Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc Châu Như in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN
NUÔI CẤY LÊN SỰ NHÂN CHỒI VÀ TẠO CÂY LAN
GIẢ HẠC CHÂU NHƢ IN VITRO

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn :

TS. HUỲNH HỮU ĐỨC
KS. VÕ THANH HUY

Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411100329

:

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
Lớp: 14DSH03

TP. Hồ Chí Minh, 2018



Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Huỳnh Hữu Đức – Phó trƣởng phòng Thực nghiệm Cây trồng
và KS. Võ Thanh Huy – cán bộ phòng Thực nghiệm Cây trồng Trung tâm Công
Nghệ Sinh Học TPHCM. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đồ án là
trung thực, khơng sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Mọi sự tham
khảo sử dụng trong đồ án đều đƣợc trích dẫn các nguồn tài liệu trong đồ án và danh
mục tài liệu tham khảo. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về đề tài của mình.
Tp.HCM, ngày 31 tháng 07 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Lan Hƣơng


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Trung tâm Cơng Nghệ
Sinh Học Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, trang thiết bị đầy đủ để em có
thể hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Với lịng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn đến TS. Huỳnh Hữu
Đức – Phó trƣởng phịng Thực nghiệm Cây trồng – ngƣời đã hƣớng dẫn em trong
suốt những tháng ngày vừa qua, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và trao đổi với em
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn đến KS. Võ Thanh Huy – một ngƣời anh đã tận
tình hƣớng dẫn em một cách tận tâm, truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em.
Cám ơn anh luôn động viên, giúp đỡ, trao đổi và giảng giải tận tình những vƣớng

mắc mà em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài, giúp em nhanh chóng vƣợt
qua khó khăn và hồn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị làm việc tại Phòng Thực nghiệm cây
trồng, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành Phố Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn và nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Công Nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô bộ môn Công Nghệ Sinh học, đã tạo
điều kiện cho sinh viên chúng em tiếp cận với môi trƣờng thực tế và nâng cao kỹ
năng thực hành, bên cạnh đó cũng đã truyền đạt nhiều kiến thức giúp em hồn thành
đồ án tốt nghiệp của mình.
Con xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến ba, mẹ những ngƣời đã sinh
thành và nuôi dƣỡng dạy dỗ con nên ngƣời. Ba mẹ đã luôn ở bên cạnh động viên, lo
lắng, tạo mọi điều kiện cho con đƣợc học tập trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Thành Phố
Hồ Chí Minh, các anh, chị làm việc tại Phịng Thực nghiệm cây trồng và Quý Thầy
Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1

1. Đặt vấn đề...............................................................................................................1
2. Mục tiêu và nội dung của đề tài .............................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3
5. Kết quả đạt đƣợc của đề tài ....................................................................................4
6. Kết cấu của đồ án ...................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5
1.1. Tổng quan về phong lan ......................................................................................5
1.2. Tổng quan về Dendrobium .................................................................................6
1.3. Tổng quan về lan Giả Hạc (Dendrobium anosmum)..........................................7
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố ...............................................................................7
1.3.2. Phân loại ....................................................................................................9
1.3.3. Đặc điểm hình thái ....................................................................................9
1.3.4. Điều kiện sinh trƣởng của lan Dendrobium anosmum ...........................14
1.3.5. Giá thể trồng lan (compost) .....................................................................16
1.3.6. Giá trị sử dụng cây lan Giả Hạc Dendrobium anosmum ........................18
i


Đồ án tốt nghiệp

1.4. Tổng quan về nuôi cấy mô thực vật..................................................................19
1.4.1. Khái niệm ................................................................................................19
1.4.2. Một số phƣơng pháp nuôi cấy mô...........................................................19
1.4.3. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống in vitro ..........................21
1.5. Các chất hữu cơ tự nhiên đƣợc bổ sung vào trong q trình ni cấy in vitro 23
1.5.1. Nƣớc dừa .................................................................................................23
1.5.2. Chuối........................................................................................................23
1.5.3. Độ pH và Agar.........................................................................................23
1.5.4. Pepton ......................................................................................................24

