Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

ĐẶNG NGỌC TÚ

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

ĐẶNG NGỌC TÚ

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành



: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Thầy hướng dẫn khoa học – PGS. TS Hồ Viết Tiến
về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn và dữ liệu có
giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến thầy cơ trong Khoa
Tài chính doanh nghiệp, gia đình và bạn bè hết lòng
ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Học viên

Đặng Ngọc Tú


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác
giả với sự giúp đỡ của Thầy hƣớng dẫn và những ngƣời tác giả đã
cảm ơn. Số liệu thống kê đƣợc lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội
dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào cho tới thời điểm hiện nay.


Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Đặng Ngọc Tú

năm 2012


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1 Tổng hợp các bài nghiên cứu của các tác giả nước ngồi.
Bảng 3.1 Mơ hình đạt được(Model Summary)
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định ANOVA
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định tương quan (Coefficients)
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

EBIT


Earnings before interest and
taxes.

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi
vay.

EPS

Earnings Per Share

Lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu

GDP

Gross Domestic Product.

Tổng sản phẩm quốc nội.

LTD

Long Term Debt

Nợ dài hạn

MH

Model


Mơ hình
Lợi nhuận.

PROFIT
ROA

Return on Assets.

Suất sinh lời trên tài sản.

ROE

Return on Equity.

Suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu.

STD

Short Term Debt

Nợ ngắn hạn

SMEs

Small and Medium
Emterprises

Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ


ODA

Official
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

USD

United Stated Dolar.

Đồng dolar Mỹ

VIF

Variance Inflation Factors.

Yếu tố phóng đại phƣơng
sai.

Development


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài ....................................................... 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 2
1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu ........................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ DỮ LIỆU ..................................................................................................... 4
2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của SMEs của nƣớc ngoài ................................................ 4
2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3. Xác định các biến hồi quy ....................................................................... 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 27
3.1. Kết quả kiểm định một số ý nghĩa thống kê của mô hình hồi quy .................... 27

3.2. Mơ hình hồi quy đạt đƣợc ........................................................................ 28
3.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 29
3.3.1. Doanh thu (X1) ...................................................................................... 29
3.3.2. Tỷ số thanh toán hiện hành (X2) ........................................................... 30
3.3.3. Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (X3) .......................................... 30
3.3.4. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (X4)........................................................ 30


3.3.5. Nợ dài hạn trên tổng tài sản (X5) .......................................................... 30
3.3.6. Tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu (X6) ................................................ 30
3.3.7. Vòng quay khoản phải thu (X7) ............................................................ 31
3.3.8. Vòng quay hàng tồn kho (X8) ............................................................... 31
3.3.9. Tuổi đời của doanh nghiệp (X9) ........................................................... 31
3.3.10. Các biến giả ngành dịch vụ (X10), ngành công nghiệp (X11) ............. 31
3.4. Kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu ............................................................... 31
3.5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 34
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 37



1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển ấn tƣợng trong suốt 3 thập niên
vừa qua. Sự dịch chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung truyền thống
sang nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng chính thức bắt đầu từ năm 1986, đã mang lại
những cải thiện to lớn về hiệu quả kinh tế và mức sống dân cƣ, đồng thời trong suốt
quá trình này thì khu vực kinh tế tƣ nhân đã nghiễm nhiên trở thành khu vực quan
trọng trong việc tạo việc làm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Trong những năm
gần đây, các chính sách từ chính phủ hƣớng về các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đã
trải qua những cải cách quan trọng, các văn bản pháp lý chính thức đã nâng khu vực
doanh nghiệp tƣ nhân lên thành một trong những khu vực quan trọng của nền kinh
tế.
Trong khu vực doanh nghiệp tƣ nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)
là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thích hợp với nền kinh tế ở những nƣớc đang
phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam trƣớc đây, việc phát triển SMEs
cũng đã đƣợc quan tâm, song từ khi có đƣờng lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản
Việt Nam khởi xƣớng thì khối doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về
số và chất lƣợng. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tới năm 2010, tỷ lệ số lƣợng
SMEs chiếm tới 97,43% . Song song với sự tăng trƣởng về số lƣợng, SMEs cũng
đang đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách quốc gia, số tiền thuế và phí mà khối
SME đã nộp cho nhà nƣớc tính từ năm 2000, đã tăng lên tới 18,4 lần sau 10 năm,
với tỉ lệ tăng từ 10% lên 31% tổng lƣợng đóng góp của tất cả khu vực doanh
nghiệp. SMEs cũng đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế – xã hội nhƣ thu hút vốn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cƣ.
Việc khuyến khích phát triển khối SMEs là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện
kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của khối SMEs

còn chƣa ổn định, lợi nhuận còn thấp và chƣa đƣợc cải thiện. Mặc dù có tốc độ phát
triển về số lƣợng doanh nghiệp cao, nhƣng SMEs lại có ROA (tỷ suất lợi
nhuận/tổng tài sản), ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) thấp, dẫn đến ít có cơ hội tích


