Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________

Nguyễn Thị Thu Thủy

ẢNH HƯỞNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_________________________

Nguyễn Thị Thu Thủy

ẢNH HƯỞNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Sản phẩm đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường bất
động sản TP. HCM” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa.
Số liệu, hình ảnh và nội dung phân tích là trung thực, được thu nhập từ các
nguồn chính thống, đáng tin cậy. Tôi chịu trách nhiệm với nội dung luận văn.
Tôi chân thành cám ơn sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị
Liên Hoa và các thầy cô giảng viên bộ môn trong thời gian qua.
TP. HCM, tháng 05 năm 2019
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.................................................................. 1
1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 2

1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu ................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .......................... 3
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3
2.2. Sơ lược các bài nghiên cứu trước đây ............................................................ 7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 11
3.1. Mơ hình và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 11
3.2. Dữ liệu thu thập ........................................................................................... 13
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 21


4.1. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 21
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 28
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................. 31
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 31
5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Bất động sản

BĐS

Ngân hàng Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Trung ương


NHTW

Ngân hàng Thương mại

NHTM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mô tả các biến ............................................................................................... 21
Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả từ Eviews ................................................................. 22
Bảng 3: Kiểm định nghiệm đơn vị .............................................................................. 22
Bảng 4: Độ trễ tối ưu cho mơ hình VAR ..................................................................... 23
Bảng 5: Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................... 23
Bảng 6: Kiểm định phân rã phương sai ....................................................................... 26
Bảng 7: Kết quả mơ hình VAR ................................................................................... 26


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Chính sách tiền tệ mở rộng .............................................................................. 8
Hình 2: Chính sách tiền tệ thu hẹp ................................................................................ 8


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Chỉ số giá nhà ở tại TP. HCM.................................................................... 14
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của TP. HCM ..................................................... 15
Biểu đồ 3: Lãi suất cho vay dài hạn bình quân bằng VND. ......................................... 17

Biểu đồ 4: Cung tiền M2 ............................................................................................ 18
Biểu đồ 5: Chỉ số chứng khoán Việt Nam ................................................................... 20
Biểu đồ 6: Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function) .................................... 24


TĨM TẮT
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường bất động sản TP. HCM
Bài nghiên cứu dựa trên mơ hình VAR cùng với các kết quả kiểm định để phân
tích những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách tiền tệ đến thị trường bất
động sản tại TP. HCM. Kết quả phân tích cho thấy biến chỉ số SPPI đại diện cho thị
trường bất động sản chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những biến động của vốn đầu tư
nước ngoài FDI, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tốc độ tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, các
yếu tố khác như cung tiền M2, dư nợ bất động sản REL, lãi suất cho vay R và chỉ số
chứng khoán VNI cũng tác động đến chỉ số SPPI.
Từ khóa: Thị trường bất động sản, chính sách tiền tệ.

ABSTRACT
The impact of monetary policy on the real estate market in Ho Chi Minh City
This paper is based on the VAR model with test results on analyzing the effects
of monetary policy and macroeconomic factors on the real estate market in Ho Chi
Minh City. The analytical results show that the SPPI index represents the real estate
market is most affected by foreign direct investment FDI, consumer price index CPI
and GDP growth rate. Besides, other factors such as money supply M2, the fluctuations
of real estate loans REL, lending interest rate R and VNI stock index also affected the
SPPI index.
Keywords: Real estate market, monetary policy.


1


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Vì BĐS là tài sản có giá trị lớn khơng chỉ của hộ gia đình, cá nhân mà cịn đối
với khu vực, cả nước, bên cạnh đó, thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị
trí quan trọng và liên quan nhiều đến nền kinh tế quốc gia cũng như kinh tế các ngành
khác như xây dựng, tài chính, thương mại dịch vụ,... nên những biến động của thị
trường BĐS dù ít hay nhiều đều có tác động đến nền kinh tế quốc gia và các ngành
kinh tế khác.
Việc điều hành và kiểm soát tốt thị trường của các chủ thể tham gia thị trường
không chỉ giúp cho bản thân thị trường BĐS hoạt động ổn định mà còn giúp cho các
ngành khác phát triển ổn định theo.
Để có thể điều hành và kiểm soát tốt được thị trường, các chủ thể tham gia thị
trường phải nắm được các nhân tố nào có tác động, ảnh hưởng đến thị trường BĐS, cơ
chế hoạt động của thị trường ra sao, bản thân của thị trường BĐS một khi có sự biến
động sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao. Và một
trong những yếu tố mang tính khách quan nhưng có thể chi phối nhiều ngành nghề
trong nền kinh tế, trong đó có BĐS, là chính sách tiền tệ của NHNN, cần được tìm hiểu
và phân tích sâu hơn. Đó là lý do tơi chọn đề tài “Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thị
trường BĐS tại TP. HCM”
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố của chính sách tiền tệ nói chung và ở
Việt Nam nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của thị trường
BĐS tại TP. HCM, trong thời gian 10 năm từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2018. Từ đó,
xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong chính sách tiền tệ đến hoạt động


