Bộ Công thơng
tập đoàn điện lực Việt Nam
Viện năng lợng
MÃ sè: I-150
Đề tài
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đức Song
Trưởng phịng:
Trần Mạnh Hùng
Viện trưởng:
Phạm Khánh Tồn
7175
17/3/2009
Hµ néi - 12/2008
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mó s I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bộ Công thơng
tập đoàn điện lực Việt Nam
Viện năng lợng
Mó s: I-150
ti
NGHIấN CU KHO ST, NH GI
HIN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Hà nội, 12-2008
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mó s I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bộ Công thơng
tập đoàn điện lực Việt Nam
Viện năng lợng
MÃ số: I-150
ti
NGHIấN CU KHO ST, NH GI
HIN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
ĐIỂN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đức Song
Trưởng phịng:
Trần Mạnh Hùng
Viện trưởng:
Phạm Khánh Tồn
Hµ néi - 12/2008
2
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU:
Trang
2
SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU TI
B CC NI DUNG TI
4
Chng I
5
KHảO SáT Và ĐáNH GIá HIệN TRạNG NĂNG LựC KIểM TRA THử
NGHIệM THIếT Bị ĐIệN GIA DụNG TạI VIệT NAM
14
Chng II
NH GI H THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TIÊU
CHUẨN KỸ THUẬT LIÊN QUAN
20
Chương III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIÉT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
23
Chương IV
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ CHẾ TẠO THIẾT BỊ GIA
DỤNG TRONG NƯỚC
68
Kết luận
1
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Việc kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện và điện tử gia dụng được thực
hiện ở tất cả các nước trên thế giới. Mặt khác việc thử nghiệm và kiểm tra các
thiết bị điện và điện tử gia dụng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của từng quốc gia
và phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn IEC. Trên cơ sở đó các
nước hình thành các trung tâm kiểm định và thử nghiệm cho các thiết bị điện và
điện tử gia dụng, các trung tâm kiểm định và thử nghiệm tại các vùng. tại các
tỉnh. Bên cạnh đó thì các nhà sản xuất các thiết bị trước khi đưa ra thị trường họ
cũng phải thử nghiệm và kiểm định thiết bị của mình. Trên cơ sở đó các thiết bị
phải được chứng nhận của quốc gia đó hoặc là phải được chứng nhận của quốc
gia mà các thiết bị đó được nhập khẩu vào. Tất cả các thiết bị điện và điện tử gia
dụng đều phải tuân thủ một quy định hết sức chặt chẽ trước khi đưa ra thị
trường.
Hiện nay tại nước ta việc kiểm tra thử nghiệm các thiết bị điện và điện tử gia
dụng được triển khai qua các trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
các khu vực trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với các thiết
bị điện và điện tử gia dụng. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này vẫn cịn đang ở tình
trạng dự thảo chờ ý kiến đóng góp để thơng qua. Mặt khác các trung tâm kỹ
thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được trang bị các thiết bị thử nghiệm và
kiểm định tương đối tốt nhưng việc quan tâm đến các thiết bị điện và điện tử gia
dụng vẫn còn bỏ ngỏ, điều này dẫn đễn các thiết bị điện và điện tử gia dụng vẫn
chưa được siết chặt theo các quy chuẩn chất lượng dẫn đến các thiết bị chưa có
sự thống nhất làm cho chất lượng của các thiết bị điện và điện tử gia dụng trên
thị trường của chúng ta cịn lộn xộn khó có thể phân biệt giữa hang chất lượng
và kém chất lượng. Thiết bị tiêu thụ năng lượng hiệu suất cao và thiết bị tiêu thụ
năng lượng hiệu suất thấp. Điều này cần phải đòi hỏi xây dựng năng lực cho các
trung tâm kiểm tra và thử nghiệm cho các thiết bị điện và điện tử gia dụng ngày
một nâng cao để tiến tới một thị trường với các thiết bị có chất lượng tốt và hiệu
quả cao
Trên cơ sở khảo sát đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra và thử nghiệm thiết
2
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
bị điện và điện tử gia dụng điển hình. Từ đó xây dựng các khung pháp lý lộ trình
bắt buộc thử nghiệm và kiểm tra các thiết bị và điện tử tiết kiệm năng lượng.
