Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thuận châu, tỉnh sơn la ( luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.64 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LY A CHỨ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Phát triển nông thơn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồng Bằng An

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Ly A Chứ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Hồng Bằng An đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Huyện uỷ,
HĐND, UBND huyện Thuận Châu, Phòng Nội vụ, Ban tổ chức huyện ủy, Chi cục
Thống kê, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Thuận Châu và các phịng ban chuyên
môn của huyện, UBND các xã, thị trấn và người dân; Sở Nội vụ tỉnh Sơn La đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Ly A Chứ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới và thực tiễn ................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức cấp xã .................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ........... 5


2.1.2.

Đặc điểm, nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã ................................................ 8

2.1.3.

Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ............................... 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ..................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 18

2.2.1.

Thực trạng lao động hành chính công ở cấp xã hiện nay ở Việt Nam ............ 18

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã..................................................................................... 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 24


2.3.

Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 25

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.......................................... 28
3.1.

Khái quát về tình hình của huyện Thuận Châu .............................................. 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 38

3.2.2.


Phương pháp tiếp cận hệ thống ..................................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích ................................................................................. 39

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ...................................................... 40

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 41
4.1.

Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thuận Châu ............. 41

4.1.1.

Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thuận Châu .......... 41

4.1.2.

Đánh giá kết quả các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
cấp xã huyện Thuận Châu thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 ........................... 42

4.1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
ở huyện Thuận Châu ..................................................................................... 68

4.2.

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Thuận Châu............................................................................ 70

4.2.1.

Các căn cứ đề xuất giải pháp ......................................................................... 70

4.2.2.

Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La .............................................................................. 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 88
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 88

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 89

5.2.1.

Đối với Trung ương ...................................................................................... 89


5.2.2.

Đối với tỉnh, huyện ....................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 91
Phụ lục ..................................................................................................................... 93

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTV

Ban thường vụ


CBCC

Cán bộ cơng chức

CNH

Cơng nghiệp hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐH

Hiện đại hóa

KT - XH

Kinh tế xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước

QLKT


Quản lý kinh tế



Quyết định

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ ngĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất giai đoạn tại huyện Thuận Châu
2016 - 2018 .............................................................................................. 30
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 2018 ......................................................................................................... 33

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 2018 ......................................................................................................... 35
Bảng 3.4. Thông tin mẫu điều tra ............................................................................. 39
Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Châu................. 41
Bảng 4.2. Số liệu về khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã ở huyện Thuận Châu ............................................................................ 43
Bảng 4.3. Kết quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thuận
Châu năm 2018 ........................................................................................ 45
Bảng 4.4. Trình độ văn hóa cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Thuận Châu ................ 45
Bảng 4.5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức cấp xã huyện
Thuận Châu.............................................................................................. 47
Bảng 4.6. Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức cấp xã của huyện Thuận
Châu ........................................................................................................ 48
Bảng 4.7. Trình độ tin học cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Thuận Châu.................. 49
Bảng 4.8. Trình độ ngoại ngữ cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Châu ............. 50
Bảng 4.9. Kết quả tự đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về các kỹ năng nghề
nghiệp trong quá trình thực thi nhiệm vụ .................................................. 51
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức cấp huyện về các kỹ năng
nghề nghiệp của cán bộ, công chức cấp xã................................................ 52
Bảng 4.11. Cơ cấu độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Châu .................... 54
Bảng 4.12. Cơ cấu giới tính cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Thuận Châu.................. 55
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp xã .............. 56
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá thái độ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công
chức cấp xã ở huyện Thuận Châu ............................................................. 59
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã và huyện về mức độ
hoàn thành nhiệm vụ ................................................................................ 61

vi


Bảng 4.16. Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ cấp xã có trình độ đào

tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên ........................................ 63
Bảng 4.17. Hệ số lương đối với cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua
đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ .................................................... 63
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức
cấp xã....................................................................................................... 65
Bảng 4.19. Đánh giá phân loại cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thuận Châu .......... 66
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá về việc đánh giá phân loại cán bộ, công chức cấp xã
ở huyện Thuận Châu ................................................................................ 67

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Thuận Châu ............................................. 31

Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu cán bộ cấp xã huyện Thuận Châu năm 2018 ............................ 42

Biểu đồ 4.2.

