Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.32 KB, 34 trang )

Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lời cảm ơn

Được sự phân công của khoa môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội : Căn cứ vào quyết định của hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội về việc cử sinh viên lớp ĐH2CM3 đi thực tập tốt nghiệp, em được
phân công đến thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng và
chuyển giao công nghệ Môi trường. Cùng với sự đồng ý của Ban lãnh đạo công ty
TNHH MTV Xây dựng và chuyển giao công nghệ Môi trường, và sự giúp đỡ của các
thầy cô, các cán bộ công nhân viên tại Công ty đã giúp em hoàn thành thời gian thực
tập tại đây.
Trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ đi thực tập đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy Cô, các anh chị nhân viên trong công ty.Em
xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhận viên của Công ty TNHHMTV Xây dựng
và Chuyển giao công nghệ môi trường, Các thầy cô giảng viên của Khoa Môi trường,
trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập. Em xin cảm ơn các anh chị làm việc tại xí nghiệp đã
hướng dẫn chúng em thu thập tài liệu để phục vụ cho việc viết báo cáo thực tập, hệ
thống lại kiến thức chuyên ngành của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới :
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lương Thanh Tâm, Giảng viên bộ môn Công nghệ
môi trường, khoa Môi trường, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Kỹ sư Nguyễn Văn Đức - Kỹ thuật viên - Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao
công nghệ môi trường số 2
Các thầy cô và anh chị đã rất nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực
tập vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong công việc cũng như chấp hành đầy đủ các quy
định của Xý nghiệp, song chắc chắn em không thể tránh khỏi khỏi những thiếu sót. Vì
vậy em mong nhận được sự thông cảm sâu sắc từ phía các thầy cô và của phía công ty.



Hà Nội, ngày tháng năm 2016
(Sinh viên thực tập)

1


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Ngày nay, ở các thị xã, thành phố, việc thu gom, xử lý rác thải đã có Công ty
Môi trường và Công trình Đô thị đảm nhiệm. Hình thức thu gom rác thải phổ biến nhất
cúa nước ta hiện nay là công nhân vệ sinh thu gom rác tại các hộ gia đình rồi tập trung
tại các bãi trung chuyển, xe cơ giới sẽ vận chuyển rác thải đến các nhà máy để tiến
hành xử lý. Tuy nhiên, ở các xã, huyện, đặc biệt là những nơi mới phát triển về kinh tế
xã hội như ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang việc đánh giá hiệu quả của mạng lưới
thu gom cũng như việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện mạng lưới thu gom chất thải
rắn vẫn chưa được thực hiện.
Là một sinh viên được thực tập tại xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công
nghệ môi trường 2 đang thực hiện nhiệm vụ điều tra, đánh giá và đề xuất xậy dựng
mạng lưới thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, thí điểm tại khu vực các

huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Em tiến hành lựa chọn và nghiên cứu chuyên đề thực
tập: “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn tại huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề
a, Đối tượng
Xây dựng mạng lưới thu gom chất thải rắn trên địa bàn khu vực huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang.
b, Phạm vi
- Chuyên đề thực tập được thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 11 tháng 1 năm 2016 đến ngày 1 tháng 4 năm 2016.
c, Phương pháp thực hiện
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới nội dung chuyên đề (các tài liệu
cần thu thập)
+ Tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực cần nghiên cứu.
+ Tài liệu báo cáo hiện trạng môi trường, hiện trạng chất thải rắn,…
+ Tài liệu về hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn.
3


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Bản đồ liên quan
- Tổng hợp dữ liệu phiếu điều tra từ khảo sát thực tế về hiện trạng phát thải
CTR trong khu vực địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
+ Tổng số phiếu đã tổng hợp
+ Số phiếu tại các xã

- Phương pháp ước lượng
+ Làm rõ cách tính lượng CTR phát sinh theo dân số - phần dự báo trong báo
cáo tổng hợp.
- Phương pháp kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) với kết quả tính toán.
Các dữ liệu làm cơ sở xác định mạng lưới thu gom:
+ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) bao gồm các dữ liệu: đường giao thông, các
khu xử lý CTR đã được xây dựng, phân bố khu dân cư, hệ thống dữ liệu địa hình, sông
ngòi.
+ Kết quả dự báo lượng phát CTR phát sinh tại từng khu dân cư được kết hợp
với dữ liệu bản đồ phân bố khu dân cư, từ đó làm cơ sở cho việc xác định mạng lưới
thu gom CTR trong khu vực nghiên cứu

3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang.
- Đề xuất biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang.

3.2. Nội dung
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý của nhà nước đối với công tác quản lý chất
thải rắn và lập kế hoạch thực hiện chuyên đề thực tập
- Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn trong khu vực
- Dự báo xu hướng phát sinh CTR trong tương lai
- Đề xuất mạng lưới thu gom hiểu quá CTR trong khu vực nghiên cứu.

