Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ứng dụng thiết bị thoát cá con cho lưới kéo đáy ở vùng biển đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN

NGUYỄN VĂN KHÁNG

NGHIÊN CỨU ÚNG DỤNG THIẾT BỊ
THOÁT CÁ CON CHO LƯỚI KÉO ĐAY
ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN VÀN THẠC s ĩ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THUỶ SẢN
MÃ Số: 4.05.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYÊN VĂN ĐỘNG

Nha T rang, tháng 6 năm 2005


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp đã được
đánh giá dựa trên cơ sở các nguổn số liệu và các chuyến nghiên cứu thực
nghiệm hồn tồn trung thực. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để có
kết quả nghiên cứu của luận văn do tơi thực hiện và chưa có ai công bố ở
bất kỳ tài liệu nào. Dây là một phần kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Bộ
vế lĩnh vực ngư cụ chọn lọc do tôi làm chủ nhiệm để tài.

Hải phòng, ngày 30 / 6 / 2005
Tác giả

Nguyễn Văn Kháng



J íề l eả n t ổềL
h o à n th à n h hum otĩn ntUỊtò ỉ d u n h â n dtttíc
*u ’ hướng, d ẫ n tậ n tìn h của Q)Cị(S. ÇJ&. Q Ịgaqễn <ĩ)ùn.
(D ông; @á& th ầ g trong. CKhoa DChtri th ú ti Tfưtinq h ú i
Çjhug sản. - tr ư ờ n g rf)(ù hoe ÇJhutj. sản (tã có nhiều tị.
klêh tfóp ụ. cho tị i thưa hiên d ề till.
Çjơi, sein cảm tín tìu n Jßänh đ ạ o tỉììèn Qlqhiên. cứu
'Tỉùải sún d ã quan, tâ m , ta o tnoi. itiều kiên, th u ậ n ítíi ồ
(tã cho tồ i itiĩtíc p h ép sử th in g m ị t sơ liât q u ả nghiên,
etíít Cita (te tili, d o (Diên. quản. hj. (tê tò i h o à n th à n h nôi.
thing. nghiên. cứu của ỉu ùn ín tơ t tu fh iê p . Ofitn cả m
tín cúc đang. ntfiùèp, các cán hô tig h ten cứu k h o u h oc
củ a p h ò n g nghiên, cứu (tơnq n g h ê ~Kh(ù tím e , p h ồ n g
nghiên, cứu Q íguồn ỉtíi ồ 'dfùoi d ồ n g rf)ùo tạ o sa u đ a i
h oc của (ĩ)iên. Q ỉghìèn cứu 'Jf)ải s ả n (tã g iú p (tã tò i
tro tig q u á tru th th a ’e hiên đ ề tà i.
W

tiĩqugễn dỉăn CÌCháng


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tụ do - Hạnh phúc

Sổ: 3& /QĐ-SĐH-ĐHTS
Nha trang, ngàyylỂ thảng-4Ị năm 2004


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN
- Căn cứ Quyết định số 155/CP ngày 16/8/1966 cùa Hội đồng Chính phủ về việc thành lập
và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cùa trưòng Thuỷ sản, nay là trưòng Đại học Thuỷ sản;
- Căn cứ Quyết định số 622/QĐ ngày 12/7/1985 của Bộ ĐH-THCN-DN. nay là Bộ Giáo
dục và Đào tạo. quy định nhiệm vụ, quyền hạn cùa Hiệu trưòng các trường đại học;
- Căn cứ Quyết định số 1034/QĐ-SĐH ngày 23/4/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc giao nhiệm vụ đào tạo Cao học ngành Công nghệ Khai thác thuỳ sàn cho Trường
ĐHTS;
- Căn cứ vào Quy chế đào tạo Sau đại học ban hành theo Quyết định sổ 18/2000/QĐBGD&ĐT ngày 08/06/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Càn cứ vào Quyết định sổ 531/QĐ-SĐH ngày 20 tháng 8 năm 2002 cùa Hiệu trưởng
Trường ĐH Thủy sản về việc công nhận học viên trúng tuyển Cao học năm 2002;
- Theo đề nghị cùa các ơng Trưởng Phịng QHQT-SĐH và Trường Khoa Khai thác.

QƯYÉT ĐỊNH
Điều 1: Nay giao cho học viên
Nguyễn Văn Kháng
Lóp Cao học Cơng nghệ Khai thác thuỳ sản khóa 2002
Đề tài luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu ứng dụng thiết bị thoát cá con
cho nghề li kéo đáy ỏ'vùng biển Đơng Nam Bộ”.
Thịi gian thực hiện: từ 11/2004 đến 6/2005
Điều 2: - Cử cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Động
- Cán bộ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và được hường quyền lợi như
quy định tại quy chế đào tạo và bồi dưỡng Sau đại học nêu trên.
Điều 3: Các Ông Trưởng Phòng QHQT - SĐH. Trướng Khoa Khai thác và
PGS.TS.Nguyễn Văn Động theo chức năng nhiệm vụ của mình
giúp đỡ học viên hồn thành luận văn tơt nghiệp^/

HIỆU TRƯỜNG

Nơi nhận:

Như Điều 3;
- Lưu VT. SĐH.
-


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đỏc lâp - Tư do - Hanh phúc

GIẤY ĐỂ NGHI
Kính gửi: Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản
Tên tôi là: Nguyễn Văn Kháng - Trưởng phịng Phịng NCCN Khai thác
Hiện nay tơi đang theo học khoá đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành khai thác
Thuỷ sản do Trường Đại học Nha Trang tổ chức. Để tơi có điều kiện hồn thành
luận văn tốt nghiêp, tôt viết giấy này đề nghị Ban lãnh đạo Viện cho phép tôi
được sử dụng một số số liệu thu được của một số chuyến thí nghiệm trong năm
2004 của đề tài “ Ngư cụ chọn lọc” về lĩnh vực thiết bị thốt cá con, làm cơ sở
phân tích, xử lý và đánh giá theo nội dung nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp.
Kính mong được sự quan tâm giải quyết của Ban Lãnh đạo Viện .

