Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 LẦN 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.69 KB, 33 trang )

VẤN ĐỀ 1:
DI SẢN THỪA KẾ.
Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 về vụ việc “Tranh chấp thừa kế
tài sản” của Toà án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngun đơn là ơng Trần Văn Hồ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh
chấp về thừa kế tài sản với bị đơn là anh Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh Hương.
Tài sản ơng Hồ và bà Mai (vợ ơng Hồ) gồm 01 ngơi nhà 3 tầng, sân tường bao
quanh và một lán bán hàng xây dựng năm 2006 trên diện tích đất 169,5 m 2 (trong đó
84 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn 85,5 m 2 cịn lại thì chưa
nhưng hộ ơng Hồ đã sử dụng ổn định, ranh giới các hộ xung quanh đều rõ ràng và
khơng có tranh chấp, không thuộc diện phải quy hoạch di dời). Anh Nam, chị Hương
yêu cầu xác định diện tích đất 85,5 m 2 là tài sản chung của gia đình nhưng Hội đồng
xét xử không chấp thuận. Đối với diện tích đất tăng 85,5 m 2 chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Hội đồng xét thấy đây vẫn là tài sản của ơng Hồ, bà Mai,
chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tài sản được
hình thành trong thời gian hơn nhân nên được chia đơi cho ơng Hồ, bà Mai. Do trước
khi chết bà Mai không để lại di chúc nên di sản của bà Mai chia cho mỗi người được
hưởng 1/3 di sản thừa kế của bà Mai. Diện tích đất 38,4 m 2 và 47,1 m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Hoà và anh Nam sau khi đã thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước sẽ liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề
nghị cấp giấy chứng nhận.
Án lệ số số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.
Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m 2
trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất cịn lại của thửa đất là
267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử
dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các
con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng khơng ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà
Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G . Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ
quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định


các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2
nêu trên cho ơng Phùng Văn K. Tịa án cấp phúc thẩm khơng đưa diện tích đất bà
Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tịa
1


án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã
bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.”
Câu 1.1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Khái niệm Di sản được định nghĩa tại Điều 612 BLDS 2015 về di sản:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.”
Như vậy nói chung tính chất của di sản là tài sản, mà tại Điều 105 BLDS 2015
cho ta khái niệm về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể
là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Từ hai điều luật trên cho ta thấy di sản chỉ là tài sản và không bao gồm nghĩa
vụ của người quá cố.
Một số tác giả cũng có quan điểm như vậy: “Di sản bao gồm tài sản của người
chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Quan điểm này được nhiều nhà khoa
học đồng ý và được thể hiện trong Điều 612 và các Điều từ 659 đến 662 BLDS 2015
thì hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ
mà người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải
với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của
người chết để lại bằng chính tài sản của người chết”.1
Câu 1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế
bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản khơng? Vì sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là

thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Trong thực tế có những trường hợp di sản thừa kế bị thay thế bởi một tài sản
mới ví dụ là giả sử việc trước khi chết, người để lại thừa kế có thực hiện một giao dịch
dân sự mua bán đất, bên mua đặt cọc trước một khoản tiền hứa sau 6 tháng sẽ trao đủ
tiền và nhận đất, tức là tại thời điểm mở thừa kế phần đất ấy vẫn là tài sản của người
chết và là di sản thừa kế, đúng hạn 6 tháng người mua trao đủ tiền và nhận đất thì đất
lại bị thay thế bởi khoản tiền mua đất (sau thời điểm mở thừa kế) thì khoản tiền đó
vẫm được xem là tài sản để lại cho người thừa kế vì nó phát sinh trên nền tảng của di
1 Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và th ừa kế của ĐH Luật
TPHCM, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018, Chương V.

2


sản mà người chết đã thực hiện giao dịch trước khi chết để lại. Vì vậy xem tài sản mới
thay thế cho di sản thừa kế cũng là di sản thì hồn tồn hợp lý.
Việc xem tài sản mới là di sản thừa kế sẽ tạo nên sự đảm bảo về quyền lợi cho
người thừa kế.
Câu 1.3. Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất
của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Đối với quyền sử dụng đất của người quá cố không cần phải đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để được coi là di sản, theo hai trường hợp2:
Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất khơng có giấy chứng nhận nhưng có di sản
là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh,…) gắn liền với quyền
sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế thì “trong trường hợp đương sự có
văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp
pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tịa án giải quyết
u cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

Trong thực tế, dường như Tịa án khơng u cầu phải có “văn bản của Uỷ ban nhân
dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và vẫn xác định quyền sử dụng đất là di sản cùng
với tài sản trên đất (không chỉ tài sản trên đất mới là di sản).
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất khơng có giấy chứng nhận nhưng khơng có
nhà ở, vật kiến trúc khác trên đất: Theo đó mục 1.2 phần II của Nghị quyết số
02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10 – 8- 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao quy định: “Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong
các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003,
thì kể từ ngày 1-7-2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, khơng phụ thuộc vào
thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, đối với trường hợp người q cố khơng có giấy
chứng nhận, quyền sử dụng đất là di sản hay khơng cịn phụ thuộc vào việc người quá
cố có một loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm
2003 hay không. Nếu người quá cố có một trong những giấy tờ quy định tại các khoản
1,2 và 5 của Luật Đất đai 2003 (được nhắc lại tại Điều 100 Luật Đất đai 2013) như
giấy tờ mua bán hay trích lục địa bộ của chính quyền cũ, quyền sử dụng đất là di sản
và, từ đó, một tác giả đã nhấn mạnh rằng “hầu hết quyền sử dụng đất do người chết để
lại đã trở thành di sản thừa kế”. Ngược lại, nếu người quá cố khơng có một trong

2 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án , Nxb. Hồng Đức-Hội luât gia Việt
Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 8-10, tr. 74-79.

3


những giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003, quyền
sử dụng đất không được coi là di sản.
Câu 1.4. Trong Bản án số 08, Tịa án có coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có
câu trả lời?

Trong Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020, Tịa án có coi diện tích đất
tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản.
Đoạn trong Bản án số 08 có câu trả lời là: "Do đó, đây vẫn là tài sản của ơng
Hịa, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước,
nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên đương sự"3.
Câu 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo nhóm em, hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoàn toàn hợp lý.
Thứ nhất, theo điểm b tiểu mục 1.3 phần II của Nghị quyết 02/2004/NQ HĐTP thì trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó khơng có một
trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này
nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó thì nếu
có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó
khơng vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Tồ
án giải quyết u cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Tuy Ủy ban
nhân dân phường Đống Đa chưa có văn bản cho biết rõ là việc sử dụng đất đó có vi
phạm quy hoạch hay khơng, nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Thu đại diện theo pháp
luật của UBND phường Đống Đa trình bày: "Hộ ơng Hịa đang sử dụng diện tích đất
tăng ổn định, khơng thuộc diện quy hoạch di dời, khơng tranh chấp", nên có xem xét
để giao quyền sử dụng đất do không vi phạm quy hoạch.
Thứ hai, như ông Thu đã đề cập thì ơng Hịa đã sử dụng diện tích đất tăng ổn
định, các hộ liền kề cũng khơng có tranh chấp về việc hộ ơng Hịa sử dụng diện tích
đất tăng này nên có thể ngầm hiểu họ cũng cơng nhận quyền sử dụng đất của ơng. Có
ý kiến cho rằng: “về bản chất “cái” được coi là di sản có giá trị tài sản là quyền sử
dụng đất hợp pháp, chứ không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy
3 Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Toà án Nhân dân thành ph ố Vĩnh Yên t ỉnh Vĩnh Phúc,
tr.9.

4



chứng nhận quyền sử dụng đất thực ra chỉ là một hình thức pháp lý, Nhà nước cơng
nhận một ai đó có quyền sử dụng đất hợp pháp, chứ nó không phải là căn cứ xác lập
quyền sử dụng đất. Do đó, nếu có chứng cứ chứng minh người quá cố là người sử
dụng hợp pháp đích thực quyền sử dụng đất thì nên coi đó là di sản” 4. Vì đã có chứng
cứ chứng minh ơng Hịa là người sử dụng đất hợp pháp, do đó, Tịa án đã coi diện tích
đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản nếu các
đương sự thực hiện nghĩ vụ nộp thuế.
Câu 1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong phần diện tích 398 m2 đất, phần di sản
của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m 2 đất chung của vợ chồng là phần di
sản của ông Phùng Văn N. Sở dĩ, Tòa án xem xét phần di sản của ông Phùng Văn N
trong phần tài sản chung của vợ chồng ơng Phùng Văn N có diện tích 398 m2 chỉ là
133,5 m2 vì Tịa án cho rằng việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng
Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng khơng ai có ý kiến phản đối gì, các
con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và
các con. Từ đó xác định vì mục đích chăm lo đời sống cho gia đình nên phần tài sản
bà Phùng Thị G bán cho ông K được tính vào phần tài sản chung của vợ chồng mặc dù
thực tế thời điểm bà G định đoạt phần tài sản chung này thì ơng Phùng Văn N đã chết.
Và việc quyết định của Tòa án như vậy là hợp tình và hợp lý.
Câu 1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ơng Phùng
Văn K có được coi là di sản để chia khơng? Vì sao?
Theo Án lệ số 16/2017/AL, phần diện tích đất chuyển nhượng cho ông Phùng văn K
không được coi là di sản để chia vì:
Khi bà Phùng Thị G tiến hành chuyển nhượng đất cho ơng Phùng Văn K thì
các con của bà G (các đồng thừa kế) đều biết rõ sự việc và không ai phản đối. Đây là
cơ sở để xác định các con bà G đã đồng ý để bà chuyển nhượng đất cho ông K.
Số tiền thu được từ việc chuyển nhượng được dùng vào lợi ích chung là để
chăm lo cho cuộc sống của chính bà G và các con (đồng thừa kế).

Sau khi tiến hành giao dịch với bà G, ông K đã được cơ quan nhà nước cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó phần đất 131m 2 thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của ơng K, khơng cịn được xem là di sản để chia nữa.

4 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. H ồng Đ ức – H ội Lu ật gia Vi ệt
Nam 2019 (xuất bản lần thứ tư), tr.70.

5


Câu 1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết trong Án lệ số 16/2017/AL liên quan đến phần diện tích đã
chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là hợp lý. Hướng giải quyết của án lệ trong
trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc tài sản chung của các đồng thừa
kế được thực hiện bởi một người được thừa kế mà các đồng thừa kế đã biết mà không
phản đối, người nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì việc chuyển nhượng đó được coi là hợp pháp.
Khu đất 398m2 là tài sản chung của ông N và bà G, sau khi ông N chết, phần đất và tài
sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của ông N trở thành tài sản thừa kế của bà G
và các con. Bà G đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất 131m 2 cho
ơng K mà khơng có sự ủy quyền của các con. Tịa đã cơng nhận tính hợp pháp của
giao dịch này là hợp lí vì:
Thứ nhất, đã có bằng chứng cho thấy các con của bà G đã biết về việc bà
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất 131m2 cho ông K.
Thứ hai, các con của bà G đã biết về việc chuyển nhượng này nhưng khơng
phản đối qua tình tiết “các con của bà G cịn có lời khai là bà G đã bán đất để lo cho
cuộc sống của bà và các con). Điều này cho thấy các con của bà G đã chấp thuận về
việc chuyển nhượng được thực hiện bởi bà G đại diện cho các con của mình.
Thứ ba, theo Điều 500 BLDS 2015 5: Ta thấy, khi bà G chuyển nhượng đất cho

ông K, ông K cũng đã thực hiện nghĩa vụ là thanh toán tiền và bà G đã dùng số tiền
này để trang trải cuộc sống gia đình - lo cho bà và các con. Nên ông K có quyền sử
dụng đất. Theo Điều 223 BLDS 2015 6 thì bà G sau khi chuyển nhượng 131m 2 đất cho
ông K đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 267m 2 đất cịn lại, ơng
K cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đương nhiên là chủ sở hữu
hợp pháp của 131m2 đất đó.
Do vậy, Tịa án khơng gộp phần đất đã chuyển nhượng cho ông K vào phần di sản của
bà G là có căn cứ pháp luật.
5 Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người s ử d ụng đ ất chuy ển đ ổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quy ền sử d ụng đ ất ho ặc th ực hi ện
quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quy ền, nghĩa vụ theo h ợp đ ồng
với người sử dụng đất.
6 Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc h ợp đ ồng chuy ển
quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quy ền sở hữu tài sản đó.

