LỜI MỞ ĐẦU
Trước ngưỡng cửa của tiến trình hội nhập kinh tế, để đứng vững trên thị trường các
doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Một tất yếu họ cần phải có uy tín
với nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng…Đó sẽ là những người quan tâm đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên mục đích quan tâm khác nhau với từng
đối tượng: đối với chủ doanh nghiệp thì mục đích quan tâm đến tình hình tài chính,
để biết chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các quyết
định kinh doanh, đối với các chủ đầu tư là để có thể đưa ra các quyết định đầu tư,
đối với đối tác là có nên hợp tác hay không …..
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho một người quan tâm
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiêủ được tình hình
cụ thể về tài chính thông qua hệ thống báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đó là
điều không đơn giản. Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ
thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho những người quan tâm
biết được cụ thể về tình hình tài chính và những lĩnh vực mà họ quan tâm.
Trong thời gian thực tập tại Chi Nhánh em đã chọn đề tài “ Phân tích tình
hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty TNHH Giao
Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh Hà Nội” là nội dung cho chuyên đề
với mong muốn học hỏi được phần nào thực tế công tác phân tích tình hình tài
chính tại Chi nhánh.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán và sự chỉ bảo
nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn THS Lê Kim Ngọc giúp em hoàn thành chuyên đề
của mình. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết của em còn nhiều
sai sót em mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của mình hoàn thiện hơn.
Nội dung của bài chuyên đề được chia thành các phần sau:
Lời Mở Đầu
Trang 1
Nội Dung Chính
Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của
Chi nhánh.
Phần 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ qua hệ thống báo cáo tài chính.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Chi nhánh.
Kết Luận
Trang 2
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CHI NHÁNH
1 - Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh- Hà Nội là một bộ phận trực thuộc Tổng Công Ty TNHH giao nhận
hàng hoá JuPiTer Pacific. Vì vậy tìm hiểu về Tổng Công Ty sẽ giúp cho chúng ta
hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh
Dưới đây là những nét sơ lược về Tổng Công Ty:
Tổng Chi nhánh có tên là: Chi nhánh TNHH giao nhận hàng hoá Jupiterpacific
Tên giao dịch là : Jupiter Pacific Forwarding LTD
Được thành lập theo quyết định số 2014/ GP Của bộ kế hoạch và Đầu tư Ngày
19/12/1997.
Trụ sở đặt tại 112 đường Hồng Hà, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Với số vốn đầu tư của Doanh nghiệp liên doanh là 349.624USD
Trong đó : - Bên Việt Nam góp 174.812USD chiếm 50% vốn pháp định
- Bên nước ngoài góp 174.812USD chiếm 50% vốn pháp định bằng tiền
nước ngoài
Cụ thể về các bên tham gia gia góp vốn như sau:
Bên Việt Nam
Tên doanh nghiệp : Chi nhánh Hàng Không Cổ Phần Pacific
Đại diện hợp pháp : Ông Dương Cao Thái Nguyên
Chức vụ : Giám đốc điều hành
Quốc tịch Việt Nam
Trụ sở chính : 112 Đường Hồng Hà, Phường 2, Q Tân Bình,
Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 3
Điện thoại : 84-8-845-0091
Fax : 84-8-845-0085
Phạm vi kinh doanh:
- Vận chuyển hành khách và hàng hoá trên các tuyến đường hàng không
quốc tế và nội địa.
- Thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hành
khách và hàng hoá đường hàng không.
- Liên loanh hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong
nước và ngoài nước.
Giấy phép thành lập Chi nhánh: Số 2016 QĐ/TCCB- LD do Bộ giao thông
vận tải và bưu điện cấp ngày 30/9/1992
Vốn điều lệ: 200.000 USD ( vào lúc thành lập) và được tăng lên 5.000.000
USD vào 11/1995
Tài khoản : Số 361.111.000.2408
362.111.370.2408(USD)
Mở tại ngân hàng Viêtcombank Thành phố HCM
Bên nước ngoài :
Tên Chi nhánh : Jupiter Air LTD (Tên mới Jupiter Global LTD)
Đại diện hợp pháp : Ông Masahiro Sakurai
Chức vụ Chủ tịch và VCĐH cao cấp
Quốc tịch Nhật Bản
Trụ sở chính : Suite 3002, 30/F Tower 6 The Gate way, HaborCity
Tsimshasui, Kowloon, HongKong
Điện thoại : 852-2735-1886
Fax : 852-2735-0450
Trang 4
Phạm vi kinh doanh :
- Dịch vụ chuyển nhanh bưu phẩm
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không
- Dịch vụ xử lý hàng hoá tại sân bay
- Dịch vụ tổng đại lý cho các hãng hàng không
Giấy phép thành lập: Do cơ quan đăng ký Chi nhánh của Hồng Kông cấp
17/5/1983.
