Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG BÍCH LIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI
DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tốt nghiệp: “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” là kết quả nghiên cứu của tôi.
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn
và thơng tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019


Tác giả luận văn

Hồng Bích Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc của mình tới PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hiền – Bộ môn Phát triển Nông
thôn – Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế
& PTNT - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, cùng tồn thể các thầy giáo, cô giáo trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tơi trong suốt q trình tơi học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các cán bộ, chuyên viên các phịng
ban UBND thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu trên địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, tập thể lớp CH26 - QLKTB
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên và khích lệ tơi, đồng thời có những
đóng góp q báu trong q trình tơi thực hiện và hồn thành đề tài.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn


Hồng Bích Liên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis abstract ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .............................................................................................. 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.

Các đóng góp của luận văn ............................................................................ 3

1.4.1.

Về lý luận ...................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn ................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch văn hóa tâm linh ........... 5
2.1.


Cơ sở lý luận.................................................................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan ............................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh ........................................................... 7

2.1.3.

Vai trò, ý nghĩa của du lịch văn hóa tâm linh ................................................. 8

2.1.4.

Nội dung phát triển du lịch văn hóa tâm linh ................................................ 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh ...................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 14

2.2.1.

Tình hình phát triển và kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh
của một số nước trên Thế giới ...................................................................... 14


iii


2.2.2.

Tình hình phát triển và kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở
một số địa phương của Việt Nam ................................................................. 16

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ...................................................... 19

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 20

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên......................................................................... 20

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 22

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 26


3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 26

3.2.2.

Phương pháp phân tích................................................................................. 28

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 32
4.1.

Khái quát chung về tài nguyên du lịch và lịch sử hình thành một số điểm
du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh ................................... 32

4.1.1.

Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Chí Linh .............................. 32

4.1.2.

Lịch sử hình thành một số điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị
xã Chí Linh .......................................................................................................................... 36

4.2.


Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh .. 46

4.2.1.

Quy hoạch và đầu tư khu di tích ................................................................... 46

4.2.2.

Phát triển các ngành dịch vụ và hạ tầng du lịch ............................................ 50

4.2.3.

Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch .......................................................... 58

4.2.4.

Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh ......................................................... 59

4.2.5.

Liên kết phát triển du lịch ............................................................................ 62

4.2.6.

Bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh ..... 63

4.2.7.

Kết quả và đóng góp của du lịch văn hóa tâm linh cho phát triển kinh
tế - xã hội thị xã Chí Linh ........................................................................... 65


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn
thị xã Chí Linh ............................................................................................. 66

4.3.1.

Cơ chế, chính sách ....................................................................................... 66

4.3.2.

Nguồn kinh phí cho phát triển du lịch ......................................................... 69

4.3.3.

Phát triển kinh tế - xã hội địa phương........................................................... 71

4.3.4.

Tính thời vụ của du lịch tâm linh.................................................................. 72

iv


4.3.5.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch .................................................... 73

4.3.6.


Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhân lực trong ngành du lịch............ 74

4.4.

Định hướng và các giải pháp cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn thị xã Chí Linh ................................................................................. 75

4.4.1.

Cơ sở xây dựng định hướng .......................................................................... 75

4.4.2.

Định hướng.................................................................................................. 78

4.4.3.

Giải pháp ..................................................................................................... 78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 84
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 84

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 85

5.2.1.


Kiến nghị với nhà nước ................................................................................ 85

5.2.2.

Kiến nghị với tỉnh Hải Dương ..................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CP

Cổ phần

CSLT

Cơ sở lưu trú

ĐH


Đại học

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

HK

Hành khách

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lượng


STT

Số thứ tự

TP

Thành phố

TW

Trung ương

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

United Nations World Tourism Organization – Tổ chức
du lịch Thế giới

VAT

Value Added Tax – Thuế giá trị gia tăng


VH – TT & DL

Văn hóa – Thể thao và Du lịch

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết thị xã Chí Linh .............................................. 22

Bảng 3.2.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thị xã Chí Linh năm 2018 .................... 23

Bảng 3.3.

Thông tin và nguồn thu thập thông tin thứ cấp ......................................... 27

Bảng 3.4.

