Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC YÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐỨC Sĩ

NGHIÊN CỨU MỘT s ố GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ s ử DỤNG NGUỔN SÁNG
TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY XA BỜ KẾT HỢP ÁNH SÁNG

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI CÁ BIỂN YÀ n g h ề
MÃ SỐ: 4.05.02

c á b iể n

NƯỚC MẶN, LỢ

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 . TS. THÁI VĂN NGẠN
2. TS. NGUYỄN LONG

NHA TRANG - 2006


11

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là cơng trình do tơi nghiên cứu. Các nguồn
tài liệu trích dẫn đã được cơng bố. Kết quả trình bày trong luận án là trung thực và
chưa được ai công bố.


Người cam đoan

Nguyễn Đức Sĩ


111

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang
- Ban Chủ nhiệm Khoa Khai thác Thuỷ sản
- Phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học
- Phịng Khoa học Cơng nghệ - Hợp tác Quốc tế
đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lọi cho tơi trong suốt thịi gian học
tập nghiên cứu để hồn thành luận án.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy giáo:
- TS. Thái Văn Ngạn
- TS. Nguyễn Long
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để tơi hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Động, TS. Hoàng Hoa Hồng,
TS. Nguyễn Văn Lục, TS. Nguyễn Bá Xuân, TS. Trương Sĩ Kỳ, TS. Lê Khả, các nhà
khoa học, các Nghiên cứu viên của phịng Cơng nghệ Khai thác thuộc Viện Nghiên
cứu Hải sản Hải Phịng, bạn bè và đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến q báu để
tơi hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo các Sở Thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ
nguồn lọi Thuỷ sản các tỉnh: Thanh Hố, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, cảm ơn các thuyền trưởng, các chủ phương tiện
nghề cá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận thực tế sản xuất để điều
tra, khảo sát và làm thực nghiệm trên các tàu lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng ở 3
vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông-Tây Nam Bộ.



1

M Ụ C LỤC
Trang
T rang phụ b ìa ................................................................................................................. i
Lịi cam đ o a n ................................................................................................................. ii
Lời cảm ơ n .................................................................................................................... iii
M ục lụ c ........................................................................................................................... 1
D anh mục các chữ viết tắ t........................................................................................... 4
D anh mục các b ả n g ..................................................................................................... 5
D anh mục các h ìn h .......................................................................................................8
M Ở ĐẦU.........................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỂ NGHIÊN c ứ u .........................................13
1.1. Tình hình sử dụng nguồn sáng trên thế giới và ở Việt Nam................................13
1.1.1. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề cá trên thế giới..................... 13
1.1.2. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề cá ở Việt Nam...................... 15
1.1.2.1. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây ở vùng biển
Bắc Trung B ộ..................................................................................................... 18
1.1.2.2. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây ở vùng biển
Nam Trung B ộ ...................................................................................................20
1.1.2.3. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây ở vùng biển
Đông - Tây Nam Bộ.......................................................................................... 20
1.1.2.4. Nhận xét tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ
kết hợp ánh sáng ở Việt N am ...........................................................................21
1.2. Một số vấn đề tồn tại trong sử dụng nguồn sáng trên tàu lưói vây xa bờ
kết hợp ánh sán g ........................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN c ứ u ......................... 25
2.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.1. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu...........................................................................25

2.1.2. Mô tả các thông số cần thu thập trên một mẻ lưối..................................26
2.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.........................................................................27
2.1.4. Phương pháp xác định dữ liệu thực nghiệm ........................................... 31
2.1.5. Phương pháp đo độ rọi trên b iể n ..............................................................34
2.2. Tài liệu nghiên cứ u ................................................................................................35


2

2.2.1. Nguồn dữ liệu đã công b ố ........................................................................35
2.2.2. Dữ liệu thu thập thông qua phỏng v ấn .................................................... 37
2.3. Thiết bị và dụng cụ đo đạc..................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THẢO LUẬN...............................38
3.1. Kết quả điều tra thực trạng.................................................................................. 38
3.1.1. Năng lực tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng ở
các vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông - Tây Nam Bộ.............. 38
3.1.2. Tình hình sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây xa b ờ ........................... 43
3.1.2.1. Tình hình sử dụng máy phát điện...................................................... 43
3.1.2.2. Sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây ở vùng biển Bắc Trung Bộ.....44
3.1.2.3. Sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây ở vùng biển Nam Trung Bộ...45
3.1.2.4. Sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây ở vùng biển
Đông - Tây Nam Bộ........................................................................................ 46
3.1.2.5. Tổng hợp việc sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây 3 vùng biển ....49
3.1.2.6. Ưu nhược điểm của việc sử dụng nguồn sáng...................................50
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn sáng đến hiệu quả khai thác của
nghề vây........................................................................................................................ 52
3.2.1. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn sáng đến hiệu quả
khai thác của nghề vây ...................................................................................... 52
3.2.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác
cá Nục sò của tàu lưới vây ở vùng biển Bắc Trung Bộ...................................53

3.2.1.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác
cá Nục sò của tàu lưới vây ở vùng biển Nam Trung B ộ.................................57
3.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá Nục sị
của tàu lưói vây ở vùng biển Đông Nam Bộ................................................... 61
3.2.2. Xác định tương quan định lượng một số yếu tố tương tác mạnh
đến sản lượng khai thác cá Nục sò trên tàu lưới vây 6 tỉnh ven biển............... 65
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề vây
xa b ờ .............................................................................................................................. 78
3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng giải pháp.............................. 78


3

3.3.1.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của nguồn sáng..................................... 78
3.3.1.2. Cơ sở thực tiễn sản xuất ở vùng nghiên cứu...................................... 79
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp........................................................................ 88
3.3.2.1. Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sá n g ..........................88
3.3.2.2. Tổng hợp một số giải pháp.................................................................95
3.3.2.3. Thiết kế máng đèn, choá đèn và phụ k iện......................................... 96
3.3.2.4. Đào tạo và nâng cao kỹ thuật sử dụng hệ thống chiếu sáng............ 97
3.3.2.5. Chính sách về vốn, đầu tư trang thiết b ị ........................................... 98
3.4. Kết quả kiểm chứng một số thông số trên biển.................................................. 99
3.4.1. Các thông số cần kiểm chứng...................................................................99
3.4.2. Kiểm chứng phạm vi chiếu sáng trên mặt nước và dưới nước................ 99
3.4.3. Kiểm chứng trang bị loại bóng đèn....................................................... 101
3.4.4. Kiểm chứng độ cao treo đèn...................................................................104
K ẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ x u ấ t ......................................................................105
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG B ố .......................................... 109
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................................................... 110
PHỤ L Ụ C ................................................................................................................... 115