2

tụ vốn để tăng trƣởng lên quy mô lớn hơn, đó là một thách thức lớn đối với sự phát
triển của các SMEs. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của SMEs khu vực kinh tế tƣ
nhân là thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân một phần xuất
phát từ bản thân các doanh nghiệp, một phần do Nhà nƣớc ta chƣa có chính sách, cơ
chế tài chính phù hợp hỗ trợ cho sự phát triển của khối SMEs của khu vực kinh tế tƣ
nhân.
Tình hình thực tế nhƣ trên, là lý do tiến hành nghiên cứu đề tài “ ĐÁNH GIÁ CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể

giải thích phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của các SMEs, từ đó đƣa ra
những giải pháp nhằm hỗ trợ các SMEs giải quyết những vƣớng mắc để các SMEs
hoạt động hiệu quả hơn. Ngồi ra, bài nghiên cứu có thể đƣợc coi nhƣ là nguồn tài
liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đƣa ra những giải
pháp, chiến lƣợc hỗ trợ khối SMEs khu vực kinh tế tƣ nhân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của SMEs tại Việt
Nam.
Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của SMEs
tại Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài

Chỉ xem xét 92 SMEs trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có đầy đủ số liệu
cần quan tâm trong vịng 2 năm gần nhất (2010 – 2011).
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của SMEs tại Việt Nam?

- Yếu tố nào tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của SMEs tại Việt
Nam?
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dùng phƣơng pháp định lƣợng, xây dựng mơ hình hồi quy với các
biến độc lập là các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh


3

nghiệp nhỏ và vừa (doanh thu, các tỉ số nợ, tuổi đời doanh nghiệp…) và biến phụ
thuộc là ROA.
Phần mềm hỗ trợ phân tích là SPSS 15.0, sử dụng kỹ thuật hồi quy tuyến tính
(linear regression) để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
-

Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan.

-

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết, Phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.


-

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu


4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về những nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của SMEs của nƣớc ngồi
Teruel và Solano (2007) đã cơng bố nghiên cứu tác động của việc quản lý
vốn lƣu động đến lợi nhuận của 8.872 SMEs giai đoạn 1996 – 2002. Các tác giả đã
thực nghiệm và chỉ ra tác động của chu chuyển tiền mặt cải thiện lợi nhuận, giảm
hàng tồn kho và số ngày tồn kho để gia tăng lợi nhuận. Trong nghiên cứu này các
biến đƣợc xem xét là ROA (biến phụ thuộc), các biến độc lập là: số ngày tồn kho
(INV), số ngày phải thu (AV), số ngày phải trả (AR), vòng quay tiền mặt (CCC=
INV+AV-AR), quy mô doanh nghiệp (Size), tốc độ tăng trƣởng doanh thu
(SGROW), nợ (Debt) và tăng trƣởng GDP hằng năm (GDPGR). Và các mơ hình tác
giả đã xem xét nhƣ sau:
ROAit = β0 + β1 * ARit + β2 * SIZEit + β3 * SGROWit + β4 * DEBTit + β1 *
GDPGRit + ηit + λit + εit
ROAit = β0 + β1 * INVit + β2 * SIZEit + β3 * SGROWit + β4 * DEBTit + β1 *
GDPGRit + ηit + λit + εit
ROAit = β0 + β1 * APit + β2 * SIZEit + β3 * SGROWit + β4 * DEBTit + β1 *
GDPGRit + ηit + λit + εit
ROAit = β0 + β1 * CCCit + β2 * SIZEit + β3 * SGROWit + β4 * DEBTit + β1 *
GDPGRit + ηit + λit + εit
Trong một nghiên cứu thực nghiệm khác của Olutunla và Obamuyi (2008)

xem xét những yếu tố tác động đến lợi nhuận trƣớc thuế (PROFIT) của SMEs ở
Nigeria thì các biến độc lập đƣợc quan tâm là: số tiền nợ của doanh nghiệp
(LOAN), mức doanh thu (SALES), độ tuổi của doanh nghiệp (BIZAGE), số lao
động (BUSIZE) và lãi suất (INTEREST). Dữ liệu nghiên cứu với số mẫu là 115
SMEs lấy từ dữ liệu sơ cấp, riêng lãi suất từ thống kê của ngân hàng trung ƣơng để
hình thành mơ hình hồi quy nhƣ sau:


5

Profitjt =

1

* INTERESTjt +

* LOANSjt +
j

t

2

* SALESjt +

3

* BIZAGEjt +

4


* BUSIZEjt +

5

jt

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức tiền vay có ảnh hƣởng cùng chiều với lợi nhuận
(

1

> 0), quy mô doanh nghiệp càng lớn lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao (

0) và lãi suất có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận (

5

4

>

< 0).

Nghiên cứu của Bhaird và Lucey (2005) bằng các nghiên cứu thực nghiệm
cấu trúc vốn của 299 SMEs ở Ailen và thông qua thu thập dữ liệu của các biến nhƣ
sau:
Biến phụ thuộc:
Nợ dài hạn (LTD) = nợ dài hạn (% của tổng số tài trợ)
Nợ ngắn hạn (STD) = nợ ngắn hạn

Vốn cổ phần nội bộ (INTEQ) =

tiết kiệm cá nhân của ngƣời sáng lập (s),

kinh phí từ bạn bè và Gia đình + lợi nhuận giữ lại.
Vốn cổ phần bên ngoài (EXTEQ) = Vốn đầu tƣ mạo hiểm + Những ngƣời
đầu tƣ và góp cá nhân + Tài trợ Chính phủ.
Tài sản thế chấp nội bộ (INTCOLL) = các khoản thế chấp tài sản cố định
của công ty

(% của tổng số tài trợ)

Tài sản thế chấp bên ngoài (EXTCOLL) = Tài sản cá nhân của chủ sở hữu
doanh nghiệp sử dụng nhƣ tài sản thế chấp.
Biến độc lập:
AGE= Tuổi của công ty tại thời điểm điều tra
SIZE = Doanh thu của công ty
R & D = Tỷ lệ phần trăm doanh thu chi cho nghiên cứu và phát triển
OWN = Sự giúp đỡ nhiệt tình của những ngƣời sở hữu của cơng ty (trong
phạm vi gia đình)
METAL = kim loại Sản xuất và Cơng nghiệp Kỹ thuật.


6

MANU = 'khác' Sản xuất Công nghiệp
HOTEL = Khách sạn, Dịch vụ ăn uống, phân phối và bán lẻ (biến giả ).
COMPUTER = máy tính phát triển phần mềm và dịch vụ (biến giả).
SERVS = Các dịch vụ khác.
OTHER = Ngành cơng nghiệp khác.

Mơ hình tác giả đƣa ra nhƣ sau:
Trong mơ hình 1, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa sử dụng vốn chủ sở
hữu nội bộ INTEQ và các biến độc lập.
Tác giả kết luận rằng: INTEQ tác động thuận chiều lên METAL, không tác
động đến các biến cịn lại.
Trong mơ hình 2, mối liên hệ giữa việc sử dụng vốn cổ phần bên ngoài
EXTEQ với các biến độc lập.
Tác giả kết luận rằng: EXTEQ tác động cùng chiều với tỷ lệ cao R & D,
ngƣợc chiều với OWN, tác động ít đến METAL, MANU, HOTEL và SERVS, và
AGE.
Trong mơ hình 3, trong bài nghiên cứu này tác giả cố gắng kiểm tra mối quan
hệ giữa việc sử dụng nợ ngắn hạn (STD) và tất cả biến độc lập, nhƣng khi thử
nghiệm F chỉ ra các kết quả thống kê khơng đáng tin cậy, do đó tác giả khơng thể
kết luận về tác động này.
Trơng mơ hình 4, việc khảo sát các mối quan hệ giữa nợ dài hạn (LTD) và
độc lập biến.
Tác giả kết luận rằng: LTD tác động ngƣợc chiều AGE. tác động cùng chiều
với MANU, HOTEL và SERVS, có tác động khơng đáng kể với SIZE.
Trong mơ hình 5, khảo sát sự liên quan giữa việc sử dụng của tài sản cố định
của kinh doanh để bảo đảm vay nợ (INTCOLL) và các biến độc lập.


7

Tác giả kết luận rằng: bài nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều với SIZE,
INTCOLL, MANU và AGE (không đáng kể); tác động nghịch với R & D.
Trong mô hình 6, tác giả xem xét mối quan hệ giữa tài sản cá nhân của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ sở hữu cung cấp nhƣ tài sản thế chấp cho các khoản
nợ doanh nghiệp (EXTCOLL) và các biến độc lập.
Tác giả kết luận rằng: EXTCOLL tác động ngƣợc chiều với AGE và SIZE

cho. cùng chiều đáng kể với HOTEL.
Tác giả cũng tiến hành phân tích đa biến, tuy nhiên kết quả các mơ hình sau
khi kiểm định đã khơng có ý nghĩa thống kê, sức thuyết phục thấp.
Nghiên cứu của Hongan (2011) với nguồn dữ liệu của 122 doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Trung Quốc với mơ hình nghiên cứu nhƣ sau:
Y = β0 + β1 * X1 + β2 * X2 + β3 * X3 + β4 * X4 + β5 * X5 + β6 * X6 + β7 * X7 + β8
* X8 + β9 * X9 + β10 * X10 + β11 * X11 + β12 * X12 + β13 * X13 + β13 * X13 + ei
Với:
- Biến phụ thuộc (Y): mức độ vay nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ (bằng 0
khi doanh nghiệp không đƣợc vay nợ, bằng 1 khi doanh nghiệp đƣợc vay nợ).
- Biến độc lập:
X1: Số lƣợng lao động
X2: Loại hình doanh nghiệp
X3: Tỷ số thanh tốn hiện hành
X4: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
X5: Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
X6: Tỷ lệ tổng tài sản ròng trên lãi vay
X7: Tuổi của doanh nghiệp
X8: Thƣơng hiệu của doanh nghiệp.


8

X9: Sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc chứng nhận chất lƣợng
X10: Điểm xếp hạng tín dụng
X11: Nguồn vốn đã đƣợc tài trợ
X12: Doanh thu
X13: Tuổi của ngƣời chủ sở hữu
X14: Thời gian của công tác của ngƣời chủ sở hữu trong ngành
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có biến tỷ lệ thanh toán hiện hành, biến tỷ lệ

lãi vay trên tổng tài sản, điểm xếp hạn tín dụng có ý nghĩa thống kê với hệ số sig <
0,05 (với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%), nghiên cứu cho thấy khi tổng tài sản ròng trên
lãi vay tăng lên 1 đơn vị tiền tệ lƣợng vốn vay sẽ tăng lên 34,85 đơn vị tiền tệ và
khi điểm số tín dụng của doanh nghiệp tăng sẽ làm cho khoản vay của doanh nghiệp
tăng lên.
Rub (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của doanh
nghiệp. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 28 công ty ở Palestine từ giai đoạn
2006-2010 với các biến phụ thuộc ROA, ROE, EPS, giá thị trƣờng trên giá trị sổ
sách của cổ phiếu (MBVR), biến Tobin Q và các biến độc lập nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản (SDTA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDTA), tổng nợ trên tổng tài sản
(TDTA), tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu (TDTQ). Từ các biến nêu trên, nghiên
cứu đƣa ra các mơ hình sau:
Yroe = - B0 - B1 * SDTA - B2 * LDTA + B3 * TDTA - B4 * TDTQ

(1)

Yroa = - B0 - B1 * SDTA + B2 * LDTA + B3 * TDTA - B4 * TDTQ

(2)

Yeps = B0 - B1 * SDTA - B2 * LDTA + B3 * TDTA - B4 * TDTQ

(3)

Ymbvr = B0 - B1 * SDTA - B2 * LDTA + B3 * TDTA - B4 * TDTQ

(4)

YQ = B0 - B1 * SDTA - B2 * LDTA + B3 * TDTA + B4 * TDTQ


(5)

Nghiên cứu đƣa ra kết quả nhƣ sau:


9

- Đối với ROE: biến SDTA, LDTA tác động ngƣợc chiều với ROE, trong khi
đó biến TDTA và TDTQ tác động cùng chiều với ROE nhƣng mức độ tác động của
biến TDTQ rất thấp.
- Đối với ROA: biến SDTA, LDTA tác động ngƣợc chiều với ROA, trong khi
đó biến TDTA và TDTQ tác động cùng chiều với ROA.
- Đối với EPS: biến SDTA, LDTA tác động ngƣợc chiều với EPS, trong khi đó
biến TDTA và TDTQ tác động cùng chiều với EPS.
- Đối với MBVR: biến SDTA, LDTA tác động ngƣợc chiều với MBVR, trong
khi đó biến TDTA và TDTQ tác động cùng chiều với MBVR.
- Đối với Tobin Q: biến SDTA, LDTA, TDTQ tác động ngƣợc chiều với Tobin
Q, trong khi đó biến TDTA và tác động cùng chiều với Tobin Q.
Kharuddin, Ashari và ctg (2010) nghiên cứu về hệ thống thông tin và hiệu
quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia. Nghiên cứu sử dụng sử dụng dữ liệu
bảng với mẫu là 205 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2008.
Mơ hình của nghiên cứu nhƣ sau:
ROAit = β0 + β1 ASit+ β2 LNTAit + β3 DRit +

it

Trong đó:
Biến phụ thuộc (ROA): lợi nhuận trên tổng tài sản đo lƣợng hiệu quả doanh
nghiệp.
Biến độc lập:

-

LNTA: tổng tài sản đo lƣờng quy mô doanh nghiệp (lấy logarit tự nhiên).

-

DR: tỷ lệ nợ đo lƣờng đòn bẩy tài chính.

-

AS: biến giả. AS = 1 nếu doanh nghiệp có sử dụng hệ thống thơng tin kế
tốn, AS = 0 nếu không sử dụng.

Kết quả chạy hồi quy: ROA = 9,009 + 0,794 AS – 0,528 LNTA – 0,438 DR


10

Nhƣ vậy, biến AS có tác động dƣơng chứng tỏ rằng những doanh nghiệp nhỏ và
vừa áp dụng hệ thống thơng tin kế tốn sẽ cải thiện hiệu quả đáng kể. Ngoài ra, các
biến LNTA và DR tác động âm chứng tỏ khi quy mô doanh nghiệp càng lớn hay
doanh nghiệp sử dụng địn bẩy nợ càng cao thì hiệu quả sẽ giảm xuống.
Saeedi và Mahmoodi (2011) đã khảo sát mối quan hệ giữa “Cơ cấu vốn và
hiệu quả hoạt động công ty: Bằng chứng từ các công ty Iran” từ việc thu thập số liệu
của 320 công ty niêm yết tại Sở Giao Dịch chứng khoán Tehran (TSE) trong giai
đoạn 2002-2009. Bằng các phƣơng pháp thống kê miêu tả, kiểm định F và
Hausman, nghiên cứu hồi quy, Ali và Iman đi tìm mối quan hệ giữa các biến: lợi
nhuận trên tài sản ROA, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE, thu nhập trên mỗi cổ
phiếu EPS, và Tobin’Q (là các biến phụ thuộc) với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản
LTDit, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản STDit và tổng nợ trên tổng tài sản TDit(là

các biến độc lập) và biến điều khiển (biến số trong hệ thống mà khi thay đổi sẽ gây
ra sự vận hành của hệ thống) SIZE, đƣợc tính bằng logarit tổng tài sản… thơng qua
các phƣơng trình nhƣ sau:
MH1: EPSit = αit + β.STDit+ β′.Sizeit + εit
MH2: EPSit = αit + β.LTDit+ β′.Sizeit + εit
MH3: EPSit = αit + β.TDit+ β′.Sizeit + εit
MH4: ROEit = αit + β.STDit+ β′.Sizeit + εit
MH5: ROEit = αit + β.LTDit+ β′.Sizeit + εit
MH6: ROEit = αit + β.TDit+ β′.Sizeit + εit
MH7: ROAit = αit + β.STDit+ β′.Sizeit + εit
MH8: ROAit = αit + β.LTDit+ β′.Sizeit + εit
MH9: ROAit = αit + β.TDit+ β′.Sizeit + εit
MH10: Tobin’s Qit = αit + β.STDit+ β′.Sizeit + εit
MH11: Tobin’s Qit = αit + β.LTDit+ β′.Sizeit + εit


11

MH12: Tobin’s Qit = αit + β.TDit+ β′.Sizeit + εit
Bài nghiên cứu rút ra kết luận nhƣ sau:
- Hiệu quả công ty đƣợc đo bằng EPS tác động cùng chiều với cơ cấu vốn.
- Có mối quan hệ giữa hiệu suất công ty đo bằng EPS và quy mô doanh nghiệplogarit tổng tài sản.
- Bài nghiên cứu cũng cho thấy khơng có mối quan hệ thống kê giữa cơ cấu vốn
và ROE.
- Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc vốn tác động ngƣợc chiều với ROA.
- ROA có tƣơng quan với biến quy mô công ty- logarit tổng tài sản.
- Cuối cùng, bài nghiên cứu này cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa
Tobin’s Q (công ty thực hiện) và cơ cấu vốn.
- Ngồi ra, quy mơ cơng ty- logart tổng tài sản có tác động nghịch biến với
Tobin’s Q.

Nagy (2009) nghiên cứu những yếu tố xác định lợi nhuận công ty hoặc cụ thể
hơn là những yếu tố ảnh hƣởng đến ROA của công ty tại Mỹ, cho thấy rằng một số
yếu tố bao gồm: doanh thu thuần, chi phí nghiên cứu và phát triển (R & D) trong
chi phí bán hàng, khả năng thanh tốn hiện hành, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, chi
phí vốn, tỷ lệ tái đầu tƣ, lợi nhuận giữ lại và tác động đáng kể đến ROA. Mặt khác,
nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng dịng tiền tự do, thuế, chi phí quảng
cáo, và doanh thu hàng tồn kho của một cơng ty dƣờng nhƣ khơng có tác động đến
ROA công ty. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng hồi quy đa biến để
đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố này.
(1) lnROA = β0 + β1RDInt + β2Sales + β3DE + β4Acq + β5CurrR + β6Capx +
β7ThreeYrRt + β8 BusSeg+ β9QualRank + β10NPM + β11ReinR + β12Year +
β13ConsStap + β14Finan + β15HlthCare + β16Tech + β17Industr + β18Telecom +
β19ConsDiscr + β20Energy + β21Mater + ε


12

(2) lnROA = β0 + β1RDInt + β2Sales + β3DE + β4Acq + β5CurrR + β6Capx +
β7ThreeYrRt + β8 BusSeg+ β9QualRank + β10NPM + β11ReinR + ε
(3) lnROA = β0 + β1RDInt + β2Sales + β3DE + β4Acq + β5CurrR + β6Capx +
β7ThreeYrRt + β8 BusSeg+ β9QualRank + β10NPM + β11ReinR + ε
RDInt đại diện cho tỷ lệ chi phí R & D của một công ty, đƣợc định nghĩa theo
hai cách: chi phí R & D của cơng ty chia cho tổng doanh thu và chi phí R & D của
một công ty chia cho tổng tài sản của nó. Chi phí R & D nhƣ là một đại diện cho
vốn con ngƣời bởi vì bản chất của nghiên cứu và phát triển là để thúc đẩy sự phát
triển của công ty , R & D đại diện cho thơng tin vơ hình. Nghiên cứu kỳ vọng rằng
một cơng ty với tỷ lệ chi phí R & D cao sẽ có nhiều lợi nhuận hơn so với một cơng
ty có tỷ lệ chi phí R & D thấp hơn.
Sales đại diện cho doanh thu thuần của cơng ty, đó là số tiền doanh thu bán
hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ nhƣ hàng bán trả lại, giảm gía hàng bán,

chiết khấu thƣơng mại…Doanh thu thuần cung cấp cho một bức tranh chính xác về
doanh số bán hàng thực tế của công ty. Đây là một ứng cử viên rõ ràng cho việc xác
định lợi nhuận của một cơng ty.
Capx đại diện cho chi phí vốn (CAPEX), chi phí vốn là chi phí mua mới tài
sản cố định hay chi phí đầu tƣ cải tạo nâng cấp một tài sản vốn hiện có. Mặc dù
CAPEX đƣợc tích lũy để tái đâu tƣ dần trong dài hạn, nhƣng chi phí khấu hao tài
sản là một khoản chi phí cho cơng ty trong ngắn hạn. Trong mơ hình này, nghiên
cứu kỳ vọng rằng chi phí vốn sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận.
BusSeg là số lƣợng các phân khúc thị trƣờng của một công ty kinh doanh. Một
công ty thƣờng đa dạng kinh doanh bằng cách tiến hành kinh doanh tại các khu vực
địa lý khác nhau hoặc trong các ngành công nghiệp khác nhau. Nghiên cứu lấy số
liệu thống kê là một công ty hoạt động trong bao nhiêu ngành công nghiệp. Nghiên
cứu kỳ vọng một công ty hoạt động đa dạng ngành nghề sẽ có ảnh hƣởng tích cực
đến ROA.


13

ReinR là tỷ lệ tái đầu tƣ của công ty. Một công ty sử dụng thu nhập giữ lại để
đầu tƣ vào các khoản đầu tƣ mới hoặc hiện tại để nắm bắt cơ hội lãi suất. Điều này
cũng tƣơng tự nhƣ CAPEX nhƣng khác nhau trong ý nghĩa rằng công ty không
mua, nâng cấp tài sản vật chất mà là mua chứng khoán nhƣ cổ phiếu và trái phiếu.
Tái đầu tƣ có thể là bảo thủ hay tích cực khi tham gia vào rủi ro và tìm kiếm lợi
nhuận. Nếu nền kinh tế đang trong một chu kỳ tăng trƣởng, và cơng ty khơng có tỷ
lệ nợ q nhiều thì việc tái đầu tƣ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty hơn là
giữ tiền mặt. Việc quản lý tốt lợi nhuận tái đầu tƣ sẽ mang lại hiệu quả tăng lên và
do đó thúc đẩy ROA tăng.
DE là tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của cơng ty, đƣợc tính bằng tổng nợ phải trả
chia cho vốn chủ sở hữu. Đây là một biện pháp đòn bẩy tài chính của cơng ty. Một
tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hƣớng cao có nghĩa là một cơng ty đã tích cực

trong việc tài trợ cho tăng trƣởng với nợ. Tuy nhiên, một nguyên tắc cơ bản trong
lĩnh vực tài chính là nếu cơng ty chƣa vƣợt qua điểm hịa vốn thì tỷ lệ nợ càng cao
càng đem đến rủi ro cao cho công ty. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
có tƣơng quan tiêu cực với ROA.
NPM là viết tắt cho tỷ suất lợi nhuận rịng, đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập
rịng của một cơng ty chia cho doanh thu. Tỷ lệ này cho thấy bao nhiêu đồng doanh
thu sẽ tạo ra đƣợc một đồng lợi nhuận. Lợi nhuận rịng là yếu tố hữu ích khi so sánh
cơng ty tƣơng tự bởi vì một mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho thấy một cơng ty có
lợi nhuận nhiều hơn, có kiểm sốt tốt hơn chi phí so với các đối thủ cạnh tranh của
nó.
CurrR là viết tắt cho khả năng thanh tốn hiện hành, đƣợc tính bằng cách lấy
tài sản hiện hành của một công ty và chia cho nợ ngắn hạn của một công ty. Tỷ lệ
này chủ yếu đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin về khả năng thanh toán nợ ngắn.
Tỷ lệ khả năng thanh tốn hiện hành càng cao chứng tỏ cơng ty có khả năng thanh
tốn các nghĩa vụ của mình tốt. Một tỷ lệ dƣới 1 cho thấy rằng công ty sẽ khơng thể
trả hết nghĩa vụ của mình nếu các nghĩa vụ nợ cùng đến tại thời điểm đó. Điều này


