Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÂN NUÔI ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ TẠI TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỒNG THANH HẢI

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, luận văn “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
hoạt động nhân ni động vật hoang dã tại tỉnh Thanh Hóa” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tn thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng Khoa học.


Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Tuấn Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đồng Thanh Hải, người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Động vật rừng,
các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Phòng Đào tạo sau Đại học,
Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ Chi
cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm; các đơn vị thực hiện chức năng quản lý như Sở
Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Công an huyện, UBND huyện, xã và các
hộ gia đình gây ni ĐVHD tại các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và điều tra hiện trường.
Để hồn thành luận văn này tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Tuấn Anh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................... 4
1.1. Trên thế giới ............................................................................................................................... 4
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................................ 5
1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã ................................5
1.2.2. Hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã7
1.2.3. Tình hình nhân ni động vật hoang dã tại Thanh Hóa ....................12
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................................16
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................16
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................................16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................17
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................17
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................17
2.4.3. Phương pháp quan sát trực tiếp ........................................................19
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................19
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 22

3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................................22


iv

3.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................22
3.1.2. Địa hình, địa mạo...............................................................................23
3.1.3. Khí hậu ...............................................................................................25
3.1.4. Thuỷ văn .............................................................................................26
3.1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất lâm nghiệp .............27
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................................................28
3.2.1. Dân số và nguồn nhân lực .................................................................28
3.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản..............................................31
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 35
4.1. Hiện trạng nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .....35
4.1.1. Danh sách các lồi động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................35
4.1.2. Cơ cấu hộ nhân ni động vật hoang dã ...........................................38
4.1.3. Phân bố hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã .............................41
4.1.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động
vật hoang dã tại Thanh Hóa ........................................................................45
4.2. Thực trạng về kỹ thuật, chính sách chăn nuôi động vật hoang dã ....................................49
4.2.1. Thực trạng về kỹ thuật nhân ni ......................................................49
4.2.2. Nhu cầu và hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ...........................50
4.2.3. Thực trạng về chính sách nhân ni động vật hoang dã ...................51
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa........................................................................................................................................52
4.3.1. Vốn đầu tư ..........................................................................................53
4.3.2. Thị trường tiêu thụ .............................................................................54
4.3.3. Kỹ thuật nhân nuôi .............................................................................54

4.3.4. Dịch bệnh ...........................................................................................55
4.4. Hiệu quả nhân nuôi một số loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .........55
4.4.1. Chi phí cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã ........................55
4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã .......................57


v

4.5. Đề xuất một số định hướng và giải pháp quản lý, phát triển hoạt động nhân nuôi động
vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................58
4.5.1. Một số định hướng .............................................................................58
4.5.2. Một số giải pháp phát triển nhân nuôi động vật hoang dã................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 66


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐVHD

Động vật hoang dã

HGĐ

Hộ gia đình

ST, SS

Sinh trưởng, sinh sản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010 .....................................29
Bảng 3.2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế .....................................31
Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân ni trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................35
Bảng 4.2. Cơ cấu hộ nhân ni động vật hoang dã tại Thanh Hóa...........................39
Bảng 4.3. Phân bố số hộ nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ................42
Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD từ

năm 2016 - 2018........................................................................................................47
Bảng 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa .............................................................................................53
Bảng 4.6. Chi phí nhân ni động vật hoang dã bình quân một hộ ..........................56
Bảng 4.7. Giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi động vật hoang dã .....57


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa ..........................................................22
Hình 4.1. Mơ hình nhân ni Rùa câm (Mauremys mutica) tại huyện Thiệu Hóa .......37
Hình 4.2. Mơ hình nuôi Cá sấu nước ngọt (Crocodilus Siamensis) tại TX. Bỉm Sơn...38
Hình 4.3. Mơ hình ni Lợn rừng (Sus scrofa) tại huyện Hoằng Hóa .....................40
Hình 4.5. Các cơ sở ni Gấu ngựa (Ursus thibetanus) ...........................................44
tại huyện Hậu Lộc và TX. Bỉm Sơn ..........................................................................44
Hình 4.6. Cơ sở ni Nhím (Hystrix brachyura) tại huyện Quan Hóa .....................44
Hình 4.7. Cơ sở ni Hổ (Panthera tigris) tại huyện Thọ Xuân ..............................47
Hình 4.8. Tang vật vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bị thu
giữ...........................................................................................................................................................48
Hình 4.9. Chuyển giao tang vật vi phạm (ngà voi) cho cơ quan chức năng .............48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh
học cao nhất trên thế giới. Với vị trí địa lý đặc thù, cùng với các đặc điểm về khí
hậu, địa hình đặc trưng đã tạo cho Việt Nam tính đa dạng cao về thành phần lồi
động thực vật. Khơng chỉ giàu có về lồi, Việt Nam cịn là nơi tập trung của nhiều

