Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

ĐẶNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢNH BÁO SỚM NGẬP LŨ
TẠI CÁC NGẦM RÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng - 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

ĐẶNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢNH BÁO SỚM NGẬP LŨ
TẠI CÁC NGẦM TRÀN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy
Mã số: 8580202

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN


Đà Nẵng - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Thị Nga, xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả tính tốn trong luận văn
này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

ĐẶNG THỊ NGA


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn này, học viên xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn TS. Hoàng Ngọc Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học
Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thiện Luận văn.
Học viên xin cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Ban Đào tạo sau
Đại học, Khoa Xây dựng Cơng trình thủy, quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho
học viên trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Học viên xin cảm ơn các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung
và Tây Nguyên và Ban chủ nhiệm Đề tài KC08 “Nghiên cứu đánh giá rủi ro ngập lũ tại
các ngầm tràn khu vực miền Trung và đề xuất hệ thống cảnh báo sớm” đã tạo điều kiện
giúp đỡ, cung cấp tài liệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi về thời gian giúp học viên
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và tạo điều
kiện thuận lợi để học viên hoàn thành luận văn của mình.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Phương pháp tiếp cận................................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LŨ, NGẬP
LỤT TẠI CÁC NGẦM TRÀN CỦA TỈNH QUẢNG NAM......................................... 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện địa hình........................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm khí tượng......................................................................................... 7
1.1.4. Đặc điểm thủy văn........................................................................................... 8
1.1.5. Tình hình lũ, ngập lụt tại các khu vực ngầm tràn.......................................... 11
1.2. Hiện trạng hạ tầng giao thơng............................................................................... 11
1.3. Hiện trạng cơng trình ngầm tràn của tỉnh Quảng Nam......................................... 13
1.4. Thực trạng công tác cảnh báo tại ngầm tràn......................................................... 14
1.4.1. Thực trạng công tác cảnh báo tại các ngầm tràn khu vực miền Trung..........14
1.4.2. Thực trạng công tác cảnh báo tại các ngầm tràn tỉnh Quảng Nam...............16
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢNH BÁO SỚM NGẬP LŨ
TẠI CÁC NGẦM TRÀN TỈNH QUẢNG NAM......................................................... 21
2.1. Nghiên cứu giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ tại ngầm tràn..................................21
2.1.1. Giới thiệu một số giải pháp cảnh báo lũ trên thế giới và ở Việt Nam............21
2.1.2. Cơ sở đề xuất giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ............................................. 25
2.1.3. Đề xuất hệ thống cảnh báo sớm ngập lũ cho các ngầm tràn.........................26
2.1.4. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cảnh báo sớm................................. 31
2.2. Nghiên cứu đề xuất phương thức truyền tin.......................................................... 33
2.2.1. Tổng quan các phương thức truyền tin ở Việt Nam....................................... 33

2.2.2. Đề xuất phương thức truyền tin..................................................................... 34
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP CẢNH BÁO SỚM NGẬP LŨ CHO NGẦM
SÔNG TRƯỜNG – SÔNG OA (HUYỆN BẮC TRÀ MY)......................................... 38
3.1. Lý do lựa chọn ngầm sông Trường – sông Oa...................................................... 38
3.2. Đề xuất hệ thống cảnh báo sớm ngập lũ tại ngầm tràn sông Trường - sông Oa....39
3.2.1. Thiết bị quan trắc.......................................................................................... 42


3.2.2. Xây dựng chuỗi quan hệ mực nước thượng lưu ~ mực nước tại ngầm tràn
sông Trường............................................................................................................ 46
3.2.3. Xây dựng mơ hình thủy văn dự báo lưu lượng đến ngầm sông Trường.........50
3.3. Kiểm định một số kết quả của giải pháp đề xuất.................................................. 58
3.3.1. Kiểm định kết quả của hệ thống cảnh báo sớm ngập lũ theo thời gian thực .. 58
3.3.2. Kiểm định kết quả dự báo ngập lũ khi ứng dụng mơ hình thủy văn dự báo lưu
lượng đến................................................................................................................ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 64
1. Kết luận................................................................................................................... 64
2. Kiến nghị................................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 66
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 68


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢNH BÁO SỚM NGẬP LŨ
TẠI CÁC NGẦM TRÀN TỈNH QUẢNG NAM
Học viên: Đặng Thị Nga
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình thủy
Mã số: 8580202
Khóa: K37.CTT;
Trường: Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung với 58 ngầm tràn lớn nhỏ được
xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đa số các ngầm tràn đều nằm trong các lưu vực nhỏ dạng
lịng chảo, địa hình hẹp và rất dốc, vị trí nằm sát chân núi, một số các ngầm tràn nằm
trên tuyến xả lũ ở hạ lưu các cơng trình hồ chứa … do đó khi có mưa hoặc xả lũ từ các
hồ chứa thì nước sẽ tập trung rất nhanh và dồn xuống lịng sơng, suối chính, khi đến vị
trí các ngầm tràn, do khẩu độ thốt lũ nhỏ nên nước lũ đã dâng lên và vượt qua đỉnh
tràn rất nhanh. Thời điểm xuất hiện lũ và mức độ ngập lụt lại không được dự báo trước
để kịp thời cảnh báo với chính quyền và người dân địa phương do đó rất bị động trong
cơng tác phịng chống, dẫn đến nhiều thiệt hại về người và phương tiện khi lưu thông
qua ngầm tràn thời điểm xảy ra mưa lũ lớn. Trước những vấn đề đó, luận văn đã phân
tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện trạng cơng trình, cơng tác quản lý
ngầm tràn,… từ đó đề xuất giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ ngầm tràn bằng hệ thống
cảnh báo sớm ngập lũ theo thời gian thực cho các ngầm tràn không có số liệu quan
trắc. Luận văn cũng đã nghiên cứu ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm ngập lũ cho ngầm
sông Trường và ngầm sông Oa. Giải pháp đề xuất đã được kiểm chứng qua 02 trận lũ
năm 2019 cho thấy kết quả dự báo khá chính xác với thực tế.

