Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THUẾ THU NHẬP cá NHÂN và CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP cá NHÂN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.07 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ
CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM

Giảng viên hướng dẫn: Trần Nguyên Chất
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Pháp
Phạm Hoàng Minh Sang
Phùng Trí Hải
Phan Thị Thanh Hiền
Phan Nguyễn Nhật Minh

MSSV: 1701015635
MSSV: 1701015719
MSSV: 1801015266
MSSV: 1801015295
MSSV: 1801015500


LỜI MỞ ĐẦU
Ở hầu hết các quốc gia, thuế là nguồn thu chủ yếu của chính phủ nhằm chi
tiêu vào các mục đích cơng cộng cũng như thực hiện các mục đích ổn định kinh tế,
chính trị và xã hội, xây dựng quốc phòng an ninh. Cũng như việc nộp thuế là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân ở các quốc gia, việc tìm hiểu để có những
kiến thức cần thiết về các loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình cũng rất
quan trọng. Trong đó Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một loại thuế chủ yếu,
chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu thuế ở các quốc gia cũng như là một trong
những loại thuế ra đời từ lâu nhất, có vai trị giúp ổn định và phân phối lại thu
nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế TNCN là một loại thuế trực thu với vai trị hết sức quan trọng. Nó ra
đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu


hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của
nền kinh tế và ngày càng khẳng định được vai trò cũng như chức năng là một
nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước và là cơng cụ góp phần đảm bảo
cơng bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, cùng mong muốn tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn về các loại thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, nhóm em
đã chọn đề tài: “ Thuế TNCN và chính sách thuế TNCN ở Việt Nam”






Bài tiểu luận bao gồm những phần chính sau đây
Tổng quan về thuế TNCN
Các văn bản hiện hành điều chỉnh thuế TNCN
Nội dung chính và các dạng bài tập của thuế TNCN
Chính sách thuế TNCN ở Việt Nam


I.

TỔNG QUAN VỀ THUẾ TNCN

1. Khái niệm
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế
TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế
TNCN, các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ
các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
2. Đặc điểm

Nhắc đến đặc điểm của thuế TNCN chúng ta có thể nhắc tới các đặc điểm nổi trội
như:
– Thuế TNCN là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngồi lãnh thổ Việt Nam có
thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế TNCN là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế
này khơng thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác.
– Thuế TNCN ln gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách
nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích cơng
cộng…
– Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu
phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối
tượng khác nhau.
– Việc quản lý thuế; thu thuế địi hỏi người thực hiện cần có trình độ chun mơn; kỹ
thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.
Bởi bản chất của loại thuế TNCN là một loại thuế phức tạp nên trong quá trình
quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của người chịu thuế,
tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ thuế…
3. Vai trò
3.1 Đối với nền kinh tế - xã hội:
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN được tính với diện rộng,
khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực
tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn
và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thuế TNCN đã thực hiện được việc điều tiết thu
nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội.
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp.
3.2 Đối với hệ thống thuế:
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác.


- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNCN cịn góp phần

khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh
nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao
hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của
doanh nghiệp hịng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những
khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế TNCN đối với phần thu nhập nhận được kê khai
tăng thêm đó.
4. Lịch sử hình thành và phát triển
Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799 thuế TNCN được đưa vào thực hiện như một
hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và
được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác cũng
áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô
năm 1922.
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gịn đã áp dụng thuế TNCN
nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm
1972.
  
Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua. Ðể cho
phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,
từ đó đến nay đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ ba vào
ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001( có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2001). Hiện nay văn bản luật có hiệu lực áp dụng với thuế
TNCN là Luật Thuế TNCN số hiệu: 04/2007/QH12 và luật sửa đổi bổ sung số hiệu:
26/2012/QH13 
II. CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH THUẾ TNCN
1. Luật:
1.1 Luật thuế TNCN 2007 04/2007/QH12
Luật này gồm 4 chương, 35 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy định về đối
tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính

thuế TNCN. Trong đó cần lưu ý 2 biểu thuế sau đây:
 Biểu thuế luỹ tiến từng phần


 Biểu thuế toàn phần

1.2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 26/2012/QH13
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12. Theo PGS, TS. Khoa Luật
Lê Thị Thu Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Có thể nói, việc ban hành Luật thuế TNCN
năm 2007 là phù hợp với thơng lệ quốc tế  và phù hợp với tình hình nước ta khi gia nhập
WTO phải thực hiện các cam kết về tài chính và có sự kế thừa có chọn lọc những quy
định trong chính sách thuế hiện hành. Tuy nhiên, sau 5 năm ban hành và 3 năm thực thi,
tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều biến động, kinh tế thế giới cũng có nhiều “thăng


trầm, xáo trộn”, và tác động không nhỏ đến đời sống và thu nhập của người dân Việt
Nam. Các cuộc khủng hoảng ngân hàng, tài chính khởi nguồn từ Mỹ năm 2007, lan tỏa
sang các nước Châu Âu, châu Á đã để lại hậu quả nặng nề mà biểu hiện của nó là sự phá
sản hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công, thất
nghiệp. Điều này đã khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, khả năng nộp
thuế cũng hạn chế. Hơn nữa, Luật Thuế TNCN cũng có nhiều điểm bất cập, khó thực thi.
Vì vậy, việc sửa đổi các đạo luật thuế, trong đó có Luật thuế TNCN là rất cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế và tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.”
Một số điểm, khoản và điều của Luật thuế TNCN 2007 được sửa đổi, bổ sung trong
Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 như sau:
1. Khoản 2 và khoản 5 Điều 3: 
 Khoản 2 đã được lược bỏ các điểm c, d, đ, e, trong điểm b bỏ “các khoản trợ cấp

khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội”  và bổ sung thêm
ở điểm b “trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp
khác khơng mang tính chất tiền lương, tiền cơng theo quy định của Chính phủ.”
 Khoản 5 được bổ sung ở điểm d từ “Các khoản thu nhập khác nhận được từ
chuyển nhượng bất động sản.” thành “Các khoản thu nhập khác nhận được từ
chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”
2. Khoản 10 Điều 4 được bổ sung từ “Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.”
thành “Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ
hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.”
2. Điểm c khoản 1 Điều 7 được lược bỏ từ “ Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển
nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Trường
hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ
quan thuế.” thành “Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối
với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.”
2. Khoản 1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung:
 Điểm a “Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm)” thành “Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu
đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)”;
 Điểm b “Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng”
thành “Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng” 
 Và được bổ sung: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so
với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ
gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức
giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp
dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
5. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi từ “trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia
bảo hiểm bắt buộc” thành “trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành,



nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện” và được bổ sung
“Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự
nguyện quy định tại khoản này.”
5. Điều 24
 Điểm b khoản 1 được sửa đổi từ “theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”
thành “theo quy định của pháp luật”
 Điều 3 được bổ sung từ “Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng
loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.” thành “Chính phủ quy định
mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1
Điều này và việc quyết toán thuế quy định tại khoản 1 Điều này."
1.3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 71/2014/QH13
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Điều 3: 
 Khoản 1 được bổ sung: “Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không
bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở
xuống.”
 Khoản 6 được lược bỏ từ “c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino;”
thành “c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;”
2. Điều 4: Được bổ sung Khoản 15 và Khoản 16:
 “15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm
việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm
viê ̣c trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động
khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.”
3. Điều 10:
 Đổi tên từ “Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh” thành “Thuế đối với cá nhân kinh
doanh”.

