cho việc thúc đẩy phát triển
quan hệ hợp tác dựa trên truyền thống lâu đời, phù hợp với đường lối đối ngoại hiện
nay của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tăng cường hợp tác toàn diện với các nước,
đặc biệt là hợp tác trên lĩnh vực thương mại.
Luận án cho thấy vai trò cũng như những tác động to lớn của ngoại thương đối
với Đàng Trong đương thời trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nguyên nhân phát triển
hay suy yếu của ngoại thương Đàng Trong, từ đó các nhà hoạt động ngoại giao, các
nhà hợp tác kinh tế quốc tế ở một mức độ nhất định có thể rút ra bài học kinh nghiệm
để hoạch định đường lối đối ngoại, hợp tác kinh tế của Việt Nam đúng đắn, mang lại
lợi ích lâu dài, bền vững.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án

được chia thành 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Bối cảnh lịch sử và chính sách mở cửa ngoại thương của chúa Nguyễn
ở Đàng Trong
Chương 3: Hoạt động thương mại giữa Đàng Trong thời chúa Nguyễn với nước
ngoài thế kỷ XVI - XVIII
Chương 4: Đặc điểm, tác động của ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn
8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có thể tiếp cận được, chúng
tơi xin trình bày khái quát tình hình nghiên cứu vấn đề ngoại ngoại thương Đàng
Trong thời chúa Nguyễn ở trong nước và ở nước ngồi.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Giai đoạn trước năm 1975
Đàng Trong thời chúa Nguyễn là giai đoạn lịch sử mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt
là dấu ấn của công cuộc mở mang bờ cõi, phát triển lãnh thổ về phía Nam và sự tăng
cường mở rộng quan hệ thương mại với các nước bên ngồi. Vì vậy, lịch sử vùng đất
nói chung, ngoại thương Đàng Trong nói riêng là chủ đề hấp dẫn, thu hút sự quan tâm
tìm hiểu, dày cơng nghiên cứu của giới sử học Việt Nam. Từ trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, một số bài viết có nội dung liên quan đến ngoại thương Đàng Trong
thời chúa Nguyễn đã được cơng bố rải rác trên các tạp chí Tri Tân, Nam Phong, Sử
Địa,...Ví như, bài viết “Cuộc giao thiệp giữa người Nam và mấy nước láng giềng từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” của Từ Ngọc (Tri Tân, số 22, 1941).
Các cơng trình, tập sách như: Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam: Thế kỷ XVI XVIII của Hồng Lam (xuất bản tại Huế, năm 1944) và Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam,
quyển I (các thừa sai dòng Tên 1615-1665) của Nguyễn Hồng (Nxb Hiện tại, năm

1959); đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt
Nam, tuy nhiên trong đó vẫn tìm thấy những chi tiết nói đến quan hệ giao thương giữa
Đàng Trong với nước ngoài, mà cụ thể là với các nước phương Tây.
Đáng chú ý, có nhiều tập sách cho thấy sự đầu tư nghiên cứu, dày công biên soạn
của các tác giả đã được xuất bản có những phần, mục liên quan trực tiếp đến nội dung
đề tài, như:
Phạm Văn Sơn (1959), Việt sử tân biên, Quyển II: Nam Bắc phân tranh (Nhà
sách Khai trí, Sài Gịn); trong sách có mục “Việc bn bán giữa ngoại quốc và Nam
Hà cuối thế kỷ XVI”. Căn cứ vào các bút ký của người phương Tây đương thời, cơng
trình đã phác thảo một cách sơ lược về hoạt động thương mại giữa Đàng Trong với
9


