Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 2 trang )
Lãnh đạo - Một nghệ thuật
Lãnh đạo không phải là bẻ gập ý chí của người khác, lại càng không phải là nghiền nát nó,
mà là thu phục nó để kết hợp các quyết định nhằm thực hiện công việc được giao phó.
Người lãnh đạo chân chính không tìm cách để ra lệnh, mà luôn cố gắng làm phát sinh ở
nhân viên lòng ham muốn công tác một cách tự nguyện.
1. Không bao giờ được xem các
nhân viên như một bộ máy thi hành
các mệnh lệnh, chỉ thị mà xem họ
là một con người có với trí tuệ và
sự sáng tạo. Người lãnh đạo và
quản lý kêu gọi họ để cộng tác, chứ
không phải ép buộc hay ra lệnh một
chiều.
2. Người lãnh đạo và quản lý chỉ nên đưa ra các quyết định căn cứ trên một trật tự tổng quát mà
họ đã nghĩ ra.
3. Nếu xem lãnh đạo là một chức vị của uy quyền thì thước đo thực tại của người lãnh đạo chính
là tài năng thu phục người khác, làm người ta tuân phục theo mình.
4. Người lãnh đạo và quản lý không phải năn nỉ người khác tuân lời.
5. Kinh nghiệm thực tế cho thấy là cấp dưới sẽ thực hiện ý đồ của người lãnh đạo giỏi hơn, khi họ
hiểu được mục đích và tầm cỡ của ý đồ đó trở thành của họ và người lãnh đạo đã xác định nơi họ
ước muốn thực hiện nó.
6. Mọi mệnh lệnh ban ra đều ràng buộc trách nhiệm của người ra lệnh. Do đó, một người lãnh đạo
xứng đáng phải có sức mạnh cá tính cần thiết để gánh vác được trách nhiệm ấy.
7. Người lãnh đạo và quản lý chân chính thường cố gắng hết sức để động viên tinh thần, ý chí cho
Ảnh minh hoạ
nhân viên cùng lúc với vật chất.
8. Trên thực tế, trong quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, nhiều khi những người cấp dưới làm
việc với sự nhiệt thành tận tuỵ vì lòng tự hào và nhân phẩm. Chính vì vậy, hãy tôn trọng cấp dưới
của bạn, ngay cả khi họ đưa ra những ý tưởng viển vông và táo bạo nhất.
Việc bạn tôn trọng nhân viên không phải là sự yếu đuối. Có người nói rằng, nếu bạn chỉ nói được
với những người đang đào hố dưới cơn mưa rằng: “Đào hố đi rồi ta cho ăn cơm”, thì bạn đã biến