Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số đề thi hóa phân tích 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.68 KB, 11 trang )

Một số Đề Thi Hóa Phân Tích 1 ĐH Dược Hà Nội
Đề D2(1995-1996)
Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc, điều kiện và ứng dụng của phương pháp định lượng bằng iod
. Cho ví dụ.
Câu 2: Tính pH của dung dịch hỗn hợp gồm KH2PO4 6.10-2M và Na2HPO4 4.10-2 M . Nếu
thêm vào 1 lít dung dịch này 0,1 phân tử gam CaCl2 thì có kết tủa Ca3(PO4)2 hay khơng ?
(coi thể tích khơng đổi và ion Ca2+ chỉ tham gia tạo Ca3(PO4)2 . Cho biết ka1 = 7,6.10-3 ;
ka2= 6,2.10-8 ; ka3 = 4,2.10-13 và T(Ca3(PO4)2 ) = 10-26.
Câu 3: Biết E0(Fe2+/Fe) = -0,44V và E0(Fe3+/Fe) = -0,036V . Hãy giải thích bằng tính tốn
để chứng minh xem phản ứng sau xảy ra không : Fe3+ + I- => Fe2+ + I2.
Câu 4: Có 3 dung dịch có thể là một hoặc một tổ hợp nhiều thành phần của các chất
NaOH ; Na2CO3 ; NaHCO3 . Để xác định người ta đem chuẩn độ lần lượt 3 dung dịch này
bằng dung dịch HCl 0,1224N . Với chỉ thị Bromocresol ( có pH chuyển màu 3,5 – 5,5 )
hết V1 ml với chỉ thị Phenolphtalein hết V2 ml. Kết quả như sau
Dung dịch

V1 ml HCl

V2 ml HCl

Thành phần dung
dịch

A

40,45

12,66

NaHCO3 + Na2CO3


B

36,82

36,8

? NaOH

C

43,47

21,74

? Na2CO3

a, Hãy giải thích và cho biết thành phần của dung dịch A,B,C
b, tính hàm lượng (mg) của các chất trong các dung dịch
************************************************************************
Đề D3K51
Câu 1: Trình bày cơ chế phản ứng và các kỹ thuật định lượng bằng phương pháp
complexon.
Câu 2: Hãy nêu nguyên tắc, điều kiện và ứng dụng của phương pháp định lượng bằng bạc
theo phương pháp M0 .
Câu 3: Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,1N vào 50ml dung dịch HCl 0,1N
để pH dung dịch thu được bằng 10.
Câu 4: Cho pka của các acid acetic ; benzoic ; fomic lần lượt là 4,75 ; 4,18 ; 3,68 . Vậy
nên dung acid và muối của acid nào để pha dung dịch đêm có pH = 5 . Hãy tính số g acid
và muối natri của acid đó để pha 500ml dung dịch đệm.
Câu 5: Một sợi dây bạc nhúng vào dung dịch AgNO3 (ddA) .thế điện cực đo được là

0,682V .Nếu them 0,8ml dung dịch HCl 36% ( d= 1,18g/ml ) vào 100ml dung dịch A thì


pH của dung dịch thu được bằng bao nhiêu và có hiện tượng gì xảy ra . Giải thích . Cho
T(AgCl) = 10-16 ; T(AgOH) = 10-8 và E0(Ag+/Ag) = 0,8V
************************************************************************
Đề D2K57 – 2
Câu 1: Chứng minh điều kiện để định lượng riêng biệt 2 acid trong hôn hợp với sai số
0,1% . Xét cụ thể trong trường hợp 2 acid HA1 (pk1 = 4) và HA2 (pk2 = 10,5) xem có định
lượng được khơng ?
Câu 2: Hãy nêu ngun tắc, điều kiện và ứng dụng của phương pháp định lượng bằng iod
.hãy nêu nguyên tắc , phương trình phản ứng và cách tiến hành và cơng thức tính kết quả
của 2 ví dụ cụ thể thơng qua các bài thực tập .
Câu 3: Cho dung dịch hỗn hợp muối sắt (III) và sắt (II) có nồng độ các ion sắt mỗi loại
đều bằng 0,5M .Nếu thêm vào 1 lít dung dịch này 0,1mol KI thì điện thế oxy hóa khử của
dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? (Coi thể tích khơng đổi ) .Biết E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77V ;
E0(I2/2I-) = 0,54V.
Câu 4: Nêu nguyên tắc , phương trình phản ứng và sơ lược cách tiến hành , cách tính kết
quả của các phương pháp định lượng dung dịch MgCl2 . Nêu một cách định lượng để xác
định riêng từng phần khi dung dịch MgCl2 có thêm NaCl hịa tan.
Câu 5: Hòa tan 2,650g Na2CO3 tinh khiết trong nước cho đủ 250,00ml dung dịch.
a, Tính pH của dung dịch thu được.
b, Thêm 2,500 g dung dịch HCl 36% (kl/tt) vào dung dịch trên (coi thể tích khơng đổi) .
Tính pH của dung dịch thu được .
************************************************************************
Đề D2K58-03
Câu 1: Thế nào là dung dịch chuẩn và cách pha chế dung dịch chuẩn . Trình bày cách pha
chế dung dịch Iod 0,1N .
Câu 2: Trình bày cơ chế phản ứng và các kỹ thuật định lượng bằng phương pháp
complexon.

Câu 3: lấy 5,00ml dung dịch H2O2 pha loãng bằng nước cho đủ 10,0ml ( dung dịch A)
10,00ml dung dịch A đem định lượng bằng phương pháp iod hết 12,50ml dung dịch
Na2S2O3 . Mặt khác khi chuẩn độ 0,0735g K 2Cr2O7 tinh khiết theo phương pháp iod hết
15,00ml dung dịch Na2S2O3 trên.Hãy
a, Giải thích và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra trong các phép định lượng
trên.
b, Tính nồng độ theo thể tích Oxy của dung dịch H2O2 ban đầu .
Câu 4: Cho 4,00 ml dung dịch HCl 38% ( d=1,8g/ml) vào 500,00 ml dung dịch AgNO 3
nồng độ 1,7g/l (coi thể tích khơng đổi ) . Hỏi có xuất hiện kết tủa khơng . Nếu có tủa tính


nồng độ của NH3 để hịa tan hết tủa đó. Cho T(AgCl) = 10-10 và βkb[Ag(NH3)2+] = 6,8.10-8
Câu 5: Hòa tan 1,05g acid citric C6H8O7.H2O (là 1đa acid H3A) vào nước cho đủ
250,0ml . Hãy xác định nồng độ các cấu tử ở pH = 4,5 . Cho pk a1 = 3,1 ; pka2 = 4,8 ; pka3 =
6,4.
************************************************************************
Đề K60-03
Câu 1: Anh chị đã xác định độ khử của nước bằng tác nhân KMnO4 nhưng hiện nay
người ta thay thế tác nhân bằng K2Cr2O7 .Anh chị hãy giải thích lý do sự thay đổi này để
làm gì ?
Câu 2: Hịa tan 0,2091g base NaA trong 25ml nước và định lượng bằng dung dịch HCl
0,1N thì hết 25,5ml
a, Tính khối lượng phân tử của base NaA
b, Tính hằng số kb của base NaA , biết rằng trong phép phân chuẩn độ trên , khi định
lượng hết 12,75ml dung dịch HCl 0,1N thì dung dịch có pH = 9,06
c, Trong 2 chỉ thị da cam metyl và phenolphthalein dung chỉ thị nào cho phép chuẩn độ
để sai số thấp nhất ? Chứng minh.
Câu 3: Cho biết [Co3+] = 0,2M và [Co2+] = 1mM trong dung dịch pH = 1
a, Tính thế oxy hóa khử của cặp trên
b, Nếu để hệ Co3+/Co2+ trên ngồi khơng khí thì có phản ứng Oxy hóa khử diễn ra khơng .

