Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu mối liên hệ giữa độ chặt và một số tính chất vật lí của đất dưới tán 3 loại rừng: Thông Mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), Keo tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------

LÊ KHẢ QUYẾT

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘ CHẶT VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN 3 LOẠI RỪNG: THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA
LAMB), KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILD), KEO LÁ TRÀM (ACACIA
AURICULIFORMIS A.CUNN) TẠI NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP,
THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

LÊ KHẢ QUYẾT

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘ CHẶT VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN 3 LOẠI RỪNG: THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA


LAMB), KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILD), KEO LÁ TRÀM (ACACIA
AURICULIFORMIS A.CUNN) TẠI NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP,
THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÙNG VĂN KHOA

HÀ NỘI – 2011


1

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam, gắn việc đào tạo với thực tiễn, tôi tiến hành thực hiện luận
văn: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa độ chặt và một số tính chất vật lí của đất
dưới tán 3 loại rừng: Thông Mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), Keo tai
tượng (Acacia mangium Wild), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis
A.Cunn) tại Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Xuân Mai,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện và hồn
thành đề tài tơi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Phùng Văn Khoa,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã làm việc với tất cả nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời gian hạn

chế cho nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các thầy cô giáo và bạn
bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính tốn là trung
thực và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả

Lê Khả Quyết


2

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu ............................................................... i
Danh mục các bảng ......................................................................................... ii
Danh mục các hình ......................................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai trên thế
giới .............................................................................................................. 3
1.1.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính của đất và sinh trưởng
cây trồng..................................................................................................... 5
1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 8

1.2.1 Những nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai ........................ 8
1.2.2. Một số mối liên hệ giữa thực vật và đất ....................................... 10
1.2.3. Một số nghiên cứu về đất dưới các trạng thái rừng trồng .......... 11
1.2.4. Một số nghiên cứu về khu vực Núi Luốt – Đại học Lâm nghiệp 12
1.2.5. Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ chặt với độ xốp đất .. 13
Chương 2 MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 15
2.2. Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu của đề tài .................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16


3

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ....................................................... 16
2.4.2. Phương pháp điều tra thực nghiệm ............................................. 16
2.4.3. Nghiên cứu một số tính chất vật lý của đất.................................. 18
2.4.4. Phương pháp xử lý nội nghiệp ................................................. 2120
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 22
Chương 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 23
3.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................... 23
3.1.2. Địa hình ......................................................................................... 24
3.1.3 .Địa chất thổ nhưỡng ..................................................................... 24
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ........................................................................... 25
3.1.5 Tình hình thực vật .......................................................................... 27

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29
4.1. Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng trồng Thông mã vĩ, Keo
tai tượng và Keo lá tràm tại Núi Luốt ..................................................... 29
4.1.1. Mật độ rừng N (cây/ha)................................................................. 30
4.1.2. Đường kính cây rừng D1.3 (cm) ................................................. 30
4.1.3. Đường kính tán (Dt) của tầng cây cao ........................................ 31
4.1.4. Chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây rừng ..................................... 32
4.1.5. Độ tàn che (TC), che phủ (CP), thảm khô (TK) dưới trạng thái
rừng .......................................................................................................... 34
4.1.6. Đặc điểm thực vật tầng thấp ........................................................ 35
4.2. Đặc điểm một số tính chất vật lý của lớp đất mặt dưới các trạng
thái rừng trồng Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Keo lá tràm tại Núi Luốt
...................................................................................................................... 36
4.2.1. Tỷ trọng lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng ............................ 37
4.2.2. Dung trọng lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng ....................... 38


4

4.2.3. Độ xốp lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng .............................. 39
4.2.4. Độ chặt lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng ......................... 4141
4.2.5. Đánh giá sự tương đồng và khác biệt của các tính chất vật lý cơ
bản lớp đất mặt giữa các trạng thái rừng nghiên cứu ...................... 4243
4.3. Mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất vật lý của lớp đất mặt
dưới các trạng thái rừng trồng Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Keo lá
tràm tại Núi Luốt ................................................................................... 4444
4.3.1. Mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất vật lý của lớp đất
mặt dưới rừng trồng Keo lá tràm........................................................ 4444
4.3.2. Mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất vật lý của lớp đất

mặt dưới rừng trồng Keo tai tượng ........................................................ 46
4.3.3. Mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất vật lý của lớp đất
mặt dưới rừng trồng Thông mã vĩ ........................................................... 48
4.3.4. Mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất vật lý của lớp đất
mặt dưới các trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt trường Đại học Lâm
nghiệp ................................................................................................... 5050
4.3.5. Xây dựng bảng tra các tính chất vật lý của lớp đất mặt theo độ
chặt lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng nghiên cứu ..................... 5252
4.4. Một số đề xuất để góp phần hồn thiện hướng nghiên cứu và ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn................................................ 5454
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 5566
1. Kết luận................................................................................................... 56
2. Tồn tại ..................................................................................................... 57
3. Khuyến nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Ký hiệu

Nội dung

OTC

Ô tiêu chuẩn

Hvn


Chiều cao vút ngọn (m)

Hdc

Chiều cao dưới cành (m)

D1.3

Đường kính tại vị trí 1.3m (cm)

Dt

Đường kính tán (m)

TC

Độ tàn che

CP

Độ che phủ (%)

TK

Thảm khơ

TT

Thảm tươi


ODB

Ơ dạng bản

Htb

Chiều cao trung bình (m)

D

Dung trọng (g/cm3)

D

Tỷ trọng (g/cm3)

X

Độ xốp (%)


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang


3.1

Một số chỉ tiêu Khí hậu - Thuỷ văn khu vực Xuân Mai (1996-2007)

26

4.1

Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng nghiên cứu

29

4.2

Đặc điểm của lớp cây bụi, thảm tươi dưới các trạng thái rừng

35

4.3

Đánh giá sự đồng nhất các tính chất vật lý lớp đất mặt dưới các

42

trạng thái rừng nghiên cứu
4.4

Liên hệ giữa dung trọng, độ xốp với độ chặt lớp đất mặt dưới rừng


45

trồng Keo lá tràm
4.5

Liên hệ giữa dung trọng, độ xốp với độ chặt lớp đất mặt dưới rừng

47

trồng Keo tai tượng
4.6

Liên hệ giữa dung trọng, độ xốp với độ chặt lớp đất mặt dưới rừng

49

trồng Thông mã vĩ
4.7

Liên hệ giữa dung trọng, độ xốp với độ chặt lớp đất mặt dưới rừng

5151

trồng tại Núi Luốt
4.8

Liên hệ giữa dung trọng, độ xốp với độ chặt lớp đất mặt dưới rừng

5252


tại địa điểm nghiên cứu
4.9

Bảng tra dung trọng, tỷ trọng, độ xốp lớp đất mặt dưới các trạng
thái rừng nghiên cứu theo độ chặt lớp đất mặt

53


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

4.1

Mật độ cây N (cây/ha) của các trạng thái rừng nghiên cứu

30

4.2

Đường kính D1.3 (cm) của các trạng thái rừng nghiên cứu

31


4.3

Đường kính tán Dt (cm) của các trạng thái rừng nghiên cứu

31

4.4

Liên hệ giữa đường kính (D1.3) với đường kính tán (Dt) dưới các

32

trạng thái rừng nghiên cứu
4.5

Chiều cao vút ngọn Hvn của các trạng thái rừng nghiên cứu

33

4.6

Liên hệ giữa đường kính (D1.3) với chiều cao vút ngọn (Hvn) dưới

33

các trạng thái rừng nghiên cứu
4.7

Độ tàn che, che phủ, thảm khô của các trạng thái rừng nghiên cứu


34

tại Núi Luốt
4.8

Số loài cây bụi, thảm tươi dưới các trạng thái rừng

35

4.9

Tỷ trọng đất dưới các trạng thái rừng nghiên cứu tại Núi Luốt

37

4.10 Hệ số biến động tỷ trọng lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng

38

nghiên cứu tại Núi Luốt
4.11 Dung trọng đất dưới các trạng thái rừng nghiên cứu tại Núi Luốt

38

4.12 Hệ số biến động dung trọng lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng

39

nghiên cứu tại Núi Luốt
4.13 Độ xốp đất dưới các trạng thái rừng nghiên cứu tại Núi Luốt


4040

4.14 Hệ số biến động độ xốp lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng

4040

nghiên cứu tại Núi Luốt
4.15 Độ chặt đất dưới các trạng thái rừng nghiên cứu tại Núi Luốt

