Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn Thạc sĩ Hóa phân tích: Đánh giá khả năng keo tụ và làm mềm nước của vật liệu hạt chùm ngây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----

-----

HÀ VŨ HUY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KEO TỤ VÀ LÀM MỀM
NƯỚC CỦA VẬT LIỆU HẠT CHÙM NGÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ HĨA PHÂN TÍCH

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----

-----

HÀ VŨ HUY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KEO TỤ VÀ LÀM MỀM
NƯỚC CỦA VẬT LIỆU HẠT CHÙM NGÂY


LUẬN VĂN THẠC SĨ HĨA PHÂN TÍCH
Chunngành: HĨA PHÂN TÍCH
Ms: 60 44 01 18

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ THỊ THẢO

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Hóa trường Đại học Sư
Phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Tạ Thị Thảo cùng toàn thể các q thầy cơ Bộ mơn Hóa
Phân tích trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nỗi đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc học tập và thu thập số liệu
tại khoa để tơi có thể hồn thành được luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động
viên và giúp đỡ tơi học tập làm việc và hồn thành luận văn.

Học viên

Hà Vũ Huy


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Mục lục
Chương 1 : Tổng quan
1.1. Tổng quan về cây chùm ngây và các ứng dụng ..............................................

4

1.1.1. Tổng quan về cây chùm ngây (Moringa Oleifera) .......................................

4

1.1.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................

4

1.1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................................

5

1.1.1.3. Thành phần hóa học của cây chùm ngây ...................................................

5

1.1.1.4. Lợi ích và cơng dụng .................................................................................


6

1.1.2. Các ứng dụng của hạt chùm ngây trong xử lí mơi trường.............................. 8
1.1.2.1. Loại bỏ độ đục............................................................................................. 8
1.1.2.2. Loại bỏ độ màu............................................................................................ 9
1.1.2.3. Loại bỏ độ cứng........................................................................................... 9
1.1.2.4. Chế biến than hoạt tính từ gỗ cây chùm ngây để loại bỏ Cu, Ni, Zn khỏi
nước thải tổng hợp.................................................................................................. 10
1.1.2.5. Khả năng loại bỏ các kim loại nặng............................................................ 11
1.1.2.6. Loại bỏ vi khuẩn.......................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lí............................................ 12
1.2.1. Các thơng số đánh giá chỉ tiêu chất lượng nước............................................. 12
1.2.1.1. Các chỉ tiêu vật lý
1.2.1.1.1. Độ pH....................................................................................................... 12
1.2.1.1.2. Nhiệt độ.................................................................................................... 12
1.2.1.1.3. Màu sắc..................................................................................................... 12
1.2.1.1.4. Độ đục....................................................................................................... 12
1.2.1.1.5. Tổng hàm lượng chất rắn.......................................................................... 12
1.2.1.1.6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng............................................................. 13
1.2.1.1.7. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan............................................................. 13
1.2.1.1.8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi........................................................ 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2




1.2.1.2. Các chỉ tiêu hóa học ................................................................................... 14
1.2.1.2.1. Độ kiềm toàn phần................................................................................. 14

1.2.1.2.2. Độ cứng của nước.................................................................................. 14
1.2.1.2.4. Nhu cầu oxy hóa học.............................................................................. 15
1.2.1.2.5. Nhu cầu oxy sinh hóa............................................................................. 15
1.2.1.2.6. Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước............................................... 15
1.2.1.3. Các chỉ tiêu vi sinh của nước.................................................................... 16
1. 2.1.3.1. Vi trùng gây bệnh.................................................................................. 16
1.2.1.3.2. Các loại rong tảo................................................................................... 17
1.2.1.4. Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống....................... 18
1.2.2. Các phương pháp và q trình xử lí nước..................................................... 19
1.2.2.2. Quá trình lắng............................................................................................. 20
1.2.2.3. Quá trình lọc nước...................................................................................... 21
1.2.2.4. Làm mềm nước........................................................................................... 22
1.2.2.5. Khử trùng nước.......................................................................................... 24
1.2.2.6. Khử sắt và mangan..................................................................................... 25

Chương 2: Thực nghiệm
2.1. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm........................................................................ 26
2.1. 1. Pha chế và bảo quản các hóa chất dùng trong thí nghiệm............................. 26
2.1.1.1. Chỉ thị Phenolphtalein 0,1%........................................................................ 26
2.1.1.2. Chỉ thị Metyl da cam................................................................................... 26
2.1.1.3. Dung dịch chuẩn EDTA 0,01 M.................................................................. 26
2.1.1.2. Dung dịch chuẩn NaOH 0, 1M.................................................................... 26
2.1.1.3. Dung dịch đệm pH 10.................................................................................. 26
2.1.1.4. Chỉ thị Eriocrom đen T (ETOO).................................................................. 26
2.1.1.5. Dung dịch 1,10-phenanthroline....................................................................27
2.1.1.6. Dung dịch chuẩn Fe(II) 10 ppm ................................................................. 27
2.1.1.7. Dung dịch Natri axetat ............................................................................... 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3