Từ khóa: Cảnh báo sớm, ngầm tràn, ngập lũ, Quảng Nam
RESEARCH ON SOLUTIONS FOR FLOOD EARLY WARNING FOR
UNDERGROUND-FOLD WORKS IN QUANG NAM PREFECTURE
Abstract:
Quang Nam is a coastal province with 58 large and small spillways river built in the
province. Most of the spillways are located in small basins, the terrain is narrow and very
steep, the location is close to the foot of the mountain, some of the overflows are located
on the flood discharge route downstream of the reservoir works ..., therefore, when there
is rain or flood discharge from the reservoirs, the water will concentrate very quickly and
concentrate into the river or main stream, when it reaches the location of the spillway with
a small flood drainage aperture, the flood water has increased and passed the peak
spillway very fast. The timing of flood occurrence and the level of flooding were not
foreseen in order to promptly alert the authorities and local people, thus, were very

passive in the prevention of floods, resulting in many losses of lives and


vehicles when passing through underground areas at the time of heavy rain and floods.
Before these problems, the thesis has analyzed, evaluated natural conditions; the status
of the work, the management of spillways, etc. from which established early warning
solutions for flooding of the underground spill by established a real-time flood early
warning system for spillways bridge with no monitoring data. The thesis also studied
the application of early flood warning system for the Truong river spillway bridge and
Oa river spillway bridge. The solution has been verified through 02 floods in 2019,
showing that the forecast results are quite accurate with reality. Keywords: Early
warning, spillway river, flooding, Quang Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất và thời gian xuất hiện tại các trạm...................8
Bảng 1.2. Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Quảng Nam.......................12
Bảng 3.1. Các thiết bị phụ trợ tại trạm quan trắc mực nước tự động..........................43
Bảng 3.2. Quan hệ Ztl ~Q tại mặt cắt thượng lưu sông Trường..................................47
Bảng 3.3. Quan hệ Q~Ztl tại mặt cắt thượng lưu sông Trường................................... 48
Bảng 3.4. Bảng quan hệ Q~Ztl~Zhl~∆t tại các mặt cắt................................................. 49
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các thơng số chính trong hiệu chỉnh mơ hình NAM............52
Bảng 3.6. Kết quả Bộ thơng số mơ hình NAM............................................................. 55
Bảng 3.7. Kết quả dự báo lưu lượng dịng chảy đến thượng lưu sơng Trường............56
Bảng 3.8. Q trình mực nước dự báo tại các vị trí mặt cắt....................................... 57
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định ứng với trận lũ số 2........................................................ 60
Bảng 3.10. So sánh kết quả dự báo trận lũ số 1........................................................... 61
Bảng 3.11. So sánh kết quả dự báo trận lũ số 2........................................................... 62



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh QuảngNam.................................................................. 1
Hình 2. Ngầm tràn trên tuyến đường ĐT 616, tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Cơng
trình này đã phải nâng cấp mở rộng gấp đôi khẩu độ để tăng khả năng thốt lũ..........2
Hình 3. Ngầm Trường vượt qua sơng Trường tại xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My.........2
Hình 4. Ngầm tràn Nước Oa tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My...................................3
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam.............................................................. 6
Hình 1.2. Vị trí các ngầm tràn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Viện KHTL miền
Trung và Tây Nguyên)................................................................................................. 14
Hình 1.3. Ngầm tràn Dốc Rùa thường xuyên bị ngập lũ vào mùa mưa. (nguồn: internet)
18
Hình 1.4. Ngầm tràn sông Oa ngày 18/11/2016 bị nước lũ cuốn trôi (nguồn: internet)
18
Hình 1.5. Nơi đoạn đường ngập nước ở ngầm Tây n cuốn trơi hai mẹ con (nguồn:
internet)....................................................................................................................... 18
Hình 1.6. Ngầm Sông Trường trên tuyến ĐT616 bị ngập sâu khoảng 3m, làm cơ lập
hồn tồn (nguồn: internet)......................................................................................... 18
Hình 1.7. Một số giải pháp thuộc nhóm cảnh báo....................................................... 19
Hình 1.8. Một số giải pháp thuộc nhóm ứng phó (dựng biển cảnh báo, điều tiết giao
thông, đi kiểm tra hệ thống cảnh báo trước mùa lũ,…)............................................... 19
Hình 2.1. Quan hệ mực nước thượng lưu ~ mực nước ngầm tràn theo các cấp lưu lượng
27
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống cảnh báo sớm tại ngầm tràn...............27
Hình 2.3. Cụm thiết bị cảnh báo.................................................................................. 30
Hình 3.1. Vị trí ngầm sơng Trường – sơng Oa (Nguồn: Google earth).......................38
Hình 3.2. Sơ đồ hoạt động của mơ hình...................................................................... 39
Hình 3.3. Chi tiết bảo vệ đầu đo mực nước................................................................. 43
Hình 3.4. Sơ đồ lắp đặt cảm biến đo mực nước........................................................... 44
Hình 3.5. Mặt bằng bố trí tổng thể mơ hình................................................................ 45
Hình 3.6. Mặt cắt thượng lưu sơng Trường................................................................. 48

Hình 3.7. Vị trí các mặt cắt ngang từ thượng lưu đến ngầm sơng Trường..................49
Hình 3.8. Quan hệ Q~Z tại các mặt cắt....................................................................... 50
Hình 3.9. Sơ đồ cấu trúc của mơ hình MIKE NAM..................................................... 52
Hình 3.10. Mơ phỏng tính tốn cho lưu vực hồ TĐ sơng Tranh 2...............................54
Hình 3.11. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình tại hồ TĐ sơng Tranh 2 (Nash = 0,84)..........55
Hình 3.12. Kết quả kiểm định mơ hình tại TĐ sơng Tranh 2 (Nash = 0,94)................55
Hình 3.13. Kết quả phân chia lưu vực tính tốn trong mơ hình NAM.........................56