 Khoản 1: Sửa đổi từ “Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh
thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ
kinh doanh trong kỳ tính thuế.” thành “Cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo
tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.”
 Khoản 2: Lược bỏ “Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu hàng hố, hồn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung
ứng dịch vụ.” và bổ sung “Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được
doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.”
 Lược bỏ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và bổ sung:
“3. Thuế suất:


a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp:
5%;
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hố, xây dựng có bao thầu ngun vật liệu:
1,5%;
d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”
4. Điều 13:
 Khoản 1: Bổ sung “Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu
thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.”
 Lược bỏ khoản 2
5. Điều 14: Sửa đổi thành:
“1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển
nhượng từng lần.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động
sản.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm

hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.”.
6. Điều 23: Khoản 2 có sửa đổi biểu thuế toàn phần:


2. Nghị định:
2.1 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế TNCN
2.2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
3. Quyết định:
3.1 Quyết định 102/2008/QĐ-BTC về mẫu chứng từ thu thuế TNCN do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành
3.2 Quyết định 814/QĐ-BTC năm 2010 đính chính Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng
dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in trên máy tính do
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
4. Thơng tư:
4.1 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế TNCN và Nghị định 65/2013/NĐCP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
4.2 Thơng tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế TNCN do Bộ Tài
chính ban hành
4.3 Thơng tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu
trừ thuế TNCN tự in trên máy tính do Bộ Tài chính ban hành
4.4 Thơng tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế TNCN
đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung
sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các


Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
4.5 Thơng tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi,

bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
4.6 Thơng tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TTBTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và
78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành
4.7 Thông tư 96/2016/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế TNCN đối với
Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngồi
tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
4.8 Thông tư 42/2019/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 128/2014/TT-BTC hướng dẫn về giảm
thuế TNCN đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

5. Văn bản hợp nhất:
5.1 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế TNCN do Văn phòng
Quốc hội ban hành
5.2 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Thuế TNCN do Văn phòng Quốc
hội ban hành
5.3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN,
Luật Thuế TNCN sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNCN và
Luật Thuế TNCN sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
5.4 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật
Thuế TNCN và Luật Thuế TNCN sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành
5.5 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện
Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định
65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thuế TNCN do Bộ Tài chính ban hành.
III. NỘI DUNG CHÍNH

1. Phạm vi áp dụng thuế TNCN
1.1 Đối tượng nộp thuế TNCN



Đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và
ngồi lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong
lãnh thổ Việt Nam (Theo Điều 2 Luật Thuế Thuế TNCN 2007, sửa đổi, bổ sung 2012).
Cụ thể:
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà
thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.
1.2 Đối tượng chịu thuế TNCN
Theo Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012), đối tượng phải nộp thuế
TNCN khi có các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ sản xuất kinh doanh.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần…
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các
tổ chức kinh tế; chuyển nhượng chứng khoán…
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng, gồm: Trúng thưởng xổ số; trúng thưởng trong các hình thức
khuyến mại…
- Thu nhập từ bản quyền, gồm: Từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao cơng nghệ.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ nhận thừa kế.
- Thu nhập từ nhận quà tặng.
1.3 Các phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú


1.3.1 Phương pháp tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công


Nguồn: thuvienphapluat.vn
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn trừ
1.3.2 Cách tính thuế TNCN 2021 từ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế TNCN 2007 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Luật
về thuế sửa đổi 2014 thì cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối
với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x Thuế suất
Trong đó:
- Doanh thu là tồn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ
phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh khơng xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm
quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
1.3.3 Cách tính thuế TNCN 2021 từ đầu tư vốn
Theo quy định tại Điều 10 Thơng tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%


Trong đó: Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được
theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
1.3.4  Cách tính thuế TNCN 2021 từ chuyển nhượng vốn
a. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thơng tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối
với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20 %
Trong đó: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá

chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan
đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, công thức như sau:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua - Chi phí được trừ
Giá chuyển nhượng, giá mua và các khoản chi phí liên quan được trừ được hướng dẫn cụ
thể tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
b. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khốn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thơng tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối
với hoạt động chuyển nhượng chứng khốn là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 0,1%
Trong đó: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá
chuyển nhượng chứng khốn từng lần.
1.3.5 Cách tính thuế TNCN 2021 từ chuyển nhượng bất động sản: 
Theo đó, số thuế TNCN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
được tính như sau (theo quy định tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC):
1.Khi xác định được giá mua và các khoản chi phí
Thuế TNCN bị khấu trừ = (Giá bán – giá mua – các khoản phí hợp lý liên
quan) x Thuế suất 25%
2.Khi không xác định được giá mua và chi phí,
Thuế TNCN bị khấu trừ = Giá bán x Thuế suất 2%
1.3.6 Cách tính thuế TNCN 2021 từ trúng thưởng
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Trong đó, thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu
đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số
lần nhận tiền thưởng.
Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được
phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các
căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp khơng có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu
nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng

trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.