Tài khoản : Số 434- 204- 5030- 5
Mở tại ngân hàng Standard Charted Bank
Chi nhánh của Tổng Công Ty mở tại Hà Nội có tên là CôngTy liên doanh
TNHH giao nhận hàng hoá Jupiter Pacific Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo
giấy phép số 24/GP-UB ngày 21/03/2002.
Địa chỉ đăng ký của Chi nhánh: Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Tel : 84.4.5622804/ 5622805/5622806
E- mail :
Website : www.Jupitergroups.com
Hand phone : 0953323800
Trụ sở làm việc đầu tiên của Chi nhánh là :
Số 2 Nguyễn Khắc Cần – Khách sạn Dân Chủ
Đến tháng 6/2004 Chi nhánh chuyển về P805 – 105 toà nhà Thăng LongFord-
Láng Hạ - Hà Nội
Cùng với thời gian hoạt động kinh doanh, Chi nhánh ngày càng được mở rộng.
Ban đầu số lượng cán bộ nhân viên không lớn nhưng đến nay Chi nhánh đã có được
đội ngũ cán bộ công nhân viên hùng hậu, có năng lức và sức trẻ.
Hiện Chi nhánh đã có một văn phòng đại diện tại Hải Phòng thực hiện các
giao dịch hàng hoá tại cảng Hải Phòng.
Trang 5
Do Chi nhánh được thành lập chưa lâu nên cũng chưa có sự thay đổi lớn về
phướng hướng kinh doanh, đội ngũ nhân sự, cơ cấu tổ chức. Nhưng Chi nhánh đã có
được sự mở rộng lớn về phạm vi kinh doanh, điều đó được thể hiện qua thu nhập
tăng qua các năm của Chi nhánh ( Qua bảng kê khai thu nhập)
Bảng kê khai thu nhập qua các năm
(Đơn vị tính : USD)
Năm Lợi Nhuận sau thuế
2002
313.840
2003 321.821
2004
365.992
2005 314.088
2- Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
Trước xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang từng bước gia nhập vào tổ chức
thương mại thế giới WTO, các hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nước ngày càng
được khuyến khích và hàng hoá được nhập vào nước ta cũng được ưu đãi về thuế
hơn. Do đó nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hoá qua đường hàng không và đường
biển tăng lên nhanh chóng và đây là một xu thế tất yếu.
Vì vậy, Chi nhánh Jupiter Pacific Chi nhánh Hà nội đã được thành lập với mục
đích cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài tại
Việt Nam.
Các dịch vụ mà Chi nhánh cung cấp :
- Cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hoá hiện đại bằng đường hàng không
trong nước và quốc tế.
- Cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hoá hiện đại bằng đường biển trong
nước và quốc tế.
- Cung cấp các dịch vụ kho bãi ( lưu kho, đóng gói lại / tân trang trước khi
xuất khẩu, dán nhãn và ghi mã hiệu trên bao bì và phân phối / thu gom hàng hóa)
Trang 6
- Cung cấp các dịch vụ làm tổng đại lý cho các hãng hàng không
- Cung cấp các dịch vụ xử lý hàng hóa cho các hãng hàng không
3 - Đặc điểm bộ máy quản lý của Chi nhánh
Sơ đồ1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý
Trang 7
Phòng
Hành chính
Giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
Giao dịch
Phòng
Khách
hàng
Văn phòng
trực thuộc
Phòng
Marketing
&Sale
Phòng
hành
chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lớp: Kế toán 44B
Qua sơ đồ tổ chức của Chi nhánh chúng ta cũng có thể nhận thấy các phòng
ban có liên hệ mật thiết với giám đốc và giám đốc sẽ chịu trách nhiệm giám sát mọi
hoạt động của các phòng ban này. Tuy nhiên giữa các phòng ban cũng có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau điều đó được thể hiện qua những quy định của Chi nhánh về
chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, cụ thể như sau:
Giám đốc :
- Là người chịu trách nhiệm quản lý Chi nhánh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Tổng giám đốc Tổng Công ty.