4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS

Cơng suất

SLTB

Sản lượng trung bình

CSNS

Cơng suất nguồn sáng

HPM

High Pressure Mercury (cao áp hoi thuỷ ngân)

HQ

Huỳnh quang

MH

Metal Halide (cao áp Halogen- kim loại)

NH


High Pressure Sodium (cao áp hoi Natri)

BR-VTàu

Bà Rịa - Vũng Tàu

SM

Số mẫu


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1: Phân bố dữ liệu điều tra theo mẻ lưới từ năm 2002 đến
năm 2004

25

Bảng 2.2: Phân bố số lượng tàu và công suất máy chính

26

Bảng 2.3: Ma trận thơng tin của yếu tố X(B) vói hiện tượng nghiên
cứu Y[A]

28


Bảng 2.4: Xác định kênh liên hệ riêng giữa yếu tố (X) với hiện
tượng nghiên cứu Y

29

Bảng 3.1: Năng lực tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ ở vùng biển Bắc
Trung Bộ

38

Bảng 3.2: Năng lực tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ ở vùng biển
Nam Trung Bộ

39

Bảng 3.3: Năng lực tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ ở vùng biển
Đơng - Tây Nam Bộ

40

Bảng 3.4: Tình hình sử dụng máy phát điện trên tàu lưói vây ở 3

43

vùng biển
Bảng 3.5: Hệ thống chiếu sáng trên tàu lưới vây ồ Thanh Hoá và
Nghệ An

44


Bảng 3.6: Các loại bóng đèn sử dụng trên tàu lưói vây ở Thanh Hoá
và Nghệ An

44

Bảng 3.7: Hệ thống chiếu sáng trên tàu lưới vây ở Bình Định và
Bình Thuận

45

Bảng 3.8: Các loại bóng đèn sử dụng trên tàu lưới vây ở Bình Định
và Bình Thuận

46

Bảng 3.9: Thống kê số lượng bóng huỳnh quang và bóng cao áp trên
tàu lưới vây ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

47

Bảng 3.10: Thống kê các loại bóng đèn sử dụng trên tàu lưói vây ở
vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

47


6

15


Bảng 3.11: Tổng công suất nguồn sáng trên tàu lưới vây xa bờ 3
vùng biển

16

49

Bảng 3.12: Các loại bóng đèn sử dụng trên tàu lưới vây xa bờ 3
vùng biển

49

17

Bảng 3.13: BỐ trí nguồn sáng trên tàu lưói vây xa bờ 3 vùng biển

49

18

Bảng 3.14: Tổng hợp kênh liên hệ riêng yếu tố Xị với
hiện tượng nghiên cứu Y[A]

19

Bảng 3.15: Các chỉ số thông tin của từng yếu tố với
hiện tượng nghiên cứu

20


72

Bảng 3.23: Tổng họp tương quan định lượng giữa sản lượng
trung bình cá Nục sị với góc treo đèn

27

71

Bảng 3.22: Tổng họp tương quan định lượng giữa sản lượng
trung bình cá Nục Sị vói độ cao treo đèn

26

65

Bảng 3.21: Tổng hợp tương quan định lượng giữa sản lượng
trung bình cá Nục sị với yếu tố cơng suất nguồn sáng

25

63

Bảng 3.20: Tương quan định lượng giữa tổng công suất nguồn sáng,
độ cao treo đèn và góc treo đèn đến sản lượng cá Nục sò

24

61


Bảng 3.19. Tổng hợp các chỉ số thông tin với
hiện tượng nghiên cứu Y[A]

23

59

Bảng 3.18: Tổng hợp kênh liên hệ riêng yếu tố X[B] và hiện tượng
nghiên cứu Y[A]

22

57

Bảng 3.17: Tổng họp các chỉ số thông tin với
hiện tượng nghiên cứu Y[A]

21

55

Bảng 3.16: Tổng hợp kênh liên hệ riêng của yếu tố Xị vói
hiện tượng Y[A]

21

53

73


Bảng 3.24: Tương quan định lượng giữa tổng công suất nguồn sáng,
độ cao treo đèn và góc treo đèn đến sản lượng cá Nục sò ở
3 vùng biển

28

73

Bảng 3.25: Tổng hợp tương quan định lượng của các yếu tố tương
tác mạnh đến sản lượng cá Nục sò ở 3 vùng biển

76


7

29

Bảng 3.26: Cỡ tàu và công suất máy phát điện trên tàu lưới vây
xa bờ

30

Bảng 3.27: Quan hệ định lượng giữa tổng cơng suất nguồn sáng,
độ cao treo đèn, góc treo đèn vói sản lượng trung bình cá Nục sị

31

91


Bảng 3.29: Quan hệ định lượng tổng công suất nguồn sáng, độ cao
treo đèn, góc treo đèn vói sản lượng trung bình cá Nục sị

33

89

Bảng 3.28: Quan hệ định lượng giữa tổng cơng suất nguồn sáng,
độ cao treo đèn, góc treo đèn vói sản lượng trung bình cá Nục sị

32

88

93

Bảng 3.30: Các giải pháp trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây
xa bờ 3 vùng biển

95

34

Bảng 3.31: Thông số kỹ thuật máng đèn huỳnh quang

96

35

Bảng 3.32: Các thông số đo đạc


99

36

Bảng 3.33: Độ rọi trên mặt nước và dưới nước của các nguồn sáng

99

37

Bảng 3.34: Thơng số diện tích chiếu sáng trên mặt nước

101

38

Bảng 3.35: Thơng số thể tích vùng được chiếu sáng dưói nước

101

39

Bảng 3.36: Vị trí đo và độ cao treo đèn tương ứng

104


8


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1

Tên hình vẽ
Hình 3.1: Số lượng tàu lưói vây xa bờ của tỉnh Thanh Hóa
và Nghệ An

2

8

40

Hình 3.6: Tổng công suất tàu lưới vây Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tiền Giang, Cà Mau

