Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

1 khả năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm nhất khoa công tác xã hội trường đại học thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MƠI TRƯỜNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Thuộc nhóm ngành khoa học: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÝ HUỲNH NGỌC HÂN

Nam, Nữ: Nữ



Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa:
Năm thứ: 2

D12XH01

Khoa: Công tác xã hội

Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Công tác xã hội
Người hướng dẫn: Thạc Sĩ Lê Anh Vũ

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: “Khả năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm nhất khoa
Công tác xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một”
- Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÝ HUỲNH NGỌC HÂN
- Lớp: D12XH01


Khoa: Công tác xã hội

- Năm thứ:

Số năm đào tạo: 4

2

- Người hướng dẫn: Thạc Sĩ Lê Anh Vũ
2. Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu khả năng thích ứng với với môi trường học tập của sinh viên năm nhất
khoa Công tác xã hội. Thực trạng khả năng của các sinh viên trong q trình thích ứng
với các hoạt đơng học tập để hiểu được nhu cầu của các bạn sinh viên. Từ đó tác giả có
thể đưa ra những đề xuất khuyến nghị đến các đối tượng là nhà trường, khoa Công tác xã
hội, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất nhằm tạo điều kiện và giúp đỡ các bạn trong
q trình học tập tại khoa Cơng tác xã hội.
3. Tính mới và sáng tạo:
Điểm mới của đề tài là chỉ ra được những khó khăn trong việc thích ứng với mơi trường
học tập mới của các sinh viên năm nhất khoa Công tác xã hội. Cũng góp phần nhận ra
được sự thu hút của nghề Cơng tác xã hội với các bạn sinh viên và cách học, phương
pháp học của mỗi bạn trong môi trường giảng đường, khác biệt với cấp THPT. Đồng thời
nghiên cứu này chưa có tác giả nào tiến hành thực hiện tại khoa Công tác xã hội và
trường Đaị học Thủ Dầu Một.

4. Kết quả nghiên cứu


- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học khi tác giả làm rõ được các mục tiêu
nghiên cứu với sự phân tích, lý giải hợp lý dựa trên những cứ liệu và số liệu đảm bảo tính
tin cậy.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài
- Về khả năng ứng dụng, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cho khoa và nhà
trường trong việc nâng cao khả năng thích ứng với điều kiện học tập của sinh viên năm
nhất khoa Công tác xã hội
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác
giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày 18 tháng 5 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):


- Tuy là sinh viên năm 2 nhưng nhóm nghiên cứu và nhất là nhóm trưởng đã nhiều
cố gắng trong bước đầu nghiên cứu khoa học đáng ngợi khen. Thông qua đề tài này, giúp
nhóm nghiên cứu hình dung và biết cách thực hiện nghiêm túc một đề tài nghiên cứu
khoa học.
- Tiến độ thực hiện được đảm bảo đúng theo tiến độ mà khoa đã đặt ra đối với sinh
viên làm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, có lúc giảng viên hướng dẫn phải liên hệ để
biết được tiến độ thực hiện của nhóm thực hiện
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính kết hợp với
phương thu thập thơng tin thứ cấp. Những phương pháp này đáp ứng được việc làm sáng
tỏ vấn đề nghiên cứu.
- Kỹ năng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là tương đối tốt, đã thể hiện được
những kỹ năng cơ bản của một người nghiên cứu trong lĩnh vực Công tác xã hội.


Ngày

18 tháng 5 năm 2014

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: NGUYỄN LÝ HUỲNH NGỌC HÂN
Sinh ngày: 06


tháng

01

năm 1994

Nơi sinh: Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Lớp:

D12XH01

Khóa: 2012- 2016

Khoa: Cơng tác xã hội
Địa chỉ liên hệ: 11 Bùi Quốc Khánh, Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại:

01654042476

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:

Công tác xã hội

Khoa: Công tác xã hội


Kết quả xếp loại học tập:
-HK 1 : Khá
-HK 2 : Giỏi
Sơ lược thành tích:
- Đồn viên Xuất sắc năm học 2012- 2013
- Thành viên của CLB C4E Bình Dương về bảo vệ mơi trường của tỉnh Bình Dương
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Cơng tác xã hội

Kết quả xếp loại học tập:
- HK 1 : Khá
Sơ lược thành tích:
- Đồn viên Ưu tú năm học 2013- 2014

