Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Phi quốc tế sẽ phi tiêu chuẩn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.61 KB, 12 trang )

Phi quốc tế sẽ phi tiêu chuẩn
Các giới hạn trong ISO 14001 -
Công cụ quản lý môi trường hợp tác toàn cầu.
____________________
Harris Gleckman và Riva Krut.
ISO 14001 là bản phác thảo tiêu chuẩn quốc tế mới cho hệ thống quản lý
môi trường. ISO 14001 ra đời do sự thúc đẩy của một số thay đổi quan trọng của
các chính phủ, các sáng kiến đa ngành và của ngành các nước thương mại, nhưng
nó lại không thúc đẩy hội nhập với các sáng kiến này. thay vào đó, ISO tạo ra một
xu hướng phát triển song song và cho tới nay, đang dần dần đặt tiêu chuẩn này vào
vị trí của cái gọi là "con dấu xanh" cho các hoạt động thương mại hướng môi
trường. Trong khi đó, các ý tưởng vẫn tồn tại trước đây của các chính phủ đang
được coi là quá quan liêu, giáo điều và đưa ra các tiêu chuẩn mâu thuẫn kìm hãm
khả năng cạnh tranh của các ngành.
Mọi người, mọi ngành, nhất là các nhà chức trách, cần phải biết rõ hơn về
ISO 14001 để dánh giá đúng được về nó cũng như nó đã thể hiện trong một số
ngành thương mại riêng lẻ (nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), với các chính
phủ (gồm cả Tây Âu và các nước đang phát triển ), và với các Tổ chức phi chính
phủ. Bài báo này đưa ra 4 câu hỏi mấu chốt cho một tiền đề về chính sách chung
đảm bảo tính dân chủ trong hoạch định chính sách cho toàn cầu và tốt cho môi
trường.
Cũng như tất cả các cái phức tạp khác, mỗi câu đều có một câu trả lời ngắn
và một câu trả lời dài sau đây.
��������� Bài báo này không phải là một bản phân tích hay giới thiệu
chi tiết về loạt tiêu chuẩn ISO 14000 mà trong đó ISO 14001 chỉ là một loại tiêu
chuẩn. Nó chỉ đưa ra những câu hỏi được công chúng quan tâm nhiều nhất về ISO
14001 và mối liên quan của nó với toàn bộ loạt tiêu chuẩn ISO 14000 (1).
Ý tưởng mới này chỉ hiểu rõ được khi đặt trong bối cảnh là sự hội tụ của ba
dòng lịch sử.
1. Lịch sử của ISO và bối cảnh ra đời của ISO 14001:
��������� ISO - Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - được thành lập vào


năm 1946 ở Genever với mục tiêu chính là tiêu chuẩn hoá các sản phẩm các nước
và hàng hoá tiêu dùng được đưa qua biên giới các quốc gia: để đảm bảo là các
đường ống dẫn nước có cùng độ dày, các thiết bị đo lường có cùng một cỡ chuẩn,
công nghệ viễn thông dùng cùng một dải tần... Nhiệm vụ của nó là tạo diều kiện
cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy hợp tác qua lại trong những lĩnh
vực quan trọng của con người như khoa học, công nghệ và kinh tế.
Các quyết định chuẩn hoá về công nghệ là trong nội bộ nghành, và ISO trở
thành cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế, hoạt động nhất quán với các cơ quan tiêu
chuẩn hoá quốc gia, các kỹ sư từ các cơ quan chính phủ và người đại diện cho các
ngành và cho người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty xuyêh quốc gia vì các tiêu
chuẩn này là tối quan trọng đối với họ.
Trong những năm 1980, ISO đã mở rộng từ những yêu cầu về kỹ thuật và
công nghệ sang hoạt động theo phương thức quản lý " mềm" các hệ thống quản lý
chất lượng. Loạt ISO 9000 là kết quả của sự phát triển này. Là tiêu chuẩn cho qúa
trình xác nhận, một công ty đã thực hiện đúng hệ thống quản lý tiêu chuẩn (2). Với
loạt ISO 14000, ISO một lần nữa đã bước vào lĩnh vực quản lý tổ chức, lần này là
thiết lập cơ sở cho qúa trình xác nhận quốc tế cho các hệ thống hướng quản lý môi
trường, cả về mặt tổ chức và thực hành, Tuy nhiên, có sự khác biệt về kết quả của
ISO 9000 và Iso 14000. Ví dụ: Khi giới thiệu và áp dụng chính sách " không có
nhược điểm" cho nhà cung cấp, thời gian và giá thành sản xuất có thể giảm, nhưng
ISO 9000 thì xét về hiệu quả của doanh nghiệp, chứ không phải của cộng đồng.
Còn với ISO 14000, ISO đã tạo địa thế và mở đường cho các ngành công thương
nghiệp bước vào một lĩnh vực mới vốn là mối quan tâm chung của công chúng:
hoạt động hướng môi trường của các công ty.
��������� Với sáng kiến mới này, một bộ phận lớn trong nghành
thương nghiệp đã không lựa chọn các phương án nhiều cổ đông và chỉ làm viẹc
trong khuôn khổ ISO để đưa ra khái niệm về hệ thống quản lý quốc tế hướng môi
trường dựa trên nền tảng "khối tư nhân . Làm như vậy, họ sẽ có � xu hướng xoá
nhoà dần các ý tưởng quan trọng của các nghành, các chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ đang ngày càng nâng cao mức độ quản lý công ty quốc tế (3). Vì lý do