7

40

Hình 3.5: Số lượng tàu lưới vây xa bờ của Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tiền Giang, Cà Mau

6

39

Hình 3.4: Tổng cơng suất tàu lưới vây xa bờ của tỉnh Bình Định và
Bình Thuận


5

39

Hình 3.3: Số lượng tàu lưới vây xa bị của tỉnh Bình Định và
Bình Thuận

4

38

Hình 3.2: Tổng cơng suất tàu lưới vây xa bờ tỉnh Thanh Hóa
và Nghệ An

3

Trang

41

Hình 3.7: Hiệu suất sử dụng máy phát điện trên tàu lưói vây
xa bờ ở 3 vùng biển

43

Hình 3.8: Quan hệ giữa độ rọi và kích thước vùng được chiếu sáng
theo phương ngang

103



9

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản bằng lưói vây kết hợp ánh
sáng phát triển khá mạnh cả về quy mô công suất và số lượng tàu thuyền. Vùng hoạt
động của các tàu này lại tập trung chủ yếu ở các ngư trường truyền thống làm cho
nguồn lợi thuỷ sản vùng này ngày càng suy giảm, mặc dù các địa phương đã có
những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lọi thuỷ sản.
Sản lượng khai thác của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng phụ thuộc nhiều yếu
tố, ngoài yếu tố về điều kiện tự nhiên của vùng biển còn phụ thuộc vào cấu trúc ngư
cụ, phương tiện khai thác và phương pháp tổ chức khai thác. Trong các yếu tố ảnh
hưởng đó, thì nguồn sáng dùng để tập trung cá đóng vai trò quan trọng, quyết định
phần lớn đến hiệu quả đánh bắt.
Ở mỗi địa phương, tuỳ theo kinh nghiệm và thói quen nghề nghiệp cũng như
mức thu nhập của từng hộ gia đình và chủ phương tiện mà trên mỗi con tàu có
những cách trang bị ngư cụ, phương tiện khai thác cũng như việc sử dụng nguồn
sáng khác nhau. Điều đó cho thấy tính đa dạng, phức tạp và khơng đồng bộ của
nghề nghiệp, mà điển hình là việc sử dụng nguồn sáng khác nhau trong đánh bắt.
Ngư dân có xu hướng tăng cơng suất nguồn sáng trên tàu trong khi cỡ lưói vẫn giữ
ngun khơng thay đổi, điều đó dẫn đến làm tăng chi phí trong khai thác và sự cạnh
tranh không lành manh giữa các nghề. Ngay trong cùng một địa phương, cùng một
ngư trường, nhưng việc trang bị hệ thống chiếu sáng cũng khác nhau rõ rệt.
Vì vậy, trong thực tế sản xuất của nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng
ngoài việc thiết kế, cải tiến và hoàn thiện về ngư cụ và thiết bị khai thác, điều cần
thiết là phải sử dụng nguồn sáng cho tàu thuyền như thế nào là họp lý để vừa nâng
cao năng suất đánh bắt vừa bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản. Trên mỗi con tàu, ngư
dân cần phải trang bị nguồn sáng với công suất chiếu sáng bao nhiêu đang là vấn đề
cấp thiết đặt ra từ thực tế cần phải được các nhà khoa học, các nhà quản lý nghề cá

quan tâm nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề lưới vây ở các
địa phương trong cả nước.


10

Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nha Trang, tôi
đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng".

- Mục đích của đề tài
+ Khảo sát và đánh giá việc sử dụng các loại nguồn sáng trong nghề lưới vây
xa bờ ở các địa phương nghề cá trọng điểm.
+ Đề xuất một số giải pháp hợp lý trong việc sử dụng nguồn sáng để nâng
cao hiệu quả đánh bắt của nghề vây xa bờ ở nước ta.

- Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ có cơng suất máy
từ 90CV trở lên, có sử dụng nguồn sáng nhân tạo và hoạt động đánh bắt trong năm
ở các vùng nước xa bờ theo đúng quy định của Nhà nước.

- Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng sử dụng các loại nguồn sáng trong nghề lưới vây xa
bờ kết hợp ánh sáng như đèn cao áp, đèn huỳnh quang. Các loại bóng đèn này được
lắp đặt trong các choá đèn, máng đèn và được cố đinh trên tàu.
+ Nghiên cứu một số thơng số kỹ thuật có liên quan đến hiệu quả sử dụng
nguồn sáng như công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn, góc treo đèn, diện tích
chiếu sáng, độ sâu chiếu sáng.
+ Nghiến cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng
của nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng vói đối tượng chính là cá Nục sị

(Decapterus maruadsi).
+ Giới hạn nghiên cứu ở một số địa phương có nghề vây xa bờ kết hợp ánh
sáng phát triển mạnh thuộc khu vực Bắc Trang Bộ, Nam Trang Bộ và Đông-Tây
Nam Bộ.
+ Dựa vào tàu thuyền nghề vây xa bờ kết hợp ánh sáng của ngư dân đang
hoạt động sản xuất trên biển để thực nghiệm đo đạc số liệu .

- Địa điểm nghiên cứu
Do địa bàn nghề cá Việt Nam trải rộng trên nhiều tỉnh, thành nên chúng tôi
không có điều kiện thu thập dữ liệu nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng trên cả