Trình độ lý luận chính trị cán bộ, cơng chức cấp xã của huyện
Thuận Châu ......................................................................................... 49

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ly A Chứ
Tên luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số : 8620116

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng CBCC cấp xã;
- Đánh giá thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trên địa
bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC
cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất các giải pháp khả thi và hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng CBCC
cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý và Tổng hợp dữ liệu
- Phương pháp phân tích
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã đánh giá được thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La qua hệ thống các chỉ tiêu
nghiên cứu phản ánh thể lực, trí lực, tâm lực của cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La; và các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cán
bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng CBCC cấp xã
trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chủ yếu xuất phát từ các yếu tố bản thân

CBCC bao gồm: tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc; sức khỏe, giới tính; tinh thần
học và tự học; sự yêu nghề và gắn bó với nghề; tinh thần trách nhiệm trong cơng tác; ý
thức tổ chức kỷ luật của CBCC. Các yếu tố bên ngồi bao gồm: Quy hoạch, bố trí và sử
dụng cán bộ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ; chế độ chính sách; sự phát triển
của cơng nghệ thông tin và hội nhập quốc tế; thị trường lao động bên ngoài; khen
thưởng, kỷ luật CBCC.

ix


Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2016 - 2018, đồng thời căn cứ
vào định hướng, mục nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La trong thời gian tới và các bài học kinh nghiệm của các địa phương về nâng cao
chất lượng CBCC cấp xã. Luận văn đã đề xuất 9 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2025.

x


THESIS ABSTRACT
Student: Ly A Chu
Thesis title: "Solutions for improvement of the quality of civil servants at commune
level in Thuan Chau district, Son La province"
Major: Rural Development

Code: 8620116

Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives:
To systematize the theoretical and practical issues relating to the quality of civil

servants at commune level
To assess the situation of the applied solutions for improvement of the
quality of civil servants at commune level in Thuan Chau district, Son La province
beetween 2016-2018
To analyse the factors influencing the solutions for improvement of the quality
of civil servants at commune level in Thuan Chau district, Son La province.
Propose the possible and effective solutions to improve of the quality of civil
servants at commune level in Thuan Chau district, Son La province until 2025
Research methods
Selection of study site and samples
Data collection
Data processing
Data Analysis
Main research results
The thesis investigated the situation of applied solutions to improve the quality of
civil servants at commune level in ThuanChau district, Son La province by using a group
of indicators measuring physical condition, knowledge and attitude of commune-level
civil servants in ThuanChau district, Son La province as well as indicators to assess local
people's satisfaction with commune officials and civil servants in ThuanChau district, Son
La province.
The thesis also analyzed the factors influencing the quality improvement of civil
servants at commune level in ThuanChau district, Son La province. The main factors
coming from civil servants itself: Age and number of working years; Health, gender;
self.learning skill; passion and commitments with jobs; responsibility in work; sense of

xi


discipline. External factors include: Planning, arranging and using civil servants; Plan
for training and retraining for civil servants; compensation and benefits policies; The

development of information technology and international integration; External labor
market; Reward and discipline policies.
On the basis of situation and influencing factors analysis in the period of 20162018, at the same time based on the orientation and objectives of improvement of the
quality of civil servants at commune level in ThuanChau district, Son La province in the
time coming and and lessons learned from other local areas relating to improvement of
the quality of civil servants, the thesis has proposed 9 main solutions to improve the
quality of civil servants servants at commune level in ThuanChau district, Son La
province until 2025.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cán bộ có vai trị rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"
(Nguyễn Thanh Giang, 2019).
Cán bộ, cơng chức (CBCC. cấp xã có vai trị là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước
tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân. Do đó việc khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
cấp xã là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là đối với những huyện,
xã vùng sâu, vùng xa, như miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn.
Chính quyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng. Để chính quyền cấp xã thực
hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải
có đội ngũ CBCC cấp xã có năng lực quản lý nhà nước tốt. Thực tế cho thấy ở
đâu năng lực quản lý nhà nước của CBCC cấp xã tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản

lý cao. Ngược lại, ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của CBCC cấp xã khơng
tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, dễ xẩy ra mất đoàn kết nội bộ, an ninh trât
tự phức tạp.
Thuận Châu là một huyện thuần nơng của tỉnh, mặc dù tình hình chính trị an ninh, trật tự, xã hội tương đối ổn định, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao,
nhưng nhìn chung kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nguồn thu ngân
sách hạn hẹp, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức
cao. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặt ra yêu cầu ngày càng cao
đối với đội ngũ cán bộ cơng chức nói chung, đặc biệt đối với CBCC cấp xã nói
riêng, bởi lẽ đây là đội ngũ CBCC của hệ thống chính trị ở cơ sở trực tiếp lãnh
đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nước ở địa phương. Một thực tế khách quan đội ngũ CBCC cấp xã của huyện
hiện nay chất lượng còn thấp, có nơi chưa tương xứng với vai trị, vị trí của họ
cũng như chức trách các chức danh do nhà nước quy định. Điều này đã gây ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng

1


và của Đảng và nhà nước nói chung; tình trạng bất ổn cục bộ ở một số xã, làm suy
giảm niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để có một đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện có chất lượng, đảm bảo
"vừa hồng, vừa chuyên" hết lịng phụng sự nhân dân, giữ gìn đồn kết ở cơ sở,
tăng uy tín của Đảng và nhà nước với nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận,
pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ
lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La" làm
luận văn thạc sĩ của mình. Thơng qua luận văn này, tơi mong muốn góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn nào cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC cấp xã.
- Thực trạng về các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã tại huyện
Thuận Châu giai đoạn 2016 - 2018 như thế nào?
- Các yếu tố nào đã ảnh hưởng tới các giải pháp nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu giai đoạn 2016 - 2018?
- Những giải pháp khả thi và hữu hiệu nào để nâng cao chất lượng đội ngũ
CBCC cấp xã tại huyện Thuận Châu đến năm 2025?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã
trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian qua; từ đó đề xuất
hồn thiện và tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC xã nhằm
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng
CBCC cấp xã;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới các giải pháp
nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La giai đoạn 2016 - 2018;

2


- Đề xuất các giải pháp khả thi và hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: Cán bộ, công chức cấp xã huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Khách thể: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải pháp n â n g

c a o chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
- Góp phần hệ thống hóa - các vấn đề về lý luận và thực tiễn về chất lượng
CBCC cấp xã.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp
xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã thực hiện giai đoạn 2016 - 2018
- Từ đó đề xuất các giải pháp khả thi và hữu hiệu nâng cao chất lượng
CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2025.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Châu, trong đó tập trung
nghiên cứu sâu tại 03 xã trong huyện, bao gồm:
- Xã Pá Lông là xã nằm ở vùng cao của huyện, số CBCC là dân tộc
Mông chiến 91,3%.
- Xã Chiềng Ly là xã nằm ở vùng dọc quốc lộ 6, số CBCC là dân tộc
Thái chiếm 100%.
- Xã Liệp Tè là xã nằm ở vùng dọc Sông Đà, số CBCC là dân tộc La
Ha chiếm 61%.
Đây là những xã có tính đại diện cao cho các xã thuộc 03 vùng của
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đó là: vùng cao, vùng dọc quốc lộ 6 và vùng
dọc Sông Đà.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu các thông tin, số liệu trong khoảng thời gian từ đầu năm
2016 đến cuối năm 2018 và đề xuất một số giải pháp đến năm 2025.

3


1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI VÀ THỰC TIỄN
Đây là cơng trình khoa học nghiêm túc được thực hiện bởi tác giả.

- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng
CBCC cấp xã đây chính là cơ sở để nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng CBCC cấp xã ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Luận văn đã phân tích đánh giá được thực trạng chất lượng CBCC cấp
xã của ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, những kết quả đạt được và các tồn
tại, hạn chế của các giải pháp nâng cao chất lượng CBCC cấp xã giai đoạn 2016
- 2018 tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đồng thời, Luận văn đã đề xuất
được 09 giải pháp khả thi nâng cao chất lượng CBCC cấp xã đến năm 2025.
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và các nhà hoạch
định chính sách về phát triển nguồn nhân lực đối với các CBCC cấp xã.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trong cuộc nói chuyện với các học viên Trường Nguyễn Ái Quốc năm
1963, Bác có nói “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính
phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của
dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Vì vậy, cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng (Lã Thị Viết Hằng, 2015).
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
- Khái niệm cán bộ
Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2008).
Vì vậy, cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, cơng
chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được
bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội
(Quốc hội, 2008).
- Khái niệm công chức
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định: Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính

5


trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân
quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Quốc
hội, 2008).
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại Điều 40 Luật cán bộ, công chức và Điều 20 Nghị định

24/2010/NĐ-CP thì người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ
tập sự ở vị trí việc làm được tuyển dụng (Quốc hội, 2008).
2.1.1.2. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Theo Điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa: Chất lượng là
mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có. Từ điển Tiếng Việt
của Viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000, định nghĩa: Chất
lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc
(Tiêu chuẩn Việt Nam, 2007).
Khi đánh giá chất lượng CBCC cấp xã, một vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng
thế nào là chất lượng của CBCC? Chất lượng của CBCC được xem xét dưới nhiều
góc độ khác nhau: Chất lượng của CBCC được thể hiện thông qua hoạt động của
bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
chính quyền cấp xã. Chất lượng của CBCC được đánh giá dưới góc độ phẩm chất
đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như
hiệu quả công tác (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2007).
Chất lượng của CBCC là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Đối
với CBCC cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay thấp ngoài việc đánh giá
phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực và sự tín
nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua;
bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học. về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước,
pháp luật v.v...; độ tuổi; thâm niên công tác v.v... Chất lượng của cán bộ, công

6


chức cịn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát
sinh của người CBCC đối với công vụ được giao (Tiêu chuẩn Việt Nam, 2007).
2.1.1.3. Khái niệm chính quyền cấp xã
Hiến pháp Việt Nam qui định có 03 cấp hành chính, tương ứng với 03 cấp
chính quyền đó là, tỉnh, huyện và xã. Trong đó:

- Cấp tỉnh có 02 loại hình đơn vị hành chính đó là: tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương (Quốc hội, 2013).
- Cấp huyện có 04 loại hình đơn vị hành chính đó là: huyện, thành phố
thuộc tỉnh, quận và thị xã;
- Cấp xã có 03 loại hình đơn vị hành chính đó là: xã, phường và thị trấn.
(Quốc hội, 2013).
Tương ứng với 03 cấp hành chính có 03 cấp chính quyền: chính quyền
cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp xã.
Chính quyền cấp xã (bao gồm: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân) là
cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước ta,
được thành lập trên từng đơn vị hành chính cấp xã, có chức năng quản lý nhà
nước (QLNN) trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh ở địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 xác định: Chính quyền địa phương
bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với nơng
thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Luật quy định. Vậy
chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hóa,
xã hội ở cơ sở, đảm bảo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đi vào cuộc sống, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Sự trong sạch
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã đóng vai trị
rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ
công phục vụ nhân dân. Trong q trình xây dựng, hồn thiện bộ máy nhà nước,
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đối với chính quyền cấp xã. Cùng
với việc hồn thiện thể chế, chính sách đãi ngộ và đầu tư cơ sở vật chất, Đảng và
Nhà nước luôn chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã (Quốc hội, 2013).

7



Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng
và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Cán bộ là
một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã
vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững
mạnh thì phải xây dựng đội ngũ CBCC có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện
sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp
giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và
phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính quyền được hiểu là bộ máy điều khiển,
quản lý công việc của nhà nước và hoạt động của nó mang tính chất quyền lực
của Nhà nước, bằng phương thức tác động của Nhà nước (Quốc hội, 2013).
2.1.2. Đặc điểm, nhiệm vụ cán bộ, công chức cấp xã
2.1.2.1. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là người đại diện cho Nhà nước ở cơ sở thực
hiện chức năng Quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao
và đại đa số cán bộ, công chức cấp xã hầu hết đều là người địa phương, sinh sống
tại địa phương, có quan hệ giàng buộc lẫn nhau ở một khía cạnh tình cảm nào đó
(Quốc hội, 2008).
Cán bộ, cơng chức cấp xã: đó là cấp cơ sở triển khai các Nghị quyết,
đường lối của Trung ương, nơi đây có các mối quan hệ xóm làng, dòng họ và
trực tiếp do dân bầu ra cho nên CBCC cấp xã có đặc điểm riêng. Do vậy, chúng
ta phải xây dựng các chỉ tiêu sự tín nhiệm trong dân; sự hài lòng của người dân
trong giải quyết công việc; chỉ tiêu đánh giá năng lực CBCC cấp xã; đối với công
tác tuyên truyền vận động cơ sở được coi là tiêu chí đánh giá quan trọng của cấp
trên đối với cấp dưới hoặc ngược lại.

