Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hiện trạng và định hướng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố thủ dầu một – bình dương giai đoạn 2010 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 71 trang )

Báo cáo tổng kết nghiên cứu
khoa học cấp
họcDẦU
2013 MỘT
- 2014
TRƯỜNG
ĐẠItrường
HỌCnăm
THỦ

KHOA SỬ

BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC : 2013 – 2014
ĐỀ TÀI : HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Nhâm

Sinh viên hỗ trợ:

Lê Văn Đạo
Đinh Thị Hồng Phượng

Bình Dương, ngày

1



tháng

năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấpKHOA
trường năm
SỬ học 2013 - 2014

BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC : 2013 – 2014

ĐỀ TÀI : HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Nhâm Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp: C11DL01, Khoa: Sử
Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 3 năm
Ngành học: Sư phạm Địa Lý
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Lê Thị Ngọc Anh

2



Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Hiện trạng và định hướng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội Tp Thủ Dầu Một – Bình Dương giai đoạn 2010 - 2020
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Nhâm
- Lớp: C11DL01
Khoa: Sử
Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 3 năm
- Người hướng dẫn: Th.S Lê Thị Ngọc Anh
2. Mục tiêu đề tài: Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nhân
lực và đề xuất các định hướng, giải pháp đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực phục vụ
sự phát triển KTXH ở TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài thực hiện trên địa bàn TP. TDM tìm hiểu về hiện trạng sử dụng nguồn nhân
lực phục vụ phát triển KT – XH.
- Định hướng việc sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT – XH của TP. TDM
giai đoạn 2010 – 2020.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý thông tin về nguồn nhân lực phục vụ phát triển trên địa bàn TP.
TDM giai đoạn hiện tại.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn nguồn
nhân lực phục vụ phát triển KT – XH trên địa bàn TP. TDM.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Đề tài góp phần mở rộng kiến thức, giúp hiểu biết hơn về nguồn nhân lực. Bên cạnh
đó, đề tài cũng làm nguồn thơng tin giúp cho các bạn sinh viên nào muốn tìm hiểu sâu
hơn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT – XH thì có thể sử dụng đề tài làm tài
liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu của mình.
- Đề tài cũng có thể áp dụng vào chiến lược sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và tốt
nhất nhằm phục vụ phát triển KT – XH trên địa bàn TP. TDM một cách tồn diện về
mọi mặt.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
3


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
................................................

Ngày
tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

4


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhâm
Sinh ngày: 27 tháng 10 năm 1992
Nơi sinh: Sơng Bé
Lớp:

C11DL01

Khóa: 2011 - 2014

Khoa: Sử
Địa chỉ liên hệ: 163/Tổ 8 - Ấp 2 - Lạc An - Tân Uyên - Bình Dương
Điện thoại: 01658934915

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Địa lý


Khoa: Sử

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Đạt giải 8 chạy 1.500m nam trong hội thao chào mừng ngày
Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2012
* Năm thứ 3:
Ngành học: Sư phạm Địa lý

Khoa: Sử

Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

5


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Lời Cảm Ơn
Xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Thị Ngọc Anh,

người đã trực tiếp hướng dẫn về khoa học và giúp đỡ
tận tình trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại
Học Thủ Dầu Một, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo
Khoa Sử, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
Nhà trường và ln tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giúp tơi hồn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ
của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Bình
Dương, thư viện tỉnh Bình Dương đã cung cấp thêm
thơng tin, tài liệu đã giúp tơi hồn thành đề tài.
Xin cảm ơn bạn Lê Văn Đạo, bạn Đinh Thị Hồng
Phượng đã nhiệt tình hỗ trợ tơi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài. Đồng thời, xin cảm ơn tất cả thành
viên lớp C11DL01 đã động viên, khuyến khích tinh
thần tơi trong q trình làm đề tài cũng như việc học
trên lớp.
Con xin chân thành cảm ơn Ba Má, anh, chị, em,
những người thân trong gia đình đã ln động viên và
giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài.