(Xem thêm hướng dẫn chi tiết về thu nhập tính thuế từ trúng thưởng tại Khoản 1 Điều 15
Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 18 Thơng tư 92/2015/TT-BTC).
1.3.7 Cách tính thuế TNCN 2021 từ bản quyền
Theo quy định tại Điều 13 Thơng tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Trong đó, thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng
theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận
tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với
cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu
đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế
được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng
nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.3.8 Cách tính thuế TNCN 2021 từ nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 14 Thơng tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10
triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh
toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng
thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính
trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

1.3.9 Cách tính thuế TNCN 2021 từ nhận thừa kế, quà tặng
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa
kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.
(Xem thêm hướng dẫn chi tiết về giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối
với từng trường hợp cụ thể tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1,
2 Điều 19 Thơng tư 92/2015/TT-BTC).
1.4 Các phương pháp tính thuế TNCN khơng cư trú

Nguồn thu nhập 

Thu nhập tính thuế

Thuế suất thuế
TNCN


1% đối với kinh
doanh hàng hóa
Thu nhập từ kinh
doanh

Doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên
quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu
thuế trong kỳ tính thuế

2% đối với kinh
doanh dịch vụ

5% đối với sản xuất,
xây dựng, vận tải và
kinh doanh khác

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập –
(Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm
trừ + Các khoản không chịu thuế)

Thu nhập từ tiền
công, tiền lương

Tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân
không cư trú nhận được do thực hiện công
việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả
thu nhập.

20%

Các khoản miễn thuế, giảm trừ, các khoản
khơng chịu thuế được tính tương tự như đối
với cá nhân cư trú.

Thu nhập từ đầu tư
vốn

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá
nhân tại Việt Nam nhân

5%


Thu nhập từ
chuyển nhượng
vốn

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại
tổ chức, cá nhân Việt Nam

0,1%

Thu nhập từ
chuyển nhượng bất
động sản

Giá chuyển nhượng bất động sản

2%


Thu nhập từ bản
quyền, nhượng
quyền thương mại

Thu nhập từ trúng
thưởng, thừa kế,
quà tặng

Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo
từng hợp đồng


5%

Phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu
đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt
Nam
10%
Phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt
trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh
thu nhập nhận được tại Việt Nam.

nguồn : lawkey.vn
1.5 Các trường hợp được miễn thuế
Năm 2021, những khoảng thu nhập thuộc 16 trường hợp dưới đây miễn thuế TNCN theo
qui định của pháp luật:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, cơng trình xây dựng hình
thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ
với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ
chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà
ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở
của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam.
Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo
quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở
hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc cơng trình xây dựng gắn liền
với thửa đất đó);
- Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm
chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;

- Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có
trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê
khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì khơng được miễn thuế
và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải
trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.


4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, cơng trình xây
dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản)
giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha
chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;
ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại Khoản này
phải thỏa mãn các điều kiện:
- Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao
động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt
thủy sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt
và trực tiếp tham gia đánh bắt thủy sản;
- Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
làm muối, nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về cư trú.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao
để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương
làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm xã
hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống,
làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
- Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
- Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngồi nước theo chương trình hỗ trợ
khuyến học của tổ chức đó.
12. Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồi thường
tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy
định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép thành lập hoặc cơng nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khơng nhằm
mục đích thu lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngồi vì mục đích từ thiện, nhân đạo
dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho
các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.