Cán bộ, công chức cấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với
dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào
cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng. Ta thấy việc làm
CBCC cấp xã hàng ngày cọ sát với thực tiễn rất phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực nên

8


họ cần phải có bản lĩnh, có bề dày kinh nghiệm và hiểu biết (Quốc hội, 2008).
Cán bộ, công chức cấp xã khác với CBCC cấp huyện, cấp tỉnh: đó là cơng
chức ở cơ sở gần dân, có mối quan hệ họ hàng làng xóm gắn bó khó có thể tách
rời, CBCC cấp xã là chế độ dân bầu. Chúng ta cần phải xây dựng chỉ tiêu văn
hóa, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ
quản lý nhà nước, kỹ năng trong giải quyết cơng việc, kỹ năng giao tiếp với mục
đích nâng cao chất lượng CBCC cấp xã là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội
đó là mục đích cuối cùng của việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã.
Ở Việt Nam, CBCC cấp xã ít có sự biến động nhằm duy trì tính ổn định,
liên tục của nền hành chính; họ được bảo hộ bằng quy định “biên chế nhà nước,
chỉ trừ khi vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm đến mức bị kỷ luật buộc thôi việc
cịn thường thì họ làm việc từ khi được tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu. Chính
vì vậy, cơ chế này tạo thành môi trường nuôi dưỡng sự thụ động, dựa dẫm, trì trệ
của một bộ phận khơng nhỏ CBCC cấp xã (Quốc hội, 2008).
2.1.2.2. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định tại Điều 61 Luật cán bộ, công chức (năm 2008), Điều 3
Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn
và những người hoạt động khơng chun trách cấp xã thì:
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;
+ Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có
hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Mục I, Chương II Quy định tiêu chuẩn
đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số

9


04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội Vụ (Bộ Nội vụ, 2012).
- Cơng chức cấp xã có các chức danh sau:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Qn sự;
+ Văn phịng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã);
+ Tài chính - kế tốn;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
Nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày
30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ (Bộ Nội vụ, 2012).
2.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là tổng thể các biện pháp có tổ
chức, có định hướng tác động lên tập hợp tất cả các thuộc tính và sự phối hợp
hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã làm cho thay đổi về chất cao hơn so với thời
điểm chưa tác động (Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2003).

Để nâng cao chất lượng CBCC, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất
lượng với số lượng CBCC, chỉ khi nào hai mặt này hài hòa, tác động hữu cơ với
nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ.
Theo Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), đội ngũ CBCC cấp
xã được đánh giá là có chất lượng nếu chỉ dựa trên việc xem xét, đánh giá chất
lượng của từng thành viên riêng rẽ thì kết quả của việc đánh giá đó sẽ là khơng
chính xác. Để đánh giá chính xác về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã phải đánh giá trên quan điểm là một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
mang tính tổng thể, cụ thể là:
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ CBCC được xem xét thông qua các tiêu chí
đánh giá như: thể lực (bao gồm thể chất và tâm lý); trí lực (trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng làm việc, trình độ tin học,
ngoại ngữ…) Tâm lực (phẩm chất chính trị, đạo đức cơng vụ, tác phong làm
việc, văn hóa ứng xử và sự tín nhiệm…).