6


Câu 1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con
mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di
sản để chia khơng? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà dùng cho
tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó khơng được coi là di sản để chia.
Bởi lẽ:
Căn cứ vào Điều 209 BLDS 2015, thì phần đất có diện tích 398 m2 là tài sản
chung theo phần của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G. Tiếp theo căn cứ đến
khoản 2 Điều 398 BLDS 2015, thì mỗi chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ tài sản thuộc
sở hữu tương ứng trong phần tài sản chung đó. Khi đó bà G chỉ được quyền định đoạt

½ diện tích của mảnh đất 398 m2 như đã đề cập tức 199 m2, biết bà bán cho ơng K
diện tích đất là 131 m2. Vậy đây là phần tài sản riêng của bà G, bà có quyền định đoạt
đối với phần tài sản này. Tiếp đến theo Điều 612 BLDS 2015 thì di sản là phần tài sản
riêng của người chết. Từ đó có thể khẳng định dù bà Phùng Thị G có bán đất trên để lo
cho cuộc sống cá nhân vẫn không trái quy định của pháp luật và không được coi là di
sản để chia nếu bà G chết và bà đã dùng hết số tiền có được từ việc bán đất đó.
Câu 1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là 133,5 m2. Vì diện tích 267 m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được
hình thành trong thời gian hơn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ
chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền
định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267 m 2 đất chung của vợ chồng bà. Do
đó, phần di sản của bà Phùng Thị G để lại ½ khối tài sản (133,5 m2).
Câu 1.11. Việc Tồ án xác định phần cịn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5m2 có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng?
Vì sao?
Việc Tịa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 là không
thuyết phục.
Theo Điều 612 BLDS 20157. Pháp luật dân sự từ trước đến nay chưa có văn
bản nào đưa ra khái niệm về di sản thừa kế mà chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về
thành phần của di sản thừa kế. Tuy nhiên, nhìn nhận di sản thừa kế dưới góc độ của
7 Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản c ủa người ch ết trong tài s ản chung v ới ng ười
khác.

7


khoa học Luật Dân sự có thể hiểu: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở

hữu hợp pháp của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ pháp luật liên quan đến
việc dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế được nhà
nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Bao gồm: Tài sản riêng của người chết, tài sản
của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, tài sản của người chết
trong khối tài sản chung với người khác.
Theo khoản 2 Điều 66 Luật hơn nhân và gia đình 2014 thì khi có u cầu về
chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đơi, trừ trường hợp vợ chồng có
thỏa thuận về chế độ tài sản.Vì vậy, diện tích 267m 2 đất đứng tên bà Phùng Thị G,
nhưng được hình thành trong thời gian hơn thì phải được xác định là tài sản chung của
vợ chồng nên bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện
tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà là 133,5m 2. Ngồi ra di sản của bà cịn là tài
sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác là 1/7 trong số 1/2 diện
tích 267m2 cịn lại. Vì theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 8 bà cũng thuộc một
trong số những thành viên được nhận thừa kế từ ông Phùng Văn N (bà G và 6 người
con).
Vì vậy phần cịn lại của di sản của bà Phùng Thị G phải được xác định là 65,57m 2 (sau
khi đã trừ phần bà cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà Phùng Thị G) diện tích 90m 2 đất)
mới hồn tồn thuyết phục.
Đây khơng phải là nội dung của Án lệ số 16 vì nội dung của Án lệ số 16 là nói
về việc thừa nhận diện tích 131m 2 đất mà bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn
K là hợp pháp và khơng cịn thuộc phần di sản thừa kế còn lại phải chia.
Câu 1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5 m2 được chia cho 5 kỷ phần
cịn lại” có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ khơng? Vì
sao?
Việc Tịa án quyết định diện tích đất cịn lại là 43,5 m2 được chia cho 5 kỷ
phần còn lại tức là chia làm 5 phần di sản cho những người con còn lại là chưa hợp lý.
Căn cứ vào Điều 618 BLDS 2015 thì người quản lý di sản được thanh tốn một phần
thù lao hợp lý khi đang quản lý, trông giữ tài sản là di sản của người chết, và chúng ta
thấy rằng ông Phùng Văn T là người trông giữ và quản lý phần diện tích là di sản của
người chết, vậy ông Phùng Văn T cần phải được thanh tốn một phần thù lao hợp lý

thay vì chỉ tuyên bố chia thành 5 kỷ phần như Tòa án đã ra quyết định.
8 Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đ ẻ, con nuôi c ủa ng ười
chết;

8


Việc chia thành 5 kỷ phần không là nội dung của án lệ vì Tịa án chỉ lấy một
phần quyết định làm nội dung của án lệ đó là “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m 2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa
đất trên; phần diện tích đất cịn lại của thửa đất là 267,4m 2. Năm 1999 bà Phùng Thị G
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, bà Phùng Thị G
cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị
G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng
khơng ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị
G . Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để
bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ơng Phùng Văn K. Tịa
án cấp phúc thẩm khơng đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn
K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tịa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng
diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là
không đúng”.

9


VẤN ĐỀ 2
NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Tình huống: Bà Loan vay của Ngân hàng 100 triệu đồng. Một thời gian sau bà Loan
chết và các con bà Loan đã chia thừa kế di sản của bà Loan.
Tóm tắt Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 về việc: “Tranh chấp di
sản thừa kế” của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao.
Cụ Phúc chết khơng để lại di chúc, nhưng trước khi chết có dặn các con là tài sản phải
chia đều cho các con. Sau khi cụ Phúc chết thì cụ Thịnh cho riêng ông Vũ thửa đất tại
167 Nguyễn Văn Cừ nhưng ông Vũ đã bán phần được cho. Nay các nguyên đơn đề
nghị được chia phần tài sản của cụ Phúc để lại gồm nhà và đất tại số 708 Ngô Gia Tự
hiện do vợ chồng ơng Vân đang quản lý. Tịa án xét thấy: Cụ Phúc chết không để lại
di chúc, cụ Thịnh chết có di chúc để lại phần tài sản của cụ cho ông Vân. Bản di chúc
của cụ Thịnh do cụ tự viết và ký tên được UBND phường xác nhận chữ ký của cụ
Thịnh là đúng và lúc đó cụ trong trạng thái hồn tồn tỉnh táo và minh mẫn. Tòa án
cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp, chia di sản
của cụ Thịnh theo di chúc, phần di sản của cụ Phúc được chia theo pháp luật là có cơ
sở.
Câu 2.1. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt
và nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo BLDS, nghĩa vụ mang tính nhân thân của người quá cố đương nhiên sẽ
chấm dứt.
Căn cứ vào khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 quy định về căn cứ chấm dứt nghĩa
vụ: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ
phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”.
Như vậy, người quá cố là người đã chết nên nghĩa vụ do chính người quá cố đó
thực hiện sẽ đương nhiên chấm dứt.
Theo BLDS, nghĩa vụ về tài sản của người quá cố thì không đương nhiên chấm
dứt.
Căn cứ Điều 615 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người
chết để lại:


10


“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong
phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã
nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc
thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá
nhân”.
“Trong một số trường hợp khi cá nhân chết thì nghĩa vụ nghĩa vụ của họ chấm
dứt, theo khoản 8 Điều 374 Bộ luật dân sự năm 2005, (...). Nếu nghĩa vụ người quá cố
để lại không thuộc loại nghĩa vụ vừa nêu (như nghĩa vụ tài sản), chúng ta được suy
luận là nghĩa vụ này không chấm dứt và một số vấn đề pháp lý được đặt ra”9.
Câu 2.2. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..
Khoản 1 Điều 615 BLDS 2015 có quy định: “Những người hưởng thừa kế có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”. Do đó, khi căn cứ vào quy định tại Điều 615 BLDS
2015 về người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố thì những người
thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người quá cố. Tuy nhiên, nếu người q cố khơng
có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thì theo quy định của Điều
622 BLDS 2015 tài sản thuộc về nhà nước và nhà nước thực hiện nghĩa vụ của người
quá cố. Ngoài ra, ở khoản 4 Điều 626 BLDS 2015 về quyền của người lập di chúc
cũng có quy định: “Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.” trong trường hợp này có thể
hiểu chỉ những người được giao nghĩa vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ của người thừa

kế, những người không được giao sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của người quá cố.
Câu 2.3. Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản
khơng? Vì sao?
Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng là nghĩa vụ về tài sản. Bởi vì những
nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng không là nghĩa vụ đối với nhân thân mà là
9 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, Tập 2, Nxb Hồng Đức (xu ất bản lần
3).