lồi q hiếm, đặc hữu có giá trị bảo tồn mang tầm quốc gia và trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng không hợp lý khiến tài nguyên sinh vật nói
chung và động vật hoang dã nói riêng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng, trong
khi nhu cầu về các sản phẩm từ động vật hoang dã khơng ngừng gia tăng. Trước
thực tế đó, nhân nuôi động vật hoang dã đã trở thành một nghề khơng những góp
phần phát triển kinh tế xã hội mà cịn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn nguồn
gen, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái.
Hiện nay, hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã xuất hiện ở hầu hết các
tỉnh trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng trung du bán sơn
địa Miền Trung và Tây Nguyên và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các địa
phương có phong trào chăn ni động vật hoang dã tiêu biểu như: Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Lạng Sơn, Hòa Bình, An Giang,... Một số lồi động vật hoang dã được ni
phổ biến có thể kể đến là: Nhím, Lợn rừng, Gấu, Cá sấu nước ngọt, Rắn, Hươu...
(Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005). Nghề chăn nuôi động vật hoang dã đã
mang lại nguồn lợi kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động
nhàn rỗi ở vùng nơng thơn. Số lượng lồi, số lượng các hộ gia đình, cơ sở chăn ni
và quy mơ chăn ni có sự tăng lên đáng kể song những khó khăn gặp phải trong
q trình chăn ni đã khiến hiệu quả hoạt động này chưa thực sự cao. Mặt khác,
việc phát triển các cơ cở chăn ni cịn mang tính tự phát, kỹ thuật chăn nuôi hạn
chế khiến sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, chưa đáp ứng được các thị trường
tiêu dùng khó tính, đặc biệt là thị trường ngồi nước.
Chăn ni động vật hoang dã khơng chỉ được coi là một nghề để phát triển
kinh tế mà cịn có ý nghĩa lớn về mặt bảo tồn đa dạng sinh học cũng như bảo vệ các
loài động vật hoang dã ngoài tự nhiên. Hoạt động gián tiếp làm giảm áp lực của việc


2

săn bắt, khai thác tài nguyên động vật ngoài tự nhiên đồng thời có thể bảo tồn được
các lồi nguy cấp, quý hiếm đặc biệt tại các cơ sở nhân ni với mục đích bảo tồn.

Hoạt động gây ni ĐVHD tại tỉnh Thanh Hóa được phát triển khá sớm, xuất
hiện từ khoảng năm 2003, là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước, phát triển
mạnh về số lượng cơ sở nuôi, số lượng cá thể ĐVHD cũng như đa dạng về thành
phần lồi gây ni; đặc biệt trong những năm từ 2008 - 2010, số lượng cá nhân, hộ
gia đình làm thủ tục đăng ký gây ni sinh trưởng, sinh sản ĐVHD tăng mạnh, đã
có hàng nghìn trại ni ĐVHD được cấp giấy phép trong khoảng thời gian này, lồi
ni chủ yếu lúc này là lồi Nhím đi ngắn (Hystrix brachyura) và Rắn Hổ mang
(Naja naja) (theo báo cáo các năm 2008, 2009, 2010 của Chi cục Kiểm lâm Thanh
Hóa). Nhu cầu ni lúc này chỉ chạy theo thị trường, sản phẩm ĐVHD rất được ưa
chuộng để xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Từ nhu cầu đó của thị
trường, nhiều cá nhân, hộ gia đình đã đầu tư khá lớn nguồn kinh phí vào hoạt động
gây ni ĐVHD, nhiều cơ sở, trại ni được hình thành nhưng khơng khai báo với
chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trên địa bàn. Nhiều cơ sở nuôi lợi dụng
cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước, lợi dụng những lỗ hổng trong công
tác quản lý để đưa các cá thể, lồi ni từ tự nhiên vào cơ sở gây ni. Vì những
ngun nhân khách quan, chủ quan mà công tác quản lý một số thời điểm đang cịn
những tồn tại, hạn chế nhất định.
Thanh Hóa là một trong những địa phương cũng đang đứng trước những khó
khăn về mặt quản lý như trên, bởi nếu việc quản lý khơng chặt sẽ dẫn đến tình trạng
đưa những cá thể ĐVHD ngoài tự nhiên vào, mặt khác nếu quá cứng nhắc trong
khâu quản lý thì lại hạn chế cho việc gây nuôi, phát triển. Do vậy nghiên cứu thực
trạng, phân tích hiệu quả và phương hướng phát triển gây ni ĐVHD ở địa
phương, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể về công tác quản lý, về điều kiện, trình tự
thủ tục đăng ký gây ni cũng như vận chuyển, xuất bán sản phẩm nhằm phát triển
và quản lý việc gây nuôi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với mục tiêu
bảo tồn ĐVHD trong điều kiện đặc thù của địa phương. Đó chính là hướng nghiên
cứu của đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân
nuôi động vật hoang dã tại tỉnh Thanh Hóa"



