BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH XUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THANH XUÂN
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÍ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực cố gắng của riêng bản
thân tôi, còn nhờ sự tận tình giúp đỡ của các cơ quan và của nhiều người, như:
PGS.TS Phùng Quý Nhâm, các giảng viên Trường ĐHSP TP. HCM, gia đình và
bạn bè...
Để tỏ lòng tri ân, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người.
Xin cám ơn PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài.
Xin
cám ơn các giảng viên thuộc tổ bộ môn Lý Luận Văn Học, khoa Ngữ
Văn và các cán bộ phòng KHCN – SĐH của Trường ĐHSP TP.HCM đã trang bị
kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn Sở Giáo dục Bình Thuận, Ban Giám hiệu cùng các cán bộ,
giáo viên Trường trung học phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo Bình Thuận đã
ưu ái tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn cũng như khoá học
này.
Xin
cảm ơn và tỏ lòng tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người trong gia đình
tôi, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ mọi khó khăn và luôn động viên tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng đó là lời cảm ơn chân thành gửi đến sự giúp đỡ và động viên từ
phía bạn bè.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thời kì đổi mới được đánh dấu bắt đầu từ năm 1986 và kéo dài đến tận ngày
nay. Song song cùng sự biến đổi của xã hội, văn học cũng có nhiều thay đổi. Thời
kì này, văn xuôi phát triển mạnh, có nhiều sự đổi mới. Trong cuốn Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã nhận xét về tình hình sáng tác
văn xuôi của thời kì này: “mở rộng đề tài và các phương thức tiếp cận, c
hấp nhận
cả lãng mạn, tượng trưng, huyền thoại, viễn tưởng, quan niệm cởi mở hơn về vai
trò của chủ thể nhà văn, về điển hình hoá, về các kiểu ngôn ngữ trần thuật, nhìn
chung là khuyến khích sự đa dạng về hình thức và phong cách biểu hiện” và
“chúng ta được mùa về truyện ngắn và tiểu thuyết”. Đặc biệt là tiểu t
huyết. Cũng
theo sự thống kê của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ thì từ năm 1980 đến năm 1996,
độc giả đã được đón nhận đến 360 cuốn tiểu thuyết, trong đó nổi bật là tên tuổi
những nhà tiểu thuyết như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai,
Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường,
Triệu Bôn, Ngô Ngọc Bội, Vũ Huy Anh, Bảo Ni
nh, Hoàng Ngọc Hà, Nhật Tuấn,
Ông Văn Tùng, Xuân Đức, Nguyễn Trí Huân, Phan Tứ... Sau này, còn xuất hiện
thêm nhiều tác giả, tác phẩm khác.
Với số lượng tác phẩm, tác giả như thế, có thể nói, để tìm hiểu, nghiên cứu
tất cả các đề tài, nội dung của tiểu thuyết thời kì này là một điều khó, thậm chí
không thể. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một khía
cạnh nội dung của tiểu thuyết thời kì này, đề tài mang tên: “Nông thôn Việt Nam
tron
g các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000”. Lí do để chúng tôi chọn đề
tài này là:
Thứ nhất, đề tài này có liên quan đến những tiểu thuyết đoạt giải của Hội
Nhà Văn, đã được công bố rộng rãi và được công chúng đón nhận.
Thứ hai, các tiểu thuyết đều nằm trong giai đoạn 1986-2000, là giai đoạn có
ý nghĩa quan trọng, mở đầu thời kì đổi mới và kết thúc một thế kỉ.
Thứ ba, khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết thời kì đổi mới, người ta chủ
yếu xoáy sâu vào các nội dung như: vấn đề chiến tranh, vấn đề xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vấn đề số phận con người trong thời kì mới, sự thay đổi trong những
quan niệm về giá trị con người... Ít người chú ý tới khía cạnh nội dung phản ánh
hiện thực nông thôn trong các tác phẩm.
Chính vì những lí do kể trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này.
Chúng
tôi mong muốn việc nghiên cứu đề tài sẽ phần nào đó đóng góp một
cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện cho bức tranh xã hội Việt Nam trong
thời kì vốn được xem là cực kì nhạy cảm này.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát ba tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê Lựu),
Bến không chồng (Dương Hướng) và Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn
Khắc Trường), những tiểu thuyết đã đoạt giải chính thức của Hội nhà văn nên thu
hút đư
ợc sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu và độc giả. Trong quá trình
tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi sưu tập được một số bài viết nghiên cứu về
các tiểu thuyết này. Cụ thể như:
Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu” đăng trên tạp
Tạp chí văn nghệ quân đội, số 4,
năm 1987 đã tập trung nghiên cứu tiểu thuyết
Thời xa vắng trong giới hạn vấn đề số phận cá nhân, số phận của người nhà quê
trước những biến động của xã hội, cụ thể là cuộc đời, số phận của nhân vật Giang
Minh Sài. Theo Hoàng Ngọc Hiến thì anh nông dân Giang Minh Sài “ “người nhà
quê” của Lê Lựu hai lần khốn khổ, vừa xung đột với hệ tư tưởng gia trưởng, vừa
xung đột với thành phố ở bộ phận phức tạp nhất của nó là đàn bà, con gái.”[
16,
tr119], thế nên cuộc sống của anh cứ bùng nhùng, bế tắc, vướng vào hết bi kịch
này đến bi kịch khác. Và từ những vấn đề thuộc về nhân vật, thuộc về tác phẩm,
tác giả Hoàng Ngọc Hiến suy luận đến những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc
của xã hội suốt một thời: “Lê Lựu chỉ đụng đến đề tài “người nhà quê v
à đô thị”
một cách ngẫu nhiên: chỉ là câu chuyện thương tâm một “anh nhà quê” chơi trèo
với thành phố bị bại. Trên đất nước ta sau khi thống nhất, không phải cán bộ tiếp
quản nào cũng trở thành người chủ của thành phố, không ít “người nhà quê” tiếp
xúc với đô thị đã bị bại hoàn toàn, sống dở chết dở, điêu đứng bi thảm, sự thất bại
của họ mang ý nghĩa xã hội sâu sắc”[16, tr119].
