Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Thói quen của lãnh đạo: phát triển con người pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.49 KB, 4 trang )

Thói quen của lãnh đạo: phát triển con người
"Giả sử rằng, bạn vừa được thăng tiến tới một vị trí lãnh đạo cấp cao lần đầu tiên trong đời. Bạn sẽ tiếp
cận với vai trò mới đầy thách thức này như thế nào?". Đó là câu hỏi mà Jack Welch - Chủ tịch kiêm
Tổng giám đốc tập đoàn lừng danh General Electric cùng với vợ ông - bà Sury Welch đặt ra và trả lời
trong bài viết dưới đây.
Jack và vợ Sury Welch
Đầu tiên, bạn cần nhận ra rằng trở thành một nhà lãnh đạo nghĩa là bạn sẽ phải thay đổi cách bạn hành xử.
Thường thì, những người lần đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo thường quên mất điều này và vấp ngã
trong nghề nghiệp của họ.
Trở thành một nhà lãnh đạo, mọi thứ đều thay đổi. Trước khi bạn trở thành lãnh đạo, tất cả thành công của bạn
là cách làm việc, các đóng góp, và các giải pháp. Khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo, tất cả thành công của
bạn là phát triển những người khác. Đó là làm cho những người làm việc cho bạn trở nên thông minh hơn,
quan trọng hơn và dũng cảm hơn. Là một người quan trọng, không có gì bạn có thể làm nhiều hơn ngoài việc
nuôi dưỡng và hỗ trợ nhóm của bạn và tăng sự tự tin của họ lên. Trong vai trò lãnh đạo, thành công của bạn sẽ
không đến từ những điều bạn làm, mà đến từ vầng hào quang lấp lánh của cả nhóm.
Bạn đừng nghĩ "làm thế nào mà tôi nổi bật lên" nữa, mà hãy nghĩ "làm thế nào tôi giúp nhân viên của tôi làm tốt
công việc của họ hơn?". Điều đó thường đòi hỏi một sự thay đổi tư duy. Rốt cuộc, bạn có thể cả đời làm một
nhân viên xuất sắc trong công việc. Nhưng bạn đã được thăng tiến bởi vì cấp trên tin rằng bạn có tố chất để
biến đổi từ một "nhân viên ngôi sao" thành một huấn luyện viên thành công.
Sự biến chuyển đó có liên quan đến những gì? Đầu tiên, bạn cần hướng dẫn nhân viên của bạn một cách tích
cực. Tích luỹ năng lượng tích cực trong cuộc sống và công việc bạn đang làm lại với nhau, thể hiện sự lạc quan
về tương lai và quan tâm một cách đam mê đến sự tiến bộ của mỗi người. Đưa cho nhân viên của bạn phản
hồi - không chỉ vào dịp tổng kết đánh giá cuối năm hay giữa năm, mà sau các cuộc họp, các cuộc trình bày,
thăm hỏi khách hàng. Làm cho mỗi sự kiện quan trọng thành một dịp để đào tạo. Thảo luận những điều bạn
muốn họ làm và những cách họ có thể cải thiện. Sinh lực của bạn sẽ tăng cường những người xung quanh
bạn.
Sử dụng sự vô tư, không thiên vị - một trong những đặc điểm của nhà lãnh đạo hiệu quả. Không bao giờ quên
rằng, từ giờ bạn là lãnh đạo rồi và mọi thứ không chỉ liên quan đến bạn nữa, mà đến cả nhân viên của bạn.
Là người chiến thắng
Là lãnh đạo, chiến thắng phải có được cùng với thị trường hoặc lợi ích nhưng chiến thắng cũng là một hành
trình cá nhân. Đó là việc tiến tới nơi mà bạn lựa chọn, về thành tích. Mục tiêu của bạn có thể là tạo ra một gia


đình hạnh phúc, dạy con cái biết đọc, hoặc du thuyền vòng quanh thế giới. Nó có thể là việc xây dựng một công
ty thành công trên thị trường. Thành công trong kinh doanh vốn dĩ đã không phải là sự mua chuộc. Chiến thắng
trong kinh doanh không phải là một trò chơi "được ăn cả, ngã về không". Trong thể thao, khi một đội giành
chiến thắng, đội kia sẽ thua. Trong kinh doanh, khi một công ty giành thắng lợi, cũng có nhiều người chiến
thắng khác ở bên - các nhà điều hành, các cổ đông, tất nhiên, cả nhân viên, những người cộng tác, nhà cung
cấp...Khi mọi người có được một công việc có ý nghĩa, họ có được sự tự do để mơ ước, chứ không chỉ để tồn
tại.
Tất nhiên, có những người đánh mất cả tâm hồn vì lợi nhuận. Luôn luôn có những kẻ xuẩn ngốc bị mua chuộc
trong mọi lĩnh vực, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo muốn chiến thắng bằng cách đúng đắn. Họ muốn bắt đầu
tổ chức, xây dựng các nhóm, tìm kiếm các ý tưởng mới, phát minh ra công nghệ mới, và tạo ra cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Định nghĩa của bạn về chiến thắng là gì? Nó có làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn? Nó có biến
công ty của bạn thành một nơi được yêu thích hơn? Khi bạn xây dựng một tổ chức mà mọi người thực sự
muốn làm việc, bạn đã có được những cánh tay của một trong những lợi thế cạnh tranh quyền lực nhất trong
cuộc chơi: khả năng để thuê và khai thác nhóm tốt nhất.
Thường thì, phải mất nhiều năm để có thể trở thành một nơi sử dụng lao động được yêu thích. Danh tiếng
được xây dựng bằng những báo cáo thường niên, bằng công việc này đến công việc khác, khủng hoảng này
đến khủng hoảng khác và sự hồi phục này đến sự hồi phục khác. Tuy nhiên, ngày nay, các tổ chức có thể trở
thành một nơi được yêu thích gần như chỉ qua một đêm nhờ vào các nhân tố có tính đột phá hoặc một sản
phẩm hoặc dịch vụ thay đổi đột biến. Google, eBay và Apple là những minh chứng hoàn hảo. Tuy nhiên, danh
tiếng cũng có thể đến từ việc có được một thương hiệu có uy tín, như Chanel hay Ferrari. Danh tiếng cũng
hiếm như tính bấp bênh của nó. Apple nổi tiếng với Mac, và mất đi danh tiếng khi các hãng máy tính cá nhân
khác vượt qua, sau đó khôi phục lại danh tiếng với iPod. Câu chuyện này giải thích vì sao các tổ chức giành
được danh hiệu nơi sử dụng lao động được yêu thích bằng cách rèn luyện trong một thời gian dài.
Đây là danh sách những điều cần làm để có được sự tiến bộ:
1. Các tổ chức được yêu thích chứng tỏ một sự cam kết thực sự với việc học tập không ngừng: Những
công ty này đầu tư vào việc phát triển đội ngũ của họ thông qua các lớp học, các chương trình đào tạo hoặc
các kinh nghiệm bên ngoài, truyền tải những thông điệp rằng tổ chức luôn tạo điều kiện cho sự phát triển cá
nhân.
2. Các tổ chức được yêu thích là các hệ thống tiến bộ dựa trên khả năng và thành tích cá nhân. Trả

lương và thăng tiến liên kết chặt chẽ với biểu hiện làm việc, hệ thống khen thưởng chính xác sẽ làm cho mọi
người nhận thức được họ đang đứng ở đâu. Những người bạn quen và trường học của bạn có thể giúp bạn có
được những ứng viên để tuyển dụng. Nhưng sau đó, tất cả là kết quả. Mọi người với những bộ óc, sự tự tin, và
tinh thần có tính cạnh tranh bị thu hút vào những tổ chức coi trọng khả năng và thành tích của các cá nhân.
3. Các tổ chức được yêu thích không chỉ cho phép mọi người chấp nhận mạo hiểm mà còn tán dương
những người làm như vậy. Và họ không loại bỏ những người dám thử nhưng thất bại. Một nền văn hoá dám
chấp nhận mạo hiểm sẽ thu hút những nhân viên sáng tạo, dũng cảm mà các tổ chức ngày nay muốn và cần, vì
tiến bộ là sự chống đỡ tốt nhất với sự cạnh tranh về giá.
4. Các tổ chức được yêu thích hiểu rằng điều tốt nhất cho xã hội cũng sẽ tốt cho doanh nghiệp. Giới
tính, chủng tộc và quốc tịch chưa bao giờ là các giới hạn, ý tưởng của mọi người mới là quan trọng. Các tổ
chức được yêu thích có quan điểm và sự nhạy cảm với thực tế khác biệt và toàn cầu. Họ mang lại sự linh hoạt
trong lịch làm việc cho nhân viên. Các tổ chức được yêu thích luôn được soi sáng.
5. Các tổ chức được yêu thích giữ các tiêu chuẩn tuyển dụng chặt chẽ: Họ có thể làm làm cho các ứng
viên làm việc chăm chỉ để tham gia vào đội ngũ bằng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà tập trung vào sự thông
minh và kinh nghiệm trước đó, và bằng việc trải qua quá trình phỏng vấn gian khổ. Sẽ rất khó để kén cá chọn
canh trước khi bạn trở thành một ông chủ của lựa chọn. Nỗ lực sẽ đáng giá của nó. Những tài năng hàng đầu
sẽ thu hút những tài năng hàng đầu khác.
6. Các công ty được yêu thích có lợi và phát triển: Giá chứng khoán tăng là một sự hấp dẫn với việc tuyển
dụng và giữ nhân viên. Các tổ chức chỉ phát triển mạnh mới có thể hứa hẹn với bạn một tương lai với sự năng
động trong nghề nghiệp và tiềm năng của trả lương xứng đáng. Thực tế, một trong những điều một tổ chức có
thể nói với một nhân viên tiềm năng là "Tham gia vào tổ chức chúng tôi vì đường đi của cuộc đời bạn". Điều tốt
nhất của một tổ chức tốt là nó sẽ có được những tài năng và điều này sẽ khởi động một quỹ đạo có đạo đức.
Nhóm tốt nhất này sẽ thu hút nhóm tốt nhất khác và chiến thắng thường dẫn tới nhiều chiến thắng hơn.
Đó là lí do tại sao nguồn nhận lực nên trở thành tâm điểm chú ý của mọi tổ chức. Điều gì có thể quan trọng hơn
việc người nào được tuyển dụng, phát triển, thăng tiến hoặc phải ra đi? Nhóm nào đặt những người giỏi nhất
vào lĩnh vực của họ và kết hợp họ lại với nhau, nhóm đó sẽ giành chiến thắng. Và người quản lý nhân lực biết
điều gì tạo nên chiến thắng: mỗi người chơi mạnh ở điểm nào và tìm các tân binh để lấp đầy các lỗ hổng về tài
năng ở đâu .
Các nhà lãnh đạo cần chỉ định người điều hành bộ phận nhân sự - không phải người chi phối việc bổ nhiệm
những chức vụ quan trọng mà là những người có sự tiến bộ và sự tín nhiệm. Lấp đầy vị trí nhân lực với những

người được "lai ghép" đặc biệt: một phần của người cố vấn tinh thần (lắng nghe tất cả những lời phàn nàn mà
không có sự kì thị nào), và một phần của bậc cha mẹ (yêu thương và nuôi dưỡng và mang điều đó đến cho bạn
một cách vô tư, không thiên vị).
Người kết hợp cả cố vấn tinh thần và cha mẹ sẽ làm mẫu nhiều hơn là điều hành (như điều hành một nhà máy
hoặc như một chức năng điều hành). Họ biết về tổ chức - công việc bên trong, lịch sử, sự căng thẳng và các hệ
thống đang tồn tại. Họ được xem là những người trung thực, không thiên vị kể cả khi điều gì đó rất khó nói, và
họ luôn giữ được sự tự tin. Với tầm nhìn và sự chính trực, những người kết hợp này tạo ra và xây dựng sự tin
cậy, đưa ra hệ thông đánh giá và để cho mọi người biết họ đang đứng ở đâu.
Các nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng bộ phận nhân lực đó tạo ra bộ máy hiệu quả - như bộ máy tài chính,
khen thưởng và đào tạo - để động viên và giữ chân nhân viên. Và họ phải xử lý các mối quan hệ với các đoàn,
hội, các cá nhân không còn mang lại kết quả, hoặc các "ngôi sao" bắt đầu xuống cấp.
Khi một vị CEO lớn tiếng tuyên bố rằng con người là tài sản lớn nhất của họ, họ cần phải đặt tiền vào miệng
của mình và để bộ phận nhân sự làm công việc thực sự của họ: nâng cao việc quản lý nhân viên tới mức độ
chuyên nghiệp và chính trực cũng như mức độ quản lý tài chính.
Jack và Suzy Welch
Leadership Excellence, số tháng 1/2007
Nguyệt Ánh (dịch)

×