1.6. Các chất điều hòa sinh trƣởng thực vật đƣợc bổ sung .....................................24
1.6.1. Cytokinin .................................................................................................25
1.6.2. Auxin .......................................................................................................25
1.6.3. Sự kết hợp giữa Auxin và Cytokynin .....................................................26
1.7. Tổng quan về đèn ..............................................................................................26
1.7.1. Vai trò của nguồn chiếu sáng đến sự phát triển của cây giống in vitro .27
1.7.2. Đèn huỳnh quang.....................................................................................27
1.7.3. Đèn LED ..................................................................................................29
1.7.4. Xác định hàm lƣợng chlorophyll (Arnon, 1949) ....................................30
1.7.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn LED trong ni cấy mơ ...32
1.8. Tình hình nghiên cứu cây Lan Dendrobium thế giới và Việt Nam: ................35
1.8.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ........................................................35
1.8.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................36
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37

ii


Đồ án tốt nghiệp

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................37
2.2. Vật liệu và phƣơng pháp ...................................................................................37
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................37
2.2.2. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất .........................................................37
2.2.3. Điều kiện phịng ni cấy........................................................................39
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................40
2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................40
2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA,
NAA kết hợp với ánh sáng lên sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ ........................40
2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của chất hữu cơ (chuối và nƣớc dừa)

lên sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ. ..................................................41
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................43
3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA
kết hợp với ánh sáng lên sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ ..................................43
3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và
tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ....................................................................................51
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................59
4.1. Kết luận .............................................................................................................59
4.2. Kiến nghị ...........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................60
PHỤ LỤC ....................................................................................................................1

iii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BA

:

6-Benzyl Adenine

CNSH

:

Công Nghệ Sinh Học


CĐHSTTV :

Chất điều hòa sinh trƣởng thực vật

C

:

Chuối

Chl

:

Chlorophyll

Cs

:

Cộng sự

CW

:

NSSƣớc dừa

IBA


:

Indolebutyric Acid

LED

:

Light Emitting Diode

MS

:

Murashige - Skoog

NAA

:

Napthalene Acetic Acid

NT

:

Nghiệm thức

TDZ


:

1-phenyl-3-(1,2,3-Thiadiazol-5 yl)-urea

TP.HCM

:

Thành Phố Hồ Chí Minh

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các trang thiết bị trong thí nghiệm............................................................38
Bảng 2.2. Hóa chất mơi trƣờng MS ...........................................................................39
Bảng 2.3. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh sáng
lên sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ.....................................................................41
Bảng 2.4. Ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và tạo cây lan Giả
hạc Châu Nhƣ .............................................................................................................42
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh sáng
lên sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy ....................................44
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và tạo cây lan Giả
hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy.............................................................................52

v



Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số loại lan Giả Hạc ...............................................................................7
Hình 1.2. Mặt hoa và màu sắc khác nhau của Giả hạc Châu Nhƣ ..............................8
Hình 1.3. Rễ lan Giả Hạc ...........................................................................................10
Hình 1.4. Thân lan Giả Hạc........................................................................................11
Hình 1.5. Lá lan giả hạc .............................................................................................11
Hình 1.6. Hoa lan Giả Hạc .........................................................................................13
Hình 1.7. Quả lan Giả Hạc .........................................................................................14
Hình 1.8. Đèn Huỳnh Quang ......................................................................................28
Hình 1.9. Đèn LED .....................................................................................................29
Hình 1.10. Phổ hấp thụ ánh sáng của thực vật ...........................................................31
Hình 3.1. Cụm chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ ở các nồng độ BA, NAA và ánh sáng
sau 8 tuần ni cấy .....................................................................................................48
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc
Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy ...................................................................................55

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng tới khả năng nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy .................45
Biểu đồ 3.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng tới trọng lƣợng tƣơi lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy ......................45
Biểu đồ 3.3. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng tới trọng lƣợng khô lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy.......................46

Biểu đồ 3.4. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng tới Hàm lƣợng chất khô lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy................46
Biểu đồ 3.5. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng tới hàm lƣợng chlorophyll lan Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy............47
Biểu đồ 3.6. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến số chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ
sau 8 tuần nuôi cấy .....................................................................................................53
Biểu đồ 3.7. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến chiều cao lan Giả hạc Châu
Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy .............................................................................................53
Biểu đồ 3.8. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến số lá lan Giả hạc Châu Nhƣ sau
8 tuần nuôi cấy............................................................................................................54
Biểu đồ 3.9. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến số rễ lan Giả hạc Châu Nhƣ
sau 8 tuần nuôi cấy .....................................................................................................54

vii


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lan rừng ln đƣợc ƣa chuộng bởi một vẻ đẹp thanh thốt cao sang, có hƣơng
thơm rất nồng nàn. Cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đƣờng nét của cánh hoa,
cấu trúc đặc biệt quyến rũ của môi lan, cho đến những điểm xuyến ngộ nghĩnh trên
các lá lan, hay cấu trúc đa dạng của thân lan đã góp phần tạo nên vẻ đẹp kiêu sa,
đƣợc ví von nhƣ một thiếu nữ e ấp khi khoe sắc thắm dịu dàng, thƣớt tha nhƣng có
lúc cũng vơ cùng mạnh mẽ [5].
Lan rừng Việt Nam thƣờng mọc trong những khu rừng sâu thẳm âm u, hiểm
trở với bao nguy hiểm rình rập, do đó mà đa phần lan rừng trở thành lồi cây cảnh
hiếm và giá thành khá cao. Thế giới lan rừng rất phong phú với nhiều chủng loại,
trong đó lớn nhất phải kể đến là chi Dendrobium. Trong chi này, Giả Hạc là loài

hoa tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên rất khó tìm thấy Giả Hạc do tình trạng
thu hái, buôn bán trái phép phổ biến nhƣ hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất
nguồn gen quý trong một tƣơng lai gần. Để bảo tồn, khai thác nguồn gen và phát
triển loài lan quý hiếm này cần phải tiến hành nhân giống và nuôi trồng chúng ở
quy mô lớn.
Ngành Công nghệ Sinh học đang ngày càng phát triển và đã có nhiều thành
tựu trong các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, vi sinh, y tế, dƣợc
phẩm,… Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Công nghệ Sinh học là lĩnh
vực nhân giống cây trồng bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro,
tạo ra số lƣợng cây lớn, cây con đảm bảo chất lƣợng về mặt di truyền của cây mẹ.
Lan là một trong những đối tƣợng đƣợc áp dụng phƣơng pháp nuôi cấy in
vitro nhiều nhất, nhằm tạo ra số lƣợng cây con lớn để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Trong đó, họ lan hay phong lan (Orchidaceae) là một trong những họ thực vật lớn
nhất với khoảng trên 35.000 loài phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Việt Nam là
quốc gia thuộc khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sự phát triển của các loài phong lan.

1


Đồ án tốt nghiệp

Trong những năm gần đây, nhu cầu thƣởng thức hoa của ngƣời Việt ngày càng phát
triển và đƣợc chú trọng. Chính vì vậy, việc cung cấp lan giống cho thị trƣờng cần
đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, các giống hoa lan phổ biến trên thị trƣờng nƣớc ta chủ
yếu là do nhập ngoại từ Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…
Việc nghiên cứu nhân giống cây lan Giả hạc Châu Nhƣ (Dendrobium
anosmum) sẽ góp phần vào cơng việc bảo tồn các nguồn gen lan rừng của Việt
Nam. Do đó, đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự
nhân chồi và tạo cây lan Giả Hạc (Dendrobium anosmum) in vitro” nhằm mục
đích xác định loại mơi trƣờng khống, các chất điều hịa sinh trƣởng và các chất bổ

sung phù hợp nhất cho quá trình nhân nhanh chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ nhằm góp
phần vào cơng tác bảo tồn, khai thác nguồn gen lồi lan rừng Việt Nam cũng nhƣ
hƣớng tới việc nhân nhanh cây con phục vụ thƣơng mại hóa lồi hoa đẹp và có giá
trị thẩm mĩ cao này.
2. Mục tiêu và nội dung của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA, ánh
sáng và các chất hữu cơ đến sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ.
Nội dung của đề tài:
Khảo sát ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA, NAA kết hợp với ánh
sáng lên sự nhân chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ.
Khảo sát ảnh hƣởng của chất hữu cơ (chuối và nƣớc dừa) lên sự nhân chồi và
tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ.

2


Đồ án tốt nghiệp

3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Rất có ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. Giúp sinh viên củng cố lại kiến
thức đã học và nghiên cứu khoa học.
- Thông qua đề tài, tìm hiểu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển cây
lan Giả Hạc.
- Biết đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu một số vấn đề khoa học, xử lý và phân
tích số liệu, biết cách trình bài một bài báo khoa học.
- Cung cấp cho công tác nuôi cấy mô điều kiện tối ƣu cho quá trình sinh chồi
và tạo cây lan Giả Hạc có giá trị kinh tế.
- Tạo tiền đề giúp cho việc phát triển lan Giả Hạc thành nuôi cấy công nghiệp

lan rừng với số lƣợng lớn, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cung cấp đƣợc những điều kiện nuôi cấy tốt nhất cho sự
tăng trƣởng cây lan Giả Hạc in vitro, tạo ra cây giống có chất lƣợng cao đáp ứng
nhu cầu sản xuất tại Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP.HCM.
Xác định đƣợc nồng độ của các chất điều hòa sinh trƣởng BA và NAA kết hợp
với cƣờng độ ánh sáng lên sự nhân nhanh chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ.
Xác định đƣợc nồng độ chuối và nƣớc dừa thích hợp cho sự nhân chồi và tạo
cây ở lan Giả hạc Châu Nhƣ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên. Các nghiệm
thức thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần, mỗi lần 3 chai. Số liệu thu thập đƣợc xử lý thống
kê bằng phần mềm SAS V8 và chƣơng trình Microsoft Excel 2016®, sử dụng trắc
nghiệm phân hạng Duncan’s test với độ tin cậy P