nước ngồi. Chúng tơi nhận thấy rằng, bên cạnh những giá trị bổ ích, tập sách vẫn cịn
những nhận định mang quan điểm cá nhân tác giả chưa thực xác đáng. Chẳng hạn như,
sách có đoạn viết: “Nay chiếu theo bút tích của những nhà bn ngoại quốc trên đây,
chúng ta thấy về phần vua quan Việt Nam ở Bắc cũng như ở Nam đều khơng có một
chính sách nào đứng đắn và khôn ngoan về thương mại” [118; tr. 198].
Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX
(Nxb Sử học, Hà Nội); cơng trình đã cung cấp cho độc giả về tình hình ngoại thương
Việt Nam trong thời gian đất nước bị chia cắt làm hai miền Đàng Trong - Đàng Ngoài
cho đến đầu thế kỷ XIX. Thiết nghĩ, đây là công trình mà Thành Thế Vỹ đã rất tâm
huyết, dày cơng sưu tầm tư liệu, đặc biệt là tư liệu tiếng Pháp để phục vụ cho việc biên
soạn. Nguồn tư liệu được sử dụng để trích dẫn trong sách khá phong phú, chứa đựng
nhiều thơng tin giá trị, bổ tích. Tuy nhiên, sách sẽ càng giá trị hơn khi tác giả sử dụng
cách trích dẫn nguồn tư liệu có ghi rõ đoạn trích dẫn nằm ở trang nào của tài liệu; một
số tài liệu tham khảo chỉ có tên tác phẩm, tác giả thì cần bổ sung thêm tên nhà xuất
bản, năm xuất bản. Nhìn chung, mặt được của cơng trình là rất nhiều và đây vẫn là tài
liệu được chúng tôi đánh giá rất cao, nghiên cứu kỹ, chắt lọc để kế thừa những giá trị
thiết thực từ tập sách mang lại.

Phan Khoang (1967), Việt sử xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Nhà sách Khai Trí,
Sài Gịn); cơng trình đã trình bày về lịch sử Đàng Trong ở nhiều khía cạnh khác nhau
như: Lịch sử vùng đất, những nét chính về các đời chúa Nguyễn, cuộc chiến tranh
Trịnh - Nguyễn, vấn đề Nam tiến, tổ chức chính quyền, văn hóa - xã hội,... Trong cơng
trình, Phan Khoang có nói đến vấn đề giao thương giữa Đàng Trong với các nước
Đông Á và châu Âu (từ trang 528 đến trang 573), cung cấp nhiều cứ liệu lịch sử; qua
đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoạt động thương mại giữa Đàng Trong thời chúa
Nguyễn với nước ngoài. Tuy nhiên, khi biên soạn tác giả chỉ phân chia giao thương
giữa Đàng Trong với nước ngoài làm hai tiểu mục: “Giao thương với các nước Đông
Á” và “Giao thương với châu Âu”. Chúng tơi nghĩ rằng, nếu cơng trình biên soạn theo
chủ đề quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với từng nước thì sẽ giúp độc giả thuận lợi
hơn trong việc tiếp cận vấn đề một cách cụ thể. Mặt khác, cơng trình sẽ có đóng góp
nhiều hơn nếu có sự phân định về mốc thời gian của sự thịnh suy trong quan hệ giao
thương giữa Đàng Trong với nước ngoài. Đây là một trong những cơng trình sử học
nghiên cứu về Đàng Trong thời chúa Nguyễn mà chúng tôi rất trân quý, đánh giá cao.
10


Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội). Trong phạm vi cơng trình đã nói về quan hệ thơng thương giữa
Đại Việt (Đàng Trong và Đàng Ngồi) với nước ngồi, nhưng vẫn cịn mang tính sơ
lược và chỉ được gói gọn trong chưa đầy 3 trang sách. Sách có đoạn nhận định: “Việc
mở rộng quan hệ ngoại thương, đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế
đang phát triển lúc đó, bản thân nó là một tiền đề cần thiết, một nhân tố tích cực của
sự phát triển sức sản xuất, trước hết là của sự mở rộng thị trường trong nước. Nhưng
chính quyền Trịnh cũng như Nguyễn lại bắt sự giao lưu kinh tế đó phải phục tùng lợi
ích cát cứ, tranh giành của chúng. Do đó, sự thơng với nước ngồi khơng gây được tác
dụng gì đáng kể đối với sự phát triển kinh tế trong nước, trái lại còn tạo cơ hội cho
chủ nghĩa tư bản phương Tây lợi dụng mâu thuẫn bên trong để chuẩn bị gây mối họa
xâm lược sau này” [152; tr. 303].