Khoa: Công tác xã hội


- Thành viên CLB C4E Bình Dương về bảo vệ môi trường

Ngày 18 tháng 5 năm 2014
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký, họ và tên)

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

LỜI CẢM ƠN


Nghiên cứu này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả bằng
phương pháp nghiên cứu khoa học trong Cơng tác xã hội. Q trình nghiên cứu này là
thời gian mà tác giả thực sự khám phá được nhiều điều thực sự có ý nghĩa. Em nhận thấy
tiềm năng thích ứng tốt của các bạn sinh viên năm thứ nhất hiện nay. Để có được kết quả
nghiên cứu này, em xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, giảng viên khoa Công tác xã
đã đào tạo, hướng dẫn cho em; trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên năm thứ nhất của
khoa Công tác xã hội đã hỗ trợ tận tình trong q trình nhóm nghiên cứu thu thập thông
tin; trân trọng cảm ơn thầy Tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc- khoa Xã hội học- trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ em nghiên cứu tài liệu;
đặc biệt, trân trọng cảm ơn thầy Thạc sĩ Lê Anh Vũ đã tận tình hướng dẫn, định hướng
cho em trong thời gian nghiên cứu; trân trọng cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ bằng nhiều cách khác nhau.
Kính chúc sức khỏe, thành cơng.


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................9

2.1. Ý nghĩa lý luận:....................................................................................................9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:.................................................................................................9
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu............................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10
3.2. Khách thể nghiên cứu.........................................................................................10
3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................10
4. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................10
4.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................10
4.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................10
5. Kết cấu của đề tài..................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................12
Chương 1: Cơ sở lí luận............................................................................................13
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................13
2. Một số khái niệm có liên quan..............................................................................20
3. Cách tiếp cận trong nghiên cứu và các lí thuyết áp dụng...........................................26
4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................32
5. Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình phân tích.............................................................33
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................35


2
Chương 2: Kết quả nghiên cứu.................................................................................37
1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu...................................37
2. Thực trạng khả năng thích ứng với mơi trường học tập hiện nay của sinh viên năm
nhất khoa Công tác xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một..................................................45
3. Đề xuất của sinh viên để nâng cao việc thích ứng với mơi trường học tập................53
4. Những yếu tố tác động đến khả năng thích ứng với mơi trường học tập của sinh viên
năm nhất khoa Công tác xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một..........................................57
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................66
1. Kết luận................................................................................................................. 67

2.Khuyến nghị...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...76

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


3
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

CSVC

Cơ sở vật chất

CTXH

Công tác xã hội

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

HK


Học kì

NXB

Nhà xuất bản

PVV

Phỏng vấn viên

SV

Sinh viên

TBDH
THPT
WHO

Thiết bị dạy học
Trung học phổ thông
World health organization
(Tổ chức Y Tế Thế Giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang



4
2.1

Mô tả đặc điểm nhân khẩu của mẫu

37

2.2

Thực trạng làm thêm của sinh viên

40

2.3

Lí do chọn học ngành CTXH

46

2.4

Kết quả đánh giá CSVC của nhà trường

47

2.5

Đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên


48

2.6

Ý thức tự giác học tập của sinh viên

50

2.7

Hoạt động làm việc nhóm

50

2.8

Số giờ tự học hằng ngày của SV năm nhất khoa CTXH

53

2.9

Thuận lợi trong q trình thích ứng với mơi trường học tập

58

2.10

Khó khăn trong q trình thích ứng với mơi trường học tập


59

2.11

Mối liên hệ giữa các hoạt động trong nhóm học tập

64

2.12

Mối liên hệ giữa giới và tấn xuất tham gia các hoạt động

64

học tập trên lớp


5

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
1
2
3
4

Tên hình
Kết quả học tập THPT
Kết quả học tập HK I năm nhất

Mức độ yêu thích ngành học
So sánh ý thức tự học ở nhà và trên lớp

Trang
43
43
45
52


6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trường Đại học Thủ Dầu Một chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22 tháng
9 năm 2009 trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương theo
Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, với mục
tiêu theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Trường
Đại học Thủ Dầu Một sẽ có quy mơ 21.000 sinh viên, gồm 17 khoa với 30 ngành
đào tạo trình độ đại học và sau đại học, 26 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, 06
ngành đào tạo trình độ trung cấp; với 1.000 giảng viên, trong đó có 40% đạt trình


7
độ tiến sĩ và 60% đạt trình độ thạc sĩ.
Bên cạnh đó, nhà trường phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo – nghiên cứu
phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hóa – giáo dục hàng đầu của tỉnh
với tầm nhìn sứ mạng đào tạo đa ngành, phát triển nguồn nhân lực có trình độ
Cao đẳng, Đại học và sau Đại học để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa –

hiện đại hóa của tỉnh, khu vực và cả nước. Đồng thời tham gia vào công cuộc đổi
mới và phát triển giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đạt được uy tín ngang bằng
với đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa
phương và các tỉnh lân cận trong khu vực phía Nam.
Từ khi thành lập cho đến nay, trường từng bước đã khẳng định được uy tín
đào tạo của trường thể hiện qua số lượng thí sinh thi tuyển sinh đại học đầu vào
luôn tăng qua từng năm. Sinh viên của trường khơng chỉ là người địa phương tại
tỉnh Bình Dương mà còn đến từ nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Hằng năm,
nhà trường tiếp nhận khoảng 2000 sinh viên trúng tuyển.
Bước vào môi trường đại học, đây là bước ngoặc quan trọng đối với sinh
viên, bởi trường đại học đem lại cơ hội lớn để tích lũy tri thức và kỹ năng nghề
nghiệp, tạo điều kiện có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi
này cũng đem lại khơng ít thách thức, khó khăn cho sinh viên năm thứ nhất trong
sinh hoạt và học tập.
Bên cạnh những sinh viên có khả năng thích ứng tốt, vẫn cịn tồn tại khơng ít
sinh viên, có những khó khăn gặp phải trong thời gian học đại học đã để lại dấu ấn
nặng nề trong tâm trí học, gây căng thẳng, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp của họ.
Vấn đề chúng ta đang đối diện là: Làm thế nào để các bạn sinh viên năm thứ
nhất có một cái nhìn khách quan, trang bị những bước chuẩn bị được cho là kỹ
càng để đối diện với môi trường học tập mới, từ đó có thể tìm cho mình hướng đi
đúng đắn và phù hợp nhất. Trước sự vận động và biến đổi to lớn của xã hội, để
tồn tại và phát triển buộc sinh viên phải có khả năng thích ứng với những biến
động này.


8
Đứng trước thực trạng này có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến khả năng
thích ứng của sinh viên ở bậc Đại học. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu phần lớn

chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện các khó khăn về mặt đời sống vật chất, đời sống
tinh thần, an ninh khu vực ở trọ đã có tác động trực tiếp đến sinh viên như liên
quan đến hoạt động học tập, thích nghi trong mơi trường học tập, quan hệ xã hội,
vấn đề cá nhân…mà lại có rất ít cơng trình nghiên cứu, nghiên cứu trực tiếp cụ
thể về mơi trường học tập của sinh viên. Do đó, vấn đề này tạo nên sự thích thú
cho tác giả nghiên cứu thực hiện.
Hơn nữa, sinh viên năm thứ nhất là nhóm sinh viên đang trong giai đoạn
thực hiện khối kiến thức giáo dục đại cương (gồm các học phần thuộc các lĩnh
vực Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo
dục quốc phịng). Đây là q trình sinh viên được trang bị cho mình nền tảng văn
hóa rộng và cơ bản, nắm vững phương pháp tư duy để tiếp thu tốt kiến thức
chuyên nghiệp điều này có ý nghĩa quyết định đến thành tích học tập sau này của
sinh viên. Song song đó, địi hỏi sinh viên phải thích ứng nhanh, nâng cao tính
tích cực, chủ động, sáng tạo nắm lấy những phương pháp, kỹ năng, công cụ cần
thiết để tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, định hướng của người thầy. Đây lại
là một phương pháp mới đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất khiến nhiều sinh
viên gặp khơng ít khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp để đáp ứng với
yêu cầu học tập cao của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Nên việc
nghiên cứu sự thích ứng với mơi trường học tập nói chung và hoạt động học tập
theo học chế tín chỉ của sinh viên là khía cạnh mang lại ý nghĩa và hiệu quả thiết
thực cho việc nâng cao sự thích ứng với hoạt động học tập ở đại học hiện nay.
Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài mong đợi sẽ có những phát
hiện mới dựa trên cơ sở khoa học để góp phần vào việc đưa ra những khuyến
nghị phù hợp và kịp thời cho các bạn sinh viên năm thứ nhất cũng như có những
đề xuất trong cơng tác quản lý sinh viên của Khoa.
Ngồi ra, việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này cũng là một cơ hội để nhóm
thực hiện đề tài áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tiễn
cuộc sống để từ đó hiểu sâu hơn kiến thức, thành thạo hơn về kỹ năng nghiên cứu