16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm viê ̣c
trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác,
đánh bắt thủy sản xa bờ.

Bài tập tính thuế
Bà Hoa ký hợp đồng lao động 1 năm ở Công ty ABC, tháng 9 năm 2020 Bà Lan
Hạnh nhận được các khoản thu nhập như sau:

+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 40.000.000
+ Phụ cấp ăn trưa: 1.200.000
+ Phụ cấp điện thoại 300.000
+ Bà nhận được 3.000.000 tiền thưởng.
Bà Hoa đóng các khoản bảo hiểm theo lương lương cơ bản 15 triệu.
Biết theo quy định của pháp luật thì
+Mức đóng bảo hiểm xã hội 2020 mà người lao động cần đóng như sau: 
BHX
BHYT BHTN Tổng
H
8%
1,5% 1%
10,5%
+Phụ cấp ăn trưa miễn trừ thế tối đa 730.000 đồng/người/tháng
+ Bà Hoa có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc tại cơng ty ABC
Tính thuế TNCN phải nộp của bà Hoa trong tháng 10 năm 2020
Bài giải
1.Xác định thu nhập chịu thuế của Bà Hoa
Tổng thu nhập của Bà Lan Hạnh trong tháng 9 là :
 40.000.000 + 1.200.000 + 300.000 + 3.000.000 = 44.500.000
Trong số đó Bà Lan Hạnh được Miễn:
- Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000
- Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định là 730.000 ( vậy là trong số 1.200.000 Bà Hoa nhận
được thì bà chỉ được Miễn 730.000 còn 470.000 phải chịu thuế)
 Vậy thu nhập chịu thuế của Bà Hoa là:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn trừ
                                 = 44.500.000 – (300.000 – 730.000) = 43.470.000
 

 2. Các khoản được giảm trừ: 

- Bản thân Bà Hoa: 9.000.000
- Người phụ thuộc bao gồm 2 con là: 2  X  3.600.000 = 7.200.000
- Tiền đóng bảo hiểm: 15.000.000 x 10,5%= 1.575.000
Vậy tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 7.200.000 + 1.575.000 = 17.775.000
 

3. Thu nhập tính thuế của bà Hoa là:


Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
      = 43.470.000 - 17.775.000 = 25.695.000
4. Tính thuế TNCN Bà Hoa phải nộp là:
Thu nhập tính thuế TNCN của Bà Hoa là 25.695.000 thuộc bậc 4 trong biểu thuế có cách
tính như sau:
1.950.000 + 20% x (25.695.000-18.000.000) = 3.489.000
Vậy số tiền thuế TNCN Bà Hoa phải nộp trong tháng 10 năm 2020 là 3.489.000 đồng. 
 IV. CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM, CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG VÀ
MỘT SỐ VỤ KIỆN TIÊU BIỂU
4.1 So sánh và đánh giá thuế TNCN của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Hiện nay, Thuế TNCN được biết đến không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân với quốc
gia mà còn thể hiện định hướng phát triển của giới cầm quyền. Nhiều quốc gia phát triển
cũng đang áp dụng nhiều cách tính thuế TNCN khác nhau. Mức thuế suất thuế TNCN
cao nhất của Việt Nam hiện nay là 35%, tương đương với Thái Lan và cao hơn một số
nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia...Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật
thuế TNCN thì Biểu thuế lũy tiến từng phần của Việt Nam hiện nay gồm 7 bậc với các
mức thuế suất từ 5% đến 35%, Với mức tính thuế TNCN lũy tiến, người thu nhập thấp sẽ
được hưởng mức thuế suất thấp và người thu nhập cao sẽ phải đóng thuế thu nhập tương
xứng, từ đó tạo sự cơng bằng về thuế. Tuy nhiên, đối với một số khu vực hay một số quốc
gia khác trên thế giới, việc thu thuế thu nhập cá nhập cá nhân cũng theo bậc nhưng có sự
phân hoá rõ ràng giữa tầng lớp giàu và nghèo theo xu hướng người càng giàu sẽ đóng

