Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kinh bắc, tỉnh bắc ninh ( luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH KINH BẮC, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị doanh nghiệp

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Hương Dịu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nghiên cứu trong luận văn là của riêng tôi. Các số liệu lấy
từ thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc TS. Phạm Thị Hương Dịu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ mơn
Quản trị kinh doanh, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên BIDV – Kinh Bắc đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn tại ngân hàng thương mại ......................... 4

2.1.1.

Lý luận về huy động vốn .................................................................................... 4

2.1.2.

Lý luận về quản lý huy động vốn ..................................................................... 13

2.1.3.

Lý luận về ngân hàng thương mại .................................................................... 14

2.1.4.

Cơ sở đánh giá hoạt động quản lý huy động vốn tại NHTM............................ 16

2.1.5.

Nội dung về quản lý huy động vốn................................................................... 17


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn ............................................ 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại ............... 27

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý huy động vốn của một số ngân hàng trên thế giới .... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước ............................................... 28

2.2.3.

Bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ............................................. 30

2.2.4.

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................. 31

iii


Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 33
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc ............................................................... 33

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng, ban. ........................................... 34

3.1.3.

Đặc điểm về lao động ....................................................................................... 38

3.1.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây ................................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 47

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 47

3.2.2.


Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu ............................................................... 48

3.2.3.

Các chỉ tiêu đo lường kết quả huy động vốn của ngân hàng thương mại......... 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 53
4.1.

Thực trạng quản lý huy động vốn của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển
Việt Nam – chi nhánh Kinh Bắc ....................................................................... 53

4.1.1.

Thực trạng công tác lập kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng TMCP
đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc .......................................... 53

4.1.2.

Thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc .............................. 54

4.1.3.

Kết quả công tác huy động vốn của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Kinh Bắc ........ 63

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình quản lý huy động vốn tại ngân hàng
tmcp đầu tư và phát triên Việt Nam – chi nhánh Kinh Bắc .............................. 67


4.2.1.

Chính sách, pháp luật Ngân hàng ..................................................................... 67

4.2.2.

Chính sách, chiến lược của ngân hàng ............................................................. 69

4.2.3.

Lãi suất huy động ............................................................................................. 71

4.2.4.

Năng lực cán bộ tín dụng .................................................................................. 73

4.2.5.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 75

4.2.6.

Tâm lý khách hàng ........................................................................................... 77

4.2.7.

Mức độ tin cậy của ngân hàng .......................................................................... 79

4.3.


Đánh giá chung công tác quản lý huy động vốn của ngân hàng tmcp đầu tư
và phát triên Việt Nam – chi nhánh Kinh Bắc .................................................. 81

4.3.1.

Những kết quả đạt được.................................................................................... 81

4.3.2.

Những mặt còn hạn chế .................................................................................... 83

iv


4.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế đó ................................................................. 84

4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý huy động vốn tại
ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh
Kinh Bắc ........................................................................................................... 89

4.4.1.

Định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi
nhánh Kinh Bắc ................................................................................................ 89


4.4.2.

Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Kinh Bắc .......................... 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................... 106

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 106

5.2.3.

Kiến nghị đối với BIDV ................................................................................. 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam

DN

Doanh nghiệp

GTCG

Giấy tờ có giá

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW


Ngân hàng trung ương

PGD

Phịng giao dịch

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TCKT

Tổ chức kinh tế

VHĐ

Vốn huy động

CK

Cuối kỳ

ĐCTC

Định chế tài chính


BIDV Kinh Bắc

Ngân TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Kinh Bắc

BQ

Bình qn

VND

Việt Nam đồng

ĐCTC

Định chế tài chính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình nhân sự BIDV – Kinh Bắc 2016-2018 ....................................... 38

Bảng 3.2.

Quy mô huy động vốn tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018 .............. 41

Bảng 3.3.


Thu nhập thuần theo sản phẩm dịch vụ....................................................... 45

Bảng 3.4.