9
để có thể thích ứng với thị trường lao động khi ra trường.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhóm quyết định chọn: “ Khả năng
thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Công tác xã
hội trường Đại học Thủ Dầu Một” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài góp phần làm rõ thêm các khái niệm có liên quan như: môi trường
học tập, hoạt động học tập, khả năng thích ứng, hoạt động tự học...
- Hình thành những luận cứ lý thuyết để bước đầu lý giải khả năng thích ứng
với mơi trường học tập của sinh viên năm nhất.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ quản lý sinh viên và
những ai quan tâm đến chủ đề này.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thực hiện nghiên cứu này là cơ hội để nhóm thực hiện đề tài áp dụng kiến
thức và phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Từ việc
nghiên cứu đã giúp nhóm rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm bổ ích cho
q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
- Qua kết quả nghiên cứu, giúp sinh viên năm thứ nhất có những định hướng
và chuẩn bị đúng đắn cho quá trình học tập ở bậc đại học. Ngoài ra, đề tài cũng
cung cấp những cứ liệu khoa học làm cơ sở cho khoa và nhà trường có những giải
pháp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất
nói riêng ở bậc đại học.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khả năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm nhất khoa
CTXH trường Đại học Thủ Dầu Một.


10

3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên năm nhất thuộc khoa CTXH trường Đại học Thủ Dầu Một.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Khoa Công tác xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng qt
- Tìm hiểu khả năng thích ứng với mơi trường học tập của sinh viên năm
nhất khoa CTXH trường Đại học Thủ Dầu Một.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng khả năng thích ứng với mơi trường học tập của sinh
viên năm nhất khoa CTXH trong:
+ Hoạt động ghi chép
+ Hoạt động tự học
+ Tìm và đọc tài liệu tham khảo
+ Làm việc nhóm
- Tìm hiểu nhu cầu học tập của sinh viên năm nhất khoa CTXH
- Tìm hiểu sự khác biệt trong việc thích nghi với mơi trường học tập giữa
sinh viên nam và nữ
- Đề ra một số khuyến nghị để góp phần nâng cao khả năng thích ứng với mơi
trường học tập của sinh viên năm nhất khoa CTXH:
+ Khuyến nghị với sinh viên
+ Khuyến nghị với khoa CTXH

5. Kết cấu của đề tài
Báo cáo nghiên cứu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu,
phần kết luận và khuyến nghị.
A. Phần mở đầu
Bao gồm các nội dung: Lí do chọn đề tài; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề



11
tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. Cuối cùng
là kết cấu của đề tài.
B. Phần nội dung nghiên cứu: gồm 2 chương, có kết cấu như sau:
_ Chương 1: là các cơ sở lí luận và tổng quan tình hình nghiên cứu, kèm
theo thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu về các vấn đề
xoay quanh khả năng thích ứng với mơi trường học tập của sinh viên năm nhất
trong sinh hoạt, học tập, an ninh nhằm giúp nhóm nghiên cứu hình thành những
luận cứ lý thuyết để nhìn nhận và luận giải kết quả nghiên cúu
_ Chương 2: đây là chương nội dung chính của kết quả nghiên cứu thực tế.
Đề cập đến những vấn đề chính về khả năng thích ứng với mơi trường học tập của
sinh viên năm nhất khoa Công tác xã hội.
C. Phần kết luận và khuyến nghị
Ngồi 3 phần chính như trên đề tài cịn có thêm phần phụ như danh mục các
bảng biểu và phần phụ lục (các công cụ thu thập thơng tin và hình ảnh minh họa).