3

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp đầy đủ hiện trạng về cơ sở dữ liệu
các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh; số lượng trại nuôi, số lượng cá thể, chủng loại
lồi ni và xu hướng phát triển của nghề nuôi động vật hoang dã. Các kết quả khoa
học của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp thực hiện hiệu quả công tác
quản lý cơ sở nhân nuôi ĐVHD ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa nói riêng.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng,
con người đã khai thác, săn bắn quá mức các loài động vật hoang dã làm cho nguồn
tài nguyên này đang ngày càng trở nên cạn kiệt, hầu hết các lồi q hiếm, có giá trị
cao đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc khơng cịn khả năng khai thác.
Trước thực tế đó nghề nhân ni, thuần dưỡng các lồi động vật hoang dã đã
phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội,
đồng thời giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chăn nuôi động vật hoang dã khơng những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà
nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang có
nguy cơ bị tiệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các vườn động vật trên thế
giới đang ni khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000
loài chim, thú, bị sát, ếch nhái. Mục đích phần lớn của các vườn động vật hiện nay
là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và
phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu

trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng
tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Tuy nhiên về kỹ thuật
nhân ni, sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng về mơi trường tự nhiên có
nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi cần phải giải quyết.
Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề nhân ni
động vật hoang dã phát triển. Tuy nhiên tài liệu nước ngoài về nhân ni động vật
hoang dã rất ít. Một số cơng trình ngồi nước có thể kể đến như:
- Từ Phổ Hữu (Quảng Đông -Trung Quốc, năm 2001), Kỹ thuật nhân ni
rắn độc, trình bầy đặc điểm hình thái, sinh học kỹ thuật chăn ni (chuồng trại,
thức ăn, chăm sóc, bệnh tật và cách phịng tránh…) cho mười lồi rắn độc kinh tế.


5

- Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốn Kỹ thuật thực hành ni dưỡng
động vật kinh tế, trình bầy những u cầu kỹ thuật cơ bản chăn ni nhiều lồi thú,
chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, giun đất…
- Liang W. and Zhang Z. (2011), Gà tiền hải nam (Polyplectron kastumatae):
Loài chim rừng nhiệt đới nguy cấp và quý hiếm. Nhóm tác giả cho rằng, Gà tiền hải
nam thường sống đôi vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 5. Tổ của chúng thường
làm trên mặt đất, dựa vào gốc cây hoặc dưới các tảng đá với vật liệu làm tổ là lá khô và
cỏ. Gà tiền hải nam đẻ mỗi lứa từ 1 đến 2 trứng và thời gian ấp từ 20-22 ngày.

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi động vật hoang dã
Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm từ năm 2011 cho biết, Việt Nam có hơn
10.000 cơ sở ni động vật hoang dã đã đăng ký với cơ quan chức năng ở 63 tỉnh
thành trên cả nước. Có 3 triệu động vật hoang dã thuộc 70 lồi đang được ni,
trong đó có bốn lồi chính là trăn, cá sấu, khỉ đi dài và rắn các loại. Đồng bằng
sông Cửu Long và Đông Nam bộ là hai khu vực nuôi động vật hoang dã lớn nhất

(chiếm 70%), tiếp theo là đồng bằng sông Hồng (20%)
(nguồn: www.tuoitre.vn/nuoi-dong-vat-hoang-da-nhieu-rui-ro-kho-quan-ly430651.htm).
Hiện nay, phần lớn ĐVHD được nhân nuôi là các lồi q hiếm, có giá trị
bảo tồn, và các lồi có giá trị kinh tế cao như: Cá sấu nước ngọt, Rắn hổ mang, Ba
ba, Kỳ đà, Tắc kè, Trăn, Hươu, Nai, Lợn rừng, Rùa câm, Nhím, Cày,... Một số khu
vực có thể kể đến là Vườn thú thuộc khu du lịch sinh thái Mường Thanh vừa nuôi,
vừa gây ni các lồi thú q hiếm, trong đó có các lồi thú dữ, với hình thức ni
bảo tồn bán hoang dã (nguồn: www.truyenhinhnghean.vn/xa-hoi/201610/can-quanchat-viec-nuoi-nhot-gay-nuoi-dong-vat-hoang-da-685908), ngồi ra cịn các nơi
ni nhốt động vật hoang dã nổi tiếng khác là Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Đầm
Sen, Suối Tiên, vườn thú Đại Nam, Vinpearl Phú Quốc, Safari Củ Chi... Bên cạnh
đó, một số Trung tâm cứu hộ cũng đã thực hiện nhân nuôi thành cơng một số lồi
ĐVHD, như: Tại Trung tâm cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn, Hà Nội năm 2010, 03 cá thể