Xin trân trọng cảm ơn!
Hải phồng, ngày 01 1 61 2005
Người đề nghị

Nguyễn Văn K háng

ịí
/<,


Các chữ viết tắt dùng trong báo cáo

BRDs

Bycatch reduction devices

FAO

Food and Agriculture Organisation ( of United Nations )

JTEDs

Juvenile and Trash Excluder Devices

SEAFDEC Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á
RES

Radial escape Section

TLV

Tấm lưới mắt vuông

TLV20

Thiết bị tấm lưới mắt vng có cạnh mắt lưới a = 20mm

TLV25

Thiết bị tấm lưới mắt vng có cạnh mắt lưới a = 25mm

TLV30


Thiết bị tấm lưới mắt vng có cạnh mắt lưới a = 30mm

TLV35

Thiết bị tấm lưới mắt vng có cạnh mắt lưới a = 35mm

D12

Thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt có kích thước khe hở là 12mm

D20

Thiết bị thốt cá con kiểu khung sắt có kích thước khe hở là 20mm

D25

Thiết bị thốt cá con kiểu khung sắt có kích thước khe hở là 25mm

D30

Thiết bị thốt cá con kiểu khung sắt có kích thước khe hở là 30mm


MỤC LUC

LỜI NÓI ĐẦU

1


Chương 1 . TỔNG QUAN VỂ VẤN ĐỂ NGHIÊN c ú u
1. Thiết bị thoát cá con
1.1 Ngồi nước
1.1.1. Mắt lưới vng
1.1.2. Thiết bị JTEDs ( Juvenile and Trash Excluder Divices )
1.2. Trong nước
2 . Đặc điểm sinh vật học và tình hình nguồn lọi.
2.1. Đặc điểm sinh vật học một sô đối tượng khai thác của lưới kéo đáy
2.2. Tình hình nguồn lợi
2.2.1. Nguồn lợi cá
2.2.2. Nguồn lợi tôm
2.2.3. Động vật chân đầu

4
4
4
4
7
12
14
14
16
16
19
20

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
1. Tài liệu nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Tàu thuyền , ngư cụ nghiên cứu

3.1. Tàu thuyền
3.2. Ngư cụ

22
22
22
23
23
24

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊNCÚƯ
1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
2. Lựa chọn thiết bị để nghiên cứu thí nghiệm
2.1. Lựa chọn thiết bị thốt cá con kiểu tấm lưới mắt vng.
2.2. Lựa chọn thiết bị thốt cá con kiểu khe hở.
3. Thiết k ế , chế tạo thiết bị
3.1. Thiết bị thoát cá con kiểu tấm lưới mắt vuông
3.1.1. Thiết k ế thiết bị
3.1.2. Chế tạo thiết bị
3.1.3. Láp ráp thiết bị vào lưới
3.2. Thiết bị thoát cá con kiểu khung sắt
3.2.1. Thiết k ế và chê tạo thiết bị
3.2.2. Lắp ráp thiết bị vào lưới

26
26
30
30
31
32

32
32
33
33
35
35
37


4. Kết quả thí nghiệm
4.1. Tổng quát về kết quả thí nghiệm
4.2. Kết quả thí nghiệm thiết bị tấm lưới mắt vng ( TLV )
4.2.1. Đánh giá khả năng thốt theo sản lượng của thiết bị TLV
4.2.2. Đánh giá khả năng thoát theo số lượng cá thể của thiết bị TLV
4.2.3. Đánh giá khả năng thoát theo chiều dài cá thể của thiết bị TLV
4.3. Kết quả thí nghiệm thiết bị khung sắt

39
39
40
40
43
46
51

4.3.1. Đánh giá khả năng thoát theo sản lượng của các thiết bị khung sắt

51

4.3.2. Đánh giá khả năng thoát theo số lượng cá thể của thiết bị khung sắt


55

4.3.3. Đánh giá khă năng thoát theo chiều dài cá thể của thiết bị khung sắt

58

4.4. Đánh giá khả năng thoát giữa thiết bị TLV và thiết bị khung sắt có cùng
kích thước

63

4.4.1. Đánh giá khả năng thốt theo sản lượng

63

4.4.2. Đánh giá khả năng thoát theo số lượng cá thể

64

4.5. Đánh giá và lựa chọn thiết bị tôi ưu

65

4.5.1. Lựa chọn thiết bị khung sắt hay thiết bị TLV

65

4.5.2. Lựa chọn thiết bị tối ưu


66

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
1. Kết luận
1.1. Tấm lưói mắt vng
1.2. Thiết bị khung sắt
2. Đề xuất
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phu luc 4

68
68
68
68
69
71
73
71
85
90


LỜI NÓIĐẦU
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đềụ quan tâm đến việc khai thác có
trách nhiệm nguồn lợi hản sản. Nhiều nước đã nghiên cứu thiết kế và ứng dụng
thiết bị thoát cá con và cá tạp cho nghề lưới kéo đáy, thiết bị thoát rùa cho nghề
lưới kéo tôm nhằm hạn chế đánh bắt những sản phẩm không mong muốn.

Từ năm 1982 - 1986, Robertson và các cộng tác viên đã có khá nhiều nghiên
cứu trong việc sử dụng dụt lưới kéo có mắt lưới vng để giải thoát cá nhỏ, làm
giảm khá nhiều lượng cá nhỏ bị đánh bắt so với sử dụng dụt lưói với kiểu mắt
lưới thơng thường (mắt lưới có dạng hình thoi).
Đây là một biện pháp nhằm bảo tồn nguồn lọi cá nhỏ và cá chưa trưởng
thành. Sở dĩ kiểu mắt lưới vng ở dụt có thể giải thốt được cá nhỏ là vì mắt lưới
ln mở trong q trình lưói làm việc do vậy có rất nhiều vị trí cho cá nhỏ trốn
thốt.
Kiểu mắt lưới hình vng ở dụt lưới để giải thoát cá nhỏ được sử dụng cho cả
lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới kéo tôm, lưới kéo cá, lưới kéo ván, lưới kéo sào
v.v...
Gần đây SEAFDEC đã nghiên cứu sử dụng nhiều loại thiết bị thoát cá con,
các thiết bị này được lắp ở dụt lưới, cá có thể thốt ra ngồi nhờ khe hở giữa 2
thanh của các thiết bị, thiết bị này được gọi là Juvenile and Trash Excluder
Devices (JTEDs). Nhiều nước trong khu vực đã thử nghiệm một số thiết bị thoát
cá con cho lưới kéo đáy.
Việc giảm sản lượng cá tạp trong khai thác hải sản ở Australia có từ lâu.
Cách nay hơn 40 năm các ngư dân khai thác tôm ở cửa sông New South Wales và
Queenland đã sử dụng những tấm lưới dốc nghiêng gọi là “dốc trượt Blubber” để
giảm sản lượng cá nhỏ. Gần đây họ đã sử dụng của sổ nhỏ kiểu mắt cá hình tam
giác, tấm mắt vng Composite ... ở dụt lưới để giải thoát cá cho lưới kéo tôm.
Tháng 5/2001, Viện Nghiên cứu Hải sản đã hợp tác với SEAFDEC tiến hành
thí nghiệm thiết bị thốt cá con (JTEDs) cho lưói kéo đơn ở vùng biển vịnh Bắc
Bộ (vùng biển Cát Bà). Tuy kết quả thu được cịn rất hạn chế vì số lần thí nghiệm
q ít và thời gian thực hiện ngắn, nhưng nó đã là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo về lĩnh vực thoát cá con ở nghề lưới kéo đáy.
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hải sản được Bộ Thủy sản giao nhiệm vụ thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một
số loại nghề khai thác hải sản”. Các nội dung chính của đề tài, gồm:
- Úng dụng thiết bị thoát cá con ( JTEDs ) và thiết bị lưới mắt vuông cho nghề

lưới kéo đáy.
- Úng dụng thiết bị thoát rùa biển cho nghề lưới kéo tôm.