Có thể nói, cho đến trước năm 1975, đã có một số cơng trình nghiên cứu có đề
cập đến đến ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn, mặc dù số lượng các cơng
trình cịn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào chỉ
riêng đề cập về ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn.
- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Từ năm 1975 đến nay, nhiều bài báo được công bố, nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học được nghiệm thu, nhiều tập sách được xuất bản có đề cập đến ngoại thương
Đại Việt (Việt Nam) thế kỷ XVI - XVIII nói chung và ngoại thương Đàng Trong thời
chúa Nguyễn nói riêng. Để dễ bề tiếp cận, phân tích, nhận định, kế thừa từ những cơng
trình nghiên cứu đã cơng bố, chúng tơi xin được chia thành hai nhóm lớn:
* Nhóm thứ nhất: Các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến ngoại thương Đại
Việt (Việt Nam) thế kỷ XVI - XVIII
Các tập sách: Chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu xuất bản
thành sách có đề cập đến ngoại thương Đại Việt (Việt Nam) thế kỷ XVI - XVIII ở
những mức độ, khía cạnh, góc nhìn khác nhau.
15 năm sau ngày đất nước hồn tồn được giải phóng kể từ mùa Xuân năm 1975,
năm 1990, một Hội thảo Quốc tế về Đơ thị cổ Hội An có quy mô, tầm ảnh hưởng lớn
đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, quy tụ nhiều nhà sử học hàng đầu trong cả nước và
một số học giả nước ngoài tham gia. Kỷ yếu Hội thảo sau đó được xuất bản thành sách
dưới nhan đề Đô thị cổ Hội An (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991). Đáng chú ý là
11


trong đó có một số bài viết về hàng hóa xuất nhập khẩu, về hoạt động mua bán giữa
Đàng Trong nói chung và Hội An nói riêng với thương nhân nước ngoài. Tiêu biểu là
các bài viết: Hội An và Đàng Trong của Phan Đại Doãn; Người Nhật, phố Nhật và di
tích Nhật Bản ở Hội An của Vũ Minh Giang…
Nguyễn Văn Kim (2003), Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XVXVII (Nxb Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội), đã cho biết về những mối liên hệ
truyền thống giữa Nhật Bản với Đông Nam Á, trong đó có quan hệ thương mại với
Đàng Trong; đồng thời trình bày một số vấn đề kinh tế - xã hội của Nhật Bản thời kỳ