4



Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Tên cơ sở thực tập: Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Môi
trường 2 – Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng
và Chuyển giao công nghệ Môi trường.
2. Đia chỉ: Số 143, ngõ 85, phố Hạ Đình, P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh
Xuân, Hà Nội.
3. Năng lực đơn vị:
Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Môi trường 2 - Chi nhánh
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Chuyển giao công nghệ môi trường là đơn vị
thành viên và hoạt động theo ủy quyền của Công ty Xây dựng và Chuyển giao
Công nghệ Môi trường. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104581944,
đăng ký lần đầu: ngày 09 tháng 06 năm 2010, thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1:
ngày 01 tháng 06 năm 2012.
1. Ban lãnh đạo công ty:
- Giám đốc:

Đào Công Thảo

- Phó giám đốc: Vũ Đình Trọng
- Phó giám đốc: Phạm Hoa Cương
2. Bộ máy giúp việc:
- Ban Tổng hợp
- Ban Kế hoạch - Kỹ thuật
- Phòng Công nghệ xử lý ô nhiễm
- Phòng Dịch vụ Môi trường

- Phòng Quan trắc và Dữ liệu Môi trường
- Phòng Thí nghiệm Môi trường

5


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp:

Phòng

I.

Thí nghiệm

Nhân sự
1. Đội ngũ cán bộ chuyên môn:
TT

Chuyên môn chính

Số lượng

1

Kỹ sư Kỹ thuật và Công nghệ môi trường


19

2

Thạc sỹ, Cử nhân Khoa học môi trường

15

3

Kỹ sư Thủy văn môi trường

02

4

Kỹ sư Hóa học

04

5

Kỹ sư Mỏ địa chất

02

6

Kỹ sư Nông nghiệp


02

7

Cử nhân Tài chính - Kế toán

02

Tổng

46

2. Đội ngũ chuyên gia cố vấn:
6


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3
TT

1

2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Họ tên, nơi công tác

Lĩnh vực nghiên cứu

PGS.TS Hoàng Xuân Cơ


- Khí hậu, khí tượng;

Chủ nhiệm bộ môn Sinh thái Môi trường

- Đánh giá tác động môi trường;

Phó phòng Khoa học

- Kinh tế môi trường;

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Mô hình hóa môi trường.

PGS.TS Lưu Đức Hải

- Địa chất môi trường;

Chủ nhiệm Khoa Môi trường

- Quy hoạch môi trường;

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Quản lý môi trường trong khai thác
khoáng sản.

Phó chủ tịch Hội Kinh tế môi trường
PGS.TS Vũ Quyết Thắng

3

- Quản lý và bảo vệ chất lượng môi
trường nước, các hệ sinh thái đất ngập
nước;

Giảng viên Khoa Môi trường
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Môi trường đô thị.

PGS.TS Phạm Bình Quyền

4

Giảng viên Khoa Sinh học

- Côn trùng hại cây trồng và biện pháp
phòng trừ;

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- Sinh học môi trường;

Phó viện trưởng Viện Môi trường và Phát - Môi trường nông thôn Việt Nam;
triển bền vững; Tổng thư kỹ Hội bảo vệ - Đa dạng sinh học.
Thiên nhiên Việt Nam.

7



Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

III. Một số dự án đang thực hiện
Các dự án trong lĩnh vực Môi trường
TT

Thời gian
thực hiện

Tên dự án

Đối tác

Các dự án về quan trắc, giám sát môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu
môi trường
1

2

3

Lập báo cáo giám sát môi trường bệnh viện
Năm 2014
đa khoa huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Năm 2014
Hà Giang

Ứng dụng Webgis để xây dựng cơ sở dữ
Năm 2014
liệu về môi trường của tỉnh Hà Giang

Bệnh viện đa
khoa Huyện
Thanh Ba
Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hà Giang
Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hà Giang
Sở Tài nguyên
và Môi trường
Khánh Hòa

4

Xây dựng hệ thống thông tin Môi trường
Năm 2014
phục vụ Lãnh đạo và Cộng đồng

I

Các dự án đánh giá tác động môi trường

1

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án cải tạo, nâng cấp nhà khám bệnh Năm 2014
Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Ba

Bệnh viện đa
khoa
huyện
Thanh Ba

2

Lập báo cáo đánh giá tác động MT dự án
cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước Năm 2014
hồ Phú Hòa

Công ty TNHH
tư vấn Xây dựng
và Phát triển HT

3

Lập báo cáo đánh giá tác động MT dự án
Đâu tư xây dựng đường Điện Biên Phủ (nối Năm 2014
dài)

Công ty TNHH
tư vấn Xây dựng
và Phát triển HT

Các dự án quy hoạch bảo vệ môi trường


8


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

Xây dựng quy hoạch hạ tầng bảo vệ môi
trường phù hợp với quy hoạch phát triển
Năm 2015
kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Nghệ An đến năm 2020

BQL Chương
trình SEMLA
Nghệ An – Số
31 Quang Trung
- Vinh - Nghệ
An

2

Điều tra, đánh giá và đề xuất xây dựng mạng
lưới thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Năm 2015
Hà Giang, thí điểm tại khu vực các huyện
Bắc Quang, Vị Xuyên


Sở Tài nguyên
và Môi trường
tỉnh Hà Giang

I

Các dự án về Biến đổi khí hậu

1

Điều tra, đánh giá thực trạng suy thoái đất
trên địa bàn tỉnh và xây dựng biện pháp Năm 2014
phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu

V

Các dự án tư vấn, thiết kế, đầu tư và xây dựng các công trình xử lý môi
trường

1

Nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải và
chất thải rắn bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Năm 2014
Quảng Bình