6

hổ đầu tiên được sinh sản thành công tại Trung tâm, tạo đột phá trong công tác nhân
nuôi sinh sản ĐVHD nói chung và lồi hổ nói riêng. Sau 8 năm thực hiện, Trung
tâm đã nhân nuôi sinh sản thành công 92 cá thể ĐVHD các loại. Riêng năm 2017,
Trung tâm đã nhân nuôi sinh sản được 4 cá thể ĐVHD, trong đó, 3 cá thể hổ, 1 cá
thể vượn đen má trắng. Hiện 3 cá thể hổ sinh trưởng phát triển tốt, đã được nhập
đàn

(www.thiennhien.net/2018/01/28/nhan-nuoi-sinh-san-thanh-cong-92-ca-dong-

vat-hoang-da/). Tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển sinh vật Cúc Phương đang
nghiên cứu, thuần dưỡng và gây nuôi sinh sản hàng ngàn cá thể của một số lồi có
giá trị kinh tế cao. Tồn bộ số động vật này đều có nguồn gốc từ các vụ buôn bán
trái phép hoặc được sinh ra trong quá trình nghiên cứu. Đáng chú ý trong số đó có
một số lồi đã sinh sản rất thành cơng như Gà rừng (Gallus gallus); Công Ấn Độ

(Pavo cristatatus); Hươu sao (Cervus nippon) và Nai (Cervus unicolor) (nguồn:
/>Bên cạnh đó, cịn có nhân ni ở các hộ gia đình: Ni Hươu sao ở Quỳnh
Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Thạch Thành (Thanh Hóa), ni Nai (ở Đắc
Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), ni Rùa câm (ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa), làng
nghề Cá sấu ở TP.HCM, ni rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi Ếch, Ba ba ở đồng
bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nuôi Voi ở Bản Đôn, nuôi Rắn Hổ mang ở Lệ
Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)...Tuy nhiên, so với các nước,
việc gây ni ĐVHD ở nước ta cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa phải là ngành
sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, kết
hợp gây nuôi, kinh doanh, bảo tồn với phát triển du lịch.
Tài liệu chuyên khảo và các cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân ni
động vật hoang dã ở nước ta cịn tương đối ít. Một số các cơng trình nghiên cứu
chính có thể kể đến là:
Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975) cơng trình nghiên cứu “Động vật kinh tế tỉnh Hịa Bình”, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc


7

điểm sinh sản, và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hịa Bình, như
Hươu Sao, Nai, Khỉ Vàng, Cầy Vịi Mốc, cầy Vịi Hương, Nhím, Don…
Đặng Huy Huỳnh (1986). Nghiên cứu sinh học và sinh thái các lồi thú
Móng Guốc ở Việt Nam. Trình bày khái quát đặc điểm sinh học,sinh thái của các
lồi thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một số lồi
đang được chăn ni.
Việt Chương, (1999). Nghệ thuật ni chim hót, chim kiểng. Sách mô tả đặc
điểm sinh học, sinh thái, cách chọn trống mái, cách ghép cặp, lồng chim, vị trí đặt
lồng, thức ăn, chăm sóc chim bố mẹ và chim non, phòng và chữa bệnh cho chim của
một số loài như: Yến phụng, Họa mi, Thanh tước,...
Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000, 2001, 2005). Nhân
nuôi động vật hoang dã, quản lý động vật rừng. Giới thiệu một số nét cơ bản trong kỹ

thuật chăn nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằn Bắc như: Cách kiến tạo
chuồng ni, chọn giống, thức ăn, chăm sóc, ghép đơi và chăm sóc Cầy con mới sinh.
Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật chăn nuôi một số
động vật quý hiếm bao gồm các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm sinh học,
khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của một số lồi như: Lợn ỉ, Gà lơi, Trĩ đỏ...
Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004). Hỏi đáp về tập tính động vật.
Trình bày về tập tính động vật, sự hình thành và phân loại tập tính, tập tính định
hướng và hoạt động theo chu kỳ, tập tính bắt mồi và dinh dưỡng,...
Hầu Hữu Phong (2004). Phương pháp nuôi chim cảnh tại nhà. Trình bày
kiến thức cơ bản về cách ni chim tại nhà, cách phòng trị những bệnh phổ biến ở
chim cảnh, hình dạng, tập tính và cách ni dưỡng các lồi chim cảnh phổ biến,
những cách ni chim cảnh phổ biến.
Đào Huyên (2005). Kỹ thuật tạo nguồn thức ăn gia súc thông thường. Giới
thiệu các loại thức ăn thông thường trong chăn nuôi, kỹ thuật nuôi giun quế, phương
pháp xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn.
1.2.2. Hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển động vật hoang dã
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm sốt chặt chẽ việc bn bán các lồi q hiếm, có nguy