6


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người, chúc

tất cả mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trên con
đường mình đã chọn.
Bình Dương, ngày tháng

năm 2014

Nguyễn Văn Nhâm

Mục lục
Mục lục......................................................................................................................i
Danh mục những từ viết tắt........................................................................................ii
Danh mục bảng biểu...................................................................................................iii
Danh mục hình............................................................................................................iv
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài...........................................10
2. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................11
3. Mục tiêu đề tài.......................................................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................12
6. Bố cục của đề tài...................................................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1

Khái niệm và vai trò nguồn nhân lực.........................................................14

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực..........................................................................14
1.1.2 Vai trò nguồn nhân lực................................................................................16
1.2


Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực.............................................19

1.2.1 Dân số.........................................................................................................21
1.2.2 Giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa................................................................22
1.2.3 Hoạt động kinh tế........................................................................................26
1.2.4Chính sách...................................................................................................30
1.3

Cơ sở đánh giá nguồn nhân lực..................................................................32

1.3.1 Đánh giá nguồn nhân lực dựa trên chỉ tiêu, chỉ số......................................32
1.3.2 Đánh giá nguồn nhân lực dựa trên số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn
nhân lực...............................................................................................................33
1.3.3 Một số tiêu chí khác cần được sử dụng khi tham gia đánh giá nguồn nhân
lực........................................................................................................................ 34
7


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

1.4 Kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực của một số quốc gia ở khu vực Châu
Á

....................................................................................................................... 35

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TP. THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG...............38
2.1 Khái quát về Thành Phố Thủ Dầu Một – Bình Dương.................................38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................38
2.1.2 Vị trí địa lý..................................................................................................39

2.1.3 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội.............................................................41
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở TP. Thủ Dầu Một – Bình
Dương.....................................................................................................................46
2.2.1 Dân số.........................................................................................................46
2.2.2 Giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội..................................................................49
2.2.3 Các hoạt động kinh tế.................................................................................53
2.3

Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.55

2.3.1 Số lượng nguồn nhân lực...………………………………………………...55
2.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực.........................................................................56
2.3.3 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực..............................................................57
2.4 Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực...............................60
2.4.1 Kết quả đạt được.........................................................................................60
2.4.2 Những mặt còn hạn chế..............................................................................61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
– BÌNH DƯƠNG.........................................................................................................62
3.1 Định hướng sử dụng nguồn nhân lực.............................................................62
3.1.1 Định hướng chung......................................................................................62
3.1.2 Định hướng riêng..........................................................................................6
3.2 Giải pháp thực hiện.........................................................................................67
3.2.1. Giải pháp về cách thức đào tạo nguồn nhân lực.........................................67
3.2.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực..............................................................67
3.2.3. Giải pháp dân số, sức khỏe và an sinh xã hội.............................................68

8



Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

3.2.4 Giải pháp cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về
phát triển nguồn nhân lực....................................................................................69
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................73
PHỤ LỤC....................................................................................................................74

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Họ và tên

Chữ kí

1. Lê Văn Đạo
2. Đinh Thị Hồng Phượng

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

KHHGD
KT - XH
THCS
TP

Kế hoạch hóa gia đình
Kinh tế - xã hội
Trung học cơ sở
Thành phố

Trung học phổ thông

THPT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu
Bảng 2.1: Dân số TB nam, TB nữ, dân số thành thị và nông thôn
của TP. Thủ Dầu Một 2010 – 2012
Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế của các ngành năm 2012, 2013 và dự
báo
tăng trưởng kinh tế năm 2014 của TP. Thủ Dầu Một.

Trang
36
45

DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hình 2.1: Lược đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Trang

Hình 2.2: Bản đồ hành chính TP. Thủ Dầu Một

30

9

29



Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Hình 2.3 : Biểu đồ dân số nam, nữ, dân số thành thị, nông thôn
của TP. Thủ Dầu Một qua các năm.
Hình 2.4: Biểu đồ tỉ lệ dân số trung bình nam và nữ của TP. Thủ Dầu Một
qua các năm.

37
38

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm học 2013-2014
1. Tên đề tài:
Hiện trạng và định hướng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương giai đoạn 2010 - 2020
2. Mã số:
3. Loại hình nghiên cứu:
 Cơ bản

Ứng dụng

Triển khai

4. Lĩnh vực nghiên cứu:
 Khoa Sử


Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

Kinh tế

Khoa học Tự nhiên

Khoa học Giáo dục

5. Thời gian thực hiện: 7 tháng
Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014
6. Đơn vị quản lý về chuyên môn:
Khoa: Sử

Bộ môn: Địa Lý

7. Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Anh

Học vị: Thạc Sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.
Địa chỉ nhà riêng: 13/3 – KP3 – P. Phú Hòa – TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương.
Điện thoại nhà riêng:
Di động: 01676668786

E-mail:

8. Nhóm sinh viên thực hiện:
10



Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Họ và tên: Nguyễn Văn Nhâm
Email:
Điện thoại: 01658934915

9. Lý do chọn đề tài ( Tính cấp thiết của đề tài):
Một quốc gia muốn phát triển kinh tế cần phải có các nguồn lực như: tài
nguyên thiên nhiên, con người, cơ sở vật chất, vốn, khoa học - công nghệ, …
Trong đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Kinh nghiệm các nước phát
triển cho thấy sự đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự
thay đổi vượt bậc nền kinh tế. Vì vậy, đối với các quốc gia, vấn đề đánh giá hiện
trạng sử dụng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn luôn được ưu tiên hàng
đầu.
Trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố và xu thế hội nhập của đất
nước, để đảm bảo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, Đảng CSVN đã xác định: “Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam
có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hố, giáo dục, có khả
năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn
năng lực nội sinh” (Trích nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI). Nguồn lực trong
giai đoạn phát triển mới đòi hỏi đảm bảo đủ số lượng lẫn chất lượng, là điều trọng
tâm trong chiến lược phát triển hướng đến.
TP. Thủ Dầu Một - Bình Dương là một trong những trung tâm kinh tế lớn
của vùng Đông Nam Bộ, điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư trong
nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo dự báo về nhu cầu lao động
của tỉnh Bình Dương, hàng năm nhu cầu tuyển dụng là từ 30.000 - 40.000 lao
động. Trong khi đó, số lao động của Bình Dương mới chỉ đáp ứng được 50%. Dự

kiến trong giai đoạn 2010-2015, Bình Dương cần khoảng 150.000 - 200.000 lao
động có trình độ (Trích nhân lực cho tương lai của Bình Dương). Do đó, vấn đề

11


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao luôn là một trong những mục tiêu hàng
đầu trong q trình phát triển chung của tỉnh.
Với vị trí trung tâm trong tỉnh,TP. Thủ Dầu Một phải có nguồn nhân lực
dồi dào, chất lượng để không chỉ đáp ứng được nhu cầu kinh tế của vùng mà còn
cung cấp cho các khu vực lân cận. Cần thiết có sự đánh giá hiện trạng sử dụng
nguồn nhân lực thành phố, làm cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển lâu dài.
Những vấn đề trên là lý do để thực hiện đề tài:"Hiện trạng và định hướng sử
dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Thủ Dầu Một –
Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2020" .
10. Mục tiêu đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực và đề xuất
các định hướng, giải pháp đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực phục vụ sự phát
triển KT - XH ở TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020.
11. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn nhân lực ở TP.Thủ Dầu Một – Bình Dương.
 Phạm vi nghiên cứu:
-

Nội dung: Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

-


Về lãnh thổ: TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương

-

Thời gian: Từ năm 2010 định hướng đến năm 2020

 Cách tiếp cận:
a. Quan điểm hệ thống
Nguồn nhân lực là một thành phần trong hệ thống kinh tế - xã hội của
thành phố và cũng là một bộ phận của nguồn nhân lực Việt Nam. Áp dụng quan
điểm hệ thống mới thấy rõ mối quan hệ qua lại giữa đối tượng với các yếu tố
bên trong hệ thống.
b. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất
định và có đặc điểm riêng. Xem xét sự phân bố nguồn nhân lực trong mối quan
hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng riêng của nguồn nhân
lực tại địa bàn nghiên cứu.
12


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

c. Quan điểm phát triển bền vững
Nguồn nhân lực luôn vận động và thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội. Đặc điểm hiện tại và xu hướng phát triển nguồn nhân lực theo thời gian
sẽ là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp
d. Quan điểm tổng hợp:
Xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên
cứu nguồn nhân lực phải tính đến tất cả các yếu tố như số lượng, chất lượng cơ

cấu, đào tạo, chính sách, nhu cầu thị trường… xét trong mối quan hệ tương hỗ để
xác định đặc điểm chung trên cơ sở đặc điểm riêng của từng yếu tố.
 Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, các báo cáo của các
cơ quan ban, ngành của tỉnh, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội
dung đề tài. Trên cơ sở đó, tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá, xử lý để rút ra
những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa
Được sử dụng nhằm thu thập các dữ liệu từ thực tế các đơn vị hoạt động
kinh tế trên địa bàn. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp
điều tra các đối tượng lao động. Vì vậy, các thơng tin thực tế quan sát, nghe,
trao đổi thu thập được càng làm phong phú nội dung hơn.
c. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Sử dụng một số bản đồ, biểu đồ kinh tế - xã hội có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng nguồn nhân lực, biểu đồ
thể hiện số lượng nguồn lực…..
12. Bố cục của đề tài
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hiện trạng sử dụng nguồn
nhân lực
Chương 2. Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương
Chương 3. Định hướng và giải pháp sử dụng nguồn nhân lực phục vụ phát triỂn kinh
tế - xã hội ở Thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương
13