Biết có Oxy và hơi nước trong khơng khí
c, Nếu thêm dung dịch NH3 1M vào hệ Co3+/Co2+ trên thì thế Oxy hóa khử của hệ này
thay đổi thế nào .Nhận xet sự thay đổi đó.
Cho E0(Co3+/Co2+) = 1,82V ; p(O2) = 0,2 bar và các giá trị lgβ của Co(NH3)i2+
lgβ1 = 7,3 ; lgβ1 =14 ; lgβ1 = 20,1 ; lgβ1 = 25,7 ; lgβ1 = 30,8 ; lgβ1 = 35,2
Câu 4:
a, Cho biết từ 2 dung dịch H3PO4 và NaOH có thể pha chế được những loại dung dịch
đệm và dung dịch muối nào ? Viết cơng thức tính pH của từng dung dịch.
b, Để pha được dung dịch có pH = 7,00 cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M cho vào
500ml dung dịch H3PO4 3% (kl/tt)
Câu 5: Cho 0,1mol NH3 vào 50ml dung dịch muối Ag+ 0,05M . Tính hằng số β của phức
[Ag(NH3)2]+ .biết nồng độ Ag+ tự do khi cân bằng là 1,2.10-9M .
************************************************************************
Đề K60-04
3+
Câu 1: Người ta định lượng Fe 0,01M với EDTA 0,01M tại pH = 2. Hỏi
a, Ở pH này ,dung dịch EDTA tồn tại những cấu tử nào ?
b, Tính lgβ’(FeY) ?


c, Nồng độ các cấu tử trong dung dịch tại điểm cân bằng ?
Câu 2: Trình bày cách định lượng Mg2+ ; Ba2+ ; Ca2+ trong hỗn hợp 3 ion này bằng dung
dich chuẩn độ EDTA và MgCl2 . Nếu tên chất chỉ thị thuốc thử và dung dịch đệm cần
thiết.
Câu 3:
a, Cho biết từ 2 dung dịch H 3PO4 và NaOH có thể pha chế được những loại dung dịch
đệm và dung dịch muối nào ? Viết công thức tính pH của từng dung dịch.
b, Để pha được dung dịch có pH = 7,00 cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M cho vào
500ml dung dịch H3PO4 3% (kl/tt)
Câu 4: Khi them dung dịch Cr 2O72- và dung dịch acid vào hỗn hợp Fe 2+ và TiO+ thì có thể

xảy ra phản ứng khơng ? Nếu có thì cho biết thứ tự phản ứng .Giải thích . Cho [H +] = 1M
và E0(Ti3+/TiO+,H+) = 0,1V
Câu 5: Trộn đồng thể tích các dung dịch NH 3 và MgCl2 cùng nồng độ 0,3M .Thêm NH4Cl
vào hỗn hợp trên để có nồng độ NH4Cl 0,1M . Trong điều kiện này Mg(OH)2 có kết tủa
này không. Cho kb(NH3) = 1,76.10-5
************************************************************************
Đề K61-3
Câu 1: (3,0 điểm)
a, Tính hằng số bền β4 của phức Cu2+ và NH3 khi thêm NH3 1M vào và xác định được
(E0)’ của Cu2+/Cu = -0,07V . Coi các giá trị β1 ,β2,β3 << β4
b, Tính thế oxy hóa khử của cặp Cu+/Cu.
Câu 2: (3,0 điểm) Tính nồng độ cấu tử khi trộn lẫn đồng thể tích;
a, MgCl2 0,002M và EDTA 0,2M
b, MgCl2 0,05M và EDTA 0,5M
c, MgCl2 0,02M và EDTA 0,02M
Câu 3: (4,0 điểm)
a, Xây dựng quá trình chuẩn độ dung dịch NaOH 0,1M trên buret vào 50ml dung dịch
CH3COOH 0,2M ( K = 104,75) trong bình nón và cho biết tại các pH sau thể tích NaOH
cho vào là bao nhiêu ml ( Khơng tính đến sự thay đổi thể tích )
A, 4,00
B, 5,50
C, 7,00
D, 9,00
b, Cần thêm bao nhiêu gam Na2CO3 vào 500ml dung dịch HCl để có pH = 9,2. Tính phân
số mol các cấu tử chứa carbonat trong dung dịch tại pH đó.
************************************************************************
Đề K62-5
2+
Câu 1: Chuẩn độ dung dịch Mg 0,01M bằng dung dịch EDTA cùng nồng độ , có pH =
10 và dùng chỉ thị đổi màu khi tỷ lệ = 1 . Để chất chỉ thị đổi màu đúng điểm tương