8

cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt trong khai thác
thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi”.
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm sốt bn bán động vật,
thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối
mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp
động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Cơng
tác kiểm sốt bn bán ĐVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong
muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, Kế hoạch hành động đã đưa ra với mục tiêu

chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng
để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, tiến tới quản lý bền
vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐVHD, góp phần thiết thực vào việc thực
hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”.
Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020 (2006)
của Bộ NN&PTNT có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng
thuần hóa tài nguyên hoang dã. Đặc biệt người dân đóng vai trị quan trọng trong
việc phát triển các lồi mới này. Việc gây nuôi ĐVHD cũng phát triển như vậy. Tới
nay nhiều lồi ĐVHD đã được gây ni, để đáp ứng khơng những nhu cầu trong
nước mà cịn cho xuất khẩu như các loài: Cá sấu, Trăn, Rắn độc, Ba ba, Ếch…”.
Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, công ước Đa dạng sinh học (CBD) và Nghị định thư
Cartagena về an toàn sinh học (2007) cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mơ
hình sử dụng bền vững tài ngun sinh vật; kiểm sốt phịng ngừa, ngăn chặn và
loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các ĐVHD quý, hiếm, nguy cấp…
Nghiên cứu xây dựng quy trình gây ni sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế
ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Quy
hoạch phát triển các hộ gây ni sinh sản các lồi ĐVHD gắn với bảo tồn các lồi
động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”.
Công ước về buôn bán quốc tế các lồi động thực vật hoang dã có nguy cơ
tuyệt chủng (Cơng ước CITES): Ngày 20/01/1994, Việt Nam đã chính thức trở


9

thành thành viên thứ 121, hiện tại có 183 nước trên thế giới tham gia Công ước.
Công ước CITES đã ảnh hưởng, quyết định nhiều xu hướng đổi mới đối với hoạt
động bảo tồn và phát triển ĐVHD ở Việt Nam. Thực hiện yêu cầu, nội dung của
công ước CITES, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công
ước này cũng như các nội dung liên quan, như:

(1) Thông tư số 04-NN/KL-TT ngày 5/2/1996 của bộ NN&PTNT hướng dẫn
việc thi hành Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa,
dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ dược kinh doanh và điều
kiện ở thị trường trong nước.
(2) Chỉ thị số 259-TTg ngày 29/5/1996 về những biện pháp cấp bách để bảo
vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. Chỉ thị này ra đời sau 5 năm thực hiện
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) và sau 4 năm thực hiện Nghị định 18-HĐBT
(1992). Đây là một trong những chỉ thị tương đối hoàn thiện về mặt nội dung cũng
rất cụ thể theo từng hành động, từ việc quản lý khai thác, tăng cường hoạt động bảo
tồn, tăng cường cứu hộ và tái thả, thu giữ và quản lý súng săn và khuyến khích việc
gây ni. Chỉ thị có những yêu cầu quản lý mạnh đối với hoạt động bn bán
ĐVHD bất hợp pháp, trong đó có đề cập tới việc truy tố đối với các hoạt động buôn
bán ĐVHD bất hợp pháp.
(3) Công văn số 2472-NN-KL/CV của Bộ NN & PTNT, ngày 24/7/1996
hướng dẫn thực hiện chỉ thị 359-TTg của Thủ tướng về tăng cường bảo vệ và phát
triển ĐVHD.
(4) Nghị định 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng cấm
lưu thơng, dịch vụ và thương mại cấn thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn
chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
(5) Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ NN
& PTNT về việc đình chỉ khai thác, chưng cất, thu mua và tiêu thụ tinh dầu xá xị.
(6) Quyết định số 47/1999-QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ NN&
PTNT ban hành quy định việc vận chuyển sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản. Theo


10

đó, tại Điều 10 và Điều 11 Quy định hồ sơ vận chuyển ĐVHD, việc cấp giấy phép
vận chuyển động vật hoang dã và việc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để vận
chuyển động vật hoang dã quý hiếm.