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm và vai trò nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực từ lâu đã trở thành yếu tố không thể thiếu khi tham gia q
trình sản xuất trong xã hội lồi người, tham gia vào quá trình lao động để tạo ra sản
phẩm và của cải vật chất, khơng những thế mà cịn có vai trị quyết định đến sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Nguồn nhân lực nói chung đã được bàn đến khá nhiều với các quan điểm khác
nhau của nhiều tác giả. Nhìn chung, có thể hiểu nguồn nhân lực theo 2 nghĩa: Nghĩa
rộng và nghĩa hẹp.
a. Theo nghĩa rộng
Tiến sĩ Phạm Minh Đức đã nghiên cứu về nguồn nhân lực và cho rằng: “Nguồn
lực con người chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, đó khơng chỉ là số
lượng và khả năng chun mơn mà cịn cả trình độ văn hố, thái độ đối với cơng việc và
mong muốn tự hoàn thiện của lực lượng lao động”.[1]
Theo quan điểm của tiến sĩ Trương Thị Minh Sâm: “Nguồn nhân lực của một
quốc gia hay một vùng, một địa phương là tổng hợp những tiềm năng lao động của con
người có trong một thời điểm xác định. Tiềm năng đó bao hàm thể lực, trí lực và tâm
lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống lịch sử văn hố dân tộc) của bộ phận
dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội”.[2]
Tác giả Nguyễn Thanh cho rằng: “Nguồn nhân lực là tổng thể các chỉ số phát
triển con người mà con người có được nhờ sự trợ giúp của cộng đồng xã hội và sự nổ
lực của bản thân, là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách,

14


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hố, năng lực chun mơn và tính năng động trong

cơng việc mà

[1] Tạp chí cộng sản số 6/1999
[2] Trương Thị Minh Sâm (Chủ biên), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân công
nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB Khoa học – Xã hội, Hà Nội).

bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự
phát triển và tiến bộ xã hội”. [3]
Như vậy, sau khi xem xét một số quan điểm của một số tác giả về khái niệm
nguồn nhân lực theo nghĩa rộng, có thể nhận thấy rằng:
- Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số, là những người đang và sẽ bổ sung
vào lực lượng lao động bao gồm các thế hệ trẻ đang được nuôi dưỡng, học tập ở các cơ
sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo, xét trong một thời kỳ nhất
định (1 năm, 5 năm hoặc 10 năm).
- Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ tiềm năng. Tiềm năng đó bao hàm tổng
hồ năng lực về thể lực, trí lực và nhân cách của con người của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ, một địa phương, đáp ứng với một cơ cấu nhất định do nền kinh tế - xã hội địi hỏi.
Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Số lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng quy mô và tốc độ phát triển nguồn
nhân lực.
+ Quy mơ nguồn nhân lực: Nước nào có quy mơ dân số lớn sẽ có số lượng
nguồn nhân lực lớn và ngược lại. Thật vậy, một quốc gia có quy mơ nguồn nhân lực
lớn cũng có nghĩa là nhóm người trong độ tuổi sinh sản lớn, làm cho tốc độ tỷ lệ sinh
cao dẫn đến gia tăng dân số.
+ Tốc độ phát triển nguồn nhân lực: Sự gia tăng dân số trong một thời gian dài
cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển nguồn nhân lực. Con người từ khi sinh ra đến
khi bước vào tuổi lao động phải mất từ 15 đến 16 năm. Riêng đối với Việt Nam trong
thời gian qua dân số tăng rất nhanh dẫn đến tốc độ nguồn nhân lực tăng nhanh đáng
kể.
- Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện bằng các chỉ tiêu:

15


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

+ Tình trạng phát triển thể lực: Phát triển về chiều cao, cân nặng, độ bền trong
cơng việc, có khả năng chịu đựng được áp lực của công việc,.... để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

[3] Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002).

+ Trình độ kiến thức tay nghề: Đảm bảo phải có kiến thức, hiểu biết ngành
nghề, trình độ chun mơn cao,... để góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất.
+ Tác phong nghề nghiệp: Đối với ngành nơng nghiệp, tác phong nghề nghiệp
địi hỏi không cao, nhưng đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ cần phải có tác
phong chững chạc, có tính kỉ luật cao, xây dựng một tác phong ngăn nắp, trật tự, khẩn
trương,... để công việc đạt được kết quả tốt đẹp.
+ Cơ cấu nguồn nhân lực
* Theo độ tuổi: Độ tuổi cũng rất quan trọng, nó góp phần thúc đẩy quá
trình sản xuất nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng độ tuổi.
* Giới tính: Đối với những ngành công nghiệp nặng như sản xuất than, chế
tạo ô tô,... rất cần những công nhân nam, nhưng đối với những ngành công nghiệp nhẹ
như may mặc, giầy da, chế biến lương thực thực phẩm,... rất cần những công nhân nữ
khéo tay để thực hiện cơng việc có hiệu quả hơn.
Trên cơ sở tiềm năng đó, tiến hành đào tạo, sử dụng một cách hiệu quả và đúng
hướng các chỉ tiêu trên thì nguồn nhân lực mới trở thành động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội vững mạnh.
b. Theo nghĩa hẹp

Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khái niệm nguồn nhân lực xét về khả năng
sử dụng sẽ đồng nghĩa với nguồn lao động, nếu xét về tình trạng hoạt động nguồn
nhân lực sẽ đồng nghĩa với lực lượng lao động.
Theo quy định của Tổng cục thống kê Việt Nam: “Nguồn lao động bao gồm toàn
bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân”.
16


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Trong thống kê về thị trường lao động ở Việt Nam từ năm 1995 trở lại đây,
nguồn lao động thường được xem xét ở những góc độ sau:
- Những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm tham gia hoạt động tại các cở sở, các
cơng ty, xí nghiệp để hoạt động sản xuất cơng nghiệp.
- Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp,
đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc.
- Những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước
tuổi theo quy định).
Theo quan điểm của ngành lao động: “Lực lượng lao động bao gồm những
người từ 15 tuổi trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế, khơng phân biệt là có việc
làm hay đang thất nghiệp”.
Từ khái niệm về nguồn nhân lực nói chung như trên: Nguồn nhân lực theo
nghĩa rộng chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, tổng hợp những tiềm
năng lao động của con người và tổng thể các chỉ số phát triển con người. Nguồn nhân
lực theo nghĩa hẹp được hiểu là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
1.1.2 Vai trò nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trị là một trong bốn nguồn lực được xác định để thúc
đẩy quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Các nguồn lực này bao gồm

nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và khoa học cơng nghệ,
trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định nhất. Vai trò quyết định của nguồn
nhân lực thể hiện trên hai mặt. Thứ nhất, các nguồn lực như vốn, tài nguyên khơng có
sức mạnh tự thân. Chúng sẽ bị cạn kiệt và chỉ phát huy tác dụng, ý nghĩa xã hội khi
được kết hợp với nguồn lực con người. Thứ hai, con người với trí tuệ của mình là
nguồn lực khơng bao giờ cạn kiệt, ngược lại nó có khả năng phục hồi, tự tái sinh và
phát triển. Nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể, đóng vai trị quyết định trong quá
trình sử dụng, khai thác, tái tạo và phát triển các nguồn lực khác.
Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển mỗi quốc gia, địa
phương, ngành hoặc mỗi đơn vị, tổ chức. Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vai
trị đó lại càng quan trọng hơn, thể hiện:
a. Con người là động lực của sự phát triển:
17


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Các nguồn lực khác như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,
nguồn vốn,… là những khách thể, chịu sự khai thác cải tạo của của con người. Các
nguồn lực này tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn phát huy tác dụng phải có
sự kết hợp với nguồn lực con người, thơng qua hoạt động có ý thức của con người.
Con người với tất cả những năng lực, phẩm chất tích cực của mình, bao gồm trí tuệ,
kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo…tác động vào các nguồn lực khác và
gắn kết chúng lại để tạo ra hoạt động lao động phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính
con người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ cơng sang lao
động cơ khí và lao động trí tuệ. Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học và công nghệ
đã trở thành bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất thì con người là nhân tố quyết
định tạo ra các tư liệu lao động hiện đại, sử dụng và khai thác chúng tạo ra giá trị vật
chất, nếu không khai thác những nguồn nhân lực khác để sử dụng thì đó cũng chỉ là
những vật chất vơ tri vơ giác.

