Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hợp đồng hoán đổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.17 KB, 2 trang )

Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh
(derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những
dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất
định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi
ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích
đầu cơ.
Ví dụ: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản đầu tư $100,000 với lãi
suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ
khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình,
trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu
nó.
Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là
một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như
là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác
định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ
hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán... mỗi loại SWAP có một
đặc điểm riêng.
Swap tiền tệ (Currency swap)

Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được
hoán đổi ngược trở lại như ban đầu.
Về cơ bản swap tiền tệ tương tự như swap lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là swap tiền tệ được thực hiện giữa hai
đồng tiền khác nhau còn swap lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong swap lãi suất,
khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa
của hợp đồng, thì trong swap tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu swap và
lúc kết thúc swap.
Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn.


Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một
khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu
thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì
hạn.
Hợp đồng swap tiền tệ giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn.
Ví dụ: công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu CHF ( viết tắt đồng Franc Thuỵ Sĩ) sang Thuỵ
Sĩ, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Thuỵ Sĩ đang có một lượng vốn bằng CHF, muốn đa
dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần tìm những công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với
mức lợi suất thấp hơn các nhà đầu tư Mỹ(8%). Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu CHF, tuy nhiên hoạt
động chủ yếu của nó là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền
tệ với ngân hàng First Bank London(FBL). Hợp đồng này gần giống như X cho FBL vay 100tr CHF còn FBL cho X
vay số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100tr CHF ra USD theo tỉ giá thị trường, nhận tiền lãi như tiền lãi của
một khoản tiền gửi bằng CHF vào cùng ngày mà họ phải thanh toán cho các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, đồng thời phải trả
lãi cho khoản tiền chuyển đổi tương đương bằng USD. Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận lại
100tr CHF, FBL nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng thời gian 6 tháng, công ty X đã huy
động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn huy động từ các nhà đầu tư Mỹ.
Để tính toán giá trị của hợp đồng SWAP người ta cũng sử dụng kĩ thuật chiết khấu dòng tiền về thời điểm hiện tại
như các hợp đồng SWAP khác. Nhìn chung khi bắt đầu tiến hành nghiệp vụ SWAP, giá trị hiện tại thuần (Net present
value = PVA - PVB) của hợp đồng SWAP bằng 0, tức là không bên nào có lợi hơn bên nào. Tuy nhiên do sự biến
động của một số nhân tố như lãi suất, tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ.
Swap lãi suất (Interest rate swap)

Hợp đồng swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một
bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương.
Dòng lãi suất là gì? Đó là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu tư. Đối với dòng lãi suất cố
định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi
thì không.
Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa (lãi suất) "cố định - biến đổi", nhưng cũng có khi là "biến động - biến
động". Về mặt lý thuyết thì loại thứ ba "cố định - cố định" cũng có thể thực hiện được, nhưng do toàn bộ dòng lãi suất
có thể xác định được ngay thời điểm kí hợp đồng swap nên chẳng có lý do gì mà hai bên lại tiến hành hoán đổi cho

nhau nếu các khoản đầu tư có chung đơn vị tiền tệ.
Ví dụ: A có một khoản gửi ngân hàng bằng USD, lãi suất 5%/năm, B sở hữu một số trái phiếu có giá trị tương
đương, trái tức 7%. Vậy nếu tiến hành swap thì đơn giản là A sẽ phải bù cho B 2%, và chẳng bên nào được lợi lộc
gì.
Swap lãi suất "cố định - biến động" thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế rủi ro trước biến động lãi
suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty
sẽ dễ dàng xác định các nhân tố ảnh hưởng hơn. Ở chiều swap ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định
của mình lấy lãi suất biến động, mà theo kì vọng của anh ta là có lợi hơn. Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để hiểu rõ
hơn:
Một hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B một tỉ lệ lãi suất bằng với lãi suất
LIBOR + 50 điểm(0.5%), để đổi lại bên B cho bên A hưởng một tỉ lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Lưu ý rằng, trên thực
tế không diễn ra việc chuyển giao số tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước (tưởng tượng). Đến
kì thanh toán, giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là 1.2%, do đó, sau
khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãi
suất swap. Như vậy trong trường hợp này, hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi
suất LIBOR mà lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi.
Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt động trong điều kiện giống nhau
thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng 0 (zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của
bên kia. Tuy nhiên, khi A và B hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác
nhau, thì vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi.
Ví dụ: A có khả năng vay tiền với lãi suất 12% hoặc LIBOR+2%, trong khi B có khả năng vay với lãi suất 10% hoặc
LIBOR+1%. Coi như đây là chi phí sử dụng vốn của 2 công ty, thì bằng lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy A có lợi
thế so sánh về lãi suất động còn B có lợi thế so sánh về lãi suất cố định. Vậy A nên vay vốn theo lãi suất biến động
LIBOR+2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10%, sau đó A và B có thể sử dụng hợp đồng SWAP để hoán đổi
lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi.
Tổng hợp

×