12

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


13
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình làm việc, từ những nguồn tư liệu sẵn có về vấn đề cần
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 3 văn bản chính sách của Nhà nước có
liên quan đến những quyền lợi, phúc lợi và nghĩa vụ của đối tượng sinh viên, 2
bài viết được xuất bản trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo, chuyên san và
10 luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học trong nước có liên quan đến chủ đề

nghiên cứu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đời sống, nhà ở, học tập và
những vấn đề khác xoay quanh chủ thể là sinh viên và cuộc sống của họ được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Xã hội học, Công tác xã hội nói riêng
và ngành Khoa học xã hội nói chung.
Mặc dù vậy, nhưng lại có rất ít những nghiên cứu và luận văn báo cáo khoa
học có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu của chúng tôi. Từ việc tìm hiểu
những nguồn tài liệu sẵn có như trên sẽ giúp ích cho chúng tơi rất nhiều trong q
trình nghiên cứu đặc biệt là giúp chúng tơi có thể lĩnh hội được các phương pháp,
nội dung, cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đi trước. Những báo cáo khoa học
trên đã góp phần lớn giúp cho nhóm có cơ sở để kế thừa và tìm ra hướng đi mới
cho nghiên cứu của mình.
Trong quá trình tìm hiểu các tư liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
chúng tơi đã tìm thấy 8 nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, có 3 nghiên cứu liên quan
đến khả năng thích ứng với môi trường học tập, cuộc sống xa nhà và những vấn
đề bất cập của sinh viên trong môi trường đại học và thấy được những khó khăn
và thuận lợi kèm theo những thách thức mới đối với sinh viên năm nhất trong
việc thích nghi trong mơi trường học tập ở đại học là nhu cầu cần thiết và cấp
bách hiện nay.
1.1. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan đến tình hình học tập và khả
năng thích ứng của sinh viên hiện nay.
Gần đây, các nghiên cứu về đối tượng sinh viên nói chung đang rất được
quan tâm từ xã hội, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những lí lẽ
phù hợp kèm theo những giải pháp thực tiễn hữu ích nhằm trợ giúp cho các bạn
sinh viên sống xa nhà có cơ hội và điều kiện nhận được sự hỗ trợ từ xã hội và nhà


14
trường để có thể yên tâm học tâp trên giảng đường đại học. Kèm theo đó là việc
tạo cơ hội mở rộng hệ thống đào tạo giáo dục bậc đại học trong và ngoài tỉnh cho
sinh viên, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách: hộ nghèo, vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, chủ đề này không những đã thu hút khá nhiều sự
quan tâm của xã hội mà còn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu khai
khác tìm hiểu, nhưng đa phần các nghiên cứu chỉ dừng lại ở những mức độ khác
nhau: ở mức độ nhân diện các khó khăn về mặt đời sống vật chất, khả năng thích
ứng của sinh viên khi bước vào môi trường đại học, đời sống tinh thần, tình trạng
an ninh trật tự, đã có tác động trực tiếp đến sinh viên như liên quan đến hoạt động
học tập, thích nghi trong mơi trường học tập, quan hệ xã hội, vấn đề cá nhân, vấn
đề an ninh trật tự nơi ở và an toàn cho bản thân,… nhưng lại có rất ít cơng trình
nghiên cứu, khai thác trực tiếp cụ thể vấn đề khả năng thích ứng trong mơi trường
học tập ở bậc đại học của sinh viên năm nhất.
Năm 1995, tác giả Trần Thị Minh Đức với cơng trình “Ảnh hưởng của mơi
trường kí túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú” đăng trong tạo chí Phát
triển giáo dục số 6, đã phân tích thực trạng của lối sống sinh viên cả mặt tích cực
và tiêu cực trong mơi trường kí túc xá, từ đó nêu lên những khó khăn về mặt đời
sống sinh hoạt ở trọ của sinh viên, góp phần đưa ra những kiến nghị cải tạo điều
kiện sống ở kí túc xá cho sinh viên và việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh
viên nội trú.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Ánh Hồng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
trong luận án Tiến sĩ Tâm Lý học “Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”. Với mục đích phát hiện
những nội dung tâm lý cơ bản và những biểu hiện của lối sống sinh viên. Nghiên
cứu đã đề cập đến đối tượng sinh viên dưới nhiều khía cạnh, trong đó thơng qua
hoạt động học tập là chủ yếu. Dưới góc nhìn của tâm lý học, tác giả đã giúp xác
định được hiện tượng lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh và những
nhận định về xu hướng sắp tới, làm cơ sở tham khảo cho việc điều chỉnh và định
hướng hoạt động của sinh viên từ góc độ tâm lý.
Bài viết “Bước đầu tìm hiểu tự học của sinh viên cao đẳng sư phạm” của



