Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Tâm tình cứu lụt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 9 trang )

1
Những cơn bão tuy không to nhưng liên tục trong khoảng tháng 10 và 11 năm 2007 đã gây ra một trận đại
hồng thủy tại miền Trung Việt Nam, nhất là Huế, Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị.
Thầy Thích Pháp Chơn, Trụ Trì của Chùa Liễu Quán và Chủ Tịch của Hội Thiện Nguyện ICAN. Thầy đã
lên đường về Việt Nam ngày 5 tháng 11 năm 2007 để cứu trợ cho đồng bào nạn nhân của lũ lụt ở Huế, Th
ừa
Thiên, Quảng Bình và Quảng Trị. Thầy đã trở về Việt Nam lần thứ hai vào ngày 27 tháng 11 để tiếp tục cứu
trợ đồng bào nạn nhân bão lụt ở những vùng sâu vùng xa nơi đường xá hiểm nghèo khó đến và đã gửi về chia
sẻ vài dòng tâm tình cứu lụt.
ICAN xin kêu gọi lòng hảo tâm của người Việt tại hải ngoại, xin hãy góp sức tương trợ cho đồng bào mình
đang chịu cảnh thiên tai. ICAN sẽ chuyển 100% của số tiền đóng góp về cho nạn nhân. Mọi đóng góp cho
ICAN sẽ được khấu trừ thuế theo luật định. Chi phiếu xin ghi: ICAN, và hàng memo thì để “Bão lụt Việt Nam”
và gửi về địa chỉ: 1425 Clayton Rd, San Jose, CA 95127, điện thoại 408.509.8788. Quý vị cũng có thể đóng
góp bằng thẻ visa/mastercard qua website của ICAN www.ican2.org và bấm vào nút DONATE NOW. Xin
chân thành cảm tạ tấm lòng nhân ái của quý vị.
Huế, Ngày 11 tháng 11 năm 2007
Chuyến đi cứu trợ cơn lụt số 4
ở Quảng
Bình, Quảng Trị tuần trước đã được hoàn
tất. Trong số tiền hơn $5,000 mà những
tấm lòng của quý đồng hương, của những
thân hữu của ICAN và các đạo hữu từ Liễu
Quán và các nơi đã vội vàng gửi gấm trước
lúc tôi đi, chúng tôi đã giúp hơn 200 phần
quà cho các gia đình nghèo khó, các cụ già,
và 100 phần quà cho các người mù và tàn
tật trong các vùng lũ lụt. Ngoài ra chúng tôi
cũng đã giúp cấp thời cho hơn 1400 em học
sinh có sách vở để tiếp tục trở lại trường
học gồm bút viết, tập vở, cặp táp và một bộ
2


áo quần.
Đưa Thầy Chơn Tịnh ra phi trường trở về Saigon
xong, tôi trở về khách sạn, định bụng là sáng mai sẽ
đi ra mua vé để về Saigon. Dè đâu đêm ấy trời đổ
mưa to, và đến sáng khi tôi xuống để đi đến phòng
bán vé thì ôi thôi, Huế đã ngập tràn trong biển nước.
Mưa như trút. Nước thì mênh mông bao la giữa
thành phố. Một cơn lụt mới (lụt số 5) đã tràn về bao
phủ
lấy Huế của tôi. “Thế này thì làm sao mà mình
đi cho đành..” tôi tự nghĩ.
Huế, 13 tháng 11 năm 2007
Suốt cả ngày hôm nay trời tiếp tục mưa, mặc dù
nước có rút nhưng không đáng kể. Các khu vực bên
bờ nam sông Hương vẫn còn bị lũ lụt. Tôi lội bộ đi
trên con đường đã bị ngập lụt, gặp 2 đứa bé đang lội
nước dầm mưa để đi lượm những chai va lon nhựa
trôi giạt trên đường. Cả đêm qua, các em không có
gì để ăn, mà các em vẫn tranh thủ đi lượm lon chai,
đợi khi mưa tạnh thì có chút gì đó để đổi lấy thức
ăn. Trông các em rất tội. Đi giữa trời mưa như vậy,
mà không có lấy áo mưa hay nón dù chi cả... chỉ đưa
cái thân còm nhom ra mà chống chọi với cái đói và
cái lạnh. Tôi vội mua áo mưa và mua thức ăn cho
các em. Khi hỏi nhà ở đâu, thì được biết là quê các
em ở xa và hiện đang bị lụt. Một em mếu máo thưa
rằng ”... mạ con và em bé mới sanh đang ở nhà, leo
lên trên gần nóc nhà mà nằm… cũng không có gì
để ăn.” Tôi muốn đưa các em về, mới hay ra là xe
không đi được, phải thuê ghe mà đi thôi.