Như vậy để xã hội thực sự phát triển thì động lực lớn nhất, quan trọng nhất đó
chính là năng lực của con người. Chính vì vậy cần phải sử dụng và khai thác hợp lý
sao cho nguồn nhân lực thực sự là động lực to lớn, hữu ích cho sự phát triển.
b. Con người là mục tiêu của sự phát triển:
Con người luôn hướng tới sự Chân - Thiện - Mỹ, chính vì vậy bất kể một hoạt
động nào của con người đều có mục đích cụ thể, rõ ràng. Mọi hoạt động sản xuất hàng
hoá đang diễn ra cũng nhằm mục đích cuối cùng là thỗ mãn tối ưu lợi ích của người
tiêu dùng, làm cho cuộc sống của con người không những đầy đủ về vật chất mà còn
thỏa mãn cả về tinh thần. Như vậy nhu cầu tiêu dùng tức là lượng tiêu dùng của cải
vật chất, tinh thần của con người có tác động quyết định tới việc cung hàng hoá trên
thị trường. Việc sản xuất cung ứng nhiều hay ít hàng hố phụ thuộc vào nhu cầu của
con người, mà theo thời gian nhu cầu của con người lại vô cùng phong phú, đa dạng
nên đặt ra yêu cầu hàng hoá sản xuất phải phong phú về số lượng cũng như chủng
loại. Do vậy phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là vì con người.
c. Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội:
Con người bằng những năng lực vốn có của mình đã tác động vào thiên nhiên,
chinh phục và cải tạo chúng để phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân. Trong hoạt
động lao động của mình, con người ln sáng tạo, tích luỹ nhằm hồn thiện, phát triển
18


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

bản thân mình hơn, giá trị con người đã sáng tạo làm cho xã hội thêm phong phú và
phát triển hơn. Do vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì bản thân con
người cũng phát triển theo chiều hướng tích cực.
Như vậy có thể nói nguồn nhân lực là một nguồn lực có vai trị quan trọng
quyết định tới sự phát triển của kinh tế xã hội. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư
mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững nhất.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

1.2.1 Dân số
a. Quy mô dân số và sự biến đổi qui mô dân số
Qui mô dân số là tổng số dân sinh sống (cư trú) trong những vùng lãnh thổ nhất
định vào những thời điểm xác định.
Để nghiên cứu quy mô dân số, người ta thường sử dụng các thước đo sau:
- Số dân thời điểm: Là tổng số người sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định
vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa năm hoặc thời điểm
t bất kỳ nào đó...).
Các ký hiệu thường dùng như:
+ Po: số dân đầu năm (hoặc đầu kỳ);
+ P1: số dân cuối năm (hoặc cuối kỳ);
+ Pt: số dân tại thời điểm t.
Thông tin về quy mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng hay
giảm dân số theo thời gian.
- Số dân trung bình: (Ký hiệu thường dùng: P ) là số trung bình cộng của các dân
số thời điểm.
Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc là đầu và cuối một thời kỳ ngắn, nếu
số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đều đặn, khơng có những biến đổi mang
tính chất đột biến ta có cơng thức tính số dân trung bình như sau:

P=

Po+ P1
2

Trong đó:
19


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014


+ Po là số dân đầu năm (đầu kỳ)
+ P1 là số dân cuối năm (cuối kỳ)
Trong trường hợp khơng đủ số liệu để tính tốn, người ta cũng có thể lấy số
dân có vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm đó.
- Tốc độ gia tăng dân số: Tốc độ gia tăng dân số (r) là một số tương đối biểu thị
nhịp độ tăng giảm quy mô dân số trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm. Cơng thức tính:

r=

P1
×100
Po

Trong đó:
+ r: Tốc độ gia tăng dân số (%)
+ P1: số lượng dân ở cuối kỳ (cuối năm)
+ Po: số dân ở đầu kỳ (đầu năm)
Quy mơ dân số, cơ cấu tuổi, giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, cơ cấu
tuổi, giới của nguồn lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Sự biến
động dân số gây ra những ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cả về số lượng và chất
lượng. Tốc độ gia tăng dân số hằng năm cao hay thấp, góp phần tăng hoặc giảm số lao
động và sức ép đối với giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ…. Nếu gia tăng dân số
khơng đi đơi với phát triển kinh tế thì sẽ dẫn đến việc gây cản trở cho sự phát triển
kinh tế - xã hội.
b. Phân bố dân số
- Khái niệm: Phân bố dân số là sự sắp xếp số dân trên một vùng lãnh thổ phù hợp
với điều kiện sống của người dân và với các yêu cầu nhất định của xã hội.
Sự phân bố dân số có thể tuân theo các qui luật sau:

+ Thứ nhất: Phân bố dân số theo quy hoạch thống nhất, đồng đều: là sự sắp
xếp dân cư một cách đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, dưới sự điều tiết của chính
phủ.