2.1.1.8. Dung dịch hydroxyl amoni clorua............................................................... 27
2.1.2. Các dụng cụ và thiết bị dùng trong thí nghiệm............................................... 27
2.2. Tiến hành thí nghiệm......................................................................................... 28
2.2.1. Chuẩn bị bột hạt chùm ngây........................................................................... 28
2.2.2. Chuẩn bị dung dịch gốc (chiết từ hạt chùm ngây).......................................... 28
2.2.3. Thí nghiệm keo tụ........................................................................................... 28
2.2.4. Thí nghiệm đo độ axit của mẫu nước............................................................. 29
2.2.4.1. Nguyên tắc................................................................................................... 29
2.2.4.2. Tiến hành thí nghiệm................................................................................... 29
2.2.5. Đo độ cứng tổng số của mẫu nước ................................................................ 29
2.2.5.1. Nguyên tắc .................................................................................................. 29
2.2.5.2. Tiến hành thí nghiệm .................................................................................. 29
2.2.6. Xác định tổng hàm lượng Fe trong nước bằng phương pháp phenantrolin

30

2.2.6.1. Chuẩn bị dãy các dung dịch để dựng đường chuẩn .................................. 30
Chương 3: Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả xử lí độ đục ......................................................................................... 32
3.1.1. Mẫu nước sông Hồng lấy tại chân cầu Vĩnh Tuy – tháng 12/2012
3.1.1.1. Kích thước hạt chùm ngây 1,2 mm ............................................................ 32
3.1.1.2. Kích thước hạt chùm ngây 0,8 mm ............................................................ 34
3.1.2. Mẫu nước sông Hồng lấy tại chân cầu Thăng Long – tháng 12/2012
3.1.2.1. Kích thước hạt chùm ngây 1,2 mm ............................................................ 36
3.1.2.2. Kích thước hạt chùm ngây 0,8 mm ............................................................ 38
3.1.3. Mẫu nước đục nhân tạo ................................................................................. 39

3.1.3.1. Kích thước hạt chùm ngây 1,2 mm ............................................................ 39
3.1.3.2. Kích thước hạt chùm ngây 0,8 mm ............................................................ 41
3.2. Kết quả xử lí độ màu ........................................................................................ 43
3.2.1. Dung dịch gốc có nồng độ NaCl 0,25M ....................................................... 43
3.2.2. Dung dịch gốc nồng độ NaCl 1 M ................................................................ 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4




3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ dung dịch gốc đến hiệu quả xử lí ............. 45
3.3. Kết quả loại bỏ độ cứng ................................................................................... 47

Chương 4: Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 50
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5




DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

- SS (Suspended solid)

: Hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l)

- TSS (Total suspended solid)

: Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l)

- COD (Chemical Oxugen Demand): Nhu cầu oxy hoá học
- M.O (Moringa Oleifera)

: Cây chùm ngây

- WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

- FAO

: Tổ chức lương thực Liên hợp quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6




DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 3.1. Kết quả loại bỏ độ đục của nước bằng chiết xuất hạt chùm ngây với kích
thước hạt 1,2 mm ................................................................................................... 41
Bảng 3.2. Kết quả loại bỏ độ đục của nước bằng chiết xuất hạt chùm ngây với kích
thước hạt 0,8 mm ................................................................................................... 43
Bảng 3.3. Độ đục của mẫu nước sau khi keo tụ và để lắng với hàm lượng chùm
ngây 100 mg/l ........................................................................................... 44
Bảng 3.4. Độ đục của mẫu nước sau khi keo tụ và để lắng với hàm lượng chùm
ngây 200 mg/l ........................................................................................... 45
Bảng 3.5. Độ đục của mẫu nước sau khi keo tụ và để lắng với hàm lượng chùm
ngây 300 mg/l .......................................................................................... 45
Bảng 3.6. Độ đục của mẫu nước sau khi keo tụ và để lắng với hàm lượng chùm
ngây 400 mg/l ........................................................................................... 45
Bảng 3.7. Hiệu quả xử lý độ đục nước ứng với các khoảng giá trị của độ đục và
ngưỡng hàm lượng chất keo tụ có thể áp dụng ...................................................... 47
Bảng 3.8. Hiệu quả xử lý độ màu của nước ứng với các giá trị khác nhau của nồng
độ hạt chùm ngây trong dung dịch chiết xuất NaCl 0,25M .................................. 48
Bảng 3.9. Hiệu quả xử lý độ màu của nước ứng với các giá trị khác nhau của nồng
độ hạt chùm ngây trong dung dịch chiết xuất NaCl 1M ....................................... 49
Bảng 3.10. Hiệu quả xử lí độ màu của dung dịch gốc từ bột hạt chùm ngây ở các
nồng độ muối 0,25M và 1M qua các ngày lưu trữ ..............................................