15
ThS. Trần Minh Hằng, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 328, tr15 đã khái quát vai
trò của việc tự học trong đổi mới giáo dục đào tạo, muốn giúp sinh viên học tốt
thì điều quan trọng nhất là kỹ năng tự học của sinh viên phải được định hướng và
giáo dục trong quá trình đào tạo. Năm 2002 khi trực tiếp khảo sát “Tìm hiểu nhận
thức của sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam về tự học”, tác giả cho
rằng phương pháp giảng dạy có vai trị quan trọng quyết định đến cách học của
sinh viên và cơng tác giảng dạy địi hỏi người giáo viên phải tìm tịi, nghiên cứu
để đổi mới phương pháo giảng dạy cho phù hợp.
Như vây, những cơng trình nghiên cứu về việc tự học của sinh viên khi họ ở
ở xa nhà cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống và điều kiện sống chật
vật đem lại. Điều này, cho thấy mỗi tác giả khai thác vấn đề ở những khía cạnh
khác nhau như lý luận, thực tiễn, về phía người dạy, về phía người học, về cá
nhân, mơi trường và đi sâu vào từng đối tượng cụ thể. Kết quả của những cơng
trình nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng, thuận lợi, những khó khăn, những yếu
tố tác động đến việc tự học và kết quả học tập của người học.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Hoài – Khoa Sư phạm – ĐH Tây Ngun với
cơng trình “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất
người dân tộc thiểu số” đăng trong Tạp chí Tâm lý học, số 4 (97), khẳng định
sinh viên người dân tộc thiểu số ở ĐH Tây Nguyên thích ứng chưa cao với hoạt
động học tập ở Đại học. Các tác động từ phía Nhà trường, Giảng viên, Tổ chức
Đồn thể sẽ giúp sự thích ứng tốt với học động học tập của sinh viên sẽ được cải
thiện.
Năm 2010, tác giả Trần Thị Tú Anh – Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế với
cơng trình “Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại
Đại học Huế” đăng trong Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 62A, đã khẳng định
chứng minh sinh viên thiệt thịi gặp khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống
ở trọ, quá trình học tập, giao tiếp với giảng viên. Trong quá trình giao tiếp với bạn
bè, cũng như các vấn đề về đảm bảo chăm sóc sức khỏe sinh viên thiệt thịi khơng
hề gặp khó khăn. Có sự khác biệt về mức độ khó khăn giữa 2 giới, các khối và

giữa sinh viên người dân tộc Kinh và Dân tộc thiểu số.
Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi gắn liền với điều kiện kinh tế thiếu


16
thơn, quan hệ xã hội khép kín, vốn tri thức nền tảng hạn chế, kinh nghiệm về cuộc
sống thành thị ít ỏi…
Năm 2012, tác giả Trương Thị Ngọc Điệp, Huỳnh Minh Hiền, Võ Thế Hiện
và Hồ Phương Thùy – Trường ĐH Cần Thơ với cơng trình “Thuận lợi và khó
khăn trong học tập của sinh viên năm nhất tại Đại học Cần Thơ” đăng trong Tạp
chí khoa học 21a: 78 – 91 cho rằng các sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong
học tập và nguyên nhân bắt nguồn từ ba nhóm yếu tố chính là từ bản thân sinh
viên, từ phía đội ngũ cán bộ giảng dạy, cố vấn học tập và từ phía nhà trường, gia
đình và bạn bè. Trong đó, những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học
tập của tân sinh viên phát sinh từ phía bản thân sinh viên và từ phía đội ngũ cán
bộ giảng dạy và cố vấn học tập là thật sự đáng quan tâm. Sinh viên cũng có
những yếu tố thuận lợi và khó khăn riêng trong từng nhóm yếu tố. Chính những
khó khăn này đã có tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên trong năm
học đầu tiên ở bậc đại học và cản trở họ trong q trình thích nghi với mơi trường
học ở bậc đại học trong những năm tiếp theo.
Thông qua các nghiên cứu trên, các tác giả đã giải thích sự thích nghi, thích
ứng là q trình mỗi cá nhân tiếp cận các giá trị của xã hội, lĩnh hội các giá trị và
chuẩn mực xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí của mình trong
những mơi trường, hồn cảnh xã hội nhất định. Xét cho cùng, chính là việc cá
nhân tham gia vào q trình xã hội hóa. Như vậy, ở góc độ này, sự thích ứng với
mơi trường sống và mơi trường học tập của sinh viên chính là việc cá nhân sinh
viên tạo ra những hành vi, ứng xử để đáp ứng mọi yêu cầu của môi trường học
tập đại học.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thấy được những khó khăn mà sinh viên
phải đối mặt trong điều kiện sống xa nhà đặc biệt là việc học tập của sinh viên, họ