Edo.
Cơng trình của Trần Thị Vinh (Cb) (2013), Lịch sử Việt Nam, tập 4: Từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XVIII (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội), đã dành 19 trang để nói về
ngoại thương Đại Việt thế kỷ VII - XVIII. So với các cơng trình thơng sử trước đó,
cơng trình này đã đề cập đến quan hệ buôn bán giữa Đại Việt (cả Đàng Trong và Đàng
Ngoài) với nước ngoài một cách đầy đủ hơn, bổ khuyết thêm nhiều vấn đề và có trích
dẫn nguồn gốc tư liệu rõ ràng. Đặc biệt, có phần nhận xét mang quan điểm của các tác
giả về ảnh hưởng của ngoại thương đối với sự phát triển của kinh tế Đại Việt thế kỷ
XVII - XVIII; trong sách có đoạn viết: “Việc mở rộng quan hệ, ngoại thương đã kích
thích một số ngành kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công như
ươm tơ, dệt, gốm, làm đường… Các sản vật tự nhiên trong nước được xuất khẩu nhiều
và có giá trị cao hơn. Sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa làm cho sản xuất thủ cơng
và sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam bớt đi tính tự cấp tự túc lạc hậu” [157; tr.247248]. Chúng tôi đánh giá cao cơng trình này, tuy nhiên, đây vẫn là cơng trình thơng sử
nên vấn đề ngoại thương Đại Việt thế kỷ XVI - XVIII nói chung và ngoại thương
Đàng Trong thời chúa Nguyễn nói riêng vẫn cịn trình bày mang tính sơ lược, chưa có
sự phân mục rõ ràng trong quan hệ bn bán Đàng Trong với nước ngồi, giữa Đàng
Ngoài với nước ngoài.
Năm 2013, Hội thảo về Lịch sử và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng do Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến giao lưu Việt - Nhật tại Đà Nẵng phối
hợp tổ chức. Kỷ yếu Hội thảo sau đó được xuất bản thành sách dưới nhan đề Lịch sử
và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Nhìn từ miền Trung Việt Nam (Nxb
12


Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2015). Sách là tập hợp bài viết của nhiều tác giả,
trong đó một số bài viết nói đến quan hệ bn bán giữa Đàng Trong với Nhật Bản, về
thư từ bang giao giữa hai chính quyền, về hàng hóa trao đổi…
Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng (Cb) (2015), Việt Nam truyền thống kinh
tế - văn hóa biển (Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội). Sách là cơng trình tập

hợp các bài viết về khơng gian văn hố, xã hội biển Việt Nam, tiềm năng kinh tế, hoạt
động thương mại của người Việt qua các thời kì lịch sử, về tầm nhìn và tư duy hướng
biển của một số triều đại và nhân vật lịch sử Việt Nam.
Huỳnh Công Bá (2016), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại (tái bản và bổ sung) (Nxb
Thuận Hóa, Huế); cơng trình cũng có trình bày sơ lược về tình hình ngoại thương
Đàng Trong và Đàng Ngồi và về sự hưng khởi của các đơ thị Hội An, Thanh Hà,…
Hoàng Anh Tuấn (2016), Thương mại thế giới và hội nhập của Việt Nam thế kỷ
XVI - XVIII (Nxb ĐHQG Hà Nội). Cơng trình cho biết tình hình thương mại thế giới
và khu vực Đơng Á thế kỷ XVI - XVIII; Việt Nam trong mạng lưới giao thơng Đơng
Á. Cơng trình có đề cập đến ngoại thương Đàng Trong ở các mục: Quan hệ Đại Việt Công ty Đông Ấn Hà Lan; nhân tố Hà Lan trong chiến cuộc Trịnh - Nguyễn phân
tranh thế kỷ XVII. Cơng trình cung cấp nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là tư liệu của các
học giả phương Tây nói chung và học giả Pháp nói riêng; đồng thời cơng trình thể hiện
phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, cách nhìn nhận vấn đề một cách tồn diện.
Các bài viết cơng bố trên tạp chí chun ngành: Nghiên cứu về ngoại thương
Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII, đã có một số bài viết được cơng bố trên các tạp chí
chun ngành, chúng tơi xin được điểm qua một số bài viết đáng chú ý sau:
Trương Thị Yến (1979), “Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của
nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
(NCLS), số 4); Lê Xuân Diệm (1999), “Giao thương đường biển giữa Việt Nam và
Đông Nam Á (từ những phát hiện mới về đồ gốm sứ thương mại)” (Tạp chí Khoa học
xã hội, số 2); Nguyễn Văn Đăng (1998), “Diện mạo kinh tế đô thị Huế thời phong
kiến”, (Tạp chí Sơng Hương, số 8); Nguyễn Văn Kim (2002), “Quan hệ thương mại
Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI - VIII” (Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3); Nguyễn
Mạnh Dũng (2006), “Về hoạt động thương mại của công ty Đông ấn Pháp với Đại
Việt (nửa cuối thế kỷ XVII - giữa thế kỷ XVIII)” (Tạp chí NCLS, số 9); Nguyễn Văn
13