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động .................................................................. 46

Bảng 4.1.

Kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Kinh Bắc ........... 53

Bảng 4.2.

Phân công công việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc. ................................................... 54

Bảng 4.2.

Chi phí huy động vốn của BIDV Kinh Bắc ................................................ 56

Bảng 4.3.

Thị phần huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng tại Bắc Ninh ........... 58

Bảng 4.4.

Các hình thức huy động vốn tại BIDV Kinh Bắc ....................................... 61

Bảng 4.5.


Cơ cấu VHĐ của BIDV – Kinh Bắc theo kì hạn ............................................ 63

Bảng 4.6.

Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng năm 2018 ..... 66

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH về chính sách và pháp luật tới
huy động vốn ............................................................................................... 67

Bảng 4.8.

Hồn thiện một số nội dung của chính sách, pháp luật về huy động
vốn của ngân hàng ...................................................................................... 68

Bảng 4.9.

Đánh giá của cán bộ, nhân viên NH về sự phù hợp của chiến lược
kinh doanh của NH ..................................................................................... 69

Bảng 4.10. Các chính sách ngân hàng cần hồn thiện trong thời gian tới..................... 70
Bảng 4.11. Đánh giá của khách hàng về năng lực cán bộ ngân hàng ........................... 74
Bảng 4.12. Nhu cầu đào tạo chuyên môn của cán bộ ngân hàng .................................. 75
Bảng 4.13. Đánh giá về địa điểm đặt các phòng giao dịch của ngân hàng ................... 75
Bảng 4.14. Các lựa chọn hình thức đầu tư của khách hàng .......................................... 77
Bảng 4.15. Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý khách hàng ................................................... 79

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức tại BIDV Kinh Bắc ........................................................ 35

Biểu đồ 3.1.

Tổng tài sản của chi nhánh ...................................................................... 40

Biểu đồ 3.2.

Dư nợ tín dụng tại BIDV – Kinh Bắc ..................................................... 42

Biểu đồ 3.3.

Dư nợ tín dụng tại BIDV – Kinh Bắc theo đối tượng khách hàng.......... 43

Biểu đồ 4.1.

Kết quả xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi của khách hàng tại
BIDV – Kinh Bắc .................................................................................... 55

Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu HĐV của các ngân hàng tại Bắc Ninh ........................................ 59

Biểu đồ 4.3.

Tổng VHĐ của BIDV Kinh Bắc trong giai đoạn 2016-2018 ................. 60


Biểu đồ 4.4.

Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018 ................. 60

Biểu đồ 4.5.

Cơ cấu VHĐ theo đối tượng khách hàng của BIDV Kinh Bắc giai
đoạn 2016-2018....................................................................................... 64

Biểu đồ 4.6.

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi ....................................................... 65

Biểu đồ 4.7.

Đánh giá của khách hàng về mức lãi suất huy động tại Ngân hàng
BIDV chi nhánh Kinh Bắc ...................................................................... 72

Biểu đồ 4.8.

Trình độ chun mơn của cán bộ BIDV chi nhánh Kinh Bắc năm
2018 ......................................................................................................... 73

Biểu đồ 4.9.

Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ......................... 76

Biểu đồ 4.10. Mức độ yên tâm của khách hàng khi thực hiện giao dịch tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Kinh Bắc ..................... 80


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Tên luận văn: “Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản trị doanh nghiệp