2


của thị trường BĐS tại TP. HCM, để có thể đưa ra các kiến nghị phù hợp, giải quyết
được một số vấn đề nổi bật của thị trường.
1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu là các số liệu thứ cấp được thu thập theo từng quý từ quý 1 năm 2009
đến quý 4 năm 2018, từ các nguồn đảm bảo tính chuẩn xác và đáng tin cậy như các báo
cáo nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, NHNN
Việt Nam, Cục Thống kê TP. HCM và Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM,...
Một số chỉ số của chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến hoạt động thị trường
BĐS: Chỉ số giá nhà tại TP. HCM, dư nợ cho vay BĐS trên khu vực TP. HCM, lãi suất
cho vay dài hạn bình qn trên thị trường, cung tiền M2, dịng vốn đầu tư nước ngoài
vào BĐS tại TP. HCM,....
Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để
phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường BĐS tại TP. HCM, thơng qua
mơ hình VAR.
1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Luận văn được chia thành 5 phần chính:
 Chương 1: Giới thiệu.
 Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


3

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY


2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1.

Tổng quan thị trường BĐS

Thị trường BĐS có mối quan hệ mật thiết với thị trường vốn và thị trường tiền
tệ và nhạy cảm với các biến động kinh tế, chính trị, xã hội, nên từng biến động của thị
trường tài chính, và của nền kinh tế chung đều ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường
BĐS.
Đại diện cho thị trường BĐS trong nghiên cứu này là chỉ số giá nhà ở, là chỉ số
sẽ mô phỏng xu hướng thị trường một cách định lượng, thúc đẩy tính minh bạch của thị
trường và cung cấp thêm các công cụ ra quyết định. Chỉ số này đo lường sự thay đổi
giá dưới ảnh hưởng của các vận động và biến chuyển ngoại vi của thị trường, ví dụ như
sự gia nhập của các dự án mới. Quý cơ sở của SPPI là quý 1/2009. Savills cung cấp 2
hệ thống chỉ số giá riêng biệt: Chỉ số so sánh theo quý (QoQ index) và chỉ số so sánh
theo kỳ cơ sở (QoB index). Chỉ số so sánh theo quý (QoQ index) được tính tốn dựa
trên rổ dự án nhất qn và được cập nhật. Phương pháp này cho phép rổ cố định được
duy trì nhằm so sánh giá cả giữa các quý; tuy nhiên, dự án mới vẫn được cập nhật vào
rổ để đảm bảo phản ánh kịp thời các chuyển động của thị trường.
Một số rủi ro đặc trưng của thị trường BĐS1:
 Rủi ro kinh doanh: Dòng thu nhập từ khoản đầu tư BĐS là thu nhập từ cho thuê
mặt bằng hoặc mua bán nhà đất. Do đó các nhà đầu tư BĐS phải chịu rủi ro kinh doanh
chủ yếu là do biến động trong nền kinh tế làm thay đổi nhu cầu BĐS,...
 Rủi ro thanh khoản: Xảy ra khi thị trường liên tiếp khơng có sẵn nhiều người
mua, người bán và giao dịch thường xuyên. BĐS có mức độ rủi ro thanh khoản tương

1

William B. Brueggeman và Jeffray D. Fisher. Real Estate Finance and Investments. 14th edition. New York:
Douglas Reiner.