đương thì hằng số bền điều kiện β’( MgInd) bằng bao nhiêu ? Biết β(MgY) = 5.108
Tính thể tích dung dịch EDTA 0,05M cần để chuẩn:
a, Ca có trong 0,4397g khống vật có chứa 81,4% CaHPO4.2H2O ( M = 172,09)
b, Ca và Mg có trong 0,1557g mẫu chứa 92,5% Dolomit CaCO3.MgCO3 ( M = 184,4)
Biết acid H4Y có pka1 = 2 ; pka2 = 3 ; pka3 = 6 ; pka4 = 11
Câu 2: Trong phép chuẩn độ dung dịch Fe2+ 0,100M bằng dung dịch Ce4+ 0,100M với sai
số 0,1% ta có thể chọn chỉ thị nào trong số các chỉ thị tại bảng 11.3 SGT HPT1
Câu 3: Tính β’ của phức Fe3+ với EDTA trong hỗn hợp dung dịch HCl và NaCl nồng độ
5mM và nồng độ kim loại nhỏ hơn nhiều so với nồng độ các cấu tử khác.
************************************************************************
Đề 63-01
Câu 1: Khảo sát sự biến đổi của pH , vẽ đường cong chuẩn độ , nhận xét chọn chỉ thị khi
định lượng HCOOH 0,1N bằng dung dịch NaOH 0,1N với sai số 0,1% . Biết k a = 1,77.104
và coi sự thay đổi thể tích khơng đáng kể.
Câu 2: cân bằng sau: UO2+ U4+ + H2O
a, Xác định thế oxy hóa khử biểu kiến của cặp UO2+/U4+ và xác định ảnh hưởng của môi
trường đến khả năng oxy hóa khử của cặp này .
b, Xác định (E0)’ cặp này tại pH = 0,5 ; 1,0 ; 1,5 ; 2,0 ; 2,5
Câu 3:
a, Cho 20ml dung dịch AgNO3 0,01M , tính lượng dung dịch KCN 0,01M tối thiểu để tạo
phức tan hồn tồn với dung dịch trên . Trơn 2 dung dịch này , rồi lắc đều , tính nồng độ
cân bằng của các cấu tử trong dung dịch.
b, Xây dựng đường cong chuẩn độ dung dịch Ni2+ 0,01M bằng EDTA 0,01M trong môi
trường đệm amoniclorid 0,1M tại pH = 9.
************************************************************************
Đề K64-04
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Tính thế điện cực Ag trong dung dịch thu được khi trộn 10,00ml dung dịch AgNO 3

2,00.10-3M với 10,00ml dung dịch đệm NH4Cl/NH3 trong đó tổng nồng độ NH3 và NH4Cl
bằng 0,2000M và pH = 10.
b. Chuẩn độ 100,00ml dung dịch AgNO3 0,0200M bằng dung dịch NH4SCN 0,040M .
tính pAg khi đã thêm 40,0ml; 49,9ml ; 50,1ml và 50,5ml NH 4SCN.Biết T(AgSCN) =
1,1.10-12 (Coi sự tạo phức Hidroxo không đáng kể)
Câu 2: (3,5 điểm)
Xây dựng đường cong chuẩn độ dung dịch có chứa 0,02M Zn 2+ bằng dung dịch EDTA
0,01M ở pH = 9,00 (với [NH3] = 0,01M) với chỉ thị Ericrom T . Biết EDTA có 4 chức