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý huy động
vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp
hồn thiện quản lý huy động vốn cho Chi nhánh trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học:
Số liệu và tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập trên các giáo trình, sách, báo, tạp
chí, các báo cáo hàng năm của Chi nhánh.
Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp cho 90
khách hàng, và 12 nhân viên quản lý huy động vốn tại ngân hàng.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản như thống kê mơ
tả, so sánh và phương pháp chuyên gia.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc
Ninh được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015, là Chi
nhánh cấp 1 của BIDV, được xây dựng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại. Khách hàng
mục tiêu là dân cư trong khu vực và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, thực tiễn

trong những năm gần đây, chi nhánh tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn
tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục, đặc biệt là trong công tác huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh còn một số bất cập như: cơ cấu huy động vốn
chưa thực sự hợp lý, một số nguồn vốn biến động bất thường, sử dụng vốn chưa linh
hoạt… Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu thực trạng quản lý huy
động vốn, để đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lý.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về huy động vốn, các hình thức huy động
vốn, khái niệm về quản lý huy động vốn tại ngân hàng. Nội dung nghiên cứu là lập kế
hoạch huy động vốn của ngân hàng, tổ chức thực hiện huy động vốn, kiểm tra, giám sát
thực hiện huy động vốn và kết quả quản lý huy động vốn tại ngân hàng. Cơ sở thực tiễn

ix


nghiên cứu tình hình huy động vốn tại một số ngân hàng như ngân hàng quân đôi, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc. Trong quãng thời gian
hoạt động của mình, BIDV – Kinh Bắc đã đạt được những thành công nhất định trong
quản lý huy động vốn đạt 100,64% kế hoạch đặt ra cho năm 2018, nguồn vốn ổn định
và tăng dần trong giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp tốc độ tăng
trưởng huy động vốn TCKT và ĐCTC (21,14%) vẫn lớn hơn tốc độ tăng trưởng huy
động vốn KHCN (14.1 %) do đó chưa đạt mục tiêu cải thiện tỷ trọng huy động vốn
KHCN và TCKT trong tổng HĐV của Chi nhánh.
Những hạn chế kể trên, ngoài những nguyên nhân khách quan như sự cạnh tranh khốc
liệt từ những ngân hàng, công ty tài chính khác, thì những ngun nhân chủ quan cũng có
tác động khơng nhỏ, đó là: chính sách huy động vốn của ngân hàng chưa gắn liền với vị

thế và điều kiện của ngân hàng, lãi suất thiếu linh động và khơng có sức cạnh tranh cao;
mặt khác các dịch vụ kèm theo các dịch vụ tiền gửi vẫn chưa đa dạng, mang tính hình
thức; đặc biệt là hoạt động cho vay chưa phù hợp với nguồn vốn huy động được.
Để giải quyết những vấn đề trên, luận văn đưa ra một số giải pháp, có thể kể đến, đó
là cơ cấu nguồn vốn theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, nguồn vốn giá
rẻ tiết kiệm chi phí vốn, đồng thời gia tăng số lượng khách hàng giao dịch tại Chi
nhánh. Đánh giá và đưa ra các biện pháp, chính sách khuyến khích đối với nhóm đối
tượng khách hàng khơng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. Mặt khác, quản lý nguồn
vốn theo đúng phương pháp, mục tiêu.

x


THESIS ABSTRACT
Author’s Name: Nguyen Thi Thu Hang
Thesis title: Capital mobilization management at Vietnam Joint Stock Commercial
Bank for Investment and Development - Kinh Bac Branch, Bac Ninh Province
Major: Business management

Code: 8340101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research on the current status and factors affecting capital mobilization management at
BIDV- Kinh Bac Branch, thereby introducing some directions and solutions for
enhancing capital mobilization management at the Branch in the coming years.
Materials and Methods
Secondary data are collected by the author on syllabuses, books, newspapers,
magazines, textbooks and annual reports of BIDV
Primary data is collected by implementing a survey on handing out questionnaires