10


Thứ hai, chất lượng CBCC cấp xã là sức mạnh của tất cả các thành viên
trong đội ngũ đặt trong mối quan hệ tác động qua lại tạo nên sức mạnh tập thể
được xem xét cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu hay thể hiện tính linh
hoạt, phù hợp, tính liên kết và sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cả về ý chí lẫn
hành động, đem lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đạt được mục tiêu
của tổ chức. Sức mạnh tập thể thông qua sự tác động tương hỗ của các thành viên
tạo nên sức mạnh lớn hơn sức mạnh của các thành viên đơn lẻ trong tổ chức.
Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã được nâng cao biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chất lượng hoạt động cơng vụ của CBCC cấp xã tăng (tức hiệu
suất công việc của CBCC cấp xã được nâng cao), các nhiệm vụ mà cấp trên giao
ln hồn thành tốt.
Thứ hai, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã ngày

càng được nâng cao và đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của vị trí chức
danh đảm nhiệm. Đồng thời, khả năng tiếp thu được những kiến thức về kinh tế thị
trường, kiến thức về pháp luật, kiến thức về quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin
học… ngày càng tăng để nắm bắt kịp thời những biến động của thực tiễn ở cơ sở,
theo kịp những thay đổi và sự phát triển của đất nước, của khu vực và của thế giới.
Thứ ba, năng lực tổ chức các hoạt động ngày càng tốt hơn. Biểu hiện là:
có tư duy nhạy bén sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học, có tính
quyết đốn dám nghĩ, dám làm.
Thứ tư, phẩm chất đạo đức của người CBCC cấp xã ngày càng tốt hơn. Đó
là sự trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc và lợi ích quốc gia; Ln tơn trọng nhân dân, tận
tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Thứ năm, vì quy hoạch phát triển là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của
công tác tổ chức cán bộ. Quy hoạch phát triển là việc lựa chọn những người có đủ
các điều kiện, tiêu chuẩn quy định về khả năng, năng lực, phẩm chất đạo đức, tinh
thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật…và phù hợp với tình hình cụ thể ở địa
phương để đưa vào nguồn kế cận tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Do đó quy hoạch phát
triển cịn là cơ sở của việc đào tạo bồi dưỡng và định hướng việc bố trí, sử dụng, đề
bạt, bổ nhiệm trong tương lai.
Thứ sáu, việc sử dụng CBCC cấp xã: việc bố trí, xắp xếp, sử dụng CBCC

11


đúng người, đúng việc, đúng với năng lực, trình độ của CBCC rất quan trọng
quyết định yếu tố thành công trong giải quyết công việc làm phát huy hết giá trị
thực của bản thân người cán bộ công chức, thông qua người CBCC mà mọi
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được truyền đạt đến
người dân một cách thấu đáo, rõ ràng nhờ những người cán bộ gương mẫu, tận

tuỵ trong cơng việc hết lịng phục vụ nhân dân lấy nhân dân làm chủ thể hành
động, là đối tượng phục vụ chứ không phải ta vào vai CBCC có quyền hách dịch,
sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân trong giải quyết công việc.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
2.1.4.1. Yếu tố bên trong
a. Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc
CBCC cấp xã là những người làm việc trực tiếp với người dân và tiếp xúc
với nhân dân hàng ngày nên ngoài kinh nghiệm chun mơn, các cán bộ, cơng
chức cần có kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử với người dân và nắm rõ phong tục,
tập quán địa phương, của từng dân tộc, dòng họ để ứng xử cho phù hợp. CBCC
có càng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sẽ có năng lực tốt hơn
(Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2004).
b. Sức khỏe, giới tính
Trên thực tế các CBCC cấp xã thường xuyên phải xuống cơ sở, thậm chí
vào các ngày cuối tuần và ngồi giờ hành chính, mưa gió... Do đó, yêu cầu thể
lực là một yếu tố quan trọng đối với hồn thành cơng việc. Cũng như vậy thì
nam giới thường có ưu thế hơn nữ giới trong hầu hết các công việc yêu cầu làm
việc trên địa bàn rộng và thời gian linh động như vậy, ví dụ như công tác thú y,
thủy lợi (Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2004).
c. Tinh thần học và tự học
Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là cả một q trình trong một bối
cảnh xã hội ln biến động, địi hỏi mỗi CBCC cần ln tự học, tự rèn luyện để
đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển. Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng được tổ
chức, CBCC cấp xã còn nên tự học và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế của đồng
nghiệp (Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2004).
d. Sự yêu nghề và gắn bó với nghề
Yêu nghề là yếu tố hàng đầu gắn bó người CBCC cấp xã với cơng việc của

12



×