thuế càng nhiều tương ứng.
Khác với hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam tính thuế cá nhân dựa trên tổng thu
nhập thì Tại Mỹ Sở Thuế vụ Mỹ tính thuế mỗi cá nhân theo thu nhập thực, tức thu nhập
đã trừ đi chi phí tái đầu tư và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này đồng nghĩa, nếu công
dân Mỹ dành phần lớn tiền kiếm được để đầu tư bất động sản hay mua xe hơi, đồ gia
dụng thì khoản thuế trong năm đó họ phải đóng là rất thấp.
Tuy nhiên, phần thu nhập kiếm được từ các khoản đầu tư sẽ được tính thuế vào những
năm tiếp theo nếu công dân Mỹ không tiếp tục đem đi đầu tư. Thuế thu nhập tại Mỹ được
thu theo nhiều đối tượng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, lao động chính trong gia đình...
Theo Bảng tính thuế TNCN từ Sở Thuế vụ Mỹ, thuế suất TNCN dao động từ 10% đến
39,6%. Chính quyền liên bang Mỹ áp dụng mức thuế suất cao nhằm khuyến khích cơng
dân Mỹ tái đầu tư vào nền kinh tế.  
Tuy nhiên tạo ra những khuyến khích đồi trụy bằng cách khuyến khích người nộp thuế
chi tiêu thay vì tiết kiệm
Kinh nghiệm nước ngồi cho thấy, những năm gần đây, nhiều nước đã thực hiện cắt giảm
mức thuế suất, kể cả mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và mức thuế suất thấp nhất trong
Biểu thuế để nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư trong nước, thu hút được lao


động có kỹ thuật cao từ bên ngồi (In-đơ-nê-xi-a, Singapore, Ma-lai-xi-a, Ba Lan, Cộng
hòa Séc...). Cá biệt, một số quốc gia đã thực hiện cải cách chính sách thuế TNCN của
mình theo hướng xóa bỏ biểu thuế luỹ tiến và chuyển sang áp dụng duy nhất một mức
thuế suất thuế TNCN với mức khá thấp, nhất là các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. 
Tuy nhiên, việc thu thuế theo phương thức này - tuy tạo sự đơn giản trong thực hiện song
cũng đang nhận phải một số chỉ trích liên quan đến việc thực hiện chức năng điều tiết,
phân bố lại thu nhập của thuế TNCN.


Bảng 4.1 Thuế TNCN của Việt Nam so với các nước trong khu vực


(Nguồn: Số liệu tham khảo từ World Bank, KPMG)


Từ bảng trên ta thấy Biểu thuế TNCN của Việt Nam hiện có 7 bậc. Một số nước có biểu
thuế nhiều hơn 6 bậc, song không nhiều (Trung Quốc hiện có 7 bậc, giảm từ 9 bậc trước
đó). Điều này được xem là khá phức tạp, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Đặc biệt,
biểu thuế sẽ hạn chế việc khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật cao, năng
lực điều hành tốt, các chuyên gia giỏi tham gia lao động, cống hiến cho xã hội và sự phát
triển của đất nước và thậm chí làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. 

Bảng 4.2 Cơ cấu biểu thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
tại một số nước châu Á năm 2016
 (Nguồn: Tổng hợp từ Ernst and Young (2016), Worldwide Personal Tax and
Immigration Guide)
Có thể thấy, mức thuế suất cao nhất áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của
Việt Nam hiện nay là 35%. Mức thuế suất này tuy thấp hơn Trung Quốc 45%, Thái Lan
35% nhưng cao hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực như Singapore 20%,
Malaysia 28%, Indonesia 30% và Philippines 32%. Điều này đã tạo nên một phần ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam đối với việc thu hút nguồn lao động kỹ
thuật cao từ bên ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh các rào cản đối với sự di chuyển của lao
động từng bước giảm dần khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập.
4.2 Một số bất cập trong luật thuế TNCN
        4.2.1 Về thu nhập chịu thuế
Luật thuế TNCN đã phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập Tuy
nhiên, các thu nhập được miễn thuế còn tương đối nhiều Liệu việc miễn thuế có đảm bảo
được sự bình đẳng, công bằng trong nghĩa vụ thuế không? Về bản chất, thuế TNCN là
thuế trực thu nên việc điều tiết thu nhập phải hợp lý, tránh tình trạng bao cấp cho những



