Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.49 KB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Chuyên Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Hữu Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính Sách - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công, viên chức của UBND thành
phố Bắc Ninh, Sở Xây dựng, các phòng ban, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Dũng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................................iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3


1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội........... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội ............................................... 4

2.1.1.

Quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội .............................................................. 4

2.1.2

Nội dung quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội ............................................... 7


2.1.3.

Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội......................................................12

2.1.4.

Mục đích quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội .........................................................14

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội .................. 15

2.1.6.

Các nhân tố tác động đến chính sách nhà ở xã hội.......................................................18

2.2.

Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội ........................................19

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội ở nước ta..................................19

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam và thành phố Bắc Ninh ............ 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23


iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................................23

3.1.1.

Đặc điểm và điều kiện tự nhiên........................................................................ 23

3.1.2.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26

3.1.3.

Đặc điểm về kinh tế.......................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................30

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 30


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................................... 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ..................................................................... 34

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................................35

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh ban hành và quản lý thống nhất quy định pháp luật về
nhà ở xã hội. ..................................................................................................... 35

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý về giá nhà ở xã hội ...................... 35

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội ..................................................................................................................... 36

3.3.4.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng vệ sinh mơi trường ................................... 36


3.3.5.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phòng cháy chữa cháy ............................. 36

3.3.6.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơng tác thanh tra, kiểm tra về nhà ở xã hội ............. 36

Phân 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luân ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh 37

4.1.1.

Khái quát tình hình nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ................. 37

4.1.2

Bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án nhà ở xã hội ..................................... 40

4.1.3

Thực trạng ban hành văn bản hướng dẫn về QLNN đối với NOXH. .............. 44

4.1.4

Thực trạng Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng .................................... 47


4.1.5

Thực trạng Quản lý thiết kế, kỹ thuật xây dựng nhà ở xã hội .......................... 49

4.2.

Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội tại thành phố bắc
ninh trong thời gian qua. .................................................................................. 58

4.2.1.

Đánh giá kết quả đạt được................................................................................ 58

4.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động qlnn về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh ...........................................................................................................................62

4.3.1.

Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý nhà ở xã hội ................... 62

4.3.2.

Chính sách của Nhà nước về đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội.. .... 64

iv


4.3.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức quản lý về nhà ở xã hội............................. 66

4.3.4.

Năng lực bộ máy quản lý nhà nước ................................................................. 66

4.4

Định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh ...................................................................................................................66

4.4.1.

Định hướng ...................................................................................................... 66

4.4.2.

Giải pháp quản lý phát triển và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.. 68

4.4.3.

Giải pháp quản lý trật tự xây dựng ................................................................... 68

4.4.4.

Giải pháp về quản lý, khai thác sử dụng .......................................................... 68

4.4.5.


Giải pháp về tài chính ...................................................................................... 69

4.4.6.

Giải pháp Hồn thiện quy định về xây dựng và kiểm soát giá bán nhà ở xã hội
nhằm đảm bảo công bằng cho đối tượng thụ hưởng ........................................ 69

Phân 5. Kêt luận và kiến nghị ...................................................................................... 71
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 71

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 72

5.2.1.

Đối với Trung ương ......................................................................................... 72

5.2.2.

Đối với Bộ xây dựng .......................................................................................................72

5.2.3.

Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh........................................................................................72

5.2.4.


Đối với các nhà đầu tư ....................................................................................................73

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................74
Phụ lục .......................................................................................................................... 76

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Đối tượng được xét duyệt mua nhà ở xã hội............................................. 17

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Bắc Ninh ...................................... 27

Bảng 3.2.

Tình hình dân số thành phố Bắc Ninh năm 2016 - 2018 .......................... 29

Bảng 3.3.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 32

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 33

Bảng 4.1


So sánh mức lao động và nhu cầu về nhà ở năm 2016 - 2017 .................. 38

Bảng 4.2.