4141

4.16 Hệ số biến động độ chặt lớp đất mặt dưới các trạng thái rừng

42

nghiên cứu tại Núi Luốt


iv

TT

Tên hình

Trang

4.17 Liên hệ giữa dung trọng với độ chặt dưới rừng Keo lá tràm

4444


4.18 Liên hệ giữa tỷ trọng với độ chặt dưới rừng Keo lá tràm

4444

4.19 Liên hệ giữa độ xốp với độ chặt dưới rừng Keo lá tràm

45

4.20 Liên hệ giữa dung trọng với độ chặt dưới rừng Keo tai tượng

46

4.21 Liên hệ giữa tỷ trọng với độ chặt dưới rừng Keo tai tượng

46

4.22 Liên hệ giữa độ xốp với độ chặt dưới rừng Keo tai tượng

47

4.23 Liên hệ giữa dung trọng với độ chặt dưới rừng Thông mã vĩ

48

4.24

Liên hệ giữa tỷ trọng với độ chặt dưới rừng Thông mã vĩ

4.25 Liên hệ giữa độ xốp với độ chặt dưới rừng Thông mã vĩ


48
49

4.26 Liên hệ giữa dung trọng với độ chặt dưới rừng tại Núi Luốt

5050

4.27 Liên hệ giữa tỷ trọng với độ chặt dưới rừng tại Núi Luốt

5050

4.28 Liên hệ giữa độ xốp với độ chặt dưới rừng tại Núi Luốt

5151


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, mối quan hệ giữa cây rừng và đất luôn là chủ đề quan tâm của
các nhà lâm học. Trong lâm nghiệp, đất là một trong những nhân tố sinh thái
quan trọng quyết định đến sự thành bại của cơng tác trồng rừng. Đất và cây
ln có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tính chất của đất ảnh hưởng đến
tính chất của cây và ngược lại cây trong quá trình sinh trưởng sẽ làm thay đổi
những tính chất của đất. Một loại đất có thể thích hợp với nhiều loại cây
nhưng không phải là tất cả. Một lồi cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển
tốt trên đất này nhưng trồng trên đất khác có thể khơng đạt hiệu quả như
mong muốn. Bởi vậy, việc tìm hiểu các tính chất vật lý (dung trọng, tỷ trọng,
độ xốp, tính trương co, tính dính, tính dẻo, tính cản) và hóa học (hàm lượng

các nguyên tố trong đất) của từng vùng mang ý nghĩa to lớn nó làm cơ sở cho
công tác chỉ đạo sản xuất và chọn loại cây trồng thích hợp, nhất là trong cơng
cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của nước ta hiện nay.
Khác với các tính chất hóa học có thể thay đổi khá lớn khi có tác động
của con người như bón phân, các tính chất vật lý của đất hầu như không thể
thay đổi được dưới tác động của con người. Chính vì vậy, có thể xem các tính
chất vật lý đất là những tính chất mang tính bản chất của đất. Chúng quyế t đinh
̣
nhiề u đế n đô ̣ phì nhiêu của đấ t, khả năng tiế p nhâ ̣n, lưu giữ các chấ t dinh
dưỡng đấ t, cũng như điề u kiê ̣n môi trường cho viê ̣c sử du ̣ng chấ t dinh dưỡng
của cây. Các tính chấ t hóa ho ̣c đấ t cũng phu ̣ thuô ̣c lớn vào các tiń h chất vâ ̣t lý,
cơ lý đấ t. Mặc dù các tính chất này ít chịu tác động bên ngoài, tuy nhiên, theo
thời gian, chúng vẫn có những thay đổi đáng kể, nhất là khi có các hoạt động
canh tác lâu dài của con người.
Canh tác hợp lý sẽ giúp đất ngày càng thuần thục, ổn định và nâng cao
độ phì đất, duy trì và tăng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông lâm


2

nghiệp. Ngược lại, canh tác không hợp lý trong thời gian tương đối dài cũng
dẫn đến những thay đổi, chủ yếu là theo chiều hướng bất lợi cho sử dụng đất,
của các tính chất vật lý đất như hiện tượng đất bị chai cứng. Độ cứng của đất
thay đổi sẽ ảnh hưởng tới khả năng canh tác của đất. Sự khác biệt này sẽ được
thể hiện khác nhau đối với mỗi loài cây, mỗi độ tuổi và trong những điều kiện
lập địa khác nhau.
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa phần những nghiên
cứu đó mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức, tiền bạc, yêu cầu người thực
hiện phải có trình độ cao do vậy việc thực hiện chỉ diễn ra trong quy mô nhỏ
và người thực hiện cũng hạn chế trong khi thực tiễn đòi hỏi xác định nhanh,

chính xác tính chất của các loại đất với chi phí khơng cao, khơng địi hỏi
nhiều cơng sức cũng như yêu cầu về người thực hiện không quá khắt khe.
Trước thực tế đó, với sự định hướng củ thầy giáo hướng dẫn TS.
Phùng Văn Khoa tôi đã quyết định lựa chọn và thực hiện luận văn tốt nghiệp
với đề tài: “Nghiên cứu mối liên hệ giữa độ chặt và một số tính chất vật lí
của đất dưới tán 3 loại rừng: Thông Mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), Keo
tai tượng (Acacia mangium Wild), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis
A.Cunn) tại Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Xuân Mai,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
Đây là hướng nghiên cứu mới dựa vào mối liên hệ giữa độ chặt với
một số tính chất vật lí của đất từ đó có thể thực hiện thao tác đơn giản với
dụng cụ đo Daiki push - cone tiện dụng chính xác lại không yêu cầu khắt khe
về người sử dụng để xác định được độ chặt của đất từ đó tính ra được các chỉ
tiêu vật lí cơ bản của đất. Hướng nghiên cứu này khơng những mang tính
khoa học mà cịn góp phần xác định nhanh tính chất của đất, tiết kiệm thời
gian, công sức đáp ứng yêu cầu thực tế.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng, là tấm gương phản ánh
các hoạt động sống của rừng như trao đổi chất, tích lũy, chuyển hóa năng
lượng, sinh trưởng, phát triển, tái sinh rừng. Việc nghiên cứu đất rừng luôn
được đặt nằm trong mối quan hệ: ảnh hưởng của đất tới quần xã thực vật rừng
và ảnh hưởng ngược lại của quần xã thực vật đối với đất.
Đây là lĩnh vực nghiên cứu thu hút được nhiều nhà khoa học. Vì vậy,
những nghiên cứu này được thực hiện ở gần như tất cả các nước, các vùng có
kinh doanh rừng.