4

đối cao. Tính thanh khoản của BĐS phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí dự án, khả năng
sử dụng linh hoạt, tiện ích, uy tín, thương hiệu chủ đầu tư…
 Rủi ro lạm phát: Lạm phát có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư nếu
thu nhập từ việc đầu tư không tăng đủ để bù đắp những tác động của lạm phát, do đó
làm giảm giá trị thực của khoản đầu tư. Hơn nữa, trong thời kỳ tỷ lệ nhu cầu về BĐS
thấp thì thu nhập từ BĐS khơng có xu hướng tăng cùng với lạm phát.
 Rủi ro lãi suất: Những thay đổi trong lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá trị các khoản
đầu tư. Tuy nhiên tùy thuộc vào kỳ hạn (đầu tư ngắn hạn và dài hạn), mà giá trị của
một số khoản đầu tư sẽ phản ứng nhiều hơn các khoản khác, do đó làm tăng khả năng
lỗ hoặc lời, đó là rủi ro lãi suất. BĐS có xu hướng sử dụng địn bẩy cao, và do đó tỷ
suất sinh lợi thu được của các nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lãi
suất.
 Rủi ro pháp lý: BĐS phải chịu nhiều quy định về thuế, quy hoạch, và các hạn
chế khác... Kết quả rủi ro pháp lý là những thay đổi thực tế trong quy định có thể ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của khoản đầu tư.
2.1.2.

Tổng quan về chính sách tiền tệ

2.1.2.1.

Cơng cụ của chính sách tiền tệ

Năm cơng cụ cơ bản của chính sách tiền tệ thường được sử dụng ở Mỹ và hầu
hết các quốc gia trên Thế giới là: Lãi suất, cung tiền, cửa sổ chiết khấu, tỷ giá hối đoái
và nghiệp vụ thị trưởng mở.

Khác với các các quốc gia trên Thế giới, năm công cụ cơ bản của chính sách
tiền tệ thường được sử dụng ở Việt Nam: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, nghiệp
vụ thị trưởng mở và dự trữ bắt buộc.


5

2.1.2.2.

Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chung

Trước khi hoạch định chính sách tiền tệ, NHNN xem xét và đánh giá các yếu tố
kinh tế, để có thể định hướng đúng chiến lược, chiến thuật thực hiện chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ sẽ tác động đến cung tiền, nhằm ảnh hưởng đến lạm phát, và từ đó là
tác động đến mức độ đi vay và chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp.
Hình 1: Chính sách tiền tệ mở rộng

NHTW

Nhà đầu


Tăng
nguồn
cung cho
vay

Giảm lãi
suất


Tăng
tổng chi
tiêu nền
kinh tế

Tăng
trưởng
kinh tế

 Chính sách mở rộng cung tiền làm cho nền kinh tế tăng trưởng, làm tăng lạm
phát.
Hình 2: Chính sách tiền tệ thu hẹp

NHTW

Nhà đầu


Giảm
nguồn
cung cho
vay

Tăng lãi
suất

Giảm
tổng chi
tiêu nền
kinh tế


Giảm
lạm phát

 Chính sách thu hẹp cung tiền làm giảm lạm phát.
2.1.2.3.

Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường BĐS

Cú sốc chính sách tiền tệ, dưới hình thức tăng tổng tài sản của NHTW, khơng
chỉ ảnh hưởng đến giá nhà, mà còn cả nguồn cung nhà ở và thị trường thế chấp.
Đầu tiên, khi thực hiện bất kỳ hình thức chính sách tiền tệ nào, các NHTW phải
tìm hiểu thêm về chính sách của họ được chuyển sang nền kinh tế rộng lớn hơn (như
thông qua thị trường nhà ở). Việc này đặc biệt quan trọng khi các nhà hoạch định chính
sách kết hợp cả chính sách tài khóa và tiền tệ hoặc sử dụng một số chính sách cụ thể


6

tập trung vào một lĩnh vực kinh tế, khi nhiều tương tác giữa các biện pháp chính sách
khác nhau có thể đã có hiệu lực. Điều này có liên quan trực tiếp khi xem xét giai đoạn
phục hồi sau khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế khi chính sách tiền tệ mở rộng được
kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng hoặc trái ngược. Các nhà hoạch định chính
sách cũng phải xem xét ảnh hưởng của chi phí tài chính thấp hơn và tổng cầu cao hơn
về nhà ở khơng chỉ ảnh hưởng đến sự giàu có liên quan đến nhà ở, mà còn ảnh hưởng
của doanh thu nhà ở tiềm năng cao hơn.
Trong những năm trở lại đây, chính sách tiền tệ nới lỏng đã phần nào giúp các
kênh đầu tư tăng trưởng tích cực, trong đó thị trường BĐS được hưởng lợi khá lớn. Với
lãi suất ở mức thấp, các ngân hàng dễ cho vay hơn, nhiều người đã mạnh dạn vay vốn
đầu tư, kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, một khi chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại thì các