directly to 90 customers, and 12 managers of capital mobilization at the bank.
In addition, the thesis also uses the basic analytical methods such as descriptive
statistics, comparisons and expert methods
Main findings and conclusions:
BIDV- Kinh Bac Branch was formed and developed in Bac Ninh Province since
2015. It is a first level Branch of BIDV which was built to become a modern retail bank.
Target customers are residents and small and medium-sized enterprises in the area.
However, in recent years, although the Branch has achieved certain results, there still exist
some limitations that need to be overcome, especially in capital mobilization, such as:
capital mobilization structure is not really reasonable, some sources of capital are
abnormally changed, use capital is not flexible ... The above issues require a necessary to
study the current status of capital mobilization management to make reasonable solutions.
The study discussed the definition, forms and concepts of capital mobilization.
The study is to set up a plan to mobilize capital from banks, organize capital
mobilization, control and supervise the implementation of capital mobilization and
analize results of managing capital mobilization at banks. Practical basis has shown the
situation of capital mobilization in some banks such as Military Bank, Viettinbank,
Vietcombank, following by lessons learned for capital mobilization in BIDV Kinh Bac
Branch, Bac Ninh Province.

xi


The study evaluated the actual situation of capital mobilization at BIDV Kinh
Bac branch. BIV - Kinh Bac has achieved certain success in managing capital
mobilization reaching 100.64% of the plan 2018 and stable and increasing capital in the
period 2016-2018. However, the branch still has some limitations affecting the business
results such as the structure of capital sources is not suitable to the growth rate of
economic organizations. Financial institutions is still greater than the growth rate of
capital mobilization from individual customers so that has not met the target of

percentage of capital mobilazation from individuals and economic organizations in the
total capital mobilization of the Branch.
The above limitations is due to both objective reasons such as fierce competition
from other banks and financial companies and the subjective reasons which also have a
significant impact, including capital mobilization policies of BIDV has not been associated
with its position and conditions, interest rates are not flexible and uncompetitive; on the
other hand, the accompanying services of deposit services are still not diversified and
formal; especially, loan activities are not suitable for mobilized capital.
To solve the above problems, the thesis proposed a number of solutions,
including the capital structure in the direction of increasing the proportion of demand
deposits, cheap capital resources, saving capital costs. At the same time, increase the
number of customers trading at the Branch; evaluating and making incentives and
policies for customers who do not have credit relations at the branch. Moreover,
managing capital sources is should be according to the right method and objectives.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói
riêng gặp nhiều biến động. Sự khủng hoảng và suy thoái đã gây ra nhiều ảnh
hưởng đến các ngành kinh tế đang hoạt động trên thị trường. Đến năm 2012, tốc
độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,03%, thấp nhất trong vòng 13 năm.
Nhờ những nỗ lực cố gắng của Nhà nước và các thành phần kinh tế, tuy chưa hồi
phục hoàn toàn, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trở lại ở mức khá ổn
định là 6,21% vào năm 2016, 6,81% vào năm 2017 (Tổng cục thống kê Việt
Nam 2017). Để đạt được những kết quả đó, với vai trị thúc đẩy phát triển nền
kinh tế của mình, ngành ngân hàng đã và đang có những đóng góp hết sức quan
trọng. Vai trò này được thể hiện qua nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, nguồn

vốn huy động từ dân cư và các tổ chức được chuyển sang những ngành nghề
đang cần vốn đầu tư.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân
hàng thương mại lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, với nguồn
vốn của mình cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì huy động vốn của BIDV nói riêng và các
ngân hàng thương mại nói chung vẫn còn nhiều mặt hạn chế, ngân hàng cần phải
nhìn nhận và đưa ra những nhận định, đánh giá để xây dựng các biện pháp khắc
phục và nâng cao chất lượng vốn huy động.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc
Ninh được hình thành và phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015, là Chi
nhánh cấp 1 của BIDV, được xây dựng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, khách
hàng mục tiêu và dân cư trong khu vực và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, thực
tiễn trong những năm gần đây, chi nhánh tuy đạt được những kết quả nhất định,
nhưng vẫn tồn tại số hạn chế cần được khắc phục, đặc biệt là trong công tác huy động
vốn. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh còn một số bất cập như: cơ cấu huy động
vốn chưa thực sự hợp lý, một số nguồn vốn biến động bất thường, sử dụng vốn chưa
linh hoạt… Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu thực trạng quản lý
huy động vốn, để đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lý (Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kinh Bắc, báo cáo tổng kết năm 2016, 2017).