49

Bảng 3.11. Hiệu quả xử lí độ cứng của dung dịch gốc từ bột hạt chùm ngây trên
mẫu nước cứng nhân tạo ....................................................................................

51

Hình 1.1. Lá và quả cây chùm ngây ..................................................................


10

Hình 1.2. Hạt chùm ngây trước và sau khi xử lí ................................................

12

Hình 1.3. Cơ chế keo tụ tạo bơng ............................................................

24

Hình 2.2. Hệ thống tỉ lệ quang học của máy đo độ đục ..............................

36

Hình 2.3. Máy đo quang phổ UV-1650PC ................................................

37

Hình 3.1. Chất lượng nước trước và sau khi keo tụ bằng vật liệu từ hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7




chùm ngây ...................................................................................

47


Hình 3.2. So sánh % hiệu quả keo tụ của dung dịch gốc qua các ngày lưu trữ. (Hàm
lượng dd gốc 60ml/l mẫu, nồng độ NaCl 0,25 M và 1M) .....................

49

Hình 3.3. So sánh % hiệu quả xử lí độ cứng của dung dịch chiết từ hạt chùm ngây
trên các mẫu nước cứng nhân tạo ............................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8



52


Mở đầu
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Sự cạn kiệt
nguồn nước, sự gia tăng về nhu cầu nước sạch, sự suy giảm về chất lượng nguồn
nước đang là những thách thức toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt, đồng thời cũng
là vấn đề cấp thiết của nước ta.
Việt Nam hiện có hơn 10 triệu hộ gia đình sống phân tán trong các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, vùng mưa bão, lũ lụt…từ nhiều năm nay đang phải sử dụng nước
uống và sinh hoạt từ nguồn nước mưa, giếng, sông, suối, ao, hồ…với mức độ ô
nhiễm tổng hợp ngày càng tăng. Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nơng thơn, trong năm 2011 có 22% người dân sống ở vùng nông thôn (tương đương
13,3 triệu người) không thể tiếp cận với nguồn nước sạch.
Việc sử dụng thiết bị lọc nước cho các vùng này không khả thi do hầu hết đều dựa
vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vì thế giá thành khá cao, phức tạp, dễ
hỏng hóc. Trong khi các bình lọc nước cấu tạo đơn sơ khác không đủ hiệu năng lọc

độc và diệt khuẩn nước sạch.
Phương pháp được cho là rẻ nhất được sử dụng ở vùng nông thôn hiện nay là sử
dụng hóa chất keo tụ như phèn nhơm, và một số hóa chất khác như clo để diệt
khuẩn; vơi để hiệu chỉnh độ pH; polyacrylat để hồn thiện q trình lắng trong
nước,... Tuy nhiên khi quy mơ xử lí nước là cả một vùng dân cư rộng lớn hoặc các
tuyến dân cư chịu bão lũ thì việc dùng các hố chất này thật khó đáp ứng nổi, gây
nhiều tốn kém và ảnh hưởng với mơi trường.
Mặt khác, việc sử dụng hóa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con
người như: dư lượng phèn nhôm Al2(SO4)3 với hàm lượng đủ cao sẽ gây hại cho các
tế bào bạch huyết và được cho là nguyên nhân dẫn tới các bệnh thối hóa thần kinh
như bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, bệnh Parkinson (hội chứng liệt rung) và một
số loại bệnh khác [13]. Trong khi đó nguồn nước tiềm ẩn ơ nhiễm rất phức tạp của
nông thôn Việt Nam đang khiến nhiều người dân khát nước sạch và hàng ngày ít
nhiều đều bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9




Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế (hoặc thay thế một phần) cho hóa chất
keo tụ trong xử lí nước đang trở nên cấp thiết với các quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam.
Các chiết xuất có nguồn gốc từ thực vật như cây chùm ngây (Moringa Oleifera),
cây dầu mè (Jatropha curcas), cây bụt giấm (Hibiscus sabdariffa),... đã được biết đến
và sử dụng để làm sạch nước từ nhiều thế kỷ trước. Trong số đó, chiết xuất từ hạt
cây chùm ngây được đánh giá là một trong những chiết xuất đạt hiệu quả cao nhất
trong xử lí nước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ hạt chùm ngây cho
hiệu quả làm sạch nước đạt hơn 80% đối với hầu hết các mẫu nước ô nhiễm ở các

mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong một số nghiên cứu thử nghiệm so sánh khả năng
keo tụ của chiết xuất từ hạt chùm ngây so với phèn nhơm trên mẫu nước tự nhiên có
độ đục 45 NTU và hàm lượng khuẩn E.coli là 2650 cfu/100ml, hạt chùm ngây loại
bỏ được 86% độ đục và 93% khuẩn E.coli, với phèn nhôm tương ứng là 91% và
98%. Khi tiến hành thí nghiệm trên mẫu nước có độ đục cao hơn là 146 NTU, vật
liệu hạt chùm ngây cho kết quả loại bỏ độ đục là 84% và 88% khuẩn E.coli, trong
khi tỉ lệ này ở phèn nhôm là hơn 97% [1] Mặc dù hiệu quả keo tụ chưa cao bằng
phèn nhơm và một số hóa chất khác, nhưng chiết xuất từ hạt chùm ngây đã cho thấy
nó có hiệu quả keo tụ và làm sạch vi khuẩn khá cao, đủ để khuyến khích sử dụng
trong xử lí nước ở các quốc gia đang phát triển.
Ngoài khả năng làm sạch nước, cây chùm ngây còn là nguồn dược liệu quí hiếm.
Lá, hoa, quả, thân , vỏ, rễ của cây chứa nhiều khoáng chất, chất đạm, vitamins và
nhiều họp chất khác. Các bộ phận của cây có những hoạt tính trong điều trị y học
như dùng để trị các bệnh u xơ tiền liệt tuyến, suy nhược cơ thể, thần kinh, giúp ổn
định huyết áp, đường huyết, chữa tăng cholesterol,… cây đã được dùng để trị nhiều
bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á.
Tại các quốc gia đang phát triển, cây chùm ngây được coi như nguồn thực phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao. Ở Ấn Độ, quả chùm ngây được sử dụng khá rộng rãi,
nhiều đồn điền trồng cây chùm ngây để cung cấp quả phục vụ cho nhu cầu thực
phẩm tươi, thực phẩm đóng hộp và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ở Tây Phi, lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10




chùm ngây được dùng làm nước sốt và gia vị thức ăn. Ở tỉnh Konso thuộc Ethiopia,
lá chùm ngây là lương thực chủ yếu của người dân,...
Trên thế giới, chùm ngây được xem là một cây đa dụng, được hai tổ chức thế giới

WHO và FAO xem như là giải pháp lương thực cho các nước thuộc “Thế giới thứ
ba”. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy lá chùm ngây rất giàu vitamin, khống chất và
protein: có lẽ nhiều hơn bất kỳ loại rau nhiệt đới nào khác. Nhiều chương trình đã sử
dụng lá chùm ngây để phòng chống suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan (mù
lòa,..)
Các nghiên cứu về cây chùm ngây và cơng dụng của nó đã được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, đa phần được thực hiện tại Ấn Độ,
Philippines, và Phi Châu... Ở Việt Nam các dữ liệu về các tác dụng, giá trị dinh
dưỡng và công nghiệp của cây vẫn còn rất khan hiếm. Đề tài này tập trung vào việc
đánh giá hiệu quả keo tụ của hạt chùm ngây trên một số nguồn nước tự nhiên, với
mong muốn góp phần tìm ra giải pháp mới trong việc cung cấp nước sạch cho các
vùng nông thôn Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11




CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về cây chùm ngây và các ứng dụng
1.1. 1. Tổng quan về cây chùm ngây (Moringa Oleifera)
1.1.1.1. Giới thiệu chung
• Tên thơng dụng: Chùm ngây (Việt Nam), Moringa (international), Drumstick
tree (US), Horseradish tree, Behen, Drumstick Tree,...
• Tên Khoa học: Moringa oleifera hay M. pterygosperma thuộc họ Moringaceae
• Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life )
Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng

dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã khơng ngần ngại
đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) .
Nguồn gốc : Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm, nhưng phổ
biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và
được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh.
Trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa các chất mà con người cần như:
Khoáng chất, vitamin, các axit amin, bêta-caroten, phenolics...
Ở Việt Nam, cây chùm ngây đã có trong tự nhiên từ lâu đời. Tuy nhiên cơng dụng
của nó thì cịn ít người biết đến. Cây được phát hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều
nơi như Thanh Hóa, Bình Thuận, Ninh Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú
Quốc,... Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tơn (An Giang) có nhà chỉ trồng nó làm hàng
rào. Sau khi biết tác dụng của cây chùm ngây, huyện Tri Tôn đã xây dựng một dự án
để bảo tồn và phát triển và dành tới 3.000m2 để làm vườn nhân giống. [19]

1.1.1.2.