1


- Nghiên cứu thiết kế thiết bị thoát mực con cho nghề lưới chụp mực.
Được sự đồng ý của Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, đề tài luận
văn tốt nghiệp chương trình cao học về nội dung “Nghiên cứu ứng dụng thiết bị
thoát cá con cho nghề lưới kéo đáy ở vùng biển đông Nam Bộ” được phép sử
dụng một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ kể trên làm nguồn số liệu
để sử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu của Luận văn theo đề cương nghiên cứu
đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang phê duyệt.
Tính cấp thiết của đê tài.
Nghiên cứu và ứng dụng thiết bị thoát cá con trên thế giới đã có khá nhiều
kết quả nhưng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Do sức ép quốc tế và khu vực về vấn
đề bảo vệ nguồn lọi chúng ta cũng sẽ phải áp dụng quy tắc đánh cá có trách
nhiệm cho nghề khai thác hải sản, để làm tốt công tác này chúng ta cần phải
nghiên cứu ứng dụng các thiết bị thoát cá con cho lưới kéo đáy.
Ở Việt Nam, hiện có khá nhiều nghề khai thác hải sản (nghề lưói kéo, nghề
lưới vây, nghề te xiệp...) đánh bắt cá con và các hải sản nhỏ khác. Giá trị của các
sản phẩm này rất nhỏ nhưng nếu được giải thoát, chúng tiếp tục sống và phát
triển thì giá trị bảo tồn nguồn lợi là rất lớn. Hiện nay ở một số tỉnh miền tây Nam
Bộ người ta tập trung khai thác cá phân (cá tạp) phục vụ cho nuôi thuỷ sản (nuôi
tôm, nuôi cá biển, cá tra, cá basa...) nên giá thành sản phẩm đã khá cao so với
trước đây. Tuy vậy, trong thực tế đã có nhiều trường hợp tàu lưới kéo (đối vói các
tàu thực hiện các chuyến biển dài ngày) của ngư dân các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu v.v..., ngưịi ta đổ xuống biển cá có kích thước nhỏ, cá tạp vào những
ngày đầu mỗi chuyên biển. Việc làm này vừa gây ô nhiễm và vừa ảnh hưởng xấu
đến nguồn lợi hải sản. Vì vậy, việc nghiên cứu thiết bị thoát cá con để ứng dụng

cho một số loại nghề khai thác hải sản nhằm hạn chế đánh bắt sản phẩm không
mong muốn là rất cần thiết và cấp bách.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận:
- Cơ sở khoa học mức độ xâm hại nguồn lợi của nghề lưới kéo đáy Việt
Nam và những cảnh báo cần thiết.
- Xác định cơ sở khoa học mối quan hệ giữa thiết bị thoát cá con cho lưới
kéo đáy và đối tượng khai thác cần bảo vệ.
- Lựa chọn khoa học kiểu loại thiết bị thoát cá con.
- Lựa chọn thông số hợp lý cho thiết bị thoát cá với lưới kéo Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu và nghiên cứu cải tiến các thiết bị cho
phù hợp với điều kiện vung biển Việt Nam là hướng nghiên cứu thực tế nhất hiện
nay.

2


v ề thực tiễn :
- Chúng ta đã và đang áp dụng bản hướng dẫn về ứng xử và thực hiện ngh
cá có trách nhiệm của FAO, vì vậy cần phải quan tâm đôn vấn đề này trong
nghiên cứu và trong sản xuất của nghề cá Việt Nam.
- Thực trạng về sản phẩm khai thác đang ở mức báo động trong việc bảo vệ
và phát triổn bền vững nguồn lợi hải sản.
- Khả năng ứng dụng thiết bị thoát cá con cho nghề lưới kéo đáy Việt
Nam.
- Những cơ sở về giải pháp và kiến nghị trong phát triển bền vững nghề
lưới kéo đáy.

3



Chương 1

TỔNG QUAN VỂ VÂN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
1.THIẾT BỊ THỐT CÁ CON
1.1. Ngồi nước
Cá con và cá tạp lãn trong sản phẩm khai thác thuỷ sản luôn được quan tâm
nghiên cứu từ phía cơng nghệ và bảo vệ nguồn lợi. Tuy nhiên kết quả chưa nhiều
vì đây là vấn đề phức tạp cả về kỹ thuật và trình độ xã hội thế giới không đồng
đều.
Về mặt kỹ thuật, để hạn chế đánh bắt cá con người ta sử dụng ngư cụ tại phần
chứa cá bằng lưới có kích thước mắt lưới lớn (theo quy định); mắt lưới vuông và
một số loại thiết bị khác nhằm cho thoát động vật, cá biển, cá con cần bảo vệ.
1.1.1 M ắt lưới vuông
- Đụt mắt lưới vuông
Quan sát đụt lưới kéo thơng thường (mắt lưới hình thoi) ở dưới nước, người
ta thấy rằng khi có cá và cá tập trung tại vị trí cuối cùng của dụt làm cho nó căng
phồng ra (hình 1). Tải trọng tăng theo số lượng cá vào dụt. Xảy ra hiện tượng
khép mắt lưới, khu vực chứa cá mắt lưới mở rộng hơn còn khu vực tiếp giáp đoạn
chứa cá mắt lưới khép hơn do có hiện tượng mặt cắt ngang co lại, các loại cá nhỏ
khơng thể thốt qua các mắt lưới bị khép lại dọc theo dụt lưới. Dù có sử dụng mắt
lưới hình thoi kích thước lớn theo quy định, hiệu quả thốt cá vẫn kém vì hiện
tượng khép mắt do chịu tải.

Để khắc phục tình trạng khép mắt khi có tải trọng, làm giảm diện tích mắt
lưới thốt cá. Người ta sử dụng dụt lưới có mắt lưới vng xếp theo chiều chịu
lực dọc theo cạnh mắt lưới dọc, khi chịu lực dọc (chủ yếu là lực ma sát, lực cản)
mắt lưới vng khơng biến dạng, diện tích thốt cá vãn giữ nguyên, nghĩa là lô
chui của cá qua lưới không thay đổi (hình 2). Nếu tính tốn thơng số mắt lưới
tương ứng với kích cỡ cá cần bảo vộ, sự thốt của cá sẽ không chịu ảnh hưởng


4


của tải trọng tác động đến đụt. Các thí nghiệm để lựa chọn các kiểu đụt mắt lưới
vuông đã được Robertson ở Scotlan và nhiều người khác thực hiện lừ năm 1982
đến năm l986 [18]. Kết quả thí nghiệm kiểu đụt mắt lưới vng đã cho cá nhỏ
thốt ra ngồi đạt đến 50% tống số cá thể đánh bắt được của mỏ lưới.