3

0,05.


Đồ án tốt nghiệp

5. Kết quả đạt đƣợc của đề tài
- Xác định đƣợc nồng độ của các chất điều hòa sinh trƣởng BA và NAA kết
hợp với cƣờng độ ánh sáng lên sự nhân nhanh chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ.
- Xác định đƣợc nồng độ chuối và nƣớc dừa thích hợp cho sự nhân chồi và tạo
cây ở lan Giả hạc Châu Nhƣ.
6. Kết cấu của đồ án
Đồ án bao gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu

Chƣơng 2: Vật liệu và phƣơng pháp
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận
Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị

4


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về phong lan
Họ Phong lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc ngành thực vật
hạt kín, lớp một lá mầm (Monocotylendons), họ Lan (Orchidaceae). Họ phong lan
đã biết khoảng 850 chi (APG III, 2009). Ngày nay, dựa vào đặc tính di truyền các
nhà khoa học đã chia họ lan thành 6 họ phụ: Apostasioideae, Cypridioideae,
Neottioideae, Orchidioideae, Epidendroideae, Vandoideae. Họ Lan là một họ thực
vật lớn và phân bố gần nhƣ trên toàn thế giới (ngoại trừ châu Nam Cực). Danh sách
dƣới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ này:
Nhiệt đới châu Mỹ: 250 – 270 chi
Nhiệt đới châu Á: 260 – 300 chi
Nhiệt đới châu Phi: 230 – 270 chi
Châu Đại Dƣơng: 50 – 70 chi
Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 – 60 chi
Bắc Mỹ: 20 – 25 chi [35].
Ở Việt Nam có 137 – 140 chi gồm trên 1000 lồi lan rừng, bao gồm cả địa lan,
thạch lan và phong lan, phân bố rộng khắp cả nƣớc, hầu hết đều có hoa đẹp nên
đƣợc trồng làm cây cảnh [6].
Dựa theo đặc điểm hình thái của thân cây, phong lan đƣợc chia ra làm hai
nhóm:
Nhóm cây đơn thân (monopodial): đây là nhóm chỉ tăng trƣởng về chiều cao,

lá mầm từ đỉnh mọc thêm hàng năm kéo theo thân cây phát triển dài ra có thể đạt
kích thƣớc tối đa đến vài mét. Thân mầm phát triển từ thân gốc gọi là “mắt” cây,
các mắt cây phát triển.
Nhóm cây đa thân (sympodial): thân cây lan tăng trƣởng có giới hạn, đến một
kích thƣớc nào đó thì ngừng phát triển, chồi mới ở gốc lại sẽ phát triển tiếp. Cứ thế

5


Đồ án tốt nghiệp

tiếp tục, chồi nọ sinh ra từ gốc của chồi có trƣớc đến một kích thƣớc nào đó sẽ phát
triển thêm lá và rễ tạo nên một thân cây. Thân cây cứ phát triển theo cách này tạo
nên một tập hợp phân nhánh.
Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện môi trƣờng họ lan đƣợc chia thành
4 nhóm chính [36]:
- Phong lan (Epiphyte): Là lồi sống ký gửi nhờ vào thân cây cao ẩm mục ở
trong rừng hoặc trên núi cao, rễ bám vào các cây to, thân rủ xuống.
- Địa lan (Terrestrial): Là lồi có thân giả dạng củ, rễ chùm sống nhờ đất ở
sƣờn núi, bờ suối hay dƣới tán rừng ẩm ƣớt. Địa lan có nhiều lồi với hình dáng,
màu sắc phong phú đẹp mắt.
- Hoại lan (Saprophyte): Gồm những loại mọc trên rêu và gỗ mục.
- Thạch lan (Lithophyte): Gồm một số loại mọc trên đá.
1.2. Tổng quan về Dendrobium
Chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) là chi lớn thứ 2 trong họ hoa lan đứng sau
lan lọng. Chữ “Dendrobium” có nguồn gốc từ Hy Lạp, “Dendro” hiểu là cây gỗ lớn
và “bio” hiểu là sống [2]. Lan Dendrobium rất phong phú và đa dạng với hơn 1600
loài, phân bố ở các vùng Châu Úc, Châu Á tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á.
Lan Dendrobium rất đa dạng về cấu tạo sinh học, hình thái và phong phú về dạng
cây, dạng hoa. Vì vậy các nhà khoa học đã chia thành 40 nhóm nhỏ và chia thành 2

