Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Đăng ký nhãn hiệu: Doanh nghiệp phải tỉnh táo! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.09 KB, 2 trang )

Đăng ký nhãn hiệu: Doanh nghiệp phải tỉnh táo!
96% doanh nghiệp (DN) VN hiện nay có quy mô nhỏ và vừa với hiểu biết về vấn đề sở
hữu trí tuệ còn hạn chế. Điều này đang làm giảm sức cạnh tranh của DN và phương
hại tới sự phát triển của nền kinh tế. PV báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với
Luật sư Trần Mạnh Hùng (ảnh), Cty Luật Baker McKezire xung quanh vấn đề đăng ký
nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu của DN.

- Không ít DN VN hiện nay vẫn còn rất mơ hồ về
khái niệm "nhãn hiệu", xin ông hãy lý giải rõ hơn
khái niệm này và những ích lợi mà DN có được
khi đăng ký "nhãn hiệu"?

Ở VN, khái niệm "nhãn hiệu" được hiểu là "bất
kỳ dấu hiệu nào dùng để phân biệt hàng hoá
hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác
nhau".

Đăng ký nhãn hiệu, DN sẽ có độc quyền sử dụng
và định đoạt nhãn hiệu đó cũng như ngăn cấm
tất cả các bên thứ 3 sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu sản phẩm của
đơn vị mình. Đặc biệt DN sở hữu nhãn hiệu độc quyền còn có quyền kiện ra toà án các
hành vi xâm phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh, hoặc yêu cầu bồi thường về
các lợi nhuận, thiệt hại, chi phí và phí luật sư do hành vi xâm phạm gây nên…

- Vậy DN muốn đăng ký nhãn hiệu thì cần thực hiện các bước nào, thưa ông?

Đăng ký nhãn hiệu không giống như làm giấy khai sinh cho trẻ, muốn đặt tên thế nào cũng
xong. Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, DN cần hỏi ý kiến tư vấn của luật sư về khả
năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Luật sư sẽ thay DN tiến hành tra cứu nhãn hiệu và tư
vấn về các xung đột có thể xảy ra. Trên cơ sở đó DN chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu, các
tài liệu theo yêu cầu và các tài liệu hỗ trợ hợp lệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu gồm các


bước sau: nộp đơn đăng ký, xét nghiệm, phản đối, huỷ hiệu lực, đăng ký theo quốc gia
hoặc theo Thoả ước và Nghị định thư Madrid, duy trì và gia hạn nhãn hiệu sau đăng ký…

- Nhiều DN than phiền rằng ngay cả khi đăng ký nhãn hiệu rồi họ vẫn bị xâm phạm. Ông lý
giải gì về tình trạng này?

Trên thực tế, DN đăng ký nhãn hiệu rồi vẫn phải cảnh giác với2 nguy cơ: bị xâm phạm và bị
cạnh tranh không lành mạnh. DN càng phát triển, nhãn hiệu càng có giá trị thì càng có "nguy
cơ cao" hơn.

Ở Mỹ, thiệt hại của các công ty do nạn hàng giả ước tính lên tới 200 tỷ USD/năm. Tại VN,
vấn nạn này đang là nỗi nhức nhối của nhiều DN và các cơ quan chức năng. Đơn cử như
Unilever Việt Nam, công ty này đang là chủ sở hữu của rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng như:
Sunsilk, OMO, Sunlight, Clear… Cuối năm 1999 - 2000, vấn đề vi phạm nhãn hiệu bản
quyền của Unilever Việt Nam làm thiệt hại 9 - 10 tỷ USD của công ty, ảnh hưởng tới uy tín
các nhãn hàng. Còn rất nhiều DN VN đang gặp phải tình trạng này, để giải quyết tận gốc
DN cần có chiến lược bảo vệ dài hạn, kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức
năng.

- Hiện nay, việc xâm phạm nhãn hiệu bị xử phạt như thế nào, thưa ông?

Hình thức xử phạt chủ yếu vẫn là cảnh cáo và phạt tiền tối đa gấp 5 lần giá trị hàng hoá vi
phạm, ngoài ra có thêm hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hoặc tiêu huỷ sản phẩm,
nguyên liệu, vật liệu, phương tiện; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
đã xảy ra vi phạm.

Một số biện pháp khắc phục hậu quả của sự vi phạm là: buộc tiêu huỷ, buộc đưa ra lãnh thổ
VN, cao hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi xâm phạm có dấu hiệu tội
phạm.
Nhìn chung, việc xử lý hiện nay vẫn còn rất "nhẹ tay".


- Ông có lưu ý nào dành cho các DN khi đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là tài sản giá trị của DN, bảo vệ các bạn khỏi những hành vi kinh doanh không
lành mạnh. Khi đăng ký nhãn hiệu, ý kiến tư vấn của luật sư sẽ giúp ích cho DN trong việc
nộp đơn và xin đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, đăng ký được nhãn hiệu mới chỉ là một nửa
câu chuyện vì bảo vệ nhãn hiệu còn khó khăn hơn nhiều. DN phải rất tỉnh táo để không bị
xâm phạm và xâm phạm nhãn hiệu

×