H ình2: H ình dạng dụt lưới kéo sử dụng mắt lưới hình vng
- Tấm lưới mắt vng (cửa sổ mắt vuông).
Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị giảm sản phẩm phụ (bycatch)
trong nghề lưới kéo tôm ở Australia[19], FAO đánh giá hiện nay hàng năm có
khoảng 27 triệu tấn cá tạp bị loại bỏ của nghề cá thương phẩm tồn cầu. Nghề
đánh bắt tơm bằng lưới kéo đóng góp phần lớn tổng số này, vì thế nghề khai thác
tôm ở Na Uy và một phần ở Mỹ đã buộc phải sử dụng thiết bị BRDs (Bycatch
réduction devices), cịn nghề khai thác tơm ở vịnh Mexico và các nước ở đông
nam Đại Tây Dương nơi các lồi rùa có nguy cơ tuyệt chủng cũng phải sử dụng
các thiết bị thoát rùa.
Trong nhiều năm qua ngư dân khai thác tôm ở Australia [19] đã sử dụng
những phương pháp đánh bắt có chọn lọc, như:
- Lưới kéo cỏ độ mở đứng thấp để giảm lượng cá bị đánh bắt.
- Lắp ráp xích chì để giảm lượng vỏ sị, ốc... của dáy biển bị lấy đi.
- Tránh những ngư trường có nhiều cá tạp.
- Sử dụng cỡ mắt lưới đủ lớn để cho phép các động vật nhỏ thoát ra.
- Gắn các thiết bị thoát cá nhỏ và các động vật lớn.
- Sử dụng lưới mắt vng cho tồn bộ dụt lưới hoặc dạng cửa sổ nhỏ tại phía
trơn của miệng túi lưới cho phép một phần cá thoát ra khỏi dụt lưới.
- Sử dụng một cửa nhỏ kiểu “mắt cá”, dạng đơn giản nhất có hình tam giác,
đặt tại phía trên của miệng túi lưới, trong q trình kéo lưới cá nhỏ thốt ra ngồi

nhờ “mắt cá”này.

5


- Sử dụng thiết bị có thanh ngang RES (Radial cscapc Scction) để thốt cắ
nhỏ. RES dựa vào đặc tính cá bơi tốt hơn tôm khi chúng cùng lọt qua tấm lưới
hình phễu đặt ở phía trước dụt lưới, khi ra khỏi tấm lưới hình phễu một số quay
lại và bơi về phía cửa thốt có mắt lưới vng lớn để tẩu thốt, cửa này có nhiều
thanh ngang vịng quanh dụt lưới.
Trong số các phương pháp trên, sử dụng lưới mắt vng chơ tồn bộ dụt
lưới hoặc dạng cửa sổ nhỏ tại phía trên của miệng dụt lưới cho phép một phần cá
thoát ra khỏi dụt lưới là phương pháp khá hiệu quả. Kiểu thốt cá con như hình 3
được gọi là cửa sổ mắt vng hay cịn gọi là tấm lưới mắt vuông ở dụt lưới kéo
tôm được dùng nhiều ở Australia [16].

H ình 3: Thiết bị thốt cá con kiểu tấm lưới m ắt vuông
Đối với thiết bị kiểu tấm lưới mắt vng, việc lựa chọn kích thước mắt lưới
rất quan trọng và rất cần thiết để xác định được kích thước mắt lưới vừa giải thốt
cá ở mức cao nhất vừa hạn chế tối đa lượng tôm bị thất thốt. Kích thước và vị trí
lắp các tấm lưới mắt vuông cũng phải được quan tâm, đặt ở nơi cao nhất của dụt
lưới là vị trí hợp lý nhất để nó giảm được lượng tơm bị thất thốt, cử a sổ không
nên đặt quá gần sản phẩm bị khai thác trong dụt lưới, lượng tơm thất thốt sẽ
nhiều hơn, đặc biệt trong lúc kéo ngược lại và trong các đợt sóng trào lên.
+ Ưu điểm khi lắp thiết bị cửa sổ mắt lưới vuông ở đụt của lưới kéo tơm.
- Cá nhỏ có thể tẩu thốt
- Có thể giảm được thời gian lựa chọn sản phẩm
- Làm tấm lưới mắt vng đơn giản và có thể vận chuyển, thay thế, sửa
chữa dễ dàng.
+ Nhược điểm

- Có thể tơm và lồi cá cho phép khai thác có kích thước nhỏ bị thất thoát
nếu cửa sổ đặt quá gẩn sản phẩm trong dụt lưới, đặc biệt trong khi kéo ngược lại
và các đọt sóng biển dâng lên.
- Hình dạng dụt lưới có thể biến dạng nếu lắp ráp khơng chính xác.

6


1.1.2. Thiết bị JTE D s ịJuvenile and Trash Excluder Devices) [1]; [10]; [11];
[12]; [13]; [14]; [15],
Trung tâm phát triển Nghề cá Đơng Nam Á (SEAFDEC) phối hợp vói các
nước thành viên ASEAN đã tiến hành hướng dẫn áp dụng Bộ luật Nghề cá có
trách nhiêm của FAO trong khu vực. Vấn đề dặt ra cho công tác nghiên cứu và
ứng dụng là phải tiến hành áp dụng các công nghệ khai thác thích hợp có chọn
lọc, do đó SEAFDEC đã thực hiện nhiều chuyến nghiên cứu và thử nghiệm các
thiết bị JTEDs khác nhau để giải thoát cá con. Các chuyến khai thác thử nghiệm
đã dược tiến hành tại vùng biển ở hầu hết các nước trong khu vực.
Tháng 9 năm 2001, đã tiến hành khai thác thử nghiệm ở vùng biển Alor
Setar, Bang Kedah của Malaixia, một loại thiết bị JTEDs mới của kiểu khung sắt
như hình 4.

Mặc dù có sự khác nhau về thành phần lồi giữa khai thác ban ngày và ban
đêm, đặc biệt với các loài cá nổi, hoạt động khai thác thử nghiệm vào ban ngày
nhìn chung đã đạt kết quả tốt. Một số loài khai thác được trong chuyến khai thác
thử nghiệm là cá ba thú (Rastreìliger brachỵsoma), cá tráo (Atule maĩe), cá lượng
(Nemipíerus sp.), các lồi tơm lớn như tơm he (Penaeus sp.), mực ống (loligo
sp). Khoảng trống giữa các thanh chắn của 2 thiết bị JTEDs đã thử nghiệm có
kích thước là 20 mm và 12 mm. Trường hợp khoảng trống giữa 2 thanh chắn là