1


Sau thời gian khảo sát và nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý huy
động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Luận văn phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc giai đoạn 2016-2018,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hồn thiện cơng tác quản lý
huy động vốn tại Ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn và quản
lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc trong những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Kinh Bắc.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới quản lý
huy động vốn tại ngân hàng thương mại.
Đối tượng điều tra là các khách hàng cá nhân và tổ chức đang sử dụng dịch
vụ ngân hang và một số lãnh đạo chủ chốt và nhân viên chi nhánh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Vấn đề quản lý huy động vốn bao gồm các lý luận và thực tiễn về vốn và huy
động vốn và quản lý huy động vốn, các bài học kinh nghiệm thực tiễn từ một số
NHTM trong nước, quốc tế; đặc điểm của BIDV – Kinh Bắc; thực trạng quản lý
huy động vốn tại ngân hàng; các giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý vốn
tại ngân hàng.

2



1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Các số liệu thu thập từ 2016 – 2018
Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn từ năm 2019 trở đi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
2.1.1. Lý luận về huy động vốn
2.1.1.1. Khái niệm về vốn, nguồn vốn và huy động vốn
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại.
Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa của nước ta địi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước
đóng vai trị quyết định, vốn ngồi nước đóng vai trị chủ đạo (PGS.TS Phan
Thị Thu Hà, 2013)
Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại được định nghĩa là toàn bộ tài sản
bên nợ trong Bảng cân đối Kế tồn của ngân hàng. Nó bao gồm nguồn vốn chủ
sở hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó nguồn vốn đi vay là chủ yếu và quan trọng
vì nguồn này tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng (Đào Thị Hồng, 2017).
Khái niệm về hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu vào cho việc kinh
doanh của các NHTM. Nó đóng vai trị rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực
trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp các điều kiện thuận lợi cho việc gửi
tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Theo luật các tổ chức tín dụng,
hoạt động huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,
vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

dưới hình thức tái cấp vốn (điều 30 luật NHNN).
2.1.1.2. Phân loại vốn
Dựa vào nguồn gốc hình thành, vốn tại các ngân hàng thương mại được chia
thành các loại sau: (Nguyễn Vân Anh, 2010)
Thứ nhất: Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc
về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài để
hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi
thành lập một ngân hàng (Nguyễn Vân Anh, 2010).

4


Vốn tự có của NH được hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của ngân
hàng thương mại là: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại
cổ phần hay ngân hàng thương mại liên doanh.
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ – vốn pháp định
Vốn điều lệ: do các cổ đơng đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của
Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp
luật quy định.
Vốn tự có bổ sung
Trong q trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ sở hữu theo
nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ như:
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác. Trong điều kiện
thu nhập rịng lớn hơn khơng, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách
chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào
cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những ngân

hàng lâu năm có thu nhập rịng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn
với vốn của chủ hình thành ban đầu. Ngồi ra, vốn tự có có thể bổ sung từ nguồn
bên ngồi (Nguyễn Vân Anh, 2010).
Thứ hai: Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thơng qua việc thực hiện các nghiệp vụ tín
dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh
doanh. Nguồn VHĐ là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NHTM chỉ có
quyền sử dụng chứ khơng có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng thời
hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút. Do đó, các NHTM ln
quan tâm khai thác để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ được sử
dụng một phần để kinh doanh, còn phải dự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả
năng thanh tốn. Vốn huy động gồm có: Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ
có giá (Nguyễn Vân Anh, 2010).