kênh đầu tư sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do đó, sự tăng trưởng bền vững hay khơng của
thị trường BĐS phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.
Borio và Lowe (2002) nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ không chỉ tập trung
vào lạm phát. Nếu NHTW phản ứng trực tiếp đến sự thay đổi giá tài sản bằng cách
điều chỉnh lãi suất, biến động kinh tế sẽ trở nên trầm trọng hơn (Bernanke, 1999). Sự
thay đổi giá BĐS của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất địa phương và sự gia
tăng giá BĐS sẽ gây ra lãi suất thực tăng (Bjornland và Jacobsen, 2009).
Về mặt lý thuyết, chính sách tiền tệ bao gồm một số các yếu tố điển hình như lãi
suất, tỷ giá hối đối,... khơng hồn tồn ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS mà
ảnh hưởng gián tiếp thông qua chỉ số các yếu tố kinh tế chung, bên cạnh tỷ lệ dư nợ,
dịng vốn đầu tư vào thị trường BĐS.
Chính sách tiền tệ chặt chẽ có thể dẫn đến tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP trong
ngắn hạn và trung hạn ở mức cao hơn. Tuy nhiên, lãi suất có tác động lớn đến giá nhà
thực. Lãi suất có tác động lớn đến giá BĐS và việc sử dụng giá BĐS làm chỉ số tham
khảo trong khung chính sách tiền tệ có thể mang lại hiệu quả. Phản ứng của tín dụng


7

đối với sự thay đổi của lãi suất và giá nhà ở cho thấy rằng các khoản tín dụng hiếm khi
được tái cấp vốn khi giá nhà và lãi suất thay đổi. Chiến lược ổn định giá BĐS về lâu
dài cũng sẽ ổn định mức tín dụng nếu tín dụng hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho
BĐS (Orjan Robstad, 2017).
Giữa tín dụng và thị trường BĐS có mối quan hệ hai chiều: Một mặt, tín dụng
BĐS làm thay đổi cung, cầu BĐS; tăng trưởng tín dụng BĐS làm gia tăng giá cả BĐS.
Mặt khác, khi thị trường BĐS chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực (như nợ xấu BĐS, khối
lượng giao dịch thấp...) sẽ làm hạn chế nguồn tín dụng vào thị trường này. (Lê Hà
Diễm Chi, 2014)
Khi thị trường BĐS tăng trưởng kéo theo dòng vốn ngân hàng đổ vào cả phía
cung lẫn sức cầu, đồng thời dịng tiền tiết kiệm có thể chững lại để chuyển sang đầu tư

BĐS. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một xu hướng tốt và sẽ không gây bất ổn nếu quá
trình luân chuyển vốn giữa hai thị trường này được vận hành thông suốt. Đồng thời, cơ
chế quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS được giám sát một cách chặt chẽ để có
thể hạn chế từ xa những nguy cơ thị trường BĐS phát triển quá nóng.
Khi nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về nhà ở và nhu cầu chuyển dịch
BĐS giữa các chủ thể ngày càng lớn. Sự xuất hiện các ngành mới, các doanh nghiệp
mới, các kỹ thuật xây dựng mới cũng dẫn đến nhu cầu chuyển đổi và chuyển giao BĐS
giữa các chủ thể và giữa các ngành kinh tế. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển của nền
kinh tế chung, thị trường BĐS cũng có động lực và dư địa để phát triển.
Theo nghiên cứu của Xiaoqing Eleanor Xu, Tao Chen (2011), chính sách tiền tệ
mở rộng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng giá nhà tiếp theo, trong khi hạn chế chính
sách tiền tệ có xu hướng giảm tốc độ tăng giá nhà. Do NHTW trực tiếp kiểm sốt lãi
suất và chính sách tín dụng cơ bản của các NHTM và hệ thống tỷ giá hối đoái được
quản lý thả nổi, sự tăng trưởng của cung tiền phản ánh cả chính sách tiền tệ của NHTW
và dịng tiền nóng chủ yếu được chuyển đổi thành tiền cơ sở; Thị trường chứng khoán


8

tăng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng giá nhà tiếp theo; Sự tăng trưởng của cung tiền
và thay đổi chính sách thanh tốn thế chấp ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng giá nhà
ở. Lợi nhuận của thị trường chứng khoán giúp dự đoán sự tăng trưởng tiếp theo của giá
nhà do hiệu ứng của cải và sự điều chỉnh tương đối chậm của ngành BĐS.
2.2. Sơ lược các bài nghiên cứu trước đây
2.2.1.