7



20mm đã giải thoát được khoang 73% sản lượng khai thác, trường hợp khoảng
trống giữa các thanh chắn là 12mm, giải thốt các lồi chỉ đạt 35% sản lượng
khai thác. Nhóm cá tạp, chủ yếu là thành phẩn cá con của lồi cá dìa {Siganus
sp.), khả năng giải thốt qua các thiết bị chiếm tới khoảng 87% và 70% sản lượng
khai thác đối với trường hợp khoảng trống giữa các thanh chắn tương ứng là
20mm và 12mm. Khoảng 63% các lồi cá nổi và 44% tơm cũng được giải thốt
qua khoảng trống các thanh chắn 20mm, trong khi chỉ có khoảng dưới 10% được
giải thoát với trường hợp 12mm. Cua, ghẹ chiếm 2 - 3% tổng sản lượng khai thẩc
không được giải thốt. 100% lồi cá ba thú (Rasíretreỉỉiger brachysoma) cỡ trung
bình và cỡ lớn trên 120mm đã được giữ lại trong trường hợp khoảng trống giữa 2
thanh chăn là 12mm, nhưng 40% sản lượng cá này được giải thoát trong trường
hợp khoảng trống 20mm. Đối với loài cá lượng (Nemipterus sp.), các thiết bị này
đã cho kết quả tốt, chỉ giữ lại những cá cỡ lớn trôn llOmm khi khai thác ban
ngày nhưng lại giữ lại cá có kích thước cỡ nhỏ hơn khi khai thác ban đêm. Có thể
đó là do tập tính khác nhau của các lồi giữa ngày và đêm. Thiết bị JTEDs cho
thấy khơng có hiệu quả rõ rệt đối với các loại mực và tơm do tập tính khác biệt
của các lồi này ở trong lưới.
Inđônêxia là nước đã ứng dụng khá thành công các loại thiết bị thoát cá
con, các loại thiết bị họ đã sử dụng gồm: thiết bị hình chữ nhật; thiết bị khung
sắt; thiết bị dạng nửa đường cong như hình 5 và hình 6.
Thơng tin chung của chuyến thí nghiêm nghiên cứu thiết bị JTEDs gắn
trôn lưới kéo khai thác tôm từ 31/8 - 1/9/2002 trong vịnh Bintuni, biển Arafura,
Papua của Indonesia được thống kê ở bảng 1.
B ảng 1: K ết quả nghiên cứu từ ngày 31/8 -1/9/2002 tại vịnh B intuni.
JTED

T h ò i g ia n
STT


N gày

Thả

Thu

Đ ụ t tr o n g

Đ ụt ngoài

Tổng

L o ạ i th iế t b ị J T E D

1

31/08/02

11h 15

12hl5

17,0

54,0

71,0

Khung sắt


2

31/08/02

12h50

13h50

18,0

36,0

54,0

Khung sắt

3

31/08/02

14h25

4,0

34,0

31/08/02

15h45


5,0

42,0

38,0
47,0

Khung sắt

4

15h25
16h45

5

01/09/02

09h45

10h45

62,0

6,0

68,0

Nửa đường cong


6

01/09/02

12h05

13h05

111,0

162,1

Nửa đường cong

7

01/09/02

13h01

14h01

45,0

51,1
17,0

62,0


Hình chữ nhật

8

01/09/02

14h25

15h25

28.0

9,0

37,0

Hình chừ nhật

Khung sắt

Kết quả này cho thấy rằng mức độ thoát của cá khi sử dụng thiết bị JTEDs
là vào khoang 79% là tổng sản lượng cá thoát ra thiết bị kiểu khung sắt với
khoảng cách giữa các song sắt có kích thước là 40mm, với 25% là mức độ tổng

8


sản lượng thoát ra của hai thiết bị JTEDs nửa đường cong và hình chữ nhật. Mức
độ thốt ra của các loài cá nổi là trong khoảng từ 49 - 97%, trung bình 97% sản
lượng cá nổi thốt ra khi sử dụng thiết bị khung sắt, 53% sản lượng cá nổi thoát

ra khi sử dụng thiết bị nửa đường cong, 49% sản lượng cá nổi thoát ra khi sử
dụng thiết bị hình chữ nhật. Mức dộ thốt ra đối với cá tạp là 68% sản lượng cá
tạp thoát ra khi sử dụng thiết bị khung sắt, 4% sản lượng cá tạp thoát ra khi sử
dụng thiết bị nửa đường cong và 17% sản lượng cá tạp thoát ra khi dùng thiết bị
hình chữ nhật. Từ kết quả này thấy rõ ràng là cá nổi và cá tạp có thể dễ dàng
thoát ra khỏi lưới kéo khi sử dụng thiết bị JTEDs kiểu khung sắt.
800----------------- í
-H-K40mm

H ình 5. Thiết bị JTED s kiểu khung sắt của Inđônêxỉa

9


(a)

(b )

20 khe thoát
khoảng cách giữa
các khe 40mm

a - Thiết bị hình chữ nhật
b - Thiết bị nửa đường cong
H ình 6. Thiết bị JTED s hình chữ nhật và nửa đường cong của Inđônêxỉa
Thái Lan cũng đã ứng dụng nhiều loại thiết bị thoát cá con, các loại thiết bị
họ đã sử dụng gồm: thiết bị hình chữ nhật; thiết bị dạng nửa đường cong như

240


3 khe thoát

160

4 khe thốt

80

120

6 khe thốt

10 khe thốt

H ình 7; Thiết bi JTED s kiểu hình chữ nhát của Thái Lan

10


20 khe thoát

14 khe thoát

10 khe thoát

7 khe thoát

khoảng cách giữa
các khe 4cm


khoảng cách giữa
các khe 6cm

khoảng cách giữa
các khe 8cm

khoảng cách giữa
các khe 12cm

H ình 8. Thiết bị JTED s kiểu nửa đường cong của Thái Lan
Bảng 2 cho thấy kết quả của thí nghiệm thốt cá con của các loại thiết bị
JTEDs kiểu hình chữ nhật khác nhau ở trong vùng biển Chumpom của Thái Lan
về toàn bộ sản lượng và tỉ lộ phần trăm thoát ra. ở đây, tỉ lộ phẩn trăm thoát ra
theo sản lượng của những loài cá kinh tế trong khoảng từ 32 - 59% và những lồi
cá tạp thốt ra trong khoảng từ 5 - 20%. Tỉ lệ thoát ra đối với những loài động vật
chân đầu là cao nhất đạt 78 - 100%.
B ảng 2. Kết quả thí nghiệm của thiết bị JTEDs kiểu hình ch ữ nhật.
Kích
thước
thiết bị
(mm)
80
120
160
240

SI lồi cá
kinh tế (kg) % tỉ lệ
thốt
Đụt

Đụt
trong ngồi
7,27 4,34 37,39
3,49 5,13 59,52
7,19 3,93 35,38
8,21 3,94 32,44

SL lồi động vật
chân đầu (kg)
Đụt
Đụt
ngồi
trong
0,02
0,94
0,00
1,15
1,33
0,30
0,65
0,18

% tỉ lệ
thốt
98,37
100,00
81,72
78,72

SL lồi cá tap

(kg)
Đụt
Đụt
trong ngồi
0,39
7,11
9,20
2,15
3,94
0,97
12,07 0,78

%, tỉ lệ
thốt
5,19
18,93
19,85
6,09

Bản" 3 đã đề cập đến kết quả đánh bắt và tỉ lệ phẩn trăm thoát ra của các
thiết bị JTEDs kiểu nửa đường cong có kích thước khác nhau đánh trong vùng
biổn Prachub Kirikan. Nó đã thổ hiện tỉ lệ thốt theo sản lượng từ 29 - 36% đối
với các loài cá kinh tố và từ 5 - 12% đối vó'i các lồi cá tạp. Tỉ lệ phần trăm thốt
ra của các lồi động vật chàn đầu là trong khoảng giữa 19 - 44%.