Một số Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do thành phố phê duyệt ...... 39

Bảng 4.3

Tổng hợp các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp đang triển khai trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh ...................................................................... 40

Bảng 4.4.

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến Nhà ở xã hội .......................... 44

Bảng 4.5.

Hệ thống văn bản quản lý phát triển, đối tượng thụ hưởng thụ hưởng nhà
ở xã hội và điều kiện tiếp cận ................................................................... 45

Bảng 4.6.

Dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................... 48

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ quản lý về quy hoạch dự án nhà ở xã hội ................ 49

Bảng 4.8.


Hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở ............................. 50

Bảng 4.9

Bảng hệ thống các trang thiết bị nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh .......................................................................................................... 51

Bảng 4.10.

Đánh giá của hộ dân về thiết kế căn hộ .................................................... 51

Bảng 4.11.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu chọn điểm nghiên cứu . 52

Bảng 4.12.

Ý kiến đánh giá của người dân về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong
chung cư .................................................................................................... 53

Bảng 4.13.

Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội trong khu chung cư chọn điểm nghiên cứu......................................... 54

Bảng: 4.14

Giá bán nhà chung cư tại các Dự án NOXH tại điểm nghiên cứu ............ 56


Bảng 4.15

Đánh giá người dân về giá nhà chung cư.................................................. 56

Bảng 4.16

Bảng chi phí dịch vụ hàng tháng .............................................................. 57

Bảng 4.17

Tình hình kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh .......................................................................................................... 58

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DA


Dự án

DN

Doanh nghiệp

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KCN

Khu công nghiệp

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NOXH

Nhà ở xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước


UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Mơ hình lợi ích NOXH mang lại ............................................................... 5

Hình 3.1.

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.............. 25

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa
bàn nghiên cứu .......................................................................................... 42

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Tên luận văn: Quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và công tác quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hồn
thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
trong thời gian tới.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm:
Phương pháp tổng hợp: Thu thập tài liệu từ các sách báo, tạp chí, các văn kiện
Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã
công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu trên internet.
Phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát
thực tiễn quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Phỏng
vấn 90 người dân đang sinh sống tại các chung cư được chọn làm điểm nghiên cứu, 9
người thuộc ban quản lý tòa nhà, 12 cán bộ, lãnh đạo QLNN, ban quản lý trong lĩnh vực
nhà ở xã hội.
Phương pháp thống kê – phân tích – đánh giá: Dựa trên kết quả tài liệu thu thập
được, sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp để đưa ra các đánh giá,
nhận định. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
Có thể khẳng định, tỉnh Bắc Ninh nói chung và thành phố Bắc Ninh nói riêng đã
có những chính sách trong quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội kịp thời và đúng đắn,
giúp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, bước đầu đã đạt được những thành công
nhất định, đồng thời cho thấy tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh năng động và tiềm năng trong
tiến trình phát triển kinh tế xã hội cũng như thực hiện các chính sách an sinh xã hội của
đất nước, trong đó vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp rất được
chính quyền và người dân quan tâm và sẽ có những bước tiến đột phá trong tương lai.
Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội được coi là vấn đề lớn và
phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp nghiên cứu và tổng kết kịp thời từ thực tiễn, có sự tham
gia tích cự của các cơ quan ban, ngành, các chuyên gia và nhà quản lý, đòi hỏi sự đồng
bộ tổng thể chế chính sách, giải pháp về kinh tế, xã hội, công nghệ, quy hoạch, môi


ix


trường và hành chính. Qua đề tài “Quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh” tác giả đã tìm hiểu và giải quyết những vấn đề:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội và phát
triển nhà ở cho người thu nhập thấp, tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm từ các nước trên
thế giới và các địa phương trong nước trong việc đầu tư, phát triển nhà ở cho người thu
nhập thấp, là cơ sở tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu áp dụng cho địa
phương nghiên cứu.
Thứ hai, tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan
đến quản lý nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, qua
đó đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, những mặt cần được phát huy và những hạn
chế cần thay đổi, khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở nội dung nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
bền vững nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

x


THESIS ABSTRACT
Author name: Nguyen Huu Dung
Thesis title: State management of social housing in Bac Ninh city
Major: Economics management.