On Correlation between RMB Exchange Rate and Real Estate Price
based on Financial Engineering – LIU Yang, HU Zhiqiang (2012)

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế của Nhân dân

tệ và giá BĐS bằng mơ hình VAR, sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 2007
đến tháng 12 năm 2010.
Trong ngắn hạn, việc tăng giá nhà đất sẽ gây ra sự suy thoái. Tuy nhiên, về lâu
dài, BĐS có tác động tích cực đến tỷ giá Nhân dân tệ, do đó dựa trên nền tảng kỹ thuật
tài chính hiện tại, kiểm sốt giá BĐS để duy trì sự tăng giá dần với mức tăng nhẹ của
Nhân dân tệ.
2.2.2.

House prices, credit and the effect of monetary policy in Norway
evidence from structural VAR models – Orjan Robstad (2017)

Tác giả Orjan Robstad đã sử dụng mơ hình VAR cấu trúc với các biến số: Lãi
suất, tỷ lệ lạm phát, GDP, tín dụng, giá nhà ở, tỷ giá hối đoái, để thực hiện nghiên cứu
các phản ứng của giá nhà và tín dụng hộ gia đình đối với các cú sốc chính sách tiền tệ ở
Norway và định lượng ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đối với tín dụng hộ gia
đình và giá nhà ở Norway.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giá nhà phản ứng khá mạnh với cú sốc chính sách
tiền tệ ở Norway. Hiệu ứng này mạnh mẽ trên hầu hết các mơ hình ước tính và tương
đối lớn so với các nghiên cứu SVAR tương tự sử dụng dữ liệu của Mỹ, Euro hoặc


9

OECD; và lãi suất có tác động lớn đến giá nhà thực và các khoản nợ của hộ gia đình
hiện tại hiếm khi được tái cấp vốn khi giá nhà và lãi suất thay đổi.
2.2.3.

Housing markets and unconventional monetary policy – Charles
Rahal (2016)


Tác giả Charles Rahal đã sử dụng mô hình PVAR để xem xét thị trường BĐS đã
phản ứng như thế nào trước những cú sốc chính sách tiền tệ dưới hình thức đổi mới
trong tổng tài sản và cơ sở tiền tệ, chính sách tiền tệ có thể làm giảm lãi suất thực tế,
giảm chi phí sử dụng nhà ở và do đó làm tăng nhu cầu về nhà ở.
Một cú sốc chính sách tiền tệ, dưới hình thức tăng tổng tài sản của NHTW,
không chỉ ảnh hưởng đến giá nhà, mà còn cả nguồn cung nhà ở và thị trường thế chấp.
Mặc dù có nhiều biện pháp chính sách khác nhau và cấu trúc thể chế thị trường thế
chấp không đồng nhất, kết quả nhất quán giữa các quốc gia và trong lựa chọn độ dài
của độ trễ, đặc điểm kỹ thuật mơ hình và tần suất dữ liệu được sử dụng.
2.2.4.

Effect analysis of real estate price and monetary policy an empirical
study based on china macroeconomic data – Liang Su, Li Lin,
Shaozhen Chen, Lin Li (2018)

Mục đích bài nghiên cứu của tác giả là phân tích các yếu tố chính sách và tìm
hiểu về tài chính BĐS. Giá BĐS có thể can thiệp vào tác động của chính sách tiền tệ
làm tăng giá BĐS, làm tăng tính khơng chắc chắn của chính sách tiền tệ.
"Tài chính BĐS" là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng giá BĐS.
Giá đất tăng là yếu tố chính thúc đẩy giá nhà đất tăng lên.
Các tác giả sử dụng mơ hình VAR với các biến số: giá BĐS, lãi suất, cung tiền
M2, giá đất.
Chính sách tiền tệ làm giảm lãi suất thị trường vốn, giúp giá BĐS giảm ở một
mức độ nhất định. Tuy nhiên, một lượng vốn lớn sẽ chảy vào ngành BĐS vì điều này,


