Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Đề tài xây dựng báo cáo kết quả thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 70 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG..........................................................................................................4
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP...........................................4
1. Mục tiêu thực hiện thí điểm...........................................................................4
2. Nội dung thực hiện..........................................................................................4
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN......................................................6
1. Thông tin chung về địa bàn thực hiện thí điểm...........................................6
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thụy Chính............................6
1.2. Một số thông tin chung liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt tại xã
Thụy Chính..........................................................................................................8
1.2.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã...........................................8
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở xã
Thụy Chính........................................................................................................12
2. Triển khai thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
tại nguồn............................................................................................................17
2.1 Các bước triển khai thực hiện...................................................................17
2.2 Nội dung tập huấn hướng dẫn triển khai thí điểm mơ hình tại xã Thụy
Chính..................................................................................................................28
3. Đánh giá bước đầu các kết quả đạt được sau khi triển khai thí điểm mơ
hình.....................................................................................................................37
3.1 Đánh giá hiệu quả về mơi trường của mơ hình thí điểm..........................39
3.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của mơ hình thí điểm................................41
3.3 Đánh giá hiệu quả về xã hội của mơ hình thí điểm..................................46
1


3.3.1 Đánh giá về nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt.................46
3.3.2 Đánh giá về hiểu biết của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt. . .48
3.3.3 Đánh giá về hiểu biết của người dân về xử lý rác thải sinh hoạt...........51
3.3.4 Đánh giá về nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải trên


địa bàn xã Thụy Chính......................................................................................53
4. Đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai thí điểm
mơ hình..............................................................................................................56
5. Đề xuất giải đề xuất giải pháp và phương án xã hội hóa nhân rộng mơ
hình.....................................................................................................................60
5.1. Giải pháp về chính sách và kinh tế............................................................60
5.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục................................................................61
5.3. Giải pháp đối với phương thức thu gom....................................................61
5.4 Giải pháp về tăng cường đôn đốc, kiểm tra và nhân rộng mơ hình..........62
KẾT LUẬN........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................67

2


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, sự bùng nổ
dân số …vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành thách thức đối với mỗi
quốc gia. Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đơ thị bị ơ nhiễm, suy thối bởi
các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt, tiêu dùng khơng
thân thiện với mơi trường, sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện giao
thông… Chất lượng môi trường nông thơn bị ơ nhiễm, suy thối bởi các hoạt
động sản xuất, chăn ni thiếu bền vững, thói quen sinh hoạt lạc hậu, ý thức bảo
vệ mơi trường chưa được hình thành…Người dân cho rằng, ý thức bảo vệ môi
trường là trách nhiệm của Nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan. Đã
đến lúc nhận thức này cần phải thay đổi, vấn đề bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của mọi doanh nghiệp và của tồn dân. Chính vì thế các mơ hình phân
loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được đưa vào áp dụng
thí điểm tại nhiều địa phương.

Tiếp thu các kết quả đạt được của các địa phương áp dụng thí điểm mơ
hình, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhóm nghiên
cứu đã áp dụng mơ hình tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
bằng các phương pháp phân loại rác, thu gom rác, xử lý rác vô cơ không tái chế,
xử lý rác hữu cơ sử dụng hố chôn rác thải di động (đào hố, pha chế phẩm vi
sinh, đậy nắp). Nội dung báo cáo sẽ tập trung đánh giá kết quả thực hiện thí
điểm mơ hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Từ đó
đề xuất các giải phải pháp thực hiện hiệu quả mô hình và mở rộng phạm vi áp
dụng mơ hình.