Hình 3.14. Mơ phỏng tính tốn cho lưu vực TL_STRUONG trong mơ hình MIKE NAM
56
Hình 3.15. Q trình dịng chảy đến dự báo tại thượng lưu sơng Trường...................57
Hình 3.16. Số liệu mực nước tại sông Trường được theo dõi, kiểm tra bằng cột thủy chí
thơng qua camera quan sát trực tuyến........................................................................ 58
Hình 3.17. Hình ảnh từ camera quan sát trận lũ ngày 16/10/2019.............................59
Hình 3.18. Đường quá trình mực nước tại trạm đo mực nước thượng lưu ngầm sông
Trường, trận lũ ngày 16/10/2019................................................................................. 59
Hình 3.19. Đường quá trình trận lũ số 2, ngày 30,31/10/2019.................................... 60
Hình 3.20. Quá trình lưu lượng dự báo tại thượng lưu sơng Trường..........................60
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh mực nước thực đo và dự báo tại thượng lưu sơng Trường
61
Hình 3.22. Q trình lưu lượng dự báo tại thượng lưu sơng Trường..........................61
Hình 3.23. Biểu đồ so sánh mực nước thực đo và dự báo tại thượng lưu sông Trường
62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cách thủ đơ Hà Nội
860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam, có Quảng
0

0

0

Nam có tọa độ địa lý từ 108 26’16” đến 108 44’04” độ kinh Đông, và từ 15 23’38”
0

đến 15 38’43” độ vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng,
phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Sê-kơng (Cộng hịa Dân chủ Nhân
dân Lào) và tỉnh Kon Tum; phía Đơng giáp biển Đơng.
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện,
247 đơn vị hành chính cấp xã (18 phường, 13 thị trấn và 216 xã). Diện tích tự nhiên
2

10.438,37 km , dân số trung bình năm 2019 là 1.567.000 người.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh QuảngNam
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đơng, hình
thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị
chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ. Do địa hình đồi dốc và
lượng mưa lớn nên mạng lưới sơng ngịi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc, số lượng
sông suối cắt qua các tuyến đường giao thông là rất lớn. Tại các vị trí giao cắt với các
sơng suối lớn thường được bố trí bằng hệ thống cầu vượt sơng, cịn lại phần lớn đều là
hệ thống ngầm tràn do không đủ kinh phí để xây dựng cầu. Theo số liệu thống kê trên
địa bàn tỉnh có khoảng 58 ngầm tràn lớn nhỏ khác nhau, trong đó số ngầm tràn thường
xuyên bị ngập lụt và có nguy cơ rủi ro cao chiếm tỷ lệ tương đối lớn.

Có một thực tế đã và đang xảy ra là vào mùa lũ, các công trình cầu hoặc ngầm tràn
lớn đều hoạt động an tồn, đảm bảo yêu cầu về thoát lũ do khi thiết kế đã được tính tốn
khá chi tiết, hơn nữa những cơng trình này thường được đầu tư xây dựng hệ thống cảnh
báo lũ đầy đủ; trong khi đó, với đa số các cơng trình ngầm tràn vừa và nhỏ thì ngược


2

lại, do khơng được tính tốn chi tiết để xác định khẩu độ và cao độ thoát lũ đảm bảo an
tồn cộng với việc khơng thể dự báo trước được tình hình mưa lũ để kịp thời cảnh báo
nên hàng năm vẫn thường xuyên xảy ra ngập lụt và trong số đó có những vụ ngập lụt
lớn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
Một vấn đề bất cập khác nữa là hầu hết các ngầm tràn vừa và nhỏ gần như khơng
có biển báo cũng như người trực bởi vì lực lượng canh gác tại các ngầm tràn khơng đủ
đáp ứng nhất là trong tình hình mưa lũ diễn biến nhanh, phức tạp cũng như thiếu thông
tin dự báo về độ sâu ngập của các ngầm tràn để ưu tiên điều động bố trí lực lượng canh
gác tại các điểm xung yếu.
Chính vì những bất cập trên mà trong thực tế nhiều năm trở lại đây tại khu vực tỉnh
Quảng Nam đã xảy ra nhiều vụ bị lũ cuốn rất thương tâm khi người dân và phương tiện cố
tình di chuyển qua các ngầm tràn đang bị ngập lụt do không được cảnh báo. Theo số liệu
thống kê của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam có 16/58 ngầm tràn đã xảy ra thiệt
hại về người và tài sản khi có mưa lũ, trong đó bị chết 8 người (01 người tại ngầm qua
sơng Rù Rì, 02 người tại ngầm cầu Mè Tré, 02 người tại cầu sơng Ơng Lĩnh, 03 người tại
ngầm ); 14/38 ngầm tràn cịn lại có nguy cơ xảy ra rủi ro. Như vậy nếu mưa lũ lớn xảy ra
thì thiệt hại gây ra tới con người và tài sản tại các ngầm tràn là rất lớn.
Hình ảnh một số ngầm tràn trên địa bàn tỉnh:

Hình 2. Ngầm tràn trên tuyến đường ĐT 616, tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước.
Cơng trình này đã phải nâng cấp mở rộng gấp đôi khẩu độ để tăng khả năng thốt lũ


Hình 3. Ngầm Trường vượt qua sông Trường tại xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My


3

Hình 4. Ngầm tràn Nước Oa tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My
Qua khảo sát thực tế tại các ngầm tràn trên địa bàn tỉnh có thể thấy rằng hầu hết các
ngầm tràn đều nằm trong các lưu vực nhỏ dạng lịng chảo, địa hình hẹp và rất dốc, vị trí
nằm sát chân núi, một số các ngầm tràn nằm trên tuyến xả lũ ở hạ lưu các công trình hồ
chứa … do đó khi có mưa hoặc xả lũ từ các hồ chứa thì nước sẽ tập trung rất nhanh và dồn
xuống lịng sơng, suối chính, khi đến vị trí các ngầm tràn, do khẩu độ thốt lũ nhỏ nên
nước lũ đã dâng lên và vượt qua đỉnh tràn rất nhanh. Thời điểm xuất hiện lũ và mức độ
ngập lụt lại không được dự báo trước để kịp thời cảnh báo với chính quyền và người dân
địa phương do đó rất bị động trong cơng tác phịng chống. Theo người dân
ở những khu vực này cho biết, do họ sống ở khu vực này nhiều năm nên đã có kinh
nghiệm và việc phịng tránh lũ chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính, việc cảnh báo trước
bằng các phương tiện thơng tin đại chúng là rất ít hoặc khơng có, nội dung cảnh báo
cũng rất chung chung và rất khó để thực hiện. Mặt khác, do các cơng trình này nằm
trên các tuyến giao thơng huyết mạch, do đó lượng người lưu thơng thuộc các địa
phương khác ngồi khu vực cơng trình là rất lớn, khi xảy ra lũ họ không hề biết hoặc
khi đến nơi mới biết nhưng do khơng có sự cảnh báo về mức độ nguy hiểm hoặc các
biện pháp ngăn cấm kịp thời của chính quyền địa phương nên họ vẫn cố tình vượt qua
bất chấp nguy hiểm.