- Là người đại diện hợp pháp của Chi nhánh và có sự hội ý của tổng giám đốc
để thực hiện các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển đã được TGĐ quyết
định.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh theo sự hướng
dẫn của TGĐ.
- Giám đốc Chi nhánh được phép tuyển dụng, chỉ định và đuổi việc nhân viên
của Chi nhánh phù hợp với luật pháp Việt Nam và phải có sự đồng ý của TGĐ Tổng
Công ty.
- Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh
năm của Chi nhánh cho mỗi năm tài chính và được gửi về trụ sở chính để trình lên
TGĐ để xin sự chấp thuận và phải bao gồm các thông tin khái quát về:
+ Huy động và sử dụng vốn
+ Dự toán về các khoản thu, chi tổng thể của Chi nhánh
+ Tuyển dụng và phát triển nhân viên
Phòng Marketing & Sale:
Là một phòng quan trọng và nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi
nhánh. Chức năng nhiệm vụ của phòng này:
- Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược quảng
cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Nguyễn Thị Lan GVHD: ThS. Lê Kim Ngọc
Giám Đốc
- Thực hiện việc xúc tiến các hoạt động cho vận chuyển hàng hoá.
- Xác định các chính sách về giá, chính sách về hải quan cho việc chở hàng.
- Làm việc với hàng không để đặt được chỗ tốt nhất trong chuyến bay, với bên
hàng hải để có được chỗ trên các chuyến tàu.
- Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Báo cáo với giám đốc Chi nhánh toàn bộ các công việc thực hiện và các
chính sách về vận chuyển hàng hoá
Trên đây là nhiệm vụ chung của phòng nhưng cụ thể hơn về lĩnh vực
Marketing là:
- Phải phối hợp với các phòng ban khác để dự đoán, xác định và thoả mãn lợi
ích của khách hàng mục tiêu.
- Trợ giúp cho giám đốc bán hàng tìm kiếm cơ hội để mở rộng dịch vụ của Chi
nhánh chặt lọc thông tin xuất nhập khẩu để vạch kế hoạch quảng cáo kịp thời.
- Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của khách
hàng với giám đốc.
- Luôn liên lạc với hải quan để biết kế hoạch xuất nhập khẩu và duy trì mối
quan hệ tốt với họ.
- Tìm kiếm các khách hàng mới cho Chi nhánh.
- Khi chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng phòng này phải gửi bảng dự kê
giá, đưa ra tất cả cước phí vận chuyển hàng không và những phí liên quan khác cho
khách hàng.
- Thông báo với phòng khách hàng về chỗ cho lô hàng và kiểm tra với hàng
không về việc đặt chỗ. Trao đổi với khách hàng về cách tốt nhất và tiết kiệm nhất
cho việc vận chuyển hàng hoá của họ.
- Trợ giúp giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý của nước ngoài để thực hiện
được việc gửi hàng một cách tốt nhất.
Trang 9
Phòng khách hàng:
Với đặc điểm kinh doanh là các dịch vụ giao nhận hàng hoá nên phòng khách
hàng của Chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Chi nhánh giữ được
khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng
khách hàng như sau :
- Chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ đặt hàng trên tàu và đặt chỗ trong những
chuyến tàu sắp tới.
- Liên hệ với những người lãnh đạo trong tổ chức để có được chỗ trong các
chuyến bay của JAL.
- Trợ giúp giám đốc Chi nhánh liên lạc với mạng lưới đại lý nước ngoài trong
việc gửi hàng hoá.
- Gửi nhận tất cả những chỗ đã đặt và đã được xác nhận bởi hàng không và
Fax đến khách hàng.
- Gửi cho khách hàng những thông tin về thời hạn cuối cùng để giao hàng đến
sân bay, thông báo thời gian bốc dỡ hàng thích hợp để tránh phải trả phí lưu hàng.
- Chuẩn bị các thông tin cần thiết và làm giảm bớt hàng hoá trong kho hải
quan.
- Sắp xếp, kiểm tra chi tiết và fax đến các đại lý nước ngoài trong việc xếp
hàng xuất nhập khẩu.