Sở Tài nguyên
và Môi trường
tỉnh Quảng Trị

2


Dự án Xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất
thải rắn tổng hợp, áp dụng cho một số làng Năm 2015
nghề

Tổng công ty
Tài nguyên và
Môi trường Việt
Nam

I

Các dự án tư vấn đầu tư thiết bị quan trắc môi trường

1

Xây dựng bộ đơn giá sản phẩm quan trắc và
Năm 2015
phân tích môi trường tỉnh Hà Giang

Sở Tài nguyên
và Môi trường
tỉnh Hà Giang

Chi cục bảo vệ
Môi trường tỉnh
Hà Giang

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP


9


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. 1. Nghiên cứu các văn bản pháp lý của nhà nước đối với công tác quản lý
chất thải rắn
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

-

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

-

Quyết định số 170/QĐ -TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025;

-

Quyết định 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến 2025, tầm nhìn 2025;

-


Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 cua Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

-

Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế
ưu đãi và hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về Quản lý chất thải nguy hại,

-

Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2020;

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại;

-

Thông tư số 17/2011/TT-BTNMT ngày 8/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quy trình thành lập bản đồ môi trường;


-

Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định xây dựng Báo cáo Môi trường Quốc gia, Báo cáo tình
hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo Hiện trạng môi trường cấp
tỉnh;

-

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban
hành quy chế quản lý chất thải y tế;

-

Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050;
10


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020;


-

Các bộ tiêu chuẩn: TCXDVN 261-2001 bãi chôn lấp chất thải rắn tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 320-2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại;

-

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh khóa XV; các văn bản của UBND tỉnh Hà Giang về Quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang;

-

Văn bản số 1575/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đồ án
Quy hoạch CTR vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2025.
Hiện nay các văn bản đã quy định đây đủ tạo điều kiện cho công tác quản lý

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bắc Quang
2.2.1. Điều kiên tự nhiên

-

Vị trí địa lý

Huyện Bắc Quang thuộc phía Nam của tỉnh Hà Giang. Phía Đông giáp huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, phía Tây
giáp huyện Quang Bình, phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên. Với diện tích 109.873,69 ha
bao gồm 2 thị trấn và 21 xã.
-

Đặc điểm địa mạo


Địa mạo núi thấp, đồi cao
-

Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng
22 - 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.000 - 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một
trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 - 200
ngày/năm.
-

Nhiệt độ

Mùa đông: Khí hậu lạnh, khô hanh, từ tháng 12 đến tháng 2. Lạnh nhất từ
tháng 12 đến 15 tháng 1 của năm sau, nhiệt độ trung bình 13oC ÷ 15oC, nhiệt độ xuống
thấp nhất 4oC ÷ 5oC.
Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung
bình 27oC ÷ 28oC, nhiệt độ cao nhất 39oC
-

Độ ẩm

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không
lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất
11


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%. Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa mưa và mùa
khô không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5 /
10, cuối mùa đông lên tới 8 – 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng,
tháng nhiều nhất là 181 giờ, tháng ít nhất chỉ có 74 giờ).
-

Lượng mưa

Trên địa bàn tỉnh Bắc Quang lượng mưa hàng năm khoảng hơn 4.000mm, là
một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất huyện Bắc Quang được chia thành 5 nhóm đất chính là nhóm
đất phù sa, nhóm đất Gley, nhóm đất than bùn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ. Nhìn
chung đất đai tương đối màu mỡ và phù hợp đề phát triển ngành nông - lâm nghiệp,
nhóm đất ít có khả năng sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông
Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe núi,
ao, hồ khác. Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc
khai thác và sử dụng nguồn nước mặt cũng có nhiều hạn chế. Nhìn chung, tài nguyên
nước của huyện khá dồi dào nhưng do địa hình dốc nên việc khai thác phục vụ sinh
hoạt và sản xuất khó khăn nhưng khá thuận lợi cho đầu tư khai thác thủy điện
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Bắc Quang không có tài nguyên
khoáng sản nào có trữ lượng lớn. Hiện nay cơ bản mới chỉ thực hiện khai thác vàng sa
khoáng, đá vôi, cát sỏi xây dựng ở quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ; trong tương
lai có thể khai thác cao lanh, mangan theo phương pháp công nghiệp.
2.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội
-


Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2013, dân số của huyện Bắc Quang có 109.179
người với tổng số hộ là 25.955 hộ, tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đồng đều
trên địa bàn huyện; Toàn huyện Bắc Quang có khoảng 19 dân tộc sinh sống, trong đó
chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng; các dân tộc khác
có khoảng 3.890 người, chiếm 3,68 % dân số toàn huyện.
Dân số của huyện tập trung nhiều nhất ở thị trấn Việt Quang (13.186 người) và
các xã Hùng An (7.994 người), Quang Minh (9.185 người). Tốc độ tăng dân số tự
nhiên của Bắc Quang năm 2013 là 1,45 %, giảm 0,05 % so với năm 2011. Năm 2013
dân số nông thôn của huyện có 92.374 người, chiếm 84,39 % dân số toàn huyện, cư trú
12


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

ở 207 thôn, xóm và các điểm dân cư. Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức
độ ổn định 1,35 %. Tỷ lệ dân cư nông thôn cao, dân trí của người dân còn thấp, cuộc
sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
-

Lao động

Bắc Quang là một huyện có lực lượng lao động dồi dào với 46.642 lao động,
chiếm 44,38% dân số. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các
ngành sản xuất phát triển, nhưng số lao động có trình độ còn ít (lao động được đào tạo
nghề ngắn hạn chiếm 5,34%) gây khó khăn cho các cấp lãnh đạo của địa phương trong
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.


- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
+ Nông nghiệp:
Là huyện miền núi đất đai rộng, khí hậu ôn hoà thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp đa dạng và mang tính sản xuất hàng hoá lớn, cho phép huyện có thể
phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc lấy thịt. Theo niên giám thống
kê 2013, huyện Bắc Quang đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 57.894,5
tấn (tăng 1.521 tấn so với năm 2012). Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 17.163,1
(tăng 619,9 ha so với năm trước). Trong đó cây lúa 8.296,4 ha, năng suất bình quân đạt
56,91 tạ/ha, sản lượng 47.216,2 tấn (tăng 573,2 tấn so với năm 2012). Cây ngô 2.930,6
ha, năng xuất bình quân đạt 36,4 tạ/ha, sản lượng 10.678,3 tấn (tăng 947,7 tấn so với
năm 2012).
+ Lâm nghiệp
Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, diện tích rừng hiện có của huyện là
70.878,5ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ
yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy.
+ Chăn nuôi thú y
Theo niên giám thống kê 2013, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có: Trâu: 21.448
con, bò: 362 con, lợn: 81.995 con, ngựa: 42 con, dê: 11.954 con, gia cầm: 870,4 nghìn
con.
Tổng sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng là 564,6 tấn; sản lượng thịt bò hơi
xuất chuồng 30,4 tấn; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng: 3.790 tấn.
+ Thủy sản
Nằm trong khu vực phát triển kinh tế nhất của tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Quang
đang tranh thủ mọi thời cơ, tận dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hội nhằm duy trì và
13


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. iện nay, nhân dân trong huyện đã tận dụng được
các khe, lạch, đầm lầy để cải tạo thành các khu nuôi trồng thuỷ sản với giá trị kinh tế,
mỗi năm sản lượng thuỷ sản đạt gần 1000 tấn. Nhiều địa phương trong xã đã mạnh dạn
đưa con giống mới vào nuôi trồng thử nghiệm và đã cho hiệu quả kinh tế cao như:
Nuôi cá trắm đen ở xã Vô Điếm, nuôi cá Chiên theo lồng tại thị trấn Vĩnh Tuy, nuôi
tôm ở xã Quang Minh...

2. 3. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn trong khu vực
Kết quả tổng hợp thông tin từ các (bao nhiêu) phiếu điều tra do cơ sở thực tập
cung cấp về cho thấy hiện trạng phát sinh CTR trong khu vực nghiên cứu như sau:
A, Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn: Điều tra, tính toán của Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao công nghệ môi
trường 2 năm 2015
Tổng thải lượng CTR sinh hoạt trên địa huyện Bắc Quang là 30.608,75kg/ngày.
B, Chất thải rắn công nghiệp

Bảng 2.1. Thải lượng CTR công nghiệp của các cơ sở nằm ngoài KCN
trên địa bàn huyện Bắc Quang
TT

Huyện Bắc Quang

Loại hình sản xuất công nghiệp

(kg/ngày)

1


Chế biến lâm sản

269,5

2

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

26

3

Xây dựng

280

4

Loại hình KD, SX khác

3,5

5

Chế biến chè và nông sản

151,35

Tổng


730,35

Nguồn: Điều tra, tính toán của Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao công nghệ môi
trường 2 năm 2015
C, Chất thải rắn nông nghiệp
Có thể thấy trên địa bàn huyện Bắc Quang CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu
từ các nguồn sau: vỏ bao bì phân bón, hóa chất; rơm rạ; phân gia súc, gia cầm.... Tổng
14


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thải lượng CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang là332.820,86 tấn.Các chất
thải như phân bón và thân cây, rơm rạ chiếm khối lượng lớn tuy nhiên có thể tận dụng,
các loại bao bì phân bón, hóa chất với khối lượng phát thải nhỏ nhưng không thể tái sử
dụng, nguồn phát sinh phân tán, khó thu gom và xử lý triệt để nhất là bao bì thuốc bảo
vệ thực vật. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn hầu như chưa có hệ thống thu gom
xử lý CTR. CTR phát sinh trên địa bàn nông thôn chủ yếu được tái sử dụng một phần
như: rơm rạ, phân chuồng….còn chủ yếu CTR được đổ thải ở vườn nhà, cống rãnh,
kênh, mương, trên cánh đồng… gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
D, chất thải rắn làng nghề
Trên địa bàn huyện Bắc Quang có 7 các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản
xuất thấp và công nghệ còn chưa phát triển. Trong đó ngành nghề sản xuất chủ yếu
bao gồm sản xuất chè, giấy, mây tre đan. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh từ
các làng nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang là 163,23 kg/ngày.
CTR làng nghề ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về thành
phần do đó cần có cơ chế quản lý thích hợp đối với các loại chất thải rắn phát sinh từ

các làng nghề.