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai trên thế giới
Đánh giá đất đai đóng góp vai trị cực kỳ quan trọng trong việc xác
định độ phì nhiêu của đất và là cơ sở cho việc đề xuất cây trồng cũng như các
giải pháp duy trì và bảo vệ độ phì của đất.
Đánh giá đất đai như một khoa học đã được hình thành hàng trăm năm,
hiện nay tồn tại nhiều quan điểm với nhiều phương pháp đánh giá đất khác nhau.
Vào những thập niên 60, ở Liên Xô và các nước Đông Âu việc đánh giá
phân hạng đất đai được thực hiện qua ba bước:
1. So sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (đánh giá lớp phủ
thổ nhưỡng).
2. Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai.
3. Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất)
Phương pháp này mới chỉ thuần túy quan tâm tới khía cạnh tự nhiên
của đất đai mà chưa xem xét đầy đủ khía cạnh kinh tế, xã hội của việc sử
dụng đất đai.


4

Ở Hoa Kỳ đánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai
phương pháp:
1. Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm
tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính.
2. Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế
để so sánh, lấy lợi nhận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác.
Ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương
pháp biến thiên biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng các phương
trình toán học. Kết quả phân hạng đất cũng được thể hiện dưới dạng phần
trăm hay cho điểm.

Thấy rõ vai trò quan trọng của phân hạng đánh giá đất đai làm cơ sở
cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông - Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã
tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông
nghiệp của FAO và Hà Lan để tổng hợp nên kinh nghiệm của nhiều nước xây
dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai“ (FAO - 1976). Tài liệu này
được các nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vân dụng vào công tác
đánh giá đất đai ở nước mình và đều chấp nhận là phương tiện tốt nhất để
đánh giá đất. Đến năm 1983 đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với
hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết hơn cho các vùng sản
xuất khác nhau như:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for
Rainfed Agriculture - FAO, 1983).
- Đánh giá đất đai cho nền nơng nghiệp có tưới (Land Evaluation for
Irrigated Agriculture - FAO, 1980).
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt có quảng canh (Land Evaluation for
Extensive grazing - FAO, 1990).


5

- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử
dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for land use planning
- FAO, 1992).
Các phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân loại đất
thích hợp (Land suitability Classification). Cơ sở của phương pháp này là dựa
trên sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng của đất, gắn với phân
tích các khía cạnh kinh tế xã hội, mơi trường để lựa chọn phương pháp phân
tích tối ưu.
Các phương pháp đánh giá đất đai đã được FAO đề cập khá đầy đủ và
được ứng dụng rộng khắp các quốc gia trên thế giới, đây chính là cơ sở để

đưa ra các quyết định cho việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai,
một dạng tài nguyên mà tự nhiên không thể tái tạo được.
1.1.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính của đất và sinh trưởng cây trồng
Độ phì của đất đóng vai trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng và năng suất cây trồng, ngược lại các loài cây khác nhau cũng
ảnh hưởng khác nhau tới tính chất của đất.
Trên thế giới, nhiều tác giả đã tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ
giữa đặc tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Nhiều quan điểm cho rằng
đối với vùng ôn đới phản ứng của đất (pH), hàm lượng CaCO3 và các chất
bazơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế oxy hóa khử của đất là những yếu
tố quan trọng nhất. Có nghĩa là yếu tố hóa học quan trọng hơn yếu tố vật lý.
Còn ở vùng nhiệt đới các nghiên cứu lại cho rằng các yếu tố như: khả năng
giữ nước, độ dày của tầng đất, độ thơng khí của đất là những yếu tố giữa vai
trò chủ đạo, hay yếu tố vật lý quan trọng hơn yếu tố hóa học
(Chakraborty.R.N và Chakraborty (1989), Ohhta (1993), Marquez.O, Torr.A
và Franco.W (1993)).


6

Vấn đề nghiên cứu về vật rơi rụng và sự hình thành thảm mục, mùn
cũng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã cho
rằng, nguồn chất hữu cơ chính trong đất rừng là từ các rễ thực vật chết cung
cấp, nhất là vùng đồng cỏ thì rõ rệt. Như vậy, lượng rơi rụng từ rễ cây cũng
rất lớn và không phải lúc nào cũng bổ sung cho phần trên lớp đất mặt. Vai trò
của hệ thống rễ cây rừng trong việc hình thành chất hữu cơ của đất ít hơn so
với lượng rễ cây chết hàng năm của thực vật thân cỏ. Nhưng nó vẫn được tồn
tại không chỉ bằng lượng rễ cây mà còn bằng sự ảnh hưởng của nhiều mặt của
hệ thống rễ đến đất khi còn sống cũng như khi đã chết.
Theo nghiên cứu của viện sỹ Mê-lê-khốp (1982), thì trữ lượng thảm