Đặc điểm

Chùm ngây là loại cây thân gỗ. Cây có thể cao tới 5 - 6m, rất dễ trồng, dễ sống.
Việc trồng cây không kén đất, ít tốn cơng chăm sóc. Có thể trồng quanh hàng rào,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12




trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Cây trồng khoảng 4-5 tháng là bắt
đầu có thể thu hoạch lá.
Hầu như chưa thấy loài sâu bọ nào phá hoại được cây. Khả năng chống chịu hạn

hán của cây cũng rất tốt, có thể trồng trên cả các gị, đồi, các vùng đất xấu. Tuy
nhiên, khả năng chịu úng lại kém. Sau 8 tháng cây bắt đầu cho hoa. Hoa có màu
trắng, có hương thơm. Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cơ ve.
[19]

Hình 1.1. Lá và quả cây chùm ngây

1.1.1.3. Thành phần hóa học của cây chùm ngây [14]
Rễ cây Chùm ngây:
Chứa

hợp

chất

glucosinolates:

như

4-(alpha-L-rhamnosyloxy)

benzyl

glucosinolate (khoảng 1%), sau khi chịu tác động của enzyme myrosinase sẽ cho 4-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13





(alpha-L-rhamnosyloxy) benzylisot hiocyanate, glucotropaeolin (khoảng 0.05%) và
benzylisothiocyanate.
Hạt cây Chùm ngây:
Hạt chứa glucosinolate như trong rễ, có thể lên đến 9% sau khi hột đã được khử
chất béo. Các axit loại phenol carboxylic như 1 beta- D -glucose l 2, 6 - dimethyl
benzoate. Ngồi ra hạt cịn chứa chất béo 33-38% được dùng trong dầu ăn và kỹ
nghệ hương liệu, thành phần chính gồm các axit béo như oleic axit (60-70%),
palmitic axit (3-12%), stearic axit ( 3-12%) và các axit béo khác như behenic axit,
eicosanoic và lignoceric axit.
Lá cây Chùm ngây:
Chứa các hợp chất thuộc nhóm flavonoids và phenolic như kaempferol 3-Oalpha-rhamnoside, kaempferol, syringic acid , gallic acid, rutin, quercetin 3-O-betaglucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối
kết với các rhamnoside hay glucoside.

1.1.1.4. Lợi ích và cơng dụng
Những nghiên cứu về chùm ngây đa số được thực hiện ở Ấn Độ, Philippines và
Châu Phi. Cây được biết đến và sử dụng từ hàng ngàn năm ở các nước có nền văn
minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều cơng dụng hữu ích nên cây hiện đang
được khuyến khích trồng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước
nghèo.
Hiện nay chùm ngây được những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng
trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm
chức năng. Các quốc gia đang phát triển sử dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu kết
hợp chữa những bệnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Công dụng điều trị bệnh: cây có những hoạt tính như kích thích hoạt động của
tim và hệ tuần hồn, hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống
sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống
oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng
để trị nhiều bệnh trong Y-học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14




Giá trị dinh dưỡng: Hiện nay chùm ngây được hai tổ chức thế giới WHO và
FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh
dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin,
betacaroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp hỗn hợp
gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic
acid và kaempferol.
Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Cơng dụng lọc nước: nếu phần thân và lá chùm ngây có tác dụng điều trị bệnh
và giá trị dinh dưỡng cao, thì hạt của nó có thể sử dụng để lọc nước uống rất hiệu
quả mà hầu như không mất nhiều chi phí. Q trình tinh lọc khá đơn giản, bao gồm
các công đoạn: xay nhuyễn hạt thành bột, trộn bột này với nước chưa được xử lý rồi
đợi các hạt bột kết dính với tạp chất và lắng xuống dưới. Sau đó, chúng ta có thể gạn
hoặc hút phần nước tinh khiết ở bên trên.

a)

b)

c)

Hình 1.2. Hạt chùm ngây trước và sau khi xử lí
a) Hạt chùm ngây


b) Hạt nhân sau khi tách vỏ

c) Bột nghiền từ hạt chùm ngây

1.2. 1. Các ứng dụng của hạt chùm ngây trong xử lí mơi trường
Đã có rất nhiều nước trên Thế giới nghiên cứu về khả năng xử lý môi trường của
hạt cây chùm ngây và được áp dụng khá phổ biến cho những vùng nông thôn. Theo
nghiên cứu của ông Michael Lea, chuyên gia thuộc Clearinghouse - tổ chức Canada

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15




chun nghiên cứu cơng nghệ lọc nước chi phí thấp – và các cộng sự, hạt chùm
ngây có thể giảm đến 99,99% vi khuẩn trong nước chưa được xử lý. Ngoài ra,
phương pháp xử lý nước bằng hạt cây chùm ngây đang được áp dụng rất phổ biến ở
những vùng nông thôn của một số quốc gia ở Châu Phi.
Ở Sudan, hạt chùm ngây được những người phụ nữ sử dụng để thay thế phèn
nhôm khi lọc nước đục lấy từ sông Nile.