(7) Công văn 390/KL-BTTN ngày 9/9/1999 của cục Kiểm lâm hướng dẫn
thủ tục đăng ký trại nuôi cá sấu xuất khẩu.
(8) Thông tư số 153/1999/TT-BNN-KL ngày 05/11/1999 của Bộ NN&
PTNT hướng dẫn thực hiện đóng búa Kiểm Lâm Việt Nam vào gỗ nhập khẩu tiểu
ngạch từ Campuchia.
(9) Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000. Trong đó các lồi động, thực
vật được liệt kê vào hàng cấm xuất khẩu do Bộ NN & PTNT hướng dẫn.
(10) Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, trong đó quy
định cấm xuất khẩu nhập khẩu các lồi ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên.
(11) Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 ban hành thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(12) Nghị định số 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006 về quản
lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn hai Nghị định 18/HĐBT và 48/2002/NĐCP. Nghị định này cũng có những định nghĩa và khái niệm hoàn thiện hơn về động,
thực vật hoang dã, hoạt động gây nuôi, đặc biệt là không bao gồm các loài thuộc
chuyên ngành thủy sản.
(13) Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản
lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm. Đây là một văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực thi cơng ước CITES.
Nghị định này nêu tương đối đầy đủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
tái sản xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy
nhân tạo các loài động, thực vật.


11

(14) Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL của Bộ NN& PTNT ban hành ngày
11/4/2007 về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và

hộ trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã.
(15) Quyết định số 07/2007/QĐ-BNN của Bộ NN & PTNT ngày 23/01/2007
về việc thành lập Cơ quan Quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp.
(16) Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp đến năm 2020 để bảo tồn Voi ở Việt Nam.
(17) Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 quy định về khai thác
từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
(18) Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu
chí xác định lồi và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ.
(19) Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 - 2022.
(20) Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 ban hành danh
mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về
buôn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Tóm lại: Liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái, việc tham gia Cơng ước CITES của
Việt Nam (1994), đã có ảnh hưởng lớn tới việc ra các chính sách bảo tồn các loài động
thực vật hoang dã. Sau khi tham gia CITES, Việt Nam tính đến nay đã ban hành
khoảng 20 văn bản quy phạm pháp luật kèm theo để thực thi Công ước này. Nhưng
những quy định này chậm đưa vào thực thi, tới 2002 tức là sau 8 năm tham gia công
ước CITES, xu hướng buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam mới có chiều
hướng giảm.
* Sự ảnh hưởng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tới việc phát
triển chăn nuôi ĐVHD:
Các quy định của pháp luật đã có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động nhân
ni ĐVHD trong tồn quốc. Tuy nhiên mới tập trung nhiều vào quản lý, bảo vệ


12


hoặc ngăn chặn việc săn bắt và buôn bán, chưa chú ý đến việc khuyến khích gây
ni, thuần dưỡng ĐVHD để trở thành hàng hóa sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Mặc dù các văn bản được hướng dẫn khá chi tiết về các thủ tục cần thiết, xin
phép thành lập trại nuôi, nhưng một số nội dung hướng dẫn nặng về các tiêu chuẩn
khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người nơng dân.
Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đỡ đánh dấu sản
phẩm để tránh những đầu nậu trà trộn giữa ĐVHD chăn ni với ĐVHD khai thác
ngồi tự nhiên.
Các chính sách của Nhà nước chưa đề cập đến việc hỗ trợ các hộ gây nuôi
ĐVHD về kinh phí nhằm mở rộng sản xuất, nhằm mục đích sản xuất ra nhiều con
giống đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn ni ĐVHD thương phẩm. Từ đó có nhiều
sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế khai thác
bừa bãi trong tự nhiên.
Khi sản xuất ra lượng giống đáp ứng nhu cầu thị trường, thì việc các đầu nậu
sẽ quay sang mua của nhà chăn nuôi, mà không thể mua ĐVHD khai thác ngồi tự
nhiên nữa vì giá cả cao người bn khơng có lãi.
Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quan nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như quy trình gây
ni sinh sản những ĐVHD q, hiếm. Để từ đó chuyển giao cho các hộ gây ni,
nhằm giải quyết việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nơng thơn.
Chính sách của Nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những người cung
cấp thông tin về việc khai thác ĐVHD trong tự nhiên. Vì vậy chưa khuyến khích được
cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho cơ quan chức năng ngăn chặn
kịp thời tệ nạn khai thác tùy tiện động vật, thực vật trong mơi trường hoang dã.
1.2.3. Tình hình nhân ni động vật hoang dã tại Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những địa phương
có diện tích tự nhiên lớn của cả nước. Với diện tích tự nhiên lớn, nguồn lao động
dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, sự thu hút đầu tư đến từ các Tập đoàn kinh tế lớn,
việc xác định hướng đi mũi nhọn giúp Thanh Hóa đang trở thành một trong những

trung tâm phát triển kinh tế ở khu vực Bắc Trung Bộ. Các hoạt động kinh tế phát
triển đa dạng, từ các hoạt động truyền thống về nông, lâm, ngư nghiệp đến các hoạt