Đối tượng và phương pháp khảo sát ......................................................... 28

Bảng 3.5.

Bảng phân tích SWOT ............................................................................. 29

Bảng 4.1.


Một số lễ hội chính ở Chí Linh ................................................................ 33

Bảng 4.2.

Một số quy hoạch tại các điểm di tích trên địa bàn thị xã Chí Linh........... 47

Bảng 4.3.

Hiện trạng cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã qua các năm .......................... 50

Bảng 4.4.

Hiện trạng các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống trên địa bàn qua
các năm ........................................................................................ 51

Bảng 4.6.

Giá vé tham quan khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc .............. 53

Bảng 4.7.

Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng hạ tầng du lịch văn hóa
tâm linh ................................................................................................... 55

Bảng 4.8.

Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa
tâm linh ................................................................................................... 56

Bảng 4.9.


Kết quả đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ du lịch văn hóa
tâm linh ........................................................................................ 57

Bảng 4.10. Hiện trạng lao động du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh qua
các năm ........................................................................................ 58
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng lao động du lịch văn hóa
tâm linh ................................................................................................... 59
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất và tăng trưởng bình quân một số ngành kinh tế theo
giá cố định năm 2010............................................................................... 65
Bảng 4.13. Kinh phí đầu tư các cơng trình tại các khu di tích do Ban quản lý di
tích Thị xã quản lý ................................................................................... 69
Bảng 4.14. Nguồn thông tin du khách biết đến điểm du lịch văn hóa tâm linh thị
xã Chí Linh.............................................................................................. 73
Bảng 4.15. Ma trận SWOT về phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị
xã Chí Linh.............................................................................................. 77

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ................................. 20

Hình 4.1.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn ..................................................... 37

Hình 4.2.


Nghi mơn đền Kiếp Bạc............................................................................ 38

Hình 4.3.

Lễ hội hoa đăng – Lễ hội mùa xuân đền Kiếp Bạc .................................... 39

Hình 4.4.

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An ................................................................. 40

Hình 4.5.

Lăng mộ thầy Chu Văn An ....................................................................... 41

Hình 4.6.

Lễ khai bút và khai mạc hội sách đền Chu Văn An ................................... 42

Hình 4.7.

Lễ hội truyền thống đền Cao ..................................................................... 43

Hình 4.8.

Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia quần thể di tích đền Cao
và khai hội truyền thống ........................................................................... 44

Hình 4.9.


Chùa Thanh Mai ....................................................................................... 45

Hình 4.10. Rừng phong chùa Thanh Mai .................................................................... 45
Hình 4.11. Dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Thiền sư Pháp
Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm ........................................................ 46
Hình 4.12. Thanh niên tình nguyên thu gom rác tại đường vào di tích Kiếp Bạc .......... 63

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Phân loại khách du lịch văn hóa tâm linh theo cách thức tổ chức ............. 53
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Chí Linh năm 2018 ................................................. 71
Biểu đồ 4.3. Lượng khách du lịch qua các tháng trong năm 2018................................. 72
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu thơng tin về du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh ................... 74

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của khách du lịch về cơ sở lưu trú trên địa bàn ............................... 51

Hộp 4.2.

Ý kiến của người dân địa phương về cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống
trên địa bàn ............................................................................................... 52

Hộp 4.3.


Ý kiến của cán bộ du lịch về cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống trên
địa bàn .............................................................................................. 52

Hộp 4.4.

Ý kiến của khách du lịch về dịch vụ thu phí du lịch trên địa bàn thị
xã Chí Linh ............................................................................................... 54

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ du lịch về dịch vụ thu phí du lịch trên địa bàn thị
xã Chí Linh ............................................................................................... 54

Hộp 4.6.

Ý kiến của khách du lịch về sản phẩm lưu niệm tại các khu di tích ............ 54

Hộp 4.7.

Ý kiến đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống khi đến du lịch
văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh ............................................................... 57

Hộp 4.8.

Ý kiến của phụ huynh có con tham gia khóa tu mùa hè tại chùa
Côn Sơn ............................................................................................ 60

Hộp 4.9.