mục cao thường xuất hiện ở các quần xã thực vật rừng vùng phía bắc hoặc
trên núi cao ở các khu rừng hỗn giao (nơi có đến 100 tấn/ha và có nơi chỉ đạt
20 tấn/ha).
Một vài tác giả đã nghiên cứu quan hệ giữa các tính chất vật lý, hóa học
của đất với hàm lượng chất hữu cơ, mùn trong đất và đã rút ra nhận xét: nhiệt
độ đất, độ ẩm, tỷ trọng, độ xốp và độ phì của đất phụ thuộc chặt chẽ vào đặc
điểm cấu trúc lớp thảm thực vật, khối lượng vật chất hữu cơ tích lũy được trên
mặt đất và cường độ phân giải thảm mục.
Khi nghiên cứu về đặc điểm phân giải chất hữu cơ ở rừng nhiệt đới,
Baur (1960), David/Richas đã khẳng định rất chính xác rằng, chất hữu cơ ở
các mơ sống của rừng chiếm từ 80 - 90% tổng lượng chất hữu cơ, còn lại 10 20% chất hữu cơ tồn tại ở vật rơi rụng và ở trong đất, khi lớp phủ thực vật
mất đi, đồng thời với điều kiện nhiệt ẩm cao ở vùng nhiệt đới làm cho vật rơi
rụng bị phân giải nhanh chóng thì đất rừng sẽ bị thối hóa mạnh và khơng thể
phục hồi lại được. Vì vậy, có thể nói “Rừng nhiệt đới ni đất”.
Vấn đề ảnh hưởng của cây mọc nhanh và trồng thuần loài đến đất rừng
nhiệt đới đang là chủ đề được nhiều người chú ý. Trong những năm gần đây,


7

do nhu cầu cao về gỗ giấy, gỗ củi các lồi cây mọc nhanh như Bạch đàn, Lõi
thọ, Thơng ... đã được gây trồng trên những diện tích lớn ở các nước nhiệt
đới. Việc thay thế các rừng rậm nhiệt đới bằng rừng trồng thuần loài, mọc
nhanh với chu kỳ khai thác ngắn đã gây ra những lo ngại về sự thối hóa đất
và giảm năng suất ở các ln kỳ sau. Đây là vấn đề lâm học có ý nghĩa lớn
trong lâm nghiệp nhưng đến nay cịn ít được nghiên cứu.
Một số nghiên cứu đã xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ
một lượng dinh dưỡng rất lớn ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn.
Vì vậy việc trồng cây mọc nhanh với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm
cho đất chóng kiệt quệ hơn so với các lồi cây lá nhọn có chu kỳ dài (80 - 100

năm) ở ôn đới (Chijiok (1980), Ghosh (1978), Smith.C.T (1994)).
Các nhà khoa học Ấn Độ Chandran.P, Dutt.D.R và Banejee.S.K (1988)
đã nghiên cứu về đặc điểm đất đai dưới ba loại rừng trồng lá kim khác nhau:
Cryptomelia Japonica, Pinus, Cupressos Torulosa và rừng lá rộng ở phía đơng
dãy Hymalaya cho thấy sự tích lũy thảm mục ở rừng lá kim là cao hơn so với
rừng lá rộng. Đất ở các khu này đều chua và độ chua cao nhất ở tầng đất mặt
dưới rừng thơng Pinus phtula. Rừng Cryptomelia japonica có lượng canxi trao
đổi lớn nhất.
Nghiên cứu của Reynolds.B, Neals.C và Hornung.M (1988) đã xem xét
đất ở hai trạng thái: đất được che phủ bởi trảng cỏ cây bụi và đất được che
phủ bởi rừng lá kim ở khu vực đất dốc xứ Wales. Nghiên cứu đã xác nhận
rằng việc trồng rừng lá kim làm cho nồng độ anion trong đất thay đổi từ 1.5 3 lần trong khi nồng độ H+ chỉ biến đổi rất ít.
Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thực sự tồn tại mối quan hệ
qua lại giữa thực vật và đất. Cơng trình nghiên cứu của Sain.SH, Rangas
wamy.C.R (1988) đã đề cập đến mối quan hệ giữa sinh trưởng của cây rừng
tự nhiên và rừng Phi lao với một số tính chất đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy


8

tính chất của đất liên quan trực tiếp đến lượng tăng trưởng hàng năm (tăng
trưởng về chiều cao và đường kính). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tính chất
đất và tăng trưởng chiều cao là chặt chẽ hơn so với tăng trưởng đường kính.
Trong những năm gần đây Trung tâm Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã
tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở
các nước nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là Bạch
đàn, Thông, Keo trồng thuần loài trên các lập địa khác nhau ở các nước Brazil,
Nam Phi, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa
khác nhau và các lồi cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ
phì nhiêu của đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh

dưỡng khống. Tuy nhiên, trong cùng một loại rừng thì các nghiên cứu trên
chưa đề cập đến vai trò của cấu trúc rừng đối với tính chất đất.
1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Những nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai
Từ những năm 1980 trở lại đây đã có một số cơng trình nghiên cứu đặt
nền móng cho việc nghiên cứu và đánh giá đất.
- “Đánh giá phân hạng đất đai khái qt tồn quốc” của Tơn Thất
Chiểu và các cộng sự được thực hiện năm 1984 ở tỉ lệ bản đồ 1/500000.
Phương pháp đánh giá ở đây là dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai
(Land Capabiliti Classification) của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Chỉ tiêu sử dụng
là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp,
gồm 7 nhóm đất đai được phân lập cho sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và
mục đích khác.
- Đỗ Đình Sâm (1990) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở
Việt Nam, đặc biệt chế độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thốt nước để xác
định các nhóm lập địa ở Việt Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất


9

khô, khô, ẩm, và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với
mặt biển, đặc điểm đất địa hình.
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp ở từng vùng sinh thái và
trong toàn quốc của Đỗ Đình Sâm và các cộng sự là phương pháp ứng dụng
phần mềm GIS trên máy tính để xây dựng các bản đồ đánh giá tiềm năng sử
dụng đất trong lâm nghiệp. Phương pháp này cho phép lợi dụng các thơng tin
sẵn có và có ý nghĩa mang tính chiến lược và dự báo.
- Năm 1996 Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự
án Việt Đức (KfW1) tại Bắc Giang và Lạng Sơn và đề xuất phương pháp ứng

dụng điều tra lập địa phục vụ trồng rừng. Phương pháp này đã được sử dụng
và được đánh giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng quốc tế ở Việt Nam.
Các yếu tố chủ đạo được xác định là: loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày tầng
đất, thực bì chỉ thị để phân chia lập địa.
- Từ năm 1998 - 2000 trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên
cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên” Ngơ Đình Quế, Đỗ
Đình Sâm và cộng sự đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi
mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam. Tác
giả đã lựa chọn các yếu tố chủ đạo trong mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên việc ứng
dụng phương pháp điều tra lập địa phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng
vùng, từng loài cây và yêu cầu của dự án.
- Phân hạng đất cho các loại rừng trồng chủ yếu và ảnh hưởng của các
loại rừng trồng tới các tính chất và độ phì của đất như rừng Bạch đàn (Đỗ
Đình Sâm 1968, 1990, Hồng Xn Tý, 1975), rừng Thơng nhựa (Ngơ Đình
Quế, 1987), rừng Thơng ba lá (Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, 1983, 1990),
rừng tre luồng (Nguyễn Ngọc Bình, Đàm Danh Liêm, 1975 - 1980), rừng Bồ


10

đề (Nguyễn Ngọc Bình 1968, Hồng Xn Tý, Nguyễn Đức Minh, 1980),
rừng Hồi (Nguyễn Ngọc Bình, 1980).
1.2.2. Một số mối liên hệ giữa thực vật và đất
Trong những thập kỷ gần đây, các cơng trình khoa học nghiên cứu về
mối quan hệ giữa cây và đất được quan tâm. Những kết quả nghiên cứu ở các
vùng khác nhau với các lồi cây khác nhau thường khơng thống nhất. Vấn đề
này cũng tương tự như các nước khác trên thế giới.
Hoàng Xn Tý (1973), Nguyễn Ngọc Bình (1981) đã khẳng định,
có sự thối hóa lý tính và chất hữu cơ ở tầng mặt nếu phá các rừng gỗ tự

nhiên để trồng luồng.
Đỗ Đình Sâm (1984) khi nghiên cứu về độ phì đất rừng và vấn đề
thâm canh rừng trồng và cho rằng nơi đất cịn rừng, độ phì đất được duy trì
chủ yếu qua con đường sinh học. Các trạng thái rừng khác nhau, các biện
pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hóa tính đất khơng
rõ nét.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (1985) đối với đất có độ phì
tương đối, thành phần cơ giới nhẹ, độ dốc lớn như ở Qùy Châu thì sau 20 năm
chặt trắng, độ phì giảm đi rõ rệt. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng hơn,
độ dốc lớn, phát triển trên phiến thạch sét ở Hương Sơn, qua một năm chặt
cường độ 40% cho thấy độ phì giảm so với đối chứng 15%.
Ngơ Đình Quế (1991) nghiên cứu về đất rừng Thơng ba lá (Pinus
keysia) có tuổi từ 5 - 40 ở Lâm Đồng cho thấy mối quan hệ giữa chiều cao
trội (Hdom) của Thông ba lá với một số yếu tố sinh thái của các lâm phần có
tuổi từ 5 – 30 dưới dạng phương trình mũ :
Hdom = 0.99659 x A0.859 x TB0.3218 x D0.5011
Trong đó:
A:

Tuổi của cây


11

D:

Độ dày tầng đất

TB:


Nhóm thực bì dưới tán rừng thơng ba lá.