Trước tình hình mưa lũ diễn ra phức tạp, thiệt hại do mưa lũ gây ra tại các ngầm
tràn rất lớn, tuy nhiên công tác dự báo và cảnh báo ngập lũ tại các ngầm tràn này vẫn
còn gặp rất nhiều hạn chế. Thông thường các đề tài, dự án mới chỉ nghiên cứu dự báo
ngập lụt cho các lưu vực sông lớn và tại khu vực hạ du các hồ chứa nước. Chưa có
nghiên cứu nào dự báo, cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn.
Từ những vụ tai nạn nêu trên cùng với nguyên nhân của nó, có thể thấy rằng nếu

như chúng ta có thể dự báo trước dòng chảy lũ kết hợp với hệ thống cảnh báo sớm và các
phương thức truyền tin hiệu quả tới các cơ quan quản lý phòng chống thiên tai, với chính
quyền địa phương và người dân để kịp thời phịng chống thì có thể hồn tồn chủ
động ứng phó cũng như giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về người và tài sản do ngập lũ gây
ra tại các ngầm tràn. Chính vì vậy việc “Nghiên cứu giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ
tại các ngầm tràn tỉnh Quảng Nam” là hết sức cần thiết và cấp bách.


4

2. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận tổng hợp: từ việc khảo sát, thu thập, điều tra, phỏng vấn, quan sát, đánh
giá thực tế để cập nhật thông tin, sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được
thực hiện có liên quan đến nơi dung của chun đề để tìm ra thực trạng cơng tác cảnh
báo rủi ro ngập lũ tại các ngầm tràn, các bất cập và cách giải quyết chúng.
Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: Đây là đề tài có tính chất tổng hợp của các ngành:
giao thông, thủy lợi, công nghệ điện tử - viễn thơng, phịng tránh thiên tai,… nên cần có
một cách nhìn tổng qt tất cả các vấn đề. Từ đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
có liên quan đến nội dung đề tài và đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
Tiếp cận khoa học: ứng dụng chọn lọc các phương pháp và công cụ nghiên cứu
tiên tiến để giải quyết các nội dung của đề tài. Chọn lọc các kết quả nghiên cứu, các
công nghệ phù hợp để ứng dụng trong đề tài (ví dụ: cơng nghệ cảnh báo lũ sớm, công
nghệ truyền và xử lý thông tin,…).
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn tỉnh Quảng Nam và
ứng dụng thử nghiệm cảnh báo sớm ngập lũ tại ngầm sông Trường - sông Oa, huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn.
Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Quảng Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp: thu thập các số liệu khí tượng thủy
văn, tài liệu về ngầm tràn tỉnh Quảng Nam. Tổng hợp và phân tích các tài liệu để đánh
giá những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài như chất lượng cơng trình, hiện trạng
quản lý, cơng tác cảnh báo ngập lũ,...
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài từ
các đề tài, dự án đã được thực hiện.
- Phương pháp mơ hình tốn: Sử dụng mơ hình thủy văn để mơ phỏng dịng chảy
lũ thượng lưu.
- Phương pháp phi mơ hình: căn cứ vào số liệu đo mực nước từ trạm đo mực nước
tự động tại vị trí thượng lưu và đường quan hệ giữa mực nước ứng với các cấp lưu lượng
để cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn.
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: Dựa trên giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ
đã đề xuất để ứng dụng vào mơ hình cụ thể trên thực tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài đã đề xuất giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ tại các ngầm tràn tỉnh
Quảng Nam dựa trên cơ sở hiện trạng mức độ nguy hiểm tại các ngầm tràn; đặc điểm


5

địa hình, mưa lũ,... của khu vực; ứng dụng mơ hình thủy văn trong tính tốn; và cơng
nghệ thơng tin trong phương thức truyền tin.
- Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn lớn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi mưa lũ về tại các điểm ngầm tràn; giúp
chính quyền địa phương chủ động hơn trong công tác quản lý, cảnh báo ngập lũ tại các
ngầm tràn nguy hiểm trong mùa mưa lũ; giúp người dân yên tâm và chủ động hơn
trong việc đi lại qua các ngầm tràn.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần Kết luận và kiến nghị.
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan chung nghiên cứu về tỉnh Quảng Nam và hệ thống cảnh
báo ngập lũ
Chương 2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp và hệ thống cảnh báo sớm ngập lũ tại
các ngầm tràn tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Ứng dụng giải pháp cảnh báo sớm ngập lũ cho ngầm sông Trường sông Oa (huyện Bắc Trà My)
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LŨ,
NGẬP LỤT TẠI CÁC NGẦM TRÀN CỦA TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
o

Lãnh thổ tỉnh Quảng Nam nằm ở vùng Duyên hải miền Trung, từ 14 54' đến
o
o
o
16 13' vĩ độ Bắc và 107 12' đến 108 30' kinh độ Đơng, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên
- Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp với nước bạn Lào, phía nam giáp với tỉnh
Quảng Ngãi và Kon Tum, phía đơng là biển Đơng.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng

Nam 1.1.2. Điều kiện địa hình
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đơng hình thành 3 kiểu
cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng
bằng ven biển.
Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi cao trên 2.000m
(Lum Heo, Tion, Gole Lang), có núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng
Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn, có địa hình phức tạp, chia
o

o

o

cắt mạnh, độ cao trung bình 700~800m, độ dốc 25 ~30 , có nơi trên 45 , thấp dần từ
Tây sang Đông.
Vùng trung du là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, độ cao trung
bình 100~200 m, độ dốc trung bình 15o~20o, địa hình có dạng bát úp, lượn sóng, mức
độ chia cắt trung bình xen kẽ các dải đồng bằng nhỏ hẹp.