Thiếu Mai cũng trong Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, năm 1987 có bài:
“Nghĩ về một “thời xa vắng” chưa xa”. Bài viết của Thiếu Mai nghiên cứu khá sâu
sắc cả khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật của Thời xa vắng. Ở khía cạnh nội dung,
tác giả phân tích sự tác động của hoàn cảnh đến quá trình hình thành tính cách của
nhân vật. Trong tác phẩm, nhân vật Giang Minh Sài cả cuộc đời đã phải gánh trên
vai hệ tư tưởng gia trưởng, những quan niệm, những định kiến... khiến cho anh
không lúc nào được sống bằng chính cuộc đời của mình, chỉ biết nghe và chiều ý
mọi người, đến nỗi theo lời của tác giả Thiếu Mai thì: “t
rong con người anh, luôn
luôn tồn tại hai thế lực: chống đối và khuất phục. Hai thế lực ấy ngày càng phát
triển, càng mâu thuẫn, và đẩy bi kịch trong con người Sài lên một mức độ ngày
càng cao hơn.” [32, tr121]. Và cũng theo sự đánh giá của Thiếu Mai thì “ Lê Lựu
đã tỏ ra hiểu nhân vật của mình đến tận chân tơ kẽ tóc, đến tận những ngọn
ngành sâu thẳm nhất của tình cảm, suy nghĩ. Xót xa cho cuộc đời Sài bao nhiêu
,
tác giả lại giận dữ lên án cách sống, cách ứng xử thiếu bản lĩnh của anh ta bấy
nhiêu” [32, tr122]. Mà đâu chỉ có Sài, bên cạnh anh còn biết bao nhiêu người cũng
làm những điều mình không muốn chỉ vì không dám làm phật ý hay làm khác với
mọi người xung quanh như ông đồ Khang, anh Tính, chú Hà, Chính uỷ Đỗ Mạnh,
anh Hiền, anh Hiển... Nói cách khác, Sài và những nhân vật liên quan đến tấn bi
kịch của cuộc đời anh vừa là đại diện cho những cá nhân riêng lẻ nhưng cũng là
sản phẩm chung của “một thời, thời xa vắng, nhưng chưa xa là bao”, cái thời mà
do hoàn cảnh lịch sử của nó, ý thức cá nhân phải tạm lu mờ, nhường chỗ cho
những vấn đề lớn lao mang ý nghĩa dân tộc. Đấy là xét về mặt nội dung. Xét về
mặt nghệ thuật, mặc dù “nhiều người có ý cho là văn Lê Lựu không c
huốt, mộc
quá, và không phải là không có những câu què, hoặc trúc trắc, thậm chí có câu
ngữ pháp chưa chỉnh” , nhưng tác giả Thiếu Mai vẫn cho rằng tiểu thuyết Thời
xa vắng được xây dựng bằng “một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ được vẻ đầm ấm
chân tình, vừa khách quan, không thêm bớt, tô vẽ, đặc biệt là không cay cú, chính
giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết phục, hấp dẫn của tác
phẩm” [32, tr.123]. Tuy chưa thích thú với kết cấu ba phần mà phần kết “khó chấp
nhận vì tính chất bất hợp lí của nó, và vì nó thể hiện một sự áp đặt do ý muốn chủ
quan của tác giả” [32,tr.125]. Thế nhưng, với tác giả Hiếu Mai, Thời xa
vắng
“tuy vẫn còn có những nhược điểm, còn thiếu một sự chặt chẽ, nhất quán cần
thiết, nhưng với ưu điểm rất trội của nó, nó là một thành công, một đóng góp vào
nền văn học đang có đà phát triển khởi sắc cùng chúng ta mấy năm vừa qua.”
[32, tr.125]
Đinh Quang Tốn trong cuốn Tản mạn và chính kiến văn chương có bài: “Lê
Lựu - Thời
xa vắng”. Trong bài viết này, Đinh Quang Tốn muốn nói đến sự hoá
thân của cuộc đời tác giả Lê Lựu vào trong các tác phẩm của mình. Trong khi giới
thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu, những dấu ấn cá nhân của tác
giả để lại trong các sáng tác..., Đinh Quang Tốn có vài dòng nhận xét về tiểu
thuyết Thời xa vắng: “Thời xa vắng viết về hậu phương miền Bắc
trong cuộc
chống Mĩ cứu nước với cả cái vui và cái buồn, cái nồng nhiệt và sự non nớt,
những quầng sáng và những bóng mờ, có cả nụ cười và nước mắt...” [49, tr.18].
Nhìn chung, đề tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mĩ có
nhiều người viết, nhưng theo sự đánh giá của Đinh Quang Tốn thì: “Lê Lựu là
người viết thành công nhất” [49, tr.22] và “ Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên
Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là
một trong tổng số 60 nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi Việt Nam hiện đại, chọn lấy 30
tác phẩm, thì có mặt Thời xa vắng. Nói thế để thấy, trong văn học Việt Nam hiện
đại, Lê Lựu đã có một vị trí đáng kể.” [49, tr.22]
Trung Trung Đỉnh trong bài “Dương Hướng và Bến không chồng” đăng
trên Tạp c
hí Văn nghệ Quân đội, số 12 năm 1991 đã đưa ra một số nhận xét về
mặt đề tài, nội dung và kết cấu của tiểu thuyết Bến không chồng của Dương
Hướng. Về mặt đề tài, tác giả Trung Trung Đỉnh nhận xét: “ Có người nói, tiểu
thuyết Bến không chồng viết về đề tài nông thôn. Lại có
người nói, tiểu thuyết
này viết về đề tài chiến tranh. Có người lại cho rằng đây là cuốn sách viết về đề
tài xã hội. Tất cả đều có đấy, nhưng theo tôi Dương Hướng không nhằm vào đề
tài. Anh khai thác đến tận cùng thân phận những nhân vật chính....” [8, tr.99]. Để
lí giải cho ý kiến của mình, tác giả bài viết đã đưa ra dẫn chứng về cuộc đời, thân
phận các nhân vật như: nhân vật Nguyễn Vạn suốt cả đời gìn giữ cái bóng của
vinh qua
ng mà đánh mất đi cái chính yếu là bản thân mình, cá nhân mình; các
nhân vật nữ như bà Nhân, bà Khiêm, mụ Hơn, cô Hạnh, cô Thủy, cô Dâu..., mỗi
người một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau và đều để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc; Về mặt nội dung, tác giả Trung Trung Đỉnh cảm nhận được
sự chân thật, giản dị trong ngòi bút hiện thực của Dương Hướng qua việc miêu tả
ngôi là
ng Đông, những con người của làng Đông, những cảnh sinh hoạt thường
nhật, những nếp nghĩ, tình cảm, cách cư xử... tự nhiên, gần gũi như nó đang diễn
ra trước mắt người đọc, khiến người đọc như đang được sống trong không khí của
làng, được hòa nhập vào cuộc sống của người dân; Còn về kết cấu của tiểu thuyết,
Trung Trung Đỉnh chỉ ra: “Cuốn sách đư
ợc kết cấu một cách hồn nhiên, thuận
theo chiều thời gian, theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó,
và theo sự đến với thân phận từng nhân vật. Chính vì thế anh không mất nhiều
thời gian trong việc tính toán chương hồi, mặc dù vẫn có chương hồi” [8, tr.99]. Ở
đây, tác giả Trung Trung Đỉnh cũng có chỉ ra những mặt hạn chế của cuốn tiểu
thuyết nà
y, đó là quá trình dẫn dắt “có những chỗ sắp xếp vụng và đôi khi lại thiếu
sự tế nhị của nghề nghiệp”, “ phần đầu dài quá. Câu chữ có chỗ hơi luộm thuộm
quá. Cái cười của cô Dâu cứ hi hí thế, e tự nhiên chủ nghĩa quá” [8, tr.100]... Thế
nhưng, tác giả bài viết lại đánh giá “đây là nhược điểm của người say”, đấy là
biểu hiện cái say của người nghệ sĩ Dương Hướng giữa làng Đông. N
hưng cuối
cùng, ưu điểm vẫn là chủ yếu, tác giả Trung Trung Đỉnh thừa nhận: “Anh chiếm
lĩnh được tâm hồn người đọc bằng sức hút của tấm lòng yêu thương nhân hậu, tự
nhiên, không ồn ào văn vẻ với một bút lực dồi dào đầy trách nhiệm.
Dương Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm trước những số phận bi
ai, không né tránh nửa vời khiến cho t
hiên truyện càng tới những trang cuối càng
dồn nén, dồn nén đến nghẹt thở” [8, tr.98]
Về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Hữu Sơn, trong
cuốn Điểm tựa phê bình văn học có bài: “Bóng đêm - Một phương diện tư duy
nghệ thuật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma” chủ yếu khảo sát
thủ pháp nghệ thuật, cụ thể là thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết này.