Bảng 2.. Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang
Tổng KG
CTR
(kg/ngày)

CTR SH

CTR SX

(kg/ngày)

(kg/ngày)

STT

Làng nghề

Số hộ
SX

1

Làng nghề chế biến chè Tân
Long

38

101,8


92,5

9,3

2

Làng nghề sản xuất chè Tân
Thành

35

97,6

88,8

8,9

3

Làng nghề sản xuất chè Tân Lập

35

78,4

71,3

7,1


4

Làng nghề sản xuất chè Tân An

9

141,8

91,8

50

5

Làng nghề giấy Thanh Sơn

106

167,1

133

34,1

6

Làng nghề đan lát thôn Khiềm

42


135,1

71,5

63,6

7

Hợp tác xã mây tre đan Việt
Quang

8

35

15

20

15


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(Nguồn: Chương trình điều tra, khảo sát của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công
nghệ môi trường 2, năm 2015)
E, Chất thải rắn y tế
Toàn huyện Bắc Quang hiện có 24 cơ sở y tế cấp xã, 1 cơ sở y tế cấp

huyện.Thải lượng CTR Y tế phát sinh từ bệnh viện huyện Bắc Quang là 90kg/tháng
tương đương 5,14 kg/giường/năm chiếm 1,47% tổng lượng phát sinh CTR loại này
trên toàn tỉnh.Thải lượng CTR y tế phát sinh từ các cơ sở y tế cấp xã năm 201 3 trên
địa bàn huyện Bắc Quang là 9,91kg/ngày tương đương 31,73kg/giường/năm; tổng
khối lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế cấp xã là: 62.414kg. Trong đó, lượng rác y
tế nguy hại phát sinh: 13.034 kg/ngày; lượng CTR sinh hoạt: 39,14 kg/ngày; lượng
CTR tái chế là 10,24 kg/ngày.

(Nguồn: Thu thập từ quá trình điều tra của Xí nghiệp Xây dựng và Chuyển giao công
nghệ môi trường 2)
Như vây, theo báo cáo điều tra:
Tổng khối lượng CTR thu gom trên địa bàn huyện Bắc Quang là 9,2 tấn/ngày,
trong đó Trung tâm dịch vụ vệ sinh và môi trường huyện Bắc Quang thu gom 7,6
tấn/ngày. Tổng khối lượng CTR được thu gom bởi các đội dịch vụ cấp xã trên địa bàn
huyện Bắc Quang là 1,6 tấn/ngày.
Tổng số nhân lực của các đội thu gom trên địa bàn huyên Bắc Quang là 70
người. Trong đó: tổng số nhân lực của các đội thu gom cấp xã là 6 người, tổng số nhân
lực của đội thu gom cấp huyện là 60 người. 100% không thực hiện thu gom riêng biệt
các loại CTR.
Về trang thiết bị: 100% các đội thu gom cấp xã, huyện sử dụng xe đẩy tay. 4
đội dịch vụ cấp xã xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp còn lại 1 đội dịch vụ
cấp xã xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Hiệu suất thu gom của
các đội thu gom cấp xã đạt 80%. Hiệu suất thu gom của Trung tâm dịch vụ Vệ sinh và
Môi trường huyện Bắc Quang là 85%.
Nhìn chung các đội vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Bắc Quang hiện hoạt
động khá hiệu quả, các đội dịch vụ, thu gom tại các xã phát triển và hoạt động dựa trên
nhu cầu thực tế của người dân cũng từng bước đáp ứng được nhu cầu thu gom của một
bộ phận người dân khu vực trung tâm các xã, thị trấn tuy nhiên hoạt động thu gom mới
chỉ dừng ở mức độ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư chứ chưa được phát triển
16



Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

và quản lý theo hệ thống, quy mô thu gom còn hẹp, hiện chỉ tập trung tại khu vực
trung tâm một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện

2. 4. Dự báo xu hướng phát sinh chất thải rắn trong khu vực
A, Cơ sơ khoa học
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều phương pháp dự báo
CTR.Trong đó, có 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất gồm:
-

Phương pháp dự báo số lượng và thành phần CTR theo “tốc độ phát
thải” trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Phương pháp này dựa vào các
yếu tố như: Dân số và tốc độ gia tăng dân số, các điều kiện kinh tế - xã
hội (cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế…) và phong tục tập quán trong
việc sử dụng hàng hóa.

-

Phương pháp hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai: Là phương pháp hồi
cứu các số liệu về trạng thái, số lượng và thành phần chất thải và xu thế
diễn biến môi trường của giai đoạn quá khứ trên cơ sở số liệu đã quan
trắc từ nhiều năm liên tục (ít nhất trong vòng 5 năm).

-


Phương pháp so sánh tương đồng: Dự báo lượng CTR phát sinh trong
tương lai bằng cách so sánh tương tự là phương pháp đơn giản nhất và vì
vậy kết quả dự báo theo phương pháp này có độ tin cậy thấp nhất.