7

Vùng đồng bằng nằm ven sông Thu Bồn, Tam Kỳ, Trường Giang và ven
biển.Địa hình tương đối bằng phẳng, một số nơi xen lẫn các gò đồi thấp.Một số khu
vực ven sơng, ven biển có địa hình thấp trũng.Khu vực ven biển phía Đơng sơng
Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Bàn đến Núi Thành.Bề mặt địa hình bị
chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi khá dày đặc.
1.1.3. Đặc điểm khí tượng
Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Quảng Nam là nơi chuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền Bắc và

miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài [1].
2

2

Tổng lượng bức xạ hàng năm từ 110 Kcal/cm đến 130 Kcal/cm . Tổng số giờ
o

nắng trong năm là 2.261 giờ. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình năm là 11,2 C. Sự
phân hố nhiệt độ theo địa hình khá rõ: vùng đồng bằng và đồi trung du có nhiệt độ
o
trung bình từ 22- 23 C, cịn ở vùng núi có độ cao trên 500 m, hàng năm có tới từ 3 đến
o

4 tháng nhiệt độ trung bình tháng <30 C. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tồn tại hai thời
kỳ khô, ẩm khác nhau ứng với mùa khơ (thời kỳ gió khơ nóng Tây Nam) và mùa mưa
trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau với trị số độ ẩm trung
bình tháng là 87,25%. Độ ẩm xuống thấp vào các tháng 6 và 7, trung bình 79,37%.
Đây là thời kỳ xuất hiện gió Tây Nam khơ nóng. Độ ẩm tương đối trung bình năm
o
khoảng 82%. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 C. Nhiệt độ cao nhất vào các
o

o

tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 C đến 30 C; thấp nhất vào các tháng 12, 1 và 2, trung
o


o

bình từ 18 C đến 23 C. Riêng vùng núi Nam Trà My, ở độ cao 1.500 m, nhiệt độ trung
o

bình khoảng 20 C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào
tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình
từ 69 đến 165 giờ/tháng.
Tỉnh Quảng Nam là nơi chịu tác động thường xuyên và mạnh mẽ của các nhiễu động
khí quyển quy mô lớn như: bão, áp thấp nhiệt đới, front lạnh, hội tụ nhiệt đới. Đây là các
hình thế thời tiết thường gây ra mưa lớn trên phạm vi rộng. Thêm vào đó, hầu như tồn bộ
lượng mưa do các hình thế thời tiết gây ra lại tập trung vào lãnh thổ tỉnh Quảng Nam, do
dải núi Trường Sơn đóng vai trị như bức tường chắn gió phía tây và gây mưa. Đặc điểm
nổi bật của chế độ khí hậu ở đây là có sự dịch chuyển của thời kỳ mưa lớn sang cuối mùa
thu, đầu mùa đông, khác với thời kỳ mưa lớn trong cả nước. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9
kết thúc vào tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.800
– 3.000 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 – 1.000
mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 20 - 40 mm/tháng. Trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, lượng mưa trung bình năm phân bố không đều theo không gian;
theo chiều hướng tăng dần từ phía biển vào sâu trong đất liền (từ phía đơng sang phía
tây). Lượng mưa trung bình năm lớn nhất phân bố ở huyện Nam Trà My. Đây là một


8

tâm mưa lớn nhất tỉnh, đạt khoảng từ 3.600 mm/năm đến >4.000 mm/năm. Trên sườn
đông dải núi Trường Sơn từ huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang đến Phước
Sơn, lượng mưa trung bình năm đạt giá trị lớn, từ 3.200-3.600 mm/năm. Phần lớn diện
tích các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Tiên Phước và Bắc Trà My có lượng
mưa trung bình năm từ 2.800- 3.200 mm/năm. Trên dải đồng bằng ven biển thuộc các

huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, thành phố Hội An và Tam Kỳ, lượng mưa
trung bình năm chỉ đạt dưới 2.800 mm/năm.
Do chịu tác động mạnh mẽ của mưa do bão, áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động
thời tiết biển Đông gây ra, các nơi thuộc vùng nghiên cứu có lượng mưa ngày đêm khá
lớn. Lượng mưa ngày đêm lớn nhất đã quan trắc được ở các trạm như sau:
Bảng 1.1: Lượng mưa 1 ngày lớn nhất và thời gian xuất hiện tại các trạm
TT

Trạm

1

Trà My

2

Thành Mỹ

3

Nông Sơn

4

Ái Nghĩa

5

Giao Thủy


6

Khâm Đức

1.1.4. Đặc điểm thủy văn
1.1.4.1. Mạng lưới sơng ngịi
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, mạng lưới thuỷ văn phát triển dày đặc với các
dòng sơng, suối ngắn, dốc và nhiều thác gềnh. Trong đó, nổi lên là hệ thống sông Vu
Gia - Thu Bồn và sông Tam Kỳ [1].
- Sông Thu Bồn là một trong những sông lớn nhất ở miền Trung n ước ta, giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Nam. Sông bắt nguồn từ sườn đông của dải núi Trường Sơn hùng vĩ, gồm các phụ lưu chính: sơng Tranh và sơng Vu Gia. Các thơng số chính
của sơng Thu Bồn như sau: chiều dài sông 205 km, chiều
2

dài lưu vực 148 km, độ cao nguồn sơng 1600 km, diện tích lưu vực 10350 km , độ cao
trung bình lưu vực 552 m, độ dốc trung bình lưu vực 25,5%; mật độ sơng, suối trung
2

bình là 1,45 km/km , hệ số uốn khúc 1,86 và đổ ra biển ở cửa Đại. Các phụ lưu sông
Vu Gia và sông Tranh hợp lưu với nhau tại xã Đại Hồ, huyện Đại Lộc. Thượng nguồn
sơng Vu Gia gồm hai phụ nhánh: sơng Bung ở phía bắc và sơng Đắc My ở phía nam.
Hai nhánh này hợp lưu tại Đại Sơn, huyện Đại Lộc. Phụ lưu sông Bung chảy từ tây bắc
về đông nam và phụ lưu Đắc My chảy từ tây nam lên đông bắc, rồi tiếp tục chảy từ tây
sang đông, hội lưu tại Đại Lộc và hợp lưu với sông Tranh đổ ra biển ở cửa Đại thuộc
thành phố Hội An.