Định hướng phát triển các trung tâm kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện và
điện tử gia dụng
3
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỐ CỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: Khảo sát và đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng tại Việt Nam
Chương II: Đánh giá hệ thống các văn bản QPPL và tiêu chuẩn kỹ thuật
liên quan
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng
Chương IV: Xây dựng hệ thống quản lý tại các cơ sở chế tạo thiết bị điện
gia dụng trong nước
Kết luận
PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ nghiên cứu ban đầu của đề tài, do điều kiện hạn chế về thời
gian và kinh phí, về số liệu thực tế thu thập, đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên
cứu chủ yếu sau:
Điều tra, nghiên cứu hiện trạng năng lực kiểm tra thiết bị gia dụng điển hình là
Tủ lạnh và điều hồ khơng khí
Để đạt được những kết quả nghiên cứu của đề tài, chủ nhiệm đề tài thay mặt
nhóm nghiên cứu xin cám ơn sự tham gia và đóng góp ý kiến tích cực cho đề tài,
đó là các đồng nghiệp và các cộng sự, các đơn vị và cá nhân cơ quan trong
ngành như Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt
nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
4
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG I
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI VIỆT NAM
I Mở đầu
Trong xã hội ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm, hàng
hoá từ các khía cạnh an tồn, tác động đến sức khoẻ và môi trường, bền vững,
tiết kiệm năng lượng, tương thích và phù hợp với mục đích sử dụng. Xuất phát
từ nhu cầu này, các hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tiến hành nhằm vào ba mục đích chính sau đây:
1.
Giúp cho người người tiêu dùng có được quyết định đúng đắn khi lựa chọn
sản phẩm, hàng hoá trên thị trường;
2.
Giúp cho các nhà cung ứng sản phẩm, hàng hoá biết được mức chấp nhận
của thị trường để phấn đấu và làm thoả mãn nhu cầu cũng như các yêu cầu luật
định, đặc biệt là yêu cầu về an toàn và tiết kiệm năng lượng của sản phẩm, hàng
hoá;
3.
Giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ quản lý
nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Nằm trong xu thế chung này, sản phẩm điện, điện tử là một trong các mặt hàng
được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm về khía cạnh an tồn khi sử dụng. Cũng
chính vì lý do này mà sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử cũng thường là mặt
hàng được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại các quốc gia đưa
vào trong nhóm các mặt hàng chịu sự quản lý chặt chẽ về an toàn. Một trong
biện pháp quản lý phổ biến thường được lựa chọn là sử dụng các kết quả chứng
nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức
chứng nhận độc lập tiến hành.
II. Chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật
Về bản chất, chứng nhận sản phẩm là hoạt động thơng qua đó một tổ chức, đóng
vai trị là một bên thứ ba độc lập, đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng một sản
5
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
phẩm, hàng hoá phù hợp với các yêu cầu quy định trong một tiêu chuẩn hoặc
quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng còn quy chuẩn kỹ thuật là
bắt buộc áp dụng. Các yêu cầu bắt buộc áp dụng thường được sử dụng trong các
trường hợp liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khoẻ và môi trường.
Hoạt động chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn có thể bao gồm nhiều hoạt động
chức năng khác nhau như chọn mẫu sản phẩm, đánh giá mẫu sản phẩm, đánh giá
quá trình sản xuất hay hệ thống quản lý chất lượng, xem xét kết quả đánh giá và
ra quyết định, giám sát sau chứng nhận.
Nội dung cơ bản trong các hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm một
trong những nội dung sau:
-
Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình
-
Thử nghiệm mẫu sản phẩm đại diện của lơ hàng
-
Đánh giá quá trình sản xuất hoặc đánh giá hệ thống chất lượng
-
Thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ thị trường hoặc lấy tại nơi sản xuất
trong quá trình giám sát.
Tuỳ vào mức độ tin cậy đối với mục đích sử dụng của từng chủng loại sản phẩm
và mức độ rủi ro liên quan đến khía cạnh về an tồn, sức khoẻ và tác động đến
môi trường của sản phẩm, hoạt động chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn sẽ có sự
kết hợp giữa một số nội dung này để tạo nên 7 hệ thống chứng nhận sản phẩm
cụ thể.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 67 có đưa ra mơ hình định hướng cho 7 hệ
thống chứng nhận sản phẩm. Nguyên tắc xác định và sự khác biệt của các hệ
thống chứng nhận này được mô tả khái quát trong Sơ đồ 1. Dựa vào đặc điểm
chính của từng mơ hình, có thể phân chia 7 mơ hình chứng nhận trên vào 2
nhóm chính là nhóm 1 (mơ hình 1A và 1B) và nhóm 2 (mơ hình 2, 3, 4, 5).
Riêng mơ hình 6 là một trường hợp rất đặc biệt minh hoạ cho một hệ thống
chứng nhận sản phẩm gần giống với chứng nhận hệ thống và chỉ áp dụng trong
trường hợp sản phẩm là dịch vụ.