1.2.1.1. Loại bỏ độ đục
Từ những năm 1970, hạt chùm ngây đã được quan tâm nghiên cứu ở các mức độ
khác nhau và được đánh giá cao trong q trình xử lí nước. Tuy nhiên, các nghiên
cứu ban đầu chỉ dùng hạt chùm ngây như một chất hỗ trợ keo tụ sử dụng cùng với
phèn nhôm.
Kết quả cho thấy khi hạt chùm ngây được thêm vào quá trình xử lí nước, khả năng
loại bỏ độ đục ở mức cao hơn hẳn so với chỉ sử dụng phèn nhôm. Theo nghiên cứu
của Surtheland -1990, khi dử dụng đồng thời hạt chùm ngây và phèn nhôm với hàm

lượng phèn nhôm là 15mg/l và chùm ngây là 25 mg/l cho kết quả loại bỏ độ đục từ
150 NTU xuống còn 10 NTU. Sau đó, người ta mới đưa ra nhiều dự án nghiên cứu
để so sánh hiệu quả xử lí độ đục của hạt chùm ngây như một chất keo tụ chính so
với phèn nhơm và phèn sắt. [1]

1.2.1.2. Loại bỏ độ màu
Theo nghiên cứu của R. Krishna Prasad cho thấy chiết xuất từ hạt chùm ngây có
thể loại bỏ được 56% (dùng dung dịch NaCl) và 67% (KCl) độ màu của nước thải từ
các nhà máy chưng cất rượu. Nghiên cứu trên các mẫu nước mặt tự nhiên bị ô
nhiễm, hạt chùm ngây có khả năng loại bỏ độ màu tới 83%. [2]

1.2.1.3. Loại bỏ độ cứng
Thí nghiệm trên mơ hình Jar-test với chất keo tụ chính là hạt chùm ngây trên 4
nguồn nước mặt tự nhiên với độ cứng CaCO3 từ 180mg/l đến 300mg/l. Kết quả cho
thấy độ cứng của nước giảm khoảng 60 - 70% với thời gian chờ lắng 2h sau khi keo
tụ. [3]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16




Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng loại bỏ độ cứng tăng lên khi tăng hàm
lượng của hạt chùm ngây. Với các mẫu nước có cùng độ cứng, số lượng các thành
phần gây nên độ cứng càng nhiều thì càng yêu cầu hàm lượng chất keo tụ cao hơn
để xử lí.

1.2.1.4. Khả năng hấp thụ của quả chùm ngây trong loại bỏ chất thải hữu cơ
Ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi các chất thải hữu cơ đã trở thành mối quan tâm lớn

đối với mơi trường. Trong số đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen,
toluene, ethylbenzene, xylene và cumene,.. là những nguyên nhân gây ô nhiễm mơi
trường nghiêm trọng do chúng có độc tính cao và ơ nhiễm xảy ra trên diện rộng.
Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ từ nguồn nước mặt và
nước ngầm như hấp phụ trên than hoạt tính rồi phân hủy quang hóa chúng bởi bức
xạ tia cực tím,... Tất cả các q trình này đều rất tốn kém khi áp dụng trong thực tế.
Việc sử dụng các chất keo tụ tổng hợp, như phèn nhôm, polyaluminum clorua,
clorua sắt, hydroxit sắt,... cũng không được đánh giá cao do những ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người.
Theo nghiên cứu năm 2006 của Mubeena Akhtar (Pakistan) đã cho thấy khả năng
của vật liệu làm từ quả chùm ngây trong hấp phụ các chất thải hữu cơ bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ các
chất thải hữu cơ vào vật liệu theo thứ tự: Cumene> ethylbenzene> toluen> benzen.
Lượng benzen, toluene, ethylbenzene và Cumene được thu hồi có thể tái sử dụng
như một nguyên liệu thô trong các ngành công nghiệp khác nhau. [5]