3


NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Mục tiêu thực hiện thí điểm
- Đánh giá được thực trạng thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại địa bàn thực hiện thí điểm để đề xuất mơ hình thu gom, phân loại và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại 01 thôn đang gặp những khó khăn vướng
mắc trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Đề xuất được các giải pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và nâng cao
nhận thức, hành vi người dân.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành
vi của người dân về bảo vệ môi trường;
2. Nội dung thực hiện
- Điều tra, đánh giá thực trạng thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại địa bàn xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Xây dựng mơ hình và thực hiện thí điểm thu gom, phân loại và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại thôn Miếu và một số hộ tại thơn Chính, thơn
Hịe Nha tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành
vi của người dân về bảo vệ môi trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp kế thừa
tài liệu; phương pháp thu thập, điều tra; phương pháp xác định thành phần rác
thải; phương pháp phân tích thơng tin.
Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp nhằm mục đích thu thập và kế thừa
số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội dung điều tra, bổ
sung những nội dung không điều tra được hay không được tiến hành, đồng thời
rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Các số liệu thứ cấp như: điều
4


kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hính phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Thụy Chính được thu thập từ Ủy ban nhân dân xã Thụy Chính.
Phương pháp thu thập, điều tra: Khảo sát thực địa là phương pháp quan
sát và khảo sát thực tế tại khu vực triển khai mơ hình thí điểm thơng qua các
hình thực như quan sát, điều tra trực tiếp,… để có cái nhìn khách quan nhất và
mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu. Một số phương pháp thu thập
thông tin từ khảo sát thực địa được thực hiện như:
- Quan sát: quan sát các khu vực tập trung rác thải, các bãi rác lộ
thiên… để có cái nhìn khách quan nhất đối với khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, phỏng vấn: là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi,
phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trước khi
thực hiện mơ hình thí điểm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các hộ
dân, người thu gom chất thải rắn sinh hoạt và tiến hành điều tra công các quản
lý chất thải rắn sinh hoạt của cấp thôn, xã thông qua các văn bản, quy định ban
hành cùng một số cách thức tuyên truyền người dân. Cách thức điều tra, phỏng
vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra được lập như
sau:

+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân một số nội dung như: lượng
rác thải phát sinh; ước lượng thành phần và khối lượng của rác thải sinh hoạt; lệ
phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Tiến hành phỏng vấn 395 hộ dân tại
thôn Miếu, 105 hộ dân tại thôn Chính và thơn Hịe Nha.
+ Lập phiếu điều tra người trực tiếp thu gom một số nội dung như cách
thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, thái độ của người dân trong
việc đổ rác, mức độ đồng tình của cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt. Mỗi thôn tiến hành phỏng vấn 2-3 người trực tiếp thu
gom rác.

5


+ Lập phiếu điều tra người quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt với một số nội dung sau: số lượng tổ thu gom,
các tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết được thực
trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từng thôn. Mỗi thôn tiến hành
phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của thôn về công tác môi trường, Ủy ban mặt
trận tổ quốc và các trưởng thơn trong xã.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra.
Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng thơn, xóm trong xã Thụy Chính.
Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê mơ tả được sử
dụng để mơ tả và phân tích hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt cũa xã Thụy
Chính như số lượng rác thải, số thơn có thu gom rác thải sinh hoạt trong xã, tần
số thu gom rác thải sinh hoạt. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh
các tổ theo tiêu chí quy mơ, hình thức đối tượng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức của người dân trong việc quản lý rác thải sinh hoạt.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Thơng tin chung về địa bàn thực hiện thí điểm
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thụy Chính

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
Thụy Chính là một xã thuộc khu bắc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hoạt động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển, dẫn đến thu nhập ở mức
bình quân chung của huyện. Dân số 1419 hộ, 4700 nhân khẩu sống tập trung
chia làm 3 thôn Miếu, thơn Chính và thơn Hịe Nha. Thụy chính là xã loại 3
được bố chí 21 cán bộ cơng chức với đội ngũ cán bộ cơng chức đạt chuẩn về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 99,2 tỷ đồng, tăng 3,5
tỷ với cùng kỳ năm 2018, đạt 49,6% so với kế hoạch năm; trong đó:
6


- Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 23,1 tỷ đồng, đạt 40,2% kế hoạch năm.
- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt 37 tỷ đồng,đạt
52,5% kế hoạch năm.
- Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 39,1 tỷđồng,đạt 54,3% kế hoạch năm.
Sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt: Giá trị sản xuất ước đạt 10,5 tỷ đồng, giảm 5,8 tỷ so với cùng
kỳ năm 2018. Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án sản xuất nơng nghiệp, diện tích
gieo cấy 263 ha đạt 97,5% diện tích (diện tích bỏ hoang 6,9ha ).
Chăn ni: Do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên giá trị của
ngành chăn nuôi ước đạt 12,6 tỷ . Địa phương đã chỉ đạo các ban ngành các
thôn tập trung nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, lập
hồ sơ công khai đề nghị hỗ trợ người chăn ni có lợn bị tiêu hủy. Tổng số lợn
tiêu hủy do dịch bệnh tả lợn châu phi là 53.430,5 kg, kinh phí đề nghị Nhà
Nước hỗ trợ người chăn nuôi trên 2 tỷ đồng.
Xây dựng nông thôn mới:
Hiện nay xã đang tập trung nguồn lực và các giải pháp tiếp tục thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với phương châm nâng

cao chất lượng các tiêu chí phát triển sản xuất, văn hóa, mơi trường, giao thơng
nơng thơn. Đăng ký tiếp nhận 904 tấn măng của tỉnh để xây dựng các tuyến
đường giao thông, đã xây dựng 1.015 mét đường trục xã và 1.940 mét trục thôn,
tiêu biểu cho phong trào làm đường giao thơng là nhân dân thơn Chính, thơn
Hịe Nha. Xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến
nay đã đạt được 8/11 tiêu chí phấn đấu hồn thành xây dựng nơng thơn mới
nâng cao giai đoạn 2019-2020.

7


1.2. Một số thông tin chung liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt tại xã
Thụy Chính
Thụy Chính là một xã thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình gồm 03
thơn: thơn Miếu, thơn Chính và thơn Hịe Nha. Những năm gần đây, lượng rác
thải sinh hoạt tại các thôn này có xu hướng gia tăng, song cơng tác thu gom và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức, gây ô nhiễm môi
trường, mất mỹ quan nông thôn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ý thức
bảo vệ môi trường của đa số người dân chưa cao, việc phân loại rác chưa được
thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi đã gây khó khăn cho công tác quản lý rác
thải sinh hoạt.
Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu công tác phân loại, thu gom, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại xã Thụy Chính để đề xuất giải pháp và phương
án xã hội hóa nhân rộng mơ hình.
1.2.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã
a) Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Qua điều tra thực địa cho thấy lượng rác thải sinh hoạt của xã Thụy Chính
phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, cơ quan, trường học, trạm y tế, chợ,…

8



Hình 1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Thụy Chính
(Nguồn: Điều tra thực tế, 2019)
- Hộ gia đình: Rác thải hộ gia đình gồm rác thải hữu cơ dễ phân hủy là
chủ yếu như thực phẩm thừa, cành cây, cỏ, lá. Ngồi ra có một lượng là rác thải
vô cơ: túi nilon, vỏ bánh kẹo, chai, lọ… Rác thải độc hại như pin, bình ác quy…
chiếm tỉ lệ không đáng kể.
- Cơ quan, trường học: Hiện trên địa bàn xã có 1 trụ sở UBND xã, 2
trường học: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, trung học (02 cơ sở). Tại các
trường mầm non, do trẻ ăn bán trú nên chủ yếu rác thải hữu cơ: thức ăn thừa,
cọng rau và một lượng nhỏ rác vô cơ: vỏ hộp sữa, bánh kẹo. Các trường tiểu học
và trung học thì rác thải thường là: vỏ bánh kẹo, hộp sữa, giấy vụn…
Trụ sở UBND xã rác thải sinh hoạt gồm: giấy vụn, vỏ bao thuốc, bã
chè…
- Chợ: chủ yếu tập trung các nhà hàng ăn uống, buôn bán rau, củ, quả nên
phần lớn là rác thải hữu cơ.
- Đường xá: phát sinh hàng ngày từ người dân sinh sống trên địa bàn xã
và người qua đường, chủ yếu là: túi nilon, mẩu thuôc lá,…
- Dịch vụ, nhà hàng: các hoạt động ăn uống của nhà hàng, quán ăn phát
sinh lượng rác thải tương đối lớn và đa dạng về thành phần (giấy, thực phẩm
thừa, túi nilon,…)
b) Thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt
* Thành phần rác thải sinh hoạt
Tùy điều kiện của từng thôn mà thành phần các chất có trong rác thải sinh
hoạt chiếm tỉ lệ khác nhau.
Thành phần rác thải sinh hoạt ở 3 thơn điều tra được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: nhóm rác hữu cơ gồm thực phẩm thừa, lá cây, …
9