6
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Với các hệ thống chứng nhận trong Nhóm 1, mức độ tin cậy của kết quả chứng
nhận chỉ đơn thuần dựa trên kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm (thử nghiệm điển
hình hoặc thử nghiệm đại diện theo Lơ sản phẩm) và do vậy khó đánh giá được
tính đại diện của mẫu sản phẩm cũng như khó chứng minh được cho sự ổn định
của các đặc tính của sản phẩm vì thiếu các biện pháp giám sát. Ngồi ra, các
phương pháp này cũng khơng có hiệu quả vì sẽ tốn kém quá nhiều chi phí thử
nghiệm cho từng lơ hàng. Chính vì lý do này mà thơng thường biện pháp thử
nghiệm theo lô thường chỉ được áp dụng trong điều kiện kiểm soát chất lượng
sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu theo từng lơ và có rủi ro thấp hoặc thử nghiệm
mẫu điển hình để kiểm tra mẫu nhất định trong kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Các hệ thống chứng nhận thuộc nhóm 2 có đặc điểm chung là mức độ tin cậy
của kết quả chứng nhận được đảm bảo hơn vì dựa trên đồng thời kết quả thử
nghiệm điển hình và đánh giá điều kiện sản xuất trước chứng nhận. Đặc điểm
này cho phép tiên lượng được khả năng duy trì ổn định các đặc tính sản phẩm đã
được xác nhận trong báo cáo thử nghiệm. Điểm khác biệt giữa các mơ hình này
nằm ở việc áp dụng các biện pháp khác nhau trong giám sát sản phẩm sau chứng
nhận.
Trong các hệ thống này, có thể nhận thấy rằng nếu được áp dụng ở mức độ đầy
đủ nhất, Hệ thống 5 sẽ là hệ thống chứng nhận sản phẩm chặt chẽ và tin cậy nhất
trong các hệ thống chứng nhận. Ngồi tính chặt chẽ có độ tin cậy cao, hệ thống 5
còn cho phép kết hợp và vận dụng linh hoạt các biện pháp giám sát để tận dụng
tối đa các đặc điểm kiểm soát của hệ thống 3 và hệ thống 4 khi áp dụng để xem
xét khả năng tác động của quá trình phân phối đến chất lượng của sản phẩm. Các
đặc điểm trên đây chính là lý do dẫn tới việc tại sao hầu hết các tổ chức chứng
nhận trên thế giới áp dụng hệ thống 5 một cách phổ biến cho chứng nhận phần
lớn các sản phẩm hàng hoá (PSB của Singapore, Sirim của Malaysia, BSI của
Anh, CQC của Trung Quốc, BIS của Ấn Độ,...). Xét về mức độ rủi ro và tầm
quan trọng của việc đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm điện - điện tử trong
sử dụng, hệ thống 5 là hệ thống phù hợp để triển khai các hoạt động chứng nhận
sản phẩm điện - điện tử.
7
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
III. Chứng nhận sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử trong ASEAN EE
MRA
Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và thương mại, một trong những mối quan
tâm hàng đầu của các quốc gia là tháo gỡ các rào cản đối với thương mại tạo nên
bởi các các biện pháp thuế quan, kiểm soát giá thành, độc quyền buôn bán hay
các biện pháp kỹ thuật. Trong các vấn đề nêu trên, rào cản kỹ thuật là một trong
những vấn đề được WTO, APEC và các nước trong khối ASEAN đặc biệt quan
tâm. Về bản chất, rảo cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại sẽ nảy
8
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sinh khi khơng có sự minh bạch và rõ ràng trong chính sách và quy chế quản lý
của mỗi quốc gia, khơng hài hịa và thống nhất về các tiêu chuẩn – quy định đối
với sản phẩm/hàng hoá và có sự khơng đồng đều và tương xứng về hạ tầng cũng
như năng lực của các hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Trong ASEAN, tại Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội
- Việt Nam vào ngày 16/12/1998, các nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp
định khung về Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau nhằm mục đích chấp nhận hay
thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp do các tổ chức đánh giá sự phù hợp
của các nước thành viên thực hiện. Mục đích chính của hiệp định là nhằm hướng
tới việc thực hiện khẩu hiệu hội nhập về chất lượng “Một lần đánh giá, cấp một
chứng chỉ và có gia trị ở mọi nơi”.
Triển khai thực hiện theo định hướng này, với mục tiêu thuận lợi hoá thương
mại, giảm chi phí và thời gian kiểm tra hàng hố điện - điện điện tử xuất - nhập
khẩu trong khu vực, mười nước thành viên ASEAN đã thống nhất thông qua
Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về thiết bị điện - điện tử của ASEAN (ASEAN
Sectoral Mutual Recognition Arrangement for Electrical and Electronic
Equipment viết tắt là ASEAN EE MRA) vào ngày 5/4/2002 tại Bangkok –
Thailand. Thoả thuận này là một bước tiến quan trọng cho phép chính phủ của
các nước thành viên ASEAN vừa duy trì được mục tiêu quản lý an toàn của các
sản phẩm điện - điện tử, vừa tạo thuận lợi cho các bên tham gia trong quá trình
thương mại với các khả năng giảm thiểu thời gian và chi phí.
Xét về lợi ích của các bên, việc hình thành một thoả thuận như ASEAN EE
MRA là cần thiết vì theo xu thế chung, mỗi một quốc gia đều có mục tiêu quản
lý hoạt động sản xuất, thương mại và quảng cáo liên quan đến sản phẩm điện,
điện tử nhằm đảm bảo người tiêu dùng và cộng đồng nói chung được đảm bảo
một quyền lợi tối thiểu và chính đáng là quyền sử dụng các sản phẩm điện, điện
tử an tồnvà tiết kiệm năng lượng.