Code: 8340410

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives

Based on the assessment of the situation and the state management of social
housing in Bac Ninh city to propose some solutions to intensify and improve the state
management of communal housing association in Bac Ninh city in the future.
Research methods
Aggregate method: Collecting documents from books, magazines, Resolution
documents, published research programs, published research results of research agencies,
Internet documents.
Sociological survey method and survey method: Conducting a practical survey on
state management of social housing in Bac Ninh city. The study survey 90 people living in
the apartments selected as research sites, 9 people in the building management board, 12
officials, state management leaders, management boards in the social housing field.
Methods of statistics - analysis - evaluation: Based on the results of collected
documents, using statistical and general analysis methods to make assessments and
comments. Since then we propose solutions and recommendations.
It can be affirmed that Bac Ninh province in general and Bac Ninh city in
particular have policies on state management of social housing timely and properly,
helping to develop housing for low-income people. The province has achieved certain
successes and shows that Bac Ninh province is a dynamic and potential province in the
process of socio-economic development as well as the implementation of social security
policies of the country. Therefore, the development of social housing for low-income
people is of great concern to the authorities and people and will make breakthrough
steps in the future.
However, the state management of social housing is considered a big and
complex issue, requiring timely research and summation from practice, with the active
participation of the agencies. , industry, experts and managers, require comprehensive
synchronization of policies, solutions on the economy, society, technology, planning,

xi



environment and administration. Through the topic "State management of social
housing in Bac Ninh city", the author has explored and resolved the following issues:
Firstly, the theoretical basis system for state management of social housing and housing
development for low-income people, learn and draw experience from countries around
the world and local localities in the country. In investing and developing houses for
low-income people, it is a prerequisite for proposing effective solutions to apply to the
research localities.
Secondly, conducting surveys, analyzing and assessing the situation of issues
related to social housing management for low-income people in Bac Ninh City, thereby
offering advantages and difficulties. problems, aspects that need to be promoted and
limitations that need to be changed and overcome.
Thirdly, based on the research content, propose some solutions to the sustainable
development of social housing in the city.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà ở là vấn đề nan giải và cấp thiết nhất trong đời sống của mỗi người
dân. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp về chính sách xã hội nói chung và an sinh
xã hội nói riêng được Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 – Ban Chấp hành Trung ương (
Khóa XI) nhấn mạnh là bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho
người dân – trong đó có bảo đảm tối thiểu là: Cải thiện điều kiện nhà ở cho người
nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị, từng bước giải quyết nhu cầu về nha ở cho
người lao động tại các khu cơng nghiệp và học sinh, sinh viên. Có cơ chế hỗ trợ nhà
ở cho người thu nhập thấp ở đơ thị phù hợp cho đối tượng có nhu cầu thuê, mua nhà
ở. Tập chung khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục, tạo
điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở
xã hội, có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu

cơng nghiệp.Trích nguồn[Ban tổ chức trung ương ,2008].
Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo
dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn về chỗ ở trong xã hội, những văn bản,
chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích các cá nhân tự tạo dựng nhà ở,
các thành phần kinh tế tham gia tạo dựng nhà ở để giải quyết nhu cầu bức thiết
của các đối tượng trong xã hội.
Thành phố Bắc Ninh đang trên đà phát triển, Tháng 12/2017, Thành phố
Bắc Ninh được Chính phủ cơng nhận là đô thị loại I nên nhu cầu về nhà ở tăng
cao. Trong những năm qua thành phố có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn
đề nhà ở cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở trong thành phố nhưng do
khơng có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp,
các hộ nghèo tại khu vực đô thị, trong khi đó các doanh nghiệp chỉ trú trọng phát
triển các dự án nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng, các hộ có thu nhập
cao và các hộ gia đình khá giả vì vậy các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại
khu vực đơ thị (gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng lương từ ngân sách nhà
nước; người lao động thuộc các thành phần kinh tế) khơng đủ khả năng tài
chính để cải thiện chỗ ở.
Việc quản lý nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội nói chung, nhà ở