Để dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Bắc Quang, đơn vị tư vấn sử
dụng Phương pháp dự báo số lượng và thành phần CTR theo “tốc độ phát thải” trên
cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Các kết quả dự báo được thể hiện dưới đây:
B, Kết quả
-

Chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 2.1. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 trên địa bàn
huyện Bắc Quang

Năm

Dự báo
dân số
toàn
huyện

Dự báo
dân số
thành
thị

Dự báo
dân số
nông thôn


Dự báo
khối lượng
CTR phát
sinh khu
vực thành
thị

-

Đơn
vị

(người)

(người)

(người)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

(tấn/ngày)

1

2015

111.903


17.224

94.679

7,75

25,56

33,31

T
T

17

Dự báo
khối lượng
CTR phát
sinh khu
vực nông
thôn

Tổng khối
lượng CTR
phát sinh


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

2016

113.291

17.438

95.853

7,85

25,88

33,73

3

2017

114.696

17.654

97.042

7,94


26,20

34,15

4

2018

116.118

17.873

98.245

8,04

26,53

34,57

5

2019

117.558

18.095

99.463


8,14

26,86

35,00

6

2020

119.016

18.319

100.697

8,24

27,19

35,43

Nguồn: Số liệu tính toán của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi
trường 2, năm 2015
Từ số liệu các bảng trên cho thấy thải lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn huyện Bắc Quang ước tính đến năm 2020 là 35,43 tấn/ngày.
-

Chất thải rắn công nghiệp
Bảng 2.2. Dự báo chất thải rắn công nghiệp phát sinh


năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thải lượng
CTRCN đến
năm
2020
(tấn)

411,95

492,28

588,27

702,98

840,06


1003,87

Nguồn: Số liệu tính toán của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi
trường 2,năm 2015
Như vậy dự báo tổng lượng CTR công nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang
đến năm 2020 là 1.003,87 tấn trong đó có 200,774 tấn CTRCN nguy hại.
-

Chất thải rắn nông nghiệp
Bảng 2.3. Dự báo chất thải rắn nông nghiệp
Năm

Dự báo thải lượng vỏ bao bì phân bón hóa học các năm (tấn)

Nguồn

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thải lượng vỏ bao

bì phân bón hóa
học các năm (tấn)

0,534

0,563

0,594

0,627

0,661

0,697

93,57

98,72

104,15

109,88

115,92

122,3

0,534

0,563


0,594

0,627

0,661

0,697

Thải lượng rơm rạ
(nghìn tấn)
Thải lượng vỏ bao
bì phân bón hóa

18


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

học các năm (tấn)
CTR từ chăn nuôi
gia súc (nghìn tấn)

276,87

292,1

308,17


325,12

343,00

361,87

(Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao
công nghệ môi trường 2 năm 2015)
Từ giá trị ước tính ở bảng trên cho thấy thải lượng bao bì phân bón hóa học các
loại phát sinh trong quá trình trồng cây lương thực có hạt năm 2020 trên địa bàn huyện
Bắc Quang là 0,697 tấn; thải lượng bao bì hóa chất BVTV các loại phát sinh trong quá
trình sản xuất nông nghiệp là 0,277 tấn; lượng rơm rạ phát sinh trong trình trồng lúa
năm 2020 là 122,3 tấn; trong quá trình chăn nuôi gia súc năm là 361,87nghìn tấn.
-

Chất thải rắn làng nghề

Bảng 2.4. Dự báo lượng CTR phát sinh từ quá trình sản xuất và chế biến tại các làng
nghề trên địa bàn huyện Bắc Quang 2020
Địa bàn
Huyện
Bắc
Quang

N0

m1

N1


(tấn)

(%)

59,58

5

(tấn)

m2
(%)

83,84

10

N2
(tấn)

m3
(%)

116,1

15

N3


N4

(tấn)

m4
(%)

(tấn)

158,48

20

213,49

Nguồn: Số liệu tính toán của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi
trường 2, năm 2015
Như vậy, với các kịch bản phát triển kinh tế làng nghề khác nhau, thì thải lượng
CTR làng nghề phát sinh đến năm 2020 trên địa bàn huyện như sau:
Với tốc độ tăng trưởng trung bình của làng nghề đến năm 2020 là 5% thì thải lượng
CTR làng nghề phát sinh đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bắc Quang là 83,84 tấn .
Với tốc độ tăng trưởng trung bình của làng nghề đến năm 2020 là 20% thì thải lượng
CTR làng nghề phát sinh đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bắc Quang là 213,49 tấn.
-

Chất thải rắn y tế

19



Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.5. Dự báo khối lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế cấp xã trên địa bàn
huyện Bắc Quang đến năm 2020
Năm
Nguồn

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Khối lượng CTRYT phát sinh tại 3689,3 3763,1 3838,3 3915,15
3993,46 4073,329
các cơ sở y tế cấp xã(kg/năm)
4
27
89
7

khối lượng CTRYT phát sinh tại

1123,6 1146,1 1169,02 1192,40
1101,6
1216,255
các cơ sở y tế cấp huyện (kg/năm)
32
05
7
7

(Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công
nghệ môi trường 2 năm 2015)
Như vậy, theo tính toán thì dự báo thải lượng phát sinh CTRYT tại huyện Bắc
Quang năm 2020 như sau:
+ Cơ sở y tế cấp huyện trên địa bàn huyện Bắc Quang: 1.216,255 kg.
+ Các cơ sở y tế cấp xã là 4073,329 kg.
Kết luận:
Các kết quả về chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 đã được dự báo đầy đủ để
thực hiện quá trình tính toán và vạch tuyến thu gom.
2.5. Đề xuất mạng lưới thu gom CTR hiệu quả trong khu vực nghiên cứu
2.5.1. Tính toán lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư
Lượng CTR thu gom trên địa bàn huyện Bắc Quang sẽ được tính đến năm 2020
và giả thiết tỷ lệ gia tăng dân số các năm là như nhau và lấy tỷ lệ gia tăng dân số của
năm 2014 làm cơ sở tính toán. Lượng rác công nghiệp, y tế và rác thải làng nghề được
sử dụng lượng phát thải của năm 2014 làm cơ sở tính toán. Đối với rác thải nông
nghiệp do điều kiện của địa phương chưa cho phép lên không tiến hành thu gom đối
với loại rác này. Tỷ lệ thu gom được lấy theo quy hoạch chất thải rắn vùng tỉnh Hà

20



Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Giang đến năm 2025. Lượng rác phát sinh trên địa bàn huyện Bắc Quang tính đến năm
2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Tỷ
lệ
thu
gom
(%)

Lượng
rác thu
gom

T
T

Địađiểm

Tuyến thu gom

Rác phát
sinh
(kg/ngày
)

1


Đồng Yên

Thu về trạm trung chuyển
Vĩnh Tuy

2.097,49

60

1.258,4
9

2

Vĩnh Hảo

Thu về trạm trung chuyển
Vĩnh Tuy

1.449,25

60

869,55

3

Tiên Kiều


Thu về trạm trung chuyển
Vĩnh Tuy

1.063,02

60

637,81

4

Đông Thành

Thu về trạm trung chuyển
Vĩnh Tuy

707,40

60

424,44

5

Vĩnh Phúc

Thu về trạm trung chuyển
Vĩnh Tuy

2.185,21


60

1.311,1
3

6

TT Vĩnh Tuy

Thu về khu XL Việt Quang

1.714,79

80

1.371,8
3

7

Hùng An

Thu về cầu thủy Việt
Quang

2.546,42

60


1.527,8
5

8

Việt Hồng

Thu về cầu thủy Việt
Quang

680,03

60

408,02

9

Quang Minh

Thu về cầu thủy Việt
Quang

2.764,85

60

1.658,9
1


10

Việt Vinh

Thu về cầu thủy Việt
Quang

1.500,77

60

900,46

11

TT Việt
Quang

Thu từ các trạm và các xã
lân cận

6.341,52

80

5.073,2
2

12


Bằng Hành

VC về Trạm Trung chuyển
thôn Minh Khai

1.318,84

60

791,30

13

Hữu Sản

VC về Trạm Trung chuyển
thôn Minh Khai

871,97

60

523,18

14

Đức Xuân

VC về Trạm Trung chuyển
thôn Minh Khai


661,78

60

397,07

21

Tổng
lượng
rác từng
trạm

5873,25
4

9568,46


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tỷ
lệ
thu
gom
(%)

Lượng

rác thu
gom

T
T

Địađiểm

Tuyến thu gom

Rác phát
sinh
(kg/ngày
)

15

Vô Điếm

VC về Trạm Trung chuyển
thôn Minh Khai

1.613,22

60

967,93

16


Liên Hiệp

VC về Trạm Trung chuyển
thôn Minh Khai

1.120,72

60

672,43

17

Kim Ngọc

Thu về khu XL Việt Quang

1.217,57

80

974,06

18

Tân Lập

Thu về TrạmTân Quang

677,67


60

406,60

19

Tân Thành

Thu về TrạmTân Quang

974,71

60

584,82

20

Đồng Tâm

Thu về TrạmTân Quang

1.357,70

60

814,62

21


Tân Quang

Thu về khu XL Việt Quang

1.371,24

80

1.096,9
9

22

Thượng Bình

Tự xử lý

534,60

60

320,76

23

Đồng Tiến

Tự xử lý


592,30

60

355,38

Tổng
lượng
rác từng
trạm

3351,91
5

2903,03
8

2.5.2. Xây dựng mạng lưới thu gom
Từ kết quả đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội, phát sinh CTR và dự báo xu
hướng phát sinh CTR trong khu vực nghiên cứu.Kết hợp với các dữ liệu hệ thống
thông tin địa lý (GIS) của khu vực. Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng lưới thu gom
CTR trong khu vực như sau:

T
T

KH

Tên bãi
chôn lấp


1

TK01

Điểm tập
kết thôn
Bưa

2

TK17

Điểm tập
thôn Vĩnh
kết rác, thôn Chúa, xã Vĩnh
Vĩnh Chúa
Phúc

Chiề
u dài
tuyến
(km)

Khối
lượng
rác
trên
tuần
(tấn)


Ngày
Vận
chuyể
n

Địađiểm

Đặc điểm

thôn Bưa, xã
Đồng Yên

Thu về trạm
trung chuyển
Vĩnh Tuy

24,5

8,81

2,5

Thu về trạm
trung chuyển
Vĩnh Tuy

20,5

9,18


2,5

22


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Chiề
u dài
tuyến
(km)

Khối
lượng
rác
trên
tuần
(tấn)