Có thể xem xét trường hợp của Singapore như một ví dụ điển hình để thấy được
sự liên quan giữa vai trò quản lý nhà nước và các hoạt động chứng nhận sản
phẩm điện, điện tử cũng như lợi ích của cơ chế theo ASEAN EE MRA trong
việc tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu quản lý này.
9
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ở Singapore, mục tiêu của Hệ thống đăng ký bảo vệ an toàn người tiêu dùng
của Singapore (CPS Scheme) là nhằm bảo vệ mối quan tâm của người tiêu dùng
về sự an toàn của các sản phẩm điện, điện tử được quy định thuộc nhóm các sản
phẩm, hàng hố bắt buộc phải được kiểm sốt hồn tồn phù hợp với một tiêu
chuẩn an toàn cụ thể. CPS Scheme, được điều hành bởi SPING Singapore thuộc
Bộ Thương mại và Cơng nghiệp (MTI) với vai trị là cơ quan quản lý an tồn, áp
dụng đối với 45 nhóm sản phẩm điện điện tử. Mỗi sản phẩm điện, điện tử thuộc
nhóm này đều được quy định rõ phải phù hợp với một tiêu chuẩn quốc gia
và/hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương cũng như phù hợp với một số yêu cầu
đặc thù của cơ quan quản lý nhà nước (Tham khảo Phụ lục 1 về Danh sách
nhóm sản phẩm, hàng hố điện - điện tử bắt buộc phải được quản lý tại
Singapore).
Tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu, bán lẻ và thương mại có liên quan đến việc
quảng cáo hoặc cung cấp bất kỳ sản phẩm điện - điện tử nào thuộc danh mục
này trước tiên đều phải đăng ký với cơ quan quản lý an toàn như một Nhà cung
cấp được đăng ký. Sau đó, nhà cung cấp được đăng ký tiến hành đăng ký cho
từng kiểu loại sản phẩm cụ thể với cơ quan quản lý an toàn. Hồ sơ đăng ký với
phải được kèm theo một Chứng nhận về Sự phù hợp (COC) do một tổ chức đánh
giá sự phù hợp được chỉ định ban hành.
Chỉ các sản phẩm đã được đăng ký chính thức mới được phép gắn dấu an toàn
(Safety Mark) và được phép quảng cáo hoặc cung cấp trong phạm vi của lãnh
thổ Singapore. Về nguyên tắc, Singapore có thể chỉ định một tổ chức đánh giá
sự phù hợp bên ngoài lãnh thổ để ban hành COC sử dụng trong hoạt động đăng
ký này theo nguyên tắc của một thoả thuận thừa nhận tương ứng như thoả thuận
ASEAN EE MRA.
IV. Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT với quá trình
chuẩn bị năng lực trong việc tham gia vào ASEAN EE MRA với tư cách là
tổ chức chứng nhận sản phẩm. hàng hoá được chỉ định.
Theo ASEAN EE MRA, việc chỉ định các tổ chức chứng nhận của các nước
thành viên để đưa vào Danh sách các tổ chức chứng nhận được chỉ định của
ASEAN sẽ do Cơ quan chỉ định quốc gia của các nước thực hiện theo trình tự
10
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
quy định. Giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp ra sẽ là
bằng chứng về việc sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử đã phù hợp với một tiêu
chuẩn an toàn cụ thể và do vậy có thể được nước nhập khẩu chấp nhận mà
không cần tiến hành các thủ tục đánh giá khác theo quy định. Về nguyên tắc,
Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cụ thể sẽ chỉ được chấp nhận
hồn tồn nếu có sự thống nhất về hệ thống chứng nhận. Mặt khác, Giấy chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn cũng là minh chứng đầy đủ hơn so với một kết quả thử
nghiệm vì trong trường hợp thứ hai này, kết quả thử nghiệm chỉ được xem như
một bán sản phẩm mà tổ chức chứng nhận của nước nhập khẩu sử dụng để đưa
ra kết luận cuối cùng về sự phù hợp của sản phẩm với một tiêu chuẩn cụ thể.
Một tổ chức chứng nhận sản phẩm chỉ có thể được chỉ định tham gia thực hiện
trong ASEAN EE MRA nếu như tổ chức đó đáp ứng được các yêu cầu bao gồm:
-
Là một pháp nhân, có nguồn tài chính độc lập, được pháp luật cho phép
hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận đăng ký chỉ định;
- Có năng lực kỹ thuật để thực hiện việc chứng nhận;
-
Có hệ thống chứng nhận được công nhận phù hợp theo ISO/IEC Guide
65:1996 bởi một cơ quan công nhận là thành viên của Tổ chức Hợp tác
Cơng nhận Thái Bình Dương (PAC) và là một bên tham gia ký Hiệp định
thừa nhận đa biên của PAC hoặc là tổ chức chứng nhận tham gia trong
Chương trình đăng ký đầy đủ các Tổ chức Chứng nhận của IEC (IEC EE
FCS);
-
Luôn đảm bảo được nguyên tắc độc lập, khách quan trong hoạt động
chứng nhận.