11

nước, mà chỉ tập trung thu thập dữ liệu ở những tỉnh có nghề lưới vây kết hợp ánh
sáng xa bờ phát triển manh.
+ Khu vực Bắc Trung Bộ: gồm có 6 tỉnh, nhưng chúng tơi chỉ chọn 2 tỉnh
Thanh Hố và Nghệ An để thu thập số liệu, vì ở khu vực này có nghề vây xa bờ kết
hợp ánh sáng phát triển mạnh, tàu thuyền cùng đánh bắt trên ngư trường vịnh Bắc
Bộ từ đường đẳng sâu 30m nước trở ra thuộc vùng biển xa bờ.
Các tỉnh khác thuộc khu vực Bắc Bộ như Quảng Ninh, thành phố Hải
Phịng...có nghề vây xa bờ kết hợp ánh sáng chưa phát triển mạnh nên chúng tôi
không chọn để nghiên cứu.
+ Khu vực Nam Trung Bộ: gồm có 8 tỉnh, thành, nhưng chúng tơi chỉ chọn
2 tỉnh Bình Định và Bình Thuận để thu thập dữ liệu, vì đây là những địa phương có
nghề vây xa bờ kết hợp ánh sáng phát triển mạnh và cùng đánh bắt trên ngư trường
Nam Trung Bộ từ đường đẳng sâu 50m nước trở ra thuộc vùng biển xa bờ.
+ Khu vực Đông - Tây Nam Bộ: Gồm một số tỉnh, thành có nghề cá thuộc
khu vực Đơng Nam Bộ và một số tỉnh có nghề cá thuộc khu vực Tây Nam Bộ,
nhưng do tàu thuyền nghề vây kết hợp ánh sáng đánh bắt xa bò ở 2 khu vực này

cùng đánh cá chung trên ngư trường Đông Nam Bộ từ đường đẳng sâu 30m nước trở
ra thuộc vùng biển xa bờ, nên chúng tôi chọn 3 tỉnh có nghề cá phát triển mạnh là
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và Cà Mau để thu thập dữ liệu và nghiên cứu.

- Các nội dung được tiến hành khảo sát trên tàu lưới vây xa bờ
- Trang bị và hiệu quả sử dụng nguồn sáng của các loại đèn cao áp, đèn
huỳnh quang (số lượng bóng đèn, cơng suất bóng đèn, kết cấu máng đèn, chố
đèn...).
- Cách bố trí máng đèn, chố đèn, độ cao treo đèn, góc treo đèn.
- Trang bị và hiệu quả sử dụng máy phát điện xoay chiều.
- Số mẻ lưới đánh bắt trong chuyến biển và sản lượng cá Nục sò (Decapterus
maruadsỉ) trong các mẻ lưới.
- Thực nghiệm đo độ rọi trên mặt nước và dưới nước của nguồn sáng được
trang bị trên tàu cá.


12

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
+ Luận án đã tiến hành điều tra, khảo sát một cách tổng thể về tình hình sử
dụng nguồn sáng trong phạm vi cả nước và góp phần làm rõ những bất cập trong sử
dụng nguồn sáng của nghề lưới vây xa bò ở 3 vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Đông - Tây Nam Bộ.
+ Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng, bằng các phương pháp thơng kê
tốn học để xác định các yếu tố nguồn sáng tác động đến hiệu quả đánh bắt của
nghề lưới vây xa bờ, đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ ở Việt Nam.
+ Kết quả của luận án góp phần giúp cho các cơ quan quản lý nghề cá giải
quyết được những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn chỉ đạo sản xuất, làm cơ sở
khoa học cho việc hoạch định phát triển nghề vây xa bờ kết hợp ánh sáng một cách

đồng bộ giữa các vùng biển, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm áp lực khai
thác nguồn lợi thuỷ sản vùng ven bờ nước ta.


13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỂ NGHIÊN

cứu

1.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUổN SÁNG TRONG NGHỀ CÁ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề cá trên thế giói
Ánh sáng nhân tạo dùng trong nghề cá được sử dụng rộng rãi trên thế giói và
đã đạt đến trình độ cơng nghệ cao. Việc bố trí nguồn sáng tập trung cá đã được thế
giới quan tâm giải quyết từ những thập niên 40, 50 của thế kỷ XX. Nghề đánh cá
kết hợp ánh sáng ở Liên Xô (cũ) đã bắt đầu thử nghiệm đánh cá trích caxpi bằng
máy bom hút PE-100 và mãi đến năm 1955 mới áp dụng thành cơng đánh cá trích
caxpi bằng máy bom hút kết họp ánh sáng [45].
Nhật Bản là nước đã sớm sử dụng rộng rãi ánh sáng điện vào thực tế đánh bắt
nhiều loài cá từ năm 1900. Nghề đánh cá trích sác-din phát triển ở Kyushu phía Tây
Nhật Bản, đặc biệt là ở vùng Nagasaki, người ta dùng đèn điện trên mặt nước và đèn
điện dưới để đánh các lồi cá thu, cá trích, cá sịng, mực...vói số lượng tàu có tới
20.000 chiếc tập trung làm nghề đánh cá kết hợp ánh sáng. Sản lượng các nghề có
sử dụng ánh sáng ở Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng sản lượng khai thác hàng
năm (1976) [49].
Khác với nghề đánh cá mòi ở vùng Địa Tmng Hải hoặc ở Mỹ, trên một đơn
vị thuyền đánh lưói vây hai tàu Nhật Bản có 3 xuồng đèn, mỗi xuồng có trọng tải 6

tấn, công suất 40 -ỉ- 50 CV. Một trong hai tàu đó có cơng suất 500 -ỉ- 850CV, trọng
tải từ 90 -ỉ- 110 tấn, tàu kia cũng được trang bị đèn và máy dò cá. Nghề đánh cá
bằng lưối vây kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm ưu thế từ những năm 30 của thế
kỷ XX [48], [49].
Ngày nay, công suất nguồn sáng cực đại được phép sử dụng đến 10kW trên
một xuồng đèn và 7,5kW trên xuồng thăm dò cá. Mỗi xuồng đèn dùng 4 -s-5 bóng
lkW để chiếu sáng trên mặt nước và 2 bóng 2kW chiếu sáng trong nước có thể đạt
đến độ sâu lớn nhất 100m [49].