Ngày
Vận
chuyể
n

T
T

KH


3

TK02

Điểm tập
kết thôn
Ba Luồng

thôn Ba Luồng,
xã Vĩnh Hảo

Thu về trạm
trung chuyển
Vĩnh Tuy

0,5

6,09

3,6

4

TK03

Điểm tập
kết thôn
Kim

thôn Kim, Tiên

Kiều

Thu về trạm
trung chuyển
Vĩnh Tuy

7

4,46

3,6

TK16

Điểm tập
thôn Đông
Thu về trạm
kết rác, thôn Thành, xã Đông trung chuyển
Đông Thành Thành
Vĩnh Tuy

12,5

2,97

3,6

TR03

Trạm trung

chuyển thị
trẫn Vĩnh
Tuy

TT Vĩnh Tuy

Thu về khu XL
Việt Quang

23,5

41,11

4,7

7

TK04

Điểm tập
kết Kim
Bàn

thôn Kim Bàn,
TT Hùng An

Thu về cầu thủy
Việt Quang

17


10,69

2,5

8

TK05

Điểm tập
kết Thành
Tâm

thôn Thành
Tâm, xã Việt
Hồng

Thu về cầu thủy
Việt Quang

9

2,86

2,5

9

TK06


Điểm tập
kết Bế
Triều

thôn Bế Triều,
xã Quang Minh

Thu về cầu thủy
Việt Quang

13,5

11,61

3,6

10

TK07

Điểm tập
kết thôn
Linh

thôn Linh, xã
Việt Vinh

Thu về cầu thủy
Việt Quang


8

6,30

3,6

11

KXL0
1

Khu xử lý
Cầu Thủy

thôn Cầu Thủy,
TT Việt Quang

12

TK11

Điểm tập
kết thôn
Chu
Thượng

thôn Chu
Thu về
Thượng, xã Tân
TrạmTân Quang

Lập

13

TK12

Điểm tập
thôn Nậm Mu,
kết rác, thôn
xã Tân Thành
Nậm Mu

5

6

Tên bãi
chôn lấp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Địađiểm

Đặc điểm

35,51

Thu về
TrạmTân Quang


23

10,5

2,85

2,5

8,5

4,09

2,5


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Đặc điểm

Chiề
u dài
tuyến
(km)

Khối
lượng
rác
trên
tuần
(tấn)


Ngày
Vận
chuyể
n

T
T

KH

14

TK13

Điểm tập
thôn Pha, xã
kết rác, thôn
Đồng Tâm
Pha

Thu về
TrạmTân Quang

15

5,70

3,6


TR02

Trạm trung
chuyển thị
trấn Tân
Quang

xã Tân Quang

Thu về khu XL
Việt Quang

17

20,32

4,7

TK10

Điểm tập
kết thôn
Xuân
Đường

thôn Xuân
Đường, xã Đức
Xuân

VC về Trạm

Trung chuyển
thôn Minh Khai

22,5

2,78

2,5

TK09

Điểm tập
kết thôn
Quyết
Thắng

thôn Quyết
Thắng, xã Hữu
Sản

VC về Trạm
Trung chuyển
thôn Minh Khai

18

3,66

2,5


18

TK15

Điểm tập
thôn Trung
kết rác, thôn Tâm, xã Liên
Trung Tâm Hiệp

VC về Trạm
Trung chuyển
thôn Minh Khai

16,5

4,71

2,5

19

TK08

Điểm tập
kết thôn
Chang

thôn Trang, xã
Bằng Hành


VC về Trạm
Trung chuyển
thôn Minh Khai

8,5

5,54

3,6

20

TK14

Điểm tập
thôn Dung, xã
kết rác, thôn
Vô Điếm
Dung

VC về Trạm
Trung chuyển
thôn Minh Khai

7,5

6,78

3,6


TR01

Trạm trung
chuyển
thôn Minh
Khai

thôn Minh
Khai, xã Kim
Ngọc

Thu về khu XL
Việt Quang

21

16,69

4,7

BR01

Bãi chôn
lấp thôn
Nậm Pậu

thôn Nậm Pậu,
xã Thượng
Bình


Tự xử lý

2,25

2,5

BR02

Bãi chôn
lấp thôn
Chàm

thôn Chàm, xã
Đồng Tiến

Tự xử lý

2,49

2,5

15

16

17

21

22


23

Tên bãi
chôn lấp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Địađiểm

(Bản đồ chi tiết xem phần phụ lục)
24


Trần Thu Thủy –Lớp DH2CM3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Quá trình thực tập đã đạt được những kết quả sau:
- Đã nghiên cứu các bản pháp lý
- Đã đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực
- Đã đánh giá được hiện trạng phát sinh CTR
- Đã dự báo được xu hướng phát sinh CTR
- Đã đề xuất mạng lưới thu gom phù hợp với thực tiễn địa phương cũng như
các tính toán, dự báo liên quan đến CTR trong khu vực.
Ngoài ra, trong quá trình thực tập đã giúp em:
- Rèn luyện được các kỹ năng chuyên môn cần thiết: tìm, đọc tài liệu, nghiên

cứu khoa học, làm việc thực tế.
- Rèn luyện cho sinh viên ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm trong công việc,
tinh thần tập thể, nâng cao và bổ sung kiến thức đã được học trong nhà
trường.
- Rèn luyện tư tưởng đạo đức nghề nghiệp, ý thức làm việc trong công ty sau
khi tốt nghiệp đại học.

25


×