Được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ thành lập với chức năng chính là cung cấp các dịch vụ chứng nhận các hệ
thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu
chuẩn, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn QUACERT trong thời gian
qua đã không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển năng lực chứng nhận theo
định hướng phù hợp với các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo kết
11
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
quả chứng nhận được thừa nhận rộng rãi đáp ứng mục tiêu “một lần đánh giá,
cấp một chứng chỉ, được chấp nhận ở mọi nơi”.
Từ năm 2001 đến nay, các hệ thống chứng nhận của QUACERT đã được tổ
chức công nhận JAS-ANZ - một trong các tổ chức cơng nhận có uy tín hàng đầu
trên thế giới, thành viên tham gia ký kết các hiệt định thừa nhận chính thức của
PAC và IAF – cơng nhận hồn tồn phù hợp với các tiêu chuẩn ISO/IEC Guide
62, ISO/IEC Guide 65 và ISO/IEC Guide 66. Với kết quả này, hoạt động chứng
nhận nói chung và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn nói riêng của
QUACERT đã dần được đơng đảo tổ chức, doanh nghiệp chấp nhận và sử dụng
như một bằng chứng tin cậy đối với người tiêu dùng trong nước cũng như trong
các hoạt động thương mại toàn cầu. Tính đến nay, đã có hơn 400 sản phẩm được
QUACERT chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN, JIS, GB...)
và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC...).
Chứng nhận sản phẩm điện - điện tử được QUACERT xem như một trong các
hoạt động trọng tâm được tập trung triển khai trong thời gian qua. Hệ thống
chứng nhận mà QUACERT triển khai cho các sản phẩm điện - điện tử được thực
hiện theo hệ thống 5 theo khuyến cáo của ISO/IEC Guide 67 và do vậy hồn
tồn có khả năng được chấp nhận đầy đủ trong các quy định bắt buộc về chứng
nhận sản phẩm điện - điện tử của các nước thành viên trong ASEAN. Phạm vi
công nhận hiện tại của JAS-ANZ theo ISO/IEC Guide 65 cho chương trình
chứng nhận sản phẩm của QUACERT cũng bao gồm các nhóm sản phẩm điện điện tử được ưu tiên và quan tâm trong khuôn khổ hiện tại của các hoạt động chỉ
định thuộc ASEAN EE MRA như nhóm
sản phẩm dây cáp điện phù hợp IEC 60227, nhóm sản phẩm thiết bị điện gia
dụng phù hợp IEC 60335, thiết bị đóng ngắt điện dùng trong lắp đặt gia dụng
phù hợp IEC 60898...
V. Kết luận
Với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, việc nâng cao năng lực và
hội nhập về năng lực đánh giá sự phù hợp là điều kiện tất yếu để tiến tới xoá bỏ
12
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại. Việc tham gia và sử
dụng tích cực thoả thuận ASEAN EE MRA là biện pháp hữu hiệu vừa tạo điều
kiện cho các nhà sản xuất nội địa tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường tiêu dùng
sản phẩm, hàng hoá điện - điện tử trong các nước thuộc khối ASEAN vừa đồng
thời là một công cụ góp phần quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu, cung cấp và
sử dụng các sản phẩm điện - điện tử trong thị trường nội địa, đảm bảo an toàn và
sức khoẻ cho người tiêu dùng.
13
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương II
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LIÊN QUAN
Việc đánh giá sản phẩm, hàng hoá phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật ở
nước ta đã được hình thành và phát triển. Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn
và quy định về quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hố lưu thơng trên thị trường
và hàng hố nhập khẩu. Để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng, các tổ chức
chứng nhận, công nhận và kiểm định giám định hàng hoá phải nâng cao tầm
hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế.
I. Giới thiệu một số văn bản có liên quan đến cơng tác quản lí chất lượng
sản phẩm hàng hố.
Cơng tác quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hoá mới được đặc biệt quan tâm
khi nước ta chuẩn bị điều kiện gia nhập WTO. Những năm gần đây các luật,
nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn được ban hành đầy đủ hơn với nội
dung hoà nhập với các quy định của thế giới và WTO. Sau đây xin giới thiệu
một số tài liệu, văn bản có liên quan đến đánh giá phù hợp và nhất là cơng tác
quản lí chất lượng sản phẩm, hàng hố.