9

Sơng Bung có phần thượng nguồn chảy theo phương á kinh tuyến trên địa phận

huyện Tây Giang và phần hạ lưu chảy theo phương á vỹ tuyến trên địa bàn huyện
Đơng Giang. Thung lũng sơng Bung có lịng sơng hẹp, sườn thung lũng sơng dốc
đứng, lịng sơng có nhiều thác gềnh. Tại xã Za Hung, huyện Đông Giang, sông uốn
khúc mạnh mẽ, nhiều chỗ uốn khúc đột ngột gần vuông góc, q trình xâm thực sâu
chiếm ưu thế. Bình đồ mạng lưới sơng có dạng “ơ mạng”. Thung lũng sơng Đắc My có
lịng sơng hẹp, sườn thung lũng dốc đứng, lịng sơng phát triển nhiều thác gềnh, uốn
khúc mạnh mẽ, nhiều nơi sơng uốn khúc gần vng góc như ở khu vực Bến Giằng,
Phước Hồ và Đak Nhe. Q trình xâm thực sâu chiếm ưu thế, độ dốc lịng sơng lớn
và ít lắng đọng trầm tích. Mạng lưới sơng suối phát triển theo kiểu “ô mạng”.
Sông Tranh là phụ lưu của sơng Thu Bồn, bắt nguồn từ phía nam tỉnh Quảng
Nam, trên địa bàn các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, chảy theo phương á kinh tuyến
từ phía nam lên phía bắc. Phần thượng nguồn có lịng sơng hẹp, dốc và nhiều thác
gềnh. Quá trình xâm thực sâu chiếm ưu thế. Ở phần trung lưu (từ huyện Bắc Trà My
đến huyện Hiệp Đức), lịng sơng mở rộng, uốn khúc mạnh mẽ, nhiều đoạn có lắng
đọng trầm tích Đệ tứ. Phần hạ lưu, thung lũng sông chảy trong vùng đồi và đồng bằng
theo phương TB-ĐN, trên địa bàn các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức và Nơng Sơn, lịng
sơng mở rộng, thoải, quá trình xâm thực ngang chiếm ưu thế. Bình đồ mạng lưới sơng
có dạng "lơng chim".
Hạ lưu sơng Thu Bồn chảy trên địa bàn các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại
Lộc và thành phố Hội An, theo phương á vĩ tuyến với chiều dài khoảng 50 km. Lịng
sơng mở rộng, thoải, uốn khúc mạnh mẽ, quá trình xâm thực ngang chiếm ưu thế.
Sông Thu Bồn đổ ra biển qua một cửa chính (cửa Đại) và hai cửa phụ: một cửa phụ ở
phía bắc tỉnh Quảng Nam và một cửa phụ khu vực Mỹ Á (huyện Núi Thành).
- Sông Tam Kỳ bắt nguồn từ sườn phía bắc núi Chùa, trên độ cao từ 700 - 900 m
thuộc huyện Bắc Trà My và Núi Thành. Sông Tam Kỳ chảy theo phương á kinh tuyến, qua
các huyện Núi Thành, Phú Ninh rồi theo phương á vỹ tuyến chảy qua thành phố Tam Kỳ
đổ vào vũng An Hoà (huyện Núi Thành). Trên hệ thống sông này đã xây dựng
2

hồ Phú Ninh với diện tích mặt hồ khoảng 37 km , dung tích 370 triệu mét khối nước.

Đập tràn xả lũ của hồ xây dựng ở xã Tam Xuân, dài 550 m, đập chính có kết cấu đập
đất, được xây dựng ở xã Tam Thái dài 300 m, 2 đập phụ xây dựng ở xã Tam Dân và
Tam Đại, dài 750 m. Các khe suối đổ vào hồ có trắc diện ngang dạng hẻm dốc, trắc
diện dọc dốc, nhiều thác gềnh. Quá trình xâm thực sâu của các sông, suối rất phát
triển. Bờ hồ có dạng khúc khuỷu, q trình xói lở bờ hồ phát triển.
Nhìn chung, mạng lưới thuỷ văn ở tỉnh Quảng Nam phát triển khá dày đặc với các
hệ thống sông chính: Thu Bồn và Tam Kỳ chảy theo hai phương chính: á kinh tuyến và
á vỹ tuyến. Lịng sơng dốc, nhiều thác gềnh và chuyển khá đột ngột từ miền núi xuống
đồng bằng trũng thấp. Khi chảy qua đồng bằng và đổ ra biển, sông uốn khúc mạnh mẽ,
nhiều nơi uốn khúc đột ngột gần như vng góc và các cửa sông đổ ra biển bị thu hẹp


10

lại do các cồn cát chắn cửa sơng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng gây
lũ lụt thường xuyên khi có mưa lớn trong thời gian ngắn.
1.1.4.2. Dòng chảy
a. Dòng chảy năm
Cũng như phân phối lượng mưa, dòng chảy trong năm cũng chia thành 02 mùa rõ
rệt (mùa lũ và mùa cạn). Mùa lũ thường bắt đầu từ trung tuần tháng IX và kết thúc vào
thượng tuần tháng I năm sau. So với thời kỳ mùa mưa thì mùa lũ xuất hiện chậm hơn
1/2 tháng đến 1 tháng. Lượng nước mùa lũ đạt 62,5 - 69,2% lượng nước cả năm.
Sự biến động dòng chảy năm trên các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn khá phức
tạp. Mùa mưa hàng năm thường đến sớm và kết thúc sớm hơn mùa dòng chảy. Theo tài
liệu thực đo dòng chảy trên các sông trong vùng cho thấy năm nước lớn có thể gấp
4,0-8,25 lần năm nước nhỏ, trong khi đó sự biến động của mưa năm khơng nhiều.
b. Dịng chảy lũ
Khu vực nghiên cứu có mùa lũ hàng năm từ tháng X đến tháng XII. Tuy nhiên
mùa lũ ở đây cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng IX và cũng nhiều năm
sang tháng I của năm sau vẫn có lũ.