1


dành cho người thu nhập thấp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thực tiễn cho
thấy việc quản lý các cơ chế, chính sách vẫn cịn những hạn chế bất cập, hiện
khơng có chính sách quản lý chất lượng riêng đối với nhà ở xã hội nên việc kiểm
tra chất lượng cơng trình của cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện
một cách thường xuyên, chủ yếu là hậu kiểm, do đó chất lượng khó kiểm sốt.
Quỹ nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị
chưa được quan tâm đúng mức. Xu hướng xây dựng nhà ở với giá thành cao để

bán cho một bộ phận có thu nhập cao đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia
đầu tư. Yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương
mại. Giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách nói chung và các đối tượng
thu nhập thấp tại khu vực đô thị là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Với
thực tế trên đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm góp phần
tìm lời giải cho bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp ở các đơ thị lớn nói chung
và thành phố Bắc Ninh nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước
đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” nhằm góp phần giải
quyết những bất cập nói trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước đối với nhà ở xã hội và công tác quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội từ đó đề
xuất giải pháp góp phần từng bước hồn thiện quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối
với dự án nhà ở xã hội .
- Đánh giá thực trạng và công tác quản lý nhà nước đối với dự án nhà ở xã
hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với nhà
ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quá trình quản lý của nhà nước đối với nhà ở xã hội diễn ra như thế nào?

2


- Thực trạng quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố

Bắc Ninh ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với
nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
- Quá trình quản lý của nhà nước đã đạt được những kết quả gì? Cịn những
mặt hạn chế nào?
- Giải pháp nào là cần thiết để hồn thiện q trình quản lý nhà nước đối
với nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đối với nhà ở
xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp giai đoạn 2015-1018, số
liệu sơ cấp thu thập năm 2018. Đề xuất giải pháp đến năm 2025.
- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về nhà ở xã
hội trong tiến trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở thành phố Bắc Ninh.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Hệ thống hóa, tổng hợp các tài liệu trong và ngồi nước hình thành cơ sở
lý luận và thực tiễn vấn đề nhà ở xã hội ở đô thị.
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu như:
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kế, phương
pháp tổng hợp và các phương pháp khác, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải
quyết vấn đề đặt ra.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bổ sung cơ sở lý luận và hệ thống thực tiễn một số nước, các địa
phương trong nước trong lĩnh vực quản lý nhà ở xã hội
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cụ thể hóa chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia tầm nhìn đến năm 2030.đến cơng tác quản lý NOXH, các chính
sách ưu đãi của nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ Ở XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ Ở XÃ HỘI
2.1.1. Quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội
2.1.1.1. Khái niệm nhà ở xã hội và quản lý nhà nước
a. Khái niệm nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước có
thể là trung ương, địa phương hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi
nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở
giá rẻ cho một số những đối tượng được ưu tiên theo chính sách của nhà nước.
Một số đối tượng có thể kể đến là: Cơng chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn
định, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị được bán
với giá rẻ so với thị trường.
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định quy định tại Điều 51 của Luật
Nhà ở 2014.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 188/2013 Chính phủ ban hành tháng
11/2013 định nghĩa Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng có thu nhập thấp
thuê và mua, thuộc một trong các nhóm đối tượng sau: (1) Người có cơng với
cách mạng; (2) Cán bộ, cơng chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự
nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước; (3) Sỹ
quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương
từ ngân sách nhà nước; (4) Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh
tế làm việc tại các KCN, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế
xuất, khu công nghiệp của tất cả các ngành, nghề; (5) Người có thu nhập thấp và
người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đơ thị; (6) Đối tượng bảo trợ xã

hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã
hội, người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; (7) Các đối tượng trả
lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ; (8) Người thu nhập thấp
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; (9) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái
định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư

4


Người thu nhập thấp là khái niệm được sử dụng để hình dung một cách tương đối
về người nghèo đơ thị - đối tượng khó khăn và khơng có đủ khả năng chi trả cho nhà ở.
Đối chiếu theo Nghị định trên, người thu nhập thấp thuộc nhóm (5), (6), (8), (9).

Hình 2.1. Mơ hình lợi ích NOXH mang lại
b. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước (QLNN) là sự tác động của bộ máy quản lý nhà nước vào
các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong xây dựng cơ bản từ bước xác
định dự án xây dựng để thực hiện xây dựng và cả quá trình đưa dự án vào khai
thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý chí và hành động
của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hịa lợi ích các nhân, tập
thể và lợi ích của nhà nước.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, là hoạt động tổ chức điều
hành của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp, tư pháp
nhằm thực hiện các chức năng đối nội – đối ngoại của nhà nước.

5


c. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các dự án nhà xã hội
Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội là một bộ phận của QLNN nên có những

đặc trưng vốn có, ngồi ra nó có chủ thể, nguyên tắc quản lý riêng hay nói cách
khác: Quản lý nhà nước về NOXH là quá trình các cơ quan, cá nhân trong bộ
máy nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp
luật và sử dụng nó đề điều hành các hoạt động quản lý nhằm đạt những yêu cầu,
mục đích của mình về nhà ở xã hội.
2.1.1.2. Đặc điểm của nhà ở xã hội
- Nhà ở xã hội thường là nhà ở dành cho người có thu nhập thấp đối tượng
ưu tiên theo quy định nhà nước
- Quy mô, số lượng nhà ở xã hội tùy thuộc nhu cầu thuê và mua của các đối
tượng có liên quan cũng như sự phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa
phương. UBND cấp tỉnh sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu về các dự án
nhà ở xã hội trên địa bàn.
- Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho
thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn, trích từ 30% đến 50%
tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu
đô thị mới trên địa bàn (mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định), ngân sách địa phương hay huy động từ các nguồn vốn hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật và tiền tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
trong và ngồi nước.
- Diện tích mỗi căn khơng q 70m2 sàn, được hồn thiện theo cấp, hạng
nhà nước nhưng khơng được dưới 30m2 sàn. Trích [Luật đất đai, 2013.]
2.1.1.3. Vai trị của nhà nước đối với việc quản lý xây dựng nhà ở xã hội
a. Vai trò của Nhà nước
Vai trò của Nhà nước là yếu tố quyết định cho việc hiện thực hóa chủ
trương xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Để kích cung, Nhà nước
phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng và đưa được sản phẩm đó đến tay
người có nhu cầu. Cụ thể, vai trò của Nhà nước gồm những nội dung sau:
- Tạo cơ chế cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với nguồn “đất sạch” để thực
hiện dự án. Đất sạch ở đây có ý nghĩa là đất đã được đền bù, chuyển mục đích sử
dụng hoặc đã đầu tư cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho việc xây dựng cơng trình. Nhà


6


nước sẽ trực tiếp giao đất hoặc làm cầu nối để doanh nghiệp được nhận bàn giao
đất từ người có đất.
- Tinh giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thơng thống hết mức có thể
cho dự án xây dựng nhà ở xã hội
- Quản lý chặt chẽ đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên mua nhà ở xã
hội, khơng để xảy ra tình trạng người có tiền mua đi bán lại hưởng chênh lệch.
- Tạo ra quỹ đất để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội. Quỹ
đất sạch có thể có từ việc thu hồi đất được quy hoạch làm nhà ở xã hội tại các
khu công nghiệp, khu dân cư; đất công; đất do Nhà nước tự đền bù; và đất từ các
hộ gia đình, cá nhân đưa vào làm dự án nhà ở xã hội.
b. Vai trò của nhà đầu tư xây dựng
Nhà đầu tư sẽ tính tốn sao cho sản phẩm của họ phù hợp nhất với nhu cầu
trong phân khúc thị trường cho người thu nhập thấp được mua nhà.
Giá trị bán, cho thuê nhà phải phù hợp với khả năng tài chính của người thu
nhập thấp; chung cư phải có bộ máy, quy trình quản lý hiệu quả vì đây là cơng
trình có tính cơng cộng, nếu không được quản lý và bảo dưỡng đúng cách sẽ
nhanh chóng xuống cấp.
Như vậy, để thực hiện chủ trương xây nhà ở xã hội cho người lao động ,
người có thu nhập thấp thành cơng thì phải giải quyết các vấn đề nêu trên một
cách có hệ thống chứ khơng thể đơn giản hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc cho
người tiêu dùng.
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội
2.1.2.1. Ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đối với nhà
ở xã hội
Nhà nước sử dụng công cụ luật pháp trong quản lý để điều chỉnh hành vi
của chủ thể bị quản lý: Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển quỹ

đất, quy hoạch, kế hoạch NOXH trên phạm vi cả nước và từng địa phương;
Thống kê, kiểm kê, theo dõi quỹ đất bố trí xây dựng NOXH. Giao nhà, cho thuê
NOXH, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng NOXH; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm pháp luật về NOXH. Giải quyết khiếu nại về NOXH
Công tác xây dựng văn bản pháp luật là rất quan trọng khơng thể thiếu đối
với hoạt động QLNN nói chung, lĩnh vực về NOXH nói riêng. Căn cứ vào việc
ban hành văn bản mà cơ quan chức năng xét hỗ trợ, bố trí nhà theo đúng quy

7


định của pháp luật; văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật trong lĩnh
vực NOXH nói riêng
Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối
với nhà ở xã hội thì căn cứ vào văn bản pháp luật về NOXH để xem xét, đánh
giá, biện pháp khắc phục để triển khai, thực hiện tốt.
Các chính sách đối với việc quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đã ban hành những năm gần đây có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhà
ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.1.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là sản phẩm của hoạt động xây dựng từ công tác chuẩn bị đầu
tư, chuẩn bị xây dựng, xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng, do đó yếu tố con
người và bộ máy hết sức quan trọng.
Vì vậy, bộ máy quản lý nhà nước cần được củng cố vững mạnh, đội ngũ
cán bộ cần có phẩm chất đạo đức, năng lực nắm vững pháp luật, chính sách và cơ
chế, có trình độ chun mơn sâu, trách nhiệm cao phát hiện những sai phạm của
các tổ chức, doanh nghiêp và cá nhân để khắc phục kịp thời tránh xảy ra thất
thoát, tham nhũng.
2.1.2.3. Quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng NOXH
Mục đích của quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội là nghiên cứu bố trí xây

dựng nhà ở và các hạng mục phụ trợ, kết cấu hạ tầng cây xanh, đáp ứng được các
nhu cầu cơ bản, đảm bảo đời sống của các hộ dân sống trong tòa nhà. Đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng
đô thị theo quy định và quản lý phát triển nhà ở xã hội theo các quy định của hệ
thống pháp luật.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt để bố trí NOXH là căn cứ và
là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng để bố trí NOXH.
Trong cơng tác quy hoạch cần đảm bảo tính chiến lược và thực thi. Việc
thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều
chỉnh, bổ sung. Bên cạnh quy hoạch sử dụng đất để bố trí NOXH cịn có các quy
hoạch trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai: quy hoạch tổng thể kinh tế - xã
hội, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn…
Việc quy hoạch đất đai để xây dựng nhà ở xã hội cần phải được tính tốn