14

Ở Philippin, Indonesia nghề đánh cá kết họp ánh sáng phát triển mạnh vào
những năm 1960-1965. ở các nước ven biển Địa Trung Hải như Nam Tư (cũ), Ý,
Pháp cũng có nhiều thành cơng trong sử dụng nguồn ánh sáng điện để đánh cá.
Việc sử dụng nguồn sáng và kỹ thuật lắp đặt nguồn sáng trên tàu ở một số nước có
sự khác nhau rõ rệt [45].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, nếu trang bị công suất
nguồn sáng vượt quá 2,5 kW/tấn trọng tải của tàu, thì mức ánh sáng đó có tác dụng
tiêu cực đối với sinh vật biển. Đối vói Nẳy, Luật Nghề cá nước này quy định phạm
vi công suất nguồn sáng dùng cho đánh cá trích khơng q 15 kw cho mỗi tàu.
Nghề đánh cá thu đao Nhật Bản và Liên Xô (cũ) dùng 1 -ỉ- 2 đèn pha công
suất 2 -ĩ-5 kw cộng thêm dãy sáng trên tàu 3500 ^ 6000W với tổng cơng suất sử
dụng 5000 -í- 9000W. Liên Xơ (cũ) đã dùng đèn chiếu sáng trên tàu và chiếu sáng
dưới nước loại bóng l-ỉ-1,5 kW với tổng cơng suất 4000 ^ 6000w trong nghề đánh
cá trích caxpi. Ở Nam Tư (cũ), nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh cá trích dùng 3
xuồng lắp các bóng đèn chiếu sáng, mỗi xuồng bố trí 6 -í- 9 bóng đèn 500W với
tổng cơng suất từ 9000 -í-13.500w [45].
Theo giáo sư Gunzo Kavvamura, đa số các nước phát triển nghề đánh cá kết
hợp ánh sáng đều dựa theo kinh nghiệm. Việc xác định các tiêu chuẩn nguồn sáng

hợp lý cho từng nghề, đối tượng hay từng khu vực đánh bắt gặp phải khơng ít khó
khăn, xu hướng hồn thiện nguồn sáng chỉ được áp dụng cho từng nước, chứ không
thể xây dựng tiêu chuẩn nguồn sáng trong đánh bắt cá chung cho toàn thế giới [1],
[51].
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Shigeo Hayase, Chuichi Miyata,
Tomeyoshi Yamazaki, Srinsunan Narintharangkura thuộc Trung tâm Phát triển
Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) [53], và các tác giả Sakul Supongun, Pirochana
Saikliang thuộc Khoa Khai thác, Cục Khai thác cá biển Thái Lan [53], nghiên cứu
đề tài: “ Bước đầu đánh giá hiệu quả cường độ chiếu sáng cho nghề lưới vây ở Thái
Lan” đã đưa ra kết luận:


15

- Việc nâng cao cơng suất nguồn sáng có thể làm tăng hiệu quả tập trung đàn
cá trên diện rộng, nhưng khơng có hiệu quả để giữ đàn cá quanh nguồn sáng.
- Khi dùng đèn chiếu sáng trên mặt nước, thay vì nâng cơng suất nguồn sáng
thì nên nâng độ cao treo đèn sẽ có lợi hơn.
- Một đèn chiếu sáng trong nước có lợi hơn trong việc tăng độ sáng theo
chiều thẳng đứng. Khi đặt một đèn có cơng suất 3kW hoặc 5kW ở độ sâu lớn hơn
5m ở ngư trường xa bờ sẽ bảo vệ được ấu trùng của nguồn lợi thuỷ sản (ấu trùng
này thường bắt gặp ở vùng ngư trường gần bờ).
Mối quan hệ giữa cường độ chiếu sáng và hiệu quả hấp dẫn cá được xác định
thông qua việc nghiên cứu hiệu quả đánh bắt bằng việc sử dụng cơng suất điện của
các bóng đèn tiêu thụ dùng để phát sáng [45], [46], [53].
Trong kết quả thực nghiệm, các tác giả bước đầu đã xây dựng được biểu đồ
đường đẳng lux cho các loại đèn có cơng suất khác nhau đặt trên mặt nước và trong
lòng nước. Nhưng các kết quả thực nghiệm này chưa được thực hiện trên biển trong
lúc tàu đang sản xuất [54], [55].
Theo kết quả thí nghiệm của


I.v Nhicơnơrơp với các nguồn sáng có cùng

cơng suất, thì sử dụng nguồn sáng với kích thước bóng đèn lớn đạt hiệu quả cao hơn
bóng đèn có kích thước nhỏ [45].
Tóm lại, việc sử dụng các loại nguồn sáng và phương pháp tổ chức chiếu
sáng tập trung cá đối với nghề cá nhiều nước trên thế giới đã áp dụng một cách rộng
rãi, phù hợp với lý thuyết đánh cá kết hợp ánh sáng.
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chuẩn nguồn sáng cho từng nghề phải
được mỗi nước tự hồn thiện, mà khơng thể xây dựng một tiêu chuẩn chung về
trang bị nguồn sáng cho tất cả tàu thuyền trên tồn thế giói được.

1.1.2. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề cá ở Việt Nam
Nghề đánh bắt cá kết hợp ánh sáng nhân tạo đã có ở nước ta từ thập niên
50, 60 của thế kỷ XX, được du nhập từ các nước có nghề cá phát triển như Liên Xơ
(cũ), Trung Quốc, Triều Tiên w . .. Ngư dân đã biết dùng các loại nguồn sáng như
đèn măng xông, đèn điện để tập trung cá và điều khiển chúng đi vào vùng tác dụng
của ngư cụ để đánh bắt. Đối tượng đánh bắt là các loại cá nổi như cá nục, cá cơm, cá