20


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

+ Thứ hai: Phân bố dân số một cách ngẫu nhiên: là sự sắp xếp tự phát số dân
tương đối đồng đều trong một vùng lãnh thổ mà khơng chịu ảnh hưởng của các chính
sách can thiệp của chính phủ.
+ Thứ ba: Một dạng phân bố dân số khác thường xảy ra hơn so với hai dạng
phân bố dân số trên đó là dân số sắp xếp có xu hướng co cụm vào một số vùng lãnh
thổ này hơn các vùng lãnh thổ khác.
- Các chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân cư:
+ Mật độ dân số: Là chỉ số xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống
trên một lãnh thổ và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích
ứng với số dân đó. Cơng thức tính như sau:

D=

P
S

Trong đó:
+ D: mật độ dân số
+ P: là tổng số dân sinh sống trên vùng lãnh thổ.
+ S: là diện tích vùng lãnh thổ tính theo km2.
Trong mọi trường hợp mật độ dân số càng lớn mức độ tập trung dân cư càng

cao và ngược lại.
+ Tỷ trọng dân số từng vùng: Là tỷ lệ phần trăm dân số ở một vùng so với toàn
bộ dân số của một lãnh thổ như tỷ lệ dân số thành thị và dân số nông thôn; tỷ
lệ dân số ở từng châu lục.
c. Cơ cấu dân số
Ngồi quy mơ và phân bố dân số, cơ cấu dân số là đặc tính thứ ba, được hình
thành dưới tác động của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân. Sự phân chia tổng
số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức
đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số như cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu
dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hơn nhân, tơn giáo, trình độ học vấn...). Trong đó
cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì khơng những nó ảnh

21


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà cịn ảnh hưởng tới q trình phát triển
kinh tế xã hội.
- Cơ cấu dân số theo tuổi
Tuổi là một tiêu thức được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về dân
số và xã hội. Trong dân số, tuổi được xác định theo tuổi tròn (lấy tròn theo số lần đã
qua ngày kỷ niệm sinh nhật).
Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay
nhóm tuổi (nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau 5 năm, 10 năm, hoặc khoảng cách
tuổi không đều nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu như các nhóm dưới tuổi lao động
(0-14), trong tuổi lao động (15-60), và trên tuổi lao động (từ 60 trở lên)… rồi tính tỷ
trọng dân số của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân.
Cơ cấu tuổi là biến số quan trọng trong quá trình phát triển và để lập kế hoạch
phát triển KT - XH, trong q trình kế hoạch hố nguồn lao động. Nó cũng là cơ sở

quan trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập các kế hoạch và
theo dõi tình hình thực hiện KHHGĐ…
Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi, nhóm tuổi: Được xác định bằng cách so sánh
số dân ở độ tuổi (hay nhóm tuổi) i nào đó với tổng tổng số dân theo cơng thức sau:
Ti=

Pi
×100
P

Trong đó:
* Ti : tỷ trọng dân số tuổi (nhóm tuổi)
* P: Tổng số dân
* Pi : là số dân tuổi (nhóm tuổi) i
* i: là tổng độ tuổi, nhóm tuổi, khoảng tuổi
Cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là dư lợi dân số là thuật ngữ dùng để phản ảnh
một dân số có tỷ lệ người lao động (15-59) đạt tối đa và tỷ lệ người phụ thuộc đạt ở
mức thấp nhất (người từ 0-14 và trên 60 tuổi); tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 %.
- Cơ cấu dân số theo giới tính

22


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Tỷ số giới tính (sex ratio - SR), là tỷ số giữa dân số nam và dân số nữ trong
cùng tổng thể dân số tại một thời điểm nhất định:

SR ¿


Số dân nam
x 100
Số dân nữ

Tỷ số giới tính có thể được tính cho từng độ tuổi, nhóm tuổi cụ thể, ví dụ cho
trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cho nhóm trên 65 tuổi.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB):

SRB ¿

Số bé trai sinh sống
Số bé gái sinh sống

x 100

Công thức trên cho ta thấy cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai
được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng 102
đến 107 bé trai. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, chẳng những sự phát triển của dân số
tương lai bị ảnh hưởng nặng nề, mà nó cịn gây nên những tiêu cực về mặt xã hội: bắt
cóc, lừa đảo, bn bán phụ nữ, mại dâm, nhập khẩu cô dâu….tăng cao khó kiểm sốt.
Mặt khác nó cịn ảnh hưởng đến suy giảm chất lượng dân số. Do vậy người ta thường
chú ý đến tính cân bằng giữa nam và nữ ở nhóm tuổi trẻ đặc biệt là với số trẻ mới sinh
ra.
- Cơ cấu dân số theo một số tiêu thức khác
+ Cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn: Là sự phân chia dân số theo vùng
thành thị và nơng thơn. Muốn tính tỷ lệ dân số thành thị hay nông thôn của một địa
phương ta lấy tổng dân số nông thôn hay thành thị chia cho tổng dân số của địa
phương đó.
+ Cơ cấu dân tộc - tơn giáo: Đó là sự phân chia dân số theo các nhóm dân tộc.