này, việc hiểu rõ các tiêu chuẩn trong ISO 14000 là tối cần thiết, và rõ ràng, khả
năng cạnh tranh về công nghệ mà ISO 14000 mang lại không phải là ngẫu nhiên.
Theo tài liệu đầy đủ của ISO 14001, ngôn ngữ vừa chính xác, lại vừa không
rõ ràng. [ I ]
��������� Một vấn đề liên quan nữa là thoả thuận đưa ra các tài liệu
liên quan đến " khía cạnh" môi trường chứ không phải chỉ là cái "tác động" tới môi
trường để chọn tiêu đề cho ISO 14001 là "xác nhận" hay " xác minh , và thay thế �
cam kết "không ô nhiễm" (có hậu quả theo luật định) bằng cam kết "tránh ô nhiễm"
( không có hậu quả theo luật định và gồm cả các giải pháp xử lý chất thải).
��������� Dịch từ " ISO" sang tiếng Anh cũng có thể gây ra nhầm lẫn
về ngôn ngữ. Từ "ISO" thường được dịch sang tiếng Anh không chính xác là "Tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế" thay vì là "Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế". Cách dịch sai
này không có trong các tài liệu chính thức của ISO hoặc trong các tạp chí kỹ thuật,
nhưng cũng có thể có trong các tạp chí chuyên nghành, báo chuyên nghành của Tổ
chức phi chính phủ và tài liệu chuyên dụng về thương mại. Sự khác nhau này là vô
cùng quan trọng. trong suy nghĩ của các nhà môi trường học, các tiêu chuẩn hướng
môi trường là một hệ nền được đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường. Việc tiêu
chuẩn hoá phải làm hài hoà các quy trình và sự sắp xếp chúng. Sự nhầm lẫn về tên
riêng của ISO có thể làm ngươi ta nghĩ rằng tổ chức này có nhiệm vụ thực thi các
tiêu chuẩn này hơn là tiêu chuẩn hoá.
��������� Sự nhầm lẫn giữa khái niệm " tiêu chuẩn và "tiêu chuẩn �
hoá"; sự thay thế "tác động " bằng " khía cạnh" và "thực thi" bằng "thích nghi" đã
có nhiều kết quả. Nó đã dần đưa hệ thống ISO 14001 trở thành phương tiện có hệ
thống và toàn diện nhất để tiến tới quản lý phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường trên toàn cầu(5), trong khi đó, nó cũng thực sự thay đổi xu hướng tăng các
tiêu chuẩn về thực hành hướng môi trường trên toàn cầu.
2. Bối cảnh ra đời của Luật thương mại quốc tế mới và Tổ chức thương
mại quốc tế
��������� Tiêu chuẩn thương mại quốc tế mới(WTO) thành lập vào
tháng 1/1995. Thoả thuận của WTO về hàng rào công nghệ trong thương mại