8


phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, được thể hiện trong quy hoạch
sử dụng đất của mỗi địa phương và phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch xây
dựng đô thị và định hướng phát triển của địa phương.
Các địa phương phải công bố quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà
ở, quỹ đất và địa điểm cụ thể dành để phát triển NOXH để đảm bảo sự gắn kết
với các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở thương mại.
Lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 5 năm và hàng năm cho địa phương
mình, trong đó xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn
hộ để cho th. Ngồi ra cịn có cơ chế khuyến khích để kêu gọi các tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.
Qũy đất dành cho phát triển nhà ở xã hội sẽ được UBND cấp tỉnh, thành
phố có thẩm quyền xác định, bố trí để xây dựng nhà ở xã hội.

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND cấp tỉnh được xem
xét, quyết định dành một phần diện tích đất trong cá dự án phát triển nhà ở
thương mại và khu đơ thị mới trên địa bàn có quy mơ sử dụng đất từ 10ha trở lên
để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhà ở xã hội nhưng
trong mọi trường hợp đều không quá 20% diện tích đất ở của dự án.
2.1.2.4. Quản lý nhà nước về thiết kế , xây dựng nhà ở xã hội
Nguyên tắc lựa chọn loại nhà và thiết kế mẫu căn hộ phải tuân theo tiêu
chuẩn thiết kế nhà ở xã hội tại đô thị được quy định khoản 2 Điều 47 Luật Nhà ở
2005 như sau:
- Nhà ở xã hội tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng.
- Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 thì nhà ở xã hội khơng
q sáu tầng.
- Diện tích mỗi căn hộ khơng q 60m2 sàn và được hồn thiện theo cấp,
hạng nhà ở nhưng khơng thấp hơn 30m2 sàn.
- Theo Nghị định 100/CP/2015 thì diện tích mỗi căn hộ nhà chung cư
không quá 70m2 sàn và diện tích tối thiểu là 25m2
Ngồi việc cung ứng nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp ra cũng cần quan
tâm đến vấn đề chất lượng. Có một thực trạng đang diễn ra đối với các dự án nhà
ở xã hội khi bàn giao và đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều yếu kém trong thiết kế
đầu tư xây dựng và quản lý dẫn đến tình trạng hỏng hóc, xuống cấp trầm trọng

9


làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Việc giảm giá thành nhà ở cho người
thu nhập thấp là cần thiết tuy nhiên nhiều dự án tiến đến cơ cấu giá thành thấp
bởi phát triển dự án thiếu trang thiết bị chất lượng thiết kế và hồn thiện thấp.Vì
vậy, việc quản lý tiêu chuẩn quy hoạch thiết kế nhà ở nhằm thu hút và phát triển
các dự án nhà ở có chất lượng, mang đến giá trị sử dụng xứng đáng với chi phí
người lao động bỏ ra.

2.1.2.5. Quản lý giá và phí nhà ở xã hội
Đối với người thu nhập thấp tiêu chí giá cả ln được đặt lên hàng đầu để
đưa ra quyết định lựa chọn bên cạnh những tiêu chí về chất lượng, vị trí. Các dự
án nhà ở xã hội có chất lượng tốt, giá thành hợp lý sẽ thúc đẩy nhu cầu mua, thuê
của người dân từ đó thúc đẩy nguồn cung, các doanh nghiệp quyết định đầu tư sẽ
tăng lên khi nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá cả nhà ở là sự thỏa thuận giữa người
mua nhà với người cung ứng nhà ở, do quan hệ cung cầu về nhà ở quyết định.
Tuy nhiên, nhà nước cũng có tác động nhất định đến giá cả nhà ở cho người thu
nhập thấp. Thơng qua các chính sách hỗ trợ.
Theo nghị định 100/2015/NĐ – CP điều 21 quy định về giá bán, cho thuê,
mua nhà ở xã hội như sau:
1.Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các
chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định
mức của tồn bộ dự án khơng vượt q 10% tổng chi phí đầu tư; khơng tính các
khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại (Điều 58 của Luật Nhà ở năm 2014) vào
giá bán nhà ở xã hội.
2. Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính
đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi
nhuận định mức của tồn bộ dự án khơng vượt q 15% tổng chi phí đầu tư;
khơng tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại (Điều 58 của Luật Nhà ở
năm 2014) vào giá thuê mua nhà ở xã hội.
Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giá trị nhà ở và nộp phần còn lại theo
định kỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn
giao nhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bên
cho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua.