- Nhóm 2: nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm giấy, bìa, báo cũ,
vỏ chai, lọ, vỏ hộp sữa, …
- Nhóm 3: nhóm khơng có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm túi nilong,
vải thừa, quần áo rách, hỗn hợp khác, …
Thành phần rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình được thể hiện qua hình
1.
100%
90%

47.6

46.1

48.4

19.2

17.8

17.2

66.8

63.9

65.6

Thơn Miếu


Thơn Chính

80%
70%
60%
50%
40%
30%

Nhóm 3
Nhóm 2
Nhóm 1

20%
10%
0%

Thơn Hịe Nha

Hình 2. Thành phần rác thải sinh hoạt theo từng thôn (%)
(Nguồn số liệu điều tra, 2019)
Qua hình trên có thể thấy thành phần rác thải hữu cơ (nhóm 1) ở cả 3
thơn đều chiếm tỉ lệ lớn nhất: thôn Miếu là 66,8%; thơn Chính 63,9%; thơn Hịe
Nha 65,6% có thể tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi, giúp giảm lượng rác thải
sinh hoạt phải vận chuyển đi xử lý. Tuy nhiên, ở những hộ gia đình khơng có
vật ni, gia súc, gia cầm do rác thải hữu cơ dễ phân hủy nên cần được thu gom
và xử lý ngay tránh gây mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm 2): 19,2%
(thơn Miếu), 17,8% (thơn Chính), 17,2% (thơn Hịe Nha) người dân có thể bán
cho người thu mua phế liệu để tái chế thì đó sẽ là nguồn tài nguyên tiềm năng,

đồng thời góp phần giảm lượng rác thải thải bỏ ra ngoài.
10


Ở nhóm rác thải khơng có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm 3): 47,6%
(thơn Miếu), 46,1% (thơn Chính), 48,4% (thơn Hịe Nha) chủ yếu là túi nilon,
đây là thành phần khó phân hủy, tồn tại lâu trong mơi trường tự nhiên.Vì vậy,
nhóm rác thải này cần được phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp.
* Khối lượng rác thải sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt tại 500 hộ gia đình trong xã Thụy Chính
được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại xã Thụy Chính
Thơn

Tổng số
hộ

Tổng
lượng rác
thải phát
sinh
(kg/tuần)

Số
nhân
khẩu
trong
thơn

Lượng

Lượng
Khối lượng
rác bình
rác bình
RTSH
qn theo qn theo (kg/ngày)
hộ
đầu người
(kg/hộ/ng (kg/người
ày)
/ngày)

Miếu

395

1800

1291

0,7

0,19

245,3

Chính

355


1600

1245

0,64

0,18

224,1

Hịe Nha

661

2800

2164

0,61

0,18

389,52

Tổng

1411

62000


4700
(Nguồn: Điều tra thực tế, 2019)

Từ số liệu trong bảng 1 cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở
nơi có số dân cư đơng và điều kiện kinh tế của người dân cao (thơn Hịe Nha là
thơn đạt loại 1). Cịn các thơn dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng ít hơn.
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo đầu người có sự khác biệt giữa
các thơn, trong đó cao nhất là thơn Hịe Nha (0,19 kg/người/ngày), tiếp theo là
thơn Chính và thơn Miếu (0,18 kg/người/ngày).
Như vậy, khối lượng rác thải của mỗi thôn sẽ phụ thuộc vào số dân và
mức thu nhập của từng hộ trong thôn.

11


1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở xã
Thụy Chính
a) Cơ cấu tổ chức quản lý về mặt hành chính
Cơ cấu quản lý mơi trường cấp xã là nịng cốt trong hệ thống quản lý mơi
trường cấp huyện. Vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi sát các hoạt động
của từng hộ gia đình và thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý.
Cơ cấu quản lý mơi trường của xã Thụy Chính được thể hiện ở hình 3:
UBND huyệnThái Thụy

Phịng TNMT huyện Thái Thụy

UBND xã Thụy Chính

Cán bộ địa chính – mơi trường


Trưởng thơn

Tổ thu gom RT
các thơn

Hộ gia đình

Hình 3: Sơ đồ quản lý rác thải sinh hoạt tại khu dân cư xã Thụy Chính
Theo sơ đồ trên, xã Thụy Chính đã có 01 cán bộ địa chính – mơi trường
quản lý vấn đề mơi trường. Trình độ cán bộ quản lý mơi trường chưa được đào
tạo về chuyên môn mà chỉ được tập huấn nâng cao hiểu biết về quản lý môi
12


trường thông qua các đợt tập huấn từ trên xuống. Hoạt động chủ yếu của cán bộ
địa chính - mơi trường là quản lý và nắm bắt hiện trạng môi trường của xã.
Tổ thu gom rác thải của các thôn tại xã Thụy Chính gồm 4 tổ (12 người)
thực hiện thu gom rác thải trên địa bàn xã. Tổ thu gom rác có cam kết thu gom,
vận chuyển rác thải với các thôn.
b) Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
* Phân loại rác thải sinh hoạt
Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại xã vẫn chưa được phân loại cụ thể. Toàn
bộ rác thải của người dân tập trung vào các dụng cụ chứa rác của gia đình
(thùng nhựa, túi nilon, bao tải,…) để trước đầu ngõ để tổ thu gom rác của thôn
đến thu gom.
Qua kết quả phiếu điều tra, thấy rằng đa số các hộ gia đình đã sử dụng
các thực phẩm thừa làm thức ăn cho vật nuôi, tái sử dụng lại các chai, lọ sạch.
Tích trữ các rác thải có khả năng tái chế như kim loại, nhựa, giấy,... để bán cho
người thu mua phế liệu. Từ đó góp phần phân loại tại nguồn rác thải có khả
năng tái sử dụng, tái chế.

* Thu gom, vận chuyển
Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong địa bàn xã
Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong địa bàn xã được
mơ tả trên hình 4:

Hình 4. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại xã
Thụy Chính (Nguồn: Điều tra thực tế năm 2019)
13


Rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh là các hộ gia đình được đựng
vào các thùng/bao đựng rác. Đến cuối tuần, các hộ gia đình tập trung rác thải tại
đầu ngõ. Tại đây rác thải sinh hoạt được công nhân thu gom và vận chuyển
thẳng tới bãi rác chung của xã nằm ở thơn Hịe Nha.
Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực
- Cán bộ trực tiếp quản lý: Được sự ủy nhiệm của cán bộ môi trường xã,
các trưởng thôn là người trực tiếp thuê và làm hợp đồng với công nhân thu gom
rác, họ chủ yếu là người dân trong thôn. Việc quản lý công tác thu gom rác do
các thôn tự quản lý.
- Nhân lực và trang thiết bị: Nhân lực và trang thiết bị của các thôn phục
vụ công tác thu gom rác thải sinh hoạt được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Nhân lực và trang thiết bị của các thôn phục vụ công tác thu gom
rác thải sinh hoạt
Thôn

Nhân lực (người)

Xe lôi (chiếc)

Miếu


3

1

Chính

3

1

Hịe Nha

6

2

Bãi rác

3

1
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)

Như vậy, trên địa bàn xã Thụy Chính hiện nay đã thành lập được 4 tổ thu
gom rác thải sinh hoạt chia cho 3 thơn: thơn Miếu (3 người), thơn Chính (3
người), thơn Hịe Nha (6 người) góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã. Công nhân thu gom, vận chuyển rác thải tại
các thôn được trang bị găng tay, ủng, cuốc, xẻng….
Tần suất thu gom

Tần suất thu gom: 1-2 lần/tuần.

14


Thời gian thu gom: thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
Do tần suất thu gom 1- 2 lần/tuần dẫn đến rác thải hữu cơ như thức ăn
thừa, vỏ hoa quả,… tại những hộ gia đình thu gom, xử lý bằng dịch vụ thu gom
dễ bị phân hủy, có mùi hơi thối nhất là trong những ngày nắng nóng. Vì vậy,
việc thu gom rác thải hiện tại ở các thôn chưa đáp ứng được nhu cầu của người
dân.
Phí thu gom
Theo đề án mức thu phí vệ sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Thụy
Chính, huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình, xã có quy định về phí mơi trường như
sau:
Bảng 2: Mức phí mơi trường đang áp dụng tại xã Thụy Chính
Hình thức

Mức thu

Hộ gia đình

3.000 đ/khẩu/tháng

Hộ kinh doanh nhỏ:
- Cửa hàng bàn hoa, cửa hàng rửa oto, xe máy, xe
đạp;
20.000-50.000 đ/tháng
- Cửa hàng ăn uống, hộ kinh doanh giải khát, cà
phê, karaoke, đại lý bánh kẹo;

- Hộ kinh doanh hàng tạp hóa, đồ lưu niệm, đồ
điện, vật liệu xây dựng, quần áo
(Nguồn: UBND xã Thụy Chính, 2019)
Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện của từng thơn mà mức thu phí là khác
nhau. Tại các thơn, phí thu gom được thu 1 lần/năm và được thu bởi trưởng
thơn. Tổng kinh phí thu được trả cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt
(phương tiện thu gom, trả công cho cán bộ thu gom,…), công tác môi trường
của thôn như khơi thông cống rãnh, xử lý các đống rác thải phát sinh trên địa
bàn các thôn,…

15


Mức lương của công nhân thu gom rác ở xã Thụy Chính là 800.000
đ/người/tháng. Như vậy, có thể thấy mức lương cơng nhân thu gom được trả
thấp vì vậy đây chỉ là công việc làm thêm của họ. Theo kết quả phỏng vấn, công
nhân thu gom rác của cả 3 thơn đều có mong muốn được hỗ trợ thêm do đây là
cơng việc khá vất vả và có mùi hơi thối.
c) Công tác xử lý rác thải sinh hoạt
Trên địa bàn xã chưa xây dựng hệ thống khu xử lý rác, toàn bộ rác thải
sinh hoạt sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác chung của xã, thuộc khu
vực thơn Hịe Nha. Đây là bãi rác hở, tại đây rác được đốt bằng dầu với tần suất
một tuần đốt một hoặc hai lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là
mơi trường khơng khí: gây hiệu ứng nhà kính và các loại bệnh về hơ hấp.

Hình 5: Bãi rác thải sinh hoạt của xã Thụy Chính (tháng 11/2019)

16



2. Triển khai thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt tại nguồn
2.1 Các bước triển khai thực hiện
Chất thải sinh hoạt tại 03 thôn Miếu, thơn Chính, thơn Hịe Nha thuộc xã
Thụy Chính chưa được phân loại, thu gom, xử lý triệt để hiện là một trong
những nguy cơ lớn gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, nâng cao nhận thức người
dân để cùng hưởng ứng việc thu gom, phân loại và xử lý rác sinh hoạt ngay từ
hộ gia đình là một việc làm vô cùng cần thiết hiện nay.
Mục tiêu của việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm
góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải
từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân hữu cơ; góp phần giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường; góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp
lý tài ngun và mơi trường; góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong
cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho mơi trường, tiết kiệm chi phí
thu gom, vận chuyển, xử lý.
2.1.1. Bước 1: Điều tra, khảo sát trước khi triển khai thí điểm mơ hình
Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học mơi trường làm việc với chính quyền
địa phương (UBND xã, hội phụ nữ, hội nông dân, trưởng thơn, cán bộ địa chính
– mơi trường,...) nhằm xin phép địa phương triển khai thí điểm phân loại, thu
gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn tại một số khu vực công (UBND, trường
học, trạm y tế xã, chợ,...) và một số hộ dân nằm trên địa bàn xã Thụy Chính.
Nhóm nghiên cứu tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương trong 5 năm gần đây; Thống kê lượng chất thải được phân loại: khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt vô cơ, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ
(theo từng tuần); Thống kê chất thải rắn sinh hoạt thải được thu gom, vận chuyển
(theo lịch thu gom, vận chuyển); Thống kế lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử

17



lý (theo số liệu của đơn vị xử lý); Thống kê tỷ lệ các hộ gia đình có đủ diện tích
vườn có thể thực hiện xử lý chất thải hữu cơ tại nguồn.
Sau khi làm việc với Chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND đã đồng ý
cho phép Viện Khoa học mơi trường tổ chức triển khai thí điểm phân loại, thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình theo Công văn số 24 CV-UBND của Ủy Ban nhân dân xã Thụy
Chính ngày 08 tháng 10 năm 2019.
Căn cứ vào kết quả của các đợt khảo sát tại các địa phương, và thơng
quan buổi làm việc với chính quyền địa phương và khảo sát thực tế các hộ dân
vào tháng 8/2019 về tình hình cơng tác vệ sinh mơi trường tại xã Thụy Chính,
huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, nhóm nghiên cứu nhận thấy địa phương là địa
điểm phù hợp để thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn do xã có những điều kiện thuận lợi để đảm bảo những điều kiện
thành cơng của mơ hình như sau:
- Xã có khoảng cách là 60km tính từ trung tâm Hà Nội, không quá xa,
thuận lợi cho việc di chuyển, triển khai mơ hình.
- Xã Thụy Chính đã được cơng nhận nơng thôn mới vào năm 2019 và
hiện đang phấn đấu đạt chuẩn xã nơng thơn mới kiểu mẫu. Do đó việc triển khai
mơ hình về bảo vệ mơi trường tại địa bàn đã được sự ủng hộ, hỗ trợ rất nhiệt
tình của Lãnh đạo UBND huyện và xã. Huyện Thái Thụy và xã Thụy Chính
quyết tâm căn cứ vào kết quả thành cơng áp dụng mơ hình thí điểm sẽ nhân
rộng trên quy mô cả xã. Việc thực hiện công tác bảo vệ mơi trường đã được
chính quyền xã quan tâm, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả, cần có sự cải tiến.
- Người dân bước đầu đã có ý thức trong cơng tác thu gom rác thải sinh
hoạt. Tình trạng vứt rác bừa bãi, nơi công cộng, kênh mương phần lớn đã được
hạn chế. Tuy nhiên, công tác phân loại chưa được thực hiện, đa số người dân

18



chưa có ý thức tốt trong việc phân loại rác, còn thu gom chung một chỗ chờ tổ
thu gom đến thu.
- Tại xã đã có khu quy hoạch xử lý rác tập trung, có diện tích bãi chơn lấp
để xây dựng hố ủ rác hữu cơ tập trung sau thu gom.
- Xã đã có đội thu gom chất thải rắn thực hiện thường xuyên, có kinh
nghiệm trong phân loại rác.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng chi tiết quy trình thực
hiện áp dụng thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với thôn
Miếu, thôn Chính và thơn Hịe Nha; chuẩn bị làm các biển báo, băng rơn,
pano, áp phích, in ấn tài liệu tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng; chuẩn bị nguyên vật liệu để cấp phát cho cơ quan, hộ gia đình. Nhóm
nghiên cứu thống nhất với UBND xã Thụy Chính về phương án, thời gian,
địa điểm thực hiện thí điểm.
Do giới hạn về thời gian và kinh phí, nhiệm vụ đề xuất chỉ triển khai thí
điểm thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tập trung tại
thôn Miếu và 1 phần nhỏ hộ dân thuộc thơn Chính, thơn Hịe Nha dọc tuyến
đường sát thơn Miếu. Các mơ hình phân loại, thu gom trước đây phần lớn tập
trung vào tuyên truyền nâng cao nhận thức, chưa thực sự tập trung vào giải pháp
xử lý chất thải hữu cơ tại nguồn. Vì vậy mơ hình thực hiện thí điểm của nhiệm
vụ có những điểm khác biệt nổi bật như sau:
- Mục tiêu cơ bản của mô hình thí điểm là giảm lượng rác thải sinh hoạt
ra môi trường do vậy việc phân loại, thu gom và xử lý được thực hiện ngay tại
nguồn. Rác được thải ra mơi trường chỉ cịn rác thải vơ cơ khơng tái chế.
- Việc phân loại rác thải tại nguồn đã giúp các hộ gia đình quan tâm đến
rác thải nguy hại (đối tượng chưa được quan tâm ở các mô hình phân loại đã
thực hiện trước đây).

19



- Thơng qua việc thực hiện thí điểm sẽ góp phần nâng cao ý thức và thay
đổi hành vi của người dân trong công tác vệ sinh môi trường.
Để phù hợp với điều kiện thực tế tại xã Thụy Chính, mơ hình áp dụng thí
điểm phải đáp ứng các u cầu sau:
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
và phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân.
- Dễ triển khai, dễ nhân rộng.
- Chi phí khơng q cao.
- Vật liệu dễ tìm, dễ gia cơng.
2.1.2. Bước 2: Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thí điểm
Để triển khai thí điểm mơ hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện hoạt động
tuyên truyền trên loa phát thanh của xã Thụy Chính, tỉnh Thái Bình trong
vịng 40 ngày trước và trong q trình thí điểm mơ hình với 10 bản tin khác
nhau. Song song với hoạt động tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, nhóm
nghiên cứu thực hiện dán pano, áp phíc, bản tin trước 10 ngày và trong q
trình thực hiện thí điểm tại UBND xã, dọc trên các tuyến đường của thôn
Miếu, thôn Chính, thơn Hịe Nha, khu vực bãi xử lý rác.

20


21


Hình 6: Dán pano, áp phíc,… dọc các tuyến đường tại xã Thụy Chính
Tổ chức các buổi họp, tập huấn, hướng dẫn thực hiện thí điểm với các
tổ chức có liên quan như UBND xã, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, tổ đội
thu gom rác,… Đồng thời trước khi bắt đầu thực hiện thí điểm tổ chức 04 buổi
họp, mỗi buổi 125 hộ dân tham gia nhằm hướng dẫn, tuyên truyền về công tác bảo

vệ môi trường và hướng dẫn thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, xử lý rác thải rắn
sinh hoạt tại nguồn cho 500 hộ dân tại 03 thơn Miếu, thơn Chính, thơn Hịe Nha.
Hướng dẫn cán bộ UBND xã, tổ đội thu gom rác, bà con tại thơn Miếu, thơn
Chính, thơn Hịe Nha về phương án quản lý, vận hành và theo dõi quy trình thí
điểm.

22


Hình 7: Tập huấn, tuyên truyền cho bà con tại UBND xã Thụy Chính
2.1.3. Bước 3: Triển khai thí điểm
a) Tại hộ gia đình
Nhóm nghiên cứu lựa chọn 500 hộ gia đình tại 3 thơn Miếu, thơn Chính, thơn
Hịe Nha để thực hiện thí điểm mơ hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn để có thể so sánh sự khác biệt về nhận thức đối với công tác
phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từ đó rút ra bài học cho
việc tiếp tục duy trì, mở rộng áp dụng mơ hình thí điểm tại xã Thụy Chính và các địa
phương khác.
Thực hiện hướng dẫn triển khai mơ hình phân loại, thu gom và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho cộng đồng dân cư: Cấp 01 thùng đựng rác màu
xanh và 01 thùng đựng rác màu vàng dung tích 25l để phân loại rác thải vô cơ
và hữu cơ cho 500 hộ dân của 3 thơn tại xã Thụy Chính. Hỗ trợ người dân
23


kinh phí và hướng dẫn đào hố xử lý chất thải hữu cơ tại vườn nhà cho 480 hộ.
Mỗi hộ sẽ được cấp 1 gói chế phẩm vi sinh/1 hộ loại 1kg và 1 nắp đậy hố xử
lý chất thải hữu cơ.

Hình 8: Phát dụng cụ cho người dân


24


Hình 9: Tập huấn cho người dân tại hộ gia đình
b) Tại các khu vực cơng cộng, tổ đội thu gom
Thực hiện hướng dẫn tổ đội thu gom rác đào 02 hố ủ rác kích thước 2 x
2 x 2m có nắp đậy tại khu vực bãi rác xã Thụy Chính. Cấp cho tổ thu gom xử lý
rác thải tại bãi xử lý tập trung 3kg chế phẩm vi sinh/ngày trong 30 ngày để xử lý rác
thải hữu cơ tập trung cho cả xã Thụy Chính.

25


×