11


nghĩa vụ của chính bản thân bà Loan thực hiện, do đó là nghĩa vụ tài sản. Ngồi ra khi
căn cứ vào Điều 463 quy định về hợp đồng vay tài sản thì bà Loan đã đứng ra vay 100
triệu đồng của Ngân hàng nên có nghĩa vụ phải trả theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời ở khoản 8 Điều 658 BLDS 2015 cũng có quy định các nghĩa vụ tài sản và
khoản nợ phải thanh toán và trong đó có cả các khoản nợ của cá nhân.
Câu 2.4. Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, các con của bà Loan là người phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan. Căn cứ vào Điều 637 BLDS 2005 và Điều 615
BLDS 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được
người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người người thừa kế trong
phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản
do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì

cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá
nhân”.
“Về mặt lý thuyết, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho
chính người để lại di sản (người phải thực hiện là người để lại di sản) còn nghĩa vụ
tài sản của người thừa kế là nghĩa vụ phát sinh cho chính người thừa kế người phải
thực hiện là người thừa kế với tư cách cá nhân: Người thừa kế thông thường là cá
nhân nên có hai tư cách là tư cách cá nhân và tư cách người thừa kế”10.
Vì thế, các con của bà Loan đã chia thừa kế di sản của bà nên phải có nghĩa vụ trả nợ
Ngân hàng số nợ của bà Loan.

10 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình lu ận bản án, T ập 2, Nxb H ồng Đ ức (xu ất b ản l ần
3), trang 373.

12


Câu 2.5. Trong Quyết định số 26, ai là người có cơng chăm sóc, ni dưỡng người
q cố khi họ cịn sống?
Trong quyết định số 26, người có cơng chăm sóc, ni dưỡng người q cố khi họ cịn
sống là:
Ơng Vân có cơng chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản “Tài sản của cụ Phúc và cụ
Thịnh tạo lập được gồm khoảng 200m2 đất trên có 2 ngơi nhà 2 tầng, khu cơng trình
phụ và một số đồ dùng sinh hoạt khác tại số 708 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là số 708 đường Ngô Gia Tự).
Ngồi ra, cụ Phúc và cụ Thịnh cịn tạo lập được 1 thửa đất khác tại số 167 Nguyễn
Văn Cừ thuộc khu Ninh Xá 3, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.... Nay các ông, bà
đề nghị được chia phần tài sản của cụ Phúc để lại gồm nhà và đất tại số 708 đường
Ngô Gia Tự hiện vợ chồng ơng Vân đang quản lý”.
Ơng Vi có cơng lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha
mẹ để khơng phải bán nhà) “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ơng Nguyễn

Hồng Vi trình bày: Năm 1992 cha mẹ ơng có viết thư sang Đức cho biết cha mẹ định
bán ½ nhà, đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự để chữa bệnh và lo cuộc sống, nhưng
ông gửi tiền từ Đức về nên cha mẹ không bán nhà, đất trên nữa. Trước khi chết cụ
Phúc có di chúc lại nếu phải bán nhà thì cho mỗi con trai 100.000.000đ, cho mỗi con
gái 30.000.000đ, số cịn lại dự tính hồn lại cho ơng.”
Câu 2.6. Trong quyết định trên, theo Tịa giám đốc thẩm, cơng chăm sóc sức
khỏe, ni dưỡng cha mẹ của ơng Vân, ông Vi được xử lí như thế nào?
Trong quyết định trên, theo Tịa giám đốc thẩm cơng chăm sóc sức khỏe, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý theo hướng cần xác định rõ công sức
chăm sóc cha mẹ và quản lí di sản mà ơng Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để
đổi trừ số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế.
Xét theo hướng đó thì Tịa giám đốc thẩm để ông Vân nhận được số tiền đền bù
lấy từ phần di sản được thừa kế cho việc ông Vân chăm sóc hai cụ, cịn phần ơng Vi
Tịa giám đốc thẩm xử theo hướng hồn trả số tiền mà ơng Vi gửi cho hai cụ để khơng
phải bán ½ căn nhà. Theo hướng đó sau khi đã hồn thành nghĩa vụ tài sản của người
quá cố cho các thành viên thừa kế có cơng chăm sóc và ni dưỡng rồi sau đó mới
chia cho các đồng thừa kế bao gồm cả người có cơng chăm sóc và ni dưỡng.

13


Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lí trên của Tòa giám đốc thẩm (trong
mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
Về phía Tịa giám đốc thẩm thì cho rằng theo lời khai của các đương sự thì
phần diện tích nhà của cụ Phúc và cụ Thịnh để lại phần diện tích nhà do vợ chồng ông
Vân làm là chưa thống nhất tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại xác định
hai ngôi nhà tầng 1 là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh để lại mặc dù chưa xác định rõ
ràng điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của vợ chồng ơng Vân và
các bên liên quan đến tài sản đó vì vậy Tòa giám đốc thẩm yêu cầu Tòa án cấp phúc
thẩm xác định lại về tài sản đã được phân chia để đảm bảo hợp lý về quyền lợi và

nghĩa vụ của các bên đương sự một cách công bằng là hoàn toàn hợp lý tránh được
trường hợp xảy ra tranh chấp tài sản không định được thực chất tài sản đó là bao nhiêu
gây nên khó khăn trong việc chia tài sản.
Bên cạnh đó, Tịa giám đốc thẩm cho rằng tuy đã xác định ơng Vân có cơng
chăm sóc và quản lý tài sản, ơng Vi có cơng lớn trong việc ni dưỡng nhưng Tịa án
cấp phúc thẩm khơng xác định rõ công sức của hai ông được hưởng là bao nhiêu để
đổi trừ số tiền còn lại mà chưa chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp lý, hợp tình vì
khi phân chia tài sản sẽ chia theo thứ bậc ngang hàng nếu khơng có di chúc và chia
theo di chúc nếu người để lại di sản để lại di chúc hơn nữa trong việc phân chia tài sản
sẽ khơng phân biệt cơng ai chăm sóc ở ơng bà nhiều hơn hay ít hơn để làm căn cứ
phân chia tài sản và bên cạnh đó tài sản cũng được phân chia cho một phần nghĩa vụ
tài sản liên quan đến việc chia tài sản theo quy định tại Điều 683 BLDS 2015 và điều
này đã được quy định trong Điều 658 BLDS 2015 vì vậy nên cần xem xét lại việc
phân chia cho ông Vân về việc đã có cơng trong việc quản lý tài sản mà thơi, cịn ơng
Vi sẽ khơng có quyền u cầu đối với nghĩa vụ về tài sản của cụ Thịnh và cụ Phúc mà
chỉ được hưởng đúng với phần tài sản mà mình được chia.

14


VẤN ĐỀ 03
THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ
Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
Nội dung án lệ
[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015
(có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia
di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối
với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời

hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tịa án
áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với
trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này
thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định
của pháp luật.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh
Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di
sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
Câu 3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Theo BLDS năm 2015 đã sửa quy định về thời hiệu thừa kế. Tại Điều 623
BLDS 2015 có quy định 3 loại thời hiệu như sau:
“1. Thời hiệu để người kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
15


thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại điểm
a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
“Căn cứ vào đối tượng của di sản là bất động sản hay động sản, nếu bất động
sản thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia là 30 năm, thời hiệu này được kéo dài,
thiết nghĩ quy định này là hợp lý và phù hợp với phong tục tập quán của người Việt
Nam, đó là sau khi một bên cha hoặc mẹ chết những người thừa kế không bao giờ yêu
cầu chia di sản thừa kế ngay. Sự thay đổi này còn phù hợp với thực tế xã hội bởi bất
động sản trong di sản thừa kế chủ yếu là nhà, đất. Đây là những tài sản có giá trị lớn,
việc kéo dài thời hiệu khởi kiệu nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người thừa kế, trong
khoản thời gian đó họ có quyền cân nhắc việc chia hay khơng chia di sản thừa kế.”11
Câu 3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản
khơng?
Pháp luật nước ngồi khơng áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản.
Căn cứ: “Vấn đề thừa kế không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và cũng khơng
phải chỉ có ở Việt Nam. Bất kỳ xã hội nào cũng có vấn đề thừa kế nhưng các vấn đề
nêu trên lại là đặc thù của Việt Nam.
Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều hệ thống pháp luật nước ngồi về thừa kế
thì những bất cập nêu trên không thấy tồn tại. Sở dĩ các bất cập nêu trên khơng tồn tại
là vì pháp luật nước ngồi khơng áp đặt thời hạn để người thừa kế phải tiến hành
chia di sản (tức nếu quá thời hạn này thì u cầu chia di sản khơng được chấp nhận).
Nói cách khác, tự chúng ta áp đặt thời hạn yêu cầu chia di sản và tự chúng ta phải
đối mặt với những khó khăn do chính thời hạn này làm phát sinh”12.
11 Nguyễn Xuân Quang, giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quy ền th ừa k ế của Đại
học Luật TP. HCM, Nxb Hồng Đức 2018.
12
/>
16



Câu 3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 13 ta thấy cụ T chết năm 1972
nên thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
Đoạn 7 phần Nhận định của Toà án trong Quyết định tạo lập thành Án lệ số
26/2018/Al cho câu trả lời:
“[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án
áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với
trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này
thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định
của pháp luật.”
Câu 3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng?Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T có cơ sở văn bản là khoản 1 Điều 623 và điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS
2015. Theo nhóm điều này là thuyết phục vì:
BLDS 2015 có một điều khoản chuyển tiếp, đó là điểm d khoản 1 Điều 688,
trong đó có một nội dung như sau: thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật
này. Như vậy từ khi BLDS 2015 có hiệu lực thì các quy định về thời hiệu của BLDS
2015 được áp dụng. Tuy nhiên trong vụ việc tạo ra Án lệ số 26 này di sản thừa kế
không có di chúc và đó là thừa kế theo pháp luật. Vậy chúng ta thấy đây là thừa kế
theo pháp luật và nó khơng phải là giao dịch dân sự, do đó nếu xét vào khoản 1 Điều
688 BLDS 2015 về góc độ văn bản thì đây là trường hợp chưa được BLDS quy định.
Trước sự không đầy đủ của BLDS, chỉ bàn về thời hiệu mới, áp dụng thời hiệu mới
cho giao dịch dân sự trong khi đó chúng ta đang trong tình huống khơng có giao dịch
dân sự mà chỉ có thừa kế theo pháp luật thì Án lệ 26 này đã bổ sung , cụ thể trong nội
dung án lệ chúng ta thấy nêu như sau “Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015
có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015

để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017.” và phần
này đã được khái quát trong nội dung án lệ như sau “Thời hiệu yêu cầu chia di sản
thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.”
13 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Tr ường hợp Tòa án tuyên b ố m ột người là
đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

17


Vậy hướng như vừa nêu của Án lệ số 26 có thuyết phục vì: nếu khơng áp dụng
BLDS 2015 với thời hiệu 30 năm cho những thừa kế mở trước đây thì sẽ dẫn đến hệ
quả là rất nhiều tranh chấp về thừa kế sẽ khơng được Tồ án giải quyết. Vậy khi Tồ
án khơng giải quyết thì hệ quả là tranh chấp vẫn tồn tại, các bên sẽ tự giải quyết với
nhau bằng những con đường bạo lực thì khơng tốt cho xã hội. Do đó việc mở rộng quy
định cho phép áp dụng thời hiệu mới tức là khả năng tiếp cận Toà án nhiều hơn, sẽ cho
Toà án giải quyết tranh chấp thay vì để cho các bên tự giải quyết, Án lệ đã tạo ra sự ổn
định tốt hơn cho xã hội và đó là điểm thuyết phục.
Câu 3.5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được cơng bố có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
cơng bố có cơ sở văn bản và thuyết phục, bởi lẽ:
Theo BLDS 2015 thời hiệu 30 năm bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế tức là thời
điểm cá nhân chết. Trong vụ việc này thì người để lại di sản chết năm 1972 và như
vậy đến nay là trên 40 năm , do đó nếu áp dụng thời hiệu 30 năm mà thời điểm bắt đầu
của 30 năm là thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm cá nhân chết thì thời hiệu 30 năm
cũng đã hết, như vậy Tồ án cũng khơng xử lý được những vụ án như vừa nêu.
Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế đã thay đổi rất nhiều, trước đây có pháp lệnh
thừa kế năm 1990 sau đó là BLDS 1995, BLDS 2005 và hiện tại là BLDS 2015. Liên

quan đến thời điểm bắt đầu thời hiệu thì có sự khác biệt giữa các văn bản.
Đối với pháp lệnh về thừa kế, trường hợp chết trước khi có pháp lệnh thừa kế
thì pháp lệnh thừa kế khơng tính từ thời điểm mở thừa kế mà Điều 36 quy định “thời
hiệu không bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế mà thời hiệu bắt đầu từ ngày công bố
pháp lệnh (tức 10/09/1990). Như vậy, nếu kết hợp quy định này trong pháp lệnh thừa
kế vào kết hợp với BLDS 2015 thì sẽ dẫn tới hệ quả là thời hiệu 30 năm không phải
bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cá nhân chết năm 1972) mà thời hiệu này
nó chỉ bắt đầu từ khi pháp lệnh về thừa kế được công bố (10/9/1990).
Vậy trong trường hợp này, lấy thời điểm bắt đầu thừa kế từ khi cá nhân chết
hay là từ khi pháp lệnh được công bố? Án lệ 26 đã theo hướng như sau “Trường hợp
này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày
công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990.” như vậy thời hiệu 30 năm mới này đối
với thừa kế mà mở trước khi có pháp lệnh khơng phải là thời điểm mở thừa kế (thời

18


điểm cá nhân chết) mà thời điểm pháp lệnh thừa kế được cơng bố thì chúng ta thấy
pháp lệnh thừa kế này được thông qua ngày 30/8/1990 nhưng được công bố ngày
10/9/1990, ngày để tính thời điểm bắt đầu thời hiệu mới 30 năm này đối với thừa kế
mở trước ngày có pháp lệnh (tức khơng phải ngày 30/8/1990 và công bố ngày
10/9/1990). Như vậy thời hiệu 30 năm nhưng thời điểm bắt đầu nó chậm đi rất nhiều
so với thời điểm mở thừa kế và tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan được quyền
yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp, từ đó tranh chấp được xử lý ở Toà án, khả năng
người dân được tiếp cận công lý sẽ nhiều hơn. Hướng như vậy là thuyết phục, nếu
chúng ta quá cứng nhắc tính thời hiệu từ thời điểm mở thừa kế cho nên những tình
huống như trong vụ việc này thì đành phải coi là hết thời hiệu , bị “cầm tù” bởi các
quy định về thời hiệu dẫn tới Toà án từ chối giải quyết và tranh chấp giữa các bên vẫn
tồn tại, vẫn xung đột với nhau.
Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.

Án lệ 26 đã giả quyết được hai vấn đề pháp lý rất quan trọng liên quan đến thời
hiệu yêu cầu chia di sản.
Vấn đề thứ nhất, đó là áp dụng thời hiệu mới tức là thời hiệu 30 năm cho
những thừa kế được mở trước ngày BLDS (tức trước ngày 01/01/2017), thuyết phục
bởi vì:
Căn cứ BLDS 2005 và BLDS 2015 đã có sự thay đổi rất lớn về thời hiệu yêu
cầu chia di sản. Cụ thể BLDS trước đây và thực tế từ pháp lệnh thừa kế trước đây đã
theo hướng thời hiệu yêu cầu chia di sản là 10 năm dù là động sản hay bất động sản.
Tuy nhiên với BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30
năm. Như vậy có một sự thay đổi rất lớn về khoảng thời gian. Vậy thời hiệu mới này
áp dụng cho những thừa kế nào, nếu thừa kế mà người để lại di sản chết sau khi BLDS
2015 có hiệu lực (tức chết sau ngày 01/01/2017) thì chúng ta sẽ khơng gặp khó khăn.
Tuy nhiên hiện nay, thì các tranh chấp về thừa kế lại tập trung nhiều vào những hợp
thừa kế mà người để lại di sản chết trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực (tức chết trước
ngày 01/01/2017). Trong trường hợp này, thời hiệu 30 năm mới này có áp dụng cho
thừa kế trước đây khơng, thì đó là điểm cần phải làm rõ. BLDS 2015 có một điều
khoản chuyển tiếp, đó là điểm d khoản 1 Điều 688, trong đó có một nội dung như sau:
thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này. Như vậy từ khi BLDS 2015 có
hiệu lực thì các quy định về thời hiệu của BLDS 2015 được áp dụng. Nếu chỉ tập
trung vào nội dung của quy định này thì khơng có vấn đề gì khó khăn, thời hiệu mới
này được áp dụng cho thừa kế trước đây. Tuy nhiên, nội hàm của quy định đấy lại nằm
trong khoản 1 Điều 688, có phạm vi điều chỉnh là “giao dịch dân sự được xác lập
19


trước ngày Bộ luật này có hiệu lực. Như vậy quy định về thời hiệu áp dụng tức thì đó,
nó nằm trong quy dịnh về giao dịch dân sự. Vậy tranh chấp về thừa kế, tranh chấp về
yêu cầu chia di sản có phải là tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự hay khơng? Có
2 loại đây rõ ràng là một giao dịch dân sự và do đó các quy định về thời hiệu như đã
phân tích ở trên đương nhiên được áp dụng, do đó thời hiệu 30 năm hồn tồn có thể

vận dụng cho u cầu chia di sản theo di chúc. Tuy nhiên trong vụ việc tạo ra Án lệ số
26 này di sản thừa kế khơng có di chúc và đó là thừa kế theo pháp luật. Vậy chúng ta
thấy đây là thừa kế theo pháp luật và nó khơng phải là giao dịch dân sự, do đó nếu xét
vào khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 về góc độ văn bản thì đây là trường hợp chưa được
BLDS quy định. Trước sự không đầy đủ của BLDS, chỉ bàn về thời hiệu mới, áp dụng
thời hiệu mới cho giao dịch dân sự trong khi đó chúng ta đang trong tình huống khơng
có giao dịch dân sự đó là thừa kế theo pháp luật thì án lệ 26 này đã bổ sung , cụ thể
trong nội dung án lệ chúng ta thấy nêu như sau “Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự
năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tịa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự
năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-012017.” và phần này đã được khái quát trong nội dung án lệ như sau “Thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13.” Với nội dung vừa nêu án lệ đã mở rộng phạm vi áp dụng các quy
định mới về thời hiệu yêu cầu chia di sản, cụ thể thời hiệu yêu cầu chia di sản nó
khơng chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự mà nó áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật.
Vậy hướng như vừa nêu của Án lệ số 26 có thuyết phục vì:
Thứ nhất, trước đây chúng ta đã có quy định với phạm vi là giao dịch dân sự
nhưng thực tiễn vẫn vận dụng cho cả thừa kế theo pháp luật, đó là các nghị quyết của
Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở. Nghị quyết có tiêu đề giao dịch dân sự về nhà
ở nhưng thực tế các quy định trong các Nghị quyết này vẫn được vận dụng cho cả
thừa kế theo pháp luật. Như vậy, Án lệ số 26 lại có tiền lệ rồi, do đó có thể thấy việc
vận dụng cho thừa kế theo pháp luật hoàn toàn được chấp nhận.
Thứ hai, BLDS 2015 phát triển tư tưởng là tạo điều kiện cho người dân được
quyền tiếp cận nhiều với công lý bởi vì Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định Tồ án có
trách nhiệm đảm bảo cơng lý. Vậy đảm bảo cơng lý thế nào thì bằng cách kéo dài thời
hiệu, bằng cách hạn chế trường hợp từ chối giải quyết do hết thời hiệu. Với việc mở
rộng như vừa nêu, chúng ta sẽ tạo cho người dân được yêu cầu Toà án giải quyết các
tranh chấp về thừa kế nhiều hơn và do đó cũng phù hợp với tinh thần là mở rộng, tăng
cường quyền tiếp cận công lý.