10



3. Giá cho thuê nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính
đủ chi phí bảo trì; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và
lợi nhuận định mức của tồn bộ dự án khơng vượt q 15% tổng chi phí đầu tư;
khơng tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại (Điều 58 của Luật Nhà ở
năm 2014) vào giá thuê nhà ở xã hội; thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 15 năm, kể
từ ngày ký hợp đồng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện
thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án
bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn.
5. Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để cho
thuê, cho thuê mua hoặc bán do chủ đầu tư tự xác định giá nhưng không được
cao hơn khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
6. Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà
một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá
12 tháng, tối thiểu không thấp hơn 03 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện
các nghĩa vụ của người thuê nhà.
Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận khoản
tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại Khoản này, nhưng khoản tiền đặt cọc
này không vượt quá 50% giá trị của nhà ở cho thuê. Trong trường hợp bên thuê
nộp khoản tiền đặt cọc theo quy định tại Khoản này thì được giảm giá cho th
nhà ở hoặc khơng phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn hạn nhất định do
hai bên thỏa thuận.
Trường hợp người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng quy định tại
các (Khoản 1, 3, 9 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở) thì khơng bắt buộc phải nộp
tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội.
7. Người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ
Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để
thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Chương
III của Nghị định này.
8. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê, giá

cho thuê mua nhà ở xã hội
Giá bán lại nhà ở xã hội trong mọi trường hợp đều không được vượt
quá giá nhà ở xây dựng mới cùng loại do UBND cấp tỉnh quy định tại thời
điểm thanh toán.

11


2.1.2.6. Quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu
sáng cơng cộng, cấp thốt nước, xử lý các chất thải, cây xanh công viên và các
công trình khác.
Hệ thống xã hội cơ bản là giúp người dân đảm bảo ổn định cuộc sống, sinh
hoạt cùng các nhu cầu vui chơi giải trí. Sự phát triển và quản lý hệ thống hạ tầng
xã hội cần sự tham gia, phối hợp của chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội.
2.1.2.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về nhà ở
xã hội
Cơ quan QLNN lập tổ thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động từ xây dựng
đến hoạt động của NOXH nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng NOXH được
tuân thủ theo đúng pháp luật. Kiến nghị, yêu cầu các bộ, nghành kịp thời có biện
pháp hạn chế giảm thiểu và xử lý rủi ro, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm
quyền ; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
trong quán trình khai thác, vận hành nhà ở xã hội.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc cơ quan QLNL giải quyết kiến nghị của
cá nhân, tổ chức có liên quan đến các bên hoặc phát hiện một cá nhân, tổ chức đó
làm sai, tham ơ, ưu ái, bao che... xử lý vụ việc không công bằng liên quan đến
quản lý và sử dụng nhà ở xã hội. Hình thức xử lý vi phạm bằng biện pháp hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội

2.1.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập chung thống nhất của Nhà nước
Nhà ở xã hội có vai trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội từ đó
cho thấy việc nhà nước thống nhất quản lý về nhà ở xã hội là cần thiết. Nhà nước
có vai trị quan trọng, không thể thiếu trong việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách,
quy hoạch, xây dựng hạ tầng, mặt bằng, đất đai, tài chính, lãi xuất.
Để thực hiện quản lý nhà ở xã hội điều đó cần phải có sự thống nhất quản
lý phân bổ, quy hoạch về đất đai, việc giao cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử
dụng NOXH phải tuân thủ theo quy định của luật đất đai và các quy định khác
của pháp luật liên quan.

12


×