Bảng 3. Kết quả thí nghiệm của thiết bị JTEDs kiểu nửa đường cong.
Kích
thước
thiết bị

(mm)
40
60
80
120

SI lồi cá kinh
tế (kg)
Đụt
Đụt
trong ngồi
8,52
3,50
8,50
4,78
13,85 6,83
12,23 6,02

% tỉ
lệ
thốt
29,09
36,01
33,04
32,99

SL Lồi động vật
chân đẩu (kg)
Đụt
Đụt

trong ngồi
2,72
2,15
1,64
0,56
2,89
0,69
2,58
0,78

<7( tỉ lệ
thốt
44,14
25,46
19,34
23,17

SL lồi cá tap
(kg)
Dụt
Đụt
trong
ngồi
3,22
2,97
21,42
1,17
38,13
5,41
32,24

3,89

% tỉ lệ
thốt
8,95
5,17
12,42
10,78

Trên đây là kết quả nghiên cứu thử nghiệm của 2 loại thiết bị JTEDs, các
kết quả này chỉ đề cập đến sản lượng khai thác thốt ra qua thiết bị, nó khơng đề
cập đến các loài cá nhỏ, chưa trưởng thành của loài cá kinh tế thoát ra là bao
nhiêu. Bởi vậy, quết định và lựa chọn loại thiết bị nào là tốt nhất là thiếu cơ sở.
Trong trường hợp này, nếu chúng ta phải lựa chọn thiết bị thốt nào có hiộu quả
hơn, phải dựa vào tỉ lệ phẩn trăm của cá tạp đã thốt ra ngồi qua mỗi loại thiết
bị. Dựa vào kết quả nghiên cứu theo hướng này người ta đã chọn thiết bị JTEDs
kiểu hình chữ nhật vì thiết bị này đã cho cá tạp thốt ra ngồi tốt hơn thiết bị
JTEDs kiểu nửa đường cong.
1.2. Trong nước
Ở Việt nam, tháng 5/2001 Viện Nghiên cứu Hải sản đã hợp tác với Trung tâm
phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) tiến hành thử nghiệm thiết bị thoát
cá con cho lưới kéo đáy [9] ở vùng biển vịnh Bắc Bộ (vùng biển Cát Bà). Các thử
nghiệm được tiến hành trên tàu đánh tôm 75 cv, thiết bị là 3 khung sắt hình chữ
nhật liên kêt với nhau như hình 9.

H ỉnh 9. Thiết bị JTED s kiểu khung sắt đã thử nghiêm ở Việt Nam
12


Cấu tạo một thiêt bị gồm có 3 khung sắt, kích thước mỗi khung là 500mm X

800mm. Trong đó 2 khung được hàn thêm các thanh sắt 0 6 song song nhau,
khoảng cách giữa các thanh là 20mm; 3()mm và 40mm và 1 khung được bao kín
bằng lưới tạo thành tạo thành 3 loại thiết bị thoát cá con.
- Loại 1: có khoảng cách giữa các thanh sắt là 20mm
- Loại 2: có khoảng cách giữa các thanh sắt là 3()mm
- Loại 3: có khoảng cách giữa các thanh sắt là 40mm
Thời gian thử nghiệm từ 9/5 đến 15/5/2001. Tổng số mỏ lưới hoạt động là 25
mỏ. Trong đó: loại 1 hoạt động 1lmẻ, loại 2 hoạt động 7 mẻ và loại 3 hoạt động
7 mẻ. Kết quả hoạt động thử nghiêm được ncu ở bảng 4.
Bảng 4: Kết quả thí nghiệm
Đơn vị so
sánh

Thiết bị loại 1

Thiết bị loại 2

Túi lưới Túi T.bị Tổng Túi lưới

Sản.lượng (g)

47.290

6.357 53.647 35.320

Tỷ lệ % SL

88,15

11,85


100

Số con

8.646

Tv lệ % (con)

84,84

g/cá thể

5,47

Túi
T.bị

Thiết bị loại 3

Tổng Túi Iưói

Túi
T.bị

Tổng

5.853 41.173 44.412

6.995


51.407

88,78

14,22

13,61

100

1.545 10.191
100
16,16

7.211
85,13

1.260 8.471

86,39
7.773

1.277

9.050

14,11

100


5,26

4,90

85,89
5,71

5,48

5,68

3,47

100

14,87

100

4,65

4,86

Từ bảng 4 cho thấy tỷ lệ sản lượng các lồi hải sản thốt ra ngồi qua thiết
bị thốt cá con là:
- Thiết bị loại 1 đã cho 11,85% sản lượng khai thác thoát ra ngoài
- Thiết bị loại 2 đã cho 14,22% sản lượng khai thác thốt ra ngồi
- Thiết bị loại 3 đã cho 13,61% sản lượng khai thác thốt ra ngồi
Qua phân tích cho thấy tỷ lệ phần trăm tính theo sản lượng của các loài hải

sản thoat ra khỏi thiết bị chiếm rất thấp và kích cỡ của cá thốt ra khỏi đụt lưới và
kích cỡ của cá nằm lại trong đụt khơng có sự khác nhau đáng kể. Các kết quả thu
được còn rất hạn chế nhưng cũng cho thấy cá con có khả năng thốt ra ngồi
thơng qua các thiết bị đã nghiên cứu thử nghiêm. Kết quả này sẽ là cơ sở lựa
chọn va thử nghiệm thiết bị thoát cá con tiếp theo cho nghề lưới kéo đáy ở Việt
Nam.
Trong báo cáo [6] về nghiên cứu ứng dụng dụng cụ lọc cá con JTED cho
lưới kéo tôm cỡ tàu có cơng suất 45 cv tại tỉnh Kiên Giang dã nêu rõ:
- Kết quả nghiên cứu thuỷ động học xung quanh dụng cụ lọc cá gắn ở đụl
lưới kéo lơm của tàu có cơng suất 45 cv cho thấy có một số lợi điểm về dịng
chảy được tạo ra bởi bộ lọc JTED đổ kích thích sự trốn thốt của cá con ra khỏi