14

cho thấy cơng ty khơng có sức khỏe tài chính tốt. Tỷ lệ này đƣợc kỳ vọng có tƣơng
quan thuận với ROA.
ACQ là một tỷ lệ thể hiện hoạt động mua lại của một công ty trong một năm
nhất định. Mua lại thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ là một phần chiến lƣợc tăng trƣởng
của một cơng ty, theo đó cơng ty mua lại sẽ có lợi hơn để tiếp nhận các hoạt động
của một cơng ty hiện có và thích hợp so với mở rộng kinh doanh của mình. Các
cơng ty đầu tƣ vào mua lại bởi vì họ tin rằng họ sẽ thúc đẩy tăng trƣởng doanh thu,
tuy nhiên, trong ngắn hạn, nó sẽ làm giảm ROA của cơng ty, vì cơng ty phải bỏ ra
một số chi phí sử dụng vốn. Nguyên tắc này sẽ làm tăng ROA trong tƣơng lai
nhƣng tiêu cực ROA hiện tại. Do đó ACQ đƣợc xem là một hệ số tiêu cực.

ThreeYrRt là thu nhập của cổ phiếu trong 3 năm trở lại đây. Biến này cho thấy
giá trị cổ phiếu tăng hay giảm giá trong một khoảng thời gian là ba năm. Điều này
có liên quan đến ROA bởi vì một cơng ty với hiệu quả hoạt động trong quá khứ tốt
và thƣờng xuyên sẽ có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn một công ty với hiệu
quả kinh doanh kém. Số liệu 3 năm trở lại là một dấu hiệu chắc chắn cho nhà đầu
tƣ. Nếu cơng ty có thu nhập của cổ phiếu cao trong suốt 3 năm, nhà đầu tƣ sẽ mong
đợi ROA năm nay có thể tiếp tục cao hơn nữa. Vì vậy, một ThreeYrRt cao hơn làm
cho năng suất ROA mạnh mẽ hơn.
QualRank là xếp hạng chất lƣợng của tổ chức Standard và Poors. Sử dụng dữ
liệu xếp hạng của S & P để đo lƣờng sự ổn định của công ty qua các năm.
Cuối cùng, các biến còn lại sử dụng để phản ánh các phân loại từng lĩnh vực
của một công ty. Powell (1996) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng các tài khoản
cơng nghiệp chiếm khoảng 20% hiệu suất tài chính cơng ty. Vì vậy nó đƣợc coi là
rất quan trọng để có một biến ngành cơng nghiệp trong mơ hình.
Olufunso và ctg (2009) đã có nghiên cứu điều tra tác động của nợ đối với lợi
nhuận của SMEs tại quốc gia Nam Phi trong ngành sản xuất. Kết quả của nghiên
cứu chỉ ra rằng việc vay nợ (Debt ratio) có tác động tiêu cực đến lợi nhuận (Profit)
của các doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu và việc tiếp cận vốn vay của các doanh


15

nghiệp này từ ngân hàng thƣơng mại là cực kỳ khó khăn. Nghiên cứu thực hiện lấy
mẫu xác suất 130 cơng ty với kết quả báo cáo tài chính trong 2 năm 2005 và 2006
để kiểm định mơ hình định lƣợng nhƣ sau:
Profit = α + β1 * Debt ratio + β2 * Size + ε1
Kết quả cho thấy mức ý nghĩa của mơ hình là khá tin cậy với α = 15,6 (đơn vị
tiền tệ), β1 = -0,2874, cho thấy sự tác động tiêu cực đến lợi nhuận khi SMEs có vay
nợ và β2 = 0,3539 cho thấy doanh nghiệp càng lớn sẽ giúp doanh nghiệp có lợi
nhuận cao hơn.

Afeef (2011) nghiên cứu đƣa ra quan điểm: quản lý vốn lƣu động có một tác
động quan trọng đối với lợi nhuận của công ty. Việc này thể hiện rõ nét ở SMEs
hơn là ở các công ty lớn bởi vì các thành phần tài sản lƣu động chiếm đa phần tổng
tài sản, nợ ngắn hạn chiếm đa số trên tổng nợ của SMEs. Vì vậy, nghiên cứu này tập
trung xác định các yếu tố tác động đến việc quản lý vốn lƣu động của SMEs tại
Pakistan. Mẫu nghiên cứu này gồm 40 SMEs niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Karachi trong giai đoạn từ 2003 đến 2008. Nghiên cứu tập trung đo lƣờng hiệu quả
sử dụng vốn, lợi nhuận và tính thanh khoản của cơng ty.
Lợi nhuận (trong nghiên cứu này là biến phụ thuộc) đƣợc đo bằng hai biến
riêng biệt: ROA - lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay trên tổng tài sản và OPS - lợi
nhuận hoạt động trên doanh thu thuần.
Chu kì chu chuyển tiền mặt (CCC) đo lƣờng hiệu quả hoạt động quản lý vốn,
đƣợc tính bằng số ngày phải thu cộng số ngày tồn kho trừ số ngày phải trả.
Số ngày phải thu = (khoản phải thu/doanh thu)*365
Số ngày tồn kho = (hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán)*365
Số ngày phải trả = (khoản phải trả / Giá vốn hàng bán)*365
Để đo mức độ thanh khoản ( = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn) của công ty,
nghiên cứu dựa trên chỉ số thanh toán hiện hành, là thƣớc đo khả năng trả nợ của