- Hiệp định về rào cản kĩ thuật trong thương mại (TBT-Technical Barries to
Trade): Gồm 15 điều khoản và 3 phụ lục với các mục tiêu là thừa nhận tầm quan
trọng của tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh thương mại. Trong đó điều
5 là quy trình đánh giá sự phù hợp do cơ quan nhà nước trung ương quản lí và
điều 6 là thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp bởi các cơ quan nhà nước trung
ương. Nguyên tắc cơ bản của hiệp định là tranh sự cản trở không cần thiết cho
thương mại. Các luật, nghị định, thông tư,… phải được xây dựng trên nguyên
tắc của nghị định này.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật đã được ban hành ngày 29/6/2006 và
có hiệu lực từ 1/1/2007. Đây là căn cứ, chuẩn mực kĩ thuật cho việc kiểm định,
đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà trước hết cần quan tâm đến lĩnh vực
tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật
14
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 về Quy định quản lí Nhà
nước về chất lượng sản phẩm, hàng hố. Nội dung chính:
+ Quy định về xây dựng, nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn hàng hoá,
+ Quy định danh mục sản phẩm hàng hoá phải áp dụng tiêu chuẩn: Bộ quản lí
chuyên ngành phối hợp với Bộ KHCN công bố danh mục này,
+ Quy định chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hoá theo 1 trong các cách:
Thử nghiệm mẫu điển hình, Thử nghiệm mẫu điển hình và giám sát mẫu thử
nghiệm lấy trên thị trường và cơ sở sản xuất, thử nghiệm mẫu điển hình và đánh
giá điều kiện đảm bảo chất lượng, thử nghiệm hoặc kiểm định tồn bộ sản phẩm
hàng hố. Bộ quản lí chun ngành lựa chọn phương thức.
+ Bộ KH&CN phối hợp với Bộ quản lí chun ngành quy định sản phẩm
hàng hố phải được chứng nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ngành hoặc
tiêu chuẩn khác.
+ Công nhận Hệ thống quản lí chất lượng: Thử nghiệm chất lượng, sản phẩm;
giám định; chứng nhận sản phẩm; chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng.
- Quyết định số 04/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/01/2006: Ban hành quy định
về nội dung, thủ tục công bố sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, pháp quy
kĩ thuật. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thơng báo với cơ quan quản lí và người tiêu
dùng về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hố do mình sản xuất với tiêu chuẩn.
- Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của thủ tướng chính phủ về
ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng.
II. Quy trình và phương thức thực hiện công tác kiểm định chất lượng
Để thực hiện cơng tác kiểm định chất lượng hàng hố, hầu hết các sản phẩm
được đánh giá tại các phòng thử nghiệm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng
với các loại sản phẩm. Các đơn vị thử nghiệm để đảm bảo chất lượng cũng phải
được đánh giá và hoạt động theo chuẩn mực tiêu chuẩn đã quy định.
Phịng thí nghiệm mang mã hiệu VILAS:
Là hệ thống phịng thử nghiệm được cơng nhận theo TCVN ISO/IEC 17025
:2005 do Văn phịng cơng nhận chất lượng cấp giấy chứng nhận. Chuẩn mực của
tiêu chuẩn này vừa thoả mãn ISO 9001:2000 về hệ thống chất lượng, vừa thoả
15
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
mãn ISO/IEC guide 25 về quản lí phịng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Nếu các
PTN đáp ứng chuẩn mực này thì kết quả thử nghiệm sẽ có điều kiện được thừa
nhận lẫn nhau giữa các quốc gia khác.
Hiện tại Việt nam có khoảng 300 phịng thử nghiệm được cơng nhận và mang
mã hiệu VILAS
• Cấu trúc của hệ thống chất lượng Phòng thử nghiệm như sau:
phù hợp là:
- Bản Công bố phù hợp của tổ chức công bố;
- Bản sao giấy chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn;
- Các tiêu chuẩn và các quy định khác có liên quan;
- Bản mơ tả chung về sản phẩm (tính năng, cơng dụng…).
Trường hợp sản phẩm, hàng hố khơng bắt buộc phải cơng bố phù hợp, doanh
nghiệp cũng nên tự đánh giá phù hợp theo các bước sau:
- Xây dựng và áp dụng các yêu cầu về kiểm soát chất lượng;
- Tự đánh giá bằng việc thử nghiệm các mẫu;
Và sau đó tự cơng bố phù hợp bao gồm các nội dung:
- Bản công bố phù hợp;
- Các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng hố;
- Bản mơ tả chung về sản phẩm, hàng hoá;
- Kết quả thử nghiệm và tiêu chuẩn thử nghiệm;
- Các văn bản khác có liên quan, như: quy trình sản xuất và hệ thống quản lí
chất lượng.
Dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn phải được gắn, in hoặc dán lên sản phẩm là
đối tượng phải được công bố phù hợp tiêu chuẩn. Đây là cơ sở pháp lí để sản
phẩm, hàng hố lưu thơng trên thị trường. Đối với các trường hợp tự nguyện thì
dấu cơng bố phù hợp tiêu chuẩn không bắt buộc phải gắn lên sản phẩm, hàng
hoá.
III.2. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.