20



Thứ ba, nếu không áp dụng BLDS 2015 với thời hiệu 30 năm cho những thừa
kế mở trước đây thì sẽ dẫn đến hệ quả là rất nhiều tranh chấp về thừa kế sẽ khơng
được Tồ án giải quyết. Vậy khi Tồ án khơng giải quyết thì hệ quả là tranh chấp vẫn
tồn tại, các bên sẽ tự giải quyết với nhau bằng những con đường bạo lực thì khơng tốt
cho xã hội. Do đó việc mở rộng quy định cho phép áp dụng thời hiệu mới tức là khả
năng tiếp cận Toà án nhiều hơn, sẽ cho Toà án giải quyết tranh chấp thay vì để cho các
bên tự giải quyết, Án lệ đã tạo ra sự ổn định tốt hơn cho xã hội và đó là điểm thuyết
phục.
Vấn đề thứ hai, Án lệ số 26 đã khẳng định thời hiệu 30 năm trong BLDS 2015
được áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản chết trước ngày
01/01/2017 và án lệ còn đề cập đến thời điểm bắt đầu thời hiệu. Cụ thể, theo BLDS
2015 thời hiệu 30 năm bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm cá nhân chết.
Trong vụ việc này thì người để lại di sản chết năm 1972 và như vậy đến nay là trên 40
năm, do đó nếu áp dụng thời hiệu 30 năm mà thời điểm bắt đầu của 30 năm là thời
điểm mở thừa kế tức là thời điểm cá nhân chết thì thời hiệu 30 năm cũng đã hết, như
vậy Tồ án cũng không xử lý được những vụ án như vừa nêu. Tuy nhiên, pháp luật về
thừa kế đã thay đổi rất nhiều, trước đây có pháp lệnh thừa kế năm 1990 sau đó là
BLDS 1995, BLDS 2005 và hiện tại là BLDS 2015. Liên quan đến thời điểm bắt đầu
thời hiệu thì có sự khác biệt giữa các văn bản. Đối với pháp lệnh về thừa kế, trường
hợp chết trước khi có pháp lệnh thừa kế thì pháp lệnh thừa kế khơng tính từ thời điểm
mở thừa kế mà Điều 36 quy định “thời hiệu không bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế
mà thời hiệu bắt đầu từ ngày công bố pháp lệnh (tức 10/09/1990). Như vậy, nếu kết
hợp quy định này trong pháp lệnh thừa kế vào kết hợp với BLDS 2015 thì sẽ dẫn tới
hệ quả là thời hiệu 30 năm không phải bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cá
nhân chết năm 1972) mà thời hiệu này nó chỉ bắt đầu từ khi pháp lệnh về thừa kế được
công bố (10/9/1990). Vậy trong trường hợp này, lấy thời điểm bắt đầu thừa kế từ khi
cá nhân chết hay là từ khi pháp lệnh được công bố? Án lệ 26 đã theo hướng như sau
“Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản

thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990.” như vậy thời hiệu 30
năm mới này đối với thừa kế mà mở trước khi có pháp lệnh khơng phải là thời điểm
mở thừa kế (thời điểm cá nhân chết) mà thời điểm pháp lệnh thừa kế được công bố thì
chúng ta thấy pháp lệnh thừa kế này được thơng qua ngày 30/8/1990 nhưng được công
bố ngày 10/9/1990, ngày để tính thời điểm bắt đầu thời hiệu mới 30 năm này đối với
thừa kế mở trước ngày có pháp lệnh (tức không phải ngày 30/8/1990 và công bố ngày
10/9/1990). Như vậy thời hiệu 30 năm nhưng thời điểm bắt đầu nó chậm đi rất nhiều

21


so với thời điểm mở thừa kế và tạo điều kiện cho các chủ thể liên quan được quyền
yêu cầu Tồ án giải quyết tranh chấp, từ đó tranh chấp được xử lý ở Toà án, khả năng
người dân được tiếp cận công lý sẽ nhiều hơn. Hướng như vậy là thuyết phục, nếu
chúng ta quá cứng nhắc tính thời hiệu từ thời điểm mở thừa kế cho nên những tình
huống như trong vụ việc này thì đành phải coi là hết thời hiệu , bị “cầm tù” bởi các
quy định về thời hiệu dẫn tới Toà án từ chối giải quyết và tranh chấp giữa các bên vẫn
tồn tại, vẫn xung đột với nhau.
Tóm lại, Án lệ số 26 này có 2 đóng góp. Đóng góp thứ nhất là khẳng định thời
hiệu 30 năm theo BLDS 2015 được áp dụng cho thừa kế theo pháp luật cho dù người
để lại di sản chết trước ngày 01/01/2017. Thứ hai đối với những trường hợp thừa kế
mà người để lại di sản chết trước khi có pháp lệnh thì khơng lấy mở thừa kế làm thời
điểm bắt đầu mà lấy tuừ thời điểm pháp lệnh thừa kế được công bố để tính thời điểm
bắt đầu. Vậy hệ quả của cả hai đường lối này sẽ giúp chúng ta kéo dài thời hiệu và
đây là điểm thuyết phục giúp cho người dân tiếp cận thêm công lý cho người dân
được gải quyết tranh chấp. Nhưng thực chất, tranh chấp yêu cầu chia di sản khơng nên
có thời hiệu, tuy nhiên hiện nay pháp luật của chúng ta vẫn duy trì quy định về thời
hiệu yêu cầu chia di sản và đây là điểm khơng thuyết phục, do đó với Án lệ số 26 tìm
cách kéo dài thời hiệu giúp người dân tiếp cận được Tồ án.
Bên cạnh những đóng góp đã phân tích ở trên thì án lệ này vẫn một số nội dung