1.2.1.5. Loại bỏ các kim loại nặng
Nghiên cứu của Helen Kalavathy và Lima Rose Miranda tận dụng gỗ cây chùm
ngây – vốn được coi như một phế thải rắn để chế tạo vật liệu có khả năng hấp phụ
kim loại nặng.
Gỗ cây chùm ngây sau khi thu hoạch được rửa sạch nhiều lần qua nước sơi sau đó
nung ở nhiệt độ cao, rồi nghiền nhỏ và sàng thành hạt với kích thước hạt khoảng 1
mm. Vật liệu thu được sau khi xử lí và loại bỏ hoàn toàn độ axit được dùng để hấp
phụ kim loại nặng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17





Than hoạt tính làm từ gỗ chùm ngây có thể được tái tạo và sử dụng với số chu kì
hấp phụ và giải hấp vào khoảng 6 lần cho Cu, 7 lần đối với Ni và Zn với sự sụt giảm
khả năng hấp phụ không đáng kể sau mỗi quá trình giải hấp.
Hạt chùm ngây cịn được sử dụng làm chất hấp phụ lượng vết bạc có trong nước.
Nghiên cứu này đưa ra phương pháp xác định lượng vết bạc trong nước bằng cách
sử dụng chiết xuất pha rắn và xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

nguyên tử ngọn lửa (FAAS). Phương pháp đã tìm ra được giới hạn xác định và
định lượng tương ứng là 0,22 và 0,73 µg.L-1 [6]
Một số các nghiên cứu khác cũng đã sử dụng hạt chùm ngây để hấp thụ và loại bỏ

Cd hoặc loại bỏ As ra khỏi dung dịch nước.
Nghiên cứu của Parul Sharma thực hiện ở Ấn Độ năm 2006 cho thấy khả năng loại
bỏ Cd bằng vật liệu từ hạt chùm ngây đạt 85,1% [7]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các
điều kiện ảnh hưởng và thông số tối ưu của chúng để vật liệu hấp phụ Cd có hiệu
quả cao nhất: Liều lượng sinh khối (4,0 g), hàm lượng kim loại (25 µg/ml), thời
gian tiếp xúc (40 phút) và khối lượng của dung dịch thử (200 ml) ở pH 6,5.
Nghiên cứu sử dụng quang phổ biến đổi tia hồng ngoại nhấn mạnh các tương tác
của amino axit-Cd ảnh hưởng tới hiện tượng hấp phụ. Phát hiện này mở ra con
đường mới trong việc loại bỏ các kim loại độc hại từ nguồn nước bằng hạt nhân
chùm ngây đã tách vỏ (SMOS) với chi phí thấp, độ an tồn với nguồn nước và thân
thiện với mơi trường.
Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ năm 2005 cho thấy điều kiện tối ưu để loại bỏ được
60,21% As (III) và 85,60% As (V) như sau: liều lượng sinh khối (2,0 g), hàm lượng
kim loại (25 µg /L), thời gian tiếp xúc (60 phút) và khối lượng của dung dịch thử
(200 ml) ở các trị pH tương ứng là 7.5 và 2.5. Các dữ liệu hấp phụ đều phù hợp với
đường đẳng nhiệt Langmuir. [8]

1.2.1.6. Loại bỏ vi khuẩn

Các nghiên cứu về độc tính cho đến nay ghi nhận hạt chùm ngây không gây ảnh
hưởng nghiêm trọng nào tới sức khỏe con người. Nghiên cứu của Eilert – 1981 chỉ
ra trong hạt chùm ngây có chứa 4µm – 4-rhamnosyloxy-benzyl isothiocynate là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18




tác nhân kháng khuẩn rất hiệu quả và dễ dàng hòa tan trong nước. Nhiều nghiên cứu
khác cho thấy khả năng loại bỏ khuẩn E.coli trong nước của hạt chùm ngây đạt
khoảng 80 – 90%. [1]

1.2. Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lí
1.1. 2. Các thơng số đánh giá chỉ tiêu chất lượng nước
1.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý
1.2.1.1.1. Độ pH
Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử
dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch(nước).
pH = - log[H+]
Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự
hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của
nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng
máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.

1.2.1.1.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường và khí
hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nước mạch nơng có nhiệt
độ : 4 – 40oC, nước ngầm là : 17 – 31oC. Nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước

cấp.

1.2.1.1.3. Màu sắc
Nước nguyên chất khơng có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước
(thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số ion vô cơ (sắt…),
một số loài thủy sinh vật…
Độ màu ảnh hưởng tới giá trị cảm quan đối với người dùng nước. Các hợp chất hữu
cơ có màu trong nước cũng có thể tác dụng vói clo tạo ra 1 số sản phẩm độc như
clorofooc,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19




1.2.1.1.4. Độ đục
Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước
có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những
hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật.
Nó cũng chưa nhiều thành phần hố học : vơ cơ, hữu cơ...
Độ đục cao biểu thị nồng đọ nhiễm bẩn trong nước cao. Nó ảnh hưởng đến q
trình lọc vì lỗ thốt nước sẽ nhanh chong bị bịt kín. Khử trùng bị ảnh hưởng bới độ
đục.
Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1mg SiO2/l = 1 đơn vị độ đục

1.2.1.1.5. Tổng hàm lượng chất rắn
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao
gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là
lượng khô tính bằng mg của phần cịn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi

cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l).