16

công ty đối với các khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn nhất. Mơ hình mà nghiên
cứu quan tâm là:
ROA ot = β0 + β1 (RCP ot) + β2 (ICP ot) + β3 (PDP ot) + β4 (CCC ot) + β5 (CR
ot) + β6 (LNS ot) + β7 (SG ot) + β8 (FL ot) + ε
Trong đó:
ROA ot: ROA tại thời điểm t, o=1,2,…40 cơng ty
RCP : vịng quay khoản phải thu
ICP: vòng quay hàng tồn kho

PDP: thời gian thanh tốn các khoản phải trả
CCC: chu kì chu chuyển tiền mặt
CR: khả năng thanh toán hiện hành
LNS: ln (SALE)
SG: tăng trƣởng của doanh thu
FL: địn bẩy tài chính
ε: sai số
Sau khi chạy mơ hình, kết quả phân tích nhƣ sau:
Ma trận tƣơng quan thể hiện mối quan hệ ngƣợc chiều của thời gian chu
chuyển tồn kho (ICP) và thuận chiều của vòng quay khoản phải thu (RCP) đến lợi
nhuận hoạt động.
Thời gian phải trả và chu kì chu chuyển tiền mặt khơng có liên kết trọng yếu
so với biến lợi nhuận.
Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa yếu tố thời gian chu chuyển
tồn kho và thời gian thu các khoản phải thu đối với lợi nhuận hoạt động. Do đó, có
thể thấy rằng việc quản lý hiệu quả vốn hoạt động có tác động đáng kể đối với lợi
nhuận của SMEs niêm yết trên sàn chứng khoán Karachi.


17

Padachi (2006) nghiên cứu xu hƣớng trong quản lý vốn lƣu động và tác động
của nó đến lợi nhuận của các SMEs. Nghiên cứu thực nghiệm đƣợc dựa trên một
mẫu 58 công ty sản xuất nhỏ. Các dữ liệu đã đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính
của các cơng ty có đầy đủ pháp lý. Mẫu đã đƣợc thu thập từ ngành công nghiệp vừa
và nhỏ của Tổ chức phát triển (SMIDO), một cơ sở dữ liệu cho các công ty sản xuất
đăng ký hoạt động đa dạng và dữ liệu đã có sẵn cho một khoảng thời gian 6 năm,
bao gồm các kỳ kế toán 1997-1998 đến 2002-03. Vì vậy, các bộ dữ liệu bao gồm 58
cơng ty từ các ngành công nghiệp: thực phẩm và đồ uống, quần áo da, các sản phẩm
giấy, sản phẩm kim loại đúc sẵn và gỗ đồ nội thất. Mục tiêu nghiên cứu là:

- Để kiểm tra tác động của số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho, số
ngày khoản phải trả và chu kỳ tiền mặt chuyển đổi đến lợi nhuận trên tổng tài sản;
- Để phân tích các xu hƣớng nhu cầu vốn lƣu động và kiểm tra những nguyên
nhân bất kỳ sự khác biệt quan trọng nào giữa các ngành công nghiệp trong các
SMEs
Bằng các phƣơng pháp thống kê mô tả, kiểm định, nghiên cứu hồi quy,
Padachi đi tìm mối quan hệ giữa Biến phụ thuộc (ROTA) Lợi nhuận trƣớc lãi và
thuế trên tổng tài sản đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ đo lƣờng mối quan hệ giữa
quản lý vốn lƣu động và lợi nhuận doanh nghiệp với các biến độc lập nhƣ :
(LN_Sales) là logarit tự nhiên của doanh số bán hàng; (Gear) Tổng nợ / Tổng tài
sản ; (Cata) Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản ; (Clta) Nợ ngắn hạn /Tổng tài sản;
(Turnca) Doanh thu bán hàng / Tài sản ngắn hạn; (Ardays) số ngày khoản phải thu
(khoản phải thu * 365) / Doanh thu bán hàng; (Apdays) Số ngày khoản phải trả (Tài
khoản phải trả * 365) / Chi phí bán hàng; (ccc) Số ngày khoản phải nộp (phải trả *
365) / Chi phí bán hàng. Để nghiên cứu tác động của quản lý vốn lƣu động đến lợi
nhuận, mô hình đƣợc sử dụng cho các hồi quy phân tích đƣợc thể hiện trong các
hình thức nói chung đƣợc đƣa ra trong phƣơng trình 1 và biến Ivndays sẽ đƣợc thay
thế bởi các biến ARdays, APdays và CCC nhằm có giải thích khác đƣợc thể hiện
qua những mơ hình đề xuất nhƣ sau :


×