dạng chính:
- Dạng đứng (Dendrobium phalaenopsis) thƣờng mọc ở xứ nóng, chịu ẩm và
rất siêng ra hoa: Nhất điểm hồng, Nhất điểm hoàng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy tiên,
Sonia,…
- Dạng thịng (Dendrobium nobile) chịu khí hậu mát mẻ: Giả hạc, Hạc vĩ,
Long tu, Phi điệp vàng,…
Với 1600 lồi khác nhau địi hỏi nhiều cách chăm sóc khác nhau, nguyên do là
vì chúng du nhập từ nhiều địa danh khác nhau: Nhật Bản, Triều Tiên và
Newzealand, đặc biệt là New Guinea là nơi sản sinh ra nhiều loài Dendrobium nhất.
6


Đồ án tốt nghiệp

1.3. Tổng quan về lan Giả Hạc (Dendrobium anosmum)
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố
 Nguồn gốc
Giả hạc, lƣỡng điểm hạc, phi điệp hay giả hạc tím,… có tên khoa học là
Dendrobium anosmum, thuộc chi Dendrobium. Đƣợc khoa học gia Lindleyi đặt tên
Giả hạc từ năm 1845. Đặc điểm của giống là sai hoa, hoa to, đẹp và có hƣơng thơm
nên rất đƣợc ƣa chuộng trong chi Lan Hồng Thảo, đƣợc xếp vào loại dịng thân
thịng bởi thân của chúng mọng nƣớc và mọc hƣớng xuống dƣới khi ra hoa tạo
thành một dải nhƣ thác nƣớc. Giả hạc đƣợc mệnh danh là nữ vƣơng lan rừng, là
phong lan quý của rừng nhiệt đới.
 Phân bố
Dendrobium anosmum là đối tƣợng quý hiếm có ở Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Philippines, New Guinea, Bomeo, Indonesia, Malaya và Sri Lanka. Lan Giả hạc có
nhiều trên dãy Trƣờng Sơn từ Nam ra Bắc [17]. Thƣờng mọc trên các cành cây ở
cao độ khoảng 1000 – 1300 m tại các rừng cây nhiệt đới thuộc Đô Lƣơng, Vinh,
Krong Pha, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đắc Lắk, Sơng Bé, Lộc Ninh v.v.... Nhƣng hiện nay

có nhiều nhất tại Di Linh - Lâm Đồng.

Hình 1.1. Một số loại lan Giả Hạc
(Nguồn: />
7


Đồ án tốt nghiệp

Lan Giả hạc Châu Nhƣ
Giả hạc Châu Nhƣ là sự kết hợp của hai dòng cây lan rừng Việt Nam là: Giả
hạc Xuân Di Linh lai với Đại Ý Thảo Xuân Lâm Đồng do chị Châu Nhƣ thực hiện.
Giả hạc Xuân Di Linh: sống trên những thân cây cao và mọc rủ xuống dƣới.
Thân có thể dài tới 3 m, lá mọc đối cách, hoa nở to khoảng 7 cm ra hoa ở các đốt đã
rụng lá, ra hoa vào mùa xuân và hoa có mùi rất thơm, là hoa chơi tết. Về màu sắc
giả hạc Xuân Di Linh có các màu chính nhƣ: tím hồng và trắng. Ngồi ra cịn có
hồng nhạt hồng thẫm hoặc cánh trắng lƣỡi tím.
Đại Ý Thảo Xuân Lâm Đồng: là loại hoa lan dòng thân thòng mọc ở vùng Di
Linh - Lâm Đồng, có thân rất dài và rất mảnh, đƣờng kính thân chỉ bằng 1/3 đến 1/2
thân giả hạc, lá cũng nhỏ và mỏng. Hoa chỉ mọc trên những đốt trụi lá, mỗi cụm hoa
có từ 1 đến 3 hoa màu tím nhạt, cánh mơi trắng có nhiều lơng mịn, phía trong cánh
mơi có những đƣờng gân ngang màu tím đậm, thân Đại Ý Thảo rất dài nên khi hoa
nở tập trung sẽ tạo thành một khóm hoa lớn tha thƣớt nhƣ đi hạc, ra hoa vào mùa
xn.
Chính sự kết hợp trên đã tạo ra loài lan Giả hạc Châu Nhƣ độc đáo với kết cấu
hoa rất đẹp, lạ, màu đậm, hoa nở vào mùa xuân, là loài lan lai nổi tiếng, đa dạng
mặt hoa với nhiều màu sắc đẹp đáng để sƣu tầm.