- Chuyển tất cả các thông tin về những chỗ đã đặt cho chuyến hàng, và những
dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng giao dịch.
- Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thường xuyên với những đơn vị vận
chuyển để sắp xếp các chỗ trên các chuyến bay, chuyến tàu.
- Phối hợp với phòng Marketing và phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ của
Chi nhánh.
- Trợ giúp cho các nhân viên trong phòng giao dịch trong việc yêu cầu khách
hàng thực hiện bốc dỡ hàng hoá.
- Báo caó các công việc trực tiếp với giám đốc Chi nhánh.
Trang 10
Phòng giao dịch:
Là một phòng quan trọng trong Chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Cung cấp các thông tin kịp thời cho phòng Marketing và giám đốc Chi nhánh
về những thay đổi liên quan đến các chuyến bay, chuyến tàu có ảnh hưởng đến việc
giao nhận hàng hoá của các khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Kiểm tra sự sắp xếp những dịch vụ được khách hàng yêu cầu với phòng
khách hàng để chuẩn bị cho việc xếp hàng.
- Kiểm tra với hải quan về những thông tin bốc dỡ hàng tại Nội Bài.
- Đề nghị với khách hàng những điều kiện để có thể thực hiện việc thanh toán
các khoản thuế với hải quan.
- Trợ giúp khách hàng trong việc sắp xếp và làm các thủ tục giao nhận hàng
hoá ở hải quan.
- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu. Thực hiện
việc hỏi ý kiến của khách hàng trong một số tình huống như về : loại hình vận
chuyển, các điều kiện cần thiết cho phù hợp với yêu cầu xếp hàng của họ.
- Trợ giúp phòng Marketing báo gửi các dịch vụ đưa ra những lời khuyên về
thị trường và giải quyết các dịch vụ hỗ trợ tăng thêm với khách hàng.
- Nhận tiền từ thủ quỹ để làm thanh toán phí lưu trữ hàng, gửi hàng, và các phí
khác phải trả.
- Chịu trách nhiệm phê chuẩn tài liệu xuất nhập khẩu cho việc bốc dỡ hàng
theo định kỳ.
- Nhận tất cả tài liệu cần thiết từ khách hàng.
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, hàng không , hải quan
- Chuẩn bị các số liệu thống kê về hàng hoá xuất nhập khẩu
- Báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh về mọi hoạt động và các kế hoạch
của phòng.
Phòng hành chính:
Trang 11
Cũng như các phòng hành chính trong các doanh nghiệp khác phòng hành
chính của Chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc nhận sắp xếp kiểm tra, lưu trữ các
tài liệu và thực hiện việc báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh. Chức năng
nhiện vụ cụ thể của phòng hành chính là:
- Nhận tài liệu về việc xếp hàng từ phòng giao dịch, kiểm tra với phòng khách
hàng để làm giấy đòi nợ.
- Gửi tất cả các giấy đòi nợ và tài liệu về việc xếp hàng đồng thời chuyển cho
phòng kế toán để làm hoá đơn.
- Kiểm tra tất cả các hoá đơn, tài liệu của các yêu cầu thanh toán.
- Làm các báo cáo hàng hoá trong và ngoài kho hải quan
- Lập danh sách những khách hàng được hưởng hoa hồng trên cơ sở những
thông tin mà phòng kế toán và phòng khách hàng cung cấp
- Chuẩn bị các báo cáo về việc xếp hàng hoá
- Giải quyêt tất cả các công việc quản lý kinh doanh trong phòng và chuẩn bị
các tài liệu về các Chi nhánh khác liên quan đến Chi nhánh
- Báo cáo trực tiếp các công việc lên giám đốc của Chi nhánh
Phòng Kế toán:
Với chức năng nhiệm vụ của mình phòng kế toán đóng một vai trò không thể
thiếu trong mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Với vai trò là một phòng tập hợp các
số liệu phân tích tình hình về kết quả kinh doanh, lập các báo cáo lên giám đốc của
Chi nhánh phòng kế toán đã khẳng định vị trí quan trọng không thể thiếu trong hoạt
động của Chi nhánh Chi nhánh. Có thể nói cụ thể về chức năng nhiệm vụ của phòng
kế toán như sau :
- Kiểm tra với khách hàng những hóa đơn đưa ra
- Lập hoá đơn trên cơ sở các tài liệu về hàng hoá đã được xếp dỡ
Trang 12
- Liên lạc với các Chi nhánh của nước ngoài về các khoản phải trả và thực hiện
việc thanh toán với các nhà cung cấp
- Làm báo cáo hàng tháng về các hoá đơn đã được sử dụng
- Làm các báo cáo tài chính theo quy định ( bảng cân đối kế toán , báo cáo kết
quả kinh doanh , bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản, các báo cáo thuế )
- Làm các báo cáo theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh
- Cập nhật tất cả các số liệu kế toán vào phần mền Chi nhánh sử dụng
- Giải quyết tất cả các khoản phải thu & phải trả kế toán
- Báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh những vấn đề liên quan đến
phương hướng và tình hình hoạt động của Chi nhánh
Văn phòng đại diện của Chi nhánh tại Hải Phòng:
- Sẽ thay mặt Chi nhánh thực hiện các giao dịch hàng hoá liên quan đến việc
vận chuyển hàng hoá qua đường biển.
- Văn phòng này sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi nhánh và phải
báo cáo các hoạt động cho giám đốc Chi nhánh.
- Sẽ đảm nhiệm các công việc giống như phòng giao dịch của Chi nhánh
- Mọi số liệu, các chứng từ sẽ được tập hợp lên Chi nhánh của Chi nhánh
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy mỗi phòng ban trong Chi nhánh điều có
những chức năng và nhiệm vụ riêng tuy nhiên tất cả đều nhằm dưới sự quản lý trực
tiếp của giám đốc Chi nhánh và giữa các phòng ban này đều có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng
4 - Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Chi nhánh cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, đó là một loại hình dịch vụ
mới ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên trong tương lai có thể là một trong những loại
hình phát triển ở nước ta khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới.
Cụ thể các dịch vụ Chi nhánh cung cấp:
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không trong nước và quốc tế.
Trang 13
- Khi khách hàng có nhu cầu nhận hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu Chi
nhánh nhận hàng hoá và giao trực tiếp cho khách hàng hoặc giao hàng cho bên đối
tác của khách hàng thông qua mạng lưới đại lý ở nước ngoài nếu khách hàng có yêu
cầu.
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển trong nước và quốc tế.
- Hàng hoá của khách hàng vận chuyển thông qua đường biển, Chi nhánh sẽ
cung cấp dịch vụ trợ giúp cho khách hàng trong dịch vụ giao nhận.
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá hiện đại bằng đường bộ trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ kho bãi ( lưu kho, đóng gói lại/ tân trang trước khi xuất khẩu, dán
nhãn và ghi mã hiệu trên bao bì, phân phối thu gom hàng hoá ).
Ngoài dịch vụ giao nhận hàng hóa Chi nhánh còn cung cấp cho khách hàng
một hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá khi khách hàng yêu cầu, giúp cho khách
hàng trong việc đóng gói lại sản phẩm hàng hóa hoặc dán nhãn hiện.
- Dịch vụ xử lý hàng hoá nhập khầu, là thủ tục hải quan của hàng hoá xuất
nhập khẩu và thực hiện việc phân phối hàng hoá.
- Dịch vụ làm tổng đại lý cho các hãng hàng không.
- Dịch vụ tổng đại lý xử lý hàng hoá cho các hãng hàng không.
Các dịch vụ Chi nhánh cung cấp khác với loại hình dịch vụ được cung cấp bởi
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác. Chi nhánh chỉ làm các thủ tục xuất nhập
khẩu hàng hoá của khách hàng, không chịu trách nhiệm về các giao dịch mua bán
hàng.
Một số loại hàng hoá Chi nhánh thực hiện các thủ tục giao nhận:
Các loại hàng hoá xuất khẩu.
Các loại hàng hoá nhập khẩu.
Các loại hàng hoá nhập khẩu đầu tư.
Các loại hàng hoá nhập khẩu đầu tư gia công.
Các loại hàng hoá tạm nhập tái xuất.
Trang 14
Với loại hình dịch vụ cung cấp thị trường của Chi nhánh cũng có những đặc
trưng riêng. Khách hàng của Chi nhánh là tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài
nước có nhu cầu giao nhận, lưu trữ hàng hoá, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất,
nhập khẩu hàng hoá trong quá trình hoạt động của mình.
Thời gian thành lập không lâu nhưng Chi nhánh đã có được những bạn hàng
thường xuyên, luôn giữ được mối quan hệ tốt
Một trong những bạn hàng thường xuyên của Chi nhánh:
- Chi nhánh TNHH Ban Dai Viet Nam
- Chi nhánh TNHH JoHoKu Hải Phòng
- Chi nhánh TNHH Denso Viet Nam
- Tổng Chi nhánh Diệt May
- Chi nhánh TNHH SD Việt Nam
- Vi Con Ship Hồ Chí Minh
- Tas Express CO.,LTD
- HaNo Trans
- Chi nhánh CP Giầy Đông Anh
- Chi nhánh TNHH TM & Vận Tải MeGa
- Chi nhánh TNHH Ganet Nam Định
- Chi nhánh 8/3
-Chi nhánh giầy Hà Nội
Bên cạnh các khách hàng Chi nhánh luôn có mối quan hệ tốt với các đối tác:
- Jupiter Air services ( Malaysia)
- Jupiter Japan
- Jupiter Hong kong
- Quang zhou Jupiter World- Link INTL Forwarding CO.,LTD
Trang 15
- JAL Trans INC- New york
Với loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa, thị trường tiềm năng mở ra cho Chi
nhánh là lớn, đòi hỏi Chi nhánh cần tạo cho mình một dịch vụ tôt nhất cho khách
hàng giữ được những khách hàng thường xuyên, tạo thêm cho mình khách hàng
mới.
Quy trình dịch vụ Chi nhánh cung cấp (chỉ xin nói về loại hình dịch vụ xử lý
hàng hoá xuất khẩu):
- Khi xuất hiện đơn đặt hàng, khách hàng yêu cầu làm thủ tục xuất khẩu một lô
hàng, yêu cầu đó sẽ được tiếp nhận ở phòng Marketing & Sale, phòng này sẽ có
trách nhiệm tư vấn cho khách hàng về hình thức và loại hình xuất khẩu hàng hoá &
cách thức để xuất khẩu hàng hoá.
- Phòng Marketing& Sale chuyển những những thông tin và yêu cầu của khách
hàng tới phòng khách hàng, phòng này có trách nhiệm liên lạc với hàng không
(đường biển) về các chuyến bay, thực hiện việc đặt chỗ cho các lô hàng, sau đó
phòng này sẽ thông báo cho khách hàng về thời gian và địa điểm.
- Sau khi hàng được chuyển đến sân bay phòng giao dịch trên Nội Bài sẽ có
trách nhiệm dán nhãn ghi mã hiệu trên bao bì và thu gom hàng hoá và làm các thủ
tục hải quan cần thiết cho việc xuất khẩu lô hàng.
- Trên cơ sở các vận đơn mà phòng giao dịch gửi, phòng hành chính sẽ tập hợp
và viết giấy đòi nợ khách hàng.
- Phòng hành chính sẽ gửi cho phòng kế toán để viết hoá đơn và vào sổ.
Trên đây toàn bộ quy trình của một loại hình dịch vụ Chi nhánh cung cấp.
5. Khái quát chung về công tác kế toán tại Công Ty TNHH Jupiter pacific Chi
nhánh Hà Nội
a/. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Chúng ta đều biết để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực
hoạt động hay hình thức sở hữu đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý
Trang 16
khác nhau trong đó kế toán được coi là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất.Trong
mỗi loại hình Doanh Nghiệp bộ máy kế toán được tổ chức mang những đặc trưng
riêng.
Do đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán của Chi nhánh
được tổ chức theo mô hình tập trung.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong Chi nhánh:
0
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán của tổ chức bộ máy kế toán của Chi nhánh
Chức năng nhiệm vụ của kế toán các phần hành trong bộ máy kế toán của Chi
nhánh:
Kế toán trưởng:
- Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành chung bộ máy kế toán,
trợ giúp giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh và trình lên giám đốc các báo
cáo và định hướng về kết quả cần đạt được của Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
Trang 17
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh
toán
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
giá
thành
dịch vụ
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng thực hiện việc tổng hợp số liệu để lên các báo cáo tài chính
- Kế toán trưởng theo dõi chung về các khoản thanh toán với khách hàng.
- Kế toán trưởng là người trực tiếp phân công công việc cho các kế toán viên
phần hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc Chi nhánh về những công việc của
phòng kế toán.
Kế toán giá thành dịch vụ
- Kế toán giá thành dịch vụ thực hiện công việc tập hợp các chi phí liên quan
đến giá thành của dịch vụ để lên bảng tính giá thành, công việc tập hợp và theo dõi
các chi phí khác mà không được tính vào giá thành dịch vụ như các chi phí về quản
lý, các chi phí về tiền lương các chi phí bất thường khác ..
- Kế toán giá thành sẽ chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc đã
được phân công.
Kế toán tiền lương
- Thực hiện theo dõi hạch toán tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Chi
nhánh và theo dõi các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT trong Chi nhánh
không có thực hiện trích kinh phí công đoàn.
- Bên cạnh việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán
tiền lương còn thực hiện theo dõi về vật tư và tài sản cố định của Chi nhánh vì vật tư
và tài sản cố định của Chi nhánh chỉ có một số lượng nhỏ và số lượng nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến nó không đáng kể.
- Kế toán phần hành tiền lương chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công
việc được giao.
Kế toán thanh toán
- Kế toán thanh toán theo dõi các khoản phải thu phải trả của từng khách hàng,
nhà cung cấp, lập các báo cáo về các khoản phải thu phải trả của các khách hàng
thường xuyên.
- Theo dõi các khoản phải thu phải trả nội bộ.
- Theo dõi doanh thu của dịch vụ và các khoản thu nhập khác liên quan.
Trang 18
- Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các công việc đã
được giao.
Kế toán ngân hàng
- Theo dõi các khoản tiền trong ngân hàng của Chi nhánh, lưu chuyển của
luồng tiền ra vào.
- Kế toán ngân hàng kiêm theo dõi về tiền mặt của Chi nhánh và các khoản
tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
- Kế toán ngân hàng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và chịu trách
nhiệm trước kế toán trưởng về phần hành mà mình đảm nhiệm.
Thủ quỹ
- Chịu trách nhiệm giữ tiền mặt của Chi nhánh.
- Thu tiền mặt, thanh toán tiền cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh trên
cơ sở các hoá đơn thanh toán.
- Làm báo cáo quỹ tiền mặt hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của giám đốc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi nhánh.
- Từng phần hành kế toán có chức năng nhiệm vụ riêng song đều thực hiện
nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán:
- Phản ánh các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, trung thực, kịp thời, theo đúng nguyên
tắc, chuẩn mực và chế độ quy định.
- Thu thập phân loại, xử lý tổng hợp thông tin về hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh.
- Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng
sử dụng liên quan.
- Lập các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh.
Trang 19
b/- Tình hình vận dụng chế độ kế toán
Chi nhánh cũng như các doanh nghiệp khác tại Việt Nam áp dụng theo hệ
thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được Bộ Tài Chính chấp thuận theo
công văn số 493 TC/ CĐKT Ngày 17/8/1998 Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01
kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Chi nhánh sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng USD, ghi chép kế toán gồm
tiếng Việt và tiếng Anh.
Nguyên tắc quy chuyển đổi các đồng tiền khác:
Đồng USD được sử dụng làm tiền tệ để ghi chép và lập các báo cáo tài chính
các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng tiền khác được chuyển đổi thành đồng USD theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc chuyển đổi
trong kỳ được kết chuyển vào lãi lỗ trong kỳ.
Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc đồng tiền khác
được chuyển đổi thành đồng USD theo tỷ giá thực tế vào ngày lập BCKT
Chênh lệch phát sinh do việc chuyển đổi được kết chuyển vào lãi lỗ trong kỳ.
Chi nhánh áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật Ký Chung, sử dụng phần mềm kế toán
peachtre trong hạch toán.