Ý kiến của khách du lịch về việc giữ gìn vệ sinh mơi trường tại khu
di tích đền Cao .......................................................................................... 63

Hộp 4.10. Ý kiến của cán bộ du lịch về công tác bảo vệ môi trường du lịch văn
hóa tâm linh tại khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc ....................................... 64
Hộp 4.11. Ý kiến của người dân địa phương về tác động của du lịch văn hóa
tâm linh đến kinh tế hộ gia đình................................................................. 66
Hộp 4.12. Ý kiến của cán bộ địa phương về tác động của du lịch văn hóa tâm
linh đến lao động và việc làm trên địa bàn thị xã ....................................... 66
Hộp 4.13. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp du lịch về hoạt động tuyên truyền,
quảng bá du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh ..................................... 74

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Bích Liên
Tên luận văn:Phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
văn hóa tâm linh, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu

-

Chọn điểm khảo sát

4 địa điểm là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cơn Sơn - Kiếp Bạc, Đền thờ thầy
giáo Chu Văn An, Chùa Thanh Mai và Khu di tích đền Cao được chọn để khảo sát
chuyên sâu do tính chất đặc thù của các tài nguyên này đang được khai thác phục vụ du
lịch và được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm
của các du khách trong và ngồi thị xã.
-

Phương pháp phân tích

Ngồi những thơng tin thứ cấp về tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn thị xã Chí Linh thì nghiên cứu đã khảo sát cán bộ du lịch thị xã Chí Linh (1 cán bộ),
cán bộ sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương (1 cán bộ), cán bộ ban quản lý di
tích thị xã (4 cán bộ), các doanh nghiệp du lịch (4 doanh nghiệp), người dân địa phương (40
người) và khách du lịch (60 người) thông qua phỏng vấn sâu và sử dụng bộ câu hỏi.
Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích SWOT là
các phương pháp chính để phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh.
Kết quả chính và kết luận
1) Thị xã Chí Linh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi tập trung số lượng lớn
các di tích, di chỉ, mật độ khá dày với 303 di tích, di chỉ, trong đó có 10 di tích được xếp
hạng cấp Quốc gia, 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 2 di tích Quốc gia đặc biệt...; tiêu biểu
như: Đền Cao, Đền Chu Văn An, Chùa Thanh Mai, Đền nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ,
Đền Mẫu Sinh,... Trong đó quần thể di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc là điểm du lịch, lễ hội
văn hóa tâm linh nổi tiếng của nước ta. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn

xi



Sơn là chốn tổ Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái mang đậm bản sắc văn hóa Việt...
đã tạo thành cụm du lịch lớn và bước đầu đã hình thành tuyến du lịch trọng điểm phía
Bắc kết nối Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, hàng năm thu hút trên 1.000.000 lượt
khách du lịch đến tham quan, chiêm bái.
2) Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng cho thấy phát triển du lịch
văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Nhờ hoạt
động du lịch, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2018 đạt 282 tỷ đồng, tăng
25,9% so với năm 2017. Bên cạnh đó, tổng mức bản lẻ hàng hóa trên địa bàn thị xã
cũng có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng trưởng bình quân đạt 26,2%. Trong đó,
tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 đạt 4.061 tỷ đồng, tăng 16,62% so với năm 2017.
Ngồi ra, du lịch tâm linh cịn góp phần tạo đã tạo công ăn, việc làm cho hơn
500 lao động trực tiếp và gián tiếp kinh doanh dịch vụ tại di tích, lễ hội; tạo thu nhập ổn
định cho hơn 100 hộ gia đình trong thị xã và giúp hơn 50 hộ gia đình trên địa bàn thốt
nghèo nhờ vào hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh vẫn
còn tồn tại một số hạn chế như: Hạ tầng du lịch còn tồn tại nhiều hạn chế; Dịch vụ du
lịch chưa đáp ứng được như cầu của khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn thị xã hoạt động chưa hiệu quả; Sản phẩm du lịch cịn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu
những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương; Du lịch văn hóa tâm linh thị xã
Chí Linh mang tính thời vụ cao, thiếu các sản phẩm du lịch bổ trợ giúp kéo dài thời vụ
du lịch; Nguồn nhân lực du lịch thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của ngành. Đây là những điểm yếu, thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch
văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh.
3) Thị xã Chí Linh có thế mạnh về phát triển du lịch văn hóa tâm linh và cịn
nhiều tiềm năng để phát triển nhưng chưa được khai thác một cách triệt để. Trên cơ sở
định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh, cần có một số giải pháp
chủ yếu: (i) Giải pháp về quy hoạch; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng; (iii) Tăng cường quản lý
nhà nước về du lịch văn hóa tâm linh; (iv) Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và dịch