phải tập quen với sự thích ứng với mơi trường làm việc mới, tiếp thu văn hóa
mới, các khó khăn rủi ro họ phải đố mặt. Và hơn nữa phải đối mặt với sự thiếu
thốn, phức tạp trong sinh hoạt cá nhân làm ảnh hưởng đến tâm lí, hoạt động học
tập, làm thay đổi nhân cách cá nhân của sinh viên.
Năm 2012, tác giả Trần Nam - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn với luận văn Thạc sỹ ngành Xã hội học “Sự hội nhập của sinh viên Hàn Quốc


17
với điều kiện sống, học tập ở thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã chứng minh
sinh viên Hàn Quốc có sự hội nhập nhanh, tốt ở Tp. Hồ Chí Minh do có sự tương
đồng về văn hóa, xã hội giữa hai quốc gia tính liên kết của cộng đồng Hàn Quốc
ở Tp. Hồ Chí Minh, tính năng động của một thành phố đang phát triển như Tp.
Hồ Chí Minh tác động tốt đến sự thích nghi của sinh viên Hàn Quốc. Chính sự
tiếp thu các yếu tố văn hố của cộng đồng bản địa ở Tp. Hồ Chí Minh vào đặc
điểm văn hoá cá nhân của sinh viên giúp cho q trình thích nghi dễ dàng.
Thơng qua nghiên cứu của tác giả: tác giả Trần Nam chúng tôi nhận thấy
được họ chỉ chú trọng đến sự hòa nhập của sinh viên trong đời sống xa nhà; đó là
cách thể hiện tính hiệu quả của q trình giáo dục trong mơi trường xã hội hóa
kèm theo đó là việc xây dựng nhân cách, nhận thức và đạo đức, tâm lý trong quá
trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào vấn đề sinh viên thích ứng với tốc độ như thế nào
với các điều kiện, hoàn cảnh mới mà họ phải đối mặt. Những nghiên cứu đa dạng
của các tác giả trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống và môi
trường học tập của sinh viên khi chuyển sang một mơi trường văn hóa mới với
những chuẩn mực mới mà họ phải tiếp thu và việc khơng thích ứng tốt với nó sẽ
dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người.
1.2.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp, các nghiên cứu có liên quan đến khả năng thích ứng với


mơi trường học tập của sinh viên được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, một số kỹ thuật thu
thập thông tin như là: thu thập số liệu trên thực địa qua bộ câu hỏi bán cấu trúc.
Một số đề tài, dự án cũng có sử dụng phương pháp định tính như: phỏng vấn sâu,
quan sát- tham dự, quan sát không tham dự, quan sát công khai và bán công khai,
thảo luận nhóm kết hợp với quan sát dân tộc học. Ngồi ra, các cách tiếp cận
trong xã hội học cũng được sử dụng: cách tiếp cận lối sống để cho ta thấy con
người sống ra sao và sống vì cái gì, họ làm gì, cuộc sống của họ là những hành
động và hành vi nào. Bên cạnh đó, cách tiếp cận giới cũng được sử dụng để cho
thấy tính nhạy cảm về giới là vấn đề rất đáng lưu tâm hiện nay đặc biệt là đối với
sinh viên đang ở trọ có cuộc sống xa gia đình.
Khi nghiên cứu về khả năng thích ứng với mơi trường học tập, đa phần các


×