(TBTs) đẫ thay đổi bối cảnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và các tiêu chuẩn
thực hành được thực hiện. Trong khi trước đây, việc thiết lập hệ tiêu chuẩn quốc tế
được các cơ quan chính phủ tiến hành trong một phạm vi lớn công chúng và được
coi là có tính quần chúng cao thì ngày nay, các tiêu chuẩn quốc tế có thể chủ yếu do
các thành phần thương nghiệp tư nhân và quần chúng không có trách nhiệm đưa ra
quyết định.
��������� Trong thoả thuận mới về TBTs, WTO có trách nhiệm làm
hài hoà các điều luật thương mại và tạo ra một môi trường thống nhất và có quy
luật hơn cho các hoạt động thương mại toàn cầu. Các cơ quan sáng lập tiêu chuẩn
thực hành quốc tế nào đạt được một số điều kiện, tiêu chí nhất định sẽ có quyền
tham gia ý kiến xây dựng các tiêu chuẩn hướng môi trường đã được WTO và các
thành viên của nó dùng làm cơ sở để xác định xem liệu các tiêu chuẩn về môi
trường sức khoẻ và an toàn của một quốc gia hay một địa phương có là cản trở kỹ
thuật cho thương mại hay không. Các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bị
buộc phải đi theo đường lối chỉ dạo của các cơ quan quốc tế ban hành cho dù tiến
trình này có làm thu hẹp phạm vi kiểm soát chính trị của quốc gia. Quá trình này
xảy ra là do sự hình thành của tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn thế nữa, thoả thuận này
cho biết, nếu một tiêu chuẩn quốc tế "bị đe doạ" phải tuân theo ngay cả khi nó
không có vai trò chính thức nào ở thời điểm đó. Vì vậy mà bản phác thảo vai trò
của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 cho thấy vị trí thực sự của tiêu chuẩn thương mại
quốc tế.
��������� WTO sẽ có quyền áp đặt các tiêu chí thiết lập, tiêu chuẩn
thực hành mới trong quá trình giải quyết tranh chấp: các nước thành viên có thể
không thừa nhận các tiêu chuẩn mà họ cho là vật cản cho thương mại. Thoả ước
chung về thuế quan và mậu dịch mới (GATT) tạo ra gánh nặng cho các nước phản
đối và có các phương pháp chặt chẽ hơn vê môi trường, sức khoẻ và an toàn, để bảo
vệ tính hợp pháp của các phương thức này, phải có các dẫn chứng về khoa học và
công nghệ, có giải thích điều kiện địa lý và khí hậu dựa trên các tác động của chúng
tới thương mại. Những nước không thể biện minh được những ứng dụng của một
số tiêu chuẩn cao hơn trong một số lĩnh vực cụ thể thì sẽ phải lựa chọn: Hoặc là

thay đổi tiêu chuẩn quốc gia của họ cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có nguy
cơ sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính; hoặc là trả miếng lên các sản phẩm xuất khẩu
khác. Không có một cơ chế cạnh tranh nào để thử thách các tiêu chuẩn thấp hơn,
cho dù các tiêu chuẩn này vẫn đật các tiêu chí thiét lập chuẩn của WTO(7).
3. Bối cảnh ra đời của các ý tưởng quản lý phát triển bền vững cho công ty
và ngành thương nghiệp
Như tất cả các thành viên của quá trình này đều biết rất rõ, việc thiết lập tiêu
chuẩn thực hành hướng môi trường của tập đoàn toàn cầu là vô cùng khó khăn. Tuy
vậy, ngành thương mại quốc tế vẫn đang sẵn sàng đối mặt với vấn đề này và đồng
thời nâng cao chất lượng quản lý môi trường. Một số hiệp hội thương mại quốc gia
và quốc tế lớn ( bao gồm cả Hiệp hội các nhà sản xuất hoá chất Canada, Văn phòng
thương mại quốc tế, Keizai Doyukai Nhật Bản và Uỷ ban tư vấn về môi trường và
ngân hàng của UNEP) đã cam kết cho sử dụng các tiêu chuẩn của nước bản xứ làm
cơ sở cho các hoạt động ở nước ngoài.
��������� Các công ty còn đang đối mặt với vấn đề quản lý môi
trường sẽ phải công nhận một câu hỏi vô cùng khó là: lợi nhuận đến từ đâu trong
một hệ thống quản lý hướng môi trường trong điều kiện thị trường hiện nay.
Thương mại có xu hướng đầu tư hướng môi trường vào những nơi có thể mang lại
lợi nhuận trước mắt
��������� Ðồng thời, các công ty nào quan tâm tới lĩnh vực này sẽ trải
qua một quá trình làm nảy sinh câu hỏi lớn hơn: đó là quan hệ giữa nền công
nghiệp với môi trường là gì? Ví dụ: các nhà lãnh đạo thương nghiệp sẽ thử nghiệm
các phương pháp cải tiến để tạo ra những tiêu chuẩn thực hành hướng môi trường
toàn cầu mà không cần hy sinh tính tự do của khu vực này cũng như khả năng cạnh
tranh của công ty (9). Loạt ISO 14000 sẽ đi ngược lại xu hướng này và sẽ cản trở
thử nghiệm của các công ty đa quốc gia vì nó sẽ đưa ra một bước đầu " dễ dàng"
cho các công ty với ISO 14001, ngay cả khi họ không có các tiêu chuẩn thực hành
hướng môi trường tốt.
I. Câu hỏi I: ISO 14001 có giúp thực hiện chương trình 21 hay bất kỳ Công
ước quốc tế về môi trường hay không?