acid với pka1 = 2,07 ; pka2 =2,75 ; pka3 = 6,24 ; pka4 = 10,34. Các hằng số tạo phức và hằng
số điện li khác được lấy từ phụ lục giáo trình Hóa Phân Tích 1.
Câu 3: (3,5 điểm)
a. Tính pH để kết tủa hồn tồn Cd2+ ở dạng CdS ( Cd2+ được coi là kết tủa hoàn toàn khi
nồng độ cân bằng của nó sau kết tủa là 1.10 -5 M) khi dẫn khí H2S đến bão hịa ( nồng độ
khí H2S là 0,1M) . Biết T(CdS) = 10-26 và pka1(H2S) = 7 ; pka2(H2S) = 15
b. Tính độ tan của tủa Mg(OH)2 trong nước và trong dung dịch Mg(NO3)2 0,02M biết
T(Mg(OH)2) = 1,8.10-11 . Độ tan trong dung dịch Mg(NO3)2 tăng hay giảm bao nhiêu lần
so với trong nước?
*********************************************************************
***
Đề K64-05
Câu 1: (3,5 điểm)
Tính số mililit dung dịch H3PO4 1M ( có hệ số hiệu chỉnh K = 1,028) cần them vào 1 lít
dung dịch Na2HPO4 0,05M (có K = 0,9930) để được dung dịch đệm có pH = 3,2
Nếu coi đây là 1 phép chuẩn độ , hãy tính đến pH này cịn lại bao nhiêu phần trăm
Na2HPO4 so với ban đầu ( tính theo cả 2 chức base) ?
Các giá trị ka tham khảo trong phần phụ lục giáo trình hóa phân tích I
Câu 2: (3,5 điểm)
a, Tính thế oxy hóa khử tiêu chuẩn biểu kiến của cặp Cu2+/Cu+ khi cho dư ion SCN- để

tạo tủa CuSCN. Biết E0(Cu2+/Cu+) = 0,153V và T(CuSCN) = 4,78.10-5.
b, Cho dung dịch hỗn hợp gồm Ce4+ nồng độ 0,01M và Fe2+ nồng độ 0,1M .Cho biết phản
ứng Oxy hóa khử này có xảy ra hồn tồn khơng ? Tính thế Oxy hóa khử của dung dịch
này. Biết E0(Ce4+/Ce2+) = 1,44V ; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,68V
Câu 3: (3điểm)
Cho một dung dịch chứa đồng lượng Al3+ và Cu2+ 0,1M . Hỏi tại pH =4 trong mơi trường
đệm natri acetat 0,1M có thể dùng dung dịch EDTA(Y) 0,1M để tạo phức toàn lượng với
Al3+ và Cu2+ trong dung dịch trên hay không ?
Biết lgβ(AlY) = 16,13 ; lgβ(CuY) = 18,8 . EDTA có 4 chức acid với pka1 = 2,07 ; pka2
=2,75 ; pka3 = 6,24 ; pka4 = 10,34. Các hằng số tạo phức khác được lấy từ phụ lục giáo
trình Hóa Phân Tích 1.
************************************************************************
Đề K65-02
Câu 1: (3,5 điểm)
Anh(chị) hãy viết các cân bằng tạo phức xảy ra khi đưa 1 lượng Cd2+ vào dung dịch chứa
SCN- 0,15M có mơi trường đệm NH3 0,01M ở pH = 9,5


Hãy xác định phức nào bền hơn trong các dạng phức trên và tỷ lệ phần mol các dạng tồn
tại của phức trong hỗn hợp dung dịch trên.
Câu 2: (3,5 điểm)
Tính nồng độ cân bằng của NH3 trong 100ml dung dịch có chứa AgCl để hịa tan vừa hết
lượng kết tủa này . Biết phức của Ag+ và NH3 có lgβ1 = 3,32 ; lgβ2 = 7,24 ; T(AgCl) =
1,82.10-10
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho thế Oxy hóa khử tiêu chuẩn của cặp Cu2+/Cu là 0,337V . Thế Oxy hóa khử biểu kiến
của cặp này khi có dư NH3 để tạo phức [Cu(NH3)4]2+ là -0,07V .Tính hằng số bền tổng
cộng β4 của phức [Cu(NH3)4]2+
************************************************************************
Đề K66-03

Câu 1: (2,5 điểm)
Tính pH của các dung dịch đệm sau:
a. 100ml HCOOH 0,025M và 50ml HCOONa 0,015M
b. 50ml NH3 0,12M và 3,5ml HCl 1,0M
c. 5g Na2CO3 và 5g NaHCO3 được hòa tan trong 100ml nước.
Câu 2: (3,5 điểm)
Chuẩn độ 10,0ml hỗn hợp 2 ion kim loại Al3+ và Zn2+ cùng nồng độ 0,01M bằng EDTA
0,01M trong môi trường đệm amoni clorid 0,179M , pH = 9.
a. Tính lgβ’ của 2 kim loại trên với EDTA trong các điều kiện đã cho.
b. Có thể chuẩn độ riêng được 2 kim loại trên bằng EDTA không? Ion nào tạo được phức
trước ?
Câu 3: (4 điểm)
a. Cần bao nhiêu ml dung dịch K 2CrO4 5% để kết tủa Ag 2CrO4 xuất hiện đúng điểm
tương đương khi chuẩn độ 10,00ml dung dịch NaCL 0,05N bằng dung dịch AgNO 3
0,05N bằng phương pháp Morh? ( Bỏ qua sự thay đổi thể tích khi thêm chỉ thị )
Nếu dùng 0,1ml dung dịch K2CrO4 5% làm chỉ thị khi chuẩn độ 20,00ml dung dịch NaCl
0,05N bằng dung dịch AgNO3 0,05N thì sai sơ chỉ thị là bao nhiêu?
Biết T(AgCl) = 1,82.10-10 và T(Ag2CrO4)= 2.10-12.
b. Theo giá trị điện thế oxy hóa khử tiêu chuẩn của cặp MnO2/Mn2+ và của cặp Cl2/2Clthì phản ứng giữa chúng xảy ra theo chiều nào ? Tại sao trong phịng thí nghiệm người ta
có thể điều chế được Cl2 từ HCl đặc và MnO2? Biết HCl đặc có nồng độ 13N.
*********************************************************************
Đề K66-06
Câu 1: (3 điểm)


Khảo sát sự biến đổi pH, vẽ đường biễu diễn định lượng , nhận xét và chọn chất chỉ thị
khi định lượng dung dịch ethylamine 0,1N ( k b = 4,28.10-4 ) bằng dung dịch HCl 0,1N với
sai số không quá 0,1% ( Bỏ qua sự tháy đổi về thể tích )
Câu 2: (4 điểm)
a. Tính số ml dung dịch H2C2O4 0,1M cần thêm vào 10,00ml dung dịch A chứa CaCl 2

0,01M và HCl 0,001M để bắt đầu kết tủa CaC2O4.
b. Có thể dùng dung dịch H2C2O4 0,1M để kết tủa hoàn toàn Ca2+ trong 10,00ml dung
dịch A được hay khơng ( Kết tủa hồn tồn khi nồng độ Ca2+ trong dung dịch nhỏ hơn 106
M)
Câu 3: (3 điểm)
Xác định chiều hướng phản ứng , viết phương trình phản ứng và tính hằng số cân bằng
phản ứng khi cho 10,00ml dung dịch KI 0,12M trộn với 10,00ml dung dịch A chứa
Fe(ClO4)2 0,01M ; Fe(ClO4)3 0,14M và Na2H2Y 3,0M .Điều chỉnh điều kienj pahnr ứng ở
nhiệt dộ 25oC và pH dung dịch được duy trì bằng 9.
*********************************************************************
Đề K67-02
Câu 1: 3,5 đ
Tính phân số mol của dung dịch Na2CO3 tại pH = 10
Tại pH này , khi chuẩn độ 20,00ml Na 2CO3 0,0993M thì sử dụng bao nhiêu ml HCl
0,1023M (Bỏ qua thay đổi thể tích)
Câu 2: 3,5 đ
a. Tính lgβ’ của phức Fe3+ và EDTA trong điều kiện hôn hợp dung dịch đồng mol HClNaCl 5mM và nồng độ của ion kim loại rất nhỏ so với nồng độ đệm.
b. Trình bày 3 kỹ thuật chuẩn độ một ion kim loại bằng phương pháp Complexon
( Nguyên tắc, cách bố trí thí nghiệm )
Câu 3: 3đ
Xác định nồng độ Fe3+ trong bình phản ứng để sai số chỉ thị là +0,1% (dư dung dịch
chuẩn độ) khi định lượng AgNO 3 0,3N bằng dung dịch chuẩn độ KSCN 0,1N theo
phương pháp Volhard bỏ qua thay đổi thể tích khi thêm chỉ thị vào bình phản ứng, nhưng
khơng bỏ qua thay đổi thể tích trong quá trình chuẩn độ . Cần lấy khoảng bao nhiêu nl
dung dịch Fe3+ 0,1M cho vào bình phản ứng ban đầu để làm chỉ thị nếu thể tích khi dừng
chuẩn độ là 50,0ml .
Biết rằng có thể phát hiện được phức màu đỏ của Fe(SCN) 2+ khi nồng độ của nó trong
dung dịch là 6,4.10-6M .Cho hằng số tạo phức của Fe(SCN) 2+ là 1,4.102, tích số tan của
AgSCN là 1,1.10-12
************************************************************************