13

động công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển này đã đem lại những thu
nhập cao cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này
không đồng đều giữa các huyện vùng thấp và vùng cao. Các huyện vùng cao, người
dân chủ yếu vẫn sinh sống dựa trên các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, thu
nhập thấp, khơng ổn định. Do đó, để phát triển kinh tế tại các địa phương này cần
tìm ra một nghề mới, phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc biệt tận dụng được
ưu thế về diện tích tự nhiên lớn và nguồn lao động dồi dào. Tỉnh Thanh Hóa được
thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng trong đó có tài
nguyên động vật hoang dã (ĐVHD). Giá trị to lớn cung cấp các sản phẩm của
ĐVHD góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những
năm qua bên cạnh biện pháp bảo vệ tại chỗ các hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài
trong môi trường tự nhiên của chúng thông qua việc thành lập 2 Vườn Quốc gia, 3
khu BTTN, 2 khu bảo tồn lồi thì các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh luôn quan
tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện biện
pháp bảo tồn chuyển vị thơng qua các hình thức di thực, ni cấy mơ các giống lồi
ni nhằm duy trì nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí
và giáo dục thiên nhiên.
Mặc dù có lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu nhưng nghề chăn ni
động vật hoang dã tại Thanh Hóa đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong một
vài năm trở lại đây. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các đối tượng
động vật hoang dã được đưa vào chăn nuôi ban đầu là các loại phổ biến, đã được
nuôi nhiều ở các địa phương khác như Rùa câm, Rắn, Lợn rừng, Nhím,... Theo thời
gian, nhiều đối tượng vật nuôi khác được đưa vào thử nghiệm tại nhiều hộ gia đình
của nhiều địa bàn khác nhau.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, chủng loại lồi ni tương đối đa
dạng, số lượng trại nuôi tuy đã giảm đáng kể, song vẫn còn phân bố khá rộng trên
địa bàn tỉnh. Các trại ni được lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương quản
lý cơ bản chặt chẽ, hàng tháng đều có kiểm tra, theo dõi biến động của trại ni.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế như: Có nhiều cơ sở, lực lượng chức
năng chỉ thống kê thông qua báo cáo của chủ trại nuôi mà không kiểm tra được hiện
trạng thực tế trại nuôi, do vậy có sự chênh lệch giữa hồ sơ quản lý và số liệu thực tế;


14

một số trại nuôi tăng đàn do sinh sản, hoặc mua từ nơi khác nhưng không kịp thời
khai báo với cơ quan chức năng; một số trại nuôi lợi dụng hoạt động nhập, xuất để
đưa ĐVHD không rõ nguồn gốc vào trại ni để hợp thức hóa; một số trại nuôi phát
sinh, tồn tại từ lâu nhưng không chủ động khai báo, chính quyền địa phương cũng
như cơ quan chức năng không nắm bắt kịp thời; một số nhà hàng có hoạt động kinh
doanh, chế biến ĐVHD và sản phẩm của chúng có dấu hiệu lợi dụng để kinh doanh,
chế biến ĐVHD từ tự nhiên nhưng chưa được kiểm tra, giám sát kịp thời.
Có thể nói rằng, sản phẩm gây nuôi ĐVHD bước đầu đáp ứng không chỉ nhu
cầu tiêu dùng xã hội mà còn là sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc. Sản phẩm ĐVHD là loại thực phẩm sạch đang được thịnh
hành và được người tiêu dùng có thu nhập cao ưa chuộng. Chính vì vậy mà nhu cầu
chăn ni ĐVHD phục vụ nhà hàng đặc sản là lĩnh vực có vị trí quan trọng đáp ứng
kịp thời cho cầu về đặc sản ĐVHD nhưng góp phần giảm áp lực trong săn bắt, buôn
bán động vật hoang dã và sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. Nuôi ĐVHD
tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn; các trại nuôi, cơ sở nuôi sinh
trưởng, nuôi sinh sản ĐVHD chăn ni góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp, tạo việc làm cho người lao động (môi trường thức ăn phục vụ chăn nuôi, lao
động trong các trang trại, các nhà hàng, tham gia vào quá trình vận chuyển đi tiêu
thụ và xuất khẩu...). Bên cạnh đó gây ni ĐVHD ngồi tác dụng gián tiếp bảo vệ