Theo tác
giả Nguyễn Hữu Sơn thì tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma “không có
những trang miêu tả, thể hiện thời gian tâm lí, tâm trạng gây ấn tượng như Sầu
đong càng lắc càng đầy – Ba thu dồn lại một ngày dài ghê! (Truyện Kiều), song
chính mối liên hệ giữa các biến cố, sự kiện với thời điểm nảy sinh các biến cố, sự
kiện đó mới là đặc điểm c
hính yếu tạo nên đặc trưng thời gian cho tác phẩm” [43,
tr.131-132]. Và đặc trưng thời gian của tác phẩm là thời gian bóng đêm. Các phân
đoạn mở đầu hay kết thúc trong tác phẩm cũng gắn liền với cảnh chiều tà, bóng
tối. Phần lớn những thời gian được đặc tả trong tác phẩm là thời gian bóng đêm,
hơn thế nữa “chúng lại thuộc về đêm cuối tháng không trăng sao, hoặc có
trăng
thì chỉ thấy hình hài kì dị, không bao giờ được miêu tả như cái đẹp vĩnh hằng của
thiên nhiên” [43, tr.133]; Đêm cũng là thời điểm bộc lộ thân phận, tính cách của
con người: ngay đầu tác phẩm là những hồi ức về chuyện mấy mươi năm trước lão
Quềnh đã từng gặp ma và ăn ở với ma trong đêm, rồi đến cảnh đám ma cụ cố Đại
trong đêm, cảnh Thó lợi dụng đêm tối bê trộm hũ rượu, cảnh bí t
hư Thủ và phó
công an Cao đã bày trận địa giả đẩy bà Son phải ra mặt chống ông Phúc - người
tình của bà năm xưa nay là là kẻ thù của dòng họ nhà chồng cũng được tiến hành
trong đêm, bà Son bị dồn đẩy cũng lao mình xuống sông tự vẫn giữa đêm tối...;
Thời gian bóng tối là thời gian của ma quỉ, hắc ám, hiểm họa, là sự đồng lõa với
tâm địa đen tối của từng con người, những phe nhóm , những “chi bộ gia đình”,
những sự ăn chia ngấm ngầm của các đối thủ, hay nói cách khác nó là thời gian
cho phần ma trong con người được bộc lộ....Chính vì thế, tác giả Nguyễn Hữu Sơn
đã kết luận: “Thời gian đêm tối là sự thống lĩnh trong Mảnh đất lắm người nhiều
ma, đồng thời nó lấn át ánh sáng của trăng sao, c
àng vượt qua, thậm chí triệt tiêu
sự mô tả ánh bình minh, mặt trời, nắng ấm rực rỡ, hoa nở, chim bay...”. Và trong
khi khảo sát cái không khí hắc ám, ngột ngạt của bóng tối trong tác phẩm, tác giả
Nguyễn Hữu Sơn đã tìm ra một tầng giá trị khác của tiểu thuyết này: “phải chăng
ý nghĩa thanh lọc, khát khao hoàn thiện tính người, dứt bỏ bóng đêm ma quỉ mới
chính là thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc”[43, tr.135].
Lê Thị Tâm Hoài trong luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề tài: “Người phụ
nữ tr
ong ba tiểu thuyết đoạt giải năm 1991”. Bến không chồng của Dương Hướng
và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là hai trong số ba
tiểu thuyết đó. Ở bài viết này, tác giả Lê Thị Tâm Hoài đi sâu khai thác hình ảnh,
vẻ đẹp và bi kịch của những người phụ nữ thể hiện trong ba tiểu thuyết. Đọc bài
viết này ta sẽ thấy bà Nhân, cô Hạnh...(Bến khô
ng chồng), bà Son, cô
Đào...(Mảnh đất lắm người nhiều ma) đã được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau. Họ đều là những người phụ nữ đẹp, đẹp ở hình thể, đẹp ở tâm hồn, đẹp
trong bản năng... Nhưng cuộc đời họ cũng đầy bất hạnh, đầy bi kịch chỉ vì họ sinh
ra là phụ nữ, họ phải chịu đựng biết bao áp lực, định kiến ở đời....
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều bài viết chúng tôi muốn lấy làm
ví dụ
minh họa cho sự quan tâm, những vấn đề nghiên cứu khác nhau của các tác giả về
ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma.
Có thể nói, khi nghiên cứu ba tiểu thuyết này, các nhà nghiên cứu hầu như không
phâ
n tích sâu bức tranh xã hội nông thôn thể hiện trong các tác phẩm, mà chỉ
chạm tới, chỉ nói qua. Dẫu không phải là tiền sử của vấn đề luận văn nghiên cứu,
nhưng các bài viết vẫn có giá trị tham khảo rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi muốn
nhấn mạnh rằng vấn đề nông thôn không mới, không đặc biệt trong nghiên cứu
văn học, cũng không mới trong phạm vi nghiên cứu các tiểu thuyết Thời xa vắng,
Bến khô
ng chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma. Nhưng việc đi sâu nghiên
cứu bức tranh nông thôn miền Bắc Việt Nam một cách có hệ thống dựa trên ba
tiểu thuyết kể trên lại là một việc tương đối mới mẻ, tương đối khái quát.
3. Đối tượng nghiên cứu
Viết về nội dung nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986-2000, có thể kể tên
nhiều tác phẩm như: Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Người giữ đì
nh làng
(Dương Duy Ngữ), Chuyện làng Cuội (Lê Lựu)...
Nhưng, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát bức
tranh nông thôn miền Bắc Việt Nam qua ba tác phẩm: Thời xa vắng (Lê Lựu),
Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn
Khắc Trường).
4. Phạm vi nghiên cứu.
Nhìn chung, các tiểu thuyết thời kì đổi mới phản ánh nhiều vấn đề xã hội
như: vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề chiến tr
anh, vấn đề con người và
quan niệm về giá trị con người trong thời kì mới... Ở đề tài này, chúng tôi chủ yếu
tập trung nghiên cứu các vấn đề của nông thôn miền Bắc qua một số tiểu thuyết
như đã xác định ở trên.
5. Mục tiêu của việc nghiên cứu - Những đóng góp.
Khi tiến hà
nh nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng tới những mục tiêu sau:
Thứ nhất, trong khi nghiên cứu các vấn đề thuộc về nông thôn được trình
bày trong ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người
nhiều ma, chúng tôi sẽ cố gắng phác hoạ những tồn tại và nảy sinh trong bức
tranh văn hoá làng quê Việt Nam thời kì đổi mới.
Thứ hai, chúng tôi quan tâm đến vấn đề con người cũng như quan tâm đến
việc phát hiện những chuyển biến trong lối sống, tâm lí, tình cảm của người nông
dân trước sự thay đổi của xã hội.
Thứ ba, bên cạnh những tìm tòi về nội dung thể hiện của tác phẩm, chúng
tôi cũng thực sự chú ý đến phong cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực của các
tác giả.
Đạt được những mục tiêu kể trên, đề tài cũng có những đóng góp nhất định,
đó là đưa ra một cái n
hìn tương đối khách quan, toàn cảnh về nông thôn miền Bắc
Việt Nam trong thời kì mới. Thêm nữa, những điểm hạn chế của đề tài, thiết nghĩ,
cũng có thể tạo hứng thú cho những ai cùng có mối quan tâm đến vấn đề này.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích cần hướng tới
của luận văn, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích - loại hình: Nắm vững đặc trưng, phương pháp
luận loại hình thể loại tiểu thuyết để khái quát bức tranh nông thôn, tìm ra và phân
tích những vấn đề chung, những biến đổi của xã hội, của con người và những bi
kịch mà con người phải chịu đựng sau luỹ tre làng.
Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, luận văn xem
xét sự
vận động và chuyển biến của xã hội theo xu thế tất yếu của nó, để từ đó cố gắng
tiếp cận một cách đầy đủ nhất những quan điểm của tác giả về đời sống, xã hội và
con người thể hiện trong các tiểu thuyết.
Phương
pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng không nhiều,
nhưng chúng tôi có sử dụng để so sánh ba tiểu thuyết kể trên với một số tiểu
thuyết khác cùng thời có phản ánh những vấn đề liên quan đến vấn đề luận văn
đang nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có ý thức vận dụng những hiểu biết
về thi pháp học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền t
hống để nghiên cứu, chiếm
lĩnh tác phẩm theo quan niệm của mình. Đồng thời, cũng có ý thức tham khảo
những ý kiến đánh giá, nhận xét đã có về từng tác phẩm. Nhưng, cái chính yếu là
chúng tôi luôn cố gắng cảm nhận tác phẩm dựa trên ý nghĩa bản thân nó. Chúng
tôi hi vọng những gì thể hiện trong luận văn này sẽ hạn chế được phần phiến diện
chủ qua
n.
7. Kết cấu luận văn.
Luận văn gồm 113 trang. Ngoài hai phần dẫn luận và kết luận, luận văn có
ba chương:
Chương I: Bức tranh văn hoá làng quê trong ba tiểu thuyết: Thời xa vắng,
Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma.
Chương II: Bi kịch của con người nông thôn.
Chương III: Nghệ thuật miêu tả hiện thực.
Chương 1
BỨC TRANH VĂN HOÁ LÀNG QUÊ TRONG BA TIỂU THUYẾT:
THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI
NHIỀU MA
1.1 . Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn
hoá nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với
xóm làng, quê hương. Chính bởi vậy, nói đến văn hoá làng quê là đề cập đến một
bức tranh nhiều màu sắc của sự đa dạng phong phú những phong tục tập quán.
Phong tục tập quá
n là những nền nếp đã lan truyền rộng rãi, thói quen phổ biến, có
từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Nội dung phong tục tập quán bao
hàm tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong văn hoá Việt Nam, phong tục có
thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn
cả những đạo luật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu phong tục tập quán, một thực tế cần
phải nhìn nhận là có những phong tục tập quán tốt, tích cực, có những phong tục
tập quán không tốt, tiêu cực. Dẫu vậy,
dù tốt hay không tốt, dù tích cực hay tiêu
cực thì những phong tục tập quán ấy cũng góp phần hình thành nên sự đặc sắc của
văn hoá nông thôn, sự đặc sắc của văn hoá dân tộc.
Trong cái ý thức tiểu nông tồn tại từ bao đời, người nông thôn thường có
qua
n niệm: “ăn cây nào rào cây ấy”, ở các làng quê Việt Nam, người ta thường có
xu hướng thích đề cao làng mình. Với họ, làng mình cái gì cũng nhất, cái gì cũng
hơn thiên hạ: “Đình làng Đông to nhất. Cây quéo làng Đông cao nhất. Cầu đá làng
Đông đẹp nhất; nước sông Đình cũng mát nhất” [18, tr.9]. Chính vì vậy, bất cứ địa
danh nào nổi bật của địa phương cũng được người ta nâng niu bằng vô số những
câu chuyện huyền thoại, truyền t
huyết hoá chúng; một mặt, để bồi dưỡng thêm sự
gắn bó, lòng tự hào của người dân; mặt khác, để cho bất cứ ai đến làng mình, nghe
chuyện làng mình cũng phải nhớ, cũng phải ấn tượng...
Cái làng Đông của Bến không chồng dẫu nhỏ bé và cũng bình dị như bao
làng quê khác, nhưng nó lại là cái kho của những huyền thoại. Từ dòng sông, bến
nước, đến bãi tha ma của làng đều ẩn chứa bao câu chuyện thần bí. Nào là chuyện
về hồ “mắt tiên” quanh năm trong vắt, là nơi mà đàn bà con gái làng Đông có nỗi
oan khuất đều trốn ra hồ tắm để được giải oan. Người ta kể rằng, cô Ngần – một
người c
on gái đẹp nhất làng Đông - bị cha mẹ ép gả cho người cô không yêu nên
đêm tân hôn cô trốn ra hồ nước giữa đồng tự vẫn, từ đó, cái hồ nước tanh hôi như
một vũng nước trâu đằm, lau sậy um tùm, cá rúc, quốc lủi hôi xì, đỉa bơi cung
quăng, ếch nhảy chòm chõm... bỗng trở nên trong vắt quanh năm, cỏ lau lụi tàn,
quốc, cú lủi sạch, đỉa cũng mất tăm và chính nhờ hồ mắt tiên mà gái làng Đông da
cô nào cũng trắng mịn, mang nhiều nét khêu gợi của tiên nữ; Nào là chuyện gò
ông Đổng, nơi yên nghỉ của người con trai làng Đông dũng cảm, không chết nơi
trận mạc mà chết khi trở về nghe tin vợ ngoại tình. Và người ta bảo trai làng Đông
cũng có chí khí khác thường vì mang dòng máu của người chiến binh năm xưa;
Nào là chuyện về con ma ở gốc ruối đầu cánh mả Rốt chuyên hãm hiếp những
người đàn bà goá chồng; Nào là chuyện ba ba thuồng luồng ngoài bến sông...
Rồi đến cái làng Giếng C
hùa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, quanh
năm vật lộn với cái ăn cái mặc, với việc chia ruộng đất, với những mưu đồ về địa
vị..., cũng tồn tại không ít giai thoại. Làng Giếng Chùa không biết từ bao giờ tồn
tại câu ca: “Ai may được ngọc Giếng Chùa , rủi ai núi Bụt thả bùa trêu ma”. Các
câu chuyện được kể đều liên qua
n đến câu ca đó. Người ta kể rằng hồi làng còn
chùa, còn chiếc giếng làng to bằng gian nhà kè đá ong trước cửa tam quan, người
ta có thể bắt được ngọc ở đó. Hay những câu chuyện ma mãnh trên núi ông Bụt:
ma trêu người trần, ma quyến rũ người trần...
Mỗi làng đều xây dựng những kho truyền thuyết khác nhau và không thua
kém nhau về mức độ hấp dẫn. Những kho truyền thuyết ấy được hình thà
nh từ
tình yêu làng quê thôn xóm thiết tha, sâu lắng, xuất phát từ nhận thức giản đơn,
ngây thơ của người dân và ý thức muốn tôn vinh làng, tôn vinh những con người
của làng mình. Bởi thế nên, thế hệ trước nối thế hệ sau, luôn nhắc nhở nhau một ý
thức: đã là người làng mà “không biết tích làng là hỏng”.
Làng không chỉ là những truyền thuyết, cuộc sống thực của các làng quê với
sự đa dạng, phong phú về các quan niệm, về đời sống tín ngưỡng, về những mối
quan hệ giữa con người với làng, giữa người với người trong đời sống thường
nhật... cũng là một cái mỏ vô tận cho ta khai thác, thưởng thức.
Trong đời sống tín ngưỡng, người Việt
Nam nói riêng, người phương Đông
nói chung tiếp thu tư tưởng phật giáo, thường hay có tục thờ cúng ông bà tổ tiên.
Đây là một nét văn hoá đẹp. Đối với các dòng họ ở nông thôn, mỗi năm họ có một
ngày giỗ tổ, hay còn gọi là ngày chạp tổ. Việc này do tộc trưởng chủ trì. Người
trưởng họ có một thứ quyền lực riêng. Trưởng họ còn thường được hưởng ruộng
hương hoả, tự điền để lấy ki
nh phí lo việc họ. Ruộng hương hoả, tự điền nhiều thì
lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại. Sau này, ruộng đất thuộc sở hữu
toàn dân, không còn ruộng hương hoả, những người trong họ sẽ cùng nhau đóng
góp theo các xuất đinh của từng gia đình ( gia đình có bao nhiêu nam thì tương
đương bằng ấy xuất đinh) để lo sửa sang nhà thờ họ, cúng kí
nh, cỗ bàn... Ngày giỗ
tổ hàng năm là ngày con cháu sinh sống, làm ăn ở khắp mọi nơi về họp mặt đông
đủ để tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã chết và để những người còn
sống trao đổi thông tin về cuộc sống, thắt chặt thêm tình anh em máu mủ ruột già,
dây mơ rễ má...
Dòng họ Nguyễn trong Bến không chồng cũng có những ngày giỗ tổ như
thế. Họ Ngu
yễn to nhất làng Đông. Từ đường họ Nguyễn cũng to nhất làng Đông.
Ngôi từ đường ấy gồm ba gian cùng với một gian hậu cung, nơi đặt bàn thờ tổ:
“Ba gian từ đường có hai hàng cột cái và hai hàng cột con, cả thảy là mười sáu
cột. Những chiếc cột lim to một ôm đẫy cứ đen bóng lên. Các chân cột đặt tảng đá
xanh nổi vân trắng, nền từ đường lát đá đỏ, ngoài t
hềm lát đá xanh. Gian hậu cung
cuốn bằng gạch chỉ vữa trộn mật với vôi, cát, rắn như đá. Trên bệ thờ là những
con rồng sơn son thiếp vàng rực rỡ, cỗ ngai đặt ở giữa bệ thờ, có bát hương to lúc
nào cũng toả khói thơm ngát. Gian giữa từ đường thêm bốn câu đối trên bốn cột
cái” [18, tr.22]. Đấy chính là mồ hôi nước mắt của cả họ tộc qua bao đời đã để lại.
Cái cơ ngơi ấy do cụ Nguyễn Nghiên, người đứng đầu dòng họ Nguyễn lúc bấy
giờ cai quản. Gia đình cụ Nguyễn Nghiên mấy đời độc đinh, sau cụ Nguyễn
Nghiên, đến con trai ông là Nguyễn Khiên, rồi cuối cùng là Nghĩa – cháu nội ông.
Lễ chạp tổ được nói đến trong tiểu thuyết rơi vào đời ông Nguyễn Khiên, khi ông
mới hơn bốn chục tuổi. Đấy là cái lễ chạp tổ đầu tiên sau ngày hoà bình, vì vậy,
các cụ trong họ bảo phải làm thật to. Họ bà
n bạc, tranh cãi và cuối cùng quyết
định “chín chục mâm, mỗi mâm hai bát năm đĩa. Ban sắp cỗ gồm bảy tay dao thớt,
sáu đàn bà ngồi bếp, hai thanh niên bổ củi, bốn cô gái gánh nước. Ngoài ra còn
các nhân vật chén bát sai vặt.” [18, tr.25]. Có thể nói, ngày chạp tổ chính là ngày
hội, là thế giới tinh thần, vật chất của cả họ. Mỗi năm có một ngày chạp tổ, mỗi
nhà một cảnh, qua
nh năm làm ăn, bỗng dưng lại tụ tập đánh chén một bữa, đoàn
kết, thân mật, không phân biệt sang hèn, không phân chia địa vị: “từ ông giáo
Thảo đức độ có tiếng, đến nhà chú Bỉnh chuyên đi trộm khoai, trộm chuối, từ ông
Hưng phó chủ tịch đến nhà chú Dĩ ba đời gắp cứt trâu...” [18, tr.27]. Dẫu rằng việc
tổ chức giỗ chạp linh đình, rùm beng như vậy có hơi tốn kém về thời gian và
tiền
bạc, lại dễ nảy sinh mê tín dị đoan... Nhưng chính việc ấy, nếu được tổ chức đúng
mức, sẽ phát huy được thuần phong mĩ tục, làm phong phú thêm đời sống tinh
thần của nhân dân ta.
Như đã nói ở trên, cũng như một số nước phương Đông khác, phần đông
người dân Việt theo tín ngưỡng phật giáo, có tập tục thờ cúng người chết vì họ tin
rằng con người có phần hồn, phần xác, có kiếp trước, kiếp sau. Cái quan niệm ấy
có thể khiến người ta sống tốt hơn, lương thiện hơn để tu nhân tích đức cho hậu
thế, tránh quả bá
o ở đời. Thế nhưng, cái suy nghĩ ấy cũng làm hình thành trong
nhân dân biết bao điều mê tín, bao hành động ngây thơ, mù quáng đến là tức cười.
Bà đồ Khang (Thời xa vắng) thấy con trai bị cảm lạnh, mê man bất tỉnh,
không đi kiếm thầy thuốc mà vội vàng ra sân để “gọi hồn, gọi vía” con về. Quan
niệm dân gian cho rằng con người ta, con trai có “ba hồn bảy vía”, con gái có “ba
hồn chín vía”. Hồn, vía có thể thoát khỏi xác khi giật mình, khi sợ hãi quá, khi ngủ
hoặc là khi ngất xỉu... Thằng Sài sợ đòn, trốn cha ngoài cánh đồng trong một đêm
sương giá nên bị cảm đến mức hôn mê. Với niềm tin như thế, bà đồ Khang và mọi
người hốt hoảng cầu gọi: “Ba hồn bẩy vía thằng Sài đâu thì về”, Bẩy vía ba hồn
Sài ơi về với mẹ đi con”, “Bẩy vía ba hồn thằng Sài ở đâu tthì về với bố , với mẹ
Sài ơi”... Cũng may, ngoài gọi hồn, gọi vía, người ta còn kết hợp với những cách
giải cảm
dân gian khác nên thằng Sài mới thoát chết.
Cũng từ những quan niệm mê muội, ấu trĩ ấy mà làng Giếng Chùa (Mảnh
đất lắm người nhiều ma) lổn nhổn, lẫn lộn người với ma, ma với người. Người ta
tin vào cái tài cai trị phần âm của làng của cô Thống Bệu, dù rằng ai cũng biết cô
“vừa giỏi việc âm, lại vừa tài việc dương”, bởi cô cũng có vợ và con đàn cháu
đống hẳn hoi. N
gười ta tin vào những câu chuyện ma do người này người kia kể.
Người ta cũng tin rằng người chết có thể nhập hồn vào người khác để trả lốt
những ân oán, nợ nần trên cõi trần... Bởi vậy mà cái xã hội Giếng Chùa nhỏ bé
xảy ra biết bao chuyện lạ lùng, ma nhập vào người, người đội lốt ma, có người mê
tín, có người lợi dụng chuyện mê tín..., khiến cho làng Giếng Chùa tồn tại toàn
những ma là ma, cả ma sống và m
a chết...
Bức tranh văn hoá làng quê có lẽ thể hiện sinh động nhất trong các mối
quan hệ của con người trong đời sống thường nhật. Tiền thân là một xã hội phong
kiến tồn tại suốt hơn một ngàn năm, ảnh hưởng sâu sắc những chuẩn mực đạo đức
theo quan điểm Nho, Phật, Đạo nên khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rồi đến
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời thì những quan điểm ấy vẫn
luôn thực sự ăn sâu bé
n rễ trong nhân dân. Chính vì thế, trong gia đình người Việt
Nam nói chung luôn có sự nề nếp, có trên có dưới, quan hệ cha – con, chồng – vợ,
anh - chị – em với vai vế rõ ràng. Chẳng thế mà, cha để di huấn bảo phải đào mộ
kẻ thù để giải quyết ân oán, dù sợ run nhưng Trịnh Bá Hàm (Mảnh đất lắm
người nhiều ma) vẫn cứ thực hiện. Thủ (Mảnh đất lắm người nhiều ma) đư
ờng
đường là một bí thư đảng uỷ xã, ai cũng nể, cũng sợ, nhưng lại tuyệt đối “chưa
bao giờ Thủ dám trái lời ông anh cả” [52, tr.81]. Rồi tất cả những người phụ nữ
như bà đồ Khang, vợ Tính, Tuyết (Thời xa vắng), bà Khiên, bà Nhân (Bến không
chồng), bà Son, bà Dần (Mảnh đất lắm người nhiều ma)...cũng cung cúc t
uân
theo đạo đức phong kiến tồn tại từ bao đời: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,
phu tử tòng tử”. Cả đời họ chỉ biết tuân phục, hi sinh và cống hiến. Bên cạnh
những người đàn ông của đời mình, họ cam chịu kiếp dây leo, không một lúc nào
dám tự sống, sống cho riêng mình.
Con người bên cạnh cuộc sống riêng tư, những mối quan hệ riêng tư, còn tồn
tại với vai trò là tế bào của xã hội. Nói như vậy có nghĩa là ta đang nói đến mối
qua
n hệ giữa con người với làng xã, hay nói cách khác là nói đến trách nhiệm của
người dân khi sống trong làng. Cha ông ta nói: “phép vua thua lệ làng”. Có nghĩa
là bên cạnh những luật lệ chung của quốc gia, luôn tồn tại những thứ “hương
ước” của riêng từng làng được hình thành và điều chỉnh qua nhiều đời, không
người dân nào dám chống đối và nó cũng không dễ gì bị phá bỏ. Và những “lệ
làng” ấy hầu như đều hướng tới mục đích xây dựng,
phát triển làng tốt hơn, nền
nếp hơn, phồn thịnh hơn.
Con đường chính giữa làng Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma)
dài gần một cây số được lát toàn bằng gạch vồ mua từ dưới Hương Canh – Vĩnh
Phúc, mà lát nghiêng, nên trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn chắc khừ. Có một
con đường sạch sẽ, đẹp đẽ như vậy là vì từ xưa làng có lệ mỗi đám cưới phải nộp
200 viê
n gạch: “Trai làng lấy gái làng nộp 200, thế tức là mỗi bên chỉ có 100 viên
thôi. Nhưng nếu trai làng gái làng đi lấy vợ lấy chồng ở đất khác, thì gia đình cũng
cứ phải chồng đủ 200 viên” [52, tr.5]. Ngoài ra, làng còn qui định những người đỗ
tú tài trở lên, những người nhận chức từ lí trưởng trở lên cũng phải mừng làng 200
viên gạch. Những cô gái hoang thai cũng phải tạ làng 200 viên gạch. Đấy là
chưa
kể những người đi xa về như ông Quản Ngư cũng bày tỏ nỗi nhớ làng bằng việc
tặng cho làng 200 viên gạch ... Người ta cống hiến cho làng bằng nhiều cách, có
người tự nguyện, có người bị cưỡng ép, có người vui vẻ, có người oán hận... Nhìn
chung, đường làng được lát bằng cả những niềm vui, niềm hạnh phúc, sự kiêu
hãnh về chức danh, và được lát bằng cả những nỗi khổ đau ê chề, sự tủi cực của
những mảnh đời. Nhưng đấy là lệ làng, không ai dám
cãi, không dễ phá bỏ, ai
không tuân theo thì chỉ có cách bỏ làng mà đi.
Những định chế của làng cùng lối sống thuần nông khiến cho cuộc sống của
người nông thôn vừa đa dạng vừa vô cùng phức tạp. Mối quan hệ giữa những con
người trong làng trong xã cũng vì thế mà mang nhiều sắc thái, vừa cả nể vừa du
di, vừa dễ dãi vừa khe khắt, vừa tình cảm, khắng khít vừa tọc mạch, ti tiện, vừa tự
ti vừa tự tôn...
Khác với lối sống thờ ơ, đè
n nhà nào nhà ấy sáng ở thành phố, ở nông thôn,
hầu như cả xóm, cả làng, cả xã đều biết nhau. Chính điều đó tạo nên quan hệ, lối
sống tình cảm, gắn bó giữa các gia đình trong cộng đồng thôn, xã; tạo nên cái nếp
sống đẹp “tối lửa tắt đèn có nhau” ở các làng quê. Thế nhưng, ngay trong cái tình
đoàn kết, cái kiểu sống “tối lửa tắt đèn có nhau” ấy lại nảy sinh vấn đề phức tạp,
nảy sinh tì
nh trạng “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”. Hay nói cách khác,
người nông thôn hay có thói quen để ý, xét nét, thóc mách chuyện nhà người khác
và lan truyền thông tin rất nhanh.
Đến cái xóm Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma) trong những
ngày đói ta sẽ thấy ngay điều đó. Vào những ngày giáp hạt, xóm Giếng Chùa nổi
tiếng sung túc nhất xã cũng rơi vào cảnh đói vàng mắt. Nhiều nhà nấu cháo phải
độn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà phải luộc ch
uối xanh chấm muối. Những nhà
thường xuyên túng bấn thì bây giờ đứt bữa hẳn. Cả làng, đi đâu cũng thấy những
mặt người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng như đang vội vã đi đâu, nhưng kì
thực chẳng có việc gì hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng eo sèo. Ấy thế mà họ
vẫn còn thời gian, sức lực để “quan tâm” đến cuộc sống của người khác. Họ biết
đư
ợc nhà bà đồ Ngật, “người vẫn quen ăn trắng mặc trơn, phiên chợ nào cũng
xách cái làn mây đi mua hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì cá chép cả con giãy đành
đạch” [52, tr.6], nay cũng phải ăn bánh mạt ngô, thứ ngô trước đây chỉ dùng chăn
gà. Họ cũng biết gia đình ông Quản Ngư, người “với hai bàn tay trắng đã chu du
đến nửa vòng trái đất”, nói cái gì cũng “độn thêm tiếng Tây, lưỡi cứ đá ngược lên
tận m
ái ngói, đến quăn cả mồm miệng” [52, tr.7], giờ cũng phải đóng cửa ăn cháo
cám, đến nỗi thằng con bị táo bón phải ôm gốc khế, chổng mông lên cho ông bố
lấy que “đào”. Và trong các cuộc họp chi bộ, họp xã..., người đi họp chưa về đến
nhà thì người ở nhà đã tiếp nhận đầy đủ thông tin cuộc họp do “thông tấn xã vỉa
hè” đưa lại... Cái gần gũi, tình cảm trong đời sống thôn quê đôi khi trở thành thóc
mách, lắm chuyện. Nhưng chính điều đó lại trở thành một nét đặc trưng của văn
hoá làng.
Song hành với thói quen xét nét cuộc sống của những người xung quanh thì
người nông thôn lại rất thích phô trương cuộc sống sung túc của mình cho làng
xóm thấy. Bởi vì, trong tâm thức của họ l
uôn quan niệm rằng: “Con công hơn con
quạ cũng là ở bộ lông, chứ vặt trụi đi thì ông quyền cao cũng như anh nhọ đít”
[52, tr.75]. Chính vì thế, người ta thích mua sắm, tích cóp được chút tiền nào là lo
sắm sửa đồ đạc. Thậm chí, đói cũng bóp bụng sắm.
Nhà anh Tính (Thời xa vắng) ở trong cái làng Hạ Vị lụt lội và cũng chẳng
giàu có gì, nhưng trong căn nhà của anh vẫn bầy biện và có cung cách ăn ở như
bất cứ một nhà khá giả lịch sự nào trên tỉnh. Khi có khá
ch quý đến nhà anh, họ sẽ
được đón tiếp một cách khá long trọng, bài bản, đến nỗi, khách dù ăn cơm hay chỉ
uống một cốc nước bột sắn cũng không có cảm giác làng Hạ Vị úi xùi. Sở dĩ như
vậy là vì, trong khi cả làng Hạ Vị người ta không thể chấm thịt gà bằng thứ nước
chấm
gì khác ngoài món tiết luộc thì nhà Tính, dưới sự cố vấn của thằng cháu đã
được đi tập huấn, tham quan cửa hàng ăn trên huyện, đã có đầy đủ những nguyên
liệu bếp núc cần thiết như: hành, tỏi, hồ tiêu, ca ri, ớt khô, chanh, dấm, dâu ngâm,
sắn dây, rượu thuốc... Khách đến sẽ được hưởng những mâm cỗ thịnh soạn, thức
nào ra thức ấy, chứa chan tình cảm và kiến thức ẩm thực của chủ nhà...; Khách sẽ
không thể biết được cái cảnh vợ con Tí
nh sau đấy, đằng sau cánh cửa bếp, xì xụp
bên những bát đĩa thừa thãi đã được dồn lại, cùng với bát bánh đúc ngô, một món
ăn quen thuộc hàng ngày.
Đến một vùng nông thôn đói nghèo như xóm Giếng Chùa (Mảnh đất lắm
người nhiều ma) nhưng ngay trong những tháng giáp hạt khó khăn, người ta vẫn
thi nhau sắm sửa nào là giường mô-đéc, tủ buýp-phê, tủ lệch đến sa-lông châ
n
quỳ. Ông bà dạy: “tốt khoe ra, xấu xa che lại”. Người dân ở đây phát triển triệt để
ý nghĩa lời dạy đó. Với họ, đói mà được ngồi sa-lông gỗ lát cũng vênh vang, mát
mặt hơn là no bụng mà để người khác thấy được sự tọa tuệch trong cuộc sống của
mình. Và trong quan niệm của họ thì “khách đến nhà làm sao biết trong bụng chủ
nhà chứa những gì. Rau lang, sắn mốc hay cơm tám giò chả đã qua khỏi cửa
miệng thì cũng là nhập khẩu vô tang, có giời lần!” [52, tr.75]. Thế là có bao nhiêu
người ta cứ phô ra, không có cũng cố kiếm ra mà phô trương. Sở dĩ như vậy là vì
họ không muốn ai coi thường nhà mình, nhất là coi thường vì sự bần hà
n. Đầu tư
cho cuộc sống của người sống đã đành, người ta còn đầu tư cho cả người chết.
Trong khi nhiều người trong làng “cái thiếu, cái đói hiện lên từ ánh mắt mệt mỏi
đến nước da mai mái và cặp môi khô, cả hàm răng cũng khô. Tiếng cười thiếu ăn
khô tông tốc” [52, tr.21] thì nhà ông Vũ Đình Phúc tổ chức đám tang cho bố mình
hết sức đàng hoà
ng, trang trọng, không nề hà tốn kém: ngả một con lợn hơn một
tạ, đóng áo quan bằng gỗ dổi không cần phải sơn mà vẫn vàng ươm, mời phường
bát âm lớn theo đúng nghi thức cổ truyền, tổ chức lễ cầu hồn hết sức tốn kém, làm
cỗ mời cả làng... Họ Vũ Đình là họ lớn trong làng, ông Phúc muốn làm tất cả
những việc ấy để dân làng nhìn vào, để cho dòng họ đối địch Trịnh Bá phải tức tối
vì ghen tị.
Hay
xét nét, thích phô trương, tính câu nệ, cả nể..., những đặc điểm chung
về tính cách của người nông thôn khiến cho họ đối xử với nhau trong cuộc sống
thường nhật rất tình cảm nhưng cũng rất khách sáo theo kiểu “hòn đất ném đi, hòn
chì ném lại”. Vợ chồng anh Tính (Thời xa vắng) đã xúc động đến run người khi
Châu – vợ Sài về ra mắt đã sắm sửa một mâ
m cỗ nhỏ để cúng bàn thờ tổ gia đình
chồng, mua mấy gói kẹo đưa chị dâu chia cho các cháu...Anh chị thích sự quan
tâm chu đáo của Châu. Sự chu đáo ấy khiến cho anh chị yên tâm là cô em dâu
người Hà Nội không hề xem thường gia đình chồng quê mùa lam lũ. Và với niềm
xúc động chân thành đó, bao khó khăn, vất vả vì phải chạy đôn chạy đáo lo đồ
cưới cho thắng em
đều tiêu tan. Anh chị còn cố gắng hết sức, kể cả việc cắt phần
ăn của các con để lo cho được một đám cưới “không hề có sự cách biệt giữa quê
và tỉnh”. Hay như nhà ông Hàm (Mảnh đất lắm người nhiều ma), mỗi lần gặt,
nhà nhiều ruộng phải nhờ anh em họ hàng. Và mỗi lần như vậy, ông Hàm lại tổ
chức ăn rất sang: “cá kéo dưới ao, gà nhốt sẵn trong chuồng, rượu cất từ mấy hôm
trước” [52, tr.176]. Những bữa ăn như vậy vừa là để chứng tỏ uy thế, sự sung túc
của chủ nhà; vừa là để anh em trong gia đình thêm tình cảm; vừa là sự trả ơn tế
nhị của chủ nhà.
Trong quan hệ gia đình, người nông thôn còn giữ một mối quan hệ vừa tình
cảm, thân mật vừa giữ kẽ, khách sáo đến vậy. Trong quan hệ xã hội, quan hệ xóm
làng, sự câu nệ, khác
h sáo ấy lại càng lắm nhiêu khê. Như đã nói ở trên, Vũ Đình
Phúc (Mảnh đấtlắm người nhiều ma) tổ chức đám tang cho cha rất linh đình, có
cỗ bàn mời cả làng. Và trong cái đám tang ấy, dù đau xót vì cha chết, dù mệt mỏi
vì là người đóng vai trò đứng mũi chịu sào, nhưng ông Phúc vẫn không quên phân
công người ghi chép lại tên những người tới
phúng viếng để “sau này người ta có
đám, mình còn nhớ phúc đáp lại” [52, tr.33]...
Có thể nói cuộc sống của nhân dân ba làng: làng Hạ Vị (Thời xa vắng), làng
Đông (Bến không chồng), làng Giếng chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma),
mỗi làng có một nét văn hóa riêng, có những tập tục riêng. Những sự khác biệt ấy
tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh văn hoá chung của dân tộc; đồng
thời, cũng khẳng định nét đặc sắc riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của mỗi
vùng quê. Tìm hiểu những bức tranh văn hoá này, ta sẽ phần nào hình dung được
các quan niệm, lối sống, tính cách của con người ở những nơi này. Chí
nh điều ấy
sẽ là chiếc chìa khoá mở cánh cửa khám phá những vấn đề nông thôn mà ba tác
phẩm trên đã thể hiện.
1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đề nóng bỏng khó giải quyết
1.2.
1. Nông thôn với những lý tưởng và niềm đau trong chiến tranh
Trong ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma, không tác phẩm nào miêu tả trực tiếp chiến tranh, nhưng chúng
đều cập đến chiến tranh. Và trong những bức tranh loang lổ những dấu tích của
chiến tranh ấy, người đọc vẫn cảm nhận trọn vẹn cái không khí rực lửa, lý tưởng
cao đẹp, niềm
khát khao cống hiến, niềm kiêu hãnh về thành tích chiến trận...
Đồng thời, cũng qua những bức tranh loang lổ ấy..., độc giả cũng hình dung được
phần nào những nỗi đau, những mất mát mà con người phải chịu trong chiến
tranh, kể cả người ở tiền tuyến lẫn người ở địa phương. Hay nói cách khác, ở các
tác phẩm này, chiến tranh được nhìn nhận cả dưới góc độ lý tưởng lẫn thực tế
nghiệt ngã của nó.
Dưới góc độ lý tưởng, chiến tranh đã đem đến lý tưởng sống, niềm tự hào,
sự kiêu hãnh cho con người, là nơi khẳng định phẩm g
iá của con người tốt nhất
suốt cả một thời, hết chống Pháp lại chống Mĩ.
Chẳng thế mà Nguyễn Vạn (Bến không chồng), một thằng bé mắt toét đi ở
chăn trâu cho nhà địa chủ Hào, quanh năm mặc quần cộc phơi tấm lưng trần đen
nhánh trên lưng trâu, bỏ làng đi đã lâu, nay trở về đã hoàn toàn khác, tự tin, đĩnh
đạc và “đố ai còn dám coi thường”. Bởi v
ì “chẳng gì Nguyễn Vạn cũng là lính
Điện Biên chiến thắng trở về” [18, tr.6]. Vạn là anh hùng. Vạn là anh hùng của
dân làng Đông, anh hùng của dòng họ Nguyễn, anh hùng của cả chính bản thân
mình. Trong kháng chiến chống Pháp, Vạn đã tham gia bằng tất cả sự dũng cảm,
sự liều lĩnh và có lẽ cả bằng khát khao muốn rũ bỏ cuộc sống tủi cực thủa ấu thơ.