vụ du lịch; (v) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (vi) Xúc tiến quảng bá, phát triển thị
trường, tăng cường liên kết phát triển du lịch; (vii) Hạn chế tính mùa vụ của du lịch văn
hóa tâm linh; (viii) Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối
với phát triển du lịch văn hóa tâm linh; và (ix) Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch.
Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp
trên, trong thời gian tới, du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh sẽ phát triển hiệu quả và trở
thành một trong những thành phần kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế của thị xã.

xii


THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Bich Lien
Thesis title:Development of spiritual culture tourism in Chi Linh town, Hai Duong province
Specialization:

Economic management

Code: 8340410

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Basing on studying theoretical and practicial issues of development of spiritual
culture tourism, current situation and factors affecting development of spiritual culture
tourism in Chi Linh town, Hai Duong province are analyzed, from that suggesting
solutions for development of spiritual culture tourism in the coming time.
Methodology
Study site: 4 regions, namely, National special history site Con Son – Kiep Bac,
Chu Van An Temple, Thanh Mai Pogoda and Cao Temple were chosen to survey because
these places are exploited to serve tourism and they have been received attention of local

authorities and tourists inside and outside the town.
Analysis methodology: Along with secondary information of current situation of
developing spiritual culture tourism in Chi Linh town, the study has interviewed 01 tourism
cadre of the town, 01 cadre of Department of culture. sport and tourism of Hai Duong
province, 04 management cadres of history sites, 04 enterprises of tourism, 40 residents and
60 tourists through deep interview and a system of questionnaires.
Methods of descriptive statistics, comparative statistics, and analysis of
strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) are main methods to analize
situation and factors affecting development of spiritual culture tourism in Chi Linh
town, Hai Duong province.
Results and conclusion
1) Chi Linh town is a land of "spirituality and talents", where are concentrated a
large number of historic sites and relics with 303 sites; 10 of which were nationally
ranked, 15 of which were provincially ranked and 2 of which was special history sites,
such as Cao Temple, Chu Van An Temple, Thanh Mai Pogoda, Nguyen Thi Due
Temple, Mau Sinh Temple... Of which, the population of historic sites Con Son – Kiep
Bac is famous tourism point with featured spiritual fesivals of Vietnam. With Yen Tu,
Quynh Lam, Thanh Mai, Con Son are the cradle of the Truc Lam school which
representes a cultural identity of Vietnam. These places have created large tourism

xiii


clusters and initially formed the Northern key toursm route to link Hai Duong to Quang
Ninh. This has attacted over 1,000,000 visitors annual.
2) Results of analysis of the current situation and factors, development of
spiritual cultural tourism in Chi Linh town has reached many important achievements
such as: Revenue from accommodation and catering services in 2018 achieved VND
282 billions increasing 25.9% compared to 2017. Besides, the total goods retail sales in
2018 achieved VND 4,061 billions, rising 16.2% compared to this of 2017. In addition,