1.2.1.1.6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước.
Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khơ của phần chất rắn cịn lại trên giấy
lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi
khối lượng không đổi. (mg/L).

1.2.1.1.7. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn
chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua
lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy
khô ở 105oC cho tới khi khối lượng khơng đổi (mg/l).
DS = TS – SS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20




1.2.1.1.8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi
Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử dụng
các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS), tổng hàm lượng
các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS ).
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng chất
rắn huyền phù (SS) ở 550oC cho

đến khi khối lượng không đổi


Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng
chất rắn hòa tan (DS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui
định trong một khoảng thời gian nhất định)

1.1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học
1.2.1.2.1. Độ kiềm tồn phần
Độ kiềm tồn phần là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO32-, OH- có trong nước.
Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt là
các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của
các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc baz hữu cơ trong nước, nhưng
hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO3-, CO32-, OH- nên
thường được bỏ qua.
1.2.1.2.2. Độ cứng của nước
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản
ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Trên thực tế vì các ion Ca2+ và Mg2+ chiếm
hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng
hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+.
Đơn vị đo độ cứng:

Độ cứng Pháp 1 fH = 10 mg CaCO3/l

Độ cứng Đức 1 dH = 10 mg CaO/l
Một đơn vị khác cũng hay được dùng để đánh giá độ cứng là ppm (Parts Per
Million). 1 dH = 17 ppm.
Người ta còn phân biệt các loại độ cứng khác nhau :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21





- Độ cứng cacbonat (CH): là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ tồn tại
dưới dạng HCO3-. Độ cứng carbonat còn được gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ mất đi
khi bị đun sơi.
- Độ cứng phi cacbonat (NCH) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ liên
kết với các anion khác HCO3- như SO42-, Cl-…Độ cứng phi carbonat còn được gọi là
độ cứng thường trực hay độ cứng vĩnh cửu.
1.2.1.2.3. Hàm lượng oxy hịa tan
Oxy hịa tan trong nước (DO) khơng tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm
lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa
học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxy hòa tan là
một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước .
Hàm lượng DO có quan hệ mật thiết đến các thông số COD và BOD của nguồn
nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ
xảy ra theo hướng háo khí, cịn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí khơng cịn thì quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra theo hướng yếm khí. Khi DO
xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu
hàm lượng DO quá thấp, thậm chí khơng cịn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do
trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các q trình phân hủy yếm khí, các sinh vật
không thể sống được trong nước này nữa.
1.2.1.2.4. Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa
học) để oxit hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxid hóa thường dùng là KMnO4
hoặc K2Cr2O7 và khi tính tốn được qui đổi về lượng oxy tương ứng (1mg KMnO4
ứng với 0,253 mg O2).
Tổng số BOD/COD thường nằm trong khoảng 0.5 – 0.7. Ở các loại nước thải cơng
nghiệp thì tỉ lệ này khác nhau.
1.2.1.2.5. Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn có trong nước

phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếm khí. (đơn vị tính cũng là mg O2/l).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22




Trong mơi trường nước, khi q trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử
dụng oxigen hịa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản
phẩm vơ cơ bền như CO2, CO32- , SO42-, PO43- và cả NO3-.
1.2.1.2.6.

Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước

a. Sắt
Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-,
SO42- , Cl- …, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxy hóa thành Fe3+ và bị
kết tủa dưới dạng
Fe(OH)3. 2Fe(HCO3)2 + ½.O2 + H2O → 2Fe(OH)3 + 4CO2
Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l.
Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo
khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong
quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thơng khí và keo tụ.

b. Các hợp chất của Clo
Clo tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức cho phép thì các hợp chất
của Clo không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước
có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực xi măng.


c. Các hợp chất Sunfat
Ion SO42- có trong nước do khống chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng
lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khoẻ con người. Ở điều kiện yếm khí, SO42phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao.
Các muối sunfat hoà tan trong nước biển tương tác với các chất hữu cơ thải xuống
biển.
CaSO4 + CH4 → CaS + CO2 + 2H2O
CaS + H2O + CO2 → CaCO3 + H2S

1.1.2.3. Các chỉ tiêu vi sinh của nước
Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng, trong đó có
các loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm là: kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt…
việc xác định sự có mặt của các vi trùng gây bệnh này thường rất khó khăn và mất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23




×