- Lũ sớm: Lũ xuất hiện vào tháng IX đến nửa đầu tháng X hàng năm. Theo thống
kê lũ lớn hàng năm trên các sông vùng nghiên cứu đạt 25 - 32%. Lũ sớm thường có
biên độ không lớn, dạng lũ thường là lũ đơn một đỉnh.
- Lũ muộn: xuất hiện vào tháng XII và nửa đầu tháng I năm sau. Theo thống kê
lũ muộn hàng năm trên các sông thuộc lưu vực nghiên cứu ở mức 25 - 28%. Thời gian
này dịng chảy trong sơng ở mức tương đối cao do nước ngầm cung cấp, rất hiếm
trường hợp xảy ra những trận mưa có khả năng gây lũ lớn.
- Lũ chính vụ: xuất hiện vào nửa cuối tháng X và tháng XI do nhiều hình thái
thời tiết như bão + áp thấp nhiệt đới + khơng khí lạnh, gió mùa Đơng Bắc gây ra
những đợt mưa lớn kéo dài ngày, trong khi đó mặt đất đã đạt đến mức bão hòa do mưa
lũ sớm tạo nên, mực nước các sông suối đã được nâng lên ở mức cao do đó lũ chính vụ
thường là lũ lớn nhất năm.
Một số đặc điểm chính về lũ và ngập lụt tại tỉnh Quảng Nam:
1). Xuất hiện theo cơ chế khơng bão hịa: hay cịn gọi là vượt thấm, xuất hiện khi
cường độ mưa vượt khả năng thấm. Nguyên nhân là do mưa lớn, khả năng thấm của
mặt đệm lại kém.
2). Thời gian lũ trên sông phụ thuộc vào mưa: Mưa ở khu vực này có hệ số biến
động năm lớn, trung bình hệ số Cv đạt từ (0,2 - 0,3).
3). Lũ lớn xuất hiện không đồng bộ trên toàn dải mà tập trung từng khu vực dưới
tác động của mưa lớn. Lũ nghiêm trọng thường xảy ra đồng thời trên 1 phạm vi hẹp,
kéo dài 2 - 3 vĩ độ.
4). Biên độ lũ cao (thường đạt trung bình trên 5m), cường suất lũ lớn, thời gian lũ
lên lớn, đường quá trình lũ nhọn và trong một trận lũ thường có nhiều đỉnh.


11

5). Lũ thường xuyên đi kèm với ngập lụt: vị trí giáp với biển, khi mưa lớn kết hợp
với triều cường sẽ dẫn tới hiện tượng ngập lụt, đặc biệt là khu vực đồng bằng ven biển.
Nhận xét:

Như vậy, với đặc điểm lũ của tỉnh Quảng Nam thì các ngầm tràn ở khu vực này
hầu hết sẽ ở mức nguy hiểm đến mức rất nguy hiểm.
1.1.5. Tình hình lũ, ngập lụt tại các khu vực ngầm tràn
Dưới tác động các loại hình thời tiết như đã phân tích ở trên, kết hợp với điều
kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội cũng như sự tác động ngày càng tăng của
biến đổi khí hậu và các dạng thời tiết cực đoan làm cho tình hình lũ lụt nói chung và
tình hình ngập lụt tại các ngầm tràn nói riêng đang diễn biến rất phức tạp và càng trở
nên nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn đến đời sống của người dân trong vùng.
Địa hình chung của tồn vùng nghiên cứu là dải đồng bằng nhỏ gắn liền với cửa
sông và bị phân chia mạnh bởi các dãy núi đâm ngang ra sát biển. Độ dốc địa hình lớn
do các dãy núi cao, gò đồi nối tiếp nhau thuộc dãy Trường Sơn chạy sát ra tới biển và
bị dãy cồn cát ven biển có độ cao từ 30 - 100m chắn ngang nên hầu hết vùng đồng
bằng trũng hơn so với địa hình xung quanh. Thêm vào đó, q trình phát triển cơ sở hạ
tầng như khu công nghiệp, đường giao thông, khu dân cư tập trung cũng gây cản trở
việc thoát lũ. Đặc điểm ngập lụt tại các ngầm tràn tỉnh Quảng Nam như sau:
Các ngầm tràn chủ yếu tập trung ở khu vực các sông miền núi. Do đó khi mưa lớn
xảy ra kết hợp địa hình dốc, lịng sơng hẹp nên lũ lên nhanh, xuống nhanh, xảy ra bất ngờ
với biên độ và cường suất lũ lớn, thời gian duy trì lũ ngắn. Số liệu thống kê cho thấy
ở miền Trung cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5 mét/giờ; biên
độ lũ có thể đạt 10 – 15 mét, có nơi đạt trên 20 mét. Ngoài ra đa số ngầm tràn nằm
trong các lưu vực nhỏ nhưng dạng lòng chảo, địa hình hẹp và rất dốc, vị trí nằm sát
chân núi, một số các ngầm tràn nằm trên tuyến xả lũ ở hạ lưu các cơng trình hồ chứa
… do đó khi có mưa hoặc xả lũ từ các hồ chứa thì nước sẽ tập trung rất nhanh và dồn
xuống lịng sơng, suối chính, khi đến vị trí các ngầm tràn, do khẩu độ thoát lũ nhỏ nên
nước lũ đã dâng lên và vượt qua đỉnh tràn rất nhanh. Chính vì vậy khả năng gây chia
cắt giao thông, cô lập tại các ngầm tràn rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người
và phương tiện khi tham gia giao thơng.

Theo thống kê của Cục Phịng, chống Thiên tai, tình hình thiệt hại tại các ngầm
tràn trong khu vực những năm trở lại đây đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong

khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra nhiều vụ tai
nạn khi lưu thơng qua các cơng trình ngầm tràn, làm chết và mất tích 17 người, cuốn
trơi 6 chiếc ơ tô, 37 xe máy và xe đạp. Chi tiết thiệt hại cụ thể tại các ngầm tràn xem
tại Bảng PL3 thuộc phần Phụ lục.
1.2. Hiện trạng hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Quảng Nam được phân bố đều khắp và hợp lý
với các tuyến chính theo trục dọc Bắc - Nam gồm đường bộ ven biển Việt Nam, quốc lộ


12

1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Đơng Trường Sơn, đường Hồ Chí
Minh cùng các tuyến ngang Đông - Tây gồm quốc lộ 14G, quốc lộ 14B + quốc lộ 14D,
quốc lộ 14E và quốc lộ 40B tạo thành khung giao thông đường bộ, kết hợp với hệ
thống mạng lưới đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường thơn xóm đã tạo được
sự giao lưu thuận tiện cho hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh [3].
Bảng 1.2. Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Quảng Nam
TT