10

dẫn đến giảm quy mô đầu tư công nghiệp và do đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
trong các ngành cơng nghiệp khác. Tài chính BĐS sẽ làm tăng giá BĐS đồng thời kích

thích nền kinh tế, có tác động ngược lại đến sự phát triển của ngành BĐS.
Khi giá BĐS thay đổi gây ra sự sai lệch so với mức dự kiến của các chỉ số tiền
tệ, NHTW buộc phải áp dụng các phương tiện điều chỉnh chính sách tiền tệ, làm tăng
tính khơng chắc chắn của chính sách tiền tệ.
2.2.5.

The effect of monetary policy on real estate price growth in China –
Xiaoqing Eleanor Xu, Tao Chen (2011)

Tác giả sử dụng mơ hình LHPYG, dữ liệu hàng quý từ quý 1/1998 đến quý
4/2009 và dữ liệu hàng tháng từ tháng 7/2005 đến tháng 2/2010 gồm các biến số: Lãi
suất cho vay ngân hàng chuẩn dài hạn, tăng trưởng cung tiền, chỉ số chính sách tín
dụng thế chấp, chỉ số tăng trưởng giá nhà ở.
Kết quả cho thấy: Chính sách tiền tệ mở rộng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng
giá nhà tiếp theo, trong khi hạn chế chính sách tiền tệ có xu hướng giảm tốc độ tăng giá
nhà. Do NHTW trực tiếp kiểm soát lãi suất và chính sách tín dụng cơ bản của các
NHTM và hệ thống tỷ giá hối đoái được quản lý thả nổi, sự tăng trưởng của cung tiền
phản ánh cả chính sách tiền tệ của NHTW và dịng tiền nóng chủ yếu được chuyển đổi
thành tiền cơ sở; Thị trường chứng khốn tăng có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng giá
nhà tiếp theo; Sự tăng trưởng của cung tiền và thay đổi chính sách thanh tốn thế chấp
ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng giá nhà ở Trung Quốc. Lợi nhuận của thị trường
chứng khoán giúp dự đoán sự tăng trưởng tiếp theo của giá nhà do hiệu ứng của cải và
sự điều chỉnh tương đối chậm của ngành BĐS.


11

CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài nghiên cứu này, tôi áp dụng mơ hình VAR (Vector auto
regression) với các biến số: Chỉ số giá nhà ở, lãi suất cho vay dài hạn, cung tiền M2,
các chỉ số kinh tế, theo bài nghiên cứu số 4 “Effect analysis of real estate price and
monetary policy an empirical study based on china macroeconomic data” (Liang Su, Li
Lin, Shaozhen Chen, Lin Li, năm 2018).
Mục đích chính của việc sử dụng mơ hình VAR là để kiểm tra mối quan hệ giữa
các biến, vì giữa các biến khơng chỉ có mối quan hệ một chiều ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc mà trong một vài trường hợp, biến phụ thuộc cũng có tác động ngược lại biến
giải thích.
Cụ thể, nghiên cứu sử dụng một số kiểm định và phương pháp phân tích như:
(1) Thống kê mơ tả
(2) Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test): Cung cấp thơng tin về tính dừng của
các biến bằng cách sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF).
(3) Tìm kiếm độ trễ tối ưu cho mơ hình VAR dựa trên tiêu chí Akaike (AIC) và
Schwarz.
(4) Kiểm định nhân quả Granger: Xác định các biến kinh tế vĩ mơ được lựa chọn có
mối tương quan với chỉ số SPPI tại TP.HCM hay không.
(5) Hàm phản ứng đẩy (Impulse Responses Function): Phát hiện phản ứng của các
biến phụ thuộc đối với các cú sốc đối với các biến khác trong mơ hình.
(6) Kiểm định phân rã phương sai (Variance Decomposition): Phân tích cấu trúc mơ
hình VAR, phân tích sự biến thiên của một biến do tác động bởi cú sốc của
chính biến đó và cú sốc của các biến nội sinh khác.