16

trích, cá lầm, mực... Các nghề khai thác hải sản gồm có nghề vây, nghề vó, pha xúc,
nghề chụp mực, mành đèn...
Các loại nguồn sáng sử dụng trên tàu gồm có đèn măng xơng, đèn sợi đốt,
đèn huỳnh quang, đèn cao áp. Cách trang bị, bố trí nguồn sáng và tổ chức chiếu
sáng của ngư dân ở mỗi nghề, mỗi tàu, mỗi địa phương đều khác nhau. Ngư dân tự
tìm hiểu, học tập kinh nghiệm qua lại giữa các địa phương với nhau hoặc học tập
một số thuyền trưởng của Thái Lan, Trung Quốc...để tự trang bị phương tiện đánh
bắt và tự phát triển nghề nghiệp của mình.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng cho thấy,
từ những năm 1959-1960 của thế kỷ XX cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu và thực nghiệm về lĩnh vực đánh cá kết hợp ánh sáng. Khởi đầu là thực nghiệm
nguồn sáng tập trung cá ở vịnh Bắc bộ trên tàu ONDA và trên tàu Oclit, do đồn
điều tra nghề cá Liên Xơ (cũ) giúp đỡ (1960-1961). Ngư cụ dùng cho thực nghiệm
là lưới nâng hình chóp và lưới vó mạn tàu. Nguồn sáng sử dụng trên tàu là loại bóng
cao áp 500W, bố trí trong các chố đèn. Tổng cơng suất nguồn sáng làm thực
nghiệm là 4000W. Kết quả đánh bắt trong các lần thử nghiệm chưa được khả quan
[1].
Năm 1962-1963 đoàn khảo sát đã tiến hành thí nghiệm đánh cá bằng lưới
nâng hình chóp kết hợp ánh sáng điện, công suất nguồn sáng sử dụng trên tàu là
13.600W. Kết quả đánh bắt trong 57 mẻ đạt được 430 kg cá [1].
Năm 1964 đoàn tiến hành thử nghiệm đánh cá bằng lưới mành rút di động kết
hợp ánh sáng điện với công suất nguồn sáng tăng lên 16700W. Kết quả đánh bắt 44
mẻ đạt sản lượng 486 kg cá. Cũng trong thịi gian này, đồn khảo sát tiến hành đánh
cá bằng lưới vây bán nguyệt kết hợp ánh sáng với công suất nguồn sáng 4500W. Kết
quả đánh bắt 47 mẻ lưới đạt 2864 kg [1].
Giai đoạn từ 1967-1972, các đề tài cơ giới hoá nghề vó đèn, vây cơ giới trên
tàu VĐ 90CV và trên tàu 250CV, nghiên cứu cải tiến nhiên liệu đốt đèn măng xông
4 mạng, nghiên cứu sử dụng nguồn sáng trong nước tập trung cá. Thực nghiệm đánh
cá bằng ánh sáng điện ở Quảng Bình; thực nghiệm đánh cá bằng ánh sáng điện
trong nước ở Thái Bình. Các cơng trình, đề tài nghiên cứu thực nghiệm trong giai


17

đoạn này đều mang nội dung nghiên cứu ngư cụ đánh bắt là chủ yếu, còn phần
nghiên cứu kỹ thuật nguồn sáng ít được chú ý. Nguồn sáng sử dụng trong thịi kỳ
này là nguồn sáng điện với cơng suất từ 5000 -i-ioooow với mạng điện chiếu sáng
hỗn hợp cả trong nước và trên mặt nước. Đối tượng đánh bắt chủ yếu bao gồm: Cá

nục (Decapterus spp.), cá lầm, cá trích (Sardinella spp.), cá cơm (Anchoviella spp.),
mực ống (Loligo spp.), cá thu (Scomberomorus spp.), cá bạc má (Rastreliger
kanagurta), cá bánh đường (Evynnis cardinalis) [1],
Các đề tài nghiên cứu nổi bật khác như: Sử dụng ánh sáng đèn măng xông
cho tàu lưới vây cơ giới của Lê Nguyên cẩn (1977), sử dụng ánh sáng điện đánh bắt
tôm bằng lưới vây ờ Kiên Giang của tác giả Nguyên Hiện (1977), sử dụng ánh sáng
đèn huỳnh quang đánh cá bằng lưới vây ở Thuận Hải (1980), nghiên cứu lưới vây
khơi kết hợp ánh sáng và máy dò cá của Lê Nguyên cẩn và Hồng Biểu (1983) cũng
mang lại hiệu quả đánh bắt cao [1].
Năm 1990 nước ta du nhập nghề câu mực và lưói vó mạn tàu kết hợp ánh
sáng mạnh của Hàn Quốc, năm 1992 du nhập nghề chụp mực của Thái Lan.
Năm 1991 tác giả Nguyên Đình Dũng - Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Thuỷ
sản và tác giả Nguyễn Văn Lục - Viện Hải Dương học Nha Trang thực hiện đề tài
“Xác định ảnh hưởng của ánh sáng cưỡng bức và ánh sáng đèn cao áp thuỷ ngân
đến sự sống của một số lồi cá, tơm” ở tỉnh Khánh Hồ nhằm giải đáp thắc mắc của
dư luận nghề cá về việc ánh sáng mạnh làm nổ mắt cá [14].
Năm 2001 tác giả Vũ Duyên Hải và cộng tác viên của Viện Nghiên cứu Hải sản
Hải Phòng thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tác động của sử dụng cường độ ánh sáng mạnh
đối vói một số lồi cá (cá cơm, cá trích, cá nục) và mực trong khai thác hải sản” ữong nghề
lưổi vây kết hợp ánh sáng, nghề pha xúc và nghề chụp mực ở ba vùng Bắc, Trung, Nam
Việt Nam nhằm xác định ảnh hưởng của ánh sáng mạnh đối với các lồi hải sản và trả lịi
câu hỏi của dư luận có liên quan đêh việc sử dụng cường độ ánh sáng mạnh trong khai
thác hải sản có làm nổ mắt cá và gây ra ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của cá, mực hay
không [6].
Những kết quả nghiên cứu trong các giai đoạn trước đây đi sâu giải quyết
một số vấn đề kỹ thuật về nguồn sáng tập tmng cá gồm: Vùng chiếu sáng của đèn


18


măng xông 4 mạng, công suất nguồn sáng, sự biến động đàn cá trong vùng chiếu
sáng, sự biến động đàn cá trong lúc đánh bắt, ảnh hưởng của ánh sáng mạnh đến
các loài hải sản w ...
Kết quả nghiên cứu trong thòi gian này đã cho chúng ta những cơ sở kỹ thuật
về nghề đánh cá ánh sáng. Số liệu thống kê nguồn sáng và sản lượng đánh bắt của
mỗi vùng tuy chưa nhiều, nhưng đã khẳng định được rằng, nghề đánh cá kết hợp
ánh sáng ở nưóc ta có những đặc điểm riêng biệt về các mặt đối tượng đánh bắt,
vùng đánh bắt, mùa vụ khai thác.
Trong những năm gần đây, nghề đánh cá kết hợp ánh sáng ở Việt Nam ngày
càng có xu hướng phát triển mạnh với số lượng tàu thuyền lớn và mở rộng khắp cả
nước với các nghề đánh bắt chủ yếu: Nghề vó, nghề mành, nghề câu, nghề chụp
mực, trong đó nổi bật là nghề vây kết hợp ánh sáng.
Ngư trường hoạt động của nghề vây tập trung ở các ngư trường vịnh Bắc Bộ,
miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đặc biệt là ở khu vực miền Đông và
miền Tây Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, nghề vây kết hợp
ánh sáng phát triển mạnh ở các trung tâm nghề cá như Long Hải, Thành phố Mỹ
Tho và thị trấn Sông Đốc với đội tàu lưới vây có cơng suất tàu và cơng suất nguồn
sáng lớn, đánh bắt ở các ngư trường xa bờ, năng suất đánh bắt cao.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ, nghề vây ánh sáng được phát triển mạnh ở một số
địa phương như: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị.... Ở khu vực Nam Trang Bộ như:
Bình Đinh, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở khu vực Đông - Tây Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang [41].