nguồn lợi thiên nhiên mà cịn góp phần xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn
mới và một số lồi động vật có vai trị quan trọng trong các phịng thí nghiệm,
nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục
vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh cịn
mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo thị trường do đó khi nhu cầu của thị
trường bão hồ, thì sản phẩm sản xuất khơng có đầu ra, rất nhiều trang trại, cơ sở
ni phá sản hoặc giảm đàn, cá thể ĐVHD nuôi; nhiều hộ duy trì cơng tác gây ni
cầm chừng. Vấn đề đảm bảo an tồn sinh học ở các cơ sở ni nhốt chưa được quan
tâm, chú trọng, nhất là các loài động vật có thể gây bệnh cho người ni hay ni tập
trung một số lồi ĐVHD hung dữ nguy hiểm trong khu dân cư như Gấu, Rắn hổ
mang… đã làm khó khăn trong cơng tác quản lý, bảo tồn, phát triển ĐVHD hiện nay.


15

Bên cạnh những bước phát triển và hiệu quả bước đầu của nghề chăn nuôi
động vật hoang dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì cịn tồn tại
khơng ít vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động này trong
tương lai, trong đó những vấn đề chính có thể kể đến như:
- Các đối tượng vật nuôi được đưa vào nhân nuôi phần lớn do tính tự phát tự
tìm hiểu của người dân. Điều này đã dẫn đến việc phát triển đối tượng ni một
cách tràn lan, thiếu quy hoạch. Nhiều lồi có giá trị cao khi mới đưa vào nhân ni
nhưng giá trị kinh tế lại rất biến động khiến nhiều hộ bị thua lỗ, nhiều lồi khơng
phù hợp điều kiện tại địa phương. Việc quy hoạch hoạt động nhân nuôi cũng chưa
được địa phương thực sự quan tâm do thiếu các thông tin điều tra, đánh giá và thiếu
những định hướng cho sự phát triển.
- Hiệu quả nhân ni cịn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó
thiếu hướng dẫn kỹ thuật và thị trường tiêu thụ không ổn định là các nguyên nhân
chủ yếu. Hầu hết các hộ gia đình và cơ sở nhân ni tự học tập, tích lũy kinh

nghiệm nhân ni mà chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật
một cách đầy đủ. Nhiều lồi được nhân ni chủ yếu phục vụ trong nước, thiếu ổn
định dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở bị thua lỗ. Thực trạng này đã dẫn
đến tâm lý chán nản của một số hộ gia đình và các cơ sở nhân ni. Nếu khơng có
những giải pháp và định hướng kịp thời của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng
thì sẽ rất khó khăn cho sự phát triển bền vững của hoạt động này.
- Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã chủ yếu tập trung số lượng lớn tại
một số địa phương khu vực đồng bằng, chưa có sự phân bố đều tại các địa phương
khác trên địa bàn tỉnh mặc dù đây là các địa phương có điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển hoạt động này, đặc biệt là về nguồn nhân lực, lao động và điều kiện đất đai,
địa hình. Điều này một mặt tạo nên sự mất cân đối trong nghề chăn nuôi động vật
hoang dã, mặt khác không phát huy được các thế mạnh của các địa phương miền núi.
- Hiện nay tại Thanh Hóa chưa có cơng trình nào nghiên cứu về việc nhân
ni động vật hoang dã.


16

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực, quản lý hiệu quả các loài động vật hoang dã, đặc biệt là
các loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hiện đang gây ni góp phần phát triển hài
hịa giữa kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các loài ĐVHD đang được gây nuôi tại
các trại nuôi/cơ sở nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Đánh giá được hiện trạng gây nuôi ĐVHD về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

- Đề xuất được một số giải pháp, cơ chế quản lý mang tính hiệu quả, thiết
thực đối với các cơ quan chức năng, trên cơ sở đảm bảo việc chấp hành các quy
định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện phát triển gây nuôi.

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu với đối tượng là các loài ĐVHD hiện đang được
gây ni sinh trưởng, sinh sản và có đăng ký Giấy chứng nhận trại nuôi với cơ quan
Kiểm lâm; công tác quản lý trại nuôi ĐVHD của các cơ quan chức năng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các huyện,
thị xã, thành phố nơi có trại ni ĐVHD thuộc tỉnh Thanh Hóa.
* Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được triển khai thực hiện từ tháng 4 đến
tháng 11 năm 2018. Một số nội dung, thông tin được thu thập trong giai đoạn các
năm từ 2013 đến 2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các trại ni, các lồi ĐVHD đang được gây
ni sinh trưởng, sinh sản trên địa bàn tỉnh; các nhân tố ảnh hưởng.
- Đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý trại nuôi ĐVHD của các cơ
quan chức năng trong bối cảnh hiện tại; thực trạng quy trình quản lý.


×