Quê của các em là Thôn Vỹ Dạ, con đường Hàn Mặc
Tử, nơi mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã từng làm nên
chất thơ của mình. Đến nơi thì thấy nước là nước.
Cả một con đường Hàn Mặc Tử đã chìm trong nước,
mọi người bị kẹt trong nhà. Tôi vội vàng đi mua mì
gói, và dùng ghe để mang đến cấp thời giúp đỡ cho
đồng bào trong vùng. Chiều đó tôi đi ghe vào những
vùng sâu hơn (như Phú Mậu) để mà giúp thêm cho
đồng bào. Họ rất cám ơn thùng mì gói đã đến kịp
thời, vì lúc đó mới quá và còn mưa quá, chưa có
đoàn nào được đi cứu trợ cả.
Qua sự trợ giúp của chùa Phú Hậu, chúng tôi
đã
mướn 4 chiếc thuyền nhỏ để chở 200 thùng mì
gói đi cứu trợ cấp thời cho bà con trong vùng này.
Chúng tôi chèo xuồng đi qua các dãy nhà, đến phát
quà cho từng gia đình… Đồng bào đã bắt cây vắt
ngang các cột nhà, tạo thành một cái gác lững tạm
thời, chơi vơi giữa trời để mà trú lụt… Đa số phải
bơi ra tận ghe để lãnh quà. Mỗi gia đình đã nhận
thùng mì gói với tất cả sự
vui mừng và xúc động.
Mừng vì có được thức ăn, có người đã phải nhịn đói
hơn 2 ngày.
Vui vì thấy được những con người từ “thế giới bên
ngoài” vào, tuy họ chỉ mang một thùng mì, nhưng
gói ghém trong thùng mì đó là tất cả những lời
thương yêu, an ủi, khuyến khích, là niềm hy vọng
cho một ngày mai tạnh mưa ráo nước.. Mà thật ra
đâu có ai nói gì nhiều ngoài 2 chữ ‘cám ơn’, nhưng

trong ánh mắt, trong nụ cười c
ủa họ đã nói lên tất
cả... và tôi chợt nhớ lại tâm tình của mình ngày xưa
trong trại tỵ nạn bên Hồng Kông cũng từa tựa như
vậy…
Miền Trung, trong đó có Huế của tôi, vẫn thường
3
phải chịu cảnh “trời hành cơn lụt mỗi năm”. Ba hôm
trước tôi đi cứu trợ ở Quảng Bình và Quảng Trị; đó
là cơn lụt thứ 4 do cơn bão số 5 gây ra. Còn bây giờ
ở Huế là cơn lụt thứ 5 do cơn bão số 6 gây ra. Tuy
bão đã tan đi và trút mưa ở nơi khác, nhưng mực
nước sông lên cao ở đâu đó vẫn kéo về gây lũ lụt
ở Huế. Tộ
i lắm… nhiều người đã khóc nói với tôi
rằng dù sao cũng phải ở lại để giữ nhà, nhưng khi
tôi nhìn lại thì thật ra nhà họ đâu có cái gì đáng giữ
đâu. Nhưng đó là tất cả gia tài của họ.. mình nói sao
chừ?
Hotel Huệ Quyên nơi tôi cư ngụ nay đã bị ngập.
Tôi đành phải dời lên Chùa Từ Đàm để ở. Ghe của
chúng tôi chỉ là chèo bằng tay, 6 người chèo mà
lúc đi ngang nơi nước xoáy, ghe cũng đã xém lật.
Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu tôi “không
khéo những người đi cứu trợ bão lụt như tôi cũng
trở thành nạn nhân của nước lũ!” Tôi cố bám vào
những cành cây de ra từ bên đường để kéo ghe sát
bờ rào, trong khi những người khác thì cố lèo lách
qua cơn xoáy.
6 cơn bão, 5 cơn lũ trong vòng một tháng trời…

Đồng bào ở Huế và các nơi khác ở miền Trung đang
cố bám vào các đòn ngang, cột nhà, c
ố bám vào một
niềm hy vọng rằng cơn lụt này rồi cũng sẽ qua đi.
Bao giờ thì trẻ con có thể đi học trở lại? Bao giờ thì
họ có thể bắt đầu khắc phục hoàn cảnh để mà gầy
dựng lại cuộc sống? Còn bây giờ, bây giờ thì chỉ
đành khoanh tay ngồi chờ, vì có muốn làm chi cũng
chẳng được …những thứ tối cần thiết cho cuộc s
ống
như gạo, dầu ăn, muối, mền chiếu, thuốc men, trước
đây đã là khó khăn đối với họ, nay cơ hồ càng xa vời
hơn… Bây giờ, họ chỉ còn biết cầu nguyện và mong
đợi mà thôi…
Ngày 17 tháng 11 năm 2007
Nước càng ngày càng dâng lên. Dòng sông Hương
thơ mộng của bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, và những
cặp tình nhân, giờ đây trở thành biển nước cuồn
cuộn với sức tàn phá dữ dội và với một cái tâm lạnh
nhạt đến vô tình. Những căn nhà ở khu vực dưới
dốc Nam Giao hay dưới dốc đường Điện Biên Phủ
đều bị lụt. Con đường của chợ Đông Ba cũng bị lụt,
nhưng vẫn còn lội được. Còn bên Bạch Đằng thì
nước lên lút đầu các em nhỏ.
Tuy là sinh trưởng ở Huế, nhưng đây là lần đầu tiên
trong đời tôi chứng kiến cảnh lũ lụt tàn phá Huế
thương yêu của tôi, và cảnh đồng bào khổ sở với tai
trời ách nước. Ngay cả bản thân tôi cũng không có
áo quần khô để mặc, thì nói chi đến đồng bào ngoài
kia. Và khi nhìn thấy đồng bào của mình khổ, trong

ruột mình đau xiết chi lạ... Tôi đã vét hết tiền túi, và
cũng đã vay nợ để cấp tiền (1000 gia đình, mỗi gia
đình 150,000 VND) và mua mì gói phân phát cho
đồng bào. Ngân quỹ đã thâm thủng hơn $10,000…
vì thiên tai cứ tiếp tục giáng xuống quá sức dự liệu.
Một mặt tôi xót xa khi thấy đồng bào khổ... một mặt
tôi lo lắng không biết rồi đây có kêu gọi đủ ngân
quỹ để trả nợ được không… Nhưng cảnh khổ trước
mắt, thì mình làm sao có thể khoanh tay đứng nhìn?
Hơn bao giờ hết, tôi thấm thía làm sao tâm tình của
người đi cứu lụt..
Đêm nay trời đang mưa lớn. Đài khí tượng cho biế
t
là rất có thể là lại bị lụt nữa. Tôi chấp tay cầu nguyện:
cầu mong cho cái ướt, cái lạnh sớm ra đi, cho trẻ thơ
sớm trở lại trường học, cho người già không phải co
4
ro, cho con người sớm trở lại được với cuộc sống
vốn đã rất quần quật, vất vả...
Ngày 1 tháng 12 năm 2007
Tôi đến thành phố Đà Nẵng. Bầu trời vẫn còn âm
u, cây cối vẫn tiêu điều vì những cơn bão liên tục.
Đến chiều, tôi cùng với các anh thiện nguyện viên
đi vào Đại Lãnh, cách Đà Nẵng 70 km. Trên đoạn
đường đất gồ ghề đó, tôi đã thấ
y cảnh vật điêu tàn,
tan tác, điểm bằng những bóng người vẫn cần cù
tiếp tục cuộc sống của mình, chấp nhận một cuộc
đời lao động nhọc nhằn trên cái xứ khô cằn sõi đá
mà họ trót sinh ra. Đồng bào ở đây phần nhiều làm

nghề nông và đốn củi. Mất hết 6 tiếng đồng hồ đi
và về, không giúp gì được cho đồng bào nhiều, vì
chuyến đi này chỉ là đi thực tế để quan sát tình hình,
và nhận định nhu cầu của đồng bào. Tuy nhiên, chỉ
một vài chục ngàn, một vài viên kẹo và bút viết mà
chúng tôi mang theo cũng đã mang lại nụ cười rạng
rỡ trên các khuôn mặt trẻ thơ.
Ngày 2 tháng 12 năm 2007: Sáng sớm thức dậy,
tôi cùng với Sơn, một thiện nguyện viên của ICAN
đón xe đi về huyện Điện Bàn, thuộc tỉnh Quảng
Nam. Đường đi khá v
ất vả, phải đi bằng xe đò.
Sau khi tham khảo xong, chúng tôi quyết định phát
70 phần quà cho đồng bào tại đây. Quà được mua
tại địa phương, giá có phần cao hơn, nhưng cũng
giúp được cho các nhà buôn bán tại đây vựt dậy sau
những ngày tháng lụt lội. Cùng ngày, cũng đã có 2
anh thanh niên tại địa phương tham gia giúp chở tôi
bằng xe ôm về Quế Lâm.
Đoạn đường đi vô cùng hiểm trở, đồi dốc cheo leo.
Đây là m
ột địa bàn vùng thượng nguồn của đầu con
nước. Trên con đường đi, đường bùn lầy lội, có
những đoạn xe honda ôm không đi được, cả 2 người
phải xuống xe đẩy xe đi qua. Xe lớn không vào nơi
đây được. Muốn vào cứu trợ phải dùng thuyền hoặc
canoe để di chuyển hàng hóa, mất khoảng 3 tiếng
đồng hồ đi trên sông nước, bốc hàng hóa lên xe,
xuống thuyền thật vất vả… nên ít có người nào đến
tận đây để cứu trợ.

