Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

loi binh van nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.84 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Cô gái mở đường.. Diễm Nguyệt.. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cuả dân tộc ta, có một lực lượng tham gia kháng chiến nhưng không phải là quân đội chính quy: đó là lực lượng Thanh niên xung phong. Thật tự hào họ đã góp một phần không nhỏ vào thành công của cuộc kháng chiến thần kỳ ấy. Biết bao áng văn thơ, bao bài hát ca ngợi chiến công cuả lực lượng Thanh niên xung phong anh hùng. Có một bài ca mà mấy chục năm qua, từ khi ra đời, đã chiếm đựoc tình cảm cuả khán, thính giả , bởi mỗi khi giai điệu bài hát ấy vang lên là cả một dòng âm thanh ca ngợi những cô gái Thanh niên xung phong ấy. Đó là ca khúc “Cô gái mở đừơng”cuả nhạc sĩ Xuân Giao.. Có thể nói, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) ở Việt Nam là lực lượng có một không hai trên thế giới. Hoà chung vào khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” cuả các chàng trai tự hào cùng chiếc gậy Trường Sơn ra tiền tuyến, các cô gái mảnh mai cũng xông pha nơi tuyến lửa để phục vụ chiến trừơng. Với sức vóc “yếu liễu đào tơ”, vậy mà các cô đã xẻ núi, phát cây, mở đường cho xe ra tiền tuyến. Bao hố bom địch cày xới đã được những bàn tay mảnh mai ấy xóa lành vết thương cho những con đường ra trận. Họ là những cô TNXP, những cô gái mở đường mà nhạc sĩ Xuân Giao đã ca ngợi trong bài hát cùng tên. Bài hát là lời cuả một anh chiến sĩ đang hành quân đêm. Anh đi dưới trời khuya, rừng Trường Sơn không trăng, chỉ có ánh sao lấp lánh soi đường. và trong không gian ấy, vang lên một giọng hát con gái trong trẻo làm “lay động cây rừng”. Đúng rồi. Phải chăng đây là em, là Cô gái mở đường! Đúng là em rồi. Không thấy mặt người nhưng anh lại nghe đựơc giọng em hát, trong trẻo cất lên như xua tan nỗi mệt nhọc. Em ở đâu trong giữa bạt ngàn Trường Sơn ? Tuy không gặp mặt nhưng chàng chiến sĩ trẻ đã hình dung ra Cô gái mở đường - chủ nhân cuả giọng hát trong veo ấy với những chiến công phi thừơng. Một sức vóc yếu liễu đào tơ, vậy mà “đi lên rừng - cây xanh mở lối”, “ đi.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lên núi - núi ngả cuí đầu”. Các. cô đã bắc cầu, lấp những hố bom, thông đường để xe anh qua, để bước chân anh thêm vững chắc. Các cô đã gửi lại quê hương thân yêu những ước mơ cao đẹp. Mái tóc dài tha thướt thèm hương bồ kếp nay đã rụng nhiều. Có thể khi kháng chiến thành công, ngưòi còn người mất. Ngưòi vĩnh viễn nằm lại chiến trường như 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Có cô đã gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường, có người còn nguyên vẹn thì lại mang trong mình nỗi đau da cam và tuổi xuân qua đi không thể nào lấy lại được. Các cô đã hiến dâng tuổi xuân, xương máu cuả mình đi phá đá, phát cây mở đường. Thật đẹp biết bao khi “gian khó phải lùi nhường em tiến bước”. Tất cả những khó khăn ấy, có thể vượt qua khi tuổi trẻ cả nước ta đều lên đường theo tiếng gọi cuả miền Nam, theo “tiếng súng nơi tiền phương” giục giã trong lòng và“tiếng nói Bác Hồ” luôn “ngời sáng trong tim”. Tiếng nói ấy như ngôi sao mai soi sáng núi rừng Trừơng Sơn không trăng. Tiếng nói ấy soi trong tim em, như thắp cho em ngọn lửa để vững tâm vượt khó khăn, đểsan rừng bạt núi,đắp tiếp những chặng đường cho cuộc hành quân trường kỳ cuả bộ đội. Các cô gái mở đường tuy vất vả nhưng vẫn lạc quan, hát vang mãi bài ca ra trận. Đêm đã về khuya ư? Mặc. Sương rơi ướt áo ư? Không hề chi. Bom rơi pháo sáng mịt