1.Câu trả lời ngắn:
��������� - Không. Nó làm đảo ngược xu hướng thiết lập tiêu chuẩn
thực hành hướng môi trường trên toàn cầu, từ công cộng thành tư nhân.
1. Câu trả lời dài:
��������� - Cộng đồng quốc tế và đa chính phủ đã bắt đàu xây dựng
những yếu tố ban đầu cho một hệ thống quản lý hướng môi trường toàn cầu, thống
nhất dữ liệu từ các nghành, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs).
Mức độ tham gia của các NGOs trong quá trình xây dựng thống nhất toàn thế giới
chưa từng tồn tại từ trước tới nay đang được coi như một tinh thần dân chủ mới
trong việc đưa ra những quyết định toàn cầu. Mặc dù ISO 14001 khẳng định
chương trình 21 là ý tưởng ban đầu của ISO 10, các cam kết trong ISO 14001 lại có
vẻ lạc hậu hơn so với chương trình 21.
��������� Loại tiêu chuẩn ISO14000 không có bất kỳ phần trích dẫn
nào từ Nghị định thư Montreal, Công ước Basel, Công ước về thay đổi khí hậu,
công ước về đa dạng sinh học, nguyên tắc của các công nghệ nguy hiểm OECD hay
bất kỳ một thoả ước quốc tế hướng môi trường nào khác. Khía cạnh tương đồng
duy nhất là chúng đều phù hợp với luật pháp và các quy định pháp lý hiện hành và
mặc dù trong Phụ lục có trích dẫn Công ước 21, các nguyên tắc này cũng không
được nhắc lại trong loạt ISO 14000.
��������� Việc áp dụng hệ tiêu chuẩn này trong quản lý môi trường
toàn cầu có ý nghĩa rất lớn. Nó tạo ra xu hướng thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về thực
hành hướng môi trường bằng cách tổng hợp các phương pháp thực hành tốt nhất
hiện có của các nghành và các quốc gia. Ví dụ: Chương trình 21 khuyến cáo các
công ty xuyên quốc gia nên báo cáo hàng năm về mức độ nhiễm độc hoá chất ngay
cả khi nước sở tại không yêu cầu, và phác thảo ra mẫu hình tiêu chuẩn kiểm soát
chất thải của Mỹ. Bên cạnh đó, chương trìmh 21 còn khuyên các công ty xuyên
quốc gia nên có những chính sách và cam kết tương đương hoặc không kém chặt
chẽ hơn các tiêu chuẩn hoạt động của nước bản xứ và khuyến khích đặt ra các
chính sách phát triển bền vững cho các công ty quốc tế. Hơn nữa, chương trình 21
còn hướng cho các công ty chấp nhận các tiêu chuẩn về tính quần chúng và đẩy

mạnh các hoạt động hướng môi trường. Trong ISO 14001 không hề có các lời
khuyến cáo này mặc dù rất nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế lớn vẫn đang cố
gắng thực hiện chương trình này.
��������� Trong một vài năm qua, càng ngày càng có nhiều cam kết
thực hiện phát triển bền vững của các Ngân hàng phát triển quốc tế như Ngân hàng
thế giới và Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu. Sau khi chương trình 21
được chính phủ của một số quốc gia chấp nhận, các chính sách và hoạt động của
Ngân hàng thế giới, theo cách nói của họ, như được trải qua thời kỳ "cải lão hoàn
đồng", Ngân hàng thế giới không chỉ quan tâm tới môi trường khi lên kế hoạch
hành động mà còn mở rộng khái niệm quản lý môi trường sang cả các hoạt động xã
hội và các chi phí, lợi ích văn hoá xã hội(11). Theo một luật sư quốc tế về môi
trường người Mỹ, những ý tưởng mới hướng môi trường trong các Ngân hàng đa
phương đang làm hình thành một số chính sách về môi trường của nước ngoài cũng
như hoạt động hướng môi trường của một số công ty hiện đang thực thi các dự án
nước ngoài với các Ngân hàng này(12). Những người ủng hộ ISO đã chứng minh

×