13


lưới. Các thử nghiệm nghiên cứu về thuỷ động học được tiến hành tại bổ thuỷ
động của Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Hàng Hải Australia.
- Thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng là thiết bị khung sắt
hình chữ nhật có kích thước khe hở là 20 mm. Kết quả đánh bắt thực nghiệm đã
cho thấy tỷ lệ cá phân (cá con, cá lạp) thoát ra ngồi qua thiết bị là 72,3% (tính
theo khối lượng), cá bị giữ lại ở dụt lưới lớn hơn cá thoát ra ngồi. Lượng tơm và
cá thương phẩm (cá chợ) thốt ra khỏi lưới lần lượt là 7,9% và 16,1%.
Riêng về kết quả chọn lọc được trình bày [6] chí' mang tính chất chọn lọc
chung, chưa đi sâu phân tích từng lồi cụ thể. Nêu có điều kiện, cần phải tiên
hành thí nghiệm theo hướng có thể đánh giá khả năng chọn lọc của ngư cụ có
gắn thiết bị thốt cá con JTED đối với một số lồi có giá trị kinh tế cao.
2. ĐẬC Đ Ể M SINH VẬT HỌC VÀ TÌNH HÌNH N GUồN LỘI.
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC MỘT s ố ĐƠÌ TƯƠNG KHAI THÁC.
Cá đáy [5].
Cá đáy của biển Việt Nam tạm thời được chia làm 2 nhóm: ven bờ và xa bờ.

Nhóm đầu tiên gồm các họ: cá hồng (Luljanidae), cá phèn (Mulỉidae), cá lượng
(Nemipterìdae), cá sạo (Pomadasyidae), cá mối (Synodidae), cá trác (Priacanthidae)
là các họ cá chủ yếu đánh được bằng lưới kéo đáy. Phẩn lớn các lồi cá trong nhóm
thứ hai có giá tộ thấp như họ cá đòn lồng (Myctophidae), họ cá mù làn
(Scorpaenidae), họ cá chimê (Chimaeridae) và họ cá bàn chân (Lophiidae).
Trong một số chuyến điều tra ỏ vùng biển đơng Nam bộ và vịnh Thái Lan,
các lồi cá chiếm ưu thế là cá phèn khoai (Upeneus bensasi), cá mối hoa
(Tracìiinocìiephalus myops), cá mối vạch (Saurida undosquamỉs), cá mối thường
(Saurida tumbil), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus). Số liệu sinh học cơ
bản của một số lồi được trình bày dưới đây.
- Cá phèn khoai (Upeneus bensasi)
Loài này chiếm khoảng 7,21% tổng sản lượng của chuyến điều tra. Trữ
lượng của loài này ước tính khoảng 14.240 tấn. Sản lượng đánh bắt chủ yếu ở độ
sâu trên 30 m trong vùng biển Đông Nam bộ và trên 50 m ở vùng biển Tây Nam
bộ. Chiều dài cá dao động từ 6 đến 18 cm và trung bình là 10,4 cm.Trong sản
lượng đánh bắt có khoảng 21,9% cá con. Khoảng 2,4% cá đực có tuyến sinh dục
đang trong giai đoạn phát triển hoặc chín, tỷ lệ này ở cá cái cao hơn (30,8%).
- Cá mối hoa (Trachinochephaỉus myops)
Loài cá này chiếm 5,83% tổng sản lượng đánh bắt. Trữ lượng của lồi này
ước tính khoảng 10.761 tấn. sản lượng đánh bắt chủ yếu ở độ sâu 30 m. Tần suất
chiều dài của 2.115 cá thể dao động từ 7 đến 39 cm, trung bình là 16,2 cm. Phân
bố tẩn suất chiều dài có đỉnh thứ nhất ở 12 cm và thứ hai ở 24 cm.
14


Cá con chiếm khoảng 9,9% sản lượng khai thác. Nhìn chung, tỉ lộ cá đực có
tuyến sinh dục ở giai đoạn phát triển và chín (37,0%) cao hơn cá cái (28,5%).
- Cá mối vạch ịSaurida ìmdosquamis)
Lồi này chiếm 5,56% tổng sản lượng của chuyến biển. Trữ lượng ước tính
khoảng 10.575 tấn. Sản lượng đánh bắt cao hơn ở độ sâu trên 30 m. Chiều dài

trung bình từ 6 - 40 cm. ít nhất có thể nhận thấy hai thế hệ cá trong quần đàn và
thế hệ nhỏ hơn chiếm ưu thế.
Phân tích tuyến sinh dục của các lồi này cho thấy có 12,5% cá con trong
sản lượng. Tỉ lệ cá đực có tuyến sinh dục đang trong giai đoạn nghỉ (II) và phát
triển (III) cao hơn cá cái. Có khoảng 16% cá của cả hai giới tính có tuyến sinh
dục đang trong giai đoạn chín. Trong thời kỳ này khơng có cá ở giai đoạn đổ
trứng.
- Cá mối thường (Saurida tumhil)
Loài này chiếm khoảng 2,02% tổng sản lượng chuyến biển. Chiều dài cá
mối thường dao động từ 7 - 48 cm, trung bình là 17,9 cm.
Đối với cả cá đực và cá cái tỷ lệ có tuyến sinh dục đang trong giai đoạn II là
54,7%, giai đoạn phát triển (III) 26,7% và giai đoạn chín (IV) là 9,3%. Khoảng
9,3% trong sản lượng đánh bắt Ịà cá con. Khơng có cá trong thời gian đỏ trứng,
có nghĩa là thời kỳ này không phải là mùa sinh sản của cá mối thường.
- Cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus)
Loài này chiếm 5,16% tống sản lượng chuyên biển. Chiều dài cá dao động
từ 5 - 30 cm, trung bình là 17,7 cm. Nhóm chiều dài 17 - 19 cm chiếm ưu thế
trong sản lượng đánh bắt.
Kết quả phân tích tuyến sinh dục cho thấy trong sản lượng có 3,3% cá con.
Phần lớn cá có tuyến sinh dục đang trong giai đoạn II (57%). Cá cái có tuyến
sinh dục phát triển nhanh hơn cá đực (tuyến sinh dục ở giai đoạn III: cá cái =
11,2%; cá đực = 4,6%). Trong chuyến điều tra không phát hiộn thấy cá ở giai
đoạn đẻ trứng (V).
M ực ống Đài Loan (Loligo chinensis)
Mực ống Đài Loan chiếm 2,84% tổng sản lượng đánh bắt của nghề lưới
kéo. Trữ lượng ước tính khoảng 5.642 tấn với hệ số biến thiên là 31%. Chiều dài
áo của loài này dao động từ 6 - 33 cm, trung bình là 13,2 cm.
Tơm bộp (Metapenaeus affinis)
Số liệu về tần suất chiều dài được thu thập trong chương trình thu mẫu
thống kê hang tháng đội tàu lưới kéo <45 cv năm 1997.Chiều dài của tồm bộp cái

dao động từ 6 - 33 cm, trung bình là 13,2 cm.