mùng cuả giặc ư? Không thể làm các cô chùn bứơc, vẫn mở đường, vẫn lạc quan bởi đã kế thừa truyền thống anh hùng, bất tử của một dân tộc anh hùng. Bầu nhiệt huyết cuả tuổi trẻ Việt Nam ấy, các cô đã mang dòng máu cuả các anh hùng dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.... Những cô gái mở đường ấy thật đẹp. Rừng Trừơng Sơn trăm hoa đua nở, nhưng chẳng có loài hoa nào đẹp bằng các cô. Những cô gái mở đường ấy luôn là bông hoa đẹp trong ngàn hoa việc tốt của dân tộc nở mãi không tàn. Bởi các cô đã làm đựơc những công việc phi thường mang chí khí nam nhi : san rừng bạt núi, lấp hố bom, trả lại bình yên cho mặt đường bị bom thù cày xới nham nhở, khiến cho các chiến sĩ yên tâm bước trên những con đường còn ngổn ngang cây rừng và đất đá ấy, theo hiệu cờ báo yên. Các cô thông đường chẳng quản ngày đêm, hễ dứt bom là ra mặt đường bám trụ. Ta như thấy lại hình ảnh của cô gái Sông La - La Thị Tám - đứng đếm từng loạt bom rơi, để đánh dấu những trái bom chưa nổ rồi giúp lực lượng công binh làm vô hiệu những trái bom ấy. Thật xúc động và cao đẹp biết bao! Những công việc ấy đã góp nhiều cho chiến công của dân tộc chiến thắng kẻ thù. Bài hát đựơc viết ở giọng mi thứ, thể hai đoạn đơn, với 3 lời ca là một dòng tâm sự liền mạch của một anh chiến sĩ trên đường hành quân đêm khi nghe giọng hát cuả cô gái mở đường. Với sắc thái nhanh vừa, tươi vui nhí nhảnh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đã tạo nên một phong thái lạc quan yêu đời của những cô gái tuổi 18, đôi mươi, ra tiền tuyến mà vui như đi trẩy hội, phơi phới tâm hồn vì được đem tuổi xuân hiến dâng cho sự nghiệp gỉai phóng dân tộc. Với tiết tấu chủ đạo là móc đơn, rồi 2 móc kép đi liền nhau và một vài dấu luyến (ở đoạn thứ nhất); những chùm 4 móc kép liền nhau kèm dấu luyến cho thấy bài hát mang hơi hứơng dân ca. Với tiết tấu ấy, sang đoạn 2 có nhanh hơn (ca từ “Em đi lên rừng cây xanh mở lối”) chuyển từ móc đơn đi liền với bốn móc kép sang móc kép, móc đơn rồi lại 2 móc kép đi liền nhau tạo sự khẩn trương dồn dập cuả công việc khi tiền phương cần. Về cao độ, các câu hát trên đều tiến hành bình ổn từ nốt si, rế,thấp nhất là nốt sì, đến câu cuối chợt vút lên nốt són, lá,đố (ứng với ca từ “chiến thắng thù” tạo nên vẻ lạc quan, khiến ngưòi nghe, người hát như muốn bay vút lên cùng niềm vui, niềm tin tửơng vào một tương lai không xa, chiến thắng cuả cả dân tộc sẽ đến, ngày hội tụ non sông sẽ rất gần. Bài hát sáng tác năm 1966, đến nay đã được hơn 40 năm. Nhưng mỗi khi giai điệu của Cô gái mở đườngvang lên cùng “Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung, “Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương, “Đường tôi đi dài theo đất nước” của Vũ Trọng Hối... và rất nhiều những ca khúc khác viết về Trường Sơn, về những người thanh niên xung phong dũng cảm ấy, chúng ta lại thấy rất đỗi tự hào. Các anh chị TNXP bây giờ đã là những ông bà giữa đàn con cháu cuả đời thường, nhưng trong lòng khán giả, các chị vẫn mãi là những Cô gái mở đường cuả Trừơng Sơn một thời máu lửa. Bài ca ấy mỗi khi cất lên trứơc vong linh mỗi liệt sĩ thanh niên xung phong như một nén hương thơm thành tâm ca ngợi công lao cuả các chị. Bài ca ấy khi vang lên giữa đời thường vẫn mãi là một bản anh hùng ca, ca ngợi công lao cuả những con ngươì quả cảm. Và lực lượng Thanh niên xung phong luôn tự hào rằng: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta được thắng lợi hoàn toàn, có công sức đóng góp một phần không nhỏ cuả các chị, những Cô gái mở đường năm xưa..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×