Đề tài tốt nghiệp của Vũ Văn Thuận (2002) cho thấy rằng tương quan
giữa sinh trưởng D1.3, Hvn của Chiêu Liêu ở vùng Cầu Hai Phú Thọ với tổng
hợp các tính chất của đất là chặt chẽ hơn so với từng tính chất đất riêng lẻ. Hai
chỉ tiêu sinh trưởng trên có mối quan hệ tổng hợp 4 chỉ tiêu của đất là độ no
bazơ, tổng bazơ trao đổi, độ xốp và hàm lượng P2O5 trong đất.
1.2.3. Một số nghiên cứu về đất dưới các trạng thái rừng trồng
- Theo nghiên cứu của Hà Quang Khải (1999) cho thấy tính chất đất ở
xung quanh rễ vùng gần gốc và xa gốc của rừng trồng Thông mã vĩ và Keo tai
tượng thể hiện tương đối rõ, nhất là các tính chất về lý học. Mối quan hệ giữa
sinh trưởng với tính chất đất là khơng rõ ràng. Tuy nhiên, sự tương quan này
tương đối chặt chẽ giữa sinh trưởng của cây với tổng hợp một số chỉ tiêu độ phì
đất. Mối tương quan giữa D1.3 của cả Thông và Keo với tổng hợp một số tính
chất đất chặt chẽ hơn so với mối tương quan giữa Hvn với các tính chất đất.
- Lê Đình Khả, Ngơ Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (2000) nghiên cứu về
“Nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai và các loài Keo bố mẹ” cho thấy
ảnh hưởng của Keo lai đến độ phí đất là rõ so với Keo lá tràm và Keo tai
tượng. Đất dưới rừng trồng Keo lai 5 tuổi đã có những biến đổi rõ nét về lý
hóa tính và sinh vật đất so với đất dưới rừng Keo lá tràm, rừng Keo tai tượng
và đất trống.
- Theo Vũ Tấn Phương độ phì nhiêu của đất dưới tán rừng Keo lai tuổi
2 - 6 có sự cải thiện rõ rệt so với đối chứng, độ phì nhiêu của đất tăng khi tuổi
rừng tăng. Lý tính của đất (hai yếu tố dung trọng và độ ẩm đất thay đổi theo
hướng tích cực khi tuổi rừng tăng và càng rõ nét so với đối chứng đặc biệt ở
tầng đất 0 - 20cm). Hóa tính chưa có sự thay đổi rõ nét khi tuổi rừng tăng và
giữa nơi có rừng và nơi khơng có rừng trừ yếu tố mùn và đạm tổng số. Tuy


12


nhiên yếu tố mùn tổng số lại cho thấy có sự biến động mạnh hơn so với yếu tố
đạm và tỷ lệ thuận với tuổi rừng. Yếu tố mùn và đạm tổng số có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
1.2.4. Một số nghiên cứu về khu vực Núi Luốt – Đại học Lâm nghiệp
Khu nghiên cứu thực nghiệm Núi Luốt Trường Đại học Lâm nghiệp có
diện tích là 130 ha. Trước kia, thảm thực vật nơi đây chủ yếu là Sim, Mua, Cỏ
tranh, Cỏ lào và cây bụi nhỏ. Từ năm 1985 - 1986 trường Đại học Lâm nghiệp
đã triển khai trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các lồi cây:
Thơng, Keo tai tượng, Keo lá tràm Bạch đàn,… Đến những năm 1995 - 1996
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và phát triển rừng đã sưu tầm các loài cây
bản địa ở nhiều nơi trên đất nước ta trồng dưới tán tầng cây cao. Hiện nay các
loài cây bản địa này đang sinh trưởng tương đối tốt dưới tán rừng.
Như vậy, với đặc thù của rừng Núi Luốt, là rừng trồng ở hai giai đoạn
khác nhau, giai đoạn đầu là giai đoạn phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giai
đoạn sau là giai đoạn trồng các loài cây bản địa dưới tán. Từ năm 1998 đến
nay, rất nhiều đề tài đã triển khai tại khu vực với những nội dung khác nhau.
Năm 1998, trong đề tài: “Bước đầu nghiên cứu một số quy luật cấu trúc
rừng thực nghiệm Núi Luốt”, các tác giả Phạm Ngọc Giao, Lê Sỹ Việt đã phát
hiện ra quy luật câu trúc và tăng trưởng của các loại rừng tại khu vực Núi
Luốt. Cũng trong năm 1998, Trần Thanh Bình, Hà Quang Khải đã “Nghiên
cứu động thái đất khu vực Núi Luốt”.
Năm 1999, Hoàng Kim Ngũ đã nghiên cứu ảnh hưởng của chặt nuôi
dưỡng đến tiểu hoàn cảnh và sinh trưởng của lâm phần Thông mã vĩ tại Núi
Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp, có kết luận: Do ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ
có quan hệ với nhau và quan hệ với độ tàn che, nên ở mỗi độ tàn che sẽ có
một chế độ tiểu khí hậu riêng do đó có thể dùng chỉ tiêu độ tàn che để đánh
giá, so sánh về sinh trưởng, tăng trưởng của lâm phần.