12

(7) Kết quả mơ hình VAR: Xem xét mức độ ảnh hưởng của những thay đổi trong
các biến đến chỉ số SPPI và ngược lại. Trình bày các số liệu thống kê mô tả các

biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong mơ hình VAR.
Trong bài nghiên cứu “Effect analysis of real estate price and monetary policy
an empirical study based on china macroeconomic data” của Liang Su, Li Lin,
Shaozhen Chen, Lin Li, các tác giả đã sử dụng mô hình VAR của Christopher A. Sims
đã tìm ra và phát triển những năm 1980. Dựa vào sự phân tích mối quan hệ giữa tài
chính BĐS và chính sách tiền tệ, mơ hình VAR bao gồm các biến giá BĐS (real estate
prices, HP), lãi suất cho vay (interest rates, R), cung tiền (money supply, M), giá đất
(land prices, LP).
𝛼11
𝑑1
𝐻𝑃𝑡
𝛼
𝑅
𝑑
[ 𝑡 ] = [ 2 ] + [ 21
𝑀𝑡
𝑑3
𝛼31
𝐿𝑃𝑡
𝑑4
𝛼41

𝛽11
𝛽21
𝛽31
𝛽41

𝛼1𝑛
𝛼
+ ⋯ + [ 2𝑛

𝛼3𝑛
𝛼4𝑛

𝛾11
𝛾21
𝛾31
𝛾41
𝛽1𝑛
𝛽2𝑛
𝛽3𝑛
𝛽4𝑛

𝜂11 𝐻𝑃𝑡−1
𝛼12
𝜂21 𝑅𝑡−1
𝛼
][
] + [ 22
𝜂31 𝑀𝑡−1
𝛼32
𝜂41 𝐿𝑃𝑡−1
𝛼42
𝛾1𝑛
𝛾2𝑛
𝛾3𝑛
𝛾4𝑛

𝛽12
𝛽22
𝛽32

𝛽42

𝛾12
𝛾22
𝛾32
𝛾42

𝜂12 𝐻𝑃𝑡−2
𝜂22 𝑅𝑡−2
][
]
𝜂32 𝑀𝑡−2
𝜂42 𝐿𝑃𝑡−2

𝜀1𝑡
𝜂1𝑛 𝐻𝑃𝑡−𝑛
𝜀2𝑡
𝜂2𝑛 𝑅𝑡−𝑛
][
] + [𝜀 ]
𝜂3𝑛 𝑀𝑡−𝑛
3𝑡
𝜀4𝑡
𝜂4𝑛 𝐿𝑃𝑡−𝑛

Theo Christopher A. Sims giả định, 𝜀𝑘𝑡 (𝑘 = 1,2,3,4) tuân theo quá trình nhiễu
trắng (white noise process), nhưng cho phép tương quan tạm thời giữa các thời điểm bị
nhiễu của hai phương trình. Sự thay đổi trong các nhân tố có ảnh hưởng tạm thời đến
nhiều biến tương ứng khác.
𝑐𝑜𝑣(𝜀𝑚𝑝, 𝜀𝑛𝑞 ) = {


𝜎𝑚𝑛 𝑛ế𝑢 𝑝 = 𝑞
, (𝑚 ≠ 𝑛)
0

𝜀1𝑡
𝐻𝑃𝑡
𝐻𝑃𝑡−1
𝜀2𝑡
𝑅
𝑅
[ 𝑡 ] = Γ0 + ∑ Γ [ 𝑡−1 ] + [𝜀 ]
𝑀𝑡
𝑀𝑡−1
3𝑡
𝜀
𝐿𝑃𝑡
𝐿𝑃𝑡−1
4𝑡


13

Γ𝑖 là ma trận hệ số của mơ hình, 𝑖 = (1,2,3, … , 𝑛)
𝛼11
𝑑1
𝛼
𝑑
Γ0 = [ 2 ] , Γ𝑖 = [ 21
𝑑3