Hình 1.2. Mặt hoa và màu sắc khác nhau của Giả hạc Châu Nhƣ
(Nguồn: />8



Đồ án tốt nghiệp

1.3.2. Phân loại
 Giới: Plantae (Thực vật)
 Ngành: Angiospermae (Thực vật hạt kín)
 Lớp: Monocotyledoneac (Một lá mầm)
 Bộ: Asparagales (Măng Tây)
 Họ: Orchidaceae (Phong lan)
 Chi: Dendrobium (Hoàng Thảo)
 Loài: Dendrobium anosmum (Giả hạc, Lƣỡng điểm hạc, Phi điệp tím,…).
1.3.3. Đặc điểm hình thái [37]
 Rễ lan
Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các
dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đƣa cơ thể bò đi xa hay chụm lại
thành các bụi dày.
Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dƣỡng, chúng đƣợc bao bởi lớp mô hút
dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy khơng khí, do đó nó ánh lên màu
xám bạc. Với lớp mơ xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nƣớc mƣa chảy dọc dài trên vỏ
cây, lấy nƣớc lơ lửng trên khơng khí, hơi sƣơng và hơi nƣớc, giúp cây bám chặt vào
giá thể, không bị gió cuốn. Một số lồi có lá kém phát triển thậm chí tiêu giảm hồn
tồn, có hệ rễ chứa di lan Giả hạc Châu
Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy
Chiều cao
20
18
16
14
12

10
8
6

Chiều cao

4
2
0

Nghiệm thức

Biểu đồ 3.7. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến chiều cao lan Giả hạc
Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy

53


Đồ án tốt nghiệp

Số lá
6
5
4
3
2

Số lá

1

0

Nghiệm thức

Biểu đồ 3.8. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến số lá lan Giả hạc Châu
Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy
Số rễ
4
3.5
3
2.5
2
1.5
Số rễ

1
0.5
0

Nghiệm thức

Biểu đồ 3.9. Ảnh hƣởng của Chuối và nƣớc dừa đến số rễ lan Giả hạc
Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy

54


Đồ án tốt nghiệp

H1


H2

H3

H4

H5

H6

H7

H8

H9

Hình 3.2. Ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và tạo cây lan
Giả hạc Châu Nhƣ sau 8 tuần nuôi cấy. (1cm:

)

Sau 8 tuần ni cấy trên mơi trƣờng MS có bổ sung chuối và nƣớc dừa, nhận
thấy sự tăng trƣởng chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ có sự khác biệt rõ rệt giữa các
nghiệm thức (bảng 3.2). Việc bổ sung nƣớc dừa và chuối dẫn đến sự tăng trƣởng và
phát triển khác nhau về số chồi, chiều cao chồi, số lá, số rễ, trọng lƣợng tƣơi, trọng
lƣợng khô.
Từ bảng kết quả 3.2, nhận thấy có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm
thức về mặt thống kê. Ở các nghiệm thức bổ sung 40 g/l chuối cho kết quả số chồi
cao nhất trong 3 nồng độ đƣợc bổ sung. Số chồi tăng từ nồng độ 20 g/l chuối đến 40