Đề 67-06
Câu 1: 3đ
Tính phân số mol của dung dịch Na2CO3 tại pH = 10
Tại pH này , khi chuẩn độ 20,00ml Na2CO3 0,0993M thì sử dụng bao nhiêu ml HCl
0,1023M
a, Bỏ qua thay đổi thể tích
b, Tính đến sự thay đổi thể tích
Câu 2: 4đ
Người ta định lượng KI trong một mẫu bằng phương pháp Volhard . Cân chính xác
3,6589g mẫu hòa tan thành dung dịch , vừa đủ thành 50,00ml .Lấy 20,00 ml dung dịch
mẫu thu được phản ứng với 50,00 ml dung dịch AgNO3. Lọc loại tủa gộp tồn bộ dịch lọc
và dịch rửa vào bình định mức 100 ml rồi thêm nước vừa đủ đến vạch .Hút chính xác
50,00ml dịch lọc chuản độ lại bằng dung dịch chuẩn độ KSCN 0,1023N với chỉ thị Fe3+
hết 5,75ml
a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b, 20,00ml dung dịch AgNO3 kể trên phản ứng vừa đủ với 21,55ml dung dịch KSCN
0,1023N .Hãy tính nồng độ N của AgNO3
c, Tính hàm lượng KI trong mẫu.
Câu 3: 3đ
a, Tính pH của 500ml dung dịch Na3PO4 0,25M (dung dịch A)
b, Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch H3PO4 96% (d=1,75) trên vào 500ml dung dịch A để
được dung dịch có pH = 5 ( khơng tính đến sự thay đổi thể tích )
************************************************************************
Đề K68-02
Câu 1: (3,0 điểm)
Xây dựng giản đồ phân bố của base yếu CH 3NH2 ( kb = 4,8.10-4) khi pH thay đổi từ 1 đến
8. Rút ra nhân xét
Câu 2: (3,5 điểm)

Chuẩn độ 10,00ml Mg2+ 0,01M (dung dịch A) bằng EDTA 0,01M trong mơi trường đệm
NH3-NH4Cl có pH =10.
Tính pMg khi cho lần lượt 9,90ml ; 10,0ml ; 10,1ml EDTA vào dung dịch A ( Yêu cầu
tính đến sự thay đổi thể tích )
b, Chọn chỉ thị phù hợp , Vẽ và giải thích rõ quy trình định lượng .
Câu 3: (3,5 điểm)
a, Tính thế Oxy hóa khử biểu kiến của cặp Fe3+/Fe2+ trong môi trường pH =2 và pH = 10
b, Chuẩn độ dung dịch muối Mohr 0,1N trong đệm pH = 2 bằng dung dịch KMnO 4 0,1N.