5


Vốn tiền gửi:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng
nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu này (gửi tiền
để sử dụng séc, sử dụng thẻ rút tiền hoặc để thực hiện dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ
LC hay dịch vụ nhờ thu). Tiền gửi khơng kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc khơng được
trả lãi, gồm tiền gửi thanh tốn và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý.
 Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đây là tiền của doanh nghiệp
hoặc cá nhân để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Ngân hàng thực hiện các
nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân trong phạm vi số dư cho phép. Các
khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân có thể được nhập vào tiền gửi
thanh toán theo yêu cầu, với loại tiền gửi này lãi suất là rất nhỏ (hoặc bằng 0)
Tiền gửi không kỳ hạn chỉ khơng ổn định với cá nhân cịn đối với doanh

nghiệp rất ổn định. Tuy nhiên, ở NH luôn có sự chênh lệch giữa xuất và nhập
trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán, thường nhập lớn hơn xuất. Từ đó, tạo
nên một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và Ngân hàng có thể sử dụng một phần
để kinh doanh.
 Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là khoản tiền kí gửi với mục đích an
tồn tài sản, khơng phải để thanh tốn, khi cần khách hàng có thể rút ra để chi
tiêu và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của họ. Ngân hàng có thể sử dụng phần
dư thừa nếu đảm bảo được khả năng chi trả.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận giữa khách hàng và
Ngân hàng về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc khách hàng không được rút tiền
trước thời hạn. Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh tốn
và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử
dụng phần lớn tài khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy các NHTM ln tìm cách
đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn
khơng được dùng để thanh tốn, thường có lãi suất cao và thời hạn dài hơn.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Là một phần thu nhập của người lao động chưa sử dụng
đến, tạm thời nhàn rỗi. Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một
cách an toàn và hưởng lãi. Tiền gửi tiết kiệm có hai loại: tiết kiệm khơng kỳ hạn
và tiết kiệm có kỳ hạn.

6


 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào
nhưng khơng được dùng các phương tiện thanh toán để chi trả cho khách hàng.
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận của
khách hàng và Ngân hàng về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn
tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn.
 Tiền gửi của các ngân hàng khác là nguồn tiền của các ngân hàng thường

gửi vào nhằm mục đích nhờ thanh tốn hộ hay một số mục đích khác.
Đây là nguồn vốn chính để ngân hàng kinh doanh tiền tệ, nó là một trong
những nguồn vốn ổn định nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên tiền gửi có
kỳ hạn của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn vì doanh nghiệp hoạt động có chu
kỳ, khi nào tạm thời thừa vốn thì mới gửi ngân hàng. Mặt khác: Lãi suất huy
động nhỏ hơn lãi suất vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh
tế. Nếu lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động: Ngân hàng có lãi. Nếu tỷ suất
lợi nhuận bình qn của nền kinh tế người gửi hết tiền vào ngân hàng và không kinh doanh nữa như vậy ngân hàng
không cho ai vay được điều này không thể xảy ra do đó khơng bao giờ gửi vốn
vào ngân hàng trung dài hạn vì mục đích họ hướng tới là tỷ suất lợi nhuận bình
quân của nền kinh tế.
Phát hành giấy tờ có giá:
Bên cạch các phương thức trên, các Ngân hàng thương mại còn phát hành
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và kỳ phiếu. Thực chất là việc huy động vốn bằng
việc phát hành các giấy tờ có giá.
+ Kỳ phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có kỳ hạn nhỏ hơn 12
tháng: Đặc trưng của nó là quản lý được chính sách lãi suất trong ngắn hạn, tính
lỏng cao, Ngân hàng phát hành chủ động hơn về mặt quy mô hoạt động (chỉ
thông qua tổng giám đốc).
+ Trái phiếu ngân hàng là giấy nhận nợ của ngân hàng có thời hạn lớn hơn 12
tháng: Đặc trưng: Quản lý được chính sách lãi suất trong dài hạn, tính lỏng cao,
có thể mua bán được trên thị trường chứng khốn, phát hành thơng qua thống đốc
ngân hàng.
+ Chứng chỉ tiền gửi: Các giấy tờ có giá được Ngân hàng phát hành từng đợt,
tuỳ theo mục đích với sự chấp thuận của ngân hàng thương mại, hình thức huy
động vốn này các ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất
tiền gửi thông thường.

7




×