người giàu và trút gánh nặng lên những người có thu nhập trung bình. Việc xác định thu
nhập miễn thuế chính là thể hiện ưu đãi của Nhà nước đối với đối tượng nộp thuế và
thường hướng tới mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Nếu những mục tiêu này đặt ra và
khơng khả thi thì cũng phải tính tới việc việc loại bỏ những thu nhập miễn thuế này và
đưa vào diện chịu thuế.
Hơn nữa, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở trong trường
hợp người chuyển nhượng chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì khơng phải nộp thuế. Điều
này cũng cần xem xét lại, vì trên thực tế rất khó có thể kiểm sốt việc sở hữu nhà ở, đất ở
của người bán có phải là duy nhất hay khơng. Hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống đăng
ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp nhất trên cả nước nên việc kiểm soát hiện
nay chủ yếu dựa vào sự tự giác của người dân. Nếu ý thức nộp thuế của người dân khơng
cao thì việc thất thu thuế của Nhà nước là điều không tránh khỏi. Trong khi đó, mục tiêu
của sửa đổi luật thuế vẫn là duy trì nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Đối với thu nhập chịu thuế, Luật thuế hiện hành chưa bao quát hết các khoản thu nhập
thuộc diện phải điều tiết như thu nhập từ ủy quyền bán bất động sản, thu nhập từ đổi nhà,
đổi đất. Đây thường là những khoản thu nhập lớn, cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà
nước dưới hình thức thuế để đảm bảo quyền sở hữu nhà, đất ở của người dân một cách
chính đáng. Theo Luật thuế TNCN của Mỹ, nguồn thu nhập chịu thuế không được giới
hạn cụ thể mà linh hoạt, có nghĩa là các thu nhập chịu thuế khác có thể phát sinh và Luật
chỉ mang tính dự liệu. Tuy nhiên, Điều 3 Luật thuế TNCN ở Việt Nam lại ấn định thu
nhập chịu thuế bao gồm 10 loại.
Ngoài ra, Luật thuế TNCN chưa đánh thuế lũy tiến đối với thu nhập từ chuyển nhượng
bất động sản và cũng chưa phân biệt mức độ điều tiết theo thời gian nắm giữ bất động
sản. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu cơ và bong bóng thị trường
bất động sản hồnh hành và gây thất thu cho ngân sách nhà nước. 
Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cần xem xét lại mức điều tiết bởi lẽ tại
thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa phát triển ổn định, số lượng
nhà đầu tư tham gia thị trường cịn ít, việc đầu tư cịn mang tâm lý “bầy đàn”, lướt sóng,
lợi nhuận thu được chỉ là may, rủi, khơng thường xun, vì vậy đánh thuế vào thu nhập
từ chuyển nhượng chứng khốn có thể coi là rào cản, không thúc đẩy sự phát triển thị

trường này. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tiền vay ngân hàng mang tính chất thường
xuyên, nhưng vẫn thuộc diện thu nhập miễn thuế.
4.2.2 Giảm trừ gia cảnh
Có thể nói, với mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay cuộc sống bình thường của người
dân Việt Nam không được đảm bảo. Giá cả hàng hóa tăng nhanh, mức lạm phát cao đã
đẩy nhiều người dân vào cảnh phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu. Hiện nay, Chính
phủ đã có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tuy nhiên
các chính sách này cịn chưa được hài hịa, đồng bộ, chưa đảm đảm được lợi ích của
người dân lẫn doanh nghiệp. Có doanh nghiệp thì được hỗ trợ lãi suất, ưu đãi vay vốn,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, có doanh nghiệp nhà nước được bao cấp, mặc dù
lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng vẫn có “bầu vú” quen thuộc của ngân sách nhà nước để hỗ
trợ. Mức chi phí được khấu trừ đối với doanh nghiệp khi tính thu nhập chịu thuế là linh


hoạt, không bị ấn định như thuế TNCN. Trong khi đó, đối với người nộp thuế TNCN,
mặc dù có được miễn, giảm thuế, nhưng do mức lương tối thiểu thấp, những chính sách
hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính nhất thời (vài tháng), sau đó đâu lại hồn đấy. Vì vậy,
trên thực tế xảy ra tình trạng chi phí tối thiểu, hợp lý cho cuộc sống hàng ngày của người
dân thì rất nhiều, nhưng lại khơng được khấu trừ hết mà chỉ được khấu trừ rất ít. Điều này
là không công bằng, bởi lẽ thuế TNCN là thuế đánh vào phần thu nhập của người dân và
cần căn cứ vào nhiều yếu tố như chế độ an sinh xã hội, khả năng, thu nhập và mức sống
dân cư. Cũng từ đó mà cần xác định mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu.
4.2.3 Biểu thuế suất
Hiện nay, biểu thuế theo Luật thuế TNCN (bao gồm 7 bậc) còn nhiều bất cập, mức thuế
suất cao nhất là 35% thực sự chưa khuyến khích được những người có trình độ kỹ thuật
cao, năng lực điều hành tốt, các chuyên gia giỏi tham gia lao động, cống hiến cho xã hội
và sự phát triển của đất nước và thậm chí hạn chế khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Nhiều nước đã thực hiện cắt giảm mức thuế suất, kể cả mức thuế suất luỹ tiến
cao nhất và mức thuế suất thấp nhất trong Biểu thuế để nâng cao tính hấp dẫn của mơi
trường đầu tư trong nước, thu hút được lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài, tạo sự đơn

giản trong thực hiện song cũng đang nhận phải một số chỉ trích liên quan đến việc thực
hiện chức năng điều tiết, phân bố lại thu nhập của thuế TNCN.
            Tình hình và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam cũng như thực tiễn thi hành luật thuế
TNCN cho thấy, việc quy định mức thuế suất 35% là quá cao và không tương tác với
mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20 %. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc lựa
chọn hình thức, loại hình doanh nghiệp để kinh doanh và gây tác động tiêu cực đến nhu
cầu lao động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tâm lý người dân sẽ hoang mang khi
thấy rằng, thuế suất đánh vào thu nhập tính thuế là rất cao, trong khi đó các khoản thuế
này nhiều khi cũng khơng rõ có được chi một cách hợp lý để thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước hay không. Hơn nữa, những quyền mà người nộp thuế được hưởng nhiều khi
cịn mơ hồ và gián tiếp, có khi chỉ là khẩu hiệu (nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của cơng
dân), “có tiếng mà khơng có miếng”. Vì vậy, việc quy định mức thuế suất thấp vừa đủ sẽ
tạo động lực cho người dân tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện.
 4.2.4 Khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế
Về nguyên tắc, biểu thuế lũy tiến được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc đánh thuế dựa
trên khả năng nộp thuế của các cá nhân. Những người có thu nhập cao thì có nhiều khả
năng nộp thuế cao hơn những người có thu nhập thấp và ngược lại. Khoảng cách tương
đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính chất lũy tiến mạnh hay yếu của biểu thuế.
Khoảng cách quá xa sẽ có thể tạo điều kiện cho hành vi chuyển dịch thu nhập để tránh
thuế, ngược lại sẽ tạo ra sự bất hợp lý trong điều tiết thu nhập của một nhóm đối tượng
nộp thuế.
 
 
 


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình thuế và hệ thống thuế Việt Nam
Luật thuế TNCN 2007 và Luật sửa đổi bổ sung 2012
Một số web tham khảo:

thuvienphapluat.vn
lawkey.vn
luatvietnam.vn

 
 


×