Biểu diễn đường cong định lượng và bước nhảy với sai số ± 0,1% ( Bỏ qua sự thay đổi
thể tích )
************************************************************************
Đề K69-04
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Anh(chị) hãy tính phân số mol của H2CO3 tại các pH: pH=4 , pH=6 , pH=8 , pH=10 ,
pH=12
b. Anh(chị) hãy xây dựng giản đồ phân bố của H2CO3
Câu 2: (3,0 điểm )
Tính hằng sô bền điều kiện β’ của từng phức
1. CaY22. NiY2Trong dung dịch NH3 5M có pH = 12 , biết rằng nồng độ ban đầu của ion Ca 2+ và Ni2+
không đáng kể so với nồng độ NH3.
Câu 3: (4,0 điểm)
a. Chuẩn độ 50,00ml dung dịch FeSO4 0,0300N bằng dung dịch K2Cr2O7 0,0600N ở pH =
3. Tính thế điện cực Platin trong hỗn hợp chuẩn độ sau khi them 24,50ml; 25,00ml;
25,50ml dung dịch K2Cr2O7 ( yêu cầu tính đến sự thay đổi thể tích , bỏ qua ảnh hưởng
của lực ion )
b. Nên dùng PbSO4 hay PbI2 để làm dạng tủa khi định lượng Pb2+ ?
************************************************************************
Đề K69-05

Câu 1: (3,0 điểm)
Đánh giá sự thay đổi pH của hỗn hợp đệm gồm NaHCO3 và Na2CO3 cùng nồng độ C =
0,1000M khi thêm vào 1 lít dung dịch đệm trên:
• 0,0010 mol acid HCl
• 0,0010 mol base KOH
Câu 2: (3,0 điểm )
Khi chuẩn độ Ni2+ 0,01M bằng Complexon 0,01M trong môi trường đệm amoni có [NH3]
= 0,1M , [NH4+] = 0,175M . tính pNi tại 3 thời điểm khi cho 99% và 100% và 101%
complexon III ( khơng tính đến sự thay đổi thể tích )
Câu 3: (4,0 điểm)
a. Tính thế oxy hóa khử Fe3+(0,01M)/Fe2+(0,01M) trong môi trường pH=3 (Bỏ qua ảnh
hưởng của hoạt độ)
b. Thực hiện định lượng ion Cl- bằng chuẩn độ kết tủa. Trình bày ngun tắc định lượng,
giải thích ngắn gọn các bước tiến hành và bố trí thí nghiệm cho các phương pháp định
lượng trên.


************************************************************************
Đề 69-06
Câu 1: (3,0 điểm)
Tính số gam CH3COONa để pha 500ml dung dịch pH = 8,5. Tính pH khi thêm 30g
CH3COOH vào dung dịch này. Cho phân tử lượng của CH3COONa và CH3COOH lần
lượt là 82 và 60.
Câu 2: (3,0 điểm)
Khi chuẩn độ Ca2+ 0,01M bằng Complexon 0,01M trong môi trường đệm amoni có [NH3]
= 1M ; [NH4+] = 0,176M có thể dùng chỉ thị Deneriocrom T được khơng ? Tại sao?
Câu 3: (4,0 điểm )
a. Một sulfua kim loại MS có tích số tan TMS . Tính pH của dung dịch M2+ 10-2M để bắt
đầu xuất hiện tủa MS bằng dung dịch H2S bão hòa (0,1M) và pH của dung dịch để kết
thúc kết tủa MS ( Nếu coi rằng khi nồng độ M2+ còn lại trong dung dịch bằng 1,0.10-6M là

thời điểm kết thúc kết tủa MS)
b. Sục khí H2S vào dung dịch Mn2+ và Zn2+ đều có nồng độ 10-2M . Hỏi cần phải duy trì
pH trong khoảng bao nhiêu để có thể tách Zn2+ khỏi Mn2+ dưới dạng ZnS .
************************************************************************
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP HIỆU QUẢ VÀ DÀNH KẾT QUẢ NHƯ MONG ĐỢI
Người sưu tầm: Đào Tú Anh – Học Viên Cao Học K21 ĐH Dược Hà Nội SĐT:0986666904



×