55


Đồ án tốt nghiệp

g/l chuối, sau đó số chồi giảm khi tiếp tục tăng nồng độ chuối lên 60 g/l. Tƣơng tự
khi bổ sung nƣớc dừa, nồng độ 100 ml/l nƣớc dừa cho số chồi cao nhất trong 3
nồng độ đƣợc bổ sung, số chồi tăng khi tăng nồng độ từ 50 ml/l lên 100 ml/l và
giảm số chồi khi tiếp tục tăng nồng độ nƣớc dừa lên 150 ml/l. Vậy nồng độ 40 g/l là
nồng độ thích hợp nhất khi bổ sung chuối và 100 ml/l là nồng độ phù hợp nhất khi
bổ sung nƣớc dừa vào môi trƣờng nuôi cấy. Khi kết hợp chuối với nƣớc dừa,
nghiệm thức tốt nhất là nghiệm thức bổ sung 40 g/l chuối + 100 ml/l nƣớc dừa, cao
nhất với 3,68 chồi và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức cịn lại.
Ở chỉ tiêu chiều cao chồi có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mặt thống
kê. Chiều cao ở hầu hết các nghiệm thức có sự phát triển tốt, chỉ riêng nghiệm thức
bổ sung 20 g/l chuối + 50 ml/l nƣớc dừa cho kết quả thấp nhất. Chiều cao chồi cao
nhất với kết quả 17,2 mm ở nghiệm thức bổ sung 40 g/l chuối + 100 ml/l nƣớc dừa
và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
Hầu hết các nghiệm thức cho thấy mối liên quan giữa số chồi và chiều cao
chồi, số chồi càng nhiều thì chiều cao chồi càng tăng. Nghĩa là ở các nghiệm thức
có sự phát triển tốt về số chồi thì sẽ phát triển đồng thời cả về chiều cao.
Ở chỉ tiêu số lá sau 8 tuần nuôi cấy, nhận thấy khơng có sự khác biệt nhiều về
số lá giữa các nghiệm thức về mặt thống kê. Chỉ riêng nghiệm thức bổ sung 20 g/l
chuối + 50ml/l nƣớc dừa cho kết quả số lá ít. Do các mẫu đƣợc cấy vào phần lớn bị
vàng lá và chết dần. Số rễ giữa các nghiệm thức có sự khác biệt dựa trên kết quả
thống kê. Ở nghiệm thức bổ sung 20 g/l chuối hầu hết mẫu đều phát sinh rễ, ở 2
nồng độ chuối 40 g/l và 60 g/l khơng có sự phát sinh rễ hoặc ra rễ rất ít. Các nghiệm
thức bổ sung nƣớc dừa ở nồng độ 100 ml/l và 150 ml/l đều cho số rễ rất cao, số rễ
giảm tại nồng độ nƣớc dừa là 50 ml/l. Khi kết hợp chuối và nƣớc dừa với nhau số rễ
tăng khi nồng độ nƣớc dừa tăng. Nghiệm thức có số rễ cao nhất là nghiệm thức bổ

sung 60 g/l chuối và 150 ml/l nƣớc dừa cho số rễ là 3,8 rễ/mẫu. Tuy nhiên ở thí
nghiệm này khảo sát ảnh hƣởng của chuối và nƣớc dừa lên sự nhân chồi và tạo cây,
với các nồng độ chuối và nƣớc dừa trong thí nghiệm này phù hợp cho khả năng

56


Đồ án tốt nghiệp

nhân chồi của lan Giả hạc Châu Nhƣ hơn là tạo cây. Kết quả cho thấy số chồi đƣợc
nhân lên nhiều, đồng đều còn sự phát sinh rễ ít có một số nghiệm thức khơng tạo rễ.
Vì vậy thí nghiệm này có thể là bƣớc đệm cho các bƣớc tiếp theo nghiên cứu các
nồng độ chuối và nƣớc dừa khác tác động tạo rễ cây lan Giả hạc Châu Nhƣ.
Khi bổ sung chuối với các nồng độ 20, 40, 60 g/l thì ở các nghiệm thức bổ
sung chuối với nồng độ 40 g/l cho trọng lƣợng tƣơi cao hơn 2 nồng độ còn lại. Với
các nghiệm thức bổ sung nƣớc dừa thì trọng lƣợng tƣơi tăng khi tăng nồng độ bổ
sung của nƣớc dừa từ 50 ml/l lên 100 ml/l và giảm khi tăng nồng độ nƣớc dừa lên
150 ml/l. Nghiệm thức khi kết hợp nồng độ chuối là 40 g/l và nƣớc dừa là 100 ml/l
cho kết quả trọng lƣợng tƣơi cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên,
khi kết hợp 20 g/l chuối + 50 ml/l nƣớc dừa cho trọng lƣợng tƣơi thấp nhất so với
các nghiệm thức còn lại. Kết quả trọng lƣợng khô tƣơng tự trọng lƣợng tƣơi, các
nghiệm thức có trọng lƣợng tƣơi càng cao thì trọng lƣợng khơ cũng cao và ngƣợc
lại. Chồi cây sinh trƣởng trên môi trƣờng bổ sung 40 g/l chuối + 100 ml/l nƣớc dừa
cho sự tăng trƣởng và phát triển tốt ở các chỉ tiêu số chồi, chiều cao chồi, số lá, với
trọng lƣợng tƣơi và trọng lƣợng khô cao nhất trong các nghiệm thức. Trong đó,
nghiệm thức này cũng cho phần trăm chất khô đạt giá trị cao nhất với 9,8%.
Ở nghiệm thức bổ sung 20 g/l chuối + 50 ml/l nƣớc dừa cho kết quả thấp nhất
ở hầu hết các chỉ tiêu theo dõi do nồng độ chuối và nƣớc dừa q thấp khơng đủ để
kích thích chồi phân hóa, nhân nhanh chồi và tăng trƣởng dẫn đến tình trạng chồi
chậm phát triển, khiến số chồi, chiều cao chồi, số lá giảm. Nghiệm thức bổ sung 60