16
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bên thứ ba thực hiện công việc bảo đảm đối tượng nào đó phù hợp với yêu cầu
được quy định được gọi là tổ chức chứng nhận. Đối tượng chứng nhận là: sản
phẩm, hệ thống quản lí chất lượng, kĩ thuật viên chuyên ngành. Tổ chức được
chứng nhận có những lợi ích: nâng cao uy tín, có thể là bắt buộc với thị trường
chủ yếu trên thế giới hoặc theo quy chuẩn kĩ thuật. Việc mở rộng thị trường đối
với các chủng loại sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là dễ dàng
hơn. Thời kì đầu, việc chứng nhận sản phẩm, hàng hoá mới chỉ chú ý tới chất
lượng sản phẩm, sau này tính ổn định của CLSP và điều kiện đảm bảo CLSP
cũng được quan tâm đặc biệt.
Chứng nhận sự phù hợp cho sản phẩm, hàng hố (cịn gọi là chứng nhận sản
phẩm) là bắt buộc với những sản phẩm phải được chứng nhận theo nghị định số
179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 về Quy định quản lí Nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hố. Tuỳ theo thể thức chứng nhận, có thể thực hiện một hoặc
nhiều phương pháp đánh giá: Thử điển hình, kiểm tra lơ, kiểm tra tồn bộ, đánh
giá điều kiện đảm bảo chất lượng,…
Chuẩn mực đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm là
ISO/IEC Guide 65, guide 66… Hiện có các tổ chức chứng nhận phù hợp sản
phẩm là: Quacert, TT Kĩ thuật 1, 2,3 (thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL). Đối với lĩnh
vực vật liệu xây dựng, được sự giúp đỡ của Bộ xây dựng,Viện Vật liệu xây dựng
với năng lực hiện tại đang hình thành tổ chức chứng nhận sản phẩm VLXD phù
hợp tiêu chuẩn. Tổ chức này sẽ đánh giá chuyên sâu với nhiều chủng loại VLXD
và giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất vượt qua rào cản kỹ thuật thương mại khi
Việt nam gia nhập WTO.
III.3. Một số công tác khác của đánh giá phù hợp.
Giám định là việc kiểm tra cho việc thiết kế sản phẩm, sản phẩm, dịch vụ
(năng lực của nhà sản xuất, hoạt động của hệ thống chất lượng), quá trình hay
nhà xưởng thiết bị và xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu quy định
chung hay cụ thể nào đó,. Nhà sản xuất cũng có thể qua tổ chức giám định để
xác định sự phù hợp sản phẩm của chính mình để tự cơng bố sự phù hợp. Cơng
tác giám định hoặc kiểm tra có thể là một chức năng riêng biệt hoặc có thể là
một phần của hệ thống chứng nhận. Giám định bao gồm các nội dung: chất
lượng, số lượng, giá cả. Tổ chức giám định thường hoạt động theo chuẩn mực
17
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
của ISO/IEC 17020. Đây là tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi ban châu Âu về tiêu
chuẩn hoá (CEN) và uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực
điện(CENLEC) theo tiêu chuẩn châu Âu EN 45004
Sổ tay chất lượng
Sổ tay thủ tục
Các sổ tay phương pháp
Các sổ tay hướng dẫn
Các sổ tay biểu mẫu
Thử nghiệm, hiệu chuẩn cũng là một hoạt động của đánh giá phù hợp.
PTN thường phải thoả mãn các yêu cầu nhất định tuỳ theo quy định của từng hệ
thống. Khi tổ chức chứng nhận sử dụng PTN bên ngồi thì PTN đó phải có uy
tín và phải được cơng nhận (chuẩn mực là TCVN ISO/IEC 17025:2005).
Các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng phải được cơng nhận. Thơng thường
mối nước đều có ít nhất một tổ chức công nhận. Nước ta tổ chức cơng nhận là
Văn phịng cơng nhận chất lượng (BOA) thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL. Để kết
quả cơng nhận có thể có tác dụng với quốc gia khác thì tổ chức cơng nhận cần
phải có thoả thuận đa phương và song phương. Đó là kết quả của thừa nhận lẫn
nhau. Hiện nay BOA đã có những thoả thuận với ILAS, APLAC, và một số
nước khác. Việc hình thành một tổ chức công nhận quốc tế là cần thiết cho các
18
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
tổ chức đánh giá sự phù hợp để các sản phẩm của ta có đủ điều kiện vươn ra thị
trường nước ngoài.
4. Kết luận:
Kiểm định và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá là cần thiết với cả
những đối tượng không bắt buộc phải chứng nhận. Đây là những hoạt động
khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hố vừa có tính pháp lí vừa có tác dụng
quảng cáo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Các chuẩn mực cho việc kiểm định và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm,
hàng hoá ở Việt nam đã được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và
hiệp định TBT. Đây là điều kiện để mở rộng xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng
hố. Mặt khác nó cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt nam sử
dụng sản phẩm, hàng hoá trong nước.