Kim (2006), “Nam Bộ Việt Nam - Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các
quốc gia khu vực thế kỷ XVII - XVIII” (Tạp chí NCLS, số 1); Nguyễn văn Kim

(2009), “Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII và quan hệ giao lưu gốm sứ Việt Nhật” (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 7)… Các bài viết đã có đề cập đến ngoại
thương Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII ở những mức độ, phạm vi và khía cạnh khác
nhau.
Năm 2017, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có bài viết “Tác động của Trung Quốc đến
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật bản thế kỷ XVI - XIX” (Tạp chí Khoa học Xã hội,
số 6), đã đề cập về tác động của Trung Quốc đến quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật
Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mà đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nói về vai trị
trung gian của các Hoa thương, tác giả viết: “Suốt những thế kỷ XVI - XIX, thương
nhân Trung Quốc đã không ngừng mua hàng hóa ở Việt Nam bán sang Nhật Bản và
ngược lại, nhiều hàng hóa ở Nhật Bản đã được bán tại Việt Nam thông qua Hoa
thương” [56; tr. 66].
Luận án tiến sĩ: Qua tìm hiểu, chúng tơi vẫn chưa tiếp cận được một luận án tiến
sĩ nào nghiên cứu đầy đủ về ngoại thương Đại Việt thế kỷ XVI - XVIII. Tuy nhiên, có
hai luận án tiến sĩ nói về quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Pháp
và một luận án nói về hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp tại
Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII mà chúng tôi đặc biệt quan tâm, đó là:
Trịnh Tiến Thuận (2002), Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thế kỷ XVI - XVII (Luận
án Tiến sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Luận án đi sâu vào nghiên cứu
mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVII, mà cụ thể là trên lĩnh
vực chính trị, kinh tế. Tác giả đã trình bày quan hệ Nhật Bản - Việt Nam qua các giai
đoạn: thế kỷ XVI, thời kỳ Shuisen (1601 - 1635), từ sau khi Mạc phủ thi hành chính
sách “đóng cửa” (1636 - cuối thế kỷ XVII). Cung cấp nhiều cứ liệu lịch sử liên quan
đến quan hệ thương mại giữa Nhật Bản - Đàng Trong, giai đoạn phát triển nhất là ba
thập niên đầu thế kỷ XVII. Luận án có nhận định: “Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam
được phát triển hay ngưng trệ tùy thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước
và bối cảnh quốc tế ở các thời điểm nhất định” [133].
Nguyễn Mạnh Dũng (2011), Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối
thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX - Nguyên nhân và hệ quả (Luận án Tiến sĩ Sử học,
14



Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Luận án có đề cập
đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Pháp ở Đàng Trong, các vấn đề xung quanh
chuyến đi của Pierre Poivre và sự rút lui của thương nhân Pháp từ giữa thế kỷ XVIII.
Hoàng Thị Anh Đào (2017), Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào
Nha và Pháp ở Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII) (Luận án Tiến sĩ Sử học, Trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế). Luận án đã cho biết về hoạt động thương mại – truyền
giáo của Bồ Đào Nha và Pháp tại Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII. Qua nghiên cứu, tác
giả đưa ra những nhận xét, đánh giá mang quan điểm cá nhân về vấn đề nghiên cứu.
Nói đến hệ quả của hoạt động thương mại - truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt
Nam, tác giả viết: “Bồ Đào Nha và Pháp đã gắn kết thương mại Việt Nam vào hệ
thống thương mại Nội Á và thế giới” [43; tr.123].
* Nhóm thứ hai: Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến ngoại thương Đàng
Trong thời chúa Nguyễn
Các cơng trình nghiên cứu chun sâu: Cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu
chun sâu liên quan trực tiếp đến tình hình ngoại thương Đàng Trong thời chúa
Nguyễn vẫn còn ở mức khá khiêm tốn. Chúng tôi chỉ mới tiếp cận được một vài cơng
trình nghiên cứu mà nội dung có đề cập trực tiếp đến ngoại thương Đàng Trong thời
chúa Nguyễn; tiêu biểu là cơng trình của tác giả Đỗ Bang (1996), Phố cảng vùng
Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII (Nxb Thuận Hóa - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,
Hà Nội). Cơng trình được xây dựng từ một đề tài cấp Bộ có tên là Đơ thị cổ ở các tỉnh
miền Trung Việt Nam, hoàn thành và nghiệm thu năm 1991; sau đó được tiếp tục phát
triển, nâng lên thành luận án Phó Tiến sĩ Sử học mang tên Phố cảng vùng Thuận
Quảng thế kỷ XVII – XVIII, bảo vệ thành công tại Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm
1993. Cơng trình đã phác thảo lại tồn cảnh bức tranh 3 đô thị lớn ở vùng Thuận
Quảng dưới thời các chúa Nguyễn là Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng
Nam), Nước Mặn (Bình Định); đồng thời cũng cho biết thêm về hoạt động của các
thương nhân nước ngoài tại các đô thị.
Các bài viết được đăng trên các tạp chí chun ngành: Trong thời gian qua, đã có
khá nhiều bài viết được cơng bố trên tạp chí đề cập đến hoạt động thương mại giữa

Đàng Trong thời chúa Nguyễn với nước ngồi, chúng tơi xin điểm qua một số bài viết
như sau:
15


Đỗ Bang (1983), “Thương cảng Hội An từ nhận thức đến thực tế nghiên cứu”
(Thông tin khoa học Đại học Tổng hợp Huế, số 5); Lê Văn Năm (1988), “Sản xuất
hàng hóa và thương nghiệp ở Nam Bộ thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX”, (Tạp chí
NCLS, số 3+4); Hồng Nhuệ (1999), “Đàng Trong thế kỷ XVIII” (Tạp chí Xưa và Nay,
số 68B); Tống Trung Tín (2000), “Tình hình trao đổi bn bán đồ gốm giữa Việt Nam
và Nhật Bản (thế kỷ XIV - XVIII)”, (Tạp chí NCLS, số 3); Đỗ Bang, Đỗ Quỳnh Nga
(2002), “Ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635)”
(Tạp chí NCLS, số 6); Nguyễn Văn Kim (2004), “Quan hệ của Đại Việt với vương
quốc Ryukyu thế kỷ XVI - XVIII qua một số nguồn tư liệu” (Tạp chí Nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á, số 5). Các bài viết đã đi sâu vào nghiên cứu một chủ đề nhất định,
nguồn tư liệu khá phong phú, góp phần làm rõ hơn những vấn đề về quan hệ ngoại
giao, thương mại, đô thị, các mặt hàng được buôn bán ở Đàng Trong đương thời.
Đặc biệt, trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, một loạt các bài viết liên
quan trực tiếp đến vấn đề ngoại thương Đàng Trong được công bố trên các tạp chí
chuyên ngành, nhiều nhất là trên tạp chí NCLS.
Nguyễn Văn Kim (2006), “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác
quyền lực khu vực” (Tạp chí NCLS, số 6). Trong bài viết, tác giả có nhận định rất xác
đáng, rằng: “Cùng với một số chính sách khai mở khác, sức mạnh của kinh tế ngoại
thương không chỉ đã tạo nên thế đứng vững chắc cho Đàng Trong trước những thách
thức chính trị gay gắt mà còn khẳng định được chủ quyền và vị thế của mình trong các
mối quan hệ quốc tế đa dạng thời bấy giờ” [84].
Phan Thanh Hải (2007), “Về những văn thư trao đổi giữa chúa Nguyễn và Nhật
Bản thế kỷ XVI – XVII”, (Tạp chí NCLS, số 7), đã cơng bố bản dịch nội dung các bức
thư liên quan đến quan hệ bang giao giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong với Mạc Phủ
Nhật Bản. Bài viết góp phần bổ khuyết nguồn tư liệu quý về quan hệ Đàng Trong với