Cụ thể về tình hình vận dụng chế độ chứng từ tại Chi nhánh
Các chứng từ kế toán sử dụng trên cơ sở ban hành theo quyết định số
1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 01-11-1995 của Bộ Tài Chính
Các loại chứng từ Chi nhánh sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình
- Phiếu thu, Phiếu chi
- Giấy báo nợ, có của ngân hàng
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
- Biên lai thu tiền
- Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng
- Hợp đồng giao khoán
Trang 20
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
- Hoá đơn GTGT
- Hợp đồng kinh tế
- Vận đơn
- Các giấy đòi nợ
- Hợp đồng kinh tế
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Các bảng thanh toán tiền lương
Do loại hình kinh doanh đặc trưng của mình nên các hoá đơn chứng từ mà Chi
nhánh sử dụng cũng có thay đổi cho phù hợp với hình thức kinh doanh của mình
Các chứng từ được luân chuyển theo quy trình luân chuyển chứng từ chung là:
Trang 21
Phòng kế toán
Viết các hóa đơn
Kế toán trưởng
Ký duyệt
Giám đốc Chi nhánh Ký duyệt
Phòng kế toán
Vào sổ và lưu trữ
chứng từ
Phòng hành chính
Tập hợp các
chứng từ chung
Sơ đồ 3: Quy trình luân chuyển chứng từ chung
Tài khoản Chi nhánh sử dụng:
Chi nhánh có quy mô không lớn nên hệ thống tài khoản sử dụng không phức
tạp.
Cụ thể nhóm tài khoản được sử dụng tại chi nhánh như sau:
- Nhóm tài khoản vốn bằng tiền: TK 111, 112, 113
- Nhóm tài khoản thanh toán: TK 131, 133, 136, 331, 336, 139
- Tài khoản tạm ứng: TK 141
- Nhóm tài khoản liên quan đến TSCĐ &vật tư: TK 211, 214, 152, 153
- Nhóm tài khoản về tiền lương: TK 334, 338(3382, 3383, 3384), 521
- Nhóm tài khoản về doanh thu: TK 511, 711, 721,
- Nhóm tái khoản về chi phí: TK 642, 641, 811, 821
- Nhóm tài khoản về nguồn vốn: TK 411, 413, 415, 421
- Các tài khoản khác: TK 144, 142, 241,242, 911
Các loại sổ kế toán Chi nhánh sử dụng:
Chi nhánh áp dụng hình thức nhật ký chung, các loại sổ mà Chi nhánh áp dung
cũng theo chế độ quy định với các loại sổ sau : Sổ nhật ký chung, Sổ cái , Sổ chi tiết
và Bảng tổng hợp chi tiết, Chi nhánh không áp dụng hình thức nhật ký đặc biệt.
Trang 22
Trình tự ghi sổ của Chi nhánh
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ của Chi Nhánh.
Các loại báo cáo được lập tại Chi nhánh
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng cân đối tài khoản.
- Báo cáo thuế GTGT.
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Báo cáo hoá đơn sử dụng.
Trang 23
Chứng từ kế toán
Sổ Cái
Sổ Nhật Ký Chung
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
kế toán
Sổ chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
PHẦN 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG
BCTC CỦA CHI NHÁNH
I. Hệ thống báo cáo tài chính Chi nhánh sử dụng.
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp
cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được
thể hiện ở những nội dung sau:
Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh
một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản,
tình hình chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các
chỉ tiêu kinh tê khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo Tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu phát
triển những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quy định về quản
lý điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc đầu tư của CSH.
Báo cáo Tài chính là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh
tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ đề ra kế hoạch hệ thống
các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Hệ thống Báo cáo tài chính được lập tại Chi Nhánh tuân theo những sửa đổi
mới nhất của Bộ Tài Chính dựa trên cơ sở chuẩn mực số 21 trong CMCĐKTVN
Hệ thống BCTC được lập tại Chi nhánh: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
1. Bản cân đối kế toán (Mẫu B01-DN.).
a) Nội dung của BCĐKT như sau:
Trang 24
Phần “Tài sản”: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến
cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các
khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được xắp
xếp theo nội dung kinh tế.
Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp theo
từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị.
Cụ thể nội dung trong phần tài sản và phần nguồn vốn như sau:
Phần “Tài sản”:
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Chi nhánh tại
thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu
phản ánh tài sản của Chi nhánh là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các
khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác.
Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
Thuộc loại này có các chỉ tiêu phản ánh tài sản của Chi nhánh là Tài sản cố
định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng CB dở dang, các khoản
ký cuợc ký quỹ dài hạn và chi phí trả trước dài hạn.
Phần “Nguồn vốn”:
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản tại
thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại chỉ tiêu:
Loại A: Nợi phải trả, các chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
và một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán, thể hiện
mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn hình thành tài sản.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của doanh
nghiệp và nguồn kinh phí, thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại
nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trang 25