Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.29 KB, 2 trang )
Bảo hộ nhãn hiệu: Doanh nghiệp vẫn thờ ơ
"Mất bò mới lo làm chuồng", đòi lại nhãn hiệu là một việc phức tạp, tốn kém và gây thiệt hại lớn
cho các doanh nghiệp, nhưng đó lại là thực trạng hay xảy ra với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nước ta.
Trong thời gian 10 năm từ 1990 đến 2000, việc đăng ký nhãn hiệu trong nước đã tăng đáng kể và
thực sự đột phá từ năm 2000 khi nước ta phấn đấu gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới.
Lượng đơn gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài trong
năm 2004 đã lên tới hơn 17.000 đơn và trong năm 2005 dự kiến có thể sẽ lên đến 20.000. Sự thay
đổi này phần lớn là do tác động từ một số vụ doanh nghiệp nước ta bị mất nhãn hiệu ở nước
ngoài.
Theo TS Trần Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa gần đây đã được các doanh nghiệp nhận thấy rõ ràng. Nhãn hiệu là tài sản vô hình
lớn nhất của các doanh nghiệp nên việc bảo vệ không hề đơn giản. Nhãn hiệu chỉ có tính chất lãnh
thổ nên các doanh nghiệp muốn tham gia xuất khẩu, vươn ra thị trường lớn và mới trên thế giới thì
nhãn hiệu phải được đăng ký ở cơ quan Nhà nước để có thể xác lập quyền chủ sở hữu.
Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, nó sẽ thành vô chủ. Khi ấy, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn
hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết.
Ông Phạm Quang Hưng, Công ty T&A Việt Nam cho biết, nhãn hiệu có thể chiếm đến 90% giá trị
của hàng hóa trên thị trường. Việc xây dựng một nhãn hiệu là đầu tư chứ không phải tiêu tiền.
Nhãn hiệu là để bán, xuất khẩu, làm hài lòng khách hàng chứ không phải để thỏa mãn cá nhân
chủ sở hữu. Chính vì vậy, nhãn hiệu phải được đăng ký và bảo hộ ở cả trong và ngoài nước.
Thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ gặp phải những tranh chấp nhãn
hiệu. Ông Bạch Thanh Bình, Văn phòng luật sư Phạm & liên danh cho biết các doanh nghiệp này
thường chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn khâu tiêu thụ phó mặc cho các đại lý, đối tác kinh doanh.
Tranh chấp xảy ra khi các đại lý này đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại và coi như nhãn hiệu của
mình.
Đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ta bị mất thương hiệu ở nước ngoài do không
đăng ký như: bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, PetroVienam,
thuốc lá Vinataba... Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng, mất thương hiệu
mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp.