Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu KHÓ THỞ Ở TRẺ EM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.94 KB, 6 trang )

KHÓ THỞ Ở TRẺ EM
Trong các bệnh về hô hấp ở trẻ em thì khó thở thanh quản là một
trong những bệnh được đặt trong tình trạng cấp cứu. Hiện nay số trẻ
nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên, nhiều trường
hợp đến viện trong tình trạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công
tác điều trị. Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần
thiết đối với các bậc cha mẹ.
Các mức độ nguy hiểm của bệnh
Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít
thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện
các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng
ngực. Bên cạnh đó trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn
tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi
thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát sẽ thấy sụn
thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở
rộng.
Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ người ta chia ra 3
mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể
đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.
Trẻ khó thở có nguyên nhân thanh quản bị tổn thương:
Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi khóc, nói nhưng tiếng
ho có thể vẫn còn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển
hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít.
Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy
khóc nhiều.
Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông
ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít
thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái
kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.
Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành
tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc


muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có
triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn
nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay
vật vã...), tim mạch, da tái vã mồ hôi...
Trẻ cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt
Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi
chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu
trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật
khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải mở nội khí quản, thở
ôxy. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác
sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.
Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó
có những nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ
không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm
khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ và người
chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ
sinh. Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại
cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu
hiệu bất thường ở đường hô hấp nên đưa trẻ đi khám ở các chuyên
khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
TS. Đào Minh Tuấn
Virut, vi khuẩn là những thủ phạm gây bệnh
Trong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tính thường là do
những nguyên nhân như dị vật đường thở, đây là do trong quá trình
ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nào đó bị rơi vào thanh quản. Trường
hợp này rất hay gặp, nhất là khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung.
Viêm thanh quản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình
trạng này, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn (H.influenzae,
streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất là virut
cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut); Những trẻ bị còi xương và

nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc
phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch
hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan
trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.
Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanh quản, dị
dạng sụn thanh quản, (trong những trường hợp này trẻ sẽ có tiếng thở
rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹp thanh quản mạn tính (do hậu
quả của chấn thương hoặc hẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm
sinh...). Khó thở mạn tính còn do papillon thanh quản, đó là loại u
nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở
thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soi thanh quản.
Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống
www.khoe24.vn
Nguồn: SKDS
BỆNH VIÊM RUỘT THỪA Ở TRẺ EM
Ruột thừa là một cơ quan nhỏ như ngón tay dính với ruột già nằm ở
phía dưới bên phải của ổ bụng. Bên trong ruột thừa hình thành một
túi cùng thường mở ra vào ruột già. Khi hoạt động mở của chiếc túi
cùng này bị cản trở, ruột thừa sưng lên và có thể dễ bị nhiễm trùng
bởi vi khuẩn.
Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và
truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng, có thể dẫn đến
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa thường ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi
11-20. Phần lớn các ca bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10. Những
trẻ mà tiền sử gia đình có người bị viêm ruột thừa có thể tăng nguy
cơ mắc bệnh này, đặc biệt ở bé trai.
Điều quan trọng là phải biết cách nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh
này và phân biệt nó với bệnh đau dạ dày để trẻ được chăm sóc y tế
thích hợp.

Phải biết cách nhận ra các dấu
hiệu của viêm ruột thừa và
phân biệt nó với bệnh đau dạ
dày để trẻ được chăm sóc y tế
thích hợp.
Ảnh: Corbis
Không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Nhưng với các
phương pháp kiểm tra và xét nghiệm hiện đại hiện nay, cùng với
kháng sinh, hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột thừa có thể được
xác định và điều trị mà không gây biến chứng.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa: Các triệu chứng đặc trưng của
viêm ruột thừa thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, đau xung quanh rốn, và
có thể đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón...
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt vùng quanh rốn hay vùng bụng dưới
bên phải (cơn đau có thể bắt đầu xuất hiện rồi hết, sau đó trở thành
cơn đau kéo dài và đau nhói).
- Sốt nhẹ.
- Không muốn ăn.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Tiêu chảy (đặc biệt tiêu ít và có nước nhầy).
- Thường xuyên đi tiểu hoặc cảm thấy nặng bụng buộc phải đi tiểu.
- Bụng sưng hoặc trương lên, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Nếu viêm ruột thừa không được điều trị thì ruột thừa bị viêm có thể
vỡ trong vòng 24 đến 27 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất
hiện. Nếu ruột thừa bị vỡ, cơn đau ở trẻ có thể lan ra khắp vùng
bụng và trẻ có thể bị sốt rất cao.
Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế
gần nhất, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc cho trẻ ăn
hay uống thứ gì.
Bác sĩ Trần Quốc Ninh

Khỏe 24 (nguồn: SKDS)

×