bị bỏ ngỏ. BLDS 2015 có một số quy định mới về thời hiệu thì như đã đề cập ở trên
thì chỉ nói về thời hiệu 30 năm, đấy là một khoảng thời gian thơi mà chưa nói về hệ
quả của hết thời hiệu. BLDS 2015 cũng có quy định mới về hệ quả của hết thời hiệu
trong khi đó Án lệ này chỉ tập trung vào việc áp dụng thời hiệu mới hay không áp
dụng thời hiệu mới 30 năm, cịn hệ quả của hết thời hiệu thì Án lệ này chưa có hướng
xử lý. Thời hiệu là một khoảng thời gian và sẽ có những lý do làm gián đoạn thời gian
đấy (khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu). Liên quan đến thừa kế, hiện nay có
hai Nghị quyết là Nghị quyết về nhà ơ đối với trường hợp khơng có yếu tố nước ngồi
và Nghị quyết về nhà ở có yếu tố nước ngồi. Hai Nghị quyết này cho phép khơng
tính một khoảng thời gian vào thời hiệu và tuỳ theo loại quan hệ thì việc khơng tính
này có thể đến 10 năm và điều này sẽ tác động rất lớn đến việc tính thời hiệu trong
tương lai. Vậy quy định này có kết hợp với Án lệ số 26, kết hợp với việc áp dụng thời
hiệu mới hay khơng thì hiện nay vấn đề đó cịn bỏ ngỏ. Theo quan điểm của tác giả thì
hồn tồn có thể kết hợp các quy định về khơng tính thời hiệu trong các Nghị quyết

22


vừa nêu với Án lệ số 26 để kéo dài thời hạn, cho phép người dân tiếp cận được nhiều
với Toà án hơn14.

14 />
23


VẤN ĐỀ 04
TÌM KIẾM TÀI LIỆU
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật
về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2017
đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải

thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1)Họ và tên tác giả, 2)Tên bài viết in
nghiêng để trong dấu ngoặc kép, 3)Tên Tạp chí, 4)Số và năm của Tạp chí, 5)Số
trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê theo alphabet
tên các tác giả (không nêu chức danh).
1.
Bùi Thị Thanh Hằng – Nguyễn Anh Thư, Một số nội dung đáng lưu ý
của phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” trong Bộ luật Dân sự
năm 2015, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (340)/2016, từ tr. 3 đến tr. 10.
2.
Nguyễn Phương Thảo, “Quyền thừa kế của người thành thai và sinh ra
sau thời điểm mở thừa kế”, tạp chí Tịa án nhân dân, số 20/2017, từ tr. 1 đến tr. 5.
3.
Trần Văn Hà, “Điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế quyền sử
dụng đất”, tạp chí Tịa án nhân dân, số 11/2016, từ tr. 14 đến tr. 17.
4.
Nguyễn Thị Hường, “Quyền đối với bất động sản liền kề trong Bộ luật
dân sự 2015”, tạp chí Tịa án nhân dân, số 7/2017, từ tr. 5 đến tr. 9.
5.
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, “Thời hiệu yêu cầu chia di
sản trong Bộ luật dân sự 2015 (kì 1)”, tạp chí Tịa án nhân dân, số 4/2016, từ tr. 22
đến tr. 27.
6.
Đỗ Văn Đại – Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, “Thời hiệu yêu cầu chia di
sản trong Bộ luật dân sự 2015 (Tiếp theo kì trước và hết)”, tạp chí Tịa án nhân dân,
số 5/2016, từ tr. 10 đến tr. 13.
7.
Nguyễn Quế Anh, “Tăng cường quản lí hoạt động đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh NghệAn”, Dân chủ và pháp luật, số tháng 1 năm 2019 (số
chuyên đề vê công tác tư pháp), tr.25 đến 28.
8.

Nguyễn Thục Anh, “Tiền mã hóa được kế toán như thế nào?”,Kế toán
và Kiểm toán, số 7 (178) năm 2018, tr.22 đến 28.
9.
Trần Huỳnh Anh và Vũ Thị Hoà Như, “Hoàn thiện pháp luật về giao
kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Bài học kinh nghiệm từ cơng ước Viên năm
1980”, Tạp chí luật học, số 9 năm 2018, tr.3 đến 13.
24


10.
Hồ Qn Chính và Hồng Thị Thanh Hoa, “Kê biên, xử lí tài sản thc
sở hữu chung của người thi hành án. Một số vấn đề từ thực tiễn”, Dân chủ và pháp
luật, số tháng 8 (317) năm 2018, tr.14 đến 19.
11.
Nguyễn Vinh Diện, “Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục
đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng
cộng”, Nghiên cứu lập pháp, số 22 (371); kì 2 tháng 11 năm 2018, tr.50 đến 55.
12.
Nguyễn Thị Mỹ Linh, “Tài sản hình thành trong tương lai theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4 (348) năm
2017, tr.27 đến 32.
13.
Nguyễn Võ Linh Giang, “Điểm mới, điểm hạn chế của chế định hợp
đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 và hướng hoàn thiện”, Luật học, số 8
năm 2017, tr.11 đến 23.
14.
Lê Thị Giang, “Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của
pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 9 năm 2018, tr.14 đến 22.
15.
Lê Thị Giang, “Quyền đối với bất động sản liền kề trong Bộ luật dân sự

2015”, Tạp chí kiểm sát, số 16/2018, tr.12 đến 18.
16.
Lê Thị Giang, “Các yêu cầu pháp lí về điệu kiện trong hợp đồng tặng
cho tài sản”, Dân chủ và pháp luật, số tháng 3 (312) năm 2018, tr.27 đến 32.
17.
Lê Văn Giang, “Về điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình khi mua
dược tài sản bán đấu giá”, Tạp chí kiểm sát, số 17/2018, tr.23 đến 27.
18.
Đinh Nguyệt Hà, “Xác định hiệu lực của giao dịch dân sự liên quan đến
quyền sử dụng đất là tài sản hình thành trong thời kì hơn nhân”, Tạp chí kiểm sát, số
11/2018, tr.15 đến 19.
19.
Hồng Nam Hải, “Về thẩm quyền kiểm sốt tài sản, thu nhập của người
có chức vụ, quyền hạn trong Luật phòng chống tham nhũng (sửa đối)”, Nghiên cứu
lập pháp, số 19 (371); kì 1 tháng 10 năm 2018, tr. 27 đến 31.
20.
Nguyễn Hồng Hải, “Tiếp cận mới, cơ bản về quyền đối với tài sản trong
Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí kiểm sát, số 13/2018, tr. 15 đến 21.
21.
Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản
bị xâm phạm theo Pháp luật Hoa Kì”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 5 (117) năm 2018,
tr 32 đến 37.

25


×