I.I.2.I. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưối vây ở vùng biển Bắc
Trung Bộ
Theo kết quả nghiên cứu “Kỹ thuật sử dụng nguồn sáng tập trang cá ờ Việt
Nam” giai đoạn 1981-1982 của kỹ sư Lê Nguyên cẩn - Viện Nghiên cứu Hải sản
Hải Phòng cho thấy, vào thập niên 60 -70 của thế kỷ XX, ngư dân Hải Phòng đã sử
dụng nguồn sáng đèn măng xông 4 mạng trong nghề vây bán nguyệt. Sản lượng
đánh bắt bằng nghề ánh sáng ở Hải Phịng khơng ngừng được nâng cao, chiếm tỷ



19

trọng 50% (năm 1972) lên 80% (năm 1976) trong tổng sản lượng thuỷ sản khai thác
được [19].
Đến nay đèn măng xông đã được thay thế bằng đèn điện trang bị trên những
con tàu làm nghề vây có cơng suất lớn và vươn ra khai thác xa bị. Cơng suất bóng
cao áp 1000W/bóng được bố trí ở hai bên mạn tàu, rất đa dạng về chủng loại đèn và
phương pháp tổ chức chiếu sáng hiện đại hơn giai đoạn trước đây.
Trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn 1996 - 2002, ở các địa phương
như Thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), hợp tác xã Vạn Xuân- Nghi Lộc (tỉnh Nghệ
An), nghề đánh cá kết hợp ánh sáng đã có những bước phát triển mạnh so với trước
đây.
Tại Thanh Hoá số lượng tàu thuyền làm nghề vây kết hợp ánh sáng tính đến
năm 2003 có 228 chiếc, trong đó số tàu lắp động cơ công suất từ 45CV đến lớn hơn
150CV là 198 chiếc chiếm 86,8%. Riêng ở Thị xã Sầm Sơn, số lượng tàu lưới vây
có cơng suất từ 45CV trở lên có 162 chiếc, chiếm 81,8% trong tổng số tàu thuyền
có cơng suất máy từ 45CV trở lên trong tồn tỉnh [33]. Khối tàu có cơng suất lớn
khai thác xa bờ được đầu tư đóng mới giai đoạn 1997 - 2001 là 95 chiếc. Sản lượng
khai thác trong năm 2000 đạt 6145 tấn trong tổng số 8584 tấn của đội tàu khai thác
xa bờ của tỉnh, chiếm 71,58% sản lượng. Số ngày hoạt động bình quân từ 180 -í-190
ngày/tàu/năm. Bình qn năng suất một mẻ đạt 360 kg [33].
Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây là các loại đèn huỳnh quang loại
l,2m/40W, đèn cao áp có cơng suất từ 300 -Ỉ-1000W, mỗi tàu bố trí 4 -ỉ- 6 bóng cao
áp, mỗi mạn 2 -ỉ-3 bóng, phổ biến nhất là bố trí 2 bóng 1000W và 1 bóng 500W.
Tại Nghệ An, theo số liệu khảo sát trên 28 tàu thuyền nghề vây kết hợp ánh
sáng hoạt động xa bờ của KS. Nguyễn Đình Nhân - Viện Nghiên cứu Hải sản Hải
Phịng thì năng suất đánh bắt bình qn đối với khối tàu 45-Ỉ-89CV đạt 386,9
kg/mẻ; khối tàu 90-150CV đạt 389,4 kg/mẻ; khối tàu 15H300CV đạt 369,2 kg/mẻ;
khối tàu >300CV đạt 500kg/mẻ [32].

Nguồn sáng trang bị cho nghề lưới vây là bóng huỳnh quang kết hợp vói
bóng cao áp, số lượng bóng cao áp từ 3 -ỉ-4 bóng, cơng suất bóng từ 500 -ỉ- 1000W.


20

1.1.2.2. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây ở vùng biển Nam
Trung Bộ
Trong những năm 1978 - 1982 nghề vây kết hợp ánh sáng ở các tỉnh khu vực
Nam Trung Bộ phát triển mạnh và đạt nhiều kết quả đáng kể, trong đó các tỉnh Bình
Đinh, Ninh Thuận và Bình Thuận là các địa phương có tốc độ phát triển nhanh và
mạnh cả về số lượng và công suất tàu thuyền, năng suất và kỹ thuật đánh bắt không
ngừng được cải tiến [1], [40].
Hiện nay tàu thuyền có cơng suất máy chính từ 90 4-150CV và từ 151

5

- -

300CV tăng mạnh. Sản lượng của khối tàu 90 4-150CV đạt năng suất cao nhất là
470kg/mẻ. Riêng ở Bình Thuận một số tàu công suất 150 4-300CV làm ăn chưa hiệu
quả chỉ đạt năng suất bình quân 255,6kg/mẻ.
Ở các tỉnh miền Tmng, nghề lưới vây sử dụng nguồn sáng bố trí trên tàu gần
giống nhau giữa các địa phương. Loại bóng đèn dùng phổ biến là bóng huỳnh quang
loại l,2m/40W, cao áp và siêu cao áp. Tổng số bóng huỳnh quang sử dụng 40 4- 80
bóng loại l,2m/40W, số lượng bóng cao áp từ 4 4-6 bóng, cơng suất từ 250 4-1000W.

