Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Làm việc cho công ty nước ngoài: không đơn giản! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.99 KB, 2 trang )

Làm việc cho công ty nước ngoài: không đơn giản!
Nghiên cứu kỹ hướng phát triển của công ty mình đang nhắm tới, không nhất thiết xem
công ty nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho việc thăng tiến nghề nghiệp, đó là lời khuyên
của các chuyên viên trong lĩnh vực tư vấn nhân sự dành cho các bạn trẻ thích chọn vào làm
việc ở công ty nước ngoài.
"Làm việc ở công ty nước ngoài, tôi quen dần với tác phong nhanh gọn, dứt khoát, giờ nào việc ấy
rõ ràng. Không có chuyện nhân viên xúm lại “tám” cho hết giờ như ở công ty mà tôi vừa xin nghỉ.
Tuy áp lực nhiều hơn, nhưng cũng chính nhờ thế mà tôi thoát khỏi cách làm việc ù lì...”, anh T.N.
Phương (29 tuổi), mới chuyển sang một công ty vận tải tàu biển của Hàn Quốc, nhận xét về sự
lựa chọn nơi làm việc như vậy.
3 tiêu chí hấp dẫn lao động trẻ
Điểm giống nhau ở nhiều người trẻ hiện nay là thích vào làm việc cho công ty nước ngoài hơn các
loại hình công ty khác. Bạn trẻ nào từng làm việc ở công ty nước ngoài đều nhận ra những điểm
thuận lợi lớn tại đây, như thu nhập cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội thăng
tiến. Đặc biệt, môi trường làm việc giúp nhân viên trau dồi ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Đây là
điều mà bất kỳ bạn trẻ nào vừa mới ra trường cũng ao ước.
Một điểm hấp dẫn khác là mức lương khá cao so với các công ty trong nước. Cùng vị trí, một công
ty nước ngoài thường trả lương cao gấp 2-3 lần so với công ty trong nước. Bên cạnh đó, đa số
các công ty nước ngoài đều có những chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên như các chương trình
huấn luyện trong hoặc ngoài nước, đi du lịch, mua bảo hiểm ở mức cao...
Nhiều bạn trẻ còn thích chọn làm việc tại các công ty nước ngoài bởi sự cạnh tranh dù “khốc liệt”
nhưng lại công bằng và dựa trên năng lực mỗi người. Bà Trần Xuân Dzu, Giám đốc điều hành ILA
Vietnam, cho biết: “Một môi trường làm việc được xem là lý tưởng nếu đáp ứng 3 yếu tố chính:
Quan hệ giữa sếp - nhân viên và đồng nghiệp thân thiện; mức thu nhập tương ứng năng lực; có
cơ hội học hỏi và phát triển”. Theo bà Dzu, các công ty nước ngoài thường bảo đảm 3 tiêu chí
trên, tạo ra môi trường tốt để giữ nhân viên và thu hút lao động chất xám.
Nhưng không phải dễ...
Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi đặt mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp ở công ty nước
ngoài. Đòi hỏi tuyển dụng của các công ty nước ngoài rất gắt gao: Nhân viên phải có trình độ
ngoại ngữ khá, có kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, có kỹ năng quản lý, giao tiếp tốt, có năng lực
làm việc đội nhóm, chịu được áp lực công việc cao...


V. A. Tú, nhân viên thiết kế của một công ty quảng cáo có văn phòng tại Melinh Point, cho biết:
“Sếp không quản lý chặt chẽ giờ làm, nhưng mỗi nhân viên hầu như đều phải tự mình ở lại đến
19-20g mỗi ngày mới mong hoàn tất lượng công việc khổng lồ”.
Đáng nói, không phải công ty nào cũng có môi trường lý tưởng, chính sách tốt. Hoàng Anh - một
sinh viên trẻ vừa ra trường, làm việc tại một công ty in ấn Hàn Quốc - giải thích cho sự “ra đi” của
mình: “Họ dồn cho tôi một mớ việc ngất trời, làm đến kiệt sức”. Trong thực tế, không ít công ty
nước ngoài nhưng công việc lại rất mù mờ, hoạt động không rõ ràng, dễ khiến nhân viên cảm thấy
hoang mang, thiếu niềm tin để làm việc lâu dài.
Vì vậy, nhiều chuyên viên trong lĩnh vực tư vấn nhân sự, khi trao đổi với những ứng viên mới ra
trường thường phải nhấn mạnh đến yếu tố: Nghiên cứu kỹ hướng phát triển của công ty mình
đang nhắm tới, không nhất thiết xem công ty nước ngoài là ưu tiên hàng đầu cho việc thăng tiến
nghề nghiệp.
Theo HƯƠNG QUỲNH
Nguồn : Người Lao Động

×