spiritual tourism also contributed to creat jobs for more than 500 direct and indirect
employees, bring stable income for over 100 households to decrease poverty.
However, the development of spiritual cultural tourism in Chi Linh town still
has some limitations such as: Infrastructure for tourism development is limited; Tourism
services are not as satisfying as the demand of tourists; Activities of tourism enterprises
are not effective; Tourism products are monotonous and lack of specific local products;
Chi Linh's spirituality cultural tourism is highly seasonal and lacks additional tourist
products to help prolonging the travel season; Human resources for tourism are not
professional and do not meet the developmental needs of the industry. These are major
challenges for the development of Chi Linh town's spiritual cultural tourism.
3) Chi Linh town has strengths to develop spiritual cultural tourism and has
many potentials to develop this type of tourism but has not been exploited thoroughly.
Based on the orientation of developing spiritual cultural tourism in Chi Linh town, the
study has suggested some major solutions: (i) Completing the planning; (ii) Investing in
infrastructure; (iii) Strengthening state management of spiritual cultural tourism; (iv)
Developing typical tourism products and tourism services; (v) Improving the quality of
tourism human resources; (vi) Promoting the promotion and development of markets,
strengthening the links for tourism development; (vii) Overcoming the seasonality of
spiritual cultural tourism; (viii) Raising social awareness and strengthening the
community's role in the development of spiritual cultural tourism; (ix) Implementing
activities to protect tourism environment.
With the potentials and strengths as mentioned above, if Chi Linh synchronously
performs these solutions, spiritual cultural tourism will develop more effectively and
contribute more to the economic structure of the town in the future.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được
nâng cao về vật chất lẫn tinh thần thì nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi
sau những ngày làm việc căng thẳng càng được nhiều người quan tâm hơn. Đã
có nhiều loại hình du lịch ra đời nhằm đáp ứng cho du khách như: du lịch văn
hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch biển,… Trong đó, loại hình du lịch văn hóa tâm
linh hiện đang rất được quan tâm phát triển tại nhiều nước trên thế giới như
Thái Lan, Ấn Độ, Nepal,... Đối với Việt Nam, một quốc gia đã trải qua hàng
ngàn năm lịch sử, văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước, vì thế
tâm linh của người Việt trong tơn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng,
ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống các di tích tơn giáo, tín
ngưỡng gắn với các lễ hội tơn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài
suốt cả năm trên khắp 3 miền đất nước. Cho nên sự phát triển của du lịch văn
hóa tâm linh trong tương lai không xa là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với quốc gia
có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngồi mang lại các lợi ích kinh tế - xã
hội - văn hóa cho nơi đến như các loại hình du lịch khác, còn giúp những người
thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm
mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống
và bản thân học nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng (Nguyễn Trọng
Nhân và Cao Mỹ Khanh, 2014).
Chí Linh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” thấm đẫm những tầng giá trị văn
hóa, lịch sử và cả huyền tích, huyền sử trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam
với nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử nổi tiếng. Là đô thị dịch vụ du
lịch lịch sử - văn hóa cấp quốc gia trong chuỗi du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu
sinh thái Bến Tắm, Yên Tử - Bãi Cháy, Hạ Long và nằm trên tuyến hành lang
thuộc chương trình hợp tác quốc tế hai hành lang một vành đai kinh tế. Thị xã là
nơi tập trung số lượng lớn các di tích, di chỉ, mật độ khá dày với 303 di tích, di
chỉ, trong đó có 10 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 15 di tích xếp hạng cấp
tỉnh, 2 di tích Quốc gia đặc biệt...; tiêu biểu như: Đền Cao, Đền Chu Văn An,
Chùa Thanh Mai, Đền nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, Đền Mẫu Sinh,... Trong đó


1


quần thể di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc là điểm du lịch, lễ hội văn hóa tâm linh nổi
tiếng của nước ta. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn là chốn
tổ Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái mang đậm bản sắc văn hóa Việt... đã tạo
thành cụm du lịch lớn và bước đầu đã hình thành tuyến du lịch trọng điểm phía
Bắc kết nối Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, hàng năm thu hút trên 1.000.000
lượt khách du lịch đến tham quan, chiêm bái.
Với những lợi thế đó, thị xã Chí Linh đã và đang tập trung nguồn lực để
đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch văn hóa tâm
linh làm cốt lõi.
Tuy vậy, thực tế hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí
Linh1 cịn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của mình. Tình hình kinh
doanh du lịch, dịch vụ cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư phát triển hạ
tầng và các sản phẩm du lịch con thấp trong khi tính cạnh tranh giữa các điểm du
lịch diễn ra ngày một gay gắt hơn, chất lượng dịch vụ các ngành du lịch tại Chí
Linh phát triển chưa mạnh... Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu rõ thực trạng và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch văn hóa tâm linh
trên địa bàn thị xã từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp giúp hoạt động
du lịch văn hóa tâm linh ngày càng phát triển là việc rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển du
lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh,
từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp góp phần đưa du lịch văn hóa tâm linh
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương trở thành một trong những thành phần kinh tế
quan trong trong cơ cấu nền kinh tế thị xã.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
1

Từ ngày 01/03/2019, thị xã Chí Linh chính thức trở thành Thành phố Chí Linh – thành phố thứ 2 của
tỉnh Hải Dương (Theo Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
10/01/2019 về việc nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 06 phường thuộc thị xã Chí Linh và
thành lập Thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương). Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc thành lập Thành phố Chí Linh được tổ chức vào ngày 20/04/2019 tai Quảng trường Sao
Đỏ. Nhưng trong báo cáo này vẫn xin được giữ nguyên là Thị xã Chí Linh.

2


- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại
Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch văn
hóa tâm linh tại Thị xã Chí Linh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du
lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng khảo sát: Ban quản lý di tích và danh thắng Chí Linh; các cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch; cộng đồng dân cư địa phương; khách du lịch văn hóa
tâm linh và các cơ quan đồn thể có liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Thị xã Chí

Linh, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn
hóa tâm linh tại địa phương.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Các nội
dung chuyên sâu được khảo sát tại 4 địa điểm là Khu di tích Quốc gia đặc biệt
Cơn Sơn - Kiếp Bạc, Đền thờ thầy giáo Chu Văn An, Chùa Thanh Mai và Khu di
tích đền Cao.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
-

Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm:

2014, 2015, 2016, 2017, 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018.
-

Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 21/04/2018 đến ngày 15/05/2019.

-

Các giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn 2020 - 2025.

1.4. CÁC ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
tâm linh; tổng hợp và đưa ra các quan điểm, khái niệm du lịch văn hóa tâm linh.

3


Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra đặc điểm, nội dung, vai trò, những yếu tố ảnh

hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
1.4.2. Về thực tiễn
Đúc kết kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở một số nước
trên Thế giới và một số địa phương ở nước ta cho phát triển du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đánh giá thực trạng phát triển và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển du lịch văn hóa tâm linh tại thị xã Chí Linh qua đó chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí
Linh, là căn cứ đề xuất các định hướng, giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn thị xã Chí Linh trong thời gian tới.
Luận văn đề xuất được hệ thống giải pháp khả thi cho phát triển du lịch
văn hóa tâm linh tại địa phương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Du lịch
Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn; cũng như trong mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường
sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du
lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi
định cư.
Định nghĩa của UNWTO về du lịch lại hướng đến chủ yếu là các hoạt

động của khách du lịch (du hành, tạm trú, tham quan, khám phá, trải nghiệm,
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn). Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra
liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, ở một không gian nhất định mà
khơng phải là nơi mình định cư sinh sống, và khơng có mục đích kinh tế.
Theo Luật du lịch (2017): ‘‘Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích khác’’.
Từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía
cạnh: Thứ nhất: Du lịch là một dạng nghi thức dưỡng sức, tham quan tích cực
của con người ngồi nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật; Thứ hai: Du lịch là một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm
tình u nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là
hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

5


Theo định nghĩa trên, du lịch được hiểu theo hai khía cạnh: đi du lịch (của
du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch).
Trong “Giáo trình kinh tế du lịch” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính,
Trần Minh Hịa (2006) có đưa ra định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh doanh
bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu về các nhu cầu khác của khách du lịch. Các
hoạt động phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm

du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.
2.1.1.2. Văn hóa
Trên Thế giới có hơn 400 khái niệm về văn hóa theo những cách tiếp cận
khác nhau. Trong giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm (1991)
đã có định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
(vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể,…) do con người sáng
tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Năm 2002, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc
(UNESCO) đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập
hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngồi văn học và nghệ thuật,
cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
2.1.1.3. Tâm linh
Tâm linh gồm chữ ‘‘tâm” và chữ ‘‘linh’’ tạo nên. Theo từ điển Hán Việt
của Thiền Chửu (1993), ‘‘tâm’’ có nghĩa là tim (lòng), thuộc về thế giới bên
trong. ‘‘Linh’’ có rất nhiều nét nghĩa như: ‘‘linh’’ trong linh hoạt, nhạy bén;
‘‘linh’’ trong thần linh; người chết cũng được gọi là ‘‘linh’’; “linh cịn được dùng
để nói đến những ứng nghiệm, bói tốn. Theo Hồng Phê (1975) cũng cho rằng
tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó
sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm”.
Vậy tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng. Một trong
những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến là khái niệm tâm
linh của Nguyễn Đăng Duy (1996): “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong

6


cuộc sống đời thường, là niềm tin linh thiêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn
giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại biểu

tượng, hình ảnh, ý niệm”.
2.1.1.4. Du lịch văn hóa tâm linh
Khái niệm du lịch văn hóa tâm linh hay cịn gọi là du lịch tâm linh được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến.
Nhà nghiên cứu Alex Norman đã có định nghĩa ngắn gọn về du lịch tâm
linh đó là : ‘‘Du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích
tinh thần thơng qua việc thực hành nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng’’ (Alex
Norman, 2011).
Tại Việt Nam có thể nhắc đến khái niệm du lịch tâm linh của tác giả
Nguyễn Văn Tuấn: ‘‘Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh
thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở
vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống
tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn
hóa tâm linh trong q trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người
về thế giới, những giá trị về đức tin, tơn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh
thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải
nghiệm thiêng liêng về tinh thần con người trong khi đi du lịch’’. (Nguyễn Văn
Tuấn, 2013).
Từ quan điểm trên, có thể nhận định du lịch tâm linh là một hình thức
biểu hiện của du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa tâm linh là yếu tố cốt lõi để
hình thành nên các hoạt động du lịch và sản phẩm của du lịch phục vụ cho du
khách. Thông qua việc thụ hưởng các giá trị văn hóa tâm linh du khách sẽ
hình thành nên những suy nghĩ tích cực hướng đến sự cân bằng và phát triển
về mặt tinh thần.
2.1.2. Đặc điểm của du lịch văn hóa tâm linh
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2013), du lịch tâm linh ở Việt Nam có
những đặc trưng sau:
Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật
giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như

Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,... Triết lý phương Đông, đức tin, giáo pháp,

7


những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, cơng trình tơn giáo ở
Việt Nam là những ngơi chùa, tịa thánh và những cơng trình văn hóa tơn giáo
gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị
anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có cơng với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở
thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng
tộc, tri ân báo hiếu đối với các bậc sinh thành.
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần
như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh
thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà khơng nơi nào có là Thiền phái Trúc
Lâm n Tử.
Ngồi ra du lịch tâm linh ở Việt Nam cịn có những hoạt động gắn với yếu
tố linh thiêng và những điều huyền bí (Nguyễn Văn Tuấn, 2013).
Đặc điểm tiếp theo đó là du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét. Vào mùa
cao điểm nhất là dịp các sự kiện, lễ hội lớn được tổ chức tại các không gian văn
hóa tâm linh và vấn đề sức chứa là vấn đề cần được tính tốn kỹ lưỡng cho hoạt
động du lịch tâm linh.
Cuối cùng có thể thấy rằng du lịch tâm linh có mục đích hướng thiện rất
rõ nét nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của người tham gia.
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của du lịch văn hóa tâm linh
2.1.3.1. Đối với nền kinh tế
Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh có tác động tích cực đến sự phát triển
của nhiều ngành kinh tế khác nhau trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc tạo
ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành như công nghiệp thực phẩm,

nông nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thủy sản, thủ công mỹ nghệ,... tạo ra hiệu ứng
chi tiêu lớn thông qua các dịch vụ lữ hành, tham quan, lưu trú, mua sắm, cúng tế,
chụp ảnh,...
Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm
cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và dân địa phương. Du lịch văn hóa
tâm linh ln hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa
phương vào các hoạt động như làm hướng dẫn viên cho du khách, làm việc tại
nhà nghỉ phục vụ du khách, sản xuất cung ứng thực phẩm phục vụ các nhu cầu