19
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ch−¬ng III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM
TRA THỬ NGHIỆM THIÉT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
Từ năm 2005, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã thực hiện
Chương trình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa điện, điện tử nhằm đảm
bảo an toàn và quyền lợi người tiêu dùng, phát triển vững chắc hoạt động sản
xuất hàng điện, điện tử trong nước và tạo thuận lợi cho việc lưu thông tự do
trong khu vực.
Sau khi có Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì có 13
nhóm sản phẩm điện, điện tử phải kiểm tra chất lượng và an toàn. Quyết định đó
cũng đưa ra những chuẩn mực để kiểm sốt, đó chính là các tiêu chuẩn quốc gia
TCVN và các tiêu chuẩn này được chấp nhận hoàn toàn đối với các tiêu chuẩn
quốc tế IEC về an toàn là chính. Hiện nay chúng ta đang xúc tiến các quy trình
đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hợp quy để những sản phẩm thuộc nhóm 13
sản phẩm này khi lưu thơng trên thị trường có những dấu hiệu được đánh giá,
được chứng nhận, được thử nghiệm phù hợp với những tiêu chuẩn đã quy định.
Vì các nhóm sản phẩm này phải được quản lý theo tiêu chí về an tồn nên dù
muốn hay khơng thì các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ, bởi một mặt phải bảo
vệ sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, mặt khác cũng để bảo vệ cho các doanh
nghiệp khơng bị "vấp ngã" vì nếu xảy ra tai nạn thì các doanh nghiệp có liên
quan chắc khó có thể tồn tại được.
Hiệp định của ASEAN về quy chế quản lý hài hòa các thiết bị điện, điện tử
chính thức có hiệu lực vào 1/11/2011. Từ nay đến đó là khoảng thời gian để các
nước chuyển đổi cơ chế quản lý đối với thiết bị điện, điện tử sao cho hài hòa với
nhau. Khi hoạt động quản lý hài hịa thì các kết quả sẽ được thừa nhận tại các
nước và do đó hàng hóa sẽ được lưu thông trong khối ASEAN, không cần kiểm
tra, thử nghiệm, đánh giá lại nhiều lần và sẽ tạo dựng cho năng lực cạnh tranh
của các thiết bị điện, điện tử trong các nước ASEAN tốt hơn.
Việt Nam đã triển khai một loạt công việc như phổ biến cho các doanh nghiệp
biết tinh thần của Hiệp định. Chúng ta cũng đang chuyển đổi các văn bản quy
20
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động này sao cho hàng điện, điện tử của
Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN sẽ không phải kiểm tra, thử nghiệm,
chứng nhận lại và ngược lại. Thứ 2 là chúng ta phải rà sốt lại những tiêu chuẩn
có liên quan cho phù hợp với những phiên bản mới nhất của IEC. Thứ ba và
quan trọng nhất là tạo dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
đánh giá, chứng nhận, kiểm định vì chúng ta cần có đầy đủ hệ thống phịng thử
nghiệm.
Về cơ bản hiện nay chúng ta có 2 phịng thử nghiệm điện, điện tử của Trung
tâm Kỹ thuật 1 (viết tắt là Quatest1 - Hà Nội) và Phòng thử nghiệm điện, điện tử
kỹ thuật 3 (Khu Cơng nghiệp Biên Hịa, Tp.HCM) là những phòng thử nghiệm
đủ năng lực thử theo các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực miền Trung
hiện nay có Trung tâm Kỹ thuật 2 về năng lực thử nghiệm điện, điện tử còn đang
yếu, chưa đáp ứng yêu cầu và cũng đang hoàn thiện sao cho chúng ta có ít nhất
là 3 phịng thử nghiệm đủ năng lực cần thiết.
Không chắc rằng tất cả các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử có thể
đáp ứng đầy đủ các TCVN, tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, một số thiết bị lâu
nay chúng ta tiến hành thử đều đáp ứng được. Những vấn đề liên quan đến an
toàn bao giờ cũng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu bởi nếu xảy ra sự
cố gây tổn hại đến tài sản, con người thì nguy cơ dẫn đến "phá sản" đối với các
doanh nghiệp là rất cao. Hiện nay chúng ta đang áp dụng quy chế kiểm tra đối
với 13 sản phẩm. Sau khi chúng ta làm tốt đối với những sản phẩm này rồi sẽ
mở rộng sang các sản phẩm khác nữa.
Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp liên quan
trong việc áp dụng các quy chuẩn tại địa phương là rất lớn. Trách nhiệm của các
doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu phân phối hàng hoá ra thị trường, phải
tuân thủ theo nhiều quy định hết sức khó khăn.
Các Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là một trong những vấn đề quan trọng
trong xây dựng thương hiệu sản phẩm. Từ những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật gắt gao là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm đồng nhất, chất
lượng ổn định. Tiêu chuẩn nói chung, là cái ln thay đổi theo từng thời điểm.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải có những nghiên cứu
21
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm
thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
theo kịp với đòi hỏi của từng thời kỳ, từ đó có cơ sở để khơng ngừng nâng cao
các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để sản phẩm của các doanh nghiệp có thể
cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
22