Sau khi đến nơi, tôi cùng các thiện nguyện viên chia
nhau đi tham khảo dân tình, thăm hỏi đường đi nước
bước, tìm hiểu các hộ dân khó khăn, tình hình và
nhu cầu cứu trợ, cách thức nhận hàng v.v.. Đến 7
giờ tối, chúng tôi mới lên đường để trở lại thị trấn
để tìm mua hàng cứu trợ. Lúc đó mới biết ra là
chúng tôi không thể nào trở về được đường bộ bằng
xe honda, mà phải thuê ghe đi trên sông nước trong
đêm tối mù mịt. Lội trên đoạn đường lầy lội trong
đêm tối để lên ghe về lại đất liền, tôi hồi tưởng lại
những giờ phút vượt biển của mình trong một đêm
âm u 18 năm về trước. Lúc ấy, tôi bồn chồn lo lắng
Nước càng ngày càng dâng lên.
Dòng sông Hương thơ mộng của
bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, và
những cặp tình nhân, giờ đây trở
thành biển nước cuồn cuộn...
5
không biết mình có đến nơi an toàn không.
Còn bây giờ, ngồi trên ghe mà lòng tôi cứ
nôn nóng tìm cách đưa hàng cứu trợ đến
cho bà con ngày mai. Làm sao có thể chở
được trên 4 tấn gạo, 400 thùng mì gói, dầu
ăn, sách vở, bút viết và kẹo đến cho đồng
bào và trẻ con ở đây? Niềm vui hòa lẫn
với nỗi lo âu…
Cuối cùng, ghe cũng ra khỏi đoạn đường
khó khăn nhất. Chúng tôi chuyển sang
honda, vượt đường xa trở lại thị trấn. Tôi
rất m

ừng vì đã liên lạc được với một chị
tại thị trấn gần Mỹ Sơn, nơi mà chúng tôi
dừng lại để nghỉ chân hồi sáng này. Chị
Tuyền đã giúp sắm sửa vật liệu cho 400
phần quà; mọi thứ đã sẵn sàng lúc 10 giờ
tối. Chúng tôi về đến nơi là 11giờ30 tối.
Với sự giúp đỡ của chị Tuyền, một con
người năng nổ, nhanh nhẹn, cộng với các
anh ở Đà Nẳng, các Sư Cô ở một ngôi
chùa gần đó, chúng tôi đã đưa được hàng
cứu trợ đến cho đồng bào đúng theo dự
định vào ngày 3 tháng 12.
Nhìn những cụ già, em bé lội nước ra ghe
cứu trợ để nhận hàng mà lòng chúng tôi vô
cùng xót xa. Hàng đâu có đưa vào đất liền
được, vì sợ ghe mắc cạn. Tội nghiệp họ
đã trông chờ suốt cả ngày, từ lúc biết được
tin có đoàn của chúng tôi đến tham khảo
tình hình. Họ trông ngóng, mong chờ, cầu
nguyện vì không biết chúng tôi có thật
sự trở lại không, không biết chúng tôi đi
đường có bình yên không, không biết khi
nào ghe mới đến, không biết có đủ cho tất
cả mọi người không v.v… bao nhiêu là nỗi
mong chờ, lo lắng, kèm theo nỗi lo không
biết ông trời có chịu ngừng khóc chưa, chứ
bà con ở dưới này khóc đã quá nhiều rồi…
Khi thấy ghe chúng tôi đến, họ mừng rơi
nước mắt, nhận lấy những món quà cứu trợ
mà niềm vui vô tận. Tôi nghe trong mình

dấy lên một niềm vui mộc mạc nhưng tràn
đầy. Và trong mắt họ, tôi thấy ánh lên một
niềm hy vọng.
Lạy Phật đã che chở cho con và giúp con
có nghị lực để làm việc miệt mài trong

×