1.1.2.3. Tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưói vây ở vùng biển Đơng Tây Nam Bộ
Các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang số lượng
tàu thuyền làm nghề vây kết hợp ánh sáng phát triển khá mạnh ở các trung tâm nghề

cá như thị trấn Long Hải (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền
Giang). Riêng khối tàu làm nghề lưói vây có cơng suất máy chính từ 110

cv 4-

420CV, cá biệt có một tàu cơng suất đạt đến 860CV. Nguồn sáng trang bị trên tàu là
bóng huỳnh quang và bóng cao áp. Số lượng bóng huỳnh quang từ 60 4-100 bóng
loại 40W, số lượng bóng cao áp công suất 125W 4- 500W là 10 4- 20 bóng, ở Tiền
Giang dùng phổ biến bóng cao áp loại 250W, ở Bà Rịa - Vũng Tàu dùng loại bóng
cao áp 350 4-500W.
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Kiên Giang số lượng tàu làm nghề
vây kết hợp ánh sáng phát triển mạnh ở các trung tâm nghề cá như thị trái Sông Đốc


21

(tỉnh Cà Mau), huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Cơng suất tàu lưới vây ở Cà
Mau từ 190 -Í-350CV, nguồn sáng trang bị trên tàu gồm bóng huỳnh quang và bóng
cao áp. Số lượng bóng huỳnh quang 100 -5-180 bóng loại l,2m/40W, bóng cao áp 12
-ỉ- 34 bóng, cơng suất bóng cao áp dùng phổ biến là loại 400W.
Ở tỉnh Kiên Giang số lượng tàu làm nghề đánh cá kết hợp ánh sáng chủ yếu
là nghề lưới vây cá com tập trung ở huyện đảo Phú Quốc. Công suất tàu từ 45 -ỉ420CV, nguồn sáng trang bị trên tàu gồm bóng huỳnh quang và bóng cao áp. Số
lượng bóng huỳnh quang 30 -ỉ- 80 bóng loại l,2m/40W, bóng cao áp 2 -5- 6 bóng, cơng
suất bóng cao áp dùng phổ biến là loại 400W.

I.I.2.4. Nhận xét tình hình sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết
hợp ánh sáng ở Việt Nam
- Quy mô nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng phát triển mạnh ở một số địa
phương của 3 vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đơng Tây - Nam Bộ,
nhưng có sự khác nhau về số lượng tàu tham gia sản xuất và tổng công suất máy tàu.

- Trong điều kiện phát triển kinh tế của từng chủ phương tiện, ngư dân đã lựa
chọn một cỡ tàu và một cỡ lưói theo kinh nghiệm cho phù hợp vói cơng suất nguồn
sáng được trang bị, mà khơng tính đến hiệu quả sử dụng nguồn sáng như thế nào là
hợp lý.
- Xu hướng thực tế trên các tàu lưới vây xa bờ ở Việt Nam là muốn tăng công
suất nguồn sáng bằng việc sử dụng các bóng đèn có cơng suất mạnh và trang bị máy
phát điện có cơng suất lớn.
+ Đối với nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt ở vùng biển vịnh Bắc Bộ:
- Nghề lưói vây kết hợp ánh sáng đánh bắt ở vùng biển vịnh Bắc Bộ phát triển
chậm hơn nghề vây ờ khu vực phía Nam. Phần lớn các tàu lưới vây có cơng suất
nhỏ, số lượng tàu lưới vây hoạt động khai thác xa bờ có cơng suất lớn hơn 100CV
cịn ít và hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Ngư trường khai thác chủ yếu là vùng nước ven bờ, độ sâu nhỏ hơn 30 m.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng cho thấy sản


22

lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ chiếm 4,5% tổng sản lượng của nghề lưới vây
toàn quốc [12].
+ Đối với nghề lưới vây đánh bắt ở vùng biển Nam Trung Bộ:
- Do ngư trường vùng biển khá sâu, nguồn lợi cá nổi phong phú nên nghề
lưới vây vùng biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh, kích thước tàu lưới vây lớn hơn
ở miền Bắc. Tuy nhiên, số tàu thuyền có cơng suất nhỏ vẫn cịn chiếm một tỷ lệ
cao.
- Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng cho
thấy, số tàu thuyền làm nghề lưới vây chiếm đến 50,4% so với tổng số tàu thuyền
trong vùng này. Sản lượng khai thác chiếm 38,1% tổng sản lượng của nghề lưới
vây toàn quốc [12].
- Hàng năm tàu thuyền nghề lưới vây xa bờ ở khu vực Nam Trung Bộ

thường di chuyển đến các ngư trường khác hoạt động như vùng biển vịnh Bắc Bộ
và Đông- Tây Nam Bộ nên rất khó kiểm sốt về sản lượng khai thác của các tàu.
+ Đối với nghề lưới vây đánh bắt ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ:
Vùng biển Đông - Tây Nam Bộ là một ngư trường thuận lợi cho việc khai
thác cá nổi và cá đáy. Đây là vùng biển có nghề lưói vây phát triển mạnh nhất
trong cả nước và cũng là nơi có nhiều tàu lưói vây xa bờ có cơng suất lớn hoạt
động hầu như quanh năm.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng cho thấy,
số tàu thuyền làm nghề lưới vây ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ có cơng suất từ
90 -ỉ- 400CV chiếm tói 27,2% tổng số tàu trong vùng. Sản lượng khai thác đạt
57,4% tổng sản lượng nghề vây trong toàn quốc [12].
1.2. M ỘT SỐ VẤN ĐỂ TỔN TẠI TRONG s ử DỤNG NGUỚN SÁNG TRÊN
TÀU LƯỚI VÂY XA BỜ KẾT HỢP ÁNH SÁNG
Cho đến nay nghề đánh cá kết hợp ánh sáng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Theo kết quả nghiên cứu của Viện
nghiên cứu Hải sản Hải Phịng thì sản lượng khai thác của nghề có sử dụng ánh
sáng ở nước ta ước tính chiếm khoảng 32% tổng sản lượng khai thác cá biển hàng
năm [6].
Các cơng trình nghiên cứu khoa học được áp dụng trong thực tế nghề cá nói
chung và nghề đánh cá kết hợp ánh sáng nói riêng, mang lại những lợi ích thiết
thực cho ngư dân.


×