Việc nghiên cứu sự biến đổi trong qui mô và gia tăng dân số của các dân tộc khác
nhau cùng với sự phát triển trong kinh tế, văn hoá giáo dục và sức khoẻ của từng dân
tộc là những thơng tin hết sức quan trọng nhằm mục đích đạt được sự phát triển bình
đẳng đồng đều giữa các dân tộc trong một quốc gia.

23


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

+ Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế phân chia
thành nhóm những người có khả năng tham gia hoạt động sản xuất và nhóm những
người chỉ tiêu dùng (nhóm phụ thuộc).
+ Cơ cấu theo trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật: Đây cũng
là đặc trưng rất quan trọng của dân số. Theo cơ cấu này dân số từ 5 tuổi trở lên được
xem xét theo các nội dung sau: tình hình nhập học, quá trình học tập, trình độ học vấn
cao nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất (đối với dân số từ 13 tuổi trở lên) đạt
được.
d. Chất lượng dân số
Chất lượng dân số được phản ánh thông qua các thuộc tính có thể liên quan đến
tình trạng thể lực, trí lực, trình độ giáo dục, trình độ khoa học kỹ thuật, cơ khí và kỹ
năng nghề nghiệp, xã hội và tính năng động của dân cư.
Theo khái niệm của Pháp lệnh dân số Việt Nam, chất lượng dân số gồm các
thành phần: thể chất, trí tuệ và tinh thần.
- Thể chất: gồm nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các số đo về chiều cao, cân
nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo... dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu
tố giống nòi, đến di truyền như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, nhiễm chất độc
da cam… của người dân.
- Trí tuệ: gồm các yếu tố trình độ văn hố, thẩm mỹ, trình độ khoa học kỹ thuật,
tay nghề…, thể hiện qua tỷ lệ biết chữ, số năm bình quân đi học/đầu người, tỷ lệ

người có bằng cấp, được đào tạo về chun mơn kỹ thuật,…
- Tinh thần: thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các hoạt động văn hố,
thơng tin, vui chơi, giải trí, các phong trào xã hội…
1.2.2 Giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa
a. Giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng
mức và coi đó “là quốc sách hàng đầu”, với quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển, đầu tư có lợi nhất...”.
Giáo dục – đào tạo đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con
người. Thông qua giáo dục – đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật,

24


Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

tỏ chức quản lí và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động, cần xem
xét giáo dục – đào tạo ở hai góc độ: mạng lưới cơ sở giáo dục và chất lượng giáo dục.
- Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của
nhân dân. Ở nước ta được chia thành các cấp bậc giáo dục sau:
+ Giáo dục mầm non: Xây dựng thêm nhiều trường, cơ sở mầm non để chăm
sóc, ni dưỡng và bảo vệ trẻ, trong đó bao gồm các trường thuộc quyền sở hữu của
Nhà nước, của công ty hoặc của tư nhân như: trường công lập, trường bán công và
trường tư thục giúp cho mọi con em của người dân có thể tham gia học tập tùy theo
mức sống.
+ Giáo dục phổ thông: Mạng lưới giáo dục phổ thông được chia thành 3 cấp
bậc và theo đó mạng lưới các trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trong đó
gồm có : THPT cơng lập, trường THPT tư thục và THPT dân lập cũng được xây dựng
nhằm phát triển mạng lưới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò.
+ Giáo dục đại học: Hệ thống các trường đại học, trường cao đẳng cũng đang

được mở rộng và tăng thêm nhằm đào tạo nguồn nhân lực phát triển chuyên nghiệp và
vững mạnh hơn.
Ngoài các cấp giáo dục trên nước ta cịn có các cấp giáo dục khác như:
+ Giáo dục nghề nghiệp: Hệ thống các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp
nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp cũng được xây dựng để góp phần tăng thêm
nguồn nhân lực ở hiện tại và trong tương lai.
+ Giáo dục thường xuyên: Hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
tỉnh, trung tâm bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (gọi tắt là trung tâm
bồi dưỡng giáo viên), trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp cấp huyện,
trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị
trấn cũng được mở rộng nhằm khuyến khích tất cả mọi cơng dân đều có thể học tập,
rèn luyện bản thân, học nghề… giúp cho mọi người nâng cao hiểu biết, nâng cao trình
độ dân trí để góp phần cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.
- Chất lượng giáo dục thể hiện thông qua đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục được bổ sung về số lượng, thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho xã hội.

25


×