15


2. 2. TÌNH HÌNH N GUồN LỢl
Do sự phát triển quá tràn lan của nghề cá trong thời gian qua, người ta cho
rằng nguồn lợi ven bờ đã bị khai thác quá mức. Trong những năm gần đây, Chính
phủ Việt Nam đã nỗ lực đầu tư để điều chỉnh áp lực khai thác từ khu vực gần bờ
ra xa bờ. Để đánh giá thực trạng nguồn lợi, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững,
nhờ sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức tài trợ quốc tế, đã có rất nhiều chuyến điều tra biển
được liến hành ở Việt Nam.
2.2.1. Nguồn lọi cá [5]; [8]; [3].
T hành phần loài:
Ở vùng biển miền Bắc đã xác định được 301 loài và miền Trung là 260 lồi,
khu vực thềm lục địa đơng Nam Bộ là 845 loài và lây Nam Bộ là 581 lồi. Ngồi
ra, cịn có các lồi sống ở các vùng nước sâu xa bờ và quanh các đảo.
Cá đáy và cá sống ở gần đáy là một quần thể gồm nhiều lồi lãn lộn. Thơng
thường sản lượng đánh được bằng lưới kéo đáy bao gồm cả một số cá nổi nhỏ.
Khơng có lồi nào thực sự chiếm ưu thế trong sản lượng đánh bắt.
Ở vịnh Bắc bộ, cá miễn sành (Evynnỉs cardinaỉis) là lồi có năng suất cao nhất
trong cả hai mùa. ở đơng Nam bộ lồi cá bị (Paramonacanthus nipponensis)
chiếm ưu thế trong vụ Nam và cá phèn khoai (Upeneus bensasi) chiếm ưu thế trong
vụ cá Bắc. Ở vùng biển tây Nam bộ, mực ống Đài Loan (Loligo chỉnensis) đứng đầu
trong vụ cá Nam và nhóm lồi cá liệt (Leiognathus spp) đứng đầu vụ cá Bắc.
Nếu xét về thành phần loài, năng suất, sản lượng V V . . . khai thác của vùng
biển đông Nam Bộ thấy rằng đối tượng khai thác của nghề lưới kéo ở đây có
phân bố rất đa lồi, ví dụ như:
- Trong tổng số 50 mẻ lưới của chuyến điều tra vùng biển đông Nam Bộ
bằng nghề lưới kéo [3] vào tháng 10 - 12 năm 2003, đã khai thác được 5577,41

kg hải sản. Đã xác định được 98 họ và 250 loài, trong đó có 23 họ và 27 lồi có
sản lượng từ 1% trở lên chiếm 67,02 % tổng sản lượng khai thác được. Đã xác
định được 5 họ cá sản lượng cao, cao nhất là họ cá mối (Scynodontidae) chiếm
11 83%, tiếp theo là họ cá chuồn đất (Dactylopteridae) chiếm 8,75, họ cá trác
(Priacanthidae) - 6,99%, họ cá phèn (Muỉỉidae) - 6,88%, họ mực ống
ịLữliginidae) - 6,88%. Tương tự, có 5 lồi có sản lượng cao là: cá chuồn đất
(Dactyloptena orỉentalis) chiếm 8,75%, cá phèn khoai (ưpeneusbensasi) 6 19%, cá trác ngắn (Priacaníhus macraccmthus) - 6,11%, cá mối vạch (saiirida
undoscpiamis) - 4,88% và mực nang gai (Sepia aculeaía) chiếm 4,24%. Có 33
lồi có sản lượng nhỏ hơn 0,01% (tương đương với khối lượng nhỏ hơn 0,28 kg)
Đã xác định được 57 lồi có tần suất xuất hiện đạt trên 20%, trong đó cá
mối vạch (Saurida undosquamis) có tẩn suất cao nhất đạt 96%, tiếp đến mực
nang gai (Sepiaacuỉeata) - 90%, cá phèn khoai (Upeneus bensasi) - 80%, cá trác
16


ngắn (Priacanthusmacracanlhus) và mực ống (Loligo diivauceỉi) mỗi loài đạt
76%. Có 72 lồi tần suất chỉ đạt 2%, tức là chỉ bắt gặp 1 lần trong 50 mỏ lưới có
sản lượng.
Phân bố:
Nghề cá Việt Nam có 2 mùa rõ rẹt là mùa tây nam (vụ Nam - từ tháng 4 đến
tháng 10) và mùa đông bắc (vụ Bắc - từ tháng 11 đến tháng 3). Trong vụ Nam, cá
có xu hướng di chuyển vào các vùng nước nông để đỏ, còn trong vụ Bắc, chúng
di chuyển ra các vùng nước sâu hơn. Thông thường, năng suất vụ Nam cao hơn
vụ Bắc, nhưng chất lượng cá thì ngược lại, vụ Bắc tốt hơn vụ Nam.
T rữ lượng và khả năng khai thác
Trữ lượng cá toàn bộ vùng biển Việt Nam vào khoảng 3.072.800 tấn và khả
năng khai thác bền vững là 1.426.600 tấn, trong đó cá nổi chiếm 76,9% và cá
đáy là 23,1%. Trữ lượng và khả năng khai thác cá của từng vùng biển cụ thể là:
- Vịnh Bắc Bộ: Trữ lượng ~ 542.730 tấn và khả năng khai thác ~ 256.092 tấn,
- Miền Trung: Trữ lượng ~ 622.494 tấn và khả năng khai thác ~ 298.998 tấn,

- Đông Nam Bộ:Trữ lượng ~ 908.879 tấn, khả năng khai thác ~ 415.952 tấn,
- Tây Nam Bộ: Trữ lượng ~ 478.689 tấn và khả năng khai thác ~ 223.075 tấn,
- Giữa Biển Đông:Trữ lượng ~ 510.000 tấn, khả năng khai thác ~230.000 tấn
Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá được thể
hiện ở bảng 5.
B ảng 5. Tổng hợp đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt N am
V ùng

N hóm

Độ

b iể n

sin h th á i

sâ u
(m )

V ịn h
B ắc Bộ

Cá nổi nhỏ <30
>30
<30
Cá đáy
>30

M iề n
T ru n g


T r ữ lư ợ n g

%

th á c

KN
KT

T ấn

%

T ấn

119.800
270.200
54.601

22,1
49,8
10,1

59.900
135.100
21.840

%
23,4

52,8
8,5

98.129

18,1

39.252

15,3

100,0 256.092
32,1 100.000
48,2 150.000
7.398
3,0
16,7 41.600
100,0 298.998

100,0
33,4
50,2
2,5
13,9
100,0

11,0

12,0


542.730
Cộng
Cá nổi nhỏ <50 200.000
>50 300.000
<50 18.494
Cá đáy
>50 104.000
622.494
Cộng
Cá nổi nhỏ <30

K h ả năng khai

99.687

49.844

17

17,9

21,0

N g u ồ n s ố liệ u

Bùi Đình Chung, 1992
(Đã tính lại)
ALMRV & Xa bờ
2001
ALMRV & Xa bờ

2001
Bùi Đình Chung, 1992
Bùi Đình Chung, 1992
Bùi Đình Chung, 1997
ALMRV 96-97

Bùi Đình Chung, 1992


×