13

Năm 2003, đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về khu vực được
công bố, Hà Quang Khải: “Nghiên cứu động thái một số tính chất đất Núi
Luốt giai đoạn 1986 – 2003”; Bùi Thị Huế: “Nghiên cứu một số tính chất đất
dưới các mơ hình chủ yếu khu vực rừng đào tạo và nghiên cứu thực nghiệm
Núi Luốt, Trường Đại học Lâm nghiệp”; Đỗ Quang Huy: “Nghiên cứu đánh
giá khu hệ động vật, hệ thực vật ở khu rừng thực nghiệm Núi Luốt”; Trần
Tuyết Hằng: “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên khí hậu thuỷ văn khu vực
rừng đào tạo và nghiên cứu thực nghiệm Núi Luốt”; Nguyễn Thế Nhã: “Đánh
giá diễn biến khu hệ côn trùng và nấm ở khu vực Núi Luốt, Đại học Lâm
nghiệp”. Những nghiên cứu trên đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ và
toàn diện về điều kiện cơ bản, hiện trạng tài ngun rừng, đất rừng, khí hậu
thuỷ văn, cơn trùng rừng… cũng như diễn biến tài nguyên rừng của khu thực
nghiệm Núi Luốt.
Từ năm 2001 - 2005, Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển cùng các
cộng sự đã triển khai đề tài nghiên cứu: “Thực nghiệm tỉa thưa rừng Thông
đuôi ngựa và Keo lá tràm kết hợp nuôi dưỡng cây bản địa trồng dưới tán rừng
thực nghiệm Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp”. Những giải pháp của đề
tài đã và đang được áp dụng để tác động vào từng mô hình và từng trạng thái
rừng khu vực Núi Luốt.
1.2.5. Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ chặt với độ xốp đất
Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa độ chặt với độ xốp đất không
nhiều. Tại trường Đại học Lâm nghiệp có cơng trình nghiên cứu của PGS.TS
Vương Văn Quỳnh về mối lên hệ giữa độ chặt và độ xốp ở tầng đất mặt.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, để tính chỉ tiêu về độ xốp tác giả đã
tiến hành nghiên cứu thông qua mối liên hệ với độ chặt lớp đất mặt. Độ chặt
đất mặt được xác định theo phương pháp trọng lực. Dụng cụ là một thanh sắt
có đường kính 10mm dài 1m, một đầu được mài nhọn, trên thân thanh sắt có



14

chia vạch, dụng cụ có tên gọi là thước đo độ xuyên thấu. Khi đo độ chặt,
thanh sắt được nâng cao lên khỏi mặt đất 50 cm rồi thả cho rơi tự do, độ chặt
được tính trực tiếp bằng độ dài xuyên ngập vào đất của thanh sắt. Để tìm mối
liên hệ thầy đã tiến hành lập nhiều ÔTC, mỗi ƠTC có diện tích 100m2, sử
dụng thước đo độ xun thấu tại 10 điểm trong ô theo phương pháp ngẫu
nhiên, lấy giá trị trung bình về độ xuyên thấu của 10 điểm đó làm độ xun
thấu của ƠTC. Thầy đã tìm ra cơng thức để quy đổi ra độ xốp là:
X = 0.7731 x ST + 1.52
Trong đó:
X: là độ xốp của ÔTC (%)
ST: là độ xuyên thấu của ÔTC (cm)
Phương pháp này đã mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu về độ
xốp đất.
Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, các nghiên cứu về tính chất đất đã
được tiến hành đều tốn nhiều thời gian công sức và tiền bạc, đòi hỏi yêu cầu
kỹ thuật cao, những phân tích phức tạp trong phịng thí nghiệm. Cịn phương
pháp thực hiện đơn giản hơn thì dụng cụ cịn thơ sơ, chưa gọn nhẹ nên không
thật thuận tiện cho công tác điều tra nhanh tại những hiện trường nghiên cứu
phức tạp. Vì vậy tơi mạnh dạn thử nghiệm áp dụng phương pháp nghiên cứu
mới mong góp phần tìm ra hướng giải quyết các vấn đề trên.


15

Chương 2
MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá nhanh các tính chất của đất thơng qua phương pháp xác
định độ chặt của nó.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được đặc điểm tính chất vật lý lớp đất mặt (dung trọng, tỷ
trọng, độ xốp, độ chặt) dưới các trạng thái rừng nghiên cứu.
Lượng hóa được mối liên hệ giữa độ chặt với một số tính chất lý học cơ
bản của lớp đất mặt bao gồm: tỷ trọng, dung trọng, độ xốp.
Đề xuất được một số giải pháp góp phần hoàn thiện hướng nghiên cứu
và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
2.2. Phạm vi, giới hạn và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính chất vật lý của lớp đất mặt dưới
các trạng thái rừng trồng Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Keo lá tràm tại khu
nghiên cứu thực nghiệm Núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong đề tài sử dụng chỉ số mức độ lún sâu (mm) của thiết bị đo xuống
lớp đất mặt để phản ánh độ chặt của lớp đất mặt trong các phân tích về mối
liên hệ giữa độ chặt với các tính chất vật lý: dung trọng, tỷ trọng, độ xốp của
lớp đất mặt.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
- Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng trồng Thông mã vĩ, Keo tai
tượng và Keo lá tràm tại Núi Luốt


×