Nhật Bản, đặc biệt là về quan hệ thương mại giữa hai bên.
Dương Văn Huy (2007), “Chính sách hướng biển của chính quyền Đàng Trong
thế kỷ XVI – XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8). Bài viết cho biết những
cơ sở cho sự lựa chọn chính sách hướng biển của chúa Nguyễn, nội dung của chính
sách và sau đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá. Trong bài viết, tác giả có đoạn nhận
định: “Sự phát triển của hệ thống thương mại châu Á cùng với sự gia tăng tiếp xúc
16


giữa các quốc gia, khu vực và châu lục đã đem lại cho chính quyền Đàng Trong
những cơ hội mới để phát triển ngoại thương của mình” [66; tr.73]. Cũng trong năm
2007, Dương Văn Huy có cơng bố bài viết “Quản lý ngoại thương của chính quyền
Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 12).
Dương Văn Huy (2010), “Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An thời kỳ các
chúa Nguyễn” (Tạp chí NCLS, số 4). Bài viết cho biết về vai trò của người Hoa trong
hoạt động thương mại tại Đàng Trong; đồng thời cho biết về tình hình thương mại ở
Hội An cũng như hoạt động buôn bán của thương nhân nước ngoài tại đây.
Nguyễn Văn Kim (2011), “Nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong” (Tạp
chí NCLS, số 4). Cho biết về vị trí, tiềm năng kinh tế của Đàng Trong; các mặt hàng
thủ công, lâm thổ sản, các sản vật từ biển, các nguồn khống sản, trong đó có những
mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Sản xuất hàng hóa phát triển là một
trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương Đàng
Trong thời chúa Nguyễn. Tác giả viết: “Như vậy, vào thế kỷ XVI – XVIII, xứ Quảng
Nam nói riêng và Đàng Trong nói chung là một vùng đất giàu có về tài nguyên thiên
nhiên. Các nguồn hàng nông, lâm, thổ, hải sản, các sản phẩm thủ cơng…đều phong
phú. Nguồn hàng đó đã đem lại sự phồn thịnh cho Đàng Trong và là cơ sở kinh tế căn
bản để các chúa Nguyễn mở rộng quan hệ giao thương với thế giới bên ngoài” [86;
tr.14].
Trần Nam Tiến (2012), “Quan hệ giữa chúa Nguyễn với Bồ Đào Nha ở Đàng
Trong từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII” (Tạp chí NCLS, số 7); đã cho biết về những

cuộc tiếp xúc đầu tiên của người Bồ Đào Nha với Đàng Trong, về quan hệ thương mại,
quan hệ chính trị - quân sự giữa hai bên. Tác giả nhận định: “Nhìn chung, quan hệ
thương mại giữa Bồ Đào Nha với Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII được coi là thời kỳ
đỉnh cao trong quan hệ giữa chúa Nguyễn với các nước phương Tây” [136; tr.46].
Nguyễn Huy Khuyến với loạt bài viết dưới nhan đề “Văn thư thông thương giữa
chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XII”, gồm 5 kỳ đăng trên 5 số từ năm
2012 - 2014, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á, đã cho biết về mối quan hệ bang giao –
thương mại giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong với chính quyền Mạc phủ Nhật Bản
thơng qua những văn thư trao đổi mang tính chính trị - đối ngoại giữa hai chính quyền.
Các bài viết cũng đã góp phần cung cấp thêm nhiều cứ liệu lịch sử, cho biết vài nét về
17


×