8


của du khách, sản xuất các hàng lưu niệm bán cho khách... thơng qua đó tạo việc
làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Thơng qua hoạt động du lịch văn hóa tâm linh có thể đưa khách tới tham
quan để quảng bá và phát huy giá trị của di sản, từ đó mới có thể kêu gọi được
nguồn lực xã hội lớn và tạo ra nguồn kinh phí để đầu tư trở lại cho việc bảo tồn
và phát huy di sản. Và cũng chỉ có bảo vệ, bảo tồn các di sản, di tích thật tốt mới
có các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh có chất lượng và hấp dẫn khách du lịch.
2.1.3.2. Đối với xã hội
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh góp phần tăng cường mở rộng giao lưu
văn hóa, tăng tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết cá nhân giữa các
vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.
Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh là phương tiện giáo dục lòng yêu nước,
yêu thiên nhiên từ đó nâng cao truyền thống dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc (Tổng cục du lịch, 2005).
Du lịch văn hóa tâm linh khơng chỉ thỏa mãn được các nhu cầu về tinh
thần của con người thơng qua hoạt động du lịch mà cịn góp phần quan trọng vào
giáo dục văn hóa, ý thức của người dân địa phương cũng như du khách trong quá
trình tổ chức hoạt động du lịch. Các lễ hội giúp cho người tham gia hiểu rõ hơn

về truyền thống của dân tộc, về tinh thần yêu nước, sự hi sinh và ý chí quật
cường của thế hệ cha ơng. Những lễ hội từ tôn giáo, dân gian cho đến hiện đại
đều có tác dụng nhắc nhở, khơi phục các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc và giúp
thế hệ tương lai cảm thấy tự hào hơn về quê hương, đất nước.
2.1.3.3. Đối với môi trường
Phát triển du lịch văn hóa tâm linh sẽ kéo theo một nguồn kinh phí để đầu tư
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và một số lĩnh vực khác đồng thời là động lực
để các đơn vị đầu tư làm đẹp môi trường bao gồm cả mơi trường trong đơn vị cũng
như ngồi xã hội qua đó nhằm thu hút được nhiều du khách tới tham quan du lịch.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch văn hóa
tâm linh có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch mơi trường thơng
qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ơ nhiễm tiếng ồn, rác thải và các
vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch, xây dựng, duy tu,
bảo dưỡng các di tích. Cũng như việc tăng cường hiểu biết về mơi trường của
cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

9


2.1.4. Nội dung phát triển du lịch văn hóa tâm linh
2.1.4.1. Quy hoạch và đầu tư khu di tích
Quy hoạch và đầu tư các khu di tích là một cơng đoạn khơng thể thiếu
trong q trình phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Đó là chuỗi các hoạt động của
các đối tượng tham gia bao trùm từ quyết định của lãnh đạo phê duyệt quy hoạch,
sự tham gia của nhà đầu tư, nhà tư vấn quy hoạch, cộng đồng dân cư có liên
quan, bộ phận quản lý và giám sát, quản lý xây dựng... du lịch văn hóa tâm linh.
Do đó cơng tác quy hoạch và đầu tư khu di tích là cơ sở để xây dựng các chương
trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch văn hóa tâm linh phù hợp với các
giai đoạn phát triển chung của ngành du lịch trên địa bàn.
2.1.4.2. Phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ và hạ tầng du lịch

Hạ tầng du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do
các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm,
cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống cơ sở
lưu trú, cơ sở ăn uống, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,... và các
cơng trình kiến trúc bổ trợ.
Chất lượng các ngành dịch vụ và hạ tầng du lịch tốt sẽ thúc đẩy du lịch
văn hóa tâm linh phát triển.
2.1.4.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu
mang tính quyết định trong tiến trình phát triển du lịch, bởi con người chính là chủ
thể của hoạt động lao động. Sở dĩ nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn
đề cấp thiết của du lịch hiện đại là vì khi du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu
về nguồn nhân lực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Du lịch muốn trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc
biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Nguồn nhân lực du lịch bao gồm lao động làm việc trực tiếp trong các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong ngành từ trung
ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán
bộ quản trị kinh doanh và đội ngũ lao động nghiệp vụ (lao động trong các cơ sở
lưu trú, nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở vận chuyển,...).
Phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa tâm linh là những hoạt động nhằm
tăng cường số lượng và chất lượng của lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh.

10


×