Loại đường

1
2
3
4
5

Quốc lộ
Đường tỉnh
Đường huyện

Đường đô thị
Đường GTNT
Đường chuyên

6

dùng
Tổng cộng

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, 2019)
Hệ thống đường giao thông của tỉnh Quảng Nam được phân thành các loại đường
như sau [3]:
- Đường quốc lộ: Tổng chiều dài quốc lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 667,07
km, bao gồm quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14G, quốc lộ 14B, quốc lộ
14D, quốc lộ 14E, quốc lộ 40B, quốc lộ 24C. Ngoài ra cịn có các tuyến đường khác
đang thi cơng gồm đường bộ ven biển Việt Nam, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi, đường Đông Trường Sơn.
- Đường tỉnh: Tổng chiều dài là 336,80 km. Trong đó, đường bê tơng nhựa và bê
tông xi măng dài 245km chiếm 72,74%, đường thấm nhập nhựa dài 74,09km chiếm 22%,
đường cấp phối dài 17,72 km chiếm 5,26%.
- Đường đô thị: Tổng chiều dài là 214,03 km. Trong đó, đường bê tơng nhựa và bê
tông xi măng dài 162,16 km chiếm 75,76%, đường thấm nhập nhựa dài 45,97 km chiếm
21,48%, đường khác dài 5,9 km chiếm 2,76%.
- Đường huyện: Tổng chiều dài là 1991,78 km. Trong đó, bê tơng xi măng dài
543 km chiếm 27,26%, đường nhựa dài 866 km chiếm 43,48%, đường cấp phối dài
71,78 km chiếm 3,6%, đường nền đất dài 511 km chiếm 25,66%.
- Đường giao thông nông thôn (bao gồm đường xã và đường dân sinh): Tổng
chiều dài là 6411,1 km. Trong đó, đường đã bê tơng hố dài 4031,1km chiếm 62,88%,
đường nền đất 2380,0 km chiếm 37,12%.



Đánh giá chung: Hệ thống giao thông đường bộ được phân bố tương đối hợp lý với
các trục dọc Bắc - Nam và các trục ngang Đông - Tây, kết hợp với hệ thống đường tỉnh,
đường huyện, đường xã tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, mật độ mạng


13

lưới phân bố dày ở vùng đồng bằng, thưa thớt ở vùng núi phía tây, địa hình bị chia cắt
nhiều bởi sơng suối do vậy cơng trình trên tuyến nhiều. Cịn một số xã chưa có đường ơ tơ
đến trung tâm hoặc đường đất gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân địa phương.
Chất lượng mặt đường các tuyến đường quốc lộ tương đối tốt (ngoại trừ một số
đoạn trên tuyến QL40B, 14E, 14G, 14D), các tuyến đường tỉnh lộ đang được đầu tư
nâng cấp, các tuyến đường huyện và đường xã chưa được đầu tư nhiều. Công tác duy
tu bảo dưỡng cịn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí.
1.3. Hiện trạng cơng trình ngầm tràn của tỉnh Quảng Nam
Mạng lưới sông, suối, khe của khu vực này rất dày đặc, độ dốc lớn. Những tuyến
đường khi giao cắt với sơng, suối sẽ có 3 phương án:
- Xây dựng các bến phà, thuyền: Về mặt cơng trình thì khơng phải đầu tư, xây
dựng nhiều nhưng hiệu quả mang lại rất thấp, độ an tồn kém và khơng phải nơi nào
thuyền phà cũng qua lại được. Chỉ áp dụng những nơi có dân cư ít, điều kiện kinh tế
chưa cho phép xây dựng các cơng trình vượt sơng.
- Làm cầu vượt: Tức là xây dựng những cây cầu vượt qua sông để người và
phương tiện đi lại. Khi xây cầu, người ta sẽ tính tốn sao cho cao trình mặt cầu ln
cao hơn cao trình mực nước lũ ứng với các tuần suất nhất định (tùy thuộc vào cấp cơng
trình), nhưng nói chung là sẽ đảm bảo nước lũ khơng vượt mặt cầu nhằm đảm bảo an
tồn cho người và phương tiện trong mùa mưa. Tuy nhiên, với phương án này địi hỏi
kinh phí đầu tư lớn, trong khi có đến hàng nghìn điểm giao cắt như vậy mà điều kiện
kinh tế của các địa phương lại còn nhiều khó khăn thì phương án này khó khả thi, chỉ
có thể áp dụng cho những tuyến đường lớn (quốc lộ, tỉnh lộ) hoặc những nơi có số

lượng người và phương tiện qua lại đơng.
- Làm các cơng trình ngầm tràn: Tức là xây dựng cơng trình vượt sơng có quy
mơ nhỏ hơn cầu. Cơng trình này vào mùa nắng, nước sơng, suối thấp nên nước chảy
phía dưới (gọi là ngầm), cịn vào mùa mưa lớn, nước sơng dâng cao sẽ cho phép nước
tràn qua mặt (gọi là tràn). Như vậy, trong trường hợp mưa lớn, nước sông dâng cao thì
người và phương tiện sẽ khơng qua lại được. Tuy nhiên, đối với khu vực miền Trung
có địa hình dốc thì thời gian các cơng trình bị ngập khơng nhiều, trung bình mỗi năm
khoảng 3 - 4 lần. Do đó, với kinh phí đầu tư ban đầu thấp thì cơng trình ngầm tràn sẽ
là sự lựa chọn hợp lý để xây dựng, nhất là trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh rất nhiều các ngầm tràn nguy hiểm, phân bố hầu hết trên các
tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cho đến các tuyến đường liên xã, liên thôn và
tập trung chủ yếu ở các địa huyện miền núi phía tây của tỉnh, hằng năm vào mùa mưa
lũ thường bị chia cắt nhiều khu vực, giao thông không thể đi lại được. Qua quá trình
điều tra thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy, chỉ tính riêng các tuyến đường
quốc lộ, đường tỉnh và một phần đường huyện đã có 58 cơng trình ngầm tràn trải đều
từ đồng bằng cho đến miền núi. Hầu hết các cơng trình này đều có tuổi thọ trên 10
năm [7] [13]. Danh sách các ngầm tràn trên địa bàn tỉnh xem tại Phụ lục PL1.


×