g/l chuối + 150 ml/l nƣớc dừa các chỉ tiêu cũng không phát triển tốt, điều này cho
thấy bổ sung chuối và nƣớc dừa quá nhiều sẽ làm ức chế sự phát triển của chồi, có
thể do áp lực thẩm thấu của mơi trƣờng cao và ngăn chặn sự hấp thu nƣớc và các
chất cần thiết cho sự phát triển của chồi lan Giả hạc Châu Nhƣ. Ở nghiệm thức bổ
sung 40 g/l chuối và 100 ml/l nƣớc dừa lại cho kết quả tối ƣu ở các chỉ tiêu theo dõi.
Các chồi đang trong quá trình sinh trƣởng và phát triển mạnh, do có sự bổ sung của
100 ml/l nƣớc dừa chứa chất thuộc nhóm Cytokinin, có tác dụng cho sự phân chia tế
bào, giúp tăng chiều cao chồi. Sự bổ sung của 40 g/l chuối làm tăng hàm lƣợng
57


Đồ án tốt nghiệp

đƣờng và khoáng giúp cây phát triển, giúp rễ phát triển tuy số rễ phát sinh ở nghiệm
thức này không phải nhiều nhất nhƣng cũng không chênh lệch quá nhiều so với
nghiệm thức cho số rễ cao nhất. Nhờ tất cả các yếu tố trên nên nghiệm thức bổ sung
nồng độ 40 g/l chuối + 100 ml/l nƣớc dừa là nghiệm thức tốt nhất cho sự nhân chồi
và phát triển của lan Giả hạc Châu Nhƣ. Cụ thể kết quả các chỉ tiêu đạt giá trị cao
với số chồi 3,68 chồi/mẫu, chiều cao chồi 17,2 mm, số lá đạt 5,08 lá/mẫu, trọng
lƣợng tƣơi đạt 1238,4 mg, trọng lƣợng khô đạt 121,7 mg, hàm lƣợng chất khô 9,8%.
Chồi phát triển tốt, mập, xanh, cao, khỏe.
Vậy ở giai đoạn này môi trƣờng bổ sung 40 g/l chuối và 100 ml/l nƣớc dừa
thích hợp nhất cho sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ.

58


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài và dựa vào các kết quả thí nghiệm đƣợc ghi
nhận nhƣ sau:
- Sau 8 tuần nuôi cấy, ở môi trƣờng bổ sung 1 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA kết
hợp với LED đỏ là thích hợp nhất đến khả năng nhân nhanh chồi lan Giả hạc Châu
Nhƣ với 22,7 chồi, chồi nhiều, to. Trọng lƣợng tƣơi cao 3864 mg, trọng lƣợng khô
cũng cho kết quả cao 279,1 mg.
- Trong môi trƣờng khảo sát sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ,
thì mơi trƣờng có bổ sung 40 g/l chuối + 100 ml/l nƣớc dừa là thích hợp nhất với số
chồi 3,68 chồi và chiều cao chồi 17,2 mm, chồi cao, thân to, nhiều lá, phiến lá to,
nhiều rễ.
4.2. Kiến nghị
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên tôi xin đƣa ra những kiến nghị nhƣ
sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hƣởng của chất hữu cơ (chuối và nƣớc dừa) lên
sự nhân chồi và tạo cây lan Giả hạc Châu Nhƣ, cho thấy hàm lƣợng chuối và nƣớc
dừa trong thí nghiệm khơng tác động nhiều đến sự tạo rễ của lan. Do đó, cần những
nghiên cứu thêm các môi trƣờng khác nhau nhằm tăng khả năng tạo rễ trên lan Giả
hạc.
- Tiếp tục khảo sát ảnh hƣởng của các loại đèn đến tỷ lệ sống của lan Giả hạc
Châu Nhƣ ở giai đoạn hậu cấy mô.

59


×