𝛼31
𝑑4
𝛼41

𝛽11
𝛽21
𝛽31
𝛽41

𝛾11
𝛾21
𝛾31
𝛾41

𝜂11
𝜂21
]
𝜂31
𝜂41

3.2. Dữ liệu thu thập
Theo nội dung từ bài nghiên cứu khi áp dụng thực tế ở TP. HCM, bên cạnh việc
thu thập các biến liên quan đến chính sách tiền tệ có thể tác động trực tiếp đến thị
trường BĐS như lãi suất cho vay, cung tiền, tôi cũng sẽ thu thập các biến về kinh tế có
ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tiền tệ, từ đó có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thị
trường BĐS như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng GDP, dư nợ cho vay BĐS,
dòng vốn FDI vào BĐS, và chỉ số chứng khoán VNI.
Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, được thu thập theo quý từ quý 1 năm
2009 đến quý 4 năm 2018, bao gồm các biến và cách tính như sau:
(1) Chỉ số giá nhà ở tại TP. HCM (SPPI, điểm)

Chỉ số SPPI được thu thập từ báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Savills
Việt Nam, là số liệu đã được Savills Việt Nam tính tốn theo thực tế thị trường.
Từ đầu 2009 đến quý 2 năm 2011, giá BĐS tại TP. HCM liên tục tăng rất cao,
nguyên nhân từ dư âm của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng đến tất cả
các ngành kinh tế. Nhưng từ cuối 2011 đến đầu năm 2012, giá BĐS giảm mạnh liên
tục, ngun nhân một phần vì chính sách siết chặt tín dụng giảm tốc độ và tỷ trọng dư
nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, BĐS bước vào vịng xốy lao
dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cung giảm, cầu giảm, nợ xấu tăng. Bắt đầu từ năm
2012, giá BĐS bước vào thời kỳ ổn định, mức độ biến động qua các thời kỳ khơng cịn
nhiều như trước, một phần là do chính sách “giải cứu” BĐS của các cơ quan quản lý
thị trường như: giảm, giãn thuế, cho nợ tiền sử dụng đất, chia nhỏ căn hộ,...giúp các


14

doanh nghiệp khơi thông đầu ra, tạo thanh khoản và quay vòng đồng vốn cho doanh
nghiệp.
Biểu đồ 1: Chỉ số giá nhà ở tại TP. HCM
140
120
100
80
60
40
20

Q3/2018

Q1/2018


Q3/2017

Q1/2017

Q3/2016

Q1/2016

Q3/2015

Q1/2015

Q3/2014

Q1/2014

Q3/2013

Q1/2013

Q3/2012

Q1/2012

Q3/2011

Q1/2011

Q3/2010


Q1/2010

Q3/2009

Q1/2009

0

Nguồn: Savills Việt Nam

(2) Tốc độ tăng trưởng GDP của TP. HCM (GDP, %)
Chỉ số GDP được lấy từ số liệu công bố hàng quý của Cục Thống kê TP. HCM
từ đầu năm 2009 đến 2018.
Trong 3 năm từ 2009 – 2011, GDP tăng trưởng với tốc độ không ổn định,
nguyên nhân xuất phát từ việc Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Khi bước qua năm 2012, sau những nổ lực của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát
bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã làm cho GDP giảm
xuống và duy trì ở mức 7% - 9% trong nhiều năm liền.


15

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của TP. HCM
14%
12%
10%
8%
6%

4%

2%

Q3/2018

Q1/2018

Q3/2017

Q1/2017

Q3/2016

Q1/2016

Q3/2015

Q1/2015

Q3/2014

Q1/2014

Q3/2013

Q1/2013

Q3/2012

Q1/2012


Q3/2011

Q1/2011

Q3/2010

Q1/2010

Q3/2009

Q1/2009

0%

Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM

(3) Chỉ số giá tiêu dùng TP. HCM (CPI, %):
Tương tự như GDP, chỉ số CPI được thu thập từ số liệu công bố hàng quý của
Cục Thống kê TP. HCM.
Chỉ số giá tiêu dùng tại TP. HCM trong 3 năm trở lại đây thấp hơn so với những
năm 2009 khi nền kinh tế bị ảnh hưởng từ khủng hoảng, lạm phát tăng cao, sức mua
của người dân bất ổn. Chỉ số CPI thường tăng cao hơn vào cuối năm, vì đây là thời
điểm sức mua của người dân tăng cao, nhằm phục vụ nhu cầu sắm sửa Tết.
(4) Dư nợ cho vay BĐS cả nước (REL, tỷ đồng)
Dư nợ BĐS được thu thập theo quý từ các báo cáo tình hình hoạt động định kỳ
của NHNN Việt Nam. Do một số trở ngại trong việc thu thập dư nợ cho vay BĐS tại


×