Thế nên,
khi bị thương ngoài mặt trận, máu chảy ra ướt đẫm cả quần áo đau điếng
mà Vạn vẫn cố cười: “Vạn cười rống lên để khỏi khóc, Vạn cười đến khi ngất xỉu
lúc nào không biết nữa” [18, tr.6]. Những tháng năm đau thương và gian khổ ấy
đã đem lại cho thằng bé Vạn thủa xưa một cuộc đời mới, một g
iá trị mới. Với
“những tấm huân chương rủng rỉnh lấp lánh trên ngực áo Vạn”, người ta không
nhớ thằng Vạn mắt toét, đầu trần chân đất nữa mà chỉ kính trọng, trìu mến khi
nhắc đến chú Vạn, chú Vạn Điện Biên...Đấy là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của
Vạn, của cả họ tộc. Chẳng thế mà, đi đâu Vạn cũng nhắc đến nó. Nói chuyện với
mọi người cũng: “hồi ở Điện Biê
n”. Răn dạy đám thanh niên trong xã cũng: “ hồi
ở Điện Biên”. Xảy ra chuyện gì cũng ngẫm nghĩ, liên hệ tới “ hồi mình còn ở Điện
Biên”... Vạn tự cho rằng mình “nên được người là nhờ cái thời đánh Pháp”.
Những hào quang của quá khứ luôn mới, luôn sống động trong cuộc sống của
Vạn. Nó yêu cầu Vạn sống tốt để xứng đáng với nó. Nó khiến Vạn giữ lại tất cả
những kỉ niệm của một thời: chiếc ba lô, bộ quân phục rách nát đã vá đi vá lại...
Và cái lí tưởng, nhiệt huyết của người lính Điện Biên năm xưa vẫn tồn tại, vẫn
nguyên vẹn tươi mới trong trái tim bác Vạn, lão Vạn của những năm chống Mĩ.
Khi làng Đông bị máy bay Mĩ vào không kích, cả làng ai cũng sợ, chỉ có Nguyễn
Vạn một mình âm thầm lặng lẽ xách cây súng của thời Điện Biên năm xưa ra nằm
trên gò phục bắn lại cho đỡ tức. Không có chiếc m
áy bay nào bị bắn rơi, nhưng
không thể nào không ghi nhận sự nhiệt tình , lòng dũng cảm của ông trong chiến
đấu. Có thể nói, Nguyễn Vạn luôn sống bằng những niềm tin, niềm kiêu hãnh,
những chân lý mà cuộc đời binh nghiệp đã trang bị cho ông. Hình ảnh chú Vạn
Điện Biên phần nào trở thành quan niệm thẩm mĩ về người đàn ông của làng
Đông lúc bấy giờ. Và người ngưỡng mộ, chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Vạn là đứa
cháu trai trưởng họ của anh – Nghĩa.
Ông
bà Khiên chỉ có một mình Nghĩa. Nghĩa sẽ là trưởng tộc của dòng họ
Nguyễn. Và, Nghĩa vừa mới lấy vợ, vẫn đang say đắm, ngất ngây trong cảm giác
tân hôn. Vậy mà, tạm dứt bỏ tất cả, cũng như nhiều trai tráng của làng Đông, theo
lời động viên của chú Vạn, của chính quyền xã, Nghĩa quyết định lên đư
ờng nhập
ngũ. Khi đi, Nghĩa phải dấu cha, bởi ông Khiên nhất định không đồng ý: “tôi còn
mỗi mình thằng Nghĩa. Cả họ Nguyễn nhà ta còn mỗi mình nó...” [18, tr.88].
Chính điều này đã khiến Nghĩa vô cùng ân hận. Nghĩa ân hận không phải vì đã
trốn cha ra đi mà ân hận vì đã không hiểu nỗi lòng cha mình. Đúng là ông Khiên
không muốn Nghĩa đi bộ đội mà muốn Nghĩa ở nhà lo việc họ tộc. Nhưng ông
Khiêm cũng là người biết suy nghĩ, biết xấu hổ và trọng da
nh dự nên việc Nghĩa
lén lút lên đường nhập ngũ khiến ông có cảm giác mình là kẻ hèn nhát, ích kỉ...
Ông đã chết trong đau khổ. Nghĩa đau đớn vì khiến cha buồn, đau đớn vì không về
kịp để gặp cha lần cuối. Thế đấy, để thực hiện được lý tưởng của người trai thời
loạn, vì đất nước, Nghĩa phải quê
n tình nhà; vì sự nghiệp chung, Nghĩa phải tạm
gác lại hạnh phúc riêng. Mà đâu phải chỉ có Nghĩa, ngoài Nghĩa ra còn những
thanh niên khác của làng Đông cũng hăm hở ra trận, hăm hở cống hiến như: anh
Thành thương binh, anh Biền, Hiệp, Hà, thằng Tốn...Mỗi người đều có mặt này
mặt khác, nhưng cái phần hào hùng đẹp đẽ của họ thì thật đáng yêu và đáng trọng.
Tiểu thuyết Thời xa vắng cũng khắc họa chân dung một loạt những con
người say sưa tiến bước theo lý tưởng cách mạng, từ người cầm quân, quản lý
chính trị cấp trung đoàn cho đến anh nông dân cù nần mới nhập ngũ. Họ cống hiến
hết mình để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sự oanh tạc của đế
quốc Mĩ trên khắp đất nước đã là
m bùng nổ lên lòng căm giận và ý chí quật cường
vốn đã dư thừa của mỗi người dân. Mọi người thi nhau ra chiến trường. Người đã
là quân nhân viết đơn tình nguyện đi B. Người đang là thanh niên ở nông thôn, ở
nhà máy, ở trường học thì viết đơn xin nhập ngũ. Hầu như đã là thanh niên thời
bấy giờ, ít ra ai cũng một lần tình nguyện cầm súng sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc,
cho thắng lợi của miền Nam
. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Có những lá đơn viết
bằng mực. Có những lá đơn viết bằng bút chì. Thậm chí, có những lá đơn được
viết bằng máu... Trong những lá đơn ấy, có hai lá đơn được viết bằng máu chích
ra từ cánh tay của một chiến sĩ trung đoàn bộ phòng thủ bờ biển: Giang Minh Sài.
Khi tình nguyện tham gia chiến trận, người ta thường hay xét đến động cơ. Nếu
nói đến động cơ, Gia
ng Minh Sài đi bộ đội, tình nguyện đi B hoàn toàn không
phải thuần tuý là động cơ yêu nước, căm thù giặc Mỹ. Sài đi bộ đội là để trốn
tránh cuộc sống hiện tại, cuộc sống làm chồng, trốn tránh tai tiếng của mối tình
vụng trộm với Hương. Vì cái động cơ ấy, Sài sẵn sàng lao vào học tập, lao động
không biết mệt mỏi, thậm ch
í sẵn sàng xung phong đến chỗ nguy hiểm, đến cái
chết. Dẫu là vậy, nhưng khi vào đến chiến trường, trực tiếp đối diện với sự khốc
liệt của chiến tranh, nhất là chứng kiến cái chết của Thêm, người đồng đội vì
thương anh thèm rau, đi tìm miếng rau cho anh ăn khỏi xót ruột mà bỏ mạng thì
Sài đã thực sự trở thành chiến sĩ. Sài đã chiến đấu hết m
ình, chiến đấu một cách
ngoan cường và thông minh. Dưới tài chỉ huy của trung đội trưởng Giang Minh
Sài, những khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe khi đến dốc “bung trôi”,
ngầm “mất tích” được giải quyết nhanh gọn. Cũng nhờ tài phán đoán của Sài mà
một trung đội thiếu của ta đã đánh tan một trung đoàn đủ của đối phương. Và
chính Sài đã trực tiếp bắn rớt máy bay của giặc, bắt sống giặc lái. Chiến tra
nh đã
